Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận vận tải, dịch vụ và thương mại Vinalink

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.89 KB, 80 trang )

MỤC LỤC
I. Giới thiệu về công ty Vinalink..................................................................................... 40
1. Tên Công ty................................................................................................... 40

i


LỜI MỞ ĐẦU
Kinh doanh xuất nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển
nền kinh tế đất nước. Xuất khẩu là nguồn tăng thu ngoại tệ, nâng cao khả năng phát
triển nền kinh tế , song nhập khẩu lại là điều kiện cần thiết để thực hiện tái sản xuất mở
rộng thực hiện công nghiệp hoá – hiện đại đất nước. Trong quá trình đối mới và xây
dựng đất nước nhu cầu xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên. Cùng với sự phát triển
của đất nước, công ty cổ phần giao nhận vận tải dịch vụ & thương mại Vinalink không
ngừng vươn lên tự hoàn thiện mình. Hoạt động xuất nhập khẩu của công ty đã đạt được
nhiều kết quả khả quan
Cơ chế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, đặc biệt trong giai
đoạn Việt Nam gia nhập AFTA, WTO,…Các hoạt động dịch vụ được coi là một trong
những yếu tố cạnh tranh của bất cứ một doanh nghiệp nào. Xu hướng toàn cầu hoá nền
kinh tế hàng hoá được chuyển đưa ra các quốc gia, Logistics đóng vai trò then chốt
trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng ở bất cứ nơi đâu. Mục đích của
Logistics là cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí là nhỏ nhất.
Điều này liên quan đến việc hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của khách
hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh cuỉa các doanh nghiệp. Qua đó chúng ta có thể thấy
được vai trò quan trọng của hoạt động Logistics trong hoạt động kinh tế dịch vụ của
nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động này hiện nay cần có sự chú trọng đầu tư, tìm cách nâng
cao hiệu quả hoạt động hơn nữa để có thể cạnh tranh với các Công ty Logistics của
nước ngoài đang mở rộng hoạt động tại các nước đang phát triển và ngay cả tại Việt
Nam.
Vậy thì với vai trò là “trái tim” của hoạt động Logistics, kho hàng có vị trí vô cùng
quan trọng trong chuỗi hoạt động Logistics. Không có kho hàng hoạt động Logistics


không thể diễn ra hoặc có hiệu quả. Kho hàng không chỉ đóng vai trò quan trọng cho
chính doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng cho bạn hàng, các tổ chức, nền kinh
tế của quốc gia do tiết kiệm được chi phí sản xuất, bảo quản và dự trữ tốt hàng hoá,…
các hệ thống kho bãi ngày càng được phát triển và mở rộng, số lượng các Công ty hoạt
động trong lĩnh vực Logistics, cung cấp các hoạt động dịch vụ kho hàng ngày càng
tăng, đặc biệt là các Công ty của nước ngoài hoặc có vốn đầu tư của nước ngoài đang
gia tăng mạnh tại Việt Nam. Họ có cơ sở, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân viên giàu
kinh nghiệm và có trình độ, bảo quản rất tốt hàng hoá của doanh nghiệp. Đứng trước
1


thực trạng đó, hơn lúc nào hết VINALINK Logistics nói riêng và các Công ty hoạt động
trong lĩnh vực kho vận nói chung cần phải có biện pháp đẩy mạnh, nâng cao chất lượng,
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hoạt động dịch vụ cần phải được chú
ý và có thể nói hoạt động kinh doanh dịch vụ kho hàng là một yếu tố quan trọng để
nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics hiện nay.
Hoạt động dịch vụ kho hàng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng đang đòi hỏi
ngày càng cao và khắt khe hơn, nó là hình thức phục vụ thuận tiện, lịch sự, văn minh.
Uy tín của doanh nghiệp ngày càng được tăng cao như vậy doanh nghiệp có thể tồn tại
và phát triển bền vững trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Đây là điều tối cần
thiết cho các doanh nghiệp vì vậy hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp cần phải nâng cao
hơn nữa chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ kho hàng, nâng cao hiệu quả của hoạt
động này trong chuỗi hoạt động Logistics.
Do đó, em đã quyết định lựa chọn đề tài :
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY GIAO
NHẬN VẬN TẢI, DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI VINALINK
Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu quy trình dịch vụ logistics và so sánh với lý thuyết nhằm rút ra những
khác biệt và những kinh nghiệm thực tiễn.
Đưa ra những đánh giá và kiến nghị về phí công ty để công ty ngày càng phát

triển và chính sách nhà nước ngày càng vững mạnh hơn.
Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu quy trình dịch vụ logistics tại công ty Vinalink
Phương pháp thực hiện
Phương pháp quan sát trên lý thuyết: đọc các tài liệu về dịch vụ logistics, dịch vụ
kho hang và dịch vụ vận tải, nghiên cứu kỹ cơ sở lý thuyết đã được học, cập nhật các
trang web về thông tin về dịch vụ logistics để hiểu về quy trình logistics
Phương pháp quan sát thực tế: Quan sát kỹ trình tự dịch vụ logistics.
Phương pháp ghi chú: Ghi chú lại những bước của dịch vụ logistics trong thực tế
để dễ dàng nhớ lại cũng như vận dụng tốt cho lần sau.

2


Phương pháp so sánh: so sánh giữa lý thuyết và thực tế; so sánh quy trình giữa
các dịch vụ logistics của các công ty với nhau nhằm rút ra những khác biệt để dễ dàng
ghi nhớ.
Phương pháp trò chuyện: trò chuyện với những người trực tiếp thực hiện nghiệp
vụ để học hỏi kinh nghiệm, học cách tiết kiệm thời gian trong quá trình làm dịch vụ.
Kết cấu đề tài
Chuyên đề được chia làm 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ
DỊCH VỤ KHO HÀNG TẠI VIỆT NAM
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ
LOGISTICS TẠI CÔNG TY VINALINK
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CỦA DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY VINALIK

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thành viên trong Công ty VINALINK và
đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô Phan Thị Thu Trang hướng dẫn em hoàn thành

bản chuyên đề tốt nghiệp này.
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2010

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ
DỊCH VỤ KHO HÀNG TẠI VIỆT NAM

