Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang giai đoạn 2011 – 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.74 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: HIỆU QỦA GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN CHIÊM HÓA
TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2016

Người hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Ngành đào tạo
Lớp
Khóa học

: Ma Văn Sơn
: Triệu Thị Trà
: Quản trị Nhân lực
: 1205QTNC
: 2012 - 2016

Hà Nội, tháng 3 - 2016


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC........................................................................................................................ 2
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................4
LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................1



1.Lý do chọn đề tài............................................................................................1
2.Mục đích nghiên cứu......................................................................................1
3.Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................2
4.Phạm vi nghiên cứu........................................................................................2
5.Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
6.Ý nghĩa, đóng góp của đề tài..........................................................................2
7. Kết cấu đề tài.................................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................3
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
HUYỆN CHIÊM HÓA TỈNH TUYÊN QUANG ..........................................................3

1.1Khái quát .....................................................................................................3
1.1.1 Khái quát chung về phòng lao động thương binh và xã hội huyện Chiêm
Hóa....................................................................................................................3
1.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội:........................................................3
1.1.3 Sơ lược hình thành và phát triển của Phòng Lao động Thương binh Và
Xã hội huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang...................................................4
1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy:...............5
1.1.5Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Phòng...................................................6
1.1.6 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của phòng LĐTH & XH.. .7
1.2 Khái quát các hoạt động của công tác Quản trị nhân lực tại phòng LĐTB
& XH huyện Chiêm Hóa, Tuyên quang:...........................................................7
1.2.1Công tác hoạch định nhân lực...................................................................7
1.2.2Công tác phân tích công việc.....................................................................8
1.2.3Công tác tuyển dụng nhân lực...................................................................8
1.2.4Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực cho các vị trí ........................................8
1.2.5Công tác đào tạo và phát triển nhân lực ...................................................9
1.2.6Công tác đánh giá thực hiện kết quả công việc.........................................9
1.2.7Quan điểm trả lương cho người lao động..................................................9

1.2.8Quan điểm và các chương trình phúc lợi cơ bản.......................................9
1.2.9Công tác giải quyết các quan hệ lao động...............................................10
Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM CHO LAO
ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN CHIÊM HÓA TỈNH TUYÊN QUANG...................11

2.1 Cơ sở lý luận:............................................................................................11


2.1.1 Các khái niệm........................................................................................11
2.1.2 Các học thuyết kinh tế về giải quyết lao động – việc làm......................12
2.1.3 Đặc điểm, ý nghĩa giải quyết lao động – việc làm cho lao động nông
thôn..................................................................................................................14
2.1.4. Nội dung, tiêu chí đánh giá giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
.........................................................................................................................16
2.1.5 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động của một số địa phương 16
2.2 Thực trạng giải quyết lao động – việc làm cho lao động nông thôn huyện
Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang......................................................................17
2.2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội...........................................................17
2.2.2 Thực trạng nguồn nhân lực ở huyện Chiêm Hóa ..................................21
2.2.3 Thực trạng về việc làm của lao động nông thôn Chiêm Hóa ................22
2.2.4 Thuận lợi, Khó khăn...............................................................................31
2.2.5 Một số tồn tại, Nguyên nhân..................................................................32
2.2.6 Mục tiêu giải quyết việc làm..................................................................35
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ VỀ GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG
– VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG THỜI GIAN TỚI..........36

3.1 Giải pháp giải quyết lao động - việc làm cho lao động nông thôn trong
thời gian tới......................................................................................................36
3.1.1Quan điểm, mục tiêu, phương hướng giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn trên địa bàn Huyện.........................................................................36

3.1.2 Giải pháp chung:.....................................................................................37
3.1.3 Giải pháp cụ thể:.....................................................................................42
3.1.4 Một số giải pháp khác.............................................................................51
3.2 Một số khuyến nghị...................................................................................53
3.2.1. Đối với cơ quan chức năng...................................................................53
3.2.2. Đối với các cơ sở kinh tế......................................................................53
3.2.3. Đối với người lao động.........................................................................53
PHẦN KẾT LUẬN.....................................................................................................54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................55
PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 1
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UBND: Uỷ ban Nhân dân
LĐTB & XH: Lao động thương binh và Xã hội
TB – LS – NCC: Thương binh – Liệt sĩ – Người có công
BHYT: Bảo hiểm y tế
QLNN: Quản lý nhà nước
PTNT: Phát triển nông thôn
TNCSHCM: Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
HĐND: Hội đồng Nhân dân.


LỜI NÓI ĐẦU
Việc làm là một vấn đề nhức nhối của các quốc gia đang phát triển, ngay ở các
nước phát triển, những nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì việc làm vẫn còn là vấn
đề bức xúc cần được quan tâm.
Hiện nay giải quyết việc làm cho người lao động càng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công

bằng, dân chủ văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đảng và nhà nước ta đã đặt vấn đề giải quyết việc làm vào tầm quan điểm và
nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, toàn dân. Đây là công tác quan trọng trong giai đoạn cách
mạng mới, trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu đối với
từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong các hoạt động
kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, nó chi phối toàn bộ mọi hoạt động
của cá nhân và xã hội. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu việc làm của tòa xã hội, đòi hỏi
Nhà nước phải có những chiến lược, kế hoạch cụ thể đáp ứng được nhu cầu này.
Qua ba tháng thực tập tại Phòng Lao động thương binh và xã hội Huyện Chiêm
Hóa em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ công tác tại Phòng Lao động –
Thương binh và Xã hội. Cảm ơn các chú các anh chị cán bộ tại Phòng đã tận tình chỉ bảo
giúp đỡ em trong quá trình thực tập, giúp em có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn về
chuyên ngành quản trị nhân lực; cung cấp đầy đủ tài liệu để giúp em hoàn thành tốt bài
báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Đồng thời em xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các thầy cô của trường Đại học Nội Vụ
Hà Nội, đặc biệt là thầy cô khoa Tổ chức và quản trị nhân lực đã giảng dạy cung cấp đầy
đủ kiến thức chuyên ngành quản trị nhân lực và các kiến thức có liên quan để em có đầy
đủ điều kiện tham gia thực tập. Cảm ơn Trường, khoa đã tạo điều kiện cho em được thực
tập tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Chiêm Hóa. Để em có diều kiện
đưa những kiến thức đã học vận dụng vào công việc thực tế và cũng từ những công việc
thực tế để trau dồi thêm kiến thức kinh nghiệm của bản thân.
Từ những kiến thức ban đầu được tiếp thu trên ghế nhà trường và thực tế làm việc,
tìm hiểu em xin báo cáo sơ lược về tình hình và giải pháp giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn trên địa bàn huyện thời gian qua. Do còn hạn chế về kinh nghiệm, nên
báo cáo này khó tránh khỏi có những thiếu sót, hạn chế nhất định. Rất mong nhận được ý
kiến đóng góp quý báo của Quý thầy cô, các anh ( chị ) trong cơ quan thực tập cũng như
các bạn đọc



