Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Nghệ thuật kiến trúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.8 KB, 4 trang )

Nghệ thuật kiến trúc, hội họa, điêu khắc
Thời cổ đại
Giống như các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật kiến trúc, hội họa, điêu khắc Nhật Bản cũng có một
lịch sử phát triển rất lâu đời và nó đã phát tồn tại, phát triển cho đến tận ngày hôm nay: Thời cổ đại bao
gồm thời đại Nara và Heian, trong đó thời Nara nổi lên ba hiện tượng văn hoá điển hình đó là: văn hoá
Akusa, văn hoá Hakuho và văn hoá Tempyo. Trước hết, vào thời kỳ văn hoá Akusa về nghệ thuật kiến
trúc những công trình kiến trúc nổi tiếng thời kỳ này phải kể đến chùa Asuka, chùa Horyuri với tháp năm
tầng, điện Kindo, Chuymon... trong đó chùa Hokoji và chùa Horyuri được coi là những ngôi chùa chính
thức đầu tiên đại diện cho văn hoá nghệ thuật Nhật Bản. Nguyên liệu được sử dụng hầu hết là gỗ và
được coi là ngôi chùa cổ nhất thế giới có lịch sử 1300 năm là chùa Horyuri. Đặc biệt điện Kinki của chùa
được đánh giá là một công trình bằng gỗ đẹp và cổ nhất với các kết cấu và mái rất cân đối, đẹp mắt.
Nhìn chung các công trình kiến trúc chùa chiền thời kỳ này mặc dù còn mộc mạc nhưng phong cách có
phần phóng khoáng, tự do, đặc biệt chịu rất nhiều ảnh hưởng nghệ thuật Trung Hoa.
Cùng với việc xây dựng đền chùa là nghệ thuật điêu khắc tượng Phật. Những bức tượng nổi tiếng với vẻ
đẹp và sự tinh xảo là tượng Sanzon Syaka ở tháp Kindo và tượng Honzon ở chùa Asuka. Những tượng
này đều được làm bằng đồng. Ngoài ra, trong chùa Horyuri còn có cả những bức tượng khắc gỗ như
tượng Quan Âm cứu thế và tượng Quan Âm Kudara. Có thể nói đây là bức tượng đạt đến độ mẫu mực
trong nghệ thuật tạo hình.
Thời kỳ này, ngoài kiến trúc điêu khắc còn có hội họa, nổi tiếng nhất là bức trướng thêu bằng cườm nói
về đất nước Tenyu trong chùa Chyugyu. Đây là tác phẩm thủ công mỹ nghệ tuyệt đẹp, hiện chỉ còn lại
một mảnh và là bức tranh thêu cổ nhất Nhật Bản. Ngoài ra, còn có những bức tranh vẽ trên tường với
các đề tài tôn giáo. Ngoài các tác phẩm hội hoạ trong chùa mặc dù bắt chước Trung Quốc nhưng đều
phảng phất tính cách dân tộc để phù hợp với phong thổ cũng như thị hiếu dân tộc.
Tiếp theo đến thời kỳ văn hoá Hakudo: Các công trình kiến trúc đẹp nổi tiếng thời kỳ này có chùa
Yakushiji, chùa Dankandaiji. Sau các ngôi chùa này đều được rời đến thành Heian. Những dấu tích còn lại
ngày nay là tháp ba tầng với kiến trúc cân đối nhẹ nhàng, thanh thoát. Về mặt kỹ thuật nghệ thuật tạo
hình thời kỳ này tiến bộ hơn hẳn thời kỳ trước như ngôi chùa Horyuji thời Asuka và nó mang phong cách
riêng của nghệ thuật Hakudo. Điêu khắc nổi tiếng có quần thể Tượng Phật ở chùa Yakushiji, tượng Tam
bảo ở chùa Yamadaiji, tượng phật Quan Âm ở chùa Horyuji. Hầu hết các tác phẩm điêu khắc thời kỳ này
đều làm bằng đồng hoặc gỗ với phong cách nghệ thuật tươi sáng và chịu ảnh hưởng mỹ thuật nhà
Đường thời kỳ đầu. Bên cạnh đó hội hoạ thời kỳ này là tranh vẽ mặt Phật, những đường nét tạo hình rất


trần thế thể hiện trên mặt là những đặc trưng của thời kỳ này. Ngoài ra còn có những bức tranh vẽ trên
tường bằng màu trong toà nhá Kindo ở chùa Koryuji. Thêm vào chủ đề về thần thoại hội hoạ thời kỳ này,
nổi tiếng còn có các tranh nhân vật như tranh về thái tử Shotoku cùng các con của ông. Có thể coi điêu
khắc hội hoạ thời kỳ này là những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vì nó không chỉ thể hiện nghệ thuật mà
còn kích thích sự phát triển của thủ công mỹ nghệ và như vậy trong giai đoạn này nghệ thuật Nhật Bản
đã có những bước phát triển vượt bậc.