I. Logistics là gì ?
1. Tìm hiểu về Logistics
Logistics là một trong những số ít thuật ngữ khó dịch nhất, giống như từ “Marketing”,
từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt và thậm chí cả những ngôn ngữ khác. Bởi vì bao
hàm nghĩa của từ này quá rộng nên không một từ đơn ngữ nào có thể truyền tải được
hết ý nghĩa của nó. Nhưng rất nhiều công ty giao nhận vận tải lại được đăng ký là ví
dụ như AB Logistics như vậy vô tình công ty này có thể được hiểu là nhà cung cấp
dịch vụ logistics, mà không biết logistics là gì?
Một số định nghĩa Logistics là hậu cần, số khác lại định nghĩa là nhà cung ứng các
dịch vụ kho bãi và giao nhận hàng hoá vv …và chúng ta thấy rằng đây giống như là
một cái áo thời trang mà công ty giao nhận vận tải hàng hóa nào cũng muốn có để
tăng thêm sức mạnh cho mình.
Vậy Logistics Là Gì?
Có rất nhiều khái niệm về thuật ngữ này :
Logistics được hiểu là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm
soát sự lưu thông và tích trữ một cách hiệu qủa tối ưu các loại hàng hoá, nguyên vật
liệu, thành phẩm và bán thành phẩm, dịch vụ và thông tin đi kèm từ điểm khởi đầu tới
điểm kết thúc nhằm mụch đích tuân theo các yêu cầu của khách hàng.
Logistics có thể được định nghĩa là việc quản lý giòng chu chuyển
và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin
liên quan.....từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng.

Hiểu một cách rộng hơn nó còn bao gồm cả việc thu hồi và xử lý rác thải (Nguồn :
UNESCAP..........................)
Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việc
chu chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hoá, dịch vụ và các thông tin
liên quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng
(World Marintime Unviersity‐ Đại học Hàng Hải Thế Giới, D. Lambert 1998).
4


Thực ra Logistics được áp dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành
không chỉ trong Quân sự từ rất lâu, được hiểu là hậu cần, mà nó còn áp dụng
trong sản xuất tiêu thụ, giao thông vận tải vv..
Vì vậy trên cơ sở Logistics tổng thể (Global Logistic) người ta chia hoạt
động logistics thành Supply Chain Managment Logistics –Logistics quản lý chuỗi
cung ứng. Transportation Management Logistics‐ Logistics quản lý vận chuyển hàng
hóa. Warhousing/ Inventery Management Logistics – Logistics về quản lý lưu kho,
kiểm kê hàng hoá kho bãi
Như vậy quản lý Logistics là sự điều chỉnh cả một tập hợp các hopạt động
của nhiều ngành cùng một lúc và chỉ khi nào người làm giao nhận có khả năng làm tất
cả các công việc liên quan đến cung ứng, vận chuyển, theo dõi sản xuất, kho bãi, thủ
tục hải quan, phân phối….mới được công nhận là nhà cung cấp dịch vụ logistics.
Xét về điều kiện này thì hầu như chưa có công ty Việt Nam nào có thể làm được, chỉ
một số rất it các công ty nước ngoài và cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay như: DHL
Danzas, TNT Logistics……
Vì lĩnh vực Logistics rất đa dạng, bao gồm nhiều quy trình và công đoạn
khác nhau nên hiện nay người ta chia thành 4 phương thức khai thác hoạt động
Logistic như sau:


Logistics tự cung cấp:


Các công ty tư thực hiện các hoạt động logistics của mình. Công ty sở hữu các
phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả
con người để thực hiện các hoạt động logistics. Đây là những tập đoàn Logistics lớn
trên thế giới với mạng lưới logistics toàn cầu, có phương cách hoạt động phù hợp với
từng địa phương.
 Second Party Logistics (2PL)
Là việc quản lý các hoạt động logistics truyền thống như vận tải hay kho vận. Công ty
không sở hữu hoặc có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng thì có thể thuê ngoài các dịch
vụ cung cấp logistics nhằm cung cấp phương tiện thiết bị hay dịch vụ cơ bản. Lý do
của phương thức này là để cắt giảm chi phí hoặc vốn đầu tư.
 Third Party Logistics (TPL) hay logistics theo hợp đồng.
5


Phương thức này cú nghĩa là sử dụng các công ty bên ngoài để thực hiện các hoạt động
Logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý Logistics hoặc chỉ một số hoạt động có
chọn lọc. Cách giải thích khác của TPL là các hoạt động do một công ty cung cấp dịch
vụ Logistics thực hiện trên danh nghĩa khách hàng cuả họ, tối thiểu bao gồm việc quản
lý và thực hiện hoạt động vận tải vả kho vận ít nhẩt 1 năm có hoặc không có hợp đồng
hợp tác. Đây được coi như một liên minh chặt chẽ giữa một công ty và nhà cung cấp
dịch vụ Logistics, nó không chỉ nhằm thực hiện các hoạt động Logistics mà còn chia sẻ
thông tin, rủi ro và các lợi ích theo một hợp đồng dài hạn.

6


 Fourth Party Logistics (FPL) hay Logistics chuỗi phân phối.
FPL là một kháI niệm phát triển trên nền tảng của TPL nhằm tạo ra sự đáp ứng dịch vụ,
hướng về khách hang và linh hoạt hơn. FPL quản lý và thực hiện các hoạt động

Logistics phức hợp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát và các chức
năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động Logistics. FPL bao gồm lĩnh vực rộng hơn
gồm cả các hoạt động của TPL , các dịch vụ công nghệ thông tin, và quản lý các tiến
trình kinh doanh. FPL được xem là một điểm liên lạc duy nhất , nơi thực hiện việc quản
lý, tổng hợp các nguồn lực và giám sát các chức năng TPL trong suốt chuỗi phân phối
nhằm vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược vàcác mối quan hệ lâu bền.
Trong một số nghiên cứu người ta lại phân loại các công ty cung cấp dịch vụ
Logistics theo các nhóm như sau.
 Các Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Vận Tải
- Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đơn phương thức.
VD: Công ty cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không, đường
biển.
- Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức
- Các công ty cung cấp dịch vụ khai thác cảng
- Các công ty môi giới vận tải
 Các Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Phân Phối
-Công ty cung cấp dịch vụ kho bãi
-Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối
 Các Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Hàng Hoá
- Các công ty môi giới khai thuê hải quan
- Các công ty giao nhận, gom hàng lẻ
- Các công ty chuyên ngành hàng nguy hiểm
- Các công ty dịch vụ đóng gói vận chuyển
 Các Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Logistics Chuyên Ngành
- Các công ty công nghệ thông tin
- Các công ty viễn thông
- Các công ty cung cấp giải pháp tài chính, bảo hiểm
- Các công ty cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo
7