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết cho từng
ngành, từng địa phương và từng gia đình. Vấn đề lao động việc làm và tình trạng thất
nghiệp ngày càng gia tăng đã ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu xây dựng và phát triển
đất nước, trong đó huyện Chiêm Hóa cũng không nằm ngoài lề. Vì vậy để phục vụ cho
quá trình thực hiện thành công mục tiêu trên, trong việc giải quyết tốt vấn đề việc làm
cho lao động nông thôn tại phòng Lao động thương binh và Xã hội trên địa bàn Huyện
Chiêm Hóa là một trong những yêu cầu cần thiết, phù hợp với quy luật khách quan.
Vấn đề lao động việc làm luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong
các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Giải quyết việc làm là
chính sách xã hội cơ bản của đất nước nhằm mục tiêu phát triển bền vững vì con người.
Trong những năm qua cùng với chương trình phát triển kinh tế, xã hội của huyện,
Chiêm Hoá đã có nhiều giải pháp nhằm giải quyết lao động việc làm song có thể thấy
giải quyết lao động việc làm ở huyện đã và đang trở thành một vấn đề bức xúc, thu hút sự
chú ý và quan tâm của các cấp, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội cũng như mỗi gia đình và
bản thân người lao động.
Để thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV,
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Chiêm Hoá lần thứ XX về lao động việc làm. Xây
dựng Chương trình giải quyết lao động việc làm của huyện rất cần thiết. Chương trình
phải chỉ rõ những nguyên nhân cơ bản của tình trạng thiếu việc làm và không có việc
làm, đề ra những giải pháp thích hợp nhằm giải quyết việc làm cho lao động, phát huy
nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài: “hiệu quả giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 – 2016” làm
đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết lao động - việc làm cho lao
động nông thôn.
Nghiên cứu thực trạng giải quyết lao động - việc làm cho lao động nông thôn tại

phòng LĐTB & XH trên địa bàn huyện Chiêm Hóa.
Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết lao động - việc làm cho lao động nông thôn
huyện Chiêm Hóa một cách hiệu quả.

1


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn:
- Sự phát triển các ngành, nghề trên địa bàn huyệnk
- Các vấn đề kinh tế - xã hội để phục vụ cho quá trình nghiên cứu
- Thị trường lao động qua các năm
4. Phạm vi nghiên cứu
Tình hình giải quyết lao động - việc làm cho lao động nông thôn tại phòng LĐTB
& XH, huyện Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang từ năm 2011 – 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo thực tập được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Kết hợp sử dụng các phương pháp tiếp
cận hệ thống
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp chuyên gia, tổng hợp
Các phương pháp đều dựa trên những tài liệu thực tiễn của các ngành có liên quan
đến phạm vi nghiên cứu để làm rõ vấn đề mà đề tài đề cập.
6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài
Đề tài khi thu được kết quả tốt, có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan,
chức năng, sở, ban, ngành có liên quan đến việc hoạch định chính sách, chiến lược, giải
pháp giải quyết lao động – việc làm tại phòng LBTB & XH huyện Chiêm Hóa, cũng như

các địa phương khác có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo nội dung của báo cáo gồm có 3
chương:
Chương 1: Khái quát về phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Chiêm Hóa
tỉnh Tuyên Quang
Chương 2: Thực trạng giải quyết lao động – việc làm cho lao động nông thôn
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Chương 3: Một số giải pháp, khuyến nghị về giải quyết lao động – việc làm cho
lao động nông thôn trong thời gian tới.

2


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
HUYỆN CHIÊM HÓA TỈNH TUYÊN QUANG .
1.1 Khái quát
1.1.1 Khái quát chung về phòng lao động thương binh và xã hội huyện Chiêm
Hóa
Tên cơ quan thực tập: Phòng Lao động thương binh và Xã hội, UBND huyện
chiêm hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Địa chỉ: Tổ Luộc 1, Thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang
Số điện thoại: 027. 3851.149
Email:
Trụ sở Phòng Lao động TB&XH Chiêm Hóa được xây dựng ngay ven đường tỉnh
lộ, có diện tích 200m2; nhà xây 3 tầng, chữ L. Phòng làm việc ở tầng 1 và 2 gồm 8 phòng
riêng biệt; phòng Nội vụ huyện làm việc ở tầng 3.
Phòng có 01 hội trường để phục vụ các cuộc họp cơ quan, trao đổi nghiệp vụ với
các xã, thị trấn về công tác LĐTB&XH…02 phòng dành cho lãnh đạo phòng, 01 phòng

tiếp dân + văn thư; 01 phòng dành cho bộ phận kế toán; 02 phòng nghiệp vụ chính sách
người có công và lao động việc làm; 01 phòng kho dùng để lưu trữ chứng từ kế toàn. Mỗi
cán bộ đều được trang bị 01 bộ bàn ghế làm việc và các trang thiết bị có liên quan đến
công tác chuyên môn các cá nhân
1.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội:
Chiêm Hoá là một huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, mang đậm nét
đặc thù của vùng núi phía Bắc Việt Nam. Phía Bắc, Chiêm Hoá giáp huyện Nà Hang (tỉnh
Tuyên Quang), phía Nam giáp huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang), phía Đông giáp huyện
chợ Đồn (tỉnh Bắc Cạn), phía Tây giáp huyện Hàm Yên và huyện Bắc Quang (tỉnh Hà
Giang); huyện lỵ đặt tại thị trấn Vĩnh Lộc, cách thành phố Tuyên Quang 67 km về phía Bắc.
diện tích đất tự nhiên là 128.037,89 ha; toàn huyện có 25 xã và 1 thị trấn trong đó có 13
xã và 17 thôn (của 8 xã khu vực II ) đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 của Chính
phủ .
Về mặt địa lý, Chiêm Hoá nằm sâu trong nội địa, việc thông thương trong và
ngoài tỉnh phải nhờ vào hệ thống đường bộ và đường sông. Hệ thống giao thông chưa
được nâng cấp đồng bộ nên việc giao lưu trao đổi hàng hóa, liên kết kinh tế, hợp tác gọi

3


vốn đầu tư còn nhiều khó khăn.
Tuy nhiên trong những năm gần đây kinh tế Chiêm Hoá đã từng bước chuyển
mình mạnh mẽ, công nghiệp khai thác và chế biến các sản phẩm từ rừng và nông nghiệp
đang được chú trọng đầu tư, cụm công nghiệp An Thịnh, xây dựng nhà máy thuỷ điện
Chiêm Hoá... đã tạo được tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo, đồng thời cũng góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Thu
nhập bình quân gia đoạn 2006 – 2010 đạt 12 triệu đồng/người/năm. Song đời sống của bộ
phận nhân dân cũng còn nhiều khó khăn. Hầu hết lao động của huyện chưa có tay nghề,
chủ yếu là lao động phổ thông, năng suất lao động thấp nên chưa đáp ứng được với nhu
cầu nguồn nhân lực và ít có cơ hội hòa nhập với thị trường lao động trong nước cũng như

đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, đặc biệt là thị trường lao động ở các nước đòi hỏi
cần có tay nghề kỹ thuật, do đó một trong những giải pháp để chuyển dịch cơ cấu lao
động có hiệu quả thì phải nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động.
Những đặc điểm kinh tế xã hội trên đã ảnh hưởng và chi phối khá lớn đến việc làm
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của huyện trong những năm qua và các
năm tiếp theo.
1.1.3 Sơ lược hình thành và phát triển của Phòng Lao động Thương binh Và Xã
hội huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Chiêm Hóa được hình thành và phát
triển ngay từ những năm đầu của thập kỷ 60. Phòng Lao động – Thương Binh và Xã hội
huyện Chiêm Hóa đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển; tuy có nhiều sự thay đổi về cơ cấu tổ
chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tên gọi; có thể khái quát như sau:
- Giai đoạn từ năm 1960 – 1979, có tên gọi là Phòng Lao động Thương binh và Xã hội.
- Giai đoạn từ năm 1980 – 1991 có tên là Ban Tổ chức- Lao động Thương binh và
Xã hội.
- Giai đoạn từ năm 1992 – 01/ 2006 có tên gọi là Phòng Lao Động Thương Binh
và Xã hội.
- Giai đoạn từ tháng 02/ 2006 – 05/2008 có tên là Phòng Nội vụ - Lao động
Thương binh và Xã hội.
- Giai đoạn từ tháng 06/2008 đến nay, có tên gọi là Phòng Lao động Thương binh
và Xã hội.

4


1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy:
* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
Phòng LĐTB & XH huyện Chiêm Hóa là cơ quan chuyên môn thuộc UBND
huyện; có chức năng tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về lĩnh vực lao động, người có công với xã hội; thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn

theo sự ủy quyền của UBND huyện và theo quyết định của pháp luật.
Phòng LĐTB&XH có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự
quản lý về tổ chức của UBND huyện Chiêm Hóa và sự chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn,
nghiệp vụ của Sở Lao động TB&XH tỉnh Tuyên Quang.Tổ chức bộ máy của Phòng được
cơ cấu theo kiểu trực tuyến, bao gồm 01 Trưởng phòng, 01 phó phòng và 6 bộ phận
nghiệp vụ chuyên môn dưới sự quản lý và điều hành của Trưởng phòng.
* Trưởng phòng: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của Phòng
trước chủ Tịch UBND huyện; Giám đốc Sở Lao động – TB&XH. Trực tiếp phụ trách
điều hành công tác người có công; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; công tác tư tưởng tổ chức;
xây dựng chương trình công tác, kết quả công tác; triệu tập và chủ trì các cuộc họp; là
chủ tài khoản.
* Phó trưởng phòng: Giúp Trưởng phòng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn
vị, thay trưởng phòng điều hành công tác khi Trưởng phòng đi vắng; trực tiếp phụ trách
công tác Bảo trợ xã hội ( gồm giảm nghèo và trợ giúp xã hội); theo dõi công tác Phòng,
Chống tệ nạn ma túy – mại dâm. Được ủy quyền là chủ tài khoản.
* Đội ngũ cán bộ, công chức và lao động:
Phòng được phê duyệt 09 biên chế và 01 cán bộ hợp đồng làm công tác văn
thư.
- Về trình độ chuyên môn: Đội ngũ cán bộ, chuyên viên của đơn vị đều qua đào
tạo, thấp nhất là trình độ trung cấp, 45% đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn ngành;
30% cán bộ đạt trình độ đại học; 30% cán bộ đạt trình độ cao đẳng. Có thể nói đội ngũ
cán bộ đã đáp ứng được yêu cầu công tác ngành Lao động TB&XH. Hàng năm, đơn vị
thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu cho cấp Ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt
và hiệu quả công tác chăm lo đời sống tinh thần cho người có công; tham mưu, đề xuất
tốt các giải pháp giảm nghèo cho nhân dân địa phương và công tác lao động – việc làm
cho lao động địa phương; đồng thời quan tâm đến công tác bảo trợ xã hội đối với các đối
tượng yếu thế và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Trong suốt 5 năm gần đây, phòng luôn

5



được đánh giá là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
- Về độ tuổi: Có 22% cán bộ có độ tuổi từ 50 tuổi trở lên: độ tuổi từ 25 – 40 chiếm
66%, ở lứa tuổi này con người ít nhiều đã có những trải nghiệm trong công tác chuyên
môn và có nhiệt huyết cống hiến cho sự nghiệp của ngành Lao động – TB&XH; trong đó
phải kể đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo có sự tín.
1.1.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Phòng

Trưởng phòng
( Quản lý chung)

Phó

01 chuyên

01 chuyên

01 chuyên

trưởng

viên phụ

viên phụ

viên phụ

phòng

trách công


trách công

trách công

Phụ trách

tác chính

tác Lao

tác Bảo trợ

công tác

sách TB-

động- việc

xã hội

giảm

LS- NCC

làm;

nghèo.

phòng

chống tệ
nạn ma túy

01
chuyên
viên
phụ
trách
công
tác
Bình
đẳng
giới,
cấp thẻ
BHYT
NCC

01 chuyên

01 kế toán

viên phụ

viên phụ

trách công

trách bộ

tác Trẻ


phận kế

em; kiêm

toán chi

thủ quỹ cơ

trả nợ cấp

quan.

NCC và
QLNN.

– mại dâm.

6


1.1.6 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của phòng LĐTH & XH
• Tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản thực hiện kế hoạch lao động
– giải quyết việc làm năm 2015 cho lao động
• Triển khai thực hiện chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao
động năm 2015.
• Kiểm tra liên ngành thực hiện Pháp luật lao động từ 6 đến 8 doanh nghiệp
• Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về giải quyết lao động –
việc làm cho lao động nông thôn.
• Triển khai các hoạt động ngày Quốc tế lao động (01/5)

• Tham mưu cho UBND huyện xây dựng chương trình lao động việc làm giai
đoạn 2016 – 2020.
• Rà soát thực trạng cung cầu nông thôn năm 2015
• Tham mưu cho UBND huyện ban hành kế hoạch và giao chỉ tiêu đào tạo nghề
cho lao động nông thôn năm 2014 ( dự kiến mở 13 lớp với 520 học viên )
Phối hợp với trung tâm Dạy nghề huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện,
UBND các xã, thị trấn tổ chức thực hiện, hoàn thành kế hoạch mở các lớp đào tạo nghề
cho lao động năm 2015 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ theo
kế hoạch giao của UBND tỉnh.
1.2 Khái quát các hoạt động của công tác Quản trị nhân lực tại phòng LĐTB
& XH huyện Chiêm Hóa, Tuyên quang:
1.2.1 Công tác hoạch định nhân lực
Phòng LĐTB & XH có các chủ chương, kế hoạch để xây dựng nguồn nhân lực
trong phạm vi phòng và tham mưu cho UBND thực hiện công tác hoạch định nguồn nhân
lực, chủ chốt. Bắt đầu từ công tác giải quyết lao động cho các xã đến người lao động trên
địa bàn toàn huyện.
Việc hoạch định nhân lực gúp cho Phòng sử dụng đúng, đủ nguồn nhân lực, tránh
tình trạng dư thừa lao động. Hoạch định nhân lực tại phòng LĐTB & XH bao gồm: dự
đoán cầu và cung lao động và sau đó lên các chương trình cần thiết để đảm đúng số nhân
viên với đúng các kỹ năng vào đúng nơi và đúng lúc.
Bước đầu tiên trong quá trình hoạch định là thu thập thông tin từ môi trường bên
ngoài và bên trong tổ chức. Đó là dự báo về kinh tế và các ngành kinh tế liên quan. Xem
xét thị trường lao động trên toàn huyện, so sánh tỉ lệ thất nghiệp qua các năm. Dự báo số

