Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐỀ THI và đáp án TRẠI hè HÙNG VƯƠNG lần XII năm 2016 môn SINH học 10 TRƯỜNG CHUYÊN CAO BẰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.33 KB, 6 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH CAO BẰNG

ĐỀ THI MÔN : SINH HỌC
LỚP: 10
Thời gian: 180 phút

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ

(Đề gồm 02 trang)

Câu 1: (2,0 điểm)
a. Hãy giải thích tại sao ADN của các sinh vật có nhân thường bền vững hơn
nhiều so với ARN?
b. Nhiệt độ “nóng chảy” là nhiệt độ mà ở đó phân tử ADN mạch kép bị tách
thành 2 mạch đơn. Hãy cho biết cấu trúc phân tử ADN như thế nào thì có nhiệt độ
“nóng chảy” cao và ngược lại? Tại sao?
Câu 2: (2,0 điểm)
a. Thế nào là axít amin thay thế? Axít amin không thay thế?
b. Nguồn axít amin không thay thế trong cơ thể người lấy từ đâu? Bậc cấu trúc
nào của prôtêin quyết định cấu trúc không gian của nó?
Câu 3: (2,0 điểm)
a. Ở cơ thể người, loại tế bào nào không có nhân? Nêu chức năng của loại tế
bào đó? Trình bày quá trình hình thành tế bào không có nhân?
b. So sánh ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng?
Câu 4: (2,0 điểm)
a. Enzim tồn tại ở đâu trong tế bào? Vì sao enzim bị biến tính sẽ mất hoạt tính
xúc tác?
b. Tại sao khi thiếu ôxi thì sự tổng hợp ATP trong ti thể bị ngừng trệ? ATP
được tổng hợp ở đâu trong tế bào? Điều kiện nào dẫn đến quá trình tổng hợp ATP
trong ti thể và lục lạp?


Câu 5: (2,0 điểm)
a. Căn cứ vào đâu để chia năng lượng thành 2 loại là thế năng và động năng?
b. Trong tế bào, năng lượng tồn tại ở những dạng nào? Dạng tồn tại nào là chủ
yếu? Tại sao nói ATP là hợp chất cao năng?
Câu 6: (2,0 điểm)
a. Thụ quan màng liên quan đến prôtêin G hoạt động như thế nào?
b. Người ta thực hiện một thí nghiệm sau: phá bỏ thành tế bào cầu khuẩn, trực
khuẩn, phẩy khuẩn. Sau đó, cho chúng phát triển ở môi trường đẳng trương.