Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Giới thiệu kịch kabuki độc đáo ở nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.93 KB, 5 trang )

k ịch Kabuki độc đá o ở Nh ật B ản
Kabuki (tiếng Nhật: 歌舞伎, Hán-Việt: ca vũ kỹ) là một loại hình sân khấu truyền thống của
Nhật Bản. Nhà hát Kabuki được biết đến với sự cách điệu hóa trong kịch nghệ và sự phức tạp
trong việc trang điểm cho người biểu diễn. Chữ kanji 歌 (ca) nghĩa hát, 舞 (vũ) nghĩa là múa, và
伎 (kỹ) nghĩa là kỹ năng. Do đó, Kabuki đôi khi được dịch là "nghệ thuật hát múa". Tuy nhiên,
có những chữ thuộc loại ateji (nghĩa của chữ phụ thuộc vào phát âm, không phụ thuộc vào các ký
tự hợp thành) không thể hiện đúng nghĩa của từ nguyên. Từ kabuki được cho là bắt nguồn từ
động từ kabuku, nghĩa là "tựa, chống" hay "bất bình thường". Vì vậy, kabuki có thể hiểu theo
nghĩa là sân khấu "tiên phong" hay "kì dị". Cách diễn đạt kabukimono (歌舞伎者) (Ca vũ kỹ
giả) ban đầu dùng để chỉ nhũng nhóm người lập dị ở chốn thôn quê hoang dã, ăn mạc kỳ cục với
mái tóc lạ đời.

Lịch sử kabuki bắt đầu từ năm 1603 khi Okuni, một miko (cô gái trẻ phục vụ trong đền thờ đạo
Shinto) ở Izumo Taisha, bắt đầu biểu diễn một phong cách kịch múa mới ở Kyoto. Các nữ diễn
viên đóng cả vai nam và nữ trong các vở hài kịch về cuộc sống hàng ngày. Phong cách này ngay
lập tức trở nên nổi tiếng; Okuni thậm chí được yêu cầu biểu diễn tại Triều đình. Theo sau những
thành công đó, các đoàn kịch đối thủ nhanh chóng bắt chước, và kabuki chính thức ra đời như
một loại hình kịch múa sử dụng nữ diễn viên – một thể loại rất khác với cách thể hiện ngày nay.
Sự hấp dẫn của nó trong thời ấy đa phần là do chất khôi hài hơi tục tĩu; sự hấp dẫn này được bổ
sung bằng việc các diễn viên thường kiêm thêm nghề gái mại dâm. Vì lý do này, kabuki còn
được viết là "歌舞妓" (chữ 妓 kỹ trong tiếng Nhật cũng đọc là ki nhưng lại mang nghĩa "gái lầu
xanh") trong suốt thời Edo.


Khi kabuki mới ra đời, chỉ có phụ nữ mới tham gia diễn xuất. Và họ nhanh chóng cuốn hút
những loại khán giả hủ bại và lôi cuốn sự chú ý của rất nhiều đàn ông. Loại "chú ý" này khiến
nhiều người không vừa lòng và chính quyền bắt đầu cảm thấy bị làm mất phẩm giá vì nghệ thuật
kabuki. Năm 1629, phụ nữ bị cấm diễn xuất kabuki và bất kỳ một hình thức sân khấu nào
khác. Vì kabuki đã quá nổi tiếng, nên các nam diễn viên trẻ, gọi là wakashu, tiếp nối vị trí của
phụ nữ sau khi họ bị cấm diễn. Những thanh niên này có thể thay thế vai trò của phụ nữ vì họ có
ít nam tính hơn và có giọng cao hơn so với đa phần đàn ông trưởng thành. Cùng với sự đổi vai


giới tình của diễn viên, tầm quan trọng của buổi diễn cũng thay đổi: nhiều kịch tính được thêm
vào vở kịch thay vì các điệu múa. Các buổi biểu diễn của họ nói chung đều tục tĩu. Họ cũng hành
nghề bán dâm cho khách đồng tính nam. Khán giả thường làm loạn lên, và những vụ cãi vã đôi
khi biến thành ẩu đả, để được qua đêm với các diễn viên trẻ đặc biệt đẹp trai, điều này khiến
chính quyền cấm các diễn viên nam trẻ vào 1652.


Từ năm 1653, chỉ có đàn ông trưởng thành mới được diễn kabuki. Kabuki phát triển thành một
hình thức phức tạp và cách điệu hóa gọi là yarō kabuki (野郎歌舞伎 (dã lang ca vũ kỹ, đại ý là,
kabuki nam). Sự biến đổi về chất trong phong cách này có ảnh hưởng lớn đến các nhà hát hài
kịch kyogen, đặt dưới sự quản lý của Mạc phủ. Kyogen, dù thế nào đi chăng nữa, cùng vô cùng
nổi tiếng vào thời gian đó. Chữ yarō (野郎) (dã lang)cuối cùng rơi mất, nhưng tất cả các vai
trong vở kịch kabuki tiếp tục do đàn ông diễn. Các diễn viên nam chuyên đóng các vai nữ, được
gọi là onnagata hay oyama (đều viết bằng kanji là 女形, nữ hình), bùng nổ. Những gia đình của
các onnangata chuyên nghiệp này hình thành rất nhiều và trong những năm sau này, phần lớn
onnagata xuất thân từ những gia đình đó.


Diễn viên onnagata có thể khiến khán giả nghĩ họ chính là phụ nữ thật vì họ trang điểm rất đậm.
Onnagata cũng diễn rất nhiều cảnh lãng mạn. Các cảnh này đều được diễn xuất cùng với một
người nữa. Đàn ông biết cách dấu thể hình và kích cỡ của mình để trông giống nữ giới hơn. Họ
nói bằng giọng the thé. Đó là cái cách mà đàn ông vẫn thường nghĩ về phụ nữ.

Thời gian ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là một thời gian khó khăn cho kabuki. Ngoài sự
tàn phá đối với phần lớn các thành phố Nhật Bản trong thời chiến còn có xu hướng đương thời từ
chối truyền thống và những tư tưởng của quá khứ, kabuki cũng nằm trong số đó. Những vở kịch
kabuki truyền thống được cải tiến lại của đạo diễn Tetsuji Takechi rất được công chúng hoan
nghênh vào thời điểm đó đã mang lại sự hồi sinh cho tình yêu đối với kabuki ở vùng Kansai.
Trong số những ngôi sao trẻ tuổi đã biểu diễn cùng Takechi Kabuki thì Nakamura Ganjiro III



(sinh năm 1931) là diễn viên hàng đầu. Ông lần đầu được biết đến với tên Nakamura Senjaku, và
thời kỳ đó trong kabuki Osaka được gọi là "Thời kỳ Senjaku" để vinh danh ông.

Ngày nay, kabuki vẫn tương đối được ưa chuộng —nó là loại hình kịch truyền thống Nhật Bản
được ưa chuộng nhất- và các ngôi sao thường xuất hiện với các vai trên TV hay màn ảnh rộng.
Ví dụ, onnagata nổi tiếng Bandō Tamasaburō V đã xuất hiện trong vài vở kịch không phải
kabuki và điện ảnh-thường là vai nữ. Kabuki cũng được một loại hình nghệ thuật nổi tiếng khác
của Nhật Bản tham khảo, đó là anime.



×