7


lao động đủ tuổi, trình độ và tình hình sức khỏe để sắp xếp, bố trí và đưa ra các chính
sách phát triển lực lượng lao động trên toàn huyện.
1.2.2 Công tác phân tích công việc

Phân tích công việc tại phòng LĐTB & XH là hoạt động quan trọng được tiến
hành nhằm để xác định các nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong tổ chức, thuộc phạm vi trong
công việc và các kỹ năng, năng lực cần có để thực hiện công việc. Đồng thời nêu ra
quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của mỗi cá nhân để hoàn thành tốt trách nhiệm mà cấp
trên giao phó.
Việc phân tích công việc tại Phòng cung cấp cho Trưởng phòng một bản tóm tắt
các nhiệm vụ và trách nhiệm của một công việc nào đó, mối tương quan của công việc đó
với các công việc khác; các kiến thức và kỹ năng cần thiết và các điều kiện làm việc cụ
thể.
1.2.3 Công tác tuyển dụng nhân lực
Phòng LĐTB & XH đã tổ chức thực hiện nhiều chương trình kế hoạch nhằm thu
hút người lao động, tạo điều kiện có việc làm đầy đủ. Việc tuyển dụng giúp cho việc tìm
kiếm và lựa chọn đúng người để thỏa mãn các nhu cầu lao động để bổ sung cho nguồn
lao động hiện có.
Thực hiện tốt công tác này giúp cho việc tuyển được nhân viên mới có kiến thức,
kỹ năng, năng lực và động cơ phù hợp với đòi hỏi của công việc và các mục tiêu dài hạn
của Phòng.
Việc tuyển dụng nhân lực cũng như nguồn lao động, nếu thực hiện tốt sẽ giúp
cho mọi hoạt động của phòng được thực hiện có hiệu quả, do có đội ngũ nhân viên có
trình độ, kinh nghiệm, kiến thức vững chắc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
1.2.4 Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực cho các vị trí
Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực giúp cho các bộ phận trong cơ quan hoạt động
hiệu quả. Bằng cách phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận với nhau.
Hiện nay, tại phòng LĐTB & XH có chia ra 2 nhóm, cụ thể như:
- Những người có năng lực, được đào tạo, phụ trách các vấn đề về nhân lực trong
cơ quan, đồng thời giành thời gian nghiên cứu, phân loại những người xin việc. Tổ chức
các cuộc phỏng vấn một cách có bài bản, kỹ lưỡng. Kiểm tra và đánh giá năng lực của
từng người một cách nghiêm túc và khoa học.
- Nhân viên, chia thành 2 nhóm: những người hướng tới mục tiêu và ngững người


8


nhác việc, không có quyết tâm.
Nhận biết rõ ràng động lực cá nhân của từng nhân viên để từ đó bố trí, sắp xếp
nhân lực đúng người, đúng việc. Đạt hiệu quả năng suất chất lượng cao trong công việc.
1.2.5 Công tác đào tạo và phát triển nhân lực
Xác định rõ nhu cầu đào tạo tại phòng, dựa vào sự thay đổi của thị trường, thay
đổi quy trình công nghệ. Xác định các bộ phận nào cần được đào tạo, mục tiêu đào tạo tại
cơ quan. Để từ đó người lao động nắm rõ được lý thuyết và tiếp thu được những kỹ năng
nghề, giúp người lao động được hiểu biết về nội quy làm việc, an toàn vệ sinh lao động vì
thế ý thức lao động kỷ luật cũng được nâng lên.
1.2.6 Công tác đánh giá thực hiện kết quả công việc
Công tác đánh giá thực hiện công việc cũng được Trưởng phòng LĐTB & XH
xem xét đánh giá một cách có hệ thống, công khai kết quả thực hiện công việc so với
mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra trước đó. Với việc lắng nghe, giải quyết các thông tin phản
hồi giữa người lao động như : tình hình thực hiện công việc. Qua đó giúp họ biết được
khả năng của mình, những thiếu sót trong quá trình làm việc để rút kinh nghiệm vag cải
thiện sự thực hiện trong công việc; các bộ phận quản lý: Năm được tình hình quản lý của
nhân viên. Từ đó có thể đưa ra những quyết định nhân sự đúng đắn như đào tạo và phát
triển, thù lao, thăng tiến,… một cách tích cực, hiệu quả.
Công tác đánh giá thực hiện công việc là nhiệm vụ chủ chốt của Trưởng phòng.
Do đó nó bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc đánh giá thực
hiện côngviệc.
1.2.7 Quan điểm trả lương cho người lao động
Hệ số lương cơ bản bình quân là 2,875; tính theo lương tối thiểu thời điểm tháng
12/2010, thì lương bình quân của cán bộ phòng là 1.868.750đ; nếu trừ chi phí ăn uống,
điện thoại, nước, chi phí giao tiếp, giá cả hàng hóa, xăng xe, tiền học cho con…thì mức
lương này người lao động cần phải tiếp kiệm và giảm thiểu mọi chi phí mới có thể đủ chi
tiêu cho đến tháng lương sau. Chưa kể nếu là cán bộ ở xa nhà, phải gánh thêm các chi phí

về đi lại, nhà ở…
1.2.8 Quan điểm và các chương trình phúc lợi cơ bản
Cán bộ công chức của Phòng được trả lương đầy đủ theo thang bảng lương do
Nhà nước quy định. Hàng tháng, công đoàn phòng có theo dõi, chấm công và đánh giá
kết quả thực hiện nhiệm vụ để xét thưởng cho các bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm

9


vụ; thanh toán tiền làm đêm, thêm giờ vào ngày nghỉ, ngày lễ tết theo quy định; thanh
toán công tác phí 100% cán bộ, công chức phòng đều tham gia các tổ chức Hội; đoàn thể
như: Công đoàn; hội khuyến học, hội chữ thập đỏ, đoàn TNCSHCM…
Và đội ngũ cán bộ trẻ của phòng đều được đào tạo điều kiện để học tập nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngành nếu có thời gian công tác trong ngành từ 3 năm
trở lên hoặc tham gia các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ.
Về chế độ đãi ngộ: Ngành Lao động TBXH chưa thực hiện chế độ đãi ngộ đối với
con của cán bộ, công chức vào làm việc trong ngành như một số ngành khác.
Như vậy đội ngũ cán bộ quản lý và nghiệp vụ có trình độ, có năng lực, nhiệt tình
trong công tác. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các cán bộ phòng Lao động thương
binh và xã hội vẫn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo giải quyết vấn đề an sinh
xã hội của Huyện Chiêm Hóa.
1.2.9 Công tác giải quyết các quan hệ lao động
Giải quyết các quan hệ lao động được thực hiện chặt chẽ giữa những quan hệ về
lợi ích vật chất, an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe, chuyên môn nghề nghiệp , thời gian
làm việc, chất lượng công việc,…
Việc giải quyết các chế độ lương thưởng, hưu trí hợp lý với các nhân viên trong
cơ quan; chế độ nghỉ ngơi, đảm bảo vệ sinh an toàn lao động cũng không ngừng được
nâng cao. Qua đó các nhân viên và Nhà quản lý trong cơ quan có sự đồng nhất và phối
hợp chặt chẽ với nhau để hoàn thành tốt công việc được giao.


10


Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM CHO LAO
ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN CHIÊM HÓA TỈNH TUYÊN QUANG
2.1 Cơ sở lý luận:
2.1.1 Các khái niệm
• Lao động là hoạt động có mục đích, có ích cho con người tác động lên giới tự
nhiên, xã hội nhằm mang lại của cải vật chất cho bản thân và cho xã hội
• Việc làm là phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế - xã hội và nhân
khẩu, nó thuộc những vấn chủ yếu của toàn bộ đời sống xã hội.
Việc làm là những hoạt động có ích cho bản thân, gia đình và xã hội, tạo ra thu
nhập và không bị pháp luật ngăn cấm.
Tại điều 13 của bộ Luật Lao Động nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
quy định rõ:
“Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều
được thừa nhận là việc làm”.
Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm:
+ Làm các công việc được trả công dưới dạng tiền hoặc hiện vật
+ Những công việc tự làm để tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình mình nhưng
không được trả công bằng tiền hoặc hiện vật cho những công việc đó.
• Tạo việc làm là sự kết hợp khả năng của người lao động với tư liệu phương tiện
sản xuất – dịch vụ
Hay nói cách khác, tạo việc làm: Thực chất của việc làm là trạng thái phù hợp
giữa hai yếu tố sức lao đọng và tư liệu sản xuất cả về số lượng và chất lượng. Đó là hai
điều kiện cần. Muốn biến thành hiện thực phải có môi trường thuận lợi cho việc kết hợp
hai yếu tố đó. Tuy nhiên sau khi kết hợp rồi có duy trì được hay không còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như khả năng quản lý, thị trường,…
Do vây, tạo việc làm là quá trình gồm bốn khâu:
+ Một là tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất( vốn đầu tư, tiến bộ khoa

học kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất, khả năng quản lý, sử dụng kỹ thuật công nghệ
+ Hai là tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động ( quy mô dân số, lao động giáo
dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực)
+ Ba là hình thành môi trường thuận lợi có sự kết hợp các yếu tố sức lao động và
tư liệu sản xuất. Môi trường đó là sự kết hợp giữa các yếu tố trong hệ thống chính sách

11


phát triển kinh tế xã hội, chính sách khuyến khích, thu hút nguồn lao động, chính sach
bảo hộ sản xuất, chính sách thất nghiệp, chính sách khuyến khích đầu tư.
+ bốn là các giải pháp duy trì việc làm ổn định. Quản lý điều hành, thị trường,
khai thác hiệu quả công suất máy móc, thiết bị; nâng cao chất lượng lao động.
Bốn khâu này có liên quan chặt chẽ với nhau và hễ có trục trặc ở một khâu là có
vấn đề đối với tạo việc làm.
• Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động mong
muốn và có khả năng làm việc, rất tích cực tìm kiếm nhưng không tìm được việc làm
• Lao động nông thôn: là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động
trong hệ thống kinh tế nông thôn.
• Việc làm cho lao động ở nông thôn: là những hoạt động lao động trong tất cả
các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội của một bộ phận lực
lượng lao động sinh sống ở nông thôn để mang lại thu nhập mà không bị pháp luật ngăn
cấm. Gồm có việc làm thuần nông và việc làm phi nông nghiệp.
• Việc làm cho lao động là những hoạt động lao động trong tất cả các lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội của một bộ phận lực lượng lao động
để mang lại thu nhập mà không bị pháp luật ngăn cấm. Gồm có việc làm thuần nông và
việc làm phi nông nghiệp.
• Giải quyết việc làm là tổng thể những biện pháp, chính sách kinh tế xã hội của
nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi mặt của đời sống xã
hội tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động có việc làm.

Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội
có việc làm là trách nhiệm của Nhà Nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội.
2.1.2 Các học thuyết kinh tế về giải quyết lao động – việc làm
• Mô hình của kinh tế chính trị học tiểu tư sản
Sismondi là đại diện tiêu biểu của kinh tế chính trị học tiểu tư sản. Đóng góp quan
trọng của ông là phân tích khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Ông cho rằng trong
chủ nghĩa tư bản tất yếu có khủng hoảng kinh tế, nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là
do sản xuất vượt quá so với tiêu dùng.
- Giai cấp tư sản luôn muốn đạt lợi nhuận tối đa nên cũng tiết kiệm tiêu dùng và
tăng mạnh đầu tư nhằm mở rộng sản xuất do đó sản xuất phát triển nhanh chóng.
- Giai cấp vô sản thì bị bần cùng hoá, tiền lương thấp nên không thể tăng tiêu dùng

12


được.
- Giai cấp tiểu tư sản thì đang bị sản xuất lớn chèn ép dẫn tới phá sản và phân hoá
nên tiêu dùng cũng hạn chế.
Do đó, sản xuất vượt xa so với tiêu dùng dẫn tới khủng hoảng thừa.
Để khắc phục khủng hoảng, ông cho rằng trước mắt cần tăng tiêu dùng và có thể
thông qua ngoại thương để xuất khẩu lượng hàng hoá dư thừa. Tuy nhiên, về lâu dài cần
phải phát triển mạnh sản xuất nhỏ. Ông phủ nhận sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa và cho
rằng nếu chỉ có sản xuất nhỏ thì tất cả mọi người đều có tư liệu sản xuất và đều có việc
làm, mọi người đều công bằng và bình đẳng, sẽ không có khủng hoảng kinh tế và thất
nghiệp.
Quan điểm của Sismondi mang nặng lập trường có tính hai mặt của tầng lớp tiểu
tư sản. Ông vừa muốn xoá bỏ nền sản xuất tư bản chủ nghĩa nhưng lại vẫn giữ lại sở hữu
tư nhân. Muốn xoá bỏ sản xuất lớn để đưa nó về sản xuất nhỏ là tư tưởng mang tính phản
động vì nó đi ngược lại với quy luật phát triển mang tính tất yếu khách quan. Nhưng tư
tưởng phát triển sản xuất nhỏ làm cho mọi người đều có việc làm, đều bình đẳng cũng là

