Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Nghi thức thần đạo của người nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 20 trang )

Nghi thức
Các nghi thức, nghi lễ của Thần đạo trong các buổi lễ, hoặc khi đến thăm các đền thờ.
Đức tin của Thần đạo


Thần đạo không có kinh thánh như đạo Cơ đốc, cũng không có những lời giáo huấn và những giảng
giải đạo lí như đạo Phật, Thần đạo đơn giản chỉ yêu cầu con người sống hợp với ý nguyện của các


thần. Người Nhật tin rằng, chính vì họ cũng có nguồn gốc sâu xa từ các thần, vậy nên những cái gì
đúng, những cái gì phải đạo, hợp ý thần đều có thể được tìm thấy bên trong trái tim của họ. Điều đó
không có nghĩa là những ai theo Thần đạo đều sẽ không gặp rắc rối hay không làm điều xấu, tuy
nhiên người ta cho rằng bản chất của họ không xấu xa, mà chỉ là con tim của họ lầm đường lạc lối
nên mới gây ra những chuyện không tốt mà thôi.
Sự thanh tẩy
Thần đạo nhấn mạnh rằng sự đơn giản tinh tế và sạch sẽ chính là những dấu hiệu cho thấy một tâm
hồn sáng trong. Các thần yêu cầu người dân phải trong sạch cả về tâm và trí, và phải biết ơn các
thần đã bảo vệ, ban phước cho họ. Làm cách nào để thể hiện với thần linh những điều trên còn tùy
vào nhận thức của từng người. Lối sống làm hài lòng các thần, hợp ý các thần được rút ra từ các
câu chuyện kể, các truyền thuyết, trong các câu khấn cổ (norito) và đặc biệt là từ sự giáo dục, nếp
sống của gia đình.
Từ các truyền thuyết về Thần đạo, con người học được rằng không thể nào dự đoán được hành
động của các Thần, cũng như tính cách của con người, đố kị, giận dữ, phiền hà, kiêu ngạo hay vô
cảm. Câu chuyện về Thần Bão tố Susanowo và người em của mình là Nữ thần mặt trời Amaterasu
dạy chúng ta rất nhiều bài học. Chúng ta cùng nhớ lại câu chuyện, Susanowo phản bội lời hứa và
liên tục gây rắc rối khiến cho Amaterasu giận dỗi và trốn vào hang động. Tuy nhiên, những hành
động xấu của Susanowo phải được hiểu rằng đó chỉ là sự tinh nghịch chứ không phải bản tính độc
ác, bởi vì về cuối Susanowo đã biết hối lỗi, cứu sống 1 gia đình nhờ giết chết con Mãng Xà hung ác
và đem tặng bảo vật của mình cho Amaterasu như vật hối lỗi, xin sự tha thứ. Uzume, nữ thần hạnh
phúc đã dùng điệu múa hài hước của mình để dụ Amaterasu ra khỏi hang, hàm ý rằng tiếng cười
đem lại rất nhiều điều tốt đẹp và có thể chữa lành những tổn thương tâm lí.


Ý thức cá nhân
Tự cá nhân ý thức được sự cần thiết thờ phụng các thần quan trọng hơn nhiều việc làm theo sách
giáo điều, có lòng biết ơn các thần sẽ tự khắc biết mình phải làm gì để tỏ lòng thành. Người ta đi lễ,
cầu nguyện khi bản thân thấy cần thiết. Để tỏ lòng biết ơn, cảm kích đến các thần, một số người
thích tham gia các lễ hội, có người ngày nào cũng đi qua các đền, miếu đều dừng lại và thực hiện
vài động tác đơn giản như cúi đầu, vỗ tay rồi chắp tay hay đơn giản là sắp xếp lại các vật cúng nếu
chúng lộn xộn hoặc bị đổ.


Thần đạo đề cao sự sạch sẽ – biểu tượng cho sự trong sạch, thuần khiết nên người ta trước khi
làm lễ đều tắm rửa và mặc những bộ quần áo sạch sẽ, trước khi vào một ngôi đền, họ sẽ phải rửa
tay và rửa miệng ở ngoài cổng đền (torii). Thường thì trên con đường đến ngôi đền luôn có suối,
lạch nước nhỏ, nước từ đó được đưa đến một cái bồn nước bằng đá – tại đó người ta sẽ rửa tay và
miệng.


