Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án dạy mẫu của giáo viên mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.63 KB, 3 trang )

PHỤ LỤC
Giáo án dạy mẫu của GVMN

Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Vẽ đàn cá bơi
Đối tượng: 5 – 6 tuổi
Giáo viên: Nguyễn Thị Hiền
Đơn vị: Trường Mầm non Hoa Sen – TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
I. MỤC ĐÍCH:
 Kiến thức: Trẻ nhận biết đặc điểm, màu sắc, hình dạng của con cá.
Biết đàn cá có nhiều con với hình dáng khác nhau.
 Kỹ năng: Trẻ biết sử dụng nét cong tròn, nét lượn, nét thẳng, nét xiên …
để vẽ đàn cá.
Biết sắp xếp bố cục cân đối giữa các chi tiết trong tranh.
Biết cách tô màu không lem ra ngoài, phối hợp các màu sắc hài
hòa.
 Thái độ: Trẻ biết yêu thiên nhiên, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, có ý thưc bảo
vệ môi trường. Biết chia sẽ và giúp đỡ nhau trong quá trình hoạt động.
II. CHUẨN BỊ:
 Đồ dùng của cô: Bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng phần
mềm ActivInspire, máy tính. 3 tranh gợi ý, mũ cá vàng, kệ, giá trưng bày
sản phẩm, các chương ngại vật: hòn đá, san hô…
 Đồ dùng của trẻ: Giấy vẽ, bút màu, bút chì, bàn ghế.

III. TIẾN HÀNH: .
Hoạt động 1: Trò chuyện
1


- Vận động bài hát “Cá vàng bơi”
- Trò chuyện về nội dung bài hát. Cô cá vàng xuất hiện mời trẻ cùng khám phá


đại dương.
- Cô cho trẻ xem đoạn phim về đại dương kết hợp trò chuyện các hình ảnh dưới
biển.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn nguồn nước sạch để cá có môi trường phát triển tốt.
- Cô tạo tình huống gợi ý trẻ cùng đi dự triển lãm tranh của nhà bác cá voi.
- Trẻ đi dzích zắc để vượt qua các chướng ngại vật và quan sát tranh.
Hoạt động 2: Quat sát, nhận xét tranh; cô củng cố kiến thức.
Quan sát bức tranh thứ nhất: trẻ nhận biết hình dáng đặc điểm, màu
sắc, của cá.
- Gợi ý cho trẻ nhận xét về bức tranh của bác cá voi.
- Cô và trẻ cùng thốn nhất tên gọi của bức tranh.
- Cô gợi mở cho trẻ nhận biết về đặc điểm, màu sắc, hình dáng:
Theo con các chú cá có dạng hình gì?
Cơ thể của cá có mấy phần? (phần đầu, phần mình, phần đuôi...)
Bạn nào giỏi cho cô biết phần đầu các chú cá có bộ phận nào?
Còn phần thân và phần đuôi thì như thế nào?
Màu sắc của các chú cá như thế nào?
- Mời trẻ cùng đếm số cá trên bức tranh.
- Trò chuyện về lợi ích của cá và giáo dục trẻ biết cách chăm sóc cá.
Đọc đồng dao: “xỉa cá mè”
Quan sát bức tranh thứ 2: trẻ nhận biết độ xa, gần.
- Cô gợi ý cho trẻ nêu ý kiến về bức tranh, trẻ nhận biết được độ xa gần.
Bức tranh này vẽ gì?
Vì sao những chú cá ở phía sau nhỏ hơn những chú cá ở phía trước?
Trên tranh có những chi tiết gì nữa?...
- Cô củng cố kiến thức cho trẻ.
Quan sát tranh thứ 3: trẻ biết kỹ năng vẽ, bố cục và gợi mở sự sáng
tạo qua tranh.
- Gợi ý cho trẻ nêu các chi tiết trên tranh (như ông mặt trời, cây, đàn cá…)
- Hỏi trẻ về những kỹ năng để vẽ:

Những chú cá có dạng hình gì?
Dùng những kỹ năng gì để vẽ chú cá có dạng mình dài?..
- Cô gợi ý cho trẻ nêu cách vẽ: nét cong vẽ mình cá, miệng cá sử dụng nét
ngang, nét xiên vẽ đuôi cá, kết hợp các nét lươn vẽ vây cá…
Còn với chú cá có dạng hình tam giác này thì vẽ làm sao?
- Cô cũng cố lại kỹ năng: Để vẽ cá các con sẽ sử dụng các nét, cong, nét con
tròn khép kín, nét xiên, nét lượn…. và nối các nét lại với nhau để tạo thành một
chú cá.
- Nhắc trẻ các kỹ năng khi tô màu.
- Cho trẻ nêu ý tưởng của để tạo ra sản phẩm.
- Trẻ quan sát bố cục trang giấy và hướng dẫn trẻ cách sắp xếp bố cục tranh
giấy.
2


- Cô nhắc trẻ về cách cầm bút, tư thế ngồi.
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Trẻ về nhóm, cô mở nhạc nhẹ và trẻ cùng nhau thực hiện.
- Cô quan sát và động viên trẻ cùng thực hiện, gợi ý giúp đỡ những cháu còn hạn
chế, động viên trẻ tạo ra sản phẫm đẹp
Hoạt động 4: Trưng bày và nhận xét các sản phẩm
- Cô hướng dẫn trẻ cùng trưng bày sản phẩm.
- Cô mời trẻ nhận xét về sản phẩm của cả lớp.
- Cô nhận xét chung các bức tranh về bố cục, màu sắc, kỹ năng vẽ, khả năng
sáng tạo… động viên trẻ chưa thực hiện tốt lần sau cố gắng hơn.
- Vận động theo nhạc bài hát “Đi câu cá”.
* Kết thúc hoạt động.

3




×