Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Môn học Đất Lâm nghiệp Xói mòn đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.61 KB, 12 trang )

SVTH: NGUYỄN THANH TÌNH

Lớp: QLR 41B
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất là nguồn tài nguyên vô giá của con người, có vai trò vô cùng quan trọng trong
các hoạt động kinh tế, xã hội của chúng ta. Hiện nay vấn việc xói mòn đất đang là
một vấn đề được quan tâm, hàng năm có một lượng đất rất lớn ở bề măt theo nước
trôi ra sông ra biển, nhất ở vùng đồi núi lượng đất đang ngày bị mất hết chất dinh
dưỡng làm cho có những vùng trở thành vùng đất hoang hóa,cằn cỗi, khả năng phục
hồi rất khó khăn.
Trong tự nhiên, đất không được giữ lại ở một nơi xác định mà luôn được mang đi
từ một nơi này đến một nơi khác, nhất là lớp đất ở tầng mặt, đó là sự xói mòn đất.
Hai tác nhân chính gây nên sự xói mòn đất là nước và gió.
Sự xói mòn đất còn do một nguyên nhân khác là con người. Chúng ta đều biết
rằng tầng lá và rể cây có vai trò bảo vệ đất chống lại sự xói mòn, trong sản xuất nông
nghiệp thì con người tiến hành khai phá rừng để lấy gỗ và lấy đất canh tác hoặc sử
dụng vào các mục đích khác, đã phá hủy tầng cây bao phủ mặt đất, tạo điều kiện làm
tăng sự xói mòn đất.
Sự xói mòn đất quá lớn không chỉ ảnh hưởng đến sự làm giảm độ phì nhiêu của
đất mà còn ảnh hưởng đến sự tưới tiêu, sự lưu thông đường thủy, các hồ chứa nước
để làm thủy điện, cung cấp nước uống cho vùng đô thị ... Nếu tỉ lệ trung bình của sự
xói mòn tầng đất mặt vượt quá tỉ lệ thành lập tầng đất mặt, như vậy tầng mặt của đất
không được làm mới thì đất càng ngày càng nghèo chất dinh dưỡng. Ảnh hưởng rất
lớn đến môi trường Nông – Lâm nghiệp, đến sự phát triển của các hoạt động kinh tế
xã hội khác.
Sự bảo vệ đất luôn gắn liền với bảo vệ nguồn nước, đến sự phân bố nguồn nước
trên bề mặt lục địa. Hiện nay, nguồn nước càng ngày càng bị khan hiếm và mất ổn
định dẫn đến hoang hóa đât đai, lũ lụt, hạn hán… Sử dụng đất đai luôn bị chi phối bởi
nguồn nước vá các hệ thống sông ngòi. Vì vậy, đất và nước đều phải được quan tâm
và bảo vệ một cách đúng mức để tránh được những hiểm họa do thiên tai gây ra và


giúp cho đời sống người dân được ấm no và hạnh phúc hơn. Tạo nên mỹ quan cho
môi trường sống chúng ta.

GVHD: TRẦN THỊ THÚY HẰNG

Môn: ĐẤT LÂM NGHIỆP

1


SVTH: NGUYỄN THANH TÌNH

Lớp: QLR 41B
II. NỘI DUNG

1. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY XÓI MÒN ĐẤT

Khái niệm: Xói mòn đất là hiện tượng các cấp hạt đất, cục đất, có khi cả lớp đất bề
mặt bị bào mòn, cuốn trôi do sức gió, sức nước và một số hoạt động khác của con
người. Xói mòn đất được biểu hiện bằng hai hình thức chủ yếu là xói mòn bề mặt và
xói mòn rãnh.
Có hai tác nhân chủ yếu gây xói mòn đất là xói mòn do nước và xói mòn do gió
dưới tác dộng của các yếu tố tự nhiên, xã hội và con người. Đất bị xói mòn có nhiều
tác động, căn cứ vào tác nhân gây ra xói mòn đất mà người ta có thể phân loại các
dạng xói mòn sau:
1.1 Xói mòn do gió
Hiện tượng xói mòn đất do gió thường xảy ra ở những vùng đất có thành phần cơ
giới nhẹ: như những vùng đất cát ven biển, đất vùng đồi bán khô hạn. Tuy nhiên nguy
cơ mất đất do hiện tượng xói mòn do gió
cũng rất nghiêm trọng.

