Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.31 KB, 2 trang )
Nghi thức hôn lễ của người
Chăm An Giang
An Giang có 2.110 hộ người Chăm với 13.700 người luôn sống
gắn bó, hoà nhập vào cộng đồng các dân tộc anh em và giữ gìn
bản sắc văn hoá riêng. Xin giới thiệu với bạn đọc nghi thức hôn
lễ cổ truyền của đồng bào Chăm An Giang.
Lễ dứt lời (Pakioh - Po Nuối)
Trước “lễ dứt lời”, bà mai (Maha) sang nhà gái trao đổi trước.
Đúng ngày giờ đã định, nhà trai đến nhà gái. Vị Cả Chùa tuyên
bố: “Hôm nay là lễ Pakioh - Po Nuối cho hai trẻ, tiền đồng là… tiền chợ là…”. Hai họ
dùng tiệc, chi phí bữa tiệc do đôi bên cùng lo. Vài hôm sau, đàng gái mang sang nhà trai
1 mâm bánh trả lễ, đàng trai trao tượng trưng 1 bao thư tiền.
Sau đó cứ đến ngày Ro-Ja, chú rể và bạn bè đến thăm nhà cô dâu vào ban ngày, cô dâu
không được ra gặp chú rể nhưng gia đình bố trí cho nhìn lén. Buổi tối, cô dâu cùng bạn
gái qua thăm nhà chú rể.
Chú rể cũng được sắp xếp để nhìn lén cô dâu. 3 ngày trước đám cưới, vị Cả Chùa và
người nhà trai mang 1 cái giường qua nhà gái. Vị Cả Chùa cầu nguyện, những người
cùng đi dọn phòng cưới. Tiếng Chăm gọi việc này là đi Thon - Kghe (đi ráp giường).
Cũng ngày này, các phụ nữ bên nhà gái may mùng cho đôi tân hôn.
Đám cưới
Diễn ra trong 3 ngày: ngày nướng bánh (Âm-Ha), ngày nhóm họ (Pa Thưng – Pa Gú),
Ngày lễ lên ghế (lần II và III). Nhà trai đưa rể sang nhà gái. Khi chú rể bước xuống cầu
thang nhà mình, mọi người hát: “Xin cha mẹ tha thứ, con từ giã cha mẹ”. Khi chú rể bước
tới chân cầu thang nhà gái, các bà đàng gái bưng nước rửa chân cho chú rể trong lúc mọi