Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Nghệ thuật kiếm đạo nhật kendo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.04 KB, 8 trang )

Kendo - nghệ thuật kiếm đạo Nhật Bản
Kendo - 剣道 (劍道 ) (Kiếm đạo)/ けんどう Kendo , Ken có nghĩa là kiếm, Do có nghĩa là đạo; Kendo
-Kiếm đạo hay Đạo dùng kiếm, là một môn võ thuật đánh kiếm hiện đại của Nhật Bản, phát triển từ các kỹ
thuật truyền thống của kiếm sĩ Nhật.
Lịch sử của kiếm đạo
Kiếm Nhật xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ 11, có lưỡi sắc bén và sống hơi cong lên. Sau khi cuộc chiến tranh
Onin xảy ra vào nửa cuối thời kỳ Muromachi (1392 – 1573), nước Nhật rơi vào tình trạng hỗn loạn suốt hơn
100 năm. Nhiều võ đường dậy Kenjutsu đã được thành lập. Chính trong thời kf này, súng trường đã du nhập
vào Nhật Bản và nhờ thế kỹ thuật, kỹ xạo rèn luyện kiếm đã có những bước tiến thượng thừa.
Đến thời kỳ Edo (1603 – 1867), đây là thời kỳ khá thanh bình của đất nước Nhật Bản, vì thế kiếm – từ vũ khí
giết người đã được nâng lên nhằ phát triển hoàn thiện con người thông qua tư tưởng – Đạo. Không chỉ bao
hàm những kỹ năng về đường kiếm mạnh mẽ mà còn là đời sống kỷ luật của các Samurai. Sống không quan
tâm tới cái chết, luôn trao dồi tu dưỡng tư tưởng, dâng hiến bản thân cho cái hay, đẹp của võ đạo.


Trong suốt thời kỳ Shotoku, các phương tiện bảo vệ (Kendo-gu) đã được phát triển và sáng lập ra phương
pháp huấn luyện bằng sử dụng kiếm tre (Shinai). Đây chính alf tiền thân của Kiếm đạo
Sau cách mạng Meiji năm 1868, tầng lớp Samurai bị xóa bỏ, thiên hoàng ban hành lệnh cấm đeo kiếm đã
khiến cho Kenjutsu suy tàn nhanh chóng, tuy nhiên sau cuộc kháng cự không thành của các Samurai chống lại
chính phủ, đã mang lại sự phục hồi cho Kenjutsu trong lực lượng cảnh sát thủ đô. Sau chiến tranh thế giới thứ
2, Kendo đã bị tạm dừng dưới sự chiếm đóng của quân đồng minh. Trong năm 1952, khi Liên đoàn Kendo
Nhật Bản(All Japan Kendo Federation) được thành lập, Kendo mới sống lại và tiếp tục phát triển. Kendo ngày
nay đóng vai trò quan trọng trong sự giáo dục ở trường học và rất nhiều người già, trẻ, gái, trai đều yêu thích,
có hàng triệu người ở mọi lứa tuổi đang tham gia tập luyện Kendo đều đặn


Võ phục và dụng cụ tập luyện

Kendo được tập luyện với bộ trang phục truyền thống của Nhật Bản (hakama), bộ giáp bảo vệ cơ thể (防具
bōgu) và thường sử dụng một (hoặc đôi khi là hai) thanh kiếm tre (shinai).




Tập luyện Kendo

Việc tập luyện môn kiếm đạo khá ồn ào so với các mon khác bởi Kendo thường sử dngj tiếng thét (気合い/
きあい kiai) để biểu lộ tinh thần thi đầu và đe dọa đối phương. Đồng thời sử dụng các bước dậm chân ( 踏み
込み足/ ふみこみあし fumikomi-ashi) để tăng sức mạnh đòn đánh.
Truyền thống của kiếm đạo Nhật Bản là nhất chiêu tất sát, vì vậy đòn đánh của kiếm đạo thường nhằm vào
những chỗ hiểm yếu trên cơ thể ( đỉnh đầu, hông giữa xương sườn và xương chậu, cổ tây, đâm vào họng).