Tiếp nối thời kỳ Hakudo là thời kỳ Tempyo, được coi là thời hoàng kim của nghệ thuật Phật giáo Nhật
Bản. Thời kỳ này nghệ thuật kiến trúc tiến bộ nhanh chóng và ngày càng có phong cách địa phương rõ
nét phù hợp với phong tục tập quán. Điển hình là quần thể chùa Kokufuji và Todaiji. Hai ngôi chùa được
xây dựng với quy mô lớn với nhiều dinh thự nguy nga. Ngoài các công trình kiến trúc chùa chiền, còn có
các tác phẩm điêu khắc tượng Phật nổi tiếng được làm rất tinh xảo bằng đất, đồng, gỗ hoặc sơn mài.
Đặc biệt là pho tượng bằng đất Brahama trong chùa Todaiji trông rất sống động và tự nhiên. Ngoài ra,
điểm đáng chú ý củathời kỳ này là hội họa cũng rất tiến bộ, được đánh giá là “đạt đến một chuẩn mực
cao về độ thanh tú của đường nét và độ rực rỡ của màu sắc”[2].
Nghệ thuật hội hoạ kiến trúc điêu khắc thời kỳ Heian cũng có những bước phát triển mạnh mẽ và dần
từng bước phát huy tính đặc trưng dân tộc của Nhật Bản, ngày càng tách rời khỏi mô hình Trung Hoa.
Giai đoạn này Phật giáo vẫn còn là cảm hứng chủ yếu cho kiến trúc, hội hoạ và điêu khắc tuy đã theo
một khuynh hướng mới tách rời khỏi truyền thống Nara và điều này thể hiện rõ nét ở kiến trúc trong các
tự viện. Hội hoạ thời kỳ này bên cạnh mảng đề tài truyền thống thì các mô hình vườn và hội hoạ phong
cảnh cũng rất được ưa chuộng. Ngoài ra, cuối giai đoạn này còn có một bộ môn nghệ thuật có ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống văn hoá của người Nhật sau này, đó là nghệ thuật viết chữ. Và như vậy, tất
cả tạo nên phong cách nghệ thuật thời kỳ này.
Nghệ thuật kiến trúc hội hoạ thời kỳ cổ đại Nhật Bản mặc dù mới ở giai đoạn hình thành còn chịu nhiều
ảnh hưởng từ Trung Hoa nhưng bước đầu đã tạo nên cho mình được một phong cách nghệ thuật dân
tộc, và nó còn có ảnh hưởng cho đến tận ngày nay.
Thời trung đại
Thời trung đại là thời kỳ khá dài trong lịch sử Nhật Bản, kéo dài từ thời văn hoá Kamakura, Muromachi,
Azuka Monoyama cho đến hết thời Edo. Đây là thời kỳ nghệ thuật kiến trúc hội họa kế thừa từ trước và

tiếp tục phát triển, nhiều tác phẩm giá trị ra đời.
Trước hết là thời kỳ văn hoá Kamakura, những chuẩn mực thẩm mỹ của Bakufu đã tác động đến kiến
trúc và trang trí đình chùa. Nhìn chung nghệ thuật không có gì thay đổi so với thời Heian nhưng điểm
dáng chú ý là chịu ảnh hưởng của tư tưởng Zen “thiền” trong phong cách Kara Yo được đưa vào từ
Trung Quốc. Các tự viện thời kỳ này xây dựng rất đơn giản, trang nhã, thể hiện tính thẩm mỹ chứ hoàn
toàn không phải do tiết kiệm. Kiến trúc nhà ở xây dựng theo kiểu mới gọi là Buke – Dzukuri (kiểu pháo
đài) có tường vây quanh, cổng vững chắc và có chỗ ở cho lính gác. Trong điêu khắc in đậm cảm xúc và
sắc thái Kamakura, tuy vẫn còn mang phong cách tạo hình truyền thống. Điêu khắc thời kỳ này nổi bật về
sự sống động, khoẻ khoắn và được thể hiện trên chất liệu gỗ mộc không màu sắc hay trang trí cầu kỳ.
Cuối cùng là hội hoạ nó mang xu hướng hiện thực chủ nghĩa và được thể hiện dưới nhiều dạng như bình
phong tường nhà, cửa trượt, tranh cuộn với rất nhiều đề tài đa dạng thể hiện phong cách hội hoạ đặc
trưng của thời kỳ.
Tiếp theo là thời kỳ văn hoá Muromachi: Thời kỳ này quá trình tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa và ảnh
hưởng của mỹ học Thiền nên hội hoạ Nhật Bản đã có nhiều bước tiến mới, như việc phối hợp giữa thơ
và hoạ ngày càng hưng thịnh. Đến thế kỷ XV, tranh cuộn loại thẳng đứng đã ra đời. Bên cạnh hội hoạ,
kiến trúc thời kỳ này cũng mang những màu sắc hết sức độc đáo và được thể hiện trên những tác phẩm


