Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phòng trị bệnh trên cá nước ngọt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 15 trang )

PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH CHỦ YẾU TRÊN CÁ NƯỚC NGỌT
MỘT SỐ BỆNH TRÊN CÁ NUÔI NƯỚC NGỌT
I. BỆNH DO VIRUS
1. BỆNH KHV Ở CÁ CHÉP.
a. Tác nhân gây bệnh: Herpesvirus
b. Dấu hiệu bệnh lý
- Dấu hiệu bên ngoài: Mang có vết chấm lốm đốm màu đỏ và màu trắng. Mắt trũng, da có
đám bạc màu hoặc phồng rộp.
- Dấu hiệu bên trong: Các cơ quan nội tạng bám chặt vào xoang cơ thể và xuất hiện các
chấm lốm đốm.
Mang hoại tử, mắt trũng
Mang có vết chấm lốm đốm màu trắng và

mắt trũng
c. Phân bố và lan truyền bệnh:
- Tỷ lệ chết từ 80 – 100% tổng số cá trong quần đàn.
- Bệnh thường xảy ra khi nhiệt độ nước trong khoảng 22 – 270C.
d. Phòng bệnh.
- Khử trùng nguồn nước ao nuôi, định kỳ 1 tháng/ lần bằng VINA AQUA liều: 1 lít/
5.000 m3 nước hoặc VINADIN 600 liều: 1 lít/ 6000 - 7000 m3 nước, dùng liên tục từ 2-3
ngày.
- Quản lý tốt chất lượng nước trong ao nuôi: ENZYM BIOSUB, liều: 100g/ 700 - 1000m3
nước, định kỳ 14 ngày xử lý 1 lần.


- Bổ sung VINAPREMIX-CÁ, VITAMIN C với liều lần lượt là 1kg/ 1.5 – 2 tấn thức ăn,
30g/10kg thức ăn cho ăn hàng ngày để cá luôn khoẻ mạnh, tăng cường sức đề kháng.
2. BỆNH XUẤT HUYẾT DO VIRUS Ở CÁ TRẮM CỎ
a. Dấu hiệu bệnh lý:
- Dấu hiệu bên ngoài: Da có có màu tới sẫm, cá nổi lờ đờ trên tầng mặt. Mang nhợt nhạt,
nắp mang và vây xuất huyết. Mắt lồi và xuất huyết.


- Dấu hiệu bên trong: Cơ quan nội tạng xuất huyết, thành ruột còn chắc chắn và không bị
hoại tử. Bóc da cá thấy các đám cơ đỏ xuất huyết.

Cá trắm cỏ bị xuất huyết, vẩy rụng và khô ráp

Cá trắm cỏ bị bệnh, xuất huyết dưới da

Cá trắm cỏ bị xuất huyết toàn thân

Cá trắm cỏ bị bệnh, mang và nội tạng xuất huyết

Tác nhân gây bệnh : Bệnh do virus Reovirus gây ra, bệnh xuất hiện ở cá trắm cỏ, cỡ cá
chủ yếu nhỏ hơn 1 tuổi, gây tác hại rất lớn ở các vùng nuôi tại miền Bắc và khu vực Tây
Nguyên.
- Mùa vụ xuất hiện bệnh: tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 10, khi nhiệt độ
nước từ 25 – 300C.
Phòng và trị bệnh : Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp: kiềm tra độ PH trong ao.
Trong trường hợp PH <7 định kỳ 14 ngày/lần dùng vôi hòa vào nước rồi té đều khắp ao.
Liều lượng tùy thuộc vào PH cao hay thấp, trường hợp PH > 7 không dùng vôi. Sử dụng
các loại thuốc khử trùng như. VINADIN 600, VINA AQUA, Chlorine Dioxide (2
lần/tháng) để tiêu diệt mầm bệnh. Vào mùa bệnh, nên dùng VITAMIN C bổ sung vào
thức ăn cho cá, với liều lượng 30g/10kg thức ăn và cho ăn liên tục trong mùa phát bệnh.


