Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

đồ án mẫu cung cap diẹn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.21 KB, 34 trang )

Đồ Án Cung Cấp Điện
CHƯƠNG 1
CÁC YÊU CẦU CUNG CẤP ĐIỆN CHO HỘ PHỤ TẢI VÀ TỔNG QUAN VỀ
NHÀ MÁY CƠ KHÍ
1.A.1 MỘT SỐ YÊU CẦU KHI THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN
Điện năng là một dạng năng lượng có ưu điểm như: dễ dàng chuyển thành các
dạng năng lượng khác (cơ năng, quang năng, nhiệt năng…), dễ truyền tải và phân
phối. Vì vậy, điện năng được sử dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh vực hoạt động của
con người. Điện năng nói chung không tích trữ được chính vì vậy giữa sản xuất và
tiêu thụ điện năng luôn đảm bảo cân bằng, trừ một số trường hợp cá biệt như: pin,
acquy v.v…
Quá trình sản xuất điện năng là một quá trình điện từ. Đặc điểm của quá trình
này xẩy ra rất nhanh. Để đảm bảo quá trình sản xuất và cung cấp điện an toàn, tin cậy
phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ như đo lường, tự động hóa v.v…
Điện năng là nguồn năng lượng chính của các ngành công nghiệp, là điều kiện
quan trọng để phát triển các khu đô thị, các khu dân cư… Do đó, khi lập kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội,kế hoạch phát triển điện năng phải đi trước một bước nhằm
thỏa mãn nhu cầu điện năng không những trong giai đoạn trước mắt mà còn dự kiến
cho sự phát triển trong tương lai 5-10 năm hoặc có khi lâu hơn nữa. Khi thiết kế cung
cấp điện cần phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
1.A.1.1 Độ tin cậy cung cấp điện
Độ tin cậy cung cấp điện tùy thuộc vào hộ tiêu thụ loại nào. Trong điều kiện cho
phép, ta có gắng chọn phương án cung cấp điện có độ tin cậy càng cao càng tốt.
Trong quy trình trang bị điện và quy trình sản xuất của nhà máy cơ khí thì việc
ngừng cung cấp điện sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm gây thiệt hại về kinh tế,
do đó ta xếp nhà máy cơ khí vào hộ phụ tải loại 2.
1.A.1.2 Chất lượng điện
Chất lượng điên đánh giá bằng 2 tiêu chuẩn tần số và điện áp. Chỉ tiêu tần số do
cơ quan điều khiển hệ thống điều chỉnh. Chỉ có những hộ tiêu thụ lớn mới phải quan
tâm đến chế độ vận hành của mình sao cho hợp lý để góp phần ổn định tần số của hệ
thống lưới điện.


Vì vậy, người thiết kế cung cấp điện thường phải chỉ quan tâm đến chất lượng
điện áp của khách hàng. Nói chung điện áp ớ lưới trung áp và hạ áp cho phép dao
động quanh giá trị 5% điện áp định mức. Đối với phụ tải có yêu cầu cao về chất lượng
1


Đồ Án Cung Cấp Điện
điện áp như các máy móc thiết bị điện tử, cơ khí có độ chính xác v.v… Điện áp chỉ
cho phép dao động trong khoảng 2,5%.
Phụ tải điện trong nhà máy công nghiệp có thể phân ra làm 2 loại phụ tải:
- Phụ tải động lực: thường có chế độ làm việc dài hạn, điện áp yêu cầu trực tiếp
đến thiết bị là 380/220V, công suất của chúng nằm trong dải từ 1 đến hàng chục kW
và được cung cấp bởi dòng điện xoay chiều tần số 50Hz.
- Phụ tải chiếu sáng: thường là phụ tải 1 pha, công suất không lớn. Phụ tải chiếu
sáng bằng phẳng, ít thay đổi và thường dùng dòng điện xoay chiều tần số 50 Hz.
1.A.1.3 An toàn điện
Hệ thống cung cấp điện phải được vận hành an toàn đối với người và thiết bị.
Muốn đạt được yêu cầu đó, người thiết kế phải chọn được sơ đồ cung cấp điện hợp lý,
mạch lạc để tránh nhầm lẫn trong vận hành. Các thiết bị phải được chọn đúng loại,
đúng công suất. Công tác xây dựng, lắp đặt phải được tiến hành đúng, chính xác, cẩn
thận. Cuối cùng việc vận hành, quản lý hệ thống điện có vai trò hết sức quan trọng,
người sử dụng tuyệt đối phải chấp hành những quy định về an toàn sử dụng điện.
1.A.1.4 Kinh tế
Khi đánh giá so sánh các phương án cung cấp điện chỉ tiêu kinh tế chỉ được xét
đến khi các chỉ tiêu kỹ thuật trên được đảm bảo. Chỉ tiêu kinh tế được đánh giá qua
tổng số vốn đầu tư, chi phí vận hành, bảo dưỡng và thời gian thu hồi vốn đầu tư. Việc
đánh giá chỉ tiêu kinh tế phải thông qua tính toán và so sánh giữa các phương án từ đó
mới lựa chọn được các phương pháp, phương án cung cấp điện tối ưu.
Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế hệ thống ta phải biết vận dụng, lồng ghép các
yêu cầu trên vào nhau để tiết kiệm được thời gian và chi phí trong quá trình thiết kế.

1.A.1.5 Phân loại hộ phụ tải điện
Hộ tiêu thụ điện là bộ phận quan trọng của hệ thống cung cấp điện. Tùy theo
mức độ quan trọng mà hộ tiêu thụ được phân thành ba loại:
- Hộ loại 1: là hộ tiêu thụ mà khi ngừng cung cấp điện sẽ dẫn đến nguy hiểm đối
với tính mạng con người, gây thiệt hại lớn về kinh tế (hư hỏng máy móc, thiết bị, gây
ra hàng loạt phế phẩm), ảnh hưởng lớn đến kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng…
Đối với hộ loại 1, phải được cung cấp ít nhất từ hai nguồn điện độc lập, hoặc
phải có nguồn dự phòng nóng.