nổi tiếng và còn tồn tại đến ngày nay như: Kinkakuji (Lầu vàng) một di sản văn hoá có một không hai của
Nhật Bản, Ginkakuji (Lầu bạc) một kiến trúc giản dị, tao nhã. Cả hai tác phẩm này đều là những tinh tuý
trong nghệ thuật kiến trúc Muromachi và còn ảnh hưởng sâu đậm đến nhiều tác phẩm nghệ thuật ở thời
kỳ sau.
Đến thời kỳ văn hoá Azuchi và Monoyama, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của Nhật Bản lại bước sang
một trang mới. Trước hết mọi công trình kiến trúc trong thời kỳ này đều được tiến hành trên một quy
mô lớn, từ lâu đài Azuchi cho đến lâu dài Osaka tất cả đều là những công trình đồ sộ, đẹp đẽ và mới mẻ.
Thời kỳ này do ảnh hưởng của chiến tranh nên kiến trúc nhà ở dinh thự hầu hết đều theo kiểu pháo đài,
tuy vẫn đảm bảo được sự sang trọng, nhưng lại đáp ứng yêu cầu phòng thủ. Tiếp đến, hội hoạ khởi sắc
với các chủ đề và kỹ thuật tuy không có gì mới nhưng nét nổi bật chính là việc sử dụng vàng. Vàng được
dùng để trang trí những căn phòng nguy nga tráng lệ, hay những đồ dùng trong gia đình. Ngoài ra, còn
một nét mới nữa trong nghệ thuật thời kỳ này là bình phong và bích hoạ, những vật rất tiêu biểu cho

thời kỳ Monoyama. Nhiều hoạ sĩ bình phong nổi tiếng của Nhật Bản xuất hiện ở thời kỳ này với phong
cách mới, khác lạ so với những bức tranh thuỷ mặc giản dị mang đậm phong cách Ashikaga.
Cuối thời Trung đại là thời kỳ văn hoá Edo. Ở đầu thời kỳ này, phong cách mỹ thuật hào hoa của thời
Momoyama vẫn được tiếp nối. Kiến trúc linh miếu khá thịnh hành. Mạc phủ đã bỏ ra khá nhiều tiền để
xây dựng linh miếu tiêu biểu như cung Nikko Toshogu (Nhật quang đông chiếu cung). Đây là một công
trình tiêu biểu theo trường phái kiến trúc Gongen Zukuri ở Nhật Bản với nhiều trang trí mỹ thuật đặc
sắc. Ngoài ra, kỷ nguyên này đã mở ra một vùng đất mới cho tranh phù thế Ukiyo e và người có công
khai phá vùng đất này chính là Hishika Moronobu (1618 1694) với bức tranh kiệt xuất Người đẹp ngoái
nhìn (Mikaeri Bijin Zu). Người dân Edo rất ưa chuộng dòng tranh này. Nội dung mô tả trong loại tranh
này thật đa dạng, từ đời sống thành thị, hay như mô tả đời sống sinh hoạt của người dân lao động, tranh
phong cảnh.
Tóm lại nghệ thuật kiến trúc hội hoạ thời kỳ Trung đại Nhật Bản tiếp tục kế thừa những thành tựu và
phong cách nghệ thuật thời kỳ cổ đại, phát triển lên một bước mới và đặt nền móng vững chắc cho nghệ
thuật kiến trúc, hội hoạ thời kỳ sau.
Thời cận hiện đại
Đây là bước chuyển rất quan trọng trong lịch sử Nhật Bản thời Minh Trị Duy tân, đánh dấu một kỷ
nguyên mới, người Nhật Bản đã mở cửa giao lưu với thế giới bên ngoài sau một thời gian dài bế quan
toả cảng. Thời Minh Trị, trong mỹ thuật, phong trào phục hồi mỹ thuật truyền thống của Nhật Bản xuất
hiện vào thập niên 1880. Người đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ này là một người Mỹ: Ernest
Fenollosa người được mời sang Nhật dạy triết học. Vốn hâm mộ mỹ thuật phương Đông nên ông đã
thành lập trường Đông kinh mỹ thuật; mời nhiều hoạ sĩ về giảng dạy và đã đào tạo ra nhiều lớp hoạ sĩ
nổi tiếng cho Nhật Bản. Các hoạ sĩ thời này hầu hết là những người nắm bắt được “sự náo động” của
thời kỳ, và chính yếu tố này lại được thể hiện dưới bút vẽ của họ. Đó chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa phong cách truyền thống với phong cách phương Tây. Đặc điểm nghệ thuật hiện đại Nhật Bản thời
Minh Trị không chỉ thể hiện trong hội hoạ mà còn trong điêu khắc, kiến trúc và các ngành nghệ thuật
khác. Về kiến trúc thời kỳ này, một nhiệm vụ nặng nề với sự sống còn của dân tộc, đó là việc minh chứng