Các công ty này lại có thể được chia thành 2 loại: Các công ty cung cấp dịch vụ
Logistics có và không có tài sản.
Các công ty sở hữu tài sản thực sự có riêng đội vận tải , nhà kho vv và sử dụng chúng
để quản lý tất cả hay một phần các hoạt động Logistics cho khách hàng của mình.
Các công ty Logistics không sở hữu tài sản thì hoạt động như một người hợp nhất các
dịch vụ Logistics và phần lớn các dịch vụ là đi thuê ngoài. Họ có thể phải đi thuê
phương tiện vận tải, nhà kho, bến bãi ...Việc thuê ngoài đã nhanh chóng phát triển
trong vài năm gần đây. Ngày nay có rất nhiều loại hình dịch vụ Logistics nhằm đáp
ứng yêu cầu đa dạng khác nhau của các ngành hàng khác nhau. Khác với trước đây,
không chỉ các dịch vụ Logistics cơ bản như vận tải và kho vận mà các loại dịch vụ
phức tạp và đa dạng khác cũng đã xuất hiện. Việc thuê ngoài các dịch vụ Logistics gọi
theo thuật ngữ chuyên ngành là Outsourcing.

8


2. Định nghĩa logistics
Cho đến nay, thuật ngữ Logistics khá xa lạ và mới với nhiều người. Chỉ mới gần
đây thôi, từ Logistics mới được thu nhập vào Việt Nam như: khu Logistics, cảng
Logistics, kho Logistics. Nhưng thực chất Logistics là gì? Nó đã được áp dụng rất nhiều
ở các nước phát triển để phát triển và phục vụ các hoạt động dịch vụ hàng hoá cũng như
sản xuất.
“Logistics” đang được sử dụng trên thế giới có nguồn gốc từ từ “Logistics” trong
tiếng Pháp và từ này lại xuất phát từ từ “Loger” nghĩa là nơi đóng quân. Cho đến nay
vẫn chưa tìm được thuật ngữ thống nhất, phù hợp để dịch từ Logistics sang tiếng Việt.
Có người dịch là hậu cần, có người dịch là tiếp vận hoặc tổ chức dịch vụ cung ứng…
Cách tốt nhất là giữ nguyên thuật ngữ Logistics không dịch sang tiếng Việt. Xét trong
lĩnh vực ngôn ngữ thì như vậy, còn trong lĩnh vực kinh tế-xã hội, ta có thể thấy như sau:
Ban đầu, Logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội, được

hiểu là công tác hậu cần. Logistics đã từng được định nghĩa là hoạt động để duy trì lực
lượng quân đội. Sau này thuật ngữ Logistics dần được áp dụng trong các lĩnh vực kinh
tế, được lan truyền từ Châu lục này sang Châu lục kia, từ nước này sang nước khác,
hình thành nên từ Logistics toàn cầu. Logistics đã phát triển rất nhanh chóng, đến cuối
thế kỷ 20, Logistics được ghi nhận như một chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ
hữu hiệu mang lại thành công cho các doanh nghiệp cả trong khu vực sản xuất lẫn trong
khu vực dịch vụ. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, người ta đã dự báo sẽ xuất
hiện Logistics toàn cầu và điều đó giờ đây đang thành hiện thực.
Đã có rất nhiều tổ chức, tác giả tham gia nghiên cứu, đưa ra nhiều định nghĩa khác
nhau, cho đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về Logistics. Có thể đưa ra một
vài khái niệm sau:
Trước hết trong lĩnh vực sản xuất, người ta đưa ra định nghia Logistics một cách
đơn giản, ngắn gọn nhất là cung ứng, là chuỗi hoạt động nhằm đảm bảo nguyên vật
liệu, máy móc, thiết bị, các dịch vụ…cho hoạt động tổ chức một doanh nghiệp được
tiến hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả. Bên cạnh đó còn tham gia vào quá trình
phát triển sản phẩm mới.
Dưới góc độ nhà quản trị chuỗi cung ứng, thì Logistics là quá trình tối ưu hoá về
vị trí, lưu chữ và chu chuyển các tài nguyên, yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên
9


là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối
cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.
Định nghĩa cho thấy Logistics bao gồm nhiều khái niệm khác nhau, cho phép các
tổ chức có thể vận dụng các nguyên lý, cách nghĩ và hoạt động Logistics trong lĩnh vực
của mình một cách sáng tạo.
Trước hết ta xem xét từ “quá trình”. Điều đó cho thấy Logistics không phải là một
hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên quan mật thiết với
nhau, tác động qua lại lẫn nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống qua
các bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và

hoàn thiện. Do đó, Logistics là quá trình liên quan tới nhiều hoạt động khác nhau trong
cùng một tổ chức, từ xây dựng chiến lược đến các hoạt động chi tiết, cụ thể để thực hiện
chiến lược. Logistics cũng đồng thời là quá trình bao trùm mọi yếu tố cấu thành nên sản
phẩm từ yếu tố đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng.
Logistics không chỉ liên quan đến nguyên nhiên vật liệu mà còn liên quan tới tất cả
nguồn tài nguyên, các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo nên sản phẩm hay dịch vụ phù
hợp với yếu cầu của người tiêu dùng. ở đây nguồn tài nguyên không chỉ bao gồm: vật
tư, vốn, nhân lực mà còn bao hàm cả
dịch vụ, thông tin, bí quyết công nghệ,…
Logistics bao gồm cả hai cấp độ hoạch định và tổ chức. Cấp độ thứ nhất là vấn đề
đặt ra là phải lấy nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, dịch vụ… ở đâu?, vào
khi nào? và vận chuyển chúng đi đâu?. Do vậy tại đây xuất hiện vấn đề vị trí. Đây cũng
là điểm khác biệt cơ bản trong khái niệm Logistics cổ điển và hiện đại. Trước đây
Logistics chỉ tập trung vào “luồng”, còn Logistics ngày nay có phạm vi rộng lớn hơn,
bao gồm cả vị trí. Cấp độ thứ hai quan tâm tới việc làm thế nào để đưa được nguồn tài
nguyên, các yếu tố đầu vào từ điểm đầu đến điểm cuối dây truyền cung ứng; Từ đây
nảy sinh ra vấn đề vận chuyển và lưu trữ. ở Việt Nam hiện nay, khi nói đến Logistics
người ta quá chú tâm vào khâu vận chuyển và lưu trữ mà chưa quan tâm đúng mức tới
vấn đề cực kỳ quan trọng là tài nguyên lấy từ đâu và đưa đi đâu. Chính quan niệm sai
lầm này làm cho người ta lầm tưởng Logistics chỉ là những hoạt động ngành giao nhận,
vận tải.
Để có thể hiểu thấu đáo bản chất của Logistics cần nghiên cứu các câu hỏi cơ bản
về Logistics mà chúng ta gặp như vị trí tối ưu, và câu hỏi về vận chuyển và dự trữ
10