Ở nước ta đất cát nằm dọc theo bờ biển
từ Móng Cái đến Mũi Cà Mau. Đất cát
ven biển tạo thành khi đá mẹ ở gần bờ
biển bị phá hủy do sóng và sau đó sẽ đưa
vào bờ, gió bảo sẽ cuốn vào các vùng đất
ven biển tạo thành các bãi cát, cồn cát.
Nếu sử dụng không hợp lý cát sẽ di động
từ vùng này sang vùng khác, làm ảnh
hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống.
Mức độ xói mòn do gió mạnh hay yếu
phụ thuộc vào những yếu tố sau: (I) Tốc độ gió, (II) Thành phần cơ giới của đất, (III)
Độ ẩm đất, (IV) Độ che phủ của thảm thực vật.
1.2 Xói mòn do nước
Xói mòn do nước là loại xói mòn do sự
công phá của những giọt mưa đối với lớp
đất mặt và sức cuốn trôi của dòng chảy trên
bề mặt đất. Đây là loại xói mòn nguy hiểm
cho vùng đất dốc khi không có lớp phủ
thực vật, gây ra các hiện tượng xói mặt, xói
rãnh, xói khe.

GVHD: TRẦN THỊ THÚY HẰNG

Môn: ĐẤT LÂM NGHIỆP

2


SVTH: NGUYỄN THANH TÌNH


Lớp: QLR 41B

Các nhân tố tác động đến xói mòn nước:
- Mưa: Mưa ở nước ta là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến
xói mòn đất. Lượng mưa hàng năm lớn (1500 – 3000mm/năm). Lượng mưa phân bố
không đều, tập trung vào mùa mưa. Chỉ cần lượng mưa trên 10mm, ở những nơi có
độ dốc trên 10 0 là có thể gây ra hiện tượng xói mòn đất. Giọt mưa công phá đất trực
tiếp gây ra xói mòn, giọt mưa càng lớn sức công phá càng mạnh.

- Đất: một số yếu tố trong xói mòn đất nữa là đặc tính bản thân của đấy. Đất có độ
thấm nước càng lớn thì càng hạn chế được xói mòn, vì lượng nước dòng chảy giảm.
Độ thấm nước lại phụ thuộc: độ dày của lớp đất, thành phần cơ giới, kết cấu đất…
- Địa hình: Độ dốc quyết định đến thế năng của hạt
đất và dòng chảy phát sinh trên bề mặt. Độ dốc
càng lớn thì xói mòn càng mạnh. Cường độ xói
mòn còn phụ thuộc vào chiều dài dốc: dốc càng dài
khối lượng nước chảy, tốc độ dòng chảy, lực quán
tính càng tăng, xói mòn càng mạnh.
- Độ che phủ của thực vật: Thảm thực vật có tác dụng ngăn chặn xói mòn nhờ làm
tắt năng lượng hạt mưa, làm chậm tích tụ nước, tạo kết cấu bền của thể đất, tăng mức
độ thấm nước vào đất, tăng ma sát cơ học thông qua bộ rễ và thảm lá rụng.
1.3 Xói mòn do trọng lực
Do đặc tính vật lý của đất là có độ xốp, đất có khe hở với nhiều kích thước khác
nhau và do lực hút của quả đất, nên đất có khả năng di chuyển từ tầng đất trên bề mặt
xuống các tầng đất sâu do chính trọng lượng của nó hoặc có thể là đất bị trôi nhẹ theo
khe, rãnh. Hay người ta còn gọi hiện tượng rửa trôi đất theo chiều sâu của phẩu diện
đất.
1.4 Xói mòn do các hoạt động sử dụng và quản lý đất của con người
Nhịp độ tăng trưởng trong cả hai mặt
dân số và phát triển kinh tế xã hội trong

nhiều thập kỷ qua đã làm cạn kiệt các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặt biệt là tài
nguyên đất. Con người với các hoạt động
sử dụng và quản lý đất khác nhau đã góp
phần gây ra xói mòn đất và xói mòn đất
đóng vai trò chủ yếu trong việc làm suy
thoái đất.
Các hoạt động sử dụng và quản lý đất dẫn đến xói mòn đất: Khai thác rừng không
hợp lý, phá rừng làm nương rẫy. Canh tác nông nghiệp không bền vững, cháy rừng,
GVHD: TRẦN THỊ THÚY HẰNG

Môn: ĐẤT LÂM NGHIỆP

3


SVTH: NGUYỄN THANH TÌNH

Lớp: QLR 41B

chăn thả gia súc quá mức, xây dựng đường, cầu cống, nhà cửa, đường điện ở vùng
núi không hợp lý, khai thác khoáng sản không hợp lý, trồng rừng quy mô lớn nhưng
không chú ý đến hỗn loài và chọn loại cây trồng thích hợp.
2 TÁC HẠI CỦA XÓI MÒN ĐẤT
2.1 Tác hại trực tiếp đến đất đai
Đất bị thoái hóa bạc màu
Làm thay đổi tính chất vật lý của đất, đất trở nên khô cằn, khả năng thấm, hút và
giữ nước của đất kém.
Làm tổn hại tới môi trường sống của vi sinh vật, động thực vật đất, nên hạn chế
khả năng phân giải của chúng, do đó độ phì của đất giảm.