2


Đồ Án Cung Cấp Điện
- Hộ loại 2: là hộ tiêu thụ mà khi ngừng cung cấp điện sẽ gây ra thiệt hại lớn về
kinh tế như hư hỏng một bộ phận máy móc thiết bị, gây ra phế phẩm, ngừng trệ sản
xuất.
Cung cấp điện cho hộ loại 2 thường có thêm nguồn dự phòng. Vấn đề ở đây là
phải so sánh giữa vốn đầu tư cho nguồn dự phòng và hiệu quả kinh tế đưa lại do việc
không bị ngừng cung cấp điện.
- Hộ loại 3: là những hộ tiêu thụ điện còn lại như khu dân cư, trường học, phân
xưởng phụ của các nhà máy… Đối với hộ sử dụng điện loại này cho phép mất điện
trong thời gian ngắn để sửa chữa khắc phục sự cố.
Thông thường hộ tiêu thụ loại 3 được cấp điện từ một nguồn.
1.A.2 GIỚI THIỆU NHÀ MÁY CƠ KHÍ
Trong nhà máy cơ khí có nhiều hệ thống máy móc khác nhau rất đa dạng, phong
phú và phức tạp. Các hệ thống máy móc này có tính công nghệ cao và hiện đại. Do
vậy, việc cung cấp điện cho nhà máy phải đảm bảo chất lượng và độ tin cậy cao.
Đứng về mặt cung cấp điện thì việc thiết kế điện phải đảm bảo sự gia tăng phụ
tải trong tương lai, về mặt kỹ thuật và kinh tế phải đề ra phương án cấp điện sao cho
không gây quá tải sau vài năm sản xuất và cũng không gây quá dư thừa dung lượng

công suất dự trữ.
Toàn bộ nhà máy cơ khí 04 có quy mô khá lớn với 12 phân xưởng có các số liệu
phụ tải tính toán cho ở bảng 2.
1.A.2.1 Phân xưởng cơ điện
Có nhiệm vụ sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị máy móc của nhà máy. Phân
xưởng này cũng trang bị nhiều máy móc vạn năng có độ chính xác cao đáp ứng yêu
cầu sửa chữa phức tạp của nhà máy. Mất điện phân xưởng này sẽ gây lãng phí lao
động.
1.A.2.2 Phân xưởng cơ khí 1,2
Phân xưởng cơ khí là một trong những khâu quan trọng trong nhà máy cơ khí
công nghiệp, là mắt xích quan trọng để tạo nên một sản phẩm công nghiệp hoàn
chỉnh, có nhiệm vụ sản xuất nhiều sản phẩm cơ khí đảm bảo yêu cầu kinh tế, kỹ thuật.
quá trình thực hiện trên máy cắt gọt kim loại khá hiện đại với dây chuyền tự động cao.
Nếu điện không ổn định sẽ làm hỏng các chi tiết đang gia công gây lãng phí lao động.

3


Đồ Án Cung Cấp Điện
1.A.2.3 Phân xưởng rèn, dập
Phân xưởng được trang bị các máy móc và lò rèn để chế tạo ra phôi và các chi
tiết khác đảm bảo độ bền và cứng.
1.A.2.4 Phân xưởng đúc thép, đúc gang
Đây là loại phân xưởng mà đòi hỏi mức độ cung cấp điện cao nhất, nếu ngừng
cấp điện thì các sản phẩm đang nấu trong lò sẽ trở thành phế phẩm gây ảnh hưởng lớn
về mặt kinh tế.
1.A.2.5 Phân xưởng mộc mẫu
Có nhiệm vụ tạo ra các loại khuôn mẫu, các chi tiết phục vụ cho sản xuất.
1.A.2.6 Phân xưởng lắp ráp
Phân xưởng thực hiện những khâu cuối cùng của việc chế tạo thiết bị,đó là đồng

bộ hóa các chi tiết máy. Máy móc có đảm bảo chính xác về mặt kỹ thuật, hoàn chỉnh
cũng như an toàn về mặt khi vận hành hay không là phụ thuộc vào mức độ liên tục
cung cấp điện.
1.A.2.7 Phân xưởng kiểm nghiệm
Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm và chi tiêu kỹ thuật của sản phẩm.
Trong phân xưởng sử dụng nhiều thiết bị đo, đếm có độ chính xác cao, do vậy mức độ
ổn định là quan trọng nhất.

CHƯƠNG 2
XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN CHO PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ 1A VÀ
TOÀN BỘ NHÀ MÁY CƠ KHÍ 04
Phụ tải tính toán là phụ tải giả thiết lâu dài không đổi, tương đương với phụ tải
thực tế (biến đổi) về mặt hiệu quả phát nhiệt hoặc mức độ hủy hoại cách điện.
Nói cách khác, phụ tải tính toán cũng đốt nóng thiết bị tới nhiệt độ tương tự như
phụ tải thực tế gây ra, vì vậy chọn thiết bị theo phụ tải tính toán sẽ đảm bảo cho các
thiết bị an toàn về mặt phát nóng.
2.A.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN
Hiện nay có nhiều phương pháp để tính phụ tải tính toán. Những phương pháp
đơn giản, tính toán thuận tiện, thường kết quả không thật chính xác. Ngược lại, nếu độ
4


Đồ Án Cung Cấp Điện
chính xác được nâng cao thì phương pháp tính phức tạp. Vì vậy tùy theo giai đoạn
thiết kế, tùy theo yêu cầu cụ thể mà chọn phương pháp tính cho thích hợp.
Trong đồ án này sẽ trình bày một số phương pháp xác định phụ tải tính toán
thường dùng nhất.
2.A.1.1 Xác định phụ tải tính toán theo công suất đặt và hệ số nhu cầu
Công thức tính:


Một cách gần đúng có thể lấy Pđ=Pđm, do đó:
Trong đó:
Pđi, Pđmi – công suất đặt và công suất định mức của thiết bị thứ i, kW;
- Ptt, Qtt, Stt – công suất tác dụng, phản kháng, toàn phần tính toán của nhóm
thiết bị, kW, kVAr, kVA;
- Knc – hệ số nhu cầu (có thể tra sổ tay ngành điện);
- n – số thiết bị trong nhóm.
Nếu hệ số công suất của các thiết bị trong nhóm khác nhau thì ta phải tính hệ số
công suất trung bình (cosφtb) theo công thức sau:
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, thuận tiện. Nhược điểm của phương
pháp này là kém chính xác. Bởi hệ số nhu cầu tra trong sổ tay là một số liệu cố định
cho trước, không phụ thuộc vào chế độ vận hành và số thiết bị trong nhóm.
2.A.1.2 Xác định phụ tải tính toán theo suất phụ tải trên một đơn vị diện tích sản
xuất
Công thức tính:
Ptt = p0.F
Trong đó:
P0 – suất phụ tải trên 1 m2 diện tích sản xuất, kW/m2, (Tra sổ tay ngành điện);
F – diện tích sản xuất, m2, (tức là diện tích dùng để đặt máy sản xuất).