nguồn tài nguyên đầu vào từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng. Trả lời
được các câu hỏi này chúng ta có thể hiểu về Logistics theo đúng nghĩa của nó.
Cùng với định nghĩa nêu trên, trong thực tế vẫn tồn tại nhiều khái niệm khác về
Logistics như sau:

* Logistics là hệ thống các công việc được thực hiện một cách có kế hoạch nhằm
quản lý nguyên vật liệu, dịch vụ, thông tin và dòng chảy của vốn…Nó bao gồm cả
những hệ thống thông tin ngày một phức tạp, sự truyền thông và hệ thống kiểm soát cần
phải có trong môi trường làm việc hiện nay.
* Logistics là sự duy trì, phát triển, phân phối sắp xếp và thay thế nguồn nhân lực
và nguyên vật liệu, thiết bị máy móc…
* Logistics là khoa học nghiên cứu việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý các dịch
vụ cung ứng hàng hoá, dịch vụ.
Chắc chắn sẽ có nhiều khái niệm về Logistics nhưng có thể hiểu Logistics là quá
trình tối ưu hoá về vị trí, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên của điểm đầu tiên của
dây truyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các
hoạt dộng kinh tế.

Nguyên vật liệu

Phụ tùng

Quá
trình
Kho
sản
Đóng
lưu
Máy móc, thiết bị
xuất
gói
trữ
CÁC BỘ PHẬN

BẢN

CỦA
LOGISTIC

thành
lắp
phẩm
Bán thành phẩm
ráp
Dịch vụ

11

Bến bãi
chứa
T.T
phân
phối

k
h
á
c
h
h
à
n
g


DÒNG CHU CHUYỂN VẬN TẢI

DÒNG CHU CHUYỂN THÔNG TIN

2. Vai trò của Logistics
2.1.Thương mại dịch vụ, khái niệm và đặc điểm
2.1.1.Khái niệm
Thương mại, tiếng Anh là Trade, vừa có ý nghĩa là kinh doanh, vừa có ý
nghĩa là trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Ngoài ra tiếng Anh còn dùng một thuật ngữ
nữa là Business hoặc Commerce với nghĩa là buôn bán hàng hoá, kinh doanh
hàng hoá hay là mậu dịch. Tiếng Pháp cũng có từ ngữ tương đương Commerce
(tương đương với Business và Trade của tiếng Anh) là sự buôn bán mậu dịch
hàng hoá, dịch vụ. Tiếng La tinh, thương mại là “Commercium” vừa có nghĩa là
mua bán hàng hoá vừa có nghĩa là hoạt động kinh doanh. Như vậy, khái niệm
“Thương mại” cần được hiểu cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, thương mại là hoạt động của toàn bộ các hoạt động kinh
doanh trên thị trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là
các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị
trường.
Theo nghĩa hẹp, thương mại là quá trình mua bán hàng hoá dịch vụ trên thị
trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá. Nếu hoạt động trao đổi hàng
12


hoá (kinh doanh hàng hoá) vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì người ta gọi đó là
ngoại thương (kinh doanh quốc tế). Theo Luật thương mại và các hành vi thương
mại bao gồm: Mua bán hàng hoá; Đại diện cho thương nhân; Môi giới thương
mại; uỷ thác mua bán hàng hoá; Đại lý mua bán hàng hoá; Gia công thương mại;
Đấu giá hàng hoá; Khuyến mại; Quảng cáo thương mại; Trình bày và giời thiệu
hàng hoá và Hội chợ triển lãm thương mại.
2.1.2. Đặc điểm của dịch vụ thương mại
Theo nghĩa rộng, dịch vụ được coi là lĩnh vực kinh tế thứ ba trong nền kinh

tế quốc dân. Theo cách hiểu này , các hoạt dộng kinh tế nằm ngoài hai ngành
công nghiệp và nông nghiệp đều thuộc ngành dịch vụ.
Theo nghĩa hẹp, dịch vụ là những hoạt động hỗ trợ cho quá trình kinh doanh,
bao gồm cả hỗ trợ trước, trong và sau khi bán, là phần mềm được cung ứng cho
khách hàng.
Với bản chất, dịch vụ và sản phẩm và vật chất có những nét khác biệt, khiến
các nhà kinh doanh dịch vụ khi thiết kế chương trình hoạt động marketing không
thể bỏ qua.
Là sản phẩm vô hình, chất lượng dịch vụ rất khó đánh giá, chỉ sau khi tiêu
dùng thì người mua mới có thể đánh giá được chất lượng dịch vụ, sản phẩm đã
tiêu dùng.
Là sản phẩm vô hình, dịch vụ có sự khác biệt về chi phí so với sản phẩm
dịch vụ. Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời nên cung cầu
dịch vụ không thể tách rời nhau mà phải tiến hành cùng lúc.
Dịch vụ là sản phẩm vô hình, không thể lưu kho, lưu bãi, vì vậy các nhà kinh
doanh phải nắm chắc được nhu cầu mới có thể đáp ứng đầy đủ và tốt nhất các
nhu cầu, khi có sự thay đổi về cung cầu.
Trong cơ chế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, các
doanh nghiệp sản xuất muốn bán hàng hoá nhanh chóng và chuyển giao cả một
số hoạt động dịch vụ cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Có thể nói
Logistics-một lĩnh vực dịch vụ thương mại đang có nhu cầu ngày càng cao từ
13