gợi ý cho giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn nước ta hiện nay.
Đó là đầu tư phát triển mạnh kinh tế hộ nông dân, tạo việc làm tại chỗ, xoá đói giảm
nghèo, tạo cơ sở cho phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn.
• Mô hình của trường phái cổ điển mới
Mô hình truyền thống về tự do cạnh tranh trên thị trường. Mô hình này do những
ngưòi theo trường phái Cổ điển mới đưa ra. Họ giả định rằng: Giá cả và tiền lương là hết
sức linh hoạt trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Trong thị trường này, người sản
xuất luôn nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận còn người tiêu dùng thì tối đa hoá độ thoả
dụng. Như vậy, người sử dụng lao động chỉ thuê thêm lao động khi giá trị sản phẩm cận
biên của người công nhân tạo ra cao hơn tiền lương mà anh ta nhận được. Theo quy luật
năng suất cận biên giảm dần thì cứ tăng thêm một công nhân thì sản phẩm được tạo ra
thêm lại giảm đi. Vì vậy, đường cầu về lao động cũng dốc xuống giống như đường cầu về
các loại hàng hoá và dịch vụ khác. Trong khi đó, người lao động phân thời gian của mình
ra làm thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Nếu tiền lương cao thì lợi ích của thời
gian lao động cao, do đó người lao động sẵn sàng làm việc nhiều hơn. Như vậy, đường
cung lao động cũng đi lên giống như đường cung của các hàng hoá và dịch vụ khác. Do
đó điểm cắt nhau giữa đường cung và đường cầu lao động là điểm cân bằng của thị

13


trường. Tại điểm đó không có thất nghiệp không tự nguyện. Nói cách khác, trong thị
trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cả và tiền lương là hết sức linh hoạt thì không có thất
nghiệp, thị trường luôn đạt mức toàn dụng nhân công
Mô hình này cũng có những hạn chế:
Một là, trong thực tế không có một nền kinh tế nào mà thị trường hoàn toàn là
cạnh tranh hoàn hảo. Giá cả và tiền lương cũng không thể có khả năng tự điều chỉnh một
cách hết sức linh hoạt như giả định của mô hình.
Hai là, ảnh hưởng của chính sách tiền lương của nhà nước do vậy, tiền lương
không thể hạ thấp để tuyển thêm công nhân.

Với những lý do trên nên mô hình này ít có ý nghĩa thực tiễn đối với các nước
đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng.
2.1.3 Đặc điểm, ý nghĩa giải quyết lao động – việc làm cho lao động nông thôn
• Đặc điểm việc làm của lao động nông thôn
- Các hoạt động sản xuất thường bắt nguồn từ kinh tế hộ gia đình. Nên việc chú
trọng thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế khác nhau của kinh tế hộ gia đình là một
trong những biện pháp tạo việc làm có hiệu quả
- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sử dụng nhiều lao động
cũng là biện pháp tạo thêm nhiều việc làm ngay trong sản xuất nông nghiệp.
- Hoạt động dịch vụ là khu vực thu hút đáng kể lao động và tạo ra thu nhập cao
cho lao động.
-Ở nông thôn các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp (công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ) thường bắt nguồn từ kinh tế hộ gia đình. Các thành viên
trong hộ gia đình có thể tự chuyển đổi, thay thế để thực hiện công viêc của nhau. Vì thế
mà việc chú trọng thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế khác nhau của kinh tế hộ gia
đình là một trong những biện pháp tạo việc làm hiệu quả.
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn là một hoạt động phi nông nghiệp với
một số nghề thủ công mỹ nghệ được lưu truyền từ đời này sang đời khác trong từng hộ
gia đình, dòng họ, làng, xã dần dần hình thành những làng nghề truyền thống tạo ra
những sản phẩm hàng hóa tiêu dùng dộc đáo vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị văn hóa
nghệ thuật đặc trưng cho từng cộng đồng, vùng miền trên đất nước.
- Việc sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có: Đất đai,
cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, các hoạt dộng cung ứng giống, phân bón, phòng trừ

14


sâu bệnh…). Hoạt động dịc vụ nông thôn bao gồm các hoạt động đầu vào cho hoạt động
sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp và các mặt hàng nhu yếu phẩm cho đời
sống dân cư nông thôn, là khu thu hút đáng kể lao động nông thôn và tạo ra thu nhập cao

cho lao động.
Sản xuất nông nghiệp là lình vực tạo việc làm truyền thống và thu hút nhiều
lao động của nông dân tại các vùng nông thôn, nhưng diện tích đất đai canh tác giảm đã
hạn chế khả năng giải quyết việc làm tỏng nông thôn. Hiện nay, những việc làm tỏng
nông thôn chủ yếu là những công việc đơn giản, thủ công, ít đòi hỏi tay nghề cao với tư
liệu sản xuất chủ yếu là đất đai và công cụ cầm tay, dễ dàng sử dụng, học hỏi và chia sẻ.
Vì thế mà khả năng thu hút lao động cao, tuy nhiều sản phẩm được làm ra với chất lượng
thấp, mẫu mã không mát mắt người tiêu dùng, năng suất lao động thấp từ đó đã làm cho
thu nhập bình quân của lao động tại các vùng nông thôn thấp, dẫn đến tỷ lệ đói nghèo cao
so với khu vực thành thị.
• Ý nghĩa giải quyết lao động – vệc làm cho lao động nông thôn
- Việc làm là nhu cầu của tất cả mọi người lao động nhằm đem lại thu nhập cho
bản thân và gia đình họ một cách hợp lý, tạo một nguồn thu nhập chính đáng, để trang
trải cho hoạt động đời sống của bản thân, thỏa mãn nhu cầu của gia đình và tiết kiệm
hoặc đem tích lũy.
- Người lao động được giải quyết việc làm sẽ có cuộc sống ổn định, góp phần
quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội với tư cách chính, họ là một
phần tử cốt yếu. Không có việc làm hoặc việc làm bấp bênh, năng suất lao động thấp,
hiệu quả sản xuất kém, dẫn đến thu nhập không ổn định, khiến cho việc đầu tư tái sản
xuất ở khu vực nông thôn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, vấn đề dư thừa lao động lại trở
nên đáng báo động, nhiều làng nghề truyền thống mai một, thanh niên ở các làng, thôn
không có việc làm thường xuyên chơi bời, lêu lổng dẫn đến xa ngã vào tệ nạn xã hội,…
- Giải quyết việc làm cho lao động thể hiện vai trò của xã hội đối với người lao
động và hạn chế được những phát sinh tiêu cực cho xã hội do thiếu việc làm gây ra.
- Việc làm là nhu cầu của tất cả mọi người lao động nhằm đem lại thu nhập cho
bản thân và gia đình họ một cách hợp lý, tạo một nguồn thu nhập chính đáng, để trang
trải cho hoạt ñộng ñời sống của bản thân, thỏa mãn nhu cầu của gia ñình và tiết kiệm
hoặc đem tích lũy.
- Lao động nông thôn được giải quyết việc làm sẽ có cuộc sống ổn ñịnh, góp phần