Mùa xuất hiện bệnh nên cho cá ăn thuốc VINADOXYL-TS mỗi đợt cho ăn 3 ngày liên
tục.
- Liều: cá giống 1kg/500kg thức ăn, cá thịt 1kg/400kg thức ăn. Hoặc dùng
FLORFENICOL 20% liều: 100g/100kg thức ăn.
II. BỆNH VI KHUẨN GÂY RA TRÊN CÁ.
1. BỆNH VIÊM RUỘT DO VI KHUẨN Ở CÁ (đốm đỏ)

a. Dấu hiệu bệnh lý.
- Dấu hiệu bên ngoài: Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên tầng mặt. Hậu môn viêm đỏ,
lồi ra ngoài. Các đốm xuất huyết màu đỏ xuất hiện trên thân, các gốc vây. Mắt lồi, xuất
huyết và bụng chướng to.
- Dấu hiệu bên trong: Xoang bụng xuất huyết, mật màu sắc đen sẫm. Ruột chứa đầy hơi
và hoại tử. Xoang bụng chứa nhiều dịch nhờn, mùi hôi thối.

Cá trắm cỏ bị viêm ruột, đốm đỏ.

Cá rô phi bị chướng bụng, xuất huyết

Cá tra bị bệnh viêm ruột, xuất huyết

Cá rô đồng bị chướng bụng và xuất huyết


Tác nhân gây bệnh: Bệnh do các loài vi khuẩn Aeromonas di động, bao gồm
A.hydrophyla, A.caviae, A.sorbria.
-Mùa mắc bệnh : Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường gặp nhất là vào mùa xuân và
mùa thu ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam.
Các loài cá nuôi lồng, bè và nuôi ao nước ngọt thường gặp bệnh đốm đỏ như Cá Trắm
cỏ, Cá Chép, Cá Trôi, Cá Mè, Ca Tra, Cá Trê, Cá Nheo... đều có thể mắc bệnh. Bệnh
viêm ruột có điều kiện nhất định, môi trường nước và thức ăn không sạch sẽ gây bệnh
cho cá.
- Cá bị bệnh thường có tỷ lệ chết từ 30 – 70%, riêng ở giai đoạn cá giống tỷ lệ chết có thể
đạt 100%.
Phòng và trị bệnh:
Phòng bệnh: Đảm bảo môi trường sạch không bị ô nhiễm hữu cơ, cá không bị sốc.
Vào mùa bệnh 2 lần/tháng dùng thuốc VINA AQUA té xuống ao nhằm ngăn chặn mầm
bệnh với lượng 1 lít/ 8.000 – 10.000m3 nước và VITAMIN C trộn vào thức ăn cho cá với

liều lượng là 100g cho 50kg thức ăn.
Trị bệnh: Kết hợp cả trong và ngoài
+ Cá giống tắm bằng VINA – DIN600 với lượng 500ml/1m3 tắm trong vòng 30phút
tùy theo phản ứng cá, nhằm làm lành vết thương, xử lý các loại nấm bám bên ngoài của
cá.
+ Dùng SULFATRIM với liều 1kg/400 – 500kg thức ăn liên tục 5 – 7 ngày.
Lưu ý: Trộn thuốc với ½ lượng thức ăn trong ngày, để 15p mới cho ăn. Trong điều kiện
không tắm được có thể dùng VINADIN 600 té xuống ao nhằm tăng hiệu quả.
+ Chú ý đến thức ăn đưa vào đảm bảo về chất lượng, vệ sinh tốt đặc biệt là thức ăn của cá
trắm cỏ.
2. BỆNH TRẮNG ĐUÔI
a. Dấu hiệu bệnh lý:
- Phía đuôi xuất hiện 1 vài điểm trắng sáng,
sau đó lan dần về phía trước cho đến vây lưng
và vây hậu môn, cả đoạn thân sau màu trắng.
- Bệnh nặng cá cắm đầu xuống dưới, đuôi
hướng lên trên (trạng thái treo râu) và gây chết
hàng loạt.
b. Tác nhân gây bệnh:
Vi khuẩn Pseudomonas
d. Phân bố và lan truyền bệnh:

Cá trê bị bệnh trắng đuôi


- Gây bệnh cho tất cả các loài cá nuôi nước ngọt.
- Bệnh trắng đuôi thường xảy ra ở giai đoạn cá hương và cá giống.
- Mùa vụ xuất hiện bệnh: Mùa hè khi nhiệt độ 28 – 340C.
e. Phòng và trị bệnh:
- Phòng bệnh:

+ Quản lý môi trường ao nuôi tốt và ổn định bằng chế phẩm ENZYM BIOSUB, liều
100g/700 - 1000 m3 nước, định kỳ 14 ngày/ l lần.
+ Khi vận chuyển cá giống về phải sát trùng bằng VINADIN 600, liều 100ml/ 0,5m3
nước, tắm trong thời gian 10 phút.
+ Sát trùng nước ao nuôi trước khi thả cá 1 tuần bằng VINA AQUA, liều 100ml/ 500m3
nước hoặc Chlorine Doxide, liều 1kg/ 8500 m3 nước.
+ Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng việc bổ sung các sản phẩm VITAMIN C vào
thức ăn.
- Trị bệnh:
+ Đối với cá giống: Dùng VINA-PARASITE tắm cho cá, liều 30g thuốc/m3 nước, trong
thời gian 20-30 phút. Kết hợp trộn thêm Vinapremix-cá, Vitamin C vào thức ăn để tăng
cường sức đề kháng cho cá.
+ Đối với cá thịt: Trộn VINA-PARASITE vào thức ăn, liều lượng 1kg thuốc/ 200kg cá,
cho ăn liên tục 3 – 5 ngày. Đồng thời bổ sung thêm các loại thuốc bổ như Vinapremix,
Vitamin C vào thức ăn.
3. BỆNH ĐỐM TRẮNG Ở CÁ DA TRƠN.
(Bệnh ‘‘gạo’’ trên cá tra)
a. Dấu hiệu bệnh lý:
- Dấu hiệu bên ngoài: Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, gầy yếu, bụng chướng to, quanh miệng có
các đám xuất huyết, gốc vây xuất huyết, mắt lồi.
- Dấu hiệu bên trong: Cơ quan nội tạng gan, lá lách, thận bị hoại tử thành các đốm màu
trắng đục.


Gan cá tra giống có các đốm trắng

Thận cá có nhiều đốm trắng

b. Tác nhân gây bệnh:
Vi khuẩn Edwardsiela, thường gặp 2 loài E.tarda và E.ictaluri.

c. Phân bố và lan truyền bệnh:
- Ở Việt Nam đã phân lập được E.tarda từ cá Trê giống và E.ictaluri từ cá Tra, cá Basa,
Cá Nheo giống và cá thịt.
- Tỷ lệ chết do bệnh đốm trắng gây ra từ 60 – 70%, có trường hợp tới 100%.
- Bệnh xuất hiện nhiều vào mùa xuân và mùa thu.
d. Phòng và trị bệnh.
- Phòng bệnh:
+ Quản lý môi trường ao nuôi tốt và ổn định bằng chế phẩm sinh học ENZYM BIOSUB,
định kỳ 14 ngày/ lần với liều lượng 1kg/ 7.000 – 10.000m 3 nước hoặc VƯỜN SINH
THÁI với liều 100ml/800 m3 nước, định kỳ 14 ngày/ lần.
+ Thức ăn cho cá nên được nấu chín hoặc dùng thức ăn viên.
+ Khử trùng nước ao nuôi định kỳ 15 ngày/ lần, VINADIN 600 liều 1lít/ 12.000 m3 nước.
+ Cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng vi lượng thiết yếu cho cá giúp tăng cường sức
đề kháng với bệnh: VINA-PREMIX, VITAMIN C, VƯỜN SINH THÁI.
- Trị bệnh:
+ Diệt mầm bệnh trong môi trường nước: VINADIN600, liều 1lít/ 6.000 m3 nước, hoặc
Chlorine Doxide với liều 1kg/5.000 m3 nước.
+ Dùng Florfenicol 5%
Liều dùng:
- Cá dưới 2 tháng tuổi: 1 lít/ 4-5 tấn cá hoặc 1 lít/ 200-250kg thức ăn
- Cá trên 2 tháng tuổi: 1 lít/ 5 tấn cá hoặc 1 lít/ 250kg thức ăn.
- Dùng liên tục trong 3 - 5 ngày
+ Tăng cường sức đề kháng cho cá: Vitamin C, liều 50g/10kg thức ăn.


