Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.48 KB, 2 trang )
Năm năm liền cõng bạn đi học
ND - Ðối với đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, việc giúp nhau làm mùa, hay góp trâu, góp lúa
cho nhau là chuyện thường tình trong cuộc sống hằng ngày, ít được ai nhắc đến. Nhưng câu chuyện về
hai cháu nhỏ A Byưh cõng A Trâm đi học suốt hơn năm năm qua ở làng Klâu ngol Zố thì đã được nhiều
người biết đến một cách trân trọng. Dân làng gọi hai cháu nhỏ là "gum năng rai"- tiếng Gia Rai có
nghĩa là đôi bạn thân thương.
Klâu ngol Zố là một làng nhỏ của đồng bào dân tộc Gia Rai nằm bên hữu ngạn sông Ðắcbla thuộc xã Ya Chim thị xã
Kon Tum. Toàn làng có 140 gia đình với hơn 500 khẩu, trong đó có gần 100 đứa trẻ cùng trang lứa với A Trâm, A
Byưh. Nhưng A Trâm không may mắn như các trẻ khác trong làng, từ nhỏ mới sinh ra đã bị chứng bại liệt. Mẹ của A
Trâm là Y Tranh chưa hết bàng hoàng bởi đứa con tật nguyền thì đã phải chịu thêm đau khổ vì khi thấy đứa trẻ sinh
ra bị dị tật, bố của A Trâm bỏ nhà mà đi... Ngôi nhà nhỏ vắng hoe vì ông ngoại mất sớm, nay lại càng vắng và buồn
hơn khi bố của A Trâm bỏ mặc hai mẹ con.
Chị Y Tranh cho biết, tuy bị tật nguyền nhưng A Trâm là đứa trẻ khôi ngô và dễ nuôi. Bù lại chứng bại liệt, A Trâm đã
có nhận biết sớm hơn so với nhiều đứa trẻ khác cùng tuổi trong làng. Lên một tuổi, A Trâm đã nói được rành rõi cả
tiếng Gia Rai và tiếng Kinh.
A Byưh sinh sau A Trâm một năm, nhưng hai đứa trẻ sớm trở thành "đôi bạn" thân thiết khi bố mẹ của A Byưh đi làm
luôn gửi A Byưh cho bà ngoại của A Trâm trông giữ. Hai đứa trẻ, hai gia đình nhưng đều được bà ngoại xem như con
cháu trong nhà. Nhiều đêm A Byưh không về nhà mình mà ở lại ngủ cùng A Tranh.
Ðến tuổi học mẫu giáo, A Byưh được bố, mẹ đưa đến trường. Vắng A Byưh, A Trâm không chịu ở nhà với bà mà đòi đi
tìm A Byưh. Thương cháu, ban đầu bà ngoại cho A Trâm sang lớp mẫu giáo chơi, nhưng thấy cháu thích đến lớp, lại
được cô giáo động viên thế là A Trâm cũng được mẹ và bà cho đi học. Những buổi đầu đến lớp, được bà ngoại đón
về. Nhưng rồi cũng có những hôm bà và mẹ bận chưa kịp đón, chẳng biết bằng cách nào mà hai đứa dìu được nhau
từ lớp học ở nhà Rông về... Và rồi không phải một bữa mà nhiều lần sau đó, A Trâm đã tự lết đôi chân tật nguyền
theo bạn từ lớp học về nhà...
Do cuộc sống gia đình khó khăn, nên chuyện A Trâm, A Byưh đi học không được hai gia đình quan tâm nhiều lắm.
Nhưng càng đi học thì A Byưh và A Trâm càng quấn quýt lấy nhau. Năm 2002, cả A Trâm và A Byưh đều được vào
lớp một, trường ở xa hơn, cách nhà khoảng gần nửa cây số, nhưng hai đứa vẫn dìu nhau tới trường. Chị Y Tranh kể:
Những lúc trời mưa gió, đường sá lầy lội, đi lại hết sức khó khăn. Dìu nhau đi học, mặt đứa nào đứa nấy bê bết bùn.
Thương con đến chảy cả nước mắt. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh, chị phải nhận khoán vườn cây cao-su chăm sóc,
phải đi làm từ ba, bốn giờ sáng để lấy tiền nuôi cả nhà... Thấy con quá vất vả, chị khuyên cháu nên nghỉ học ở nhà,
nhưng A Trâm khóc không chịu, nhất quyết đòi bằng được đi học. Lên cuối lớp một thì A Byưh bắt đầu cõng được A