phía các doanh nghiệp và khách hàng. Giúp cho quá trình vận chuyển, lưu thông
hàng hoá diễn ra nhịp nhàng, phát triển thị trường. Chính nhu cầu về Logistics tại
các nước phát triển tăng cao do sự chuyên môn hàng hoá trong lao động và sản
xuất. Chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa đến một lĩnh vực dịch vụ còn khá mới
mẻ này nhưng đã có sự cạnh tranh khá gay gắt trên thị trường hiện nay.
ở các nước phát triển, dịch vụ chiếm 50-60% lực lượng lao động, chi cho

hoạt động dịch vụ chiếm 60-65% thu nhập cá nhân. Với mục tiêu đưa GDP năm
2010 lên gấp đôi năm 2000, tỷ trọng GDP của nông nghiệp là 16-17%, công
nghiệp 40-41%, dịch vụ 42-43%, thì hơn lúc nào hết cần phải chú trọng đầu tư
phát triển các ngành dịch vụ thương mại và không thể thiếu trong đó hoạt động
Logistics, tạo tiền đề cho phát triển nền kinh tế hàng hoá ở nước ta.
2.2. Vai trò của Logistics
Ta thấy Logistics là một chức năng kinh tế có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn
bộ xã hội. Ngày nay, người ta luôn muốn những dịch vụ sẽ hoàn hảo và điều đó
sẽ đạt được khi phát triển Logistics. Hãy thử suy nghĩ, làm thế nào để có thể cùng
một lúc mua được nhiều mặt hàng tại cùng một cửa hàng. Làm thế nào để chọn
được một mặt hàng hoàn toàn vừa ý với chất lượng, mẫu mã, màu sắc? Làm thế
nào để tránh được lỗi thất vọng của khách hàng khi hăm hở ra cửa hàng vừa được
quảng cáo nhưng lại được báo là hàng chưa về?. Tóm lại, để thoả mãn tối đa nhu
cầu của khách hàng với
chi phí thấp nhất, điều đó chỉ có thể giải quyết được là nhờ Logistics.
2.2.1. Vai trò của Logistics đối với nền kinh tế
Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau
và có tác động qua lại lẫn nhau. Nếu xem xét ở góc độ tổng thể ta thấy Logistics
là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông
và phân phối hàng hoá. Mỗi hoạt động trong chuỗi đều có vị trí và chiếm một
khoản chi phí nhất định. Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho thấy,
chỉ riêng hoạt động Logistics đã chiếm từ 10-15% GDP của hầu hết các nước lớn
14


ở Châu Âu, Bắc Mỹ và một số nền kinh tế Châu á-Thái Bình Dương. Vì vậy nâng
cao hiệu quả hoạt động Logistics thì sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả
kinh tế xã hội.
Logistics hỗ trợ cho việc chu chuyển các giao dịch quốc tế. Nền kinh tế chỉ
có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi dây chuyền Logistics hoạt động

liên tục, nhịp nhàng.
Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn ra trong chuỗi Logistics theo
đó các nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản phẩm và điều quan trọng hơn là
giá trị được tăng lên cho cả khách hàng lẫn người sản xuất, giúp thoả mãn nhu
cầu của mọi người.
Các đại gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Logistics
( Nguồn: Viện nghiên cứu Logistics toàn cầu –Global Logistics Istitute) (2008)
Tổng Doanh Thu
Xếp Hạng Tờn Cụng Ty

Quốc Gia

Lĩnh Vực Hoạt Động

1

USPS

Mỹ

Mail, Express

2

DHL

Đức

3


UPS

Mỹ

Logistics
Express, Logistics

4

FedEx

Mỹ

Express

43.736

5

Maersk

Đan Mạch

Shipping, Logistics

39.368

6

La Post


Phỏp

Mail, Express

33.465

7

Cosco

Trung Quốc Shipping

31.86

8

Japan Post

Nhật Bản

Mail

24.596

9

TNT

Hà Lan


Mail, Express,Logistics 22.364

10

Royal Mail

Anh

Mail, Express

11

Nippon Express

Nhật Bản

12

Schenker

Đức

Forwarding,
Rail freight, Logistics

13

NYK Line


Nhật Bản

Shipping, Logistics

18.325

14

Union Pacific Corp

Mỹ

Rail freight, Logistics

17.661

15

Mitsui OSK Line

Nhật Bản

Shipping

17.092

16

Burlington Northern


Mỹ

Rail freight, Logistics

16.128

17

Poste
Santa Italiane

Italia

Mail

15.157

18

Exel

Anh

19

Yamato Transport

Nhật Bản

Mail, Express,


(Triệu USD)
122.122
76.411
48.875

22.033

Freight
21.867
20.477

Freight
Forwarding,
Logistics
Logistics

15

14.204
13.245


Freight
20

Kuehne& Nagel

Thuỵ Sỹ


21

Norfolk Sourthern Corp

Mỹ

Logistics
Rail freight, Logistics

12.942

22

CSX Corp

Mỹ

Rail freight, Logistics

11.79

23

SNCF

Phỏp

Rail freight, Logistics

11.316


24

Panalpina

Thuỵ Sỹ

25

Forwarding,

13.091

Freight
10.832

China Post

Forwarding,
Trung Quốc Mail

26

US Freightways

Mỹ

Trucking

9.848


27

Yellow Inc Roadway

Mỹ

Trucking

9.724

28

Canada Post

Canada

Mail

9.611

29

Canadian National

Canada

Rail freight, Logistics

9.482


30

APL
Railway

Singapore

Shipping Logistics

9.388

10.089

2.2.2. Vai trò của Logistics đối với các doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp Logistics có vai trò rất to lớn. Logistics giúp giải
quyết các đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể
thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình chu chuyển
nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ…Logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng
cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp thành công lớn nhờ có
được chiến lược và hoạt động Logistics đúng đắn, ngược lại có không ít doanh
nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại, phá sản do có những quyết định sai lầm
trong hoạt động Logistics, ví dụ: chọn sai vị trí, chọn nguồn tài nguyên cung cấp
sai, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả…Ngày nay, để
tìm được vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốc gia, các
công ty đủ mạnh đã và đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm được nguồn
nguyên liệu, nhân công, vốn, bí quyết công nghệ, thị trường tiêu thụ, môi trường
kinh doanh…tốt nhất và thế là Logistics toàn cầu hình thành và phát triển.
Ngoài ra, Logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, chính
Logistics đóng vai trò then chốt trong lĩnh vực đưa sản phẩm đến tay người tiêu

dùng đúng thời gian và địa điểm thích hợp. Sản phẩm, dịch vụ chỉ có thể làm thoả
mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng
16


thời hạn và địa điểm quy định. Mục tiêu của Logistics là cung cấp hàng hoá dịch
vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất.
Tổng
chi phí

=

chi phí
vận tải

chi phí giải

chi phí
+ lưu kho, +
lưu bãi

quyết đơn
hàng và cung
cấp thông tin

chi phí
+

sản xuất
và chi phí

dự trữ.