+ Sau thời gian điều trị bằng Florfenicol 5% bổ sung men tiêu hoá ENZYM BIOSUB
vào thức ăn để kích thích tiêu hoá và tăng trưởng nhanh.
4. BỆNH NHIỄM KHUẨN DO “STREPTOCOCCUS”
a. Dấu hiệu bệnh lý.
- Dấu hiệu bên ngoài: Cá yếu, bơi quay tròn không định hướng và cơ thể chuyển màu tối.

Mắt bị lồi và mờ đục. Nắp mang và các gốc vây bị xuất huyết. Xuất hiện các mụn đỏ và
vết loét trên bề mặt cơ thể.
- Dấu hiệu bên trong: Gan, thận, lách bị hoại tử thành các những đốm màu nhạt.

Cá rô phi bị bệnh, có các mụn đỏ và xuất huyết

Gan cá rô phị bị hoại tử màu trắng đục

Cá tra bị bệnh, cơ quan nội tạng xuất huyết

b. Tác nhân gây bệnh:
Vi khuẩn Streptococcus
c. Phân bố và lan truyền:
- Bệnh nhiễm khuẩn do Streptococcus gây ra ở nhiều loài cá nước ngọt, đặc biệt khi nuôi
cá rô phi với mật độ cao.
- Mùa vụ xuất hiện bệnh: Mùa xuân, mùa thu ở Miền Bắc và mùa mưa ở Miền Nam.
d. Phòng, trị bệnh:
- Phòng bệnh:


+ Quản lý môi trường ao nuôi tốt và ổn định bằng chế phẩm sinh học ENZYM BIOSUB,
định kỳ 15ngày/ lần với liều lượng 1kg/ 7.000 – 10.000m3 nước.
+ Thức ăn cho cá nên được nấu chín hoặc dùng thức ăn viên.
+ Khử trùng nước ao nuôi định kỳ 15 ngày/ lần, VINADIN 600 liều 1lít/ 12.000 m3 nước.
+ Cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng vi lượng thiết yếu cho cá giúp tăng cường sức
đề kháng với bệnh: Vinapremix, Vitamin C...
- Trị bệnh:
+ Diệt mần bệnh trong môi trường nước: VINADIN 600, liều 1lít/ 6.000 m3 nước, hoặc
Chlorine Doxide với liều 1kg/5.000 m3 nước.
+ Dùng VINADOXYL trộn vào thức ăn cho cá, liều lượng 1kg/400 kg thức ăn cho ăn liên

tục 5 – 7 ngày.
+ Tăng cường sức đề kháng cho cá: Vitamin C, liều 50g/10kg thức ăn.
+ Sau thời gian điều trị bằng VINADOXYL bổ sung men tiêu hoá ENZYM BIOSUB vào
thức ăn để kích thích tiêu hoá và tăng trưởng nhanh.

5. BỆNH THỐI MANG Ở CÁ (Bệnh mang đó bùn)
a. Dấu hiệu bệnh lý:
- Tơ mang mòn cụt, dính bết vào nhau và nhợt
nhạt.
- Trên bề mặt tơ mang có một lớp dịch nhầy làm
cản trở quá trình hô hấp của cá.
- Cơ thể cá chuyển màu tối và cá chết hàng loạt.
b. Tác nhân gây bệnh
Vi khuẩn Myxococcus piscicolas
c. Phân bố và lan truyền bệnh:
- Cá thối mang đóng bùn
- Bệnh thường gặp ở cá trắm cỏ, trắm đen, chép,
trôi và cá mè hoa.
- Bệnh xuất huyết vào mùa xuân, mùa thu, khi nhiệt độ nước từ 25 – 35 0C, đặc biệt ở các
ao bị ô nhiễm mùn bã hữu cơ.
d. Phòng và trị bệnh.
- Phòng bệnh:
+ Quản lý môi trường ao nuôi tốt và ổn định bằng các chế phẩm sinh học ENZYM
BIOSUB, VƯỜN SINH THÁI, định kỳ 15 ngày/ lần.