5


Đồ Án Cung Cấp Điện
Phương pháp này chỉ cho kết quả gần đúng, nó thường được dùng trong giai
đoạn thiết kế sơ bộ. Nó cũng được dùng để tính toán phụ tải các phân xưởng có mật
độ máy móc sản xuất phân bố tương đối đều, như phân xưởng gia công cơ khí, dệt,
sản xuất ôtô v.v…
2.A.1.3 Xác định phụ tải tính toán theo suất tiêu hao điện năng cho một đơn vị sản
xuất

Công thức tính:
Trong đó:
M - số đơn vị sản phẩm được sản xuất ra trong 1 năm (sản lượng);
W0 – suất tiêu hao điện năng cho một đơn vị sản phẩm, kWh/đơn vị sản phẩm;
Tmax – thời gian sử dụng công suất lớn nhất, h.
Phương pháp này thường được dùng để tính toán cho các thiết bị điện có đồ thị
phụ tải ít biến đổi như: quạt gió, bơm nước, máy nén khí, thiết bị điện phân v.v… khi
đó phụ tải tính toán gần bằng phụ tải trung bình và kết quả tương đối chính xác.
2.A.1.4 Xác định phụ tải tính toán theo hệ số cực đại kmax và công suất trung bình
Ptb (còn gọi là phương pháp số thiết bị hiệu quả nhq)
Khi không có các số liệu cần thiết đề áp dụng các phương pháp tương đối đơn
giản đã nêu ở trên, hoặc khi cần nâng cao độ chính xác của phụ tải tính toán thì nên
dùng phương pháp này.
Công thức tính:
Ptt=kmax.ksd.Pđm
Trong đó:
Pđm – công suất định mức;
Kmax , ksd – hệ số cực đại, hệ số sử dụng (tra trong sổ tay).
Phương pháp này cho kết quả tương đối chính xác vì khi xác định số thiết bị hiệu
quả thì đã xét đến một loạt các yếu tố quan trọng như: ảnh hưởng của số lượng thiết bị
trong nhóm, số thiết bị có công suất lớn nhất, sự khác nhau về chế độ làm việc của các
thiết bị …
Khi tính toán theo phương pháp này, trong một số trường hợp cụ thể dùng các
công thức gần đúng như sau:
1. Trường hợp và nhq < 4, phụ tải tính toán được tính theo công thức:
6


Đồ Án Cung Cấp Điện


2. Trường hợp và nhq < 4, phụ tải tính toán được tính theo công thức:
Trong đó:
kpt – hệ số phụ tải của từng máy;
Nếu không có số liệu chính xác, kpt có thể lấy gần đúng như sau:
+ kpt = 0,9 đối với thiết bị làm việc ở chế độ dài hạn;
+ kpt = 0,75 đối với thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại.
3. Nếu nhq > 300 và ksd < 0,5 thì hệ số cực đại kmax được lấy ứng với nhq=300. Còn
khi nhq > 300 và ksd thì:
Ptt = 1,05.ksd.Pđm
4. Đối với các thiết bị có đồ thị phụ tải bằng phẳng, phụ tải tính toán có thế lấy
bằng phụ tải trung bình:
Ptt = Ptb = ksd.Pđm
5. Nếu trong mạng có các thiết bị một pha thì phải cố gắng phân phối đều các
thiết bị đó lên ba pha của mạng.
2.A.2 XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN CHO PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ
Tuỳ theo thông tin thu nhập được của phụ tải điện mà ta chọn phương pháp xác
định phụ tải tính toán cho hợp lý.
Đối với phân xưởng sửa chữa cơ khí do biết rõ các thông tin về phụ tải như:
Công suất đặt, mặt bằng bố trí các máy, … Nên ta xác định phụ tải tính toán Ptt theo
hệ số cực đại và công suất trung bình.
Đối với phụ tải chiếu sáng thì ta xác định phụ tải tính toán theo phương pháp
suất phụ tải trên một đơn vị diện tích sản xuất.
Phân xưởng cơ khí số 1 có diện tích 150 m2 bao gồm một kho dụng cụ và 24
thiết bị máy móc.
2.A.2.1 Phân nhóm các thiết bị trong phân xưởng
Việc phân nhóm các thiết bị cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Các thiết bị trong cùng một nhóm nên ở gần nhau để giảm chiều dài đường
dây hạ áp nhờ vậy có thể tiết kiệm được vốn đầu tư và tổn thất trên các đường
dây hạ áp.
7



Đồ Án Cung Cấp Điện
- Chế độ làm việc của các thiết bị trong cùng một nhóm nên giống nhau để
việc xác định phụ tải tính toán chính xác hơn và thuận lợi cho lựa chọn
phương thức cung cấp điện cho nhóm.
- Tổng công suất các nhóm nên xấp xỉ nhau để giảm chủng loại tủ động lực
cần dựng trong phân xưởng và toàn nhà máy. Số thiết bị trong cùng một nhóm
cũng không nên quá nhiều bởi số đầu ra của tủ động lực thường trong khoảng
(8÷12).
Dựa vào những nguyên tắc trên và căn cứ vào sơ đồ phân bố thiết bị trên mặt
bằng phân xưởng cơ khí, ta chia các thiết bị trong phân xưởng thành 4 nhóm.
Bảng 2.1 phân nhóm các thiết bị trong phân xưởng cơ khí
STT

Tên Thiết Bị

Ký Hiệu

1
2
3
4
5
6
Tổng

Máy khoan
Máy doa
Máy doa

Máy phay
Máy doa
Máy tiện

1
2
3
9
30
32

1
2
3
4
5
6
7
Tổng

Máy tiện
Máy bào
Máy phay
Máy phay
Máy mài tròn
Máy phay
Máy sọc

5
8

9
10
11
13
16

1
2
3
4
5
Tổng

Máy tiện
Máy bào
Máy tiện
Máy tiện
Máy doa

4
7
17
18
20

1
2

Máy tiện
Máy mài tròn


6
12

Số Lượng
NHÓM 1
1
1
1
1
1
1
6
NHÓM 2
1
1
1
1
1
1
1
7
NHÓM 3
1
1
1
1
1
5
NHÓM 4

1
1
8

Công Suất
(kW)