2.2 Tác hại đến sản xuất
Năng suất cây trồng giảm nhanh chóng
Tăng chi phí sản xuất để phục hồi đất, thu nhập của người dân thấp, đời sống gặp
khó khăn.
Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, hạn hán, lũ lụt xảy ra liên tục, làm ô nhiễm
nguồn nước và gây nhiều thiệt hại cho nhà nước và nhân dân.
Bảng I. Các yếu tố bị tác động khi phát, đốt rừng làm nương rẫy

Nguồn: Nguyễn Tử Siêm, 1999

* Tác hại đến sản xuất nông nghiệp
Đất mặt bị bào mòn, đất trở nên nghèo xấu, mất hết chất hữu cơ, độ phì trong đất.
Xói mòn đất đã gây nhiều thiệt hại to lớn, đã lôi cuốn phần lớn hạt kích thước nhỏ có
chứa các chất phì, đất trở nên nghèo kiệt. Năng suất cây trồng giảm đi nhanh chóng.
* Tác hại đến sản xuất lâm nghiệp
Do xói mòn đất, nương rẫy chỉ gieo trồng vài ba vụ rồi bỏ hóa. Chế độ canh tác
bừa bãi theo kiểu đốt nương làm rẫy đã làm cho lâm sản bị tiêu hao rất nhiều.
Rừng bị chặt phá sẽ kèm theo lũ lụt, hạn hán.
* Tác hại về thủy lợi và môi trường sinh thái
Mức độ xói mòn ở nước ta thuộc loại cao, phù sa các sông lớn cuốn từ thường
nguồn về bồi đắp các con sông ở hạ lưu, nâng mực nước sông, nạn lụt đe dọa. Sa bồi
còn làm các công trình thủy lợi như hồ chứa nước, kênh mương bị thu hẹp diện tích,
hiệu suất sử dụng bị hạn chế, công tác tưới tiêu gặp nhiều trở ngại.
Xói mòn đất ở mức độ cao mà người ta còn gọi là hiện tượng lở đất, sạt núi gắn
liền với hiện tượng lũ quét đã gây thiệt hại không những môi trường sinh thái, cảnh
quan mà cả con người và xã hội.
GVHD: TRẦN THỊ THÚY HẰNG

Môn: ĐẤT LÂM NGHIỆP


4


SVTH: NGUYỄN THANH TÌNH

Lớp: QLR 41B

3. TÌNH HÌNH XÓI MÒN ĐẤT ĐAI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
* Tình hình xói mòn đất đai trên thế giới
Ở vùng nhiệt đới và xích đạo, sự thành lập tầng đất mặt mới ước lượng khoảng 2,5
cm trong 500 năm, trong khi đó sự xói mòn trên đất canh tác có tỉ lệ gấp 18-100 lần
sự thành lập tầng đất mặt mới trong tự nhiên. Sự xói mòn của đất cũng xảy ra ở đất
rừng nhưng ít nghiêm trọng hơn như ở đất canh tác nông nghiệp, mặc dù vậy nhưng
việc quản lý, bảo vệ để chống lại sự xói mòn đất rừng cũng là điều hết sức được quan
tâm vì tỉ lệ tái tạo lại đất rừng thấp hơn 2-3 lần đất canh tác.
Hiện trạng thế giới ngày nay, sự xói mòn đất mặt của đất canh tác có tốc độ lớn
hơn sự đổi mới thành lập tầng đất mặt, phần lớn tầng đất mặt bị rửa trôi được đưa vào
sông hồ, đại dương; người ta ước tính trên thế giới có khoảng 7% lớp đất mặt của đất
canh tác bị rửa trôi trong một chu kỳ là 10 năm.
Trước tình trạng này, để đủ lương thực nuôi sống nhân loại ngày càng tăng, con
người đã phải sử dụng lượng phân bón tăng gấp 9 lần, thủy lợi tăng gấp 3 lần trong
các thập niên từ 1950 - 1987, điều nầy tạm thời đã che dấu được sự suy thoái đất. Tuy
nhiên, trên thực tế phân bón không đủ chất để làm phục hồi lại độ phì nhiêu của đất
như đất tự nhiên được vì có những chất không thể tổng hợp được bằng phương pháp
hóa học, điều nầy chứng tỏ nguồn tài nguyên này càng cạn kiệt hơn.
Tỉ lệ xói mòn đất thay đổi tùy theo địa hình, sự kết cấu của đất, tác động của mưa,
sức gió, dòng chảy và đối tượng canh tác. Sự xói mòn đất do hoạt động của con
người xảy ra rất nhanh ở các quốc gia như Ấn Ðộ, Trung Quốc, Liên Xô và Hoa Kỳ,
tính chung các quốc gia này sản xuất hơn 50% số lương thực trên thế giới và dân số
cũng chiếm 50% dân số thế giới. Ở Trung Quốc, theo báo cáo hàng năm mặt đất bị