3. Các hoạt động trong quản trị Logistics
Như ta đã biết, Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một
chuỗi các hoạt động liên tục, liên quan mật thiết lẫn nhau và có hoạt động qua lại
lẫn nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống. Vì vậy quản trị
Logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả
việc chu chuyển và dự trữ hàng hoá, dịch vụ…và những thông tin có liên quan, từ
điểm đầu đến điểm cuối cùng với mục tiêu thoả mãn nhu cầu của người tiêu
dùng. Vì vậy, quản trị Logistics bao gồm những nội dung sau:
3.1. Dịch vụ khách hàng
Doanh nghiệp muốn tồn tại phải bán được sản phẩm, dịch vụ của mình,
muốn tiêu thụ được phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. và dịch vụ gần
như là yếu tố quyết định việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp. Dịch
vụ khách hàng có vai trò đặc biệt quan trọng, nếu được thực hiện tốt, chúng
không chỉ giúp tổ chức giữ chân được khách hàng cũ mà có thể lôi kéo, thu hút
thêm được khách hàng mới. Đây chính là điểm mấu chốt giúp các doanh nghiệp
đứng vững trên thương trường và thành công.
3.2. Hệ thống thông tin
Thực tế đã chứng minh: máy vi tính và những thành tựu của công nghệ
thông tin đã có những đóng góp quan trọng quyết định sự lớn mạnh nhanh chóng
và không ngừng của Logistics.
Hệ thống thông tin Logistics bao gồm thông tin trong nội bộ từng tổ chức
(doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng của doanh nghiệp), thông tin trong từng
17


bộ phận chức năng (kỹ thuật, marketing, kế toán, tài chính…) thông tin ở từng
khâu trong dây chuyền cung ứng (kho hàng, bến bãi, vận tải…) và sự kết nối
thông tin giữa các tổ chức, bộ phận, công đoạn nêu trên. Do đó nếu thông tin trao

đổi chậm chạp, sai sót sẽ phát sinh tăng chi phí lưu kho, lưu bãi, vận tải, giao
hàng không đúng thời hạn dẫn đến mất khách hàng, và nghiêm trọng hơn nếu
thông tin không chính xác có thể đẩy doanh nghiệp đến thua lỗ và phá sản.
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển tinh vi, hiện đại, nó thực sự là vũ
khí cạnh tranh lợi hại, giúp những ai biết sử dụng dành chiến thắng, lĩnh vực
Logistics không phải là ngoại lệ.
3.3. Quản trị dự trữ
Dự trữ nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hoá là một nội dung quan trọng của
hoạt động Logistics. Nhờ có dự trữ mà Logistics mới có thể diễn ra liên tục, nhịp
nhàng.
Dự trữ là yếu tố khách quan, nhờ có dự trữ mà cuộc sống nói chung và hoạt
động Logistics nói riêng, mới có thể diễn ra nhưng nói như vậy không có nghĩa là
dự trữ càng nhiều càng tốt. Dự trữ là một sự đầu tư vốn cần thiết, tốn kém và có
liên quan mật thiết đến mức độ dịch vụ khách hàng. Nếu dự trữ được quản lý tốt,
công ty sẽ đẩy nhanh vòng vốn, sớm thu hồi được vốn đầu tư, có điều kiện phục
vụ khách hàng tốt. Ngược lại, nếu quản lý dự trữ kém, sẽ làm cho lượng tồn kho
lớn, quay vòng vốn chậm, vốn bị ứ đọng, lợi nhuận suy giảm và kém hiệu quả.
Vậy, chi phí dự trữ có tác động trực tiếp đến nhiều hoạt động Logistics nên
cần có sự cân đối giữa chi phí dự trữ và các khoản chi phí Logistics
khác. Quản trị dự trữ là khâu quan trọng trong toàn bộ hệ thống Logistics.
3.4. Vận tải
Nguyên vật liệu, hàng hoá,…chỉ có thể đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng
nhờ các phương tiện vận tải. Vì thế, vận tải đóng vai trò rất quan trọng trong
Logistics. Để chuyên chở hàng hoá người bán, người mua hoặc người cung cấp
dịch vụ Logistics có thể chọn một trong số các phương thức vận tải sau: đường
18


biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không hoặc kết hợp hai hay
nhiều phương thức lại với nhau- được gọi là vận tải đa phương thức. Mỗi một