+ Khử trùng nguồn nước: Đối với bè nuôi cá thường xuyên treo túi vôi, định kỳ 2 tuần 1
lần với liều lượng 2 kg/ 10 m3 nước. Đối với ao nuôi, định kỳ 1 tháng/ lần, phun
Chlorine Doxide liều: 1kg/ 6.000m3 nước hoặc VINADIN 600, liều 1lít/ 12.000 m3
nước.

+ Bổ sung VINA PREMIX, VITAMIN C vào thức ăn hàng ngày để cá luôn khoẻ mạnh,
tăng cường sức đề kháng.
- Trị bệnh:
+ Diệt mầm bệnh trong môi trường nước: VINADIN 600, liều 1lít/ 6.000 m3 nước, hoặc
Chlorine Doxide với liều 1lít/5.000m3 nước.
+ Trộn VINA-OXY vào thức ăn, liều lượng 1 lít/ 300 - 400 kg thức ăn hoặc 1 lít/ 8 - 10
tấn cá, dùng liên tục 3 - 5 ngày cho 1 đợt điều trị.
+ Đồng thời bổ sung VITAMIN C vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Lưu ý: Trộn đều thuốc với 1/ 2 lượng thức ăn trong ngày, sau đó bao bên ngoài bằng dầu
mực hoặc dầu ăn, để khô 15 phút rồi cho ăn.
III. BÊNH DO NẤM GÂY RA Ở CÁ
1. BÊNH NẤM THỦY MY Ở CÁ
a. Dấu hiệu bệnh lý:
- Trên da xuất hiện những vùng trắng xám, sau 1 vài ngày tại các điểm đó có các búi nấm
trắng như bông.

Cá Trắm cỏ bị bệnh nấm thủy my

Cá trê bị nấm thủy my

b. Tác nhân gây bệnh:
Nấm gây bệnh cho cá thuộc các giống Saprolegnia, Achlya và Aphanomyces.
c. Phân bố và lan truyền bệnh:
- Bệnh do nấm gây ra gặp ở nhiều loài cá và trứng cá khác nhau.
- Bệnh thường xảy ra vào mùa đông ở Miền Bắc và mùa mưa ở Miền Nam, khi nhiệt độ
nước từ 14 – 250C.
d. Phòng và trị bệnh:
- Phòng bệnh:



+ Tránh hiện tượng ô nhiễm hữu cơ xảy ra trong ao bằng cách dùng chế phẩm sinh học
VƯỜN SINH THÁI, ENZYM BIOSUB định kỳ 14 ngày/lần.
+ Trong mùa xuất hiện bệnh định kỳ 2 tháng/ lần, phun VINADIN 600 vào trong ao với
liều 1 lít/ 8000 – 10.000m3 nước.
+ Bổ sung các vitamin và khoáng vi lượng từ sản phẩm “VƯỜN SINH THÁI” vào khẩu
phần ăn hàng ngày cho cá để tăng cường sức đề kháng.
- Trị bệnh cho cá:
+ Dùng VINADIN 600, phun trực tiếp vào ao nuôi với liều 1 lít 6.000 - 7000m3 nước.
+ VINAMIN C, liều 5g/ kg thức ăn/ ngày, ăn liêt tục 5 – 6 ngày
2. HỘI CHỨNG DỊCH BỆNH LỞ LOÉT Ở CÁ
a. Dấu hiệu bệnh lý:
- Cá bỏ ăn, hoạt động chậm chạp và bơi nhô đầu lên mặt nước.
- Da cá xẫm lại và có các vết ăn mòn hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu và thân. Các vết
loét lan rộng dần, có khi ăn sâu đến tận xương.
- Giải phẫu các cơ quan nội tạng nhưng không có sự biến đổi.
b. Tác nhân gây bệnh:
- Cho đến này người ta chưa khẳng định được tác nhân cơ bản gây dịch bệnh lở loét ở cá.
Một loạt các yếu tố vô sinh và hữu sinh đã được xem xét như nguyên nhân của bệnh này.
- Nấm được coi là nguyên nhân bắt buộc trong các nguyên nhân tổng hợp của hội chứng
dịch bệnh lở loét.
- Virus được xem như là nguyên nhân đầu tiên gây bệnh lở loét.
- Vi khuẩn: Là nguyên nhân cuối cùng gây chết ở cá bị bệnh nặng.
- Ký sinh trùng: Làm cho cá bị tổn thương, làm cho cá dễ bị nhiễm bệnh lở loét.
- Các yếu tố môi trường: Nhiệt độ, pH, hàm lượng oxy hoà tan, chất thải, vấn đề ô nhiễm
… là những yếu tố tác động đến sức đề kháng và tính mẫn cảm của cá đối với bệnh.
c. Phân bố và lan truyền:
- Có 17 loài cá thường hay bị bệnh lỡ loét, đặc biệt các loài cá lóc, cá trê, rô đồng, lươn