15


quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội với tư cách chính họ là một
phần tử cốt yếu. Không có việc làm hoặc việc làm bấp bênh, năng suất lao động thấp,
hiệu quả sản xuất kém, dẫn đến thu nhập không ổn định, khiến cho việc đầu tư tái sản
xuất ở khu vực nông thôn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, vấn đề dư thừa lao động ở nông
thôn trở nên đáng báo ñộng, nhiều làng nghề truyền thống mai một, thanh niên ở các làng
quê không có việc làm thường xuyên chơi bời, lêu lổng, dẫn đến sa ngã vào tệ nạn xã
hội...
- Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thể hiện vai trò của xã hội đối với
người lao động ở nông thôn và hạn chế được những phát sinh tiêu cực cho xã hội do thiếu
việc làm gây ra.
2.1.4. Nội dung, tiêu chí đánh giá giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
- Hướng nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn
Tiêu chí đánh giá: Số lao động được tư vấn hướng nghiệp; Số lao động đào tạo
nghề, cơ cấu ngành nghề đào tạo; Số lao động được giới thiệu việc làm; Số lao động có
việc làm thông qua đào tạo nghề; Số lao động có việc làm thông qua giới thiệu việc làm.
- Giải quyết việc làm thông qua chính sách tín dụng nông thôn
Tiêu chí đánh giá: Nguồn vốn tín dụng giải quyết việc làm; Số lao động được vay
vốn; Số lao động được giải quyết việc làm thông qua vay vốn.
- Phát triển sản xuất, thu hút lao động nông thôn
Tiêu chí đánh giá: số ngành nghề mới; Số cơ sở sản xuất tăng thêm; Số lao động
được giải quyết việc làm từ các cơ sở mới.
- Xuất khẩu lao động
Tiêu chí đánh giá: số cơ sở môi giới xuất khẩu lao động; số lao động được giải
quyết việc làm qua xuất khẩu.
2.1.5 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động của một số địa phương
- Duy trì sản xuất nông nghiệp
- Cần tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người dân

- Đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho nhiều
người dân.
- Sử dụng và quản lý tốt nguồn vốn hỗ trợ việc làm cho người lao động.

16


2.2 Thực trạng giải quyết lao động – việc làm cho lao động nông thôn huyện
Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang.
2.2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội
* Đặc điểm tự nhiên
Chiêm Hoá là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, mang đậm nét đặc thù của
vùng núi phía Bắc Việt Nam. Phía Bắc, Chiêm Hoá giáp huyện Nà Hang (tỉnh Tuyên
Quang), phía Nam giáp huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang), phía Đông giáp huyện chợ Đồn
(tỉnh Bắc Cạn), phía Tây giáp huyện Hàm Yên và huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang); huyện
lỵ đặt tại thị trấn Vĩnh Lộc, cách thành phố Tuyên Quang 67 km về phía Bắc. Diện tích đất
tự nhiên 144.920ha, trong đó đất nông nghiệp 20.345 ha; đất ở 973.32ha, đất khác
18.915.77. Tổng dân số theo số liệu điều tra thời điểm 01/4/2009 của ngành thống kê
là 134.944 người.
Địa hình
Chiêm Hoá có nhiều dãy núi cao như: Khau Bươn, núi quạt Phia Gioòng, Chạm
Chu… giữa các vùng đồi núi là những thung lũng, đất đai màu mỡ. Sông suối có độ dốc
cao, độ cao phổ biến từ 200 – 600 m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình
250.
Khí hậu
Chiêm Hoá có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm chia thành 2 mùa, mùa đông
lạnh, khô hạn và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ
1.700 - 1.500 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 22 - 240C.
Tài nguyên

Chiêm Hoá có các nguồn tài nguyên khoáng sản như Mangan tại xã Phúc Sơn,
Minh Quang; quặng ăngtimoan tại các xã Ngọc Hội, Phú Bình; mỏ đá tại các xã Linh
Phú, Phúc Thịnh, Thổ Bình, Minh Quang, Phúc Sơn; cát, sỏi ở Ngòi Quãng, Sông
Gâm; Barit ở Hạ Vị; mỏ than Linh Đức xã Linh Phú; ngoài ra Chiêm Hoá còn có mỏ
chì, kẽm…
* Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện
Chiêm Hóa có diện tích đất tự nhiên 144.920 ha, trong đó đất nông nghiệp 20.345
ha; đất ở 973.32 ha, đất khác 18.915.77. Tổng dân số theo số liệu điều tra thời điểm
01/4/2009 của ngành thống kê là 134.944 người.
Với địa hình phức tạp nhiều đồi núi đá và các sông suối nên Chiêm Hóa có

17


một số tài nguyên phong phú như: Mỏ Măng gan và mỏ Ăngtymoon với trữ lượng
lớn và có các khu du lịch sinh thái như: Thác Bản Ba xã Trung Hà được công nhận
di tích văn hóa Quốc Gia năm 2007; khu du lịch Mỏ Ngặm, xã Phúc Sơn. Chiêm Hoá
có nhiều dãy núi cao như: Khau Bươn, núi quạt Phia Gioòng, Chạm Chu… giữa các vùng
đồi núi là những thung lũng, đất đai màu mỡ. Sông suối có độ dốc cao, độ cao phổ biến
từ 200 – 600 m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 250.
Sản xuật nông – lâm nghiệp tiếp tục phát triển, tích cực úng dụng các tiến bộ
kỹ thuật trong sản xuất; triển khai thực hiện chính sách khuyến khích phát triển kinh
tế nông nghiệp nông thôn; bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung
chuyên canh.
Cơ sở chế biến dịch vụ, cơ khí gia công phát triển khá nhanh và mạnh với 120
cơ sở, tập trung ở khu vực kinh tế nông thôn. Dịch vụ trong những năm gần đây
đang từng bước được phát triển không còn chỉ tập trung ở thị trấn Vĩnh Lộc mà đã
tiếp cận đến các thôn bản trong toàn huyện.
Hệ thống đường giao thông được quan tâm, đầu tư, nâng cấp và cải tạo. Đến
nay 100% các xã, thị trấn đều có hệ thống đường giao thông thuận tiện cho xe ô tô

vào đến các xã, phục vụ đáp úng được nhu cầu giao lưu, vận chuyển hàng hóa của bà
con các dân tộc. Hệ thống đường liên thôn, liên bản ngày càng được mở rộng và
thuận lợi hơn.
Trình độ dân trí của người dân trong huyện cũng được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ người
không biết chữ trong huyện chiếm tỷ lệ 0,2% so với tổng dân số. Bà con trong huyện không
còn giữ những hủ tục lạc hậu, nhận thức được nâng lên thông qua việc tiếp cận với các
phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, qua sự tuyên truyền của các cán bộ thôn bản.
Người dân nơi đây giữ vững truyền thống cách mạng, không nghe theo sự xúi giục của các
thế lực chống phá, phản động.
Đời sống của bà con các dân tộc trên địa bàn huyện Chiêm Hóa cũng có những thay
đổi đáng kể. Từ một huyện với tỷ lệ đói nghèo cao, Chiêm Hóa đã vươn lên giảm tỷ lệ hộ
nghèo. Bộ mặt của các gia đình các dân tộc nơi đây cũng khởi sắc. Hầu như nhà nào cũng có
ti vi, xe máy..Biết cách làm ăn, phát huy những thế mạnh của mình để vươn lên cái đói, cái
nghèo.
Tuy nhiên, với đặc trưng là một huyện vùng cao, do vậy Chiêm Hóa bị chia cắt bởi
nhiều sông suối; hàng năm thường sảy ra lũ quét làm cho đất đai bị sói mòn, sạt lở gây ảnh