bào mòn trung bình 40 tấn cho mỗi ha, trong cả nước có 34% diện tích đất bị bào
mòn khốc liệt và làm cho các con sông chứa đầy phù sa. Ở Ấn Ðộ, sự xói mòn đất
làm sông bị lấp đầy bùn là một vấn đề nghiêm trọng xảy ra ở đây, trong cả nước có
khoảng 25% diện tích đất bị bào mòn mạnh. Ở Liên Xô, theo ước tính của The
Worldwatch Institute là có diện tích đất canh tác lớn nhất và có tầng đất mặt bị xói
mòn nhiều nhất thế giới (Miller, 1988).
Ở Hoa Kỳ, theo điều tra của SCS (Soil Conservation Service) ước tính có khoảng
1/3 tầng đất mặt canh tác bị rửa trôi vào sông, hồ, biển, tỉ lệ xói mòn trung bình là 18
tấn/ha; còn ở Iowa và Missouri hơn 35 tấn/ha. Các chuyên gia cho rằng sự xói mòn
tầng đất mặt diễn ra hàng năm ở Hoa Kỳ đủ để phủ đầy một đầm dài 5.600 km(3.500
dặm) làm mất đi gần 1/4 lớp đất canh tác trong cả nước, tính ra sự hao phí chất dinh
dưỡng cho cây do sự xói mòn gây ra hàng năm trị giá 18 tỉ USD (Miller, 1988). Các
nhà nghiên cứu ước tính rằng nếu không có những biện pháp bảo vệ đất chống lại sự
xói mòn thì khoảng chừng 50 năm tới thì diện tích đất canh tác bị xói mòn tương
đương với diện tích của các bang NewYork, New Jersey, Maine, New Hampshire,
Massachusetts và Connecticut (Miller, 1988).
Dân nghèo ngày càng tăng thì sự canh tác cũng gia tăng theo, đó cũng là nguyên
nhân làm tăng sự xói mòn của đất. Sự xói mòn đất không chỉ là vấn đề do hoạt động
canh tác mà còn do sự quản lý và sử dụng không hợp lý đất rừng, đất đồng cỏ, mà
còn do các hoạt động xây dựng của con người theo sự gia tăng dân số ( hoạt động xây
GVHD: TRẦN THỊ THÚY HẰNG

Môn: ĐẤT LÂM NGHIỆP

5


SVTH: NGUYỄN THANH TÌNH

Lớp: QLR 41B


dựng làm xói mòn đất chiếm khoảng 40% đất bị xói mòn ). Mặt khác, hậu quả của sự
xói mòn còn làm trở ngại sự vận chuyển đường thủy, làm giảm sức chứa của các đập
thủy điện, xáo trộn cuộc sống hoang dã của các loài sinh vật ... từ đó ảnh hưởng đến
môi trường sinh thái tự nhiên.
Theo một số phân tích, nếu tỉ lệ xói mòn trung bình 18 tấn/ha thì trong vòng 50
năm nữa thì sự thiếu hụt trung bình ngân sách quốc gia khoảng từ 2% - 3% hàng
năm. Người ta tin rằng các điều trên có thể được khắc phục và bù đắp bằng các
phương pháp kỹ thuật canh tác mới và việc sử dụng phân bón trong canh tác.
Tuy nhiên, hiện nay người ta chưa đưa ra một phương pháp nào để bảo vệ đất
chống sự xói mòn một cách có hiệu quả, nên đây là một vấn đề cần được sự quan
tâm.
* Tình hình xói mòn đất đai ở Việt Nam
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới ẩm và có lượng mưa tương đối lớn (từ 1.800
mm - 2.000 mm) nhưng lại phân bố không đều và tập trung chủ yếu trong các tháng
của mùa mưa từ tháng 4 - 5 đến tháng 10; riêng vùng duyên hải miền Trung thì lượng
mưa bắt đầu và kết thúc muộn hơn từ 2 đến 3 tháng. Lượng mưa lớn và lại tập trung
tạo ra dòng chảy có cường độ rất lớn, đây là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng
xói mòn đất đai ở Việt Nam. Hằng năm, nước của các con sông mang phù sa đổ vào
biển Ðông khoảng 200 triệu tấn, người ta ước tính trung bình 1m3 nước chứa từ 50g 400g phù sa, riêng đồng bằng sông Hồng 1.000g/m3 và có khi đạt đến 2.000g/m3.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự xói mòn là do sự khai phá rừng để lấy gỗ và lấy
đất canh tác. Từ năm 1983 đến 1994 trên cả nước ta có khoảng 1,3 triệu hecta rừng
đã bị khai phá để lấy gỗ và lấy đất trồng trọt, gây nên sự xói mòn và rửa trôi lớp đất
mặt làm cho đất ở các nơi này càng ngày càng trở nên bạc màu. Chỉ tính riêng cho
các vùng phía Bắc sông Hồng và dọc theo dãy Trường Sơn thì đã có khoảng 700.000
ha đất bị bạc màu.
Sự xói mòn do gió mặc dù xảy ra ít nghiêm trọng hơn nhưng cũng là vấn đề đáng
quan tâm ở các vùng duyên hải, vùng trung du và vùng núi. Ðể làm giảm bớt sự xói
mòn, nhiều biện pháp đã được thực hiện như trồng cây chắn gió, khôi phục lại rừng ở
đầu nguồn và trồng cây gây rừng phủ các đồi trọc ...