- Bệnh thường xảy ra vào mùa khô ở Miền Trung và Miền Nam. Ở Miền Bắc bệnh
thường xảy ra từ tháng 11 – tháng 12, khi nhiệt độ thấp.

d. Phòng trị bệnh:
- Phòng bệnh:
+ Định kỳ 2 tuần/ lần, rắc vôi nung (CaO) xuống ao nuôi với liều lượng 2 kg/ 100 m 3
nước.


+ Dùng VINADIN 600, phun xuống ao với liều 1lít/ 8000 – 10000m 3 nước, định kỳ 1
tháng/ lần, để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh tồn tại trong môi trường nước và trên cơ thể
cá.
+ Bón chế phẩm định kỳ để quản lý tốt chất lượng nước trong ao nuôi và tránh hiện
tượng ô nhiễm hữu cơ.
+ Cho cá ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nên trộn liên tục các loại vitamin, khoáng vi
lượng và các axit amin vào khẩu phần ăn hàng ngày cho cá như: VITAMIN C,
VINAPREMIX…
- Trị bệnh:
+ Trộn thuốc vào thức ăn để trị bệnh cho cá: CATOM, liều 1kg/ 400 – 500 kg thức ăn,
cho ăn liên tục 5 – 7 ngày hoặc SULFATRIM, liều 1kg/ 500 – 600kg thức ăn, cho ăn liên
tục 4 – 6 ngày. Kết hợp trộn thêm các loại thuốc bổ như VITAMIN C, VINA-PREMIX
+ Diệt mần bệnh trong môi trường nước: VINA AQUA, liều 100ml/ 500m3 nước, 2 ngày
sau dùng VINADIN 600 với liều 100ml/ 600 – 700m3 nước.
IV. BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG.
1. BỆNH TRÙNG QUẢ DƯA (Bệnh đốm trắng ở cá)
a. Dấu hiệu bệnh lý.
- Trên da, mang, vây của cá có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ, màu hơi
trắng đục (có thể thấy rõ bằng mắt thường).
- Da và mang có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt.
- Trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở.
- Khi cá yếu, ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm xuống nước.

Trùng quả dưa

Trùng quả dưa ký sinh trên mang cá
b. Tác nhân gây bệnh:
Ký sinh trùng Ichthyophthyrius multifillis
c. Phân bố và lan truyền:


- Ở Việt Nam đã phát hiện thấy bệnh trùng quả dưa trên cá trắm cỏ, chép, mè trắng , mè
hoa, trôi, rôphi, cá tra, cá trê.
- Tỷ lệ cảm nhiễm 70 – 100%, cường độ cảm nhiễm 5 – 7 trùng/ la men.
- Nhiệt độ thích hợp cho trùng quả dưa phát triển là 25 – 260C.
d. Phòng và trị bệnh:
- Phòng bệnh:
+ Không thả chung cá bị nhiễm ký sinh trùng với cá khoẻ.
+ Tẩy dọn ao kỹ, phơi đáy ao 3 – 4 ngày để diệt bào tử ở đáy ao.
+ Cá giống trước khi thả vào ao phải được tắm bằng VINADIN 600, liều 100ml/ 0,5m3
nước, trong 10 phút để tiêu diệt ký sinh trùng.
+ Định kỳ 2 tuần/ lần, trộn VINA-PARASITE vào thức ăn với liều 1kg/200 – 300kg thức
ăn, cho cá ăn liên tục 2 – 3 ngày.
+ Bổ sung các vitamin và khoáng vi lượng từ các sản phẩm VITAMIN C, VINAPREMIX vào khẩu phần ăn hàng ngày cho cá để tăng cường sức đề kháng.
- Trị bệnh:
Dùng VINA-PARASITE để trị bệnh trùng quả dưa cho cá theo 1 trong 2 phương pháp
sau:
+ Trộn thuốc vào thức ăn: 2 – 3 ml/ 1 kg thức ăn, cho cá ăn liên tục 3 ngày
+ Tắm cho cá: 2 – 3 ml/ m3 nước, tắm liên tục 2 – 3 ngày (lưu ý sử dụng khi trời mát)
2. BỆNH SÁN LÁ ĐƠN CHỦ
Tác nhân gây bệnh: Sán lá đơn chủ Cichlidogyrus tilapiae, C. sclerosus, Gyrodactylu
niloticus
Dấu hiệu bệnh lý: Cichlidogyrus, Gyrodactylus ký sinh trên da và mang cá, làm cho
mang và da cá tiết ra nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến hô hấp cá. Tổ chức da và mang có
sán ký sinh bị viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số sinh vật xâm nhập

gây bệnh.
Phân bố và lan truyền bệnh
Cá có thể bị bệnh khi ương giống với mật độ dày và có thể gây chết hàng loạt trong giai
hoặc bể ương. Bệnh phát vào mùa xuân, mùa thu, mùa đông.
Phòng trị bệnh
- Dùng nước muối NaCl 2-3% tắm cho cá 5-15 phút
- Cách phòng trị tương tự bệnh trùng quả dưa
- Trị bệnh:
Dùng VINA-PARASITE để trị bệnh trùng quả dưa cho cá theo 1 trong 2 phương pháp
sau:


+ Trộn thuốc vào thức ăn: 2 – 3 ml/ 1 kg thức ăn, cho cá ăn liên tục 3 ngày
+ Tắm cho cá: 2 – 3 ml/ m3 nước, tắm liên tục 2 – 3 ngày (lưu ý sử dụng khi trời mát)
3. BỆNH TRÙNG MỎ NEO
Đối với trùng mỏ neo đây là bệnh thường gặp
trong nuôi các nước ngọt, đặc biệt là các chép,
thường gặp vào các tháng đầu năm.
Đối với bệnh ký sinh trùng nói trung, trùng mỏ
neo nói riêng ta dùng thuốc VINA – PARASITE
với lượng 100ml, té cho 1.000m3 nước liên tục
trong 2 ngày, thấy tôm tép dạt vào bờ thì ngừng té
thuốc. 2 ngày sau sử dụng VINADIN 600 liều
100ml/600m3 nước. Bổ sung VITAMIN C tăng
sức đề kháng cho cá.
Lưu ý: sau khi té VINA – PARASITE tôm các loại
tôm tép sẽ chết, vì vậy tránh không cho vịt ăn tôm
té chết. Không dùng cho ao nuôi tôm. Cách 5 – 7
ngày vớt hết tôm tép chết rồi thả vịt.
V. XỬ LÝ AO NUÔI BỊ Ô NHIỄM

ENZYM BIOSUB “biệt dược
sinh học dùng trong nuôi trồng thủy
sản”
+ Công dụng:
Cải tạo nền đáy: Giúp tăng lượng vi sinh
vật có lợi và men hữu ích giúp phân hủy
các chất dơ bẩn như cặn bã hữu cơ và
thức ăn thừa trong ao nuôi;
Cải thiện môi trường: Tạo màu nước
xanh, làm giàu dinh dưỡng tự nhiên;
Cung cấp enzym tiêu hóa và vi khuẩn có
lợi cho đường ruột, giúp tiêu hóa thức ăn, tăng hiệu quả hấp thụ thức ăn, tăng tỷ lệ sống,
tăng sức đề kháng cho thủy sản.
Phòng bệnh đường ruột, phân trắng, phân đứt khúc.
+ Liều dùng:
Tạo màu nước trước khi thả giống 2 - 3 ngày: 1kg/ 6.000 - 8.000 m3 nước.
Trong quá trình nuôi: 1kg/ 7.000 - 10.000 m3 nước ao, định kỳ 14 ngày/ lần.