Theo truyền thống, người ta sẽ để lại một vài đồng tiền lẻ hoặc đồ ăn, ví dụ như vài đồng xu, vài hạt
gạo gói trong giấy, bánh gạo hoặc ít rượu sake để dâng lên các vị thần. Họ cũng thường viết các lời
cầu nguyện của mình lên một phiếu giấy trắng và gắn chúng lên cây thần sasaki. Ở các đền thờ lớn
còn có dịch vụ rút quẻ bói nữa. Cần biết rằng mấy đồng bạc lẻ hay đồ ăn bạn để lại đền thờ không
phải là vật hiến tế mà nó chỉ đơn giản là bạn thể hiện sự biết ơn của mình với các thần. Trong thần
đạo không có khái niệm hiến tế, người ta đến cầu nguyện bằng chính nhu cầu chính đáng của mình,
các đồ vật để lại nhằm mong các thần sẽ giúp điều cầu nguyện của họ trở thành hiện thực.
Thần chủ



thần chủ và gậy phép haraegushi
Ngày xưa việc tế lễ được giao cho các tộc trưởng mỗi gia tộc, và cũng kiêm luôn làm thần chủ. Khi
các gia tộc hợp nhất và mở rộng thành những khối lớn mạnh, sẽ nổi lên một gia tộc đứng đầu. Gia

tộc này sẽ chọn một gia đình để đảm nhận mọi việc nghi thức cúng bái thần linh, việc tế lễ không
được phổ cập và là công việc cha truyền con nối của gia đình đó và được coi là hậu duệ trực tiếp
của các thần.
Hoàng gia Nhật Bản thời đầu giao việc này cho 4 gia đình. Một quản lý các nghi thức và các lễ, một
gìn giữ các điện thờ và đóng vai trò liên lạc với các thần, một gia đình tìm hiểu về hành vi của các
thần và một gia đình chuyên nhảy múa, ca hát làm vui các thần. Chỉ một vài nghi lễ (rất lớn, mang
tầm vóc hoàng gia) là được thực hiện bởi Thiên hoàng, còn lại các nghi lễ và việc quản lí các đền
thờ khác được giao lại cho 4 gia đình trên. Các thần chủ được phép kết hôn, và công việc tế lễ
được truyền dạy từ đời này sang đời khác, cha truyền con nối.
Những năm 1800, Thần đạo quốc gia ra đời, phá bỏ việc thần chủ cha truyền con nối, các thần chủ
được chỉ định bởi chính phủ. Các đền thờ quan trọng ở các thành phố lớn được chỉ định giao cho
các thần chủ có địa vị xã hội cao, các thần chủ khác sẽ quản lý các đền nhỏ ở địa phương.
Ngày nay, các thần chủ là một cộng đồng riêng biệt. Trừ những người quản lý các đền thờ lớn, còn
lại đều đang làm các công việc khác. Họ có thể là giáo viên, nhân viên công chức hay doanh nhân.
Họ kết hôn, lập gia đình và làm nhà tại những nơi gần đền thờ Thần. Trừ phi phải làm lễ ra không
thì họ cũng ăn mặc như những người bình thường vậy.


Công việc của một thần chủ là biết và hiểu các nghi lễ Thần đạo và cách để tiến hành các lễ hội hay
buổi lễ Thần. Nhiều người muốn trở thành thần chủ sẽ tham gia các khóa học tổ chức bởi Jinja
Honcho, học từ các thần chủ khác,… Các ứng viên tốt nghiệp sẽ được chỉ định bởi Jinja Honcho
nếu muốn làm công tác thần chủ tại các đền ở địa phương.
Trước khi các lễ hội hay buổi lễ được bắt đầu, các thần chủ sẽ tự giam mình lại để chuẩn bị tinh
thần cho nghi lễ. Họ tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo sạch (màu trắng), tránh ăn thịt, chỉ ăn một số đồ
nhất định và giữ cho tâm hồn thanh thản. Mọi hành vi xâm phạm hay bất tôn kính sẽ khiến họ mất tư
cách thần chủ.