Cosφ

Ksd

15
14
18
10
12
5,5
74,5

0,67
0,67
0,67
0,67
0,67
0,67

0,22
0,22
0,22
0,22

0,22
0,22

12
9
10
12
8
5,5
7
63,5

0,67
0,67
0,67
0,67
0,67
0,67
0,67

0,22
0,22
0,22
0,22
0,22
0,22
0,22

10
7

5,5
12
6,5
41

0,67
0,67
0,67
0,67
0,67

0,22
0,22
0,22
0,22
0,22

12,5
13

0,67
0,67

0,22
0,22


Đồ Án Cung Cấp Điện
3
4

5
6
Tổng

Máy phay
Máy phay
Máy tiện
Máy doa

28
29
31
33

1
1
1
1
6

15
10
6
4
60,5

0,67
0,67
0,67
0,67


0,22
0,22
0,22
0,22

2.A.2.2 Tính toán phụ tải từng nhóm
a) Tính toán phụ tải nhóm 1
STT
1
2
3
4
5
6
Tổng

Tên Thiết
Bị
Máy
khoan
Máy doa
Máy doa
Máy phay
Máy doa
Máy tiện

Ký Hiệu
1


NHÓM 1
Số
Công Suất
Lượng
(kW)
1
15

2
3
9
30
32

1
1
1
1
1
6

14
18
10
12
5,5
74,5

Cosφ


Ksd

0,67

0,22

0,67
0,67
0,67
0,67
0,67

0,22
0,22
0,22
0,22
0,22

Iđm
(A)
34,01
31,75
40,82
22,68
27,21
12,47
168,9
4

Các thiết bị phụ tải trong nhóm đều là thiết bị điện 3 pha, làm việc ở chế độ dài

hạn. Các thiết bị có cùng hệ số công suất cosφ=0,67 và hệ số sử dụng ksd=0,22.
Dòng điện đinh mức của các thiết bị được xác định bởi công thức:
- Số thiết bị trong nhóm: n = 6.
- Số thiết bị có công suất không nhỏ hơn một nửa công suất của thiết bị có công
suất lớn nhất (Pđmmax= 18 kW): n1 = 5.
- Tổng công suất của n thiết bị trong nhóm 1: P = 74,5 (kW).
- Tổng công suất của n1 thiết bị trong nhóm 1: P1 = 69 (kW).
- Ta có:

Với n* và P* vừa tìm được ta tra bảng PL 1.4 trang 326 sách hệ thống cung cấp
điện ta có:
9


Đồ Án Cung Cấp Điện
nhq* = 0,88
nhq = nhq* . n = 0,88 . 6 = 5,28
- Từ nhq = 5,28 và ksd = 0,22 tra bảng PL 1.5 trang 327 sách hệ thống cung cấp
điện ta được kmax = 2,42.
- Phụ tải tính toán của nhóm 1 được xác định:
Qtt = Ptt . tgφ = 39,66 . 1,1 = 43,66 (kVAr);
Dòng điện tính toán của nhóm 1:
- Đối với một nhóm máy, dòng điện đỉnh nhọn xuất hiện khi máy có dòng điện
mở máy lớn nhất trong nhóm mở máy, còn các máy khác làm việc bình thường. Do đó
công thức tính nhứ sau:
Iđn = Immmax + Itt – ksd.Iđmmax
Trong đó:
- Immmax – Dòng khởi động của thiết bị có dòng khởi động lớn nhất trong
nhóm:
Immmax = kmm .Iđmmax ( Ta chọn kmm = 6);

- Itt – Dòng điện tính toán của nhóm thiết bị;
- Iđmmax – Dòng định mức của thiết bị đang khởi động;
- ksd – Hệ số sử dụng của thiết bị đang khởi động.
Ta có máy doa là thiết bị có dòng khởi động lớn nhất trong nhóm, dòng điện
đỉnh nhọn của nhóm có giá trị:
Iđn = 6 . 40,82 + 89,93 – 0,22 . 40,82 = 325,87 (A).
b) Tính toán phụ tải cho các nhóm trong phân xưởng cơ khí:
Tính toán tương tự cho cá nhóm còn lại, ta có thông số phụ tải tính toán của các
nhóm như bảng sau:
Bảng 2.2 Bảng tính toán cho các nhóm máy của phân xưởng cơ khí 1

NHÓM 1
NHÓM 2

nhq

kmax

5,28
6,51

2,42
2,24

Pt
(kW)
39,66
31,29

Qt

(kVAr)
43,63
34,42
10

St
(kVA)
59,19
46,7

It
(A)
89,93
70,95

Iđn
(A)
325,87
228,22


Đồ Án Cung Cấp Điện
NHÓM 3
NHÓM 4

4,55
4,86

2,42
2,42


21,83
32,21

24,01
35,43

32,58
48,07

49,5
73,03

206,77
269,67

c) Phụ tải chiếu sáng cho phân xưởng cơ khí:
Công suất chiếu sáng được xác định theo công thức:
Pcspx = p0 . F
Trong đó:
P0 – Suất phụ tải chiếu sáng tra bảng PL 1.7 trang 328 sách hệ thống cung cấp
điện;
F – Diện tích phân xưởng.
Đối với phân xưởng cơ khí, ta chọn suất phụ tải chiếu sáng p0 = 15 W/m2.
Pcspx = p0 . F = 15 . 150 = 2,25 (kW);
Qcspx = 0 (phân xưởng dùng đèn sợi đốt cosφ = 0 ).
d) Phụ tải tính toán toàn phân xưởng
Phụ tải tính toán toàn phân xưởng được tính theo công thức:

Với kđt là hệ số đang xét tới sự làm việc đồng thời giữa các nhóm máy trong

phân xưởng, ta chọn kđt = 0,9.

Bảng 2.3: Bảng số liệu phụ tải tính toán các phân xưởng trong nhà máy
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Tên Phân Xưởng
Cơ điện
Cơ khí 1
Cơ khí 2
Rèn, dập
Đúc thép
Đúc gang
Mộc mẫu
Lắp ráp
Kiểm nghiệm
Kho vật tư
Kho sản phẩm

Pt (kW)

150
115
140
165
220
400
180
330
300
45
70
11

Qt (kVAr)
130
124
120
140
180
350
165
280
270
35
50

Loại hộ
2
1
1

1
1
1
2
2
1
2
2


Đồ Án Cung Cấp Điện
12
Tổng

Nhà hành chính

80
2195

75
1919

1

2.A.3 XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN CỦA TOÀN NHÀ MÁY CƠ KHÍ 04
Toàn bộ nhà máy cơ khí 04 có diện tích mặt bằng 10.266 m 2 (88,5x116m), trong
đó diện tích đường đi bãi trống cần được chiếu sáng:
F = 10266 – 2590 = 7.676 (m2)
Phụ tải chiếu sáng toàn nhà máy:
PcsNM = p0.F = 0,22 . 7676 = 1,7 (kW);

QcsNM = 0 ( Sử dụng bóng đèn sợi đốt)
Phụ tải tính toán toàn nhà máy:

Trong đó: kpt, kđt là hệ số phát triển, hệ số đồng thời của nhà máy.

CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO PHÂN XƯỞNG VÀ TOÀN
BỘ NHÀ MÁY CƠ KHÍ
A THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ
3.A.1 SƠ ĐỒ CUNG CẤP ĐIỆN CHO PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ
3.A.1.1 Đặt vấn đề
Mạng điện phân xưởng dùng để cung cấp và phân phối điện năng cho phân
xưởng nó phải đảm bảo các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật như : Đơn giản, tiết kiệm về
vốn đầu tư, thuận lợi khi vận hành và sữa chửa, dể dàng thực hiện các biện pháp bảo
vệ và tự động hóa, đảm bảo chất lượng điện năng, giảm đến mức nhỏ nhất các tổn thất
phụ.
Sơ đồ nối dây của phân xưởng có 3 dạng cơ bản :
a) Sơ đồ nối dây hình tia

12


Đồ Án Cung Cấp Điện
Có ưu điểm là nối dây rõ ràng, mỗi hộ dùng điện được cung cấp từ một đường
dây, do đó chúng ít ảnh hưởng lẫn nhau, độ tin cậy cung cấp điện tương đối cao, dễ
thực hiện các biện pháp bảo vệ và tự động hoá, dễ bảo quản vận hành. Khuyết điểm
của nó là vốn đầu tư lớn. Vì vậy sơ đồ nối dây hình tia thường được dùng khi cung
cấp điện cho các hộ tiêu thụ loại 1 và 2
Sơ đồ hình tia dùng để cung cấp điện cho các phụ tải phân tán. Từ thanh cái trạm
biến áp có các đường dây dẫn đến các tủ phân phối động lực. Từ tủ phân phối động

lực có các đường dây dẫn đến phụ tải. Loại sơ đồ này có độ tin cậy tương đối cao,
thường được dùng trong các thiết bị phân tán trên diện tích rộng như phân xưởng cơ
khí, lắp ráp, dệt v.v...

b) Sơ đồ nối dây phân nhánh
Ưu điểm của sơ đồ này là tốn ít cáp , chủng loại cáp cũng ít. Nó thích hợp với
các phân xưởng. có phụ tải nhỏ, phân bố không đồng đều. Nhược điểm là độ tin cậy
cung cấp điện thấp thường dùng cho các hộ loại 3

13


Đồ Án Cung Cấp Điện
c) Sơ đồ nối dây hỗn hợp
Là sơ đồ dùng phối hợp hai hoặc kiểu sơ đồ khác nha tuỳ theo yêu cầu riêng của
từng phụ tải hoặc của các nhóm phụ tải.
3.A.1.2 Chọn sơ đồ cấp điện cho phân xưởng cơ khí
Từ những ưu khuyết điểm của các sơ đồ ở trên, ta chọn dùng sơ đồ hỗn hợp của
hai dạng sơ đồ hình tia và phân nhánh để cấp điện cho phân xưởng, cụ thể là:
- Tủ phân phối của phân xưởng: Đặt 1 aptomat tổng phía từ trạm biến áp về và
4 aptomat nhánh cấp điện cho 4 tủ động lực.
- Các tủ động lực: Mỗi tủ được cấp điện từ thanh góp tủ phân phối của phân
xưởng bằng một đường cáp ngầm hình tia, phía đầu vào đặt aptomat hoặc cầu dao và
cầu chì làm nhiệm vụ đóng cắt, bảo vệ quá tải và ngắn mạch cho các thiết bị trong
phân xưởng. Các nhánh ra cũng đặt các aptomat hoặc cầu dao và cầu chì nhánh để
cung cấp điện trực tiếp cho các phụ tải, thường các tủ động lực có 8 - 12 đầu ra. Vì
vậy đối với các nhóm có số máy lớn sẽ nối chung các máy có công suất bé lại với
nhau cùng một đầu ra của tủ động lực.
- Trong một nhóm phụ tải: Các phụ tải có công suất lớn thì được cấp bằng
đường cáp hình tia còn các phụ tải có công suất bé và ở xa tủ động lực thì có thể gộp

thành nhóm và được cung cấp bằng đường cáp trục chính.

14


Đồ Án Cung Cấp Điện

Sơ đồ cung cấp điện cho phân xưởng cơ khí
Điện năng nhận từ thanh cái hạ áp của MBA qua aptomat đưa về tủ phân phối,
sau đó từ tủ phân phối dẫn về các tủ động lực. Từ tủ động lực điện năng được đưa đến
các thiết bị. Việc đóng cắt và bảo vệ trong phân xưởng ta dùng aptomat.
3.A.2 LỰA CHỌN THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO
PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ
3.A.2.1 Chọn aptomat bảo vệ cho từng máy
Aptomat có hai phần tử bảo vệ là cuộn điện từ và rơle nhiệt. Cuộn điện từ dùng
để bảo vệ chống dòng điện ngắn mạch, còn rơle nhiệt dùng để bảo vệ chống quá tải.
Các yêu cầu khi chọn aptomat:
- Ở điều kiện làm việc bình thường phải đảm bảo dẫn điện liên tục và an toàn.
- Lúc sự cố phải lập tức cắt điện và chỉ cắt mạch nơi có sự cố.
- Bảo đảm tính chọn lọc: khi sự cố, đường dây nhánh phía sau phải được cắt
trước đường dây chính.

15


Đồ Án Cung Cấp Điện
Aptomat được chọn theo các tham số ở chế độ làm việc bình thường và kiểm tra
theo các tham số ở chế độ quá tải và chế độ sự cố ngắn mạch. Các điều kiện cần thiết
để chọn aptomat cho từng máy là:
- Điện áp định mức của aptomat (UđmA) phải lớn hơn hoặc bằng điện áp định

mức của mạng điện (Uđmm): .
- Dòng định mức của aptomat (IđmA) phải lớn hơn hoặc bằng dòng điện định
mức của thiết bị, đồng thời phải lớn hơn hoặc bằng dòng làm việc cực đại của
thiết bị (Ilvmax):

Trong đó:
,
+ kmm – Hệ số mở máy của động cơ.
• Với động cơ KĐB kmm = 5 – 7.
• Với động cơ đồng bộ kmm = 2 – 2,5.
• Với máy hàn và lò hồ quang kmm>3.
+ α – hệ số phụ thuộc điều kiện khởi động.
• Với động cơ mở máy không tải α = 2,5.
• Với động cơ mở máy có tải α = 1,6 ÷ 2,5.
• Với máy hàn α = 1,6.
a) Chọn aptomat bảo vệ cho máy khoan
Thiết bị nằm trong mạng điện có điện áp định mức 380V, có thông số định mức
của thiết bị lần lượt là Pđm=15 (kW), Cosφ=0,67.