4. BẢO TỒN ĐẤT ĐAI
a. Tầm quan trọng của việc bảo tồn đất đai
Vấn đề chính của việc bảo tồn đất đai là làm giảm sự xói mòn, ngăn ngừa sự cạn
kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất và giảm sự lạm dụng quá mức đất canh tác. Thường
thì sự bảo vệ đất không nhận được kết quả rõ rệt vì tốc độ xói mòn diễn ra rất chậm
và kéo dài nên khó thấy được sự tác động hữu hiệu của nó. Thí dụ như sự xói mòn do
gió và nước mưa xảy ra mỗi năm là 1mm thì ta không thấy được tầm quan trọng của
nó, nhưng nếu sau 25 năm hoặc hơn nữa, 500 năm chẳng hạn thì đó là một vấn đề rất
lớn, nó làm cho diện mạo của đất trở nên khác hẳn.
b. Bảo tồn đất trồng trọt
* Bảo tồn đất trồng trọt vùng đồng bằng: Một trong những nguyên nhân làm
tăng sự xói mòn trên đất trồng trọt là sự cày vỡ lớp đất mặt. Theo thói quen, khi trồng
hoa màu người ta thường cày xới đất trước khi trồng; đất cày vỡ ra được phơi trần
GVHD: TRẦN THỊ THÚY HẰNG

Môn: ĐẤT LÂM NGHIỆP

6


SVTH: NGUYỄN THANH TÌNH

Lớp: QLR 41B

qua một thời gian dài bị vụn nát ra điều này làm tăng sự xói mòn. Ðể hạn chế sự xói
mòn, người ta thường thực hiện nhiều biện pháp khác nhau:
- Cày hạn chế (minimum- tillage method): Khi cày đất người ta chỉ cày ở tầng mặt
có cả phần hoa màu còn lại sau khi thu hoạch, không làm xáo trộn lớp mùn ở bên
dưới. Phương pháp này chẳng những hạn chế được phần nào sự xói mòn mà còn tiết
kiệm được nguồn phân hữu cơ từ phần hoa màu còn lại, giảm chi phí mua phân bón.