Thần chủ nữ


Thần chủ nữ


Tuy hầu hết các thần chủ theo truyền thống lại đều là nam nhưng Thần đạo không cấm phụ nữ làm
thần chủ. Vào thời điểm mà Nhật Bản được cai trị bởi Nữ Thiên hoàng, vị trí thần chủ chính (của
đền Ise) được giao cho bà. Trong Thế chiến thứ 2, hầu hết nam giới đều tham gia chiến trận, thì vợ
con của họ ở nhà sẽ làm các công việc liên quan đến các nghi lễ Thần đạo, nhiều phụ nữ còn được
đảm trách các đền lớn. Ngày nay, vai trò và vị trí của phụ nữ hay đàn ông đối với các nghi lễ Thần
đạo là như nhau, không có chuyện trọng nam khinh nữ, tuy nhiên, nam vẫn chiếm số đông.
Vu nữ (Miko)

Ngoài các thần chủ ra thì ở nhiều ngôi đền còn có các vu nữ (巫女) tham gia vào các hoạt động tại
đền. Vu nữ là những phụ nữ trẻ, còn trinh, thường là con gái của các thần chủ, học các điệu nhảy
cổ ở các đền, gọi là Miko-mai (巫女舞) và biểu diễn chúng trong các buổi lễ, ngoài ra họ còn bán
bùa, quét dọn sân đền và các điện thờ. Trang phục của họ là bộ kimono trắng với hakama đỏ, và
thường cầm cây chổi tre để quét sân.


biểu diễn miko mai


Nếu như kết hôn, công việc của vu nữ sẽ chấm dứt và nhường vị trí cho người khác. Ngày nay
phần lớn miko là nữ sinh phổ thông được thuê làm bán thời gian hoặc là những người tình nguyện.
Nhiệm vụ của họ là hỗ trợ các phận sự của đền, biểu diễn điệu múa nghi lễ, phân phát Omikuji (một
dạng quẻ bói), và phục vụ trong các cửa hiệu của đền.


Miko phát Omikuji



Nghi lễ
Các nghi lễ chính thức trong Thần đạo thường được thực hiện bởi các thần chủ – những người đã
học các cách thức, nghi lễ cổ từ xa xưa vì chỉ có những người này mới có thể “liên lạc” được với
thần linh. Mọi nghi lễ cơ bản đều gồm 4 yếu tố: thanh tẩy, dâng lễ, cầu khấn và hội.
Lễ thanh tẩy, hay còn gọi là harai (祓い) nhằm loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn, quỷ dữ, linh hồn đeo
bám hay ý nghĩ xấu xa. Hành động rửa tay và miệng chỉ là hình thức tẩy rửa đơn giản, giành cho
các cá nhân. Nếu là các thần chủ, họ sẽ vung các cây gậy haraegushi lên và vẩy nước muối hoặc
hạt muối – thứ được cho là có sức mạnh thanh tẩy (thường thấy trong Sumo)

Một nghi lễ thanh tẩy điển hình khác là yutate, hay là ngâm mình trong nước nóng. Họ sẽ tiến hành
đun 2 nồi nước lớn. Một vị thần chủ sẽ lấy một cây gậy phép được làm từ một cành cây sasaki có
gắn các mẩu giấy ở đầu (tượng trưng cho thần)gọi là haraegushi – trông như cây phất trần. Sau đó
vẩy nó trên đầu các vị thần chủ khác, các vu nữ và các quan khách đến thăm đền. Vị thần chủ sau
đó bắt đầu đọc các bài khấn norito và các vu nữ nhảy các điệu múa cổ ( Miko-mai ). Sau đó, một vu
nữ sẽ rắc muối xung quanh 2 nồi nước để thanh tẩy chúng rồi lấy một ít gạo và sake cho vào trong
nồi. Tiếp theo cô lấy một cái bát và gáo gỗ, múc “rượu thần”(của ngôi đền) đổ vào nồi. Sau đó múc
nước ra một bát, đưa cho Thần chủ để ổng đem vào bàn thờ thần bên trong ngôi đền. Với số nước
còn lại trong nồi, vu nữ sẽ nhúng một nhành tre nhiều lá( gọi là Tamagushi)vào nồi rồi vẩy chúng
vào mọi người, đồng thời đọc một vài lời khấn đặc biệt. Sau đó, nước trong 2 nồi sẽ được truyền đi
cho mọi người cùng uống, vừa để thanh tẩy, vừa để kết nối họ với thần.