Trộn với thức ăn: 1kg/ 500 - 600 kg thức ăn khô, cho ăn thường xuyên.
Lưu ý:
- Không dùng cùng lúc với các loại thuốc sát trùng.
Thuốc có thể sử dụng cho các loài thủy đặc sản như: baba, ếch, lươn, cá sấu...liều dùng
tương tự như tôm cá.
- Đối với ao nuôi, nước có màu đen, mùi hôi thì liều lượng phải năng hơn để đảm
bảo hiệu quả sử dụng. Khuấy cho chế phẩm hòa với nước ao, để sử dụng triệt để.
VI. XỬ LÝ TẢO PHÁT TRIỂN MẠNH TRONG AO NUÔI
Đối với ao nuôi lượng tảo phát triển
mạnh làm cá bị ngạt và gây độc rất lớn
đến với cá. Vì vậy ta cần diệt tảo càng

sớm càng tốt.
Cách dùng: Dùng 100ml VINA AQUA
pha với lượng nước nhất định sau đó té
xuống ao. Cho 600 - 700m3 nước té
xong dùng quạt nước quạt ao nuôi.
Công dụng: Khử trùng nguồn nước.
Phòng bệnh lở loét, xuất huyết trên cá.
Đặc biệt: Khống chế sự phát triển của tảo, sinh vật phù du, ổn định độ trong của nước ao.
Lưu lý: Té vào cuối chiều gió nơi Tảo Phát triển nhiều nhất tại ao.
Không té hết ao để tránh sự biết động lớn của môi trường ao nuôi. Ví Dụ: Chia ao thành
3 phần té vào phần cuối gió nơi tập trung nhiều tảo nhất.
Té trong khoảng thời gian từ 9h – 16h. lúc trời hửng nắng không mưa.

PHỤ LỤC
I. BỆNH DO VIRUS........................................................................................................................................1
1. BỆNH KHV Ở CÁ CHÉP..........................................................................................................................1


2. BỆNH XUẤT HUYẾT DO VIRUS Ở CÁ TRẮM CỎ......................................................................................2
II. BỆNH VI KHUẨN GÂY RA TRÊN CÁ............................................................................................................3
1. BỆNH VIÊM RUỘT DO VI KHUẨN Ở CÁ (đốm đỏ).................................................................................3
2. BỆNH TRẮNG ĐUÔI..............................................................................................................................4
3. BỆNH ĐỐM TRẮNG Ở CÁ DA TRƠN......................................................................................................5
4. BỆNH NHIỄM KHUẨN DO “STREPTOCOCCUS”.....................................................................................7
5. BỆNH THỐI MANG Ở CÁ (Bệnh mang đó bùn)....................................................................................8
III. BÊNH DO NẤM GÂY RA Ở CÁ..................................................................................................................9
1. BÊNH NẤM THỦY MY Ở CÁ..................................................................................................................9
2. HỘI CHỨNG DỊCH BỆNH LỞ LOÉT Ở CÁ..............................................................................................10
IV. BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG.....................................................................................................................11
1. BỆNH TRÙNG QUẢ DƯA (Bệnh đốm trắng ở cá)................................................................................11

3. BỆNH TRÙNG MỎ NEO.......................................................................................................................13
V. XỬ LÝ AO NUÔI BỊ Ô NHIỄM...................................................................................................................13
VI. XỬ LÝ TẢO PHÁT TRIỂN MẠNH TRONG AO NUÔI..................................................................................14
PHỤ LỤC.....................................................................................................................................................14



×