Tra bảng PL 3.5, trang 356, sách Hệ thống cung cấp điện, ta chọn aptomat loại
EA103-G với thông số kỹ thuật: số cực 3, Iđm=100A, Uđm=380V.
b) Chọn aptomat bảo vệ cho các thiết bị còn lại
Tính toán tương tự cho các thiết bị còn lại kết hợp tra bảng ta có bảng chọn
aptomat bảo vệ cho các thiết bị trong phân xưởng cơ khí như sau:

16


Đồ Án Cung Cấp Điện
STT


Tên thiết bị

Ký hiệu

1
2
3
4
5
6

Máy khoan
Máy doa
Máy doa
Máy phay
Máy doa
Máy tiện

1
2
3
9
30
32

1
2
3
4

5
6
7

Máy tiện
Máy bào
Máy phay
Máy phay
Máy mài tròn
Máy phay
Máy sọc

5
8
9
10
11
13
16

1
2
3
4
5

Máy tiện
Máy bào
Máy tiện
Máy tiện

Máy doa

4
7
17
18
20

1
2
3
4
5
6

Máy tiện
Máy mài tròn
Máy phay
Máy phay
Máy tiện
Máy doa

6
12
28
29
31
33

Iđm (A)

Ilvmax (A)
NHÓM 1
34,02
82
31,75
76
40,82
98
22,68
54
27,21
65
12,47
30
NHÓM 2
27,21
65
20,41
49
22,68
54
27,21
65
18,14
44
12,47
30
15,87
38
NHÓM 3

22,68
54
15,87
38
12,47
30
27,21
65
14,74
35
NHÓM 4
28,35
68
29,48
71
34,02
82
22,68
54
13,61
33
9,07
22

Loại ATM

Iđm(ATM)

EA103-G
EA103-G

EA103-G
EA103-G
EA103-G
EA53-G

100
100
100
60
75
30

EA103-G
EA53-G
EA103-G
EA103-G
EA53-G
EA53-G
EA53-G

75
50
60
75
50
30
40

EA103-G
EA53-G

5,5
EA103-G
EA53-G

60
40
30
75
40

EA103-G
EA103-G
EA103-G
EA103-G
EA53-G
EA53-G

75
75
100
60
40
30

3.A.2.2 Chọn dây dẫn cung cấp cho các thiết bị
Dây dẫn cung cấp trong mạng điện hạ áp của phân xưởng chọn theo điều kiện
phát nóng (dòng điện làm việc lâu dài cho phép). Vì khoảng cách từ tủ động lực tới
các thiết bị cũng như từ tủ phân phối hạ áp tới các tủ động lực ngắn, thời gian làm việc
của các máy công cụ ít, nếu chọn theo mật độ dòng điện kinh tế sẽ gây lảng phí kim
loại màu nên dây dẫn chỉ chọn theo điều kiện phát nóng là đủ.


Xác định cỡ dây chôn dưới đất (trong trường hợp này cần xác định hệ số K):
Xác định hệ số hiệu chỉnh K
Với mạch chôn trong đất, K sẽ đặc trưng cho điều kiện lắp đặt:
17


Đồ Án Cung Cấp Điện
K =K1.K2.K3.K4
Hệ số K thể hiện toàn diện của điều kiện lắp đặt và là tích K1, K2, K3, K4

Trong đó:
- K1 thể hiện cách lắp đặt .
Cách lắp đặt

K1

Đặt trong ống bằng đất nung, ống ngầm hoặc rãnh đúc

0,8

Trường hợp khác

1

- K2 thể hiện số dây đặt kề nhau (các dây được coi là kề nhau nếu khoảng cách
giữa chúng nhỏ hơn 2 lần đường kính của dây lớn nhất trong hai dây).
Định vị dây đặt kề
nhau


K2
Số mạch hoặc cáp nhiều lõi

Chôn ngầm

1

2

3

4

5

6

1 0,8 0,7 0,65 0,6 0,57

7

8

9

12

0,54

0,52


0,5

0,45

- Hệ số K3 thể hiện ảnh hưởng của đất chôn cáp
Tính chất của đất

K3

Rất ướt (bảo hòa)

1,21

Ướt

1,13

ẩm

1,05

Khô

1

Rất khô

0,86


- Hệ số K4 phụ thuộc nhiệt độ đất.
Cách điện
t0 đất (0C)

PVC

XLPE, EPR (cao su ethylen
– propylen)

10

1,1

1,07

15

1,05

1,04

20

1

1
18


Đồ Án Cung Cấp Điện

25

0,95

0,96

30

0,89

0,93

35

0,84

0,89

40

0,77

0,85

45

0,71

0,8


50

0,63

0,76

55

0,55

0,71

60

0,45

0,65

Theo điều kiện chọn cách lắp đặt sử dụng ta xác định các hệ số như sau:
K1 = 1, K2 = 1, K3 = 1, K4 = 0,95 ⇒ K = 0,95.
Xác định dòng cho phép qua dây dẫn theo công thức:
-

Trong đó: β là hệ số hiệu chỉnh:
- Đối với mạng động lực: β=3;
- Đối với mạng sinh hoạt: β=0,8;
- Đối với mạng cung cấp cho phụ tải đặc biết : β=1,25÷1,5.

 Tính cho máy khoan:
Ta có: IđmA=100 (A), Ilvmax=82 (A).