Tiếp theo là dâng lễ, hay còn gọi là shinsen (神饌) là các món quà được làm/ mua dâng tặng các
thần, ít nhất 1 lần 1 ngày. Người ta tin rằng nếu như thủ tục tặng quà cho thần hằng ngày bị bỏ qua,
các thần sẽ không vui là sẽ ngừng phù hộ cũng như bảo vệ người dân. Tại gia đình hoặc các đền
miếu nhỏ, đồ vật được dâng tặng thường là các đồng xu, tiền lẻ, hoa hoặc thức ăn gói nhỏ như kẹo
hay bánh gạo. Ở các đền thờ lớn hơn, các mòn quà dâng lên các thần thường tùy theo quy định
của mỗi ngôi đền, và được tiến hành sau khi các thần chủ làm xong nghi lễ tẩy rửa. Thức ăn và đồ
uống, chủ yếu làm từ gạo và rượu sake là những đồ vật phổ dụng nhất, tuy nhiên các món ăn khác
như rau, cá hay nước lọc cũng được chấp nhận. Ngoài ra còn có các tấm vải, lụa, tiền, trang sức

hay một sản phẩm, sản vật nào đó. Các điệu nhảy, sumo hay kịch cũng được coi là các món
quà mua vui cho thần.


shinsen


Việc dâng lễ được tiến hành tại một buồng nhỏ gọi là thần điện (神殿 – shinden) hay còn gọi là
honden (本殿). Đây là nơi thần trú ngụ và là nơi linh thiêng nhất của một ngôi đền.

hình ảnh một honden
Đầu tiên, mọi người sẽ cúi chào một cách tôn kính, sau đó thần chủ sẽ mở cánh cửa của thần điện
(mitobira) và hát “ooo ooo ….” nhằm thu hút sự chú ý của thần. Thần chủ sau đó dâng lên các lễ
vật, cứ mỗi lần 1 lễ vật được dâng lên, sẽ có các vu nữ hoặc thần chủ nhảy múa xung quanh.
Những người đến lễ khác sẽ lần lượt dâng một nhành cây sasaki đặt lên bệ, vỗ tay và cúi đầu (trong
lễ hội lớn sẽ có một người đại diện tiến lên dâng lễ). Sau khi tất cả lễ vật được dâng lên cho thần,
mọi người lại cúi đầu một lần nữa, Thần chủ gỡ các món đồ lễ xuống và đóng cửa thần điện lại và
tham gia “hội” (naorai).
Kết thúc các buổi lễ Thần thường là “hội” , hay là naorai (直会), nghĩa là “cùng ăn với thần”. Khi đó,
các đồ lễ được hạ xuống và được chia cho mọi người, thường là sake, nước, và các đồ ăn khác


(như bánh gạo,…), mọi người đến lễ sẽ tập hợp quanh một chiếc bàn, cùng nghe nhạc và thưởng
thức các món ăn.

Các câu khấn cổ, gọi là norito (祝詞) được viết và nói bằng chữ Nhật cổ, và người Nhật Bản ngày
nay thì không hiểu ngôn ngữ này. Các câu khấn được biên soạn theo dạng thơ có vần điệu từ xa
xưa sao cho đọc lên nghe vừa tai các thần. Một norito được đọc lên phải được phát âm chính xác
nếu không nó sẽ không đến được tai các vị thần. Các câu khấn mới dành cho một số ngôi đền,
được biên soạn bởi Hiệp hội các ngôi đền Thần đạo (Jinja Honcho) vì ở đây có một cơ quan chuyên

về Nhật ngữ cổ. Nói chung một bài khấn được mở đầu bằng những lời ngợi ca các thần, rồi dâng lễ,
đề đạt nguyện vọng và kết thúc bằng việc bày tỏ lòng kính trọng đối với các thần.
Bonus tips cho các bạn khi đến thăm đền thờ


rửa tay, súc miệng




×