Ý nghĩa của kiếm đạo
Người học Kendo không chỉ tập luyện kỹ thuật sát thủ mà còn nhắm vào một lẽ đạo cao hơn. Bởi vậy ngay khi
nhập môn , người võ sinh Kendo được truyền dạy 5 đức tính:
- Nhân đức: học Kendo để thực hiện mục tiêu nhân đức, tự cảm hóa và cảm hóa người khác thành người
nhân hậu.


- Công bằng chính trực: bênh vực những kẻ cô thế, tôn trọng lẽ phải, công bằng. (nhưng cũng nên lượng sức
khi cần)
- Tư cách cao thượng: giữ mình ở bên trên những hận thù nhỏ nhen.
- Trí tuệ minh mẫn: nhận định được lẽ phải và sự tốt đẹp ở đời. (
- Trung tín: luôn luôn có lòng trung thành với mục tiêu cao cả, với đạo lý và giữ chữ tín ở đời.
Qua hơn 8 thế kỷ, môn Kendo ở Nhật đã đào tạo những anh hùng lừng danh của đất nước, những "võ sĩ đạo"
mà nếu chúng ta không hiểu lý tưởng của họ, cứ ngỡ họ là những sát thủ lạnh lùng. Một kiếm sĩ Kendo
thượng thừa dường như không bao giờ tuốt kiếm ra khỏi vỏ. Chỉ nhìn tư cách của họ, kẻ đối diện thường bị
khuất phục. Lúc chẳng đặng đừng, một kiếm sĩ Kendo thượng thừa chỉ vừa tuốt kiếm ra khỏi vỏ, thậm chí
chưa ra hêt khỏi vỏ, đối phương đã có thể ngã gục. Đường kiếm nhanh hơn cả tia chớp.


Kendo không có đẳng cấp đai đen đai nâu. như các môn võ khác. Chỉ khi nào võ sĩ Kendo vung kiếm, nghe

tiếng gió của kiếm lướt đi, thì người trong nghề mới biết trình độ của võ sĩ ấy. Càng ở đẳng cấp cao, các võ sĩ
Kendo càng thủ thế lâu và lặng lẽ. Đường kiếm chỉ vung lên trong tích tắc, và là đường kiếm quyết định trận
đấu! Thành thử võ sĩ Kendo phải học suốt đời cho đường kiếm luôn "nhanh hơn".
Việc luyện tập dựa trên nhiều thế và đòn tấn công cũng như phòng thủ, gọi là waza. Cơ bản nhất là thế đứng,
cách di chuyển chân, đòn chém, đâm, nhử và đỡ. Kendo ngày nay chia thành 10 đẳng. Liên đoàn Kendo quốc
tế, thành lập năm 1970, là tổ chức giám sát các giải kendo quốc tế.
Do tính chất cực kỳ nguy hiểm như thế, nên khi thi đấu giao hữu, võ sĩ Kendo phải dùng kiếm tre và mặc võ
phục đặc biệt: - Mũ trùm đầu bằng kim loại, có mạng che mặt và cổ. - Áo che ngực đan bằng tre có da phủ
ngoài. - Bao tay độn dày để bảo vệ bàn tay và khuỷu tay. - Y phục bằng vải đệm có lót bông. Một bộ võ phục


Kendo hiện nay khá đắt, được các võ đường sắm và cho võ sinh mượn tập. Người ta kể rằng, khi gặp quân
thù, kiếm sĩ Kendo chỉ lướt tới, rút kiếm ra nửa chừng bao kiếm, thì kẻ thù đã lìa đầu. Các huyền thoại như
thế làm cho Kendo trở thành một môn võ hết sức được xem trọng tại Nhật và nhiều nước khác.



×