Điều kiện chọn:
-

Với Icp vừa tính toán, tra bảng PL 4.29, trang 380, sách hệ thống cung cấp điện ta
chọn cáp đồng có lõi cách điện PVC do LENS chế tạo có thông số:
F=3x10 mm2, Icp trong nhà 87 A.
 Tính toán cho các thiết bị còn lại:
Tính toán tương tự cho các nhóm còn lại, ta có bảng chon cáp cho các thiết bị
trong phân xưởng có khí như sau:

19


Đồ Án Cung Cấp Điện
STT

Tên thiết bị

Ký hiệu

Ilvmax
(A)
NHÓM 1
82
76
98
54
65
30
NHÓM 2

65
49
54
65
44
30
38
NHÓM 3
54
38
30
65
35
NHÓM 4
68
71
82
54
33
22

Icp
(A)

Dây dẫn
F(mm2)
Icp(A)

1
2

3
4
5
6

Máy khoan
Máy doa
Máy doa
Máy phay
Máy doa
Máy tiện

1
2
3
9
30
32

86,32
80
103,16
56,84
68,42
31,58

3x10
3x10
3x16
3x4

3x10
3x1,5

87
87
113
53
87
31

1
2
3
4
5
6
7

Máy tiện
Máy bào
Máy phay
Máy phay
Máy mài tròn
Máy phay
Máy sọc

5
8
9
10

11
13
16

68,42
51,58
56,84
68,42
46,32
31,58
40

3x6
3x4
3x4
3x6
3x2,5
3x1,5
3x2,5

66
53
53
66
41
31
41

1
2

3
4
5

Máy tiện
Máy bào
Máy tiện
Máy tiện
Máy doa

4
7
17
18
20

56,84
40
31,58
68,42
36,84

3x4
3x2,5
3x1,5
3x6
3x2,5

53
41

31
66
41

1
2
3
4
5
6

Máy tiện
Máy mài tròn
Máy phay
Máy phay
Máy tiện
Máy doa

6
12
28
29
31
33

71,58
74,74
86,32
56,84
34,74

23,16

3x6
3x6
3x10
3x4
3x1,5
3x1,5

66
66
87
53
31
31

3.A.2.3 Chọn aptomat bảo vệ cho các nhóm máy trong phân xưởng
Đối với một nhóm máy, dòng đỉnh nhọn xuất hiện khi mở máy thiết bị có công
suất lớn nhất còn các thiết bị khác làm việc bình thường. Dòng điện đỉnh nhọn của các
nhóm máy đã được tính toán trong bảng 2.2 (chương 2). Để bảo vệ cho từng nhóm
máy chọn aptomat bảo vệ theo điều kiện sau đây:
20


Đồ Án Cung Cấp Điện
Tính toán cho nhóm 1, ta có:

Tra bảng PL 3.5, trang 356, sách Hệ thống cung cấp điện, ta chọn aptomat bảo
vệ cho nhóm 1 loại EA203-G với các thông số kỹ thuật: số cực 3, U đm=380V,
Idm=160A.

Tính toán tương tự cho các nhóm còn lại ta có bảng chọn aptomat bảo vệ cho các
nhóm phụ tải trong phân xưởng cơ khí:

NHÓM 1
NHÓM 2
NHÓM 3
NHÓM 4

It (A)
89,93
70,95
49,5
73,03

Iđnh (A)
325,87
228,22
206,77
269,67

Ilvmax (A)
130
91
83
108

Loại ATM
EA203-G
EA103-G
EA103-G

EA203-G

IđmA (A)
160
100
100
125

IN (kA)
25
25
25
25

3.A.2.4 Chọn cáp dẫn cung cấp cho nhóm máy
Điều kiện chọn:
 Chọn cáp cho nhóm 1:
Với Icp vừa tính toán, tra bảng PL 4.29, trang 380, sách hệ thống cung cấp điện ta
chọn cáp đồng có lõi cách điện PVC do LENS chế tạo có thông số:
F=4x16 mm2, Icp trong nhà 113 A.
 Chọn cáp cho các nhóm còn lại
Tính toán tương tự cho các nhóm còn lại ta có

NHÓM 1

It

Icp

89,93


94,66
21

Cáp dẫn
F(mm2)
Icp
4x16
113


Đồ Án Cung Cấp Điện
NHÓM 2
NHÓM 3
NHÓM 4

70,95
49,5
73,03

74,68
52,1
76,87

4x10
4x4
4x10

87
53

87

3.A.2.5 Chọn tủ phân phối cho phân xưởng
Điều kiện chọn tủ phân phối:
- Số lộ ra n ≥ 4
Tra bảng 2-8 trang 625, sách cung cấp điện ta chọn tủ phân phối ∏P-9322 có
Iđmvào = 400 (A), số lộ ra 4x100A.
3.A.2.6 Chọn tủ động lực
Điều kiện chọn tủ động lực:
- Uđmtủ ≥ Uđmmạng = 380V
- Iđmvào ≥ Iđmnhi
- Iđmra ≥ Iđmtbị
Xét cho nhóm 1:
- Iđmvào ≥ Ittnh = 89,93 (A)
- Iđmra ≥ Iđmtbị = (100,100,100,60,75,30) (A)
Tra bảng 2-8 trang 625, sách cung cấp điện ta chọn tủ động lực C∏62-7/I có
Iđmvào = 400 (A), số lộ ra 8x100A.
Tương tự chọn tủ cho các nhóm khác ta có bảng lựa chọn sau :
Thông số kỹ thuật của tủ động lực phân xưởng cơ khí
Nhóm

Loại tủ

Ittnh(A)

Iđmvào(A)

Số lộ ra

1


C∏62-7/I

89,93

400

8x100

2

C∏62-7/I

70,95

400

8x100

3

C∏62-7/I

49,5

400

8x100

4


C∏62-7/I

73,03

400

8x100

B THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO NHÀ MÁY CƠ KHÍ
22


Đồ Án Cung Cấp Điện
3.B.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Mạng điện nhà máy là một phần quan trọng trong toàn bộ công việc cung cấp
điện cho nhà máy. Việc thiết kế một mạng điện là hợp lý đảm bảo các chỉ tiêu yêu cầu
về kinh tế kỹ thuật là một việc hết sức khó khăn. Mạng điện nhà máy bao gồm 2 phần
bên trong và bên ngoài nhà máy. Phần bên trong bao gồm các trạm biến áp phân
xưởng và các đường dây cung cấp vào các phân xưởng, phần bên ngoài nhà máy bao
gồm đường dây nhận điện từ hệ thống điện dẫn tới nhà máy.
Khi thiết kế mạng điện nhà máy cần đảm bảo các yêu cầu sau:
3.B.1.1 Về mặt kinh tế :
- Vốn đầu tư ban đầu phải nhỏ.
- Chi phí vận hành hàng năm là nhỏ nhất.
- Tiết kiệm được vật liệu .
3.B.1.2 Về kỹ thuật
- Đảm bảo liên tục cung cấp điện phù hợp với yêu cầu từng loại hộ phụ tải.
- Đảm bảo chất lượng điện năng phù hợp với mức độ quan trọng của các hộ tiêu
thụ.

