Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Biển trong văn học nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.01 KB, 4 trang )

Bi ển trong v ăn h ọc Nh ật B ản
Nh ật B ản được t ạo nên b ởi b ốn hòn đảo chính, nên hình ản h c ủa bi ển trong các tác ph ẩm v ăn h ọc
là đi ều d ễnh ận th ấy. Ng ườ
i Nh ật th ời x ư
a còn t ưở
n g t ượ
n g d ướ
i bi ển có m ột cu ộc s ống nh ưtrên
m ặt đất , th ểhi ện qua truy ện c ổtích v ềchàng Urashima Taro.

Truyện cổ tích kể rằng có một chàng ngư phủ nghèo tên là Urashima Taro đã cứu được một chú rùa
nhỏ từ tay bọn trẻ ác độc, và thả chú về biển khơi. Ở Nhật Bản, người ta quan niệm rằng rùa là con
vật sống lâu nhất và là quân hầu của Long Vương, vua của Thủy cung, hay còn g ọi là vua Thủy t ề.
Do đã cứu được chú rùa của Long Vương, nên chàng được Long Vương m ời xu ống Thủy cung
khoản đãi yến tiệc linh đình và gả công chúa cho. Tuy sống bên người vợ trẻ đẹp trong cung điện
nguy nga dưới Thủy cung, nhưng Taro vẫn không nguôi nhớ về quê hương và cha mẹ của mình.
Song khi chàng trở lại quê nhà, thì mới hay đã bốn trăm năm qua đi, mọi người thân đều đã qua
đời, không ai còn nhận ra chàng...Một năm sống dưới Thủy cung bằng một trăm năm trên mặt
đất...Nội dung truyện Taro gần giống với truyện Từ Thức gặp tiên ở nước ta, có lẽ do sự tương
đồng về văn hóa giữa hai nước. Qua đó, ta thấy được sự tưởng tượng phong phú về cuộc sống


dưới biển của người Nhật thời xưa. Tuy mô típ về Thủy cung và Long Vương cũng xuất hiện trong
truyện cổ Trung Quốc và Việt Nam, song những người có thể xuống được Thủy cung ở những
chuyện này, đều là những nhân vật siêu nhiên hay anh hùng, như Tôn Ngộ Không trong Tây du kí
của Trung Quốc, hay Thạch Sanh ở Việt Nam. Còn ở Nhật Bản, Taro chỉ là một chàng ngư phủ
nghèo, cũng có thể xuống Thủy cung và kết duyên cùng công chúa Thủy tề, cho thấy sự thân thi ết
của biển cả và người dân Nhật.

Hình ảnh Urashima Taro đã cứu chú rùa nhỏ từ tay bọn trẻ độc ác.
Như chúng ta đã biết, Nhật Bản được tạo nên từ rất nhiêu hòn đảo, yếu tố đảo đóng vai trò quan


trọng tạo nên nền văn hóa riêng biệt cho đất nước này. Hình ảnh các hòn đảo cũng thường xuyên
xuất hiện trong các tác phẩm văn học, thậm chí ngay trong truyện cổ tích, ví dụ như truy ện về chàng
Momotaro đi diệt trừ ác quỷ sống trên một hòn đảo. Momotaro vốn là cậu bé sinh ra từ quả đào l ớn (
trong tiếng Nhật, Momotaro nghĩa là “ Đào Thái Lang”) mà một đôi vợ chồng già không con cái nh ặt
được dưới suối. Được cha mẹ nuôi chăm sóc cẩn thận, Momotaro lón nhanh như thổi, trở thành cậu
bé khỏe nhất làng. Nghe nói về bọn quỷ sống trên đảo luôn quấy nhiễu dân trong vùng, cậu quyết
định từ biệt cha mẹ lên đường diệt trừ bọn quỷ. Nhờ vào thức ăn ngon mà mẹ cậu chuẩn b ị,
Momotaro thu phục được ba con vật: chó, chim trĩ và khỉ, và nhờ sự giúp sức của chúng, cậu đã
chiến thắng bọn quỷ, buộc chúng trả lại của cải đã cướp đoạt của dân chúng. Truyện Momotaro
phản ánh khát vọng chiến thắng mọi thế lực siêu nhiên đe dọa cuộc sống bình yên của ng ười dân
Nhật Bản. Chi tiết lũ quỷ sống trên đảo cho ta thấy rõ nhất ảnh hưởng của biển trong văn hóa Nhật,
bởi nếu là một nước châu Âu lục địa nào đó, có lẽ lũ quỷ sẽ sống trong một tòa thành kiên cố, còn ở
Trung Quốc, thì quỷ ( hay yêu quái) sẽ sống trong hang động ( tiêu biểu là truy ện Tây du kí).


Hình ảnh chàng Momotaro đi diệt trừ ác quỷ sống trên một hòn đảo.
Gần đây, “Kanikosen” (Thuyền đóng hộp cua - A Crab-Canning Boat) - một tác phẩm dòng văn h ọc
Mácxít, sáng tác năm 1929 đã vượt lên đứng đầu danh sách các cuốn sách bán chạy nhất Nhật
Bản, phản ánh tâm thế âu lo của xã hội Nhật về nạn thất nghiệp và khoảng cách thu nhập tại nền
kinh tế lớn thứ hai thế giới này. “Kanikosen” là câu chuyện về một nhóm thủy thủ làm vi ệc trên m ột
chiếc tàu bắt cua, phải hứng chịu sự ngược đãi của tên thuyền trưởng độc ác. Tác giả của tiểu
thuyết trên là nhà văn Takiji Kobayashi, một đảng viên Đảng Cộng sản Nhật Bản đã bị cảnh sát ch ế
độ quân phiệt tra tấn đến chết hồi năm 1933. Năm đó nhà văn này mới 29 tuổi. Qua tác phẩm này,
chúng ta thấy được ảnh hưởng của biển trong đời sống người dân, chắc chắn hình ảnh các đoàn
thuyền đánh bắt hải sản ở Nhật rất quen thuộc, nên câu chuyện về tàu đóng hộp cua m ới d ễ hiểu và
được đón nhận như vậy, ngoài nguyên nhân chính khiến tác phẩm được yêu thích là nội dung có
giá trị hiện thực sâu sắc.


Hình ảnh tác phẩm "Thuyền đóng hộp cua - A Crab-Canning Boat" - một tác phẩm dòng văn h ọc

Mácxít rất nổi tiếng tại Nhật Bản



×