Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Nghệ thuật furoshiki vô cùng tiện dụng và đẹp mắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.73 KB, 6 trang )

Ngh ệthu ật Furoshiki vô cùng ti ện
d ụng và đẹp m ắt
"Mọi thứ đều có thể trở thành nghệ thuật ở Nhật Bản" đó là nhận định của nhiều người khi nhắc
đến Nhật Bản. Khi đề cập đến nước Nhật, người ta thường liên tưởng đến một nền văn hóa mang
đậm bản sắc riêng. Một trong những điều đáng khâm phục ở người Nhật Bản chính là nếu người
Nhật xưa đã tạo dựng được phong cách nghệ thuật đặc sắc, thì người Nhật ngày nay lại rất biết
gìn giữ, đồng thời phát huy những cái hay, cái tốt đẹp của văn hóa truyền thống để trở thành thế
mạnh trong việc phát triển quốc gia. Nhật Bản là nước châu Á đầu tiên mở cửa du nhập văn hóa
phương Tây với cuộc cải cách Duy Tân mang tên Thiên hoàng Minh Trị ngay từ năm 1868. Từ
đó, nước Nhật đã hình thành được một hệ thống các thang giá trị mới, hội nhập được với bên
ngoài, trở thành một cường quốc về kinh tế, văn hóa và khoa học kĩ thuật. Tuy nhiên, đất nước
mặt trời mọc vẫn nổi danh là quốc gia chú trọng gìn giữ những truyền thống văn hóa dân tộc tốt
đẹp.

Không chỉ nổi tiếng bởi chiếc áo truyền thống Kimono, trà đạo (Sadou), nghệ thuật cây cảnh
(Bonsai), nghệ thuật cắm hoa (Ikebana), nghệ thuật gấp giấy (Origami), Nhật Bản còn có
furoshiki nghệ thuật gói đồ tinh tế, độc đáo. Furoshiki chứa đựng ý nghĩa về lối ứng xử lịch thiệp


mang đậm phong cách và bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện sự tiện ích, linh
hoạt trong sử dụng hàng ngày, cũng như cách sống tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Về xuất xứ, một số tài liệu cho rằng furoshiki xuất hiện vào triều đại Nara dưới tên gọi tsutsumi
(cái bọc), dùng để gói những vật phẩm quý giá như vàng bạc châu báu được cất giữ trong nhà
kho Shoso-in (một nơi cất giữ vàng bạc châu báu của hoàng gia tại đền Todai-ji). Tuy nhiên,
thuật ngữ furoshiki là sự kết hợp từ chữ furo và shiki, do đấy nhiều người nhấn mạnh đến giả
thuyết furoshiki bắt nguồn từ tục tắm hơi ở Nhật Bản có từ thời kỳ Edo (1603-1868).


Người Nhật bước vào bồn tắm (furo) mặc chiếc áo yukata giống như kimono, sau đó dùng tấm
vải (shiki) để gói bộ yukata ướt lại và mang về nhà. Một câu chuyện rất phổ biến vào thời


Murochami: Khi tướng quân Yoshimitsu Ashikaga xây một một nhà tắm lớn (oyudono) phục vụ
cho tầng lớp quý tộc. Những người đến nhà tắm thường gói quần áo của họ trong một tấm vải
trên đó có in con dấu riêng của từng gia đình để phân biệt. Sau khi tắm xong, họ dùng những
miếng vải để lau khô người. Việc làm này sau đó trở nên phổ biến khi các nhà tắm công cộng
(sento) được xây dựng và sử dụng rộng rãi. Dần dần, furoshiki được sử dụng vào nhiều việc khác
nhau như gói, bảo quản đồ, vận chuyển hàng hóa, dùng trải sàn nhà hay trang trí không gian
sống. Chỉ là một mảnh vải vuông với nhiều kích thước, màu sắc và họa tiết đẹp, furoshiki có thể
gói được rất nhiều loại đồ vật. Từ những mảnh nhỏ dùng gói chai rượu sake, đến những tấm lớn
để bọc nệm futon cho sạch. Truyền thống giản dị dùng vải để gói đồ vật đã phát triển thành một
phong cách rất Nhật Bản.


Trong quan niệm của người Nhật, gói đồ là một công việc quan trọng. Bên cạnh kỹ thuật, hình
thức gói cũng được quan tâm đặc biệt. Gọi furoshiki là nghệ thuật hoàn toàn có cơ sở. Bởi “Nghệ
thuật là cái hay cái đẹp để người ta chiêm nghiệm qua các giác quan từ đó ngưỡng mộ bởi trình
độ, tài năng, kĩ năng, kĩ xảo cao vượt lên trên mức thông thường phổ biến” và “Nghệ thuật đấy là
ngữ cảnh địa phương của cá nhân và cộng đồng”4. Một đồ vật được gói theo phong cách
furoshiki cũng cho thấy con mắt biết nhìn cái đẹp, khả năng sáng tạo của người Nhật. Chỉ với
tấm khăn vuông có thể tạo nên những chiếc túi xách với kiểu dáng độc đáo, hay một chai rượu
sau khi được gói bọc cũng có thể mang dáng dấp của chiếc Kimônô truyền thống. Mỗi đồ vật sau
khi được gói bọc có thể xem như một tác phẩm nghệ thuật.


Về cơ bản, furoshiki là kỹ thuật sử dụng các nút thắt để gói đồ vật cho chắc chắn. Nhưng trong
thực tế những nút thắt này đã trở thành các chi tiết hấp dẫn làm đẹp cho đồ vật. Thẩm mỹ Nhật
Bản tinh tế biểu lộ trong quá trình xử lý các nút thắt, cũng như xếp nếp gấp của tấm khăn. Dù ở
vị trí dọc hay ngang, cao hay thấp, tổng thể hay từng thành phần nhỏ các nút thắt đều toát lên
tính trang trí cao. Những nút thắt này nhiều khi được tạo nên từ tình cảm hay sự ngẫu hứng của
người thiết kế. Dựa trên các cách gói bọc cơ bản, người ta có thể tăng số lượng hay thay đổi vị trí
nút thắt để có những hình thức furoshiki khác nhau.



Đó có thể là kiểu gói truyền thống với vẻ đẹp trang nhã, nhưng cũng có khi là vẻ đẹp kỳ công do
các nếp gấp, hay những dải vải dài mềm mại được bổ sung để tăng yếu tố thẩm mỹ cho đồ vật.
Đôi khi do kích cỡ của đồ vật thay đổi mà các thiết kế mới ra đời. Với tấm vải furoshiki, điều thú
vị là không có giới hạn về hình khối đồ vật, chỉ cần nắm được kỹ thuật thắt nút, cách gói một số
đồ vật cơ bản là ta có thể ứng tác các cách gói cho đồ vật có hình dạng khác nhau. Đó cũng là sự
biểu hiện của sáng tạo trong nghệ thuật, về nhu cầu cái mới và cái đẹp. Trải qua nhiều thế kỷ, các
kỹ thuật gói bọc đã được phát triển, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cho đến nay, có
khoảng một trăm cách gói furoshiki.



×