- Sơ đồ đi dây phải đơn giản, xử lý nhanh, thao tác không nhầm lẫn.
Trong thực tế thì kinh tế và kỹ thuật luôn mâu thuẩn nhau, phương án tốt về mặt
kỹ thuật thì vốn đầu tư lại quá cao tuy nhiên chí phí vận hành hàng năm nhỏ. Ngược
lại phương án có vốn đầu tư nhỏ thì chi phí vận hành hàng năm lại lớn. Do đó để lựa
chọn phương án cung cấp điện, ta phải so sánh cả về kinh tế và kỹ thuật của các
phương án sao cho vừa đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật vừa đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế.
3.B.2 CHỌN PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN CHO NHÀ MÁY
3.B.2.1 Chọn sơ đồ cung cấp điện:
Ở đây nhà máy là hộ phụ tải loại 2 do đó để đảm bảo tính liên tục cung cấp điện
ta phải dùng 2 tuyến đường dây lấy từ 2 nguồn khác nhau với cấp điện áp là 22KV.
Bên trong nhà máy thường dùng 2 loại sơ đồ chình là: sơ đồ hình tia và sơ đồ
phân nhánh, ngoài ra còn có thể kết hợp cả 2 sơ đồ thành sơ đồ hỗn hợp.
Chọn sơ đồ đi dây:
Sơ đồ hình tia, sơ đồ phân nhánh hay sơ đồ hỗn hợp mỗi loại sơ đồ đều có những
ưu nhược điểm của nó và phạm vi sử dụng thuận lợi đối với từng nhà máy.
23


Đồ Án Cung Cấp Điện
Căn cứ vào yêu cầu CCĐ của nhà máy ta chọn sơ đồ hình tia để cung cấp điện
cho nhà máy. Sơ đồ hình tia có độ tin cậy CCĐ cao hơn, bảo vệ rơle làm việc dễ dàng
không nhầm lẫn. Sơ đồ hình tia thuận tiện cho việc sửa chữa và dễ phân cấp bảo vệ,
mặc dù vốn đầu tư có cao nhưng chi phí vận hành hàng năm lại nhỏ.
Xét đặc điểm của nhà máy là phụ tải phân bố không đều và không liền kề hơn
nữa trong nhà máy các phân xưởng phân bố không có quy luật nhất định. Phụ tải của
nhà máy là phụ tải loại 1 và loại 2 do đó ta chọn sơ đồ hình tia để cung cấp điện cho
nhà máy.
3.B.2.2 Chọn máy biến áp cho nhà máy
Để CCĐ cho các phân xưởng, ta dùng các MBA điện lực đặt ở các trạm biến áp
phân xưởng biến đổi điện áp 22 KV của lưới thành cấp điện áp 0,4 KV cung cấp cho

phân xưởng.
Các trạm BA đặt càng gần trung tâm phụ tải càng tốt để giảm tổn thất điện áp và
tổn thất công suất. Trong 1 nhà máy nên chọn càng ít loại MBA càng tốt điều này
thuận tiện cho việc vận hành và sửa chữa, thay thế và việc chọn thiết bị cao áp, thuận
lợi cho việc mua sắm thiết bị.
Số lượng và dung lượng MBA trong trạm phải đảm bảo sao cho vốn đầu tư và
chi phí vận hành hàng năm là nhỏ nhất đồng thời phù hợp với yêu cầu CCĐ của nhà
máy.
Dựa vào những yêu cầu cơ bản trên, căn cứ vào sơ đồ mặt bằng nhà máy và phụ
tải của các phân xưởng yêu cầu CCĐ với phụ tải tính toán của nhà máy cơ khí
- SttNM =2567 (kVA) , Nguồn cung cấp có cấp điện áp là 22 kV.
- Nhà máy thuộc hộ phụ tải loại 2.
Sau đây là một số phương án CCĐ cho nhà máy cơ khí :
a) Phương án 1
Phương án này dùng 3 MBA có công suất S đm = 1000 (kVA), máy biến áp có cấp
điện áp là 22/0,4 kV được đặt làm một trạm biến áp.
b) Phương án 2
Phương án này dùng 4 MBA có công suất S đm = 750 (kVA), cấp điện áp 22/0,4
kV đặt làm 2 trạm, mỗi trạm 2 máy biến áp.
Bảng tham số kỹ thuật của MBA do ABB chế tạo chế tạo:

24


Đồ Án Cung Cấp Điện

Loại

1000
22/0,4

750
22/0,4

Uđm

Sđm

Tổn thất KW

UN%

i0 %

Giá
(đ)

KVA
Cao

Hạ

∆P0

∆Pn

1000

22

0,4


5,4

15

98,03

6,5

5,5

316

750

22

0,4

4,1

14,9

97,91

6,5

6,5

190


Bảng các phương án cấp điện cho các Phân xưởng nhà máy
Phương
án

I

II

Sđm

∑Sttpx

MB
A

(kVA)

1

1000

Cơ điện, lắp rắp, mộc mẫu, kho vật tư

820

2

1000


Đúc gang, đúc thép, nhà hành chính, kho
sản phẩm

890

3

1000

Rèn dập, Cơ khí 1, cơ khí 2, kiểm nghiệm

856

1

750

Mộc mẫu, rèn dập, đúc thép

655

2

750

Đúc gang, kho sản phẩm, Nhà hành chính

640

3


750

Cơ điện, lắp rắp, kho vật tư

606

4

750

Cơ khí 1, cơ khí 2, kiểm nghiệm

666

Các phân xưởng được cung cấp

(kVA)

Qua 2 phương án CCĐ cho nhà máy ở trên ta thấy: các MBA được chọn đều là
MBA do ABB chế tạo cùng chủng loại sơ đồ, cách đấu dây tương đối đơn giản nên
thuận lợi cho việc sửa chữa, vận hành và thay thế. Đảm bảo được yêu cầu về kỹ thuật
cung cấp đủ điện cho các hộ phụ tải quan trọng. Để có kết luận chính xác, lựa chọn
phương án CCĐ hợp lý nhất ta cần phải so sánh cả 2 phương án này về chỉ tiêu kinh
tế, kỹ thuật.
3.B.2.3 So sánh các phương án
a) So sánh về chỉ tiêu kỹ thuật
• Phương án 1:
25



×