- Không cày (no- till farming): Khi trồng cây người ta không cày xới đất mà chỉ
đào đất thành từng lỗ nhỏ để đặt cây trồng vào, sau đó bón phân và thuốc trừ cỏ
quanh gốc cây
- Trồng theo líp: Ðào đất thành từng líp và đấp bờ bao để hạn chế dòng chảy,
đồng thời giữ lại được nguồn chất dinh dưỡng bị rửa trôi do nước tưới. Cây được
trồng thành hàng và khoảng trống giữa các hàng được trồng thêm hoa màu phụ nhất
là cây họ đậu, một mặt để phủ cho kín đất mặt khác để tăng thêm nguồn đạm cho đất.
- Ở những nơi có gió, người ta thường trồng cây tạo nên một vành đai chắn gió.
Vành đai này còn là nơi cư trú cho các loài chim và một số loài động vật khác, chúng
có thể ăn các dịch hại và còn giúp cho sự thụ phấn của cây trồng.
*Bảo tồn đất trồng trọt trên các vùng có độ dốc: Trên các đồi trọc, sườn đồi
được sử dụng để canh tác, do có độ dốc nên sự xói mòn xảy ra mãnh liệt hơn ở vùng
bình nguyên.
Nguyên nhân gây nên sự xói mòn trên đất dốc:
- Lượng mưa và cường độ mưa: đây là một yếu tố quan trọng nhất gây xói mòn
mạnh. Ở các nước thuộc vùng nhiệt đới mưa thường tập trung từ tháng 5 đến tháng
10, ở các vùng núi lượng mưa có thể đạt 3.000mm, lượng mưa càng lớn và đặc biệt là
cường độ mưa (lượng mưa trong một đơn vị thời gian) càng lớn thì tốc độ xói mòn
càng mạnh
- Ðộ dốc và chiều dài của sườn dốc: cường độ xói mòn đất tỉ lệ thuận với độ dốc,
theo một số nhà nghiên cứu thì nếu độ dốc tăng 4 lần, tốc độ dòng chảy tăng 2 lần thì
lượng đất bị xói mòn tăng gấp 64 lần. Ðiều này đã cho thấy nếu độ dốc càng lớn thì
tốc độ dòng chảy càng lớn và sự tố độ xói mòn càng mạnh.
- Ðộ che phủ của cây: Nếu trên mặt đất có cây che phủ thì những hạt mưa không
rơi trực tiếp xuống đất mà bị phân tán ngay trên các tàng lá. Mặt khác, dòng chảy bị
ngăn trở bởi rể và lớp thảm mục trên mặt đất ... điều đó làm giảm sự xói mòn lớp đất
mặt.
- Tính chất của đất: Nếu đất tơi xốp, có kết cấu thấm nước tốt thì lượng nước mưa
sẽ ngấm xuống đất nhiều hơn nên lượng nước tạo nên dòng chảy trên lớp đất mặt ít đi
cũng làm giảm sự xói mòn.

Các biện pháp chống xói mòn khi trồng trọt trên đất dốc như sau:
- Làm giảm độ dốc và chiều dài của sườn dốc:
bằng cách như san ruộng thành bậc thang, đào
mương, đấp bờ, trồng cây thành hàng để ngăn
chiều dài của dốc thành những đoạn ngắn hơn.

GVHD: TRẦN THỊ THÚY HẰNG

Môn: ĐẤT LÂM NGHIỆP

7


SVTH: NGUYỄN THANH TÌNH

Lớp: QLR 41B

- Dùng các biện pháp nông lâm nghiệp để che phủ kín mặt đất: cụ thể là gieo
trồng theo hướng ngang của sườn dốc, làm luống trồng ngang với sườn dốc; nếu là
trồng cây hàng thưa thì ở giữa các hàng trồng thêm cây phân xanh hoặc cây màu xen
vào cho kín đất nhằm mục đích vừa làm tăng độ phì vừa bảo vệ lớp đất mặt và nên
trồng xen kẻ những giống cây trồng khác nhau đề phòng được các dịch bệnh gây hại.
Ðiều cần thiết nhất là phải giữ lại rừng ở đầu nguồn hoặc đầu của các chỏm đồi.
Ví dụ: Sử dụng loại hình nông nghiệp SALT
SALT - một loại hình nông nghiệp tái sinh trên đất dốc. Nông nghiệp tái sinh trên
đất dốc là một thực tiễn nhằm cải thiện nguồn tài nguyên đất dốc để tăng sức sản xuất
của đất và sinh lợi nhiều hơn. Đặc trưng nổi bật của nó là xúc tiến việc sử dụng các
nguồn tài nguyên dồi dào, sẵn có ở địa phương và giảm thiểu đầu tư từ bên ngoài.

Bảng II. Tiêu chuẩn sử dụng đất theo Quyết định số 278 của Thủ tương Chính phủ,

ngày 11-7-1975

GVHD: TRẦN THỊ THÚY HẰNG

Môn: ĐẤT LÂM NGHIỆP

8


SVTH: NGUYỄN THANH TÌNH

Lớp: QLR 41B

- Dùng một số biện pháp kỹ thuật để kiểm soát xói mòn:
Ở những nơi có nhiều đá, độ dốc cao và dài, bờ tường đá
là thích hợp. Dọc theo đường đồng mức và phía trên hàng
đai cây bụi đồng mức, cắt ngang mặt dốc làm bề mặt để
đặt và giữ chặt các hòn đá lên nhau. Nếu có đủ đá, chất
bờ tường đá cao ngang với điểm ở giữa hai đường đồng
mức. Trồng thêm cây bụi đa dụng ở đáy của bờ tường đá,
chúng sẽ cố định và giữ chắc bờ tường cũng như sẽ cung
cấp lá cây cho gia súc.
Tích cực công tác trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, trồng rừng phủ xanh đất trống
đồi núi trọc. Thiết lập những đai rừng phòng hộ chắn gió ven biển, chống cát bay…
c. Duy trì và phục hồi độ phì nhiêu của đất
Ðể nâng cao năng suất thu hoạch và tăng vụ trong trồng trọt, người ta thường sử
dụng các loại phân hữu cơ và phân vô cơ để bón vào đất canh tác nhằm mục đích
phục hồi lại chất dinh dưỡng trong đất đã bị mất đi do cây hấp thụ trong vụ trước, do
sự xói mòn và do sự trực di chất dinh dưỡng xuống các lớp đất nằm sâu bên dưới.
· Phân hữu cơ: Phân hữu cơ thường được chia thành 2 loại là phân chuồng và

phân xanh:
* Phân chuồng: bao gồm phân và nước tiểu của gia súc, phân của các gia cầm,
phân chim và phân dơi. Việc sử dụng phân chuồng làm thay đổi kết cấu của đất, gia
tăng hàm lượng đạm hữu cơ trong đất và đồng thời làm gia tăng mật số của vi khuẩn,
vi sinh vật, nấm và một số loài động vật nhỏ trong đất như giun dất và một số loài
côn trùng. Ðất được bón phân nầy càng ngày càng dồi dào chất dinh dưỡng, tơi xốp
và thoáng khí rất hữu dụng để canh tác. Tuy nhiên việc sử dụng chất thải của động
vật làm phân bón ít được chuộng vì các lý do sau:
- Thông thường các trại chăn nuôi lớn thường nằm ở vùng ven các đô thị trong khi
đó đất canh tác thì ở xa các trại chăn nuôi, nên việc thu nhặt và chuyên chở tốn nhiều
công sức làm cho chi phí tăng cao.
- Khi khoa học kỹ thuật tiến bộ, máy kéo và các nông cơ dần dần thay thế chổ cho
các động vật phục vụ cho nông nghiệp như ngựa, trâu, bò ... mà chúng là nguồn cung
cấp chất thải một cách tự nhiên cho đất.
* Phân xanh: là những xác bả thực vật được ủ hoặc cày vào đất nhằm mục đích
làm gia tăng lượng chất hữu cơ và mùn cho đất. Chúng có thể là cỏ dại hoặc các phần

GVHD: TRẦN THỊ THÚY HẰNG

Môn: ĐẤT LÂM NGHIỆP

9


SVTH: NGUYỄN THANH TÌNH

Lớp: QLR 41B

còn lại của hoa màu sau khi thu hoạch như rau, cải, đậu, cỏ linh lăng ... là nguồn cung
cấp đạm tại chỗ cho đất.

Thực tế cho thấy hỗn hợp của phân xanh trộn với đất có hiệu quả như phân
chuồng và sự pha trộn giữa phân xanh, phân chuồng và đất tạo nên một hỗn hợp giàu
chất dinh dưỡng, độ thoáng khí của đất, tăng cường mật số của vi khuẩn; vi sinh vật
đất và nấm, giúp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và sự phân hủy các
xác bã động vật và thực vật nhanh chóng hơn.
· Phân vô cơ thương mại
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển đều có xu hướng
chung là sử dụng phân bón vô cơ để phục hồi đất. Trong các loại phân bón vô cơ đều
có chứa chất dinh dưỡng chính cần cho cây như N, P và K. Thường thì tỉ lệ của các
chất dinh dưỡng này thay đổi theo từng loại phân phù hợp cho từng loại đất và đối
tượng canh tác. Thí dụ: Phân NPK 16 -16 - 8 có nghĩa là trong phân có chứa 16% N,
16% P và 8% K và một số chất khác cũng có thể có hiện diện. Vì vậy để có thể sử
dụng phân bón có hiệu quả, sau mỗi mùa vụ nhà nông phải phân tích đất để có thể
biết được một cách chính xác những chất dinh dưỡng trong đất cần được bổ sung, từ
đó chọn loại phân bón có thành phần chất dinh dưỡng thích hợp để tránh được sự
lảng phí không cần có.
Việc sử dụng phân bón vô cơ ngày càng tăng trên thế giới, trong khoảng từ 1950
đến 1978 lượng phân bón vô cơ được sử dụng tăng gấp 9 lần. Phân vô cơ hiện nay
được sử dụng rộng rãi vì đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cô đọng, dể chuyên
chở, dể tồn trư, bảo quản và dể sử dụng. Tuy nhiên phân bón vô cơ cũng có những
bất lợi như chúng không bổ sung thêm vào đất những hợp hữu cơ, vì vậy khi sử dụng
phân vô cơ mà không bổ sung thêm phân hữu cơ thì đất càng ngày càng bị nén chặt
và không còn thích hợp cho hoa màu và làm giảm khả năng tạo N 2 tự nhiên dạng hữu
ích. Phân bón vô cơ cũng làm giảm lượng O 2 trong đất vì đất bị nén chặt nên các tế
khổng bị thu hẹp và giảm số lượng. Mặt khác, phân bón vô cơ cũng không bồi bổ lại
cho đất những yếu tố vi lượng, những yếu tố nầy chỉ được tổng hợp bằng con đường
sinh học, rất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của thực vật dù với liều
lượng rất nhỏ.
Phân bón vô cơ là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm đến nguồn
nước hiện nay. Dư lượng của phân bón bị rửa trôi hoặc trực di theo các mạch nước

ngầm ra các sông rạch, đây là nguyên nhân gây nên sự bộc phát các loài rong; sự bộc
phát này làm cạn kiệt nguồn O2 trong nước và hậu quả làm chết cá và các loại sinh
vật thủy sinh tại nơi đó. Lượng NO3 có trong phân vô cơ thấm vào đất và trực di theo
nước mưa xuống tầng nước ngầm đến các ao, hồ, giếng ; nếu lượng NO 3 tồn tại cao
trong nước làm nước uống bị ngộ độc đặc biệt là đối với trẻ con.
· Luân xen canh hoa màu
Các loại cây hoa màu như Bắp, Thuốc lá, Bông vải... lấy đi phần lớn chất dinh
dưỡng đặc biệt là N2 từ đất, làm cạn kiệt lớp đất trồng trọt. Nếu chỉ trồng một loại cây
GVHD: TRẦN THỊ THÚY HẰNG

Môn: ĐẤT LÂM NGHIỆP
10


SVTH: NGUYỄN THANH TÌNH

Lớp: QLR 41B

thì qua vài mùa vụ đất sẽ mất hết một số chất dinh dưỡng và dẫn đến năng suất thu
hoạch càng ngày càng giảm.
Trái lại các loại cây thuộc họ đậu và một số loài cây khác có khả năng tự tổng hợp
được đạm tự do trong không khí thành đạm hữu cơ để sử dụng và khi chết lượng đạm
nầy bổ sung thêm cho đất. Vì vậy phương pháp luân xen canh giữa các loại hoa màu
khác nhau nhằm duy trì và bổ sung độ phì của đất. Mặt khác, phương pháp luân xen
canh còn tránh được sự và lan truyền các dịch bệnh cho từng loại cây trồng và còn
làm giảm đi sự xói mòn đất.

III. KẾT LUẬN
Với nhu cầu phát triển về mọi mặt như hiện nay, tài nguyên đất là một trong
những vấn đề bức thiết trong xã hội ta. Hiện nay hiện tượng xói mòn đất đang diễn ra

rất nghiêm trọng ở tất cả các vùng, đặc biệt là các vùng đồng núi. Chúng đã góp phần
làm mất mỹ quan về môi trường Nông – Lâm nghiệp cụng như của các hoạt động
kinh tế khác. Vì vậy, chúng ta cần phải cùng quan tâm và tìm cách khắc phục nó.
Hiện nay hiện tượng xói mòn đã và đang gây ra nhiều hậu quả khá nghiêm trọng cho
người dân.
Trên đây là một vài nguyên nhân, tác hại và một số biện pháp khắc phục hiện
tượng xói mòn mà tôi đã tìm hiểu và đưa ra. Mong rằng trong một ngày không xa thì
hiện tượng xói mòn đất không còn là nỗi lo của chúng ta. Chúng ta hãy cùng nhau có
ý thức và có những biện pháp góp phần vào việc bảo vệ tự nhiên, bảo vệ môi trường
sống của chúng ta ngày càng tươi đẹp.

GVHD: TRẦN THỊ THÚY HẰNG

Môn: ĐẤT LÂM NGHIỆP
11


SVTH: NGUYỄN THANH TÌNH

Lớp: QLR 41B

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bài giảng Đất Lâm nghiệp – Tác giả: TS Dương Viết Tình
2. Một số hình ảnh trên các Website khác tìm được trên Google.com.vn
3. Website của Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam –
htt://www.vacne.org.vn
4. GS Huỳnh Thu Hòa – Võ Văn Bé: Bài Tài Nguyên đất. Trên giáo trình
điện tử:

GVHD: TRẦN THỊ THÚY HẰNG


Môn: ĐẤT LÂM NGHIỆP
12



×