18


hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân.
Phân bố hành chính có 26 xã và 1 thị trấn, có 403 thôn bản, tổ nhân dân; có 13 xã
thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Trình độ dân trí của một số xã vẫn còn thấp, tỷ lệ lao động
chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp; chưa đáp ứng được nhu cầu sự dụng lao động kỹ
thuật của các khu công nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
huyện Chiêm Hóa còn chậm. Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, phân tán, thu nhập của
nhân dân từ rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả còn thấp. Công nghiệp khai khoáng được đầu
tư nhưng hiệu quả khai thác chưa cao. Việc khai thác, vận chuyển lâm sản, săn bắn động vật
rừng trái phép vẫn xảy ra. Tình trạng phá rừng vẫn xuất hiện.
Hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn huyện nhìn chung còn thấp, chưa được đầu

tư xây dựng. Nhiều thôn bản không có nhà văn hóa, trụ sở làm việc của các cơ quan còn
xuống cấp, cần được tu sửa lại.
Văn hoá, xã hội
Diện tích: 1 455,8km2
Dân số: 126.100 người (2004)
Mật độ dân số: 87 người/km2
Huyện lỵ: thị trấn Vĩnh Lộc
Chiêm Hoá có 27 xã gồm: Bình An, Thổ Bình, Hồng Quang, Minh Quang, Phúc
Sơn, Trung Hà, Tân Mỹ, Hà Lang, Tân An, Hùng Mỹ, Phúc Thịnh, Hoà Phú, Tân Thịnh,
Hoà An, Trung Hoà, Yên Nguyên, Nhân Lý, Yên Lập, Bình Phú, Phú Bình, Ngọc Hội,
Kim Bình, Kiên Đài, Tri Phú, Linh Phú, Vinh Quang và Bình Nhân.
Chiêm Hoá là địa bàn sinh sống của 22 dân tộc như: Kinh, Tày, Nùng, Dao,
Thuỷ...
Chiêm Hoá nổi tiếng với lễ hội Lồng tồng của bà con dân tộc Tày tại thị trấn Vĩnh
Lộc vào ngày mùng 8 tháng Giêng hàng năm. Lễ hội gồm: rước các mâm tồng, cúng tế tạ
ơn, cầu mưa, cày ruộng, phát lộc tồng, múa xuống đồng…
Sau khi làm lễ, mọi người tham gia trò hội tung còn. Đây là trò chơi nhưng cũng là
nghi thức không thể thiếu trong lễ hội Lồng tồng Chiêm Hoá. Trên cây còn treo 3 vòng
nhật nguyệt, tượng trưng cho Thiên - Địa – Nhân (trời, đất và người).
Theo quan niệm của bà con dân tộc Tày, còn phải được ném thủng và nếu thủng
trước 12 giờ trưa thì năm đó mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu.
Ngoài trò chơi tung còn, trong lễ hội Lồng tồng còn có các trò vui khác như: thi

19


khâu còn đẹp, thi kéo co, đi cà kheo, leo cột, bắn nỏ, thi hát Shi, hát lượn, hát then, cọi,
páo dung, khèn, sáo; thi nấu ăn…
Với số dân chỉ hơn 100 người, dân tộc Thuỷ là dân tộc thiểu số ít người nhất
ở Tuyên Quang. Người Thuỷ trước đây chỉ biết trồng sắn, ngô, sau này biết làm lúa nước,

người Thuỷ làm nhà theo kiểu người Dao, vật dụng gia đình tương tự như người Pà Thẻn
và trang phục giống người Kinh.
Tiềm năng du lịch
Chiêm Hoá có nhiều thắng cảnh đẹp, là điều kiện thuận lợi phát triển các loại hình
du lịch sinh thái, du lịch lịch sử văn hoá như: Rừng nguyên sinh Cham Chu; thác Bản Ba,
xã Trung Hà; hang Thẳm Hốc, Thẳm Vài, Bó Ngoặng, thác Lung Chiêng, xã Phúc Sơn;
hang Núi Chùa, hang Mỏ Bài, động Bản Pài xã Minh Quang; thác Lụa xã Hà Lang; rừng
sinh thái trên núi đá Tầng, Biến xã Phúc Sơn; các khu di tích lịch sử: Kim Bình, Kiên
Đài, Yên Nguyên, Vinh Quang, Linh Phú, Xuân Quang…
Ngoài những thắng cảnh đẹp, Chiêm Hoá còn thu hút du khách bởi những món
đặc sản như: rượu nếp cái hoa vàng, bánh gai Chiêm Hóa; Pia bẳm (mắm cá ruộng) Kim
Bình, xôi ngũ sắc, cơm lam, nộm rau dớn, thịt trâu khô, chè dây, chè đắng... bà con dân
tộc Tày có thoái quen gói các món ăn trong các loại lá rừng, vì thế những món ăn quyện
mùi thơm của lá gói, màu sắc của các món ăn cũng rất đặc biệt.
Đặc biệt khi đến Chiêm Hoá, du khách còn được khám phá đời sống của bà con
dân tộc Thuỷ, xã Hồng Quang.
Khi đến Chiêm Hóa, du khách đi thêm khoảng 40km sẽ đến thôn Thượng Minh,
xã Hồng Quang, nơi sinh sống của bà con dân tộc Thuỷ.
Bên cạnh đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng tác động đến đời sống của bà
con nơi đây. Làm băng hoại các giá trị, phong tục tập quán truyền thống, gia tăng các loại tội
phạm nghiêm trọng đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên.
Nhìn chung tình hình phát triển kinh tế của huyện Chiêm Hóa còn chưa tương xứng
với tiềm năng, thế mạnh của đất rừng vùng cao, tư duy, kinh nghiệm về phát triển kinh tế
( đặc biệt là sản xuất hàng hóa) của nhân dân chậm được đổi mới, chưa có các dự án đầu tư
từ tỉnh Tuyên Quang do vậy chưa thu hút được nhiều lao động có việc lám, tạo thu nhập ổn
định. Nền văn hóa cổ truyền đậm đà bản sắc dân tộc đang bị mai một dần. Đời sống của
người dân vẫn còn nhiều khó khăn.

20



×