phương thức vận tải có ưu và nhược điểm riêng vì vậy khi thực hiện phải căn cứ
vào điều kiện cụ thể để quyết định. Điều này quyết định hàng có đến đúng thời
gian và địa điểm yêu cầu.
3.5. Kho bãi
Kho bãi là một bộ phận của hệ thống Logistics, nó có vai trò rất quan trọng.
Quản trị kho và lưu kho có quan hệ mật thiết với vận chuyển. Cả hai cùng đóng
góp giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm cho sản phẩm. Quản trị kho tốt sẽ
nâng chất lượng dịch vụ khách hàng với chi phí thấp nhất.
Chính vì vậy mà dịch vụ kho hàng cần được chú ý, quan tâm và hoàn thiện.
Thực hiện tốt công tác này không những giảm chi phí cho doanh nghiệp, cho
khách hàng mà còn là yếu tố tác động đến tâm lý của khách hàng, lôi kéo khách
hàng đến với doanh nghiệp. Vậy kho hàng là gì? Vai trò của kho hàng thế nào?
chúng ta sẽ nghiên cứu trong phần sau đây.
II. Kho hàng và vai trò của kho hàng trong Logistics
1. Khái niệm và phân loại kho hàng
1.1. Khái niệm
Kho bãi là một bộ phận của hệ thống Logistics, là nơi cất giữ nguyên nhiên
vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt qúa trình chu chuyển từ điểm
đầu cho đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông
tin về tình trạng, điều kiện lưu trữ và vị trí của các hàng hoá được lưu kho.
Kho hàng có vị trí quan trọng đối với sản xuất và lưu thông, một mặt kho
gắn chặt với sản xuất và lưu thông, là bộ phận của doanh nghiệp sản xuất hoặc
lưu thông; mặt khác, kho có vị trí độc lập nhất định đối với sản xuất và lưu thông.
Tính độc lập và mức độ độc lập của kho phụ thuộc vào mức độ phát triển của
phân công lao động xã hội. Ăngghen đã chỉ rõ: “ở đâu có sự phân công lao động
19


trên quy mô xã hội, thì ở đó có những quá trình lao động cá biệt trở thành độc
lập với nhau”.

Do sự phân công lao động và chuyên môn hoá lao động ngày càng sâu sắc,
hoạt động kho đã tách rời khỏi hoạt động sản xuất trực tiếp và hoạt động mua bán
hàng hoá trực tiếp. Hoạt động của kho tốt hay không có ảnh hưởng nhiều mặt đến
các hoạt động của sản xuất và lưu thông.
Tác dụng của kho hàng đối với sản xuất và lưu thông như sau:
Một là, kho dự trữ những nguyên, nhiên, vật liệu… và hàng hoá cần thiết để
bảo đảm xuất bán như bình thường hoặc cấp phát đầy đủ, đồng bộ, kịp thời cho
sản xuất liên tục và không ngừng mở rộng lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế
quốc dân.
Hai là, kho bảo quản, bảo vệ tốt số lượng và chất lượng vật tư-hàng hoá, hạn
chế hao hụt, hư hỏng biến chất mất mát…có tác dụng chống lãng phí của cải xã
hội, góp phần đảm bảo chất lượng của sản phẩm sản xuất ra, góp phần tăng năng
suất lao động xã hội và thúc đẩy sản xuất phát triển. Đồng thời, góp phần cho lưu
thông hàng hoá-vật tư đạt hiệu quả cao.
Ba là, thông qua công tác kiểm tra, kiểm nhận, hoá nghiệm khi giao nhận vật
tư-hàng hoá, kho góp phần tạo ra những sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng,
ngăn ngừa hàng giả, hàng xấu, không đủ tiêu chuẩn chất lượng vào lưu thông;
góp phần bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp kinh
doanh và sản xuất hàng hoá.
Bốn là, Kho góp phần điều hoà vật tư-hàng hoá, cân đối cung-cầu hàng hoá
trên thị trường. Kho là nơi dự trữ tập trung một số lớn vật tư-hàng hoá. Do đó, nó
đảm bảo cho việc điều hoà vật tư từ nơi thừa sang nơi thiếu, đảm bảo thoả mãn
kịp thời cho các nhu cầu; góp phần thực hiện cân đối cung cầu.
1.2. Các loại kho hàng
Trong sản xuất và lưu thông thì kho là một tất yếu khách quan nhưng một
doanh nghiệp không nhất thiết phải xây dựng hệ thống kho cho riêng mình. Khi
20


có nhu cầu có thể lựa chọn hay sử dụng loại kho nào mang lại hiệu quả kinh tế

cao nhất, thuận lợi nhất cho công việc của mình. Xin đưa ra một vài loại kho sau
1.2.1. Kho đa năng
Kho có nhiệm vụ phân loại, tổng hợp, hoàn thiện hàng hoá để phục vụ cho
nguời tiêu dùng. Kho có chức năng cơ bản giống như một “Trung tâm phân phối
tổng hợp”. Sản phẩm sẽ được chuyển từ nơi sản xuất đến kho theo những lô hàng
lớn, tại đây lô hàng sẽ được tách ra, chuẩn bị theo những yêu cầu cần thiết của
khách hàng rồi gửi đi cho khách. Do đã được chuẩn bị đầy đủ nên khi chở đến
nơi hàng sẽ được đưa vào sử dụng ngay mà không cần phải qua kho nữa.
1.2.2.Kho thuê theo hợp đồng
Kho thuê theo hợp đồng là một sự lựa chọn mà các công ty có thể quan tâm.
Hợp đồng thuê kho là sự thoả thuận giữa bên cho thuê kho và bên đi thuê về
nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên, trong đó bên cho thuê kho sẽ cung cấp những
dịch vụ kho bãi theo thoả thuận cho khách hàng và bên đi thuê sẽ thanh toán tiền
thuê kho cho bên cho thuê. Thuê kho theo hợp đồng là sự thoả thuận về lợi ích
dài hạn của các bên, các bên sẽ cùng chia sẻ những rủi ro trong những hoạt động
chung nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, năng suất và hiệu quả kinh doanh.
1.2.3.Các loại kho công cộng
Có nhiều loại kho công cộng, như: Kho hàng tổng hợp, kho đông lạnh, kho
hải quan, kho gửi hàng các nhân, kho đặc biệt, kho hàng rời, kho hàng lỏng.
1.2.4. Kho bảo thuế
Là kho của chủ hàng dùng để chứa hàng hoá nhập khẩu đã được thông quan
nhưng chưa nộp thuế.

21


1.2.5. Kho ngoại quan
Là kho lưu trữ hàng hoá sau: hàng hoá đã làm thủ tục hải quanđược gửi để
chờ xuất khẩu; Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất ra nước ngoài
hoặc nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật.

2. Vai trò của kho hàng trong hoạt động Logistics
Là nơi cất giữ bảo quản, trung chuyển hàng hoá, kho bãi có vai trò quan
trọng sau
 Giúp các tổ chức tiết kiệm được chi phí vận tải: nhờ có kho các tổ
chức có thể gom nhiều lô hàng nhỏ thành một lô hàng lớn để vận
chuyển một lần, do đó tiết kiệm được chi phí vận tải.
 Tiết kiệm được chi phí cho sản xuất: Kho giúp bảo quản tốt nguyên,
nhiên, vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, giảm bớt hao hụt, mất
mát, hư hỏng; kho giúp cung cấp nguyên vật liệu đúng lúc, tạo điều
kiện cho sản xuất tiến hành liên tục nhịp nhàng…nhờ đó giảm được
chi phí sản xuất.
 Tổ chức được hưởng lợi từ các khoản giảm giá do mua số lượng lớn
và mua theo kì hạn.
 Giúp duy trì nguồn cung ứng ổn định.
 Hỗ trợ cho chính sách dịch vụ khách hàng của tổ chức.
 Giúp tổ chức có thể đương đầu với những thay đổi của thị trường ( do
tính thời vụ, nhu cầu thay đổi, cạnh tranh…).
 Giúp vượt qua những khác biệt về không gian và thời gian giữa người
sản xuất và người tiêu dùng.
 Giúp thoả mãn được nhu cầu của khách hàng với chi phí Logistics
thấp nhất.
 Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đồng bộ, chứ không phải
chỉ là những sản phẩm đơn lẻ, giúp phục vụ tốt những nhu cầu của
khách hàng.
22


 Kho là nơi tập hợp, lưu trữ các phế liệu, phế phẩm, các bộ phận sản
phẩm thừa…trên cơ sở đó tiến hành phân loại xử lý, tái chế. Kho là bộ
phận quan trọng giúp hoạt động Logistics ngược thực hiện thành

công.
Cùng với thời gian vai trò của kho bãi ngày càng được khẳng định và nâng
cao, các hệ thống các kho hàng ngày càng phát triển. Nhưng một kho hàng để có
thể hoạt động hiệu quả cần phải chú ý và tổ chức tốt các nghiệp vụ xuất-nhập
kho, bao gồm nhiều các hoạt động trong đó có thể kể đến các hoạt động cơ bản:


Nhập hàng, gồm
Chuẩn bị nhập hàng: Chuẩn bị kho chứa, chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ để

nhận hàng, kiểm tra hàng; chuẩn bị nhân lực.
Tiến hành nhập hàng: Kiểm tra sơ bộ hàng hoá từ phương tiện chở đến;
dỡ hàng từ phương tiện xuống; song song tiến hành theo dõi tình trạng hàng hoá;
đối chiếu hoá đơn hoặc chứng từ gửi hàng khác; tiến hành kiểm tra số lượng, chất
lượng bằng cách cân, đo, đong, đếm và các phương pháp chuyên môn khác; kiểm
tra lại chứng từ gửi hàng, nếu có vấn đề phát sinh thì cần có biện pháp xử lý kịp
thời.


Xuất hàng, gồm
Chuẩn bị hàng để xuất công việc chủ yếu là gom hoặc tách thành những

lô hàng phù hợp với đơn đặt hàng của khách hàng; có thể làm thêm các công việc
đóng gói bao bì, dán nhãn… theo yêu cầu. Chuẩn bị chứng từ, thủ tục cần thiết để
phục vụ cho việc xuất hàng.
Tiến hành xuất hàng: Tổ chức giao hàng cho khách hàng hoặc người
chuyên chở, lấy các bằng chứng cần thiết (vận đơn, biên nhận…); nhập số liệu
vào máy tính, sổ kho, thẻ kho.



Lưu kho, bảo quản hàng hoá trong kho

Đây là nghiệp vụ quan trọng của kho nhằm: giữ gìn đầy đủ số lượng và chất
lượng hàng hoá trong kho; giảm các hư hao, mất mát, góp phần giảm phí lưu
thông trong quản lý kho hàng; tạo điều kiện nắm bắt được số lượng, chất lượng
23


hàng hoá thực có trong kho, trên cơ sở đó có thể làm tốt nghiệp vụ xuất nhập
hàng hoá. Nghiệp vụ này bao gồm các công việc chính như: chất xếp hàng hoá
trong kho một cách khoa học và dùng các biện pháp chuyên môn để chăm sóc
bảo quản hàng hoá.
Một công việc có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản trị kho là hệ thống
thông tin. Phải thường xuyên cập nhật các thông tin về mức dự trữ, lượng hàng
nhập kho, xuất kho, thực có trong kho, vị trí tình trạng hàng hoá, các yêu cầu của
khách hàng…Đặc biệt lưu ý, thông tin phải chính xác, kịp thời, công nghệ thông
tin ngày càng tiến bộ cho phép sử dụng hệ thống trao đổi thông tin đã được vi
tính hoá, sử dụng EDI và hệ thống mã vạch để nâng cao tốc độ và tính chính xác
trong chuyển tải thông tin.
Có thể nói, ngày nay dịch vụ đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao tại các nước
phương Tây, tại Mỹ 70%, tại Anh là 67%, tại Pháp là 65% và tại Đức là 56%. ở
Việt Nam, khu vực dịch vụ-thương mại có sự phát triển mạnh, tỷ trọng ở khu vực
này trong cơ cấu GDP không ngừng tăng lên năm 1985 chiếm 33,06%, năm 2001
đạt hơn 37%, phấn đấu đưa toàn bộ các hoạt động dịch vụ tính theo giá trị gia
tăng đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 7-8%/năm và đến năm 2010 chiếm 4243% GDP và 26-27% tổng số lao động. Vậy cũng là một sản phẩm dịch vụ thì
hoạt động kinh doanh dịch vụ kho hàng hiện nay hoạt động ra sao, phát triển như
thế nào?.
III. Dịch vụ kho hàng và nội dung kinh doanh dịch vụ kho hàng
Tất cả các độc quyền đang tan biến đi, các chiến lược quảng cáo tung ra
những “kiểu dáng tân kỳ nhất” đang rút ngắn tuổi thọ của hàng hoá và dịch vụ.

Các cải tiến kỹ thuật đã giúp làm dễ dàng hơn việc tiêu chuẩn hoá cung cấp các
hàng hoá và dịch vụ. Các thị trường ngày càng trở nên phân tán và khách hàng thì
trở nên rất khó chiều. Đối phó với điều này, một công ty muốn thành công phải
triển khai một lợi thế cạnh tranh độc đáo và lâu dài. Hiện nay không một lợi thế
nào có thể bảo đảm được nếu thiếu một chiến lược dịch vụ. Một chiến lược dịch

24


×