cho phương Tây thấy rằng Nhật Bản có sức mạnh và đủ tinh xảo với một vị trí bình đẳng. Công việc xây
dựng vốn là đặc quyền của các công ty xây dựng nay đã sang tay các kiến trúc sư nổi tiếng, họ chính là

những người đặt nền móng cho nghệ thuật kiến trúc thời kỳ tiếp theo.
Thời hiện đại
Thời hiện đại của nghệ thuật kiến trúc Nhật Bản được tính từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến
nay. Kể từ sau chiến tranh, các kiến trúc sư Nhật Bản ngày càng lôi cuốn được sự chú ý của Thế giới. Sự
điều hoà giữa các hình thức kiến trúc hiện đại và truyền thống là nét nổi bật của kiến trúc Nhật Bản
những năm sau chiến tranh. Khắc phục hậu quả nặng nề của Chiến tranh, Nhật Bản bước vào thời kỳ
kinh tế phát triển nhảy vọt. Lúc này, kỹ thuật kiến trúc sử dụng thép và bê tông đã đạt đến trình độ cao
nhất Thế giới. Nhiều công trình xây dựng đã đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật kiến trúc Quốc tế.
Gần đây, có xu hướng sử dụng công nghệ và vật liệu hiện đại để thể hiện các hình thức Nhật Bản truyền
thống. Các kiến trúc sư lớn của Nhật Bản như Kunio Mayakawa, Jundo Sasakura (1901 1969), Tang
Kenzo (sinh 1913), Kikutake... đã đưa đến cho kiến trúc Nhật Bản một nội dung mới. Họ khai thác kiến
trúc truyền thống nhưng từ chối sự mô phỏng một cách nguyên xi, đồng thời không coi việc phục hưng
di sản cũ là mục đích của kiến trúc mới. Họ không cho truyền thống là động lực thúc đẩy sự tiến bộ của
kiến trúc mà cho rằng, ngoài nguồn cảm hứng bắt nguồn từ đó, kiến trúc còn phải chú ý đến nhu cầu của
cuộc sống mới.
Kiến trúc hiện đại Nhật Bản vừa phải đồng thời đáp ứng được những nhu cầu mới của con người về mặt
xã hội và sinh hoạt, lại phải phù hợp với khí hậu và tập quán truyền thống của dân tộc. Việc sử dụng cân
nhắc đúng mức các thành tựu kỹ thuật và tinh hoa kiến trúc cổ truyền dưới dạng mới khiến cho nền kiến
trúc hiện đại Nhật Bản có được những công trình nổi tiếng như nhà bảo tàng Nghệ thuật hiện đại Tokyo
(1951) của Junzo Sakakuru, Cung hội nghị của Hội đồng thành phố Tokyo (1961) của Kunio Mayakawa,
Toà thị chính Karayushi.
Một sự thay đổi mới từ những năm 1960 là gia đình Nhật Bản sống theo kiểu Phương Tây và cũng kéo
theo sự bố trí nội thất kiểu này. Ngoài ra, hầu hết các thành phố lớn Nhật Bản đều phải xây dựng lại từ
sau chiến tranh. Chính từ “cơn bĩ cực” đó, các kiến trúc sư đã tìm ra cho kiến trúc Nhật Bản một nội
dung mới, chú trọng đến nhu cầu của con người hiện đại. Mặc dù còn mắc nhiều sai lầm về quy hoạch
đô thị hiện đại trong thời kỳ tăng trưởng nhanh, các vấn đề ô nhiễm môi trường và tắc nghẽn giao thông
đường bộ... nhưng sự phát triển mạnh mẽ của các đô thị hiện đại Nhật Bản đã làm cho diện mạo xã hội
nước này thay đổi. Chính ở đó có sự góp mặt của nghệ thuật kiến trúc Nhật Bản.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×