Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Giới thiệu kyudo cung đạo nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.23 KB, 2 trang )

Kyudo – Nghệ thuật Cung Đạo (Xạ nghệ) Nhật Bản
Kyudo hay còn gọi là nghệ thuật bắn cung Nhật Bản. Cung đạo mang một ý nghĩa triết lý sâu xa. Do vậy
mục đích chính của người bắn cung không phải là bắn trúng đích mà là nắm vững cái nghệ thuật bắn
cung. Khi cung thủ nắm vững đến mức hoàn thiện từng động tác của mình – thoát ra khỏi cái ý muốn
thường ám ảnh là muốn tên phải bắn trúng đích – thì mũi tên sẽ tự lao đến đích. Người Nhật không coi
Cung đạo là một môn thể thao mà coi nó như là một nghi thức tôn giáo. Do đó “đạo” của Cung đạo chẳng
phải nói về thể thao gia tập luyện thân thể mà nói về năng lực phát huy từ việc rèn luyện tâm linh, với
mục đích bắn trúng mục tiêu tâm linh. Cho nên, trên căn bản, cung thủ nhắm vào chính mình và thậm chí
có thể thành công trong việc bắn trúng chính mình.

Kyudo(弓道) – Nghệ thuật bắn cung Nhật Bản
Như vậy, Cung đạo là những bài học luyện tập tâm linh, là phương pháp tu tập thiền định, người thực
hành không thể thành tựu được điều gì ở bên ngoài bằng cung tên, mà chỉ có thể thành tựu trong nội
tâm, với chính bản thân. Cung tên là một loại võ khí của thời xưa, nhưng nay thì nó là một phương pháp
không chỉ riêng nhắm đến mục đích vị lợi hoặc thuần túy thỏa mãn óc thẩm mỹ, mà cốt để tu tâm dưỡng


tính, hay nói đúng hơn là để tâm hội nhập với chân lý thâm cùng.Tinh tuý của Cung đạo ngày nay là đạt
đến chân thiện mỹ, lấy trạng thái tâm linh làm nền tảng .
Cây cung dùng trong Cung đạo lớn hơn nhiều so với loại cung thường. Cây cung này cũng không được
cân đối. Sợi dây của cây cung không được chạm vào vòng cung. Mũi tên cũng dài hơn thường lệ. Chiều
dài của mũi tên cũng như tầm cao của cây cung tương xứng với vóc dáng của cung thủ. Cung thủ
thường dùng cái găng tay bằng da để nắm cung. Khoảng cách và vòng tròn của cái bia xa gần, lớn nhỏ
tuỳ thuộc vào người tổ chức. Thông thường, một cái bia tiêu chuẩn có 36cm đường kính, đặt cách cung
thủ 28m và trên mặt đất 9cm .
Rèn luyện bắn cung trước tiên là tu tập nội tâm. Cung tên chỉ là phương tiện cho những gì có thể xảy ra
mà không cần tới chúng, chúng chỉ là con đường dẫn tới mục tiêu, chứ chẳng phải là chính mục tiêu, chỉ
là những hỗ trợ cho bước nhảy vọt tối hậu. Giương cung, ngưng lại, buông tên đều phải tuân thủ theo
những giáo huấn đặc biệt. Chỉ cần chú ý rằng thân thể phải thư giãn khi đứng, ngồi, hoặc nằm. Nếu cung
thủ tập trung tâm lực vào hơi thở thì lúc ấy chỉ còn nhận biết mình đang thở. Như vậy là sai . Muốn tự
tách mình ra khỏi cảm giác và tri thức này, người ta không cần tới một quyết tâm nào, bởi vì hơi thở sẽ tự


nó đi chậm lại, trở thành mỗi lúc một tiết kiệm hơi thở hơn trước, cuối cùng biến thành mờ nhạt và hoàn
toàn thoát ra khỏi sự chú ý của cung thủ.
Trong thuật bắn cung, cái bắn trúng và cái bị bắn không còn là hai đối tượng tách biệt nhau, mà hợp
thành một thực thể duy nhất. Người bắn không còn ý thức gì về mình khi chăm chú vào tâm điểm trước
mặt. Trạng thái không còn ý thức gì về mình hay “vô tâm”, “vô thức”, “phi tư lương” này chỉ có được khi
cung thủ – người bắn – hoàn toàn vắng lặng, dứt bỏ cái tôi và nhập một với việc trao dồi để hoàn thiện
tài năng kỹ thuật; mặc dù trong việc này có cái gì đó thuộc về một đẳng giới rất khác biệt không thể đạt
đến bằng bất cứ sự học tập nghệ thuật theo cách tiệm tiến nào.
Tính toán quá kỹ sẽ sai lầm. Toàn bộ công trình bắn cung như vậy là thất bại. Tâm lăng xăng của cung
thủ đã phản bội lại chính mình trong mọi hướng và trong mọi môi trường hoạt động. Để dễ nhập vào tiến
trình giương cung và buông tên, cung thủ quì một đầu gối và bắt đầu nhập định, đứng lên, bước về phía
tấm bia theo nghi thức nghiêm trang, kính cẩn dâng cung tên lên trước mặt giống như dâng hiến phẩm
vật cúng tế, rồi lắp mũi tên, nâng cung lên, giương cung và chờ đợi với thái độ tâm linh vô cùng tỉnh thức.
Sau khi mũi tên và sức căng được thả ra nhanh như tia chớp, cung thủ giữ nguyên tư thế đó, đồng thời
chậm rãi thở ra hết hơi rồi hít hơi vào. Chỉ tới lúc đó cung thủ mới được buông thõng tay xuống, cúi chào
cái bia và – nếu đã bắn hết tên – lặng lẽ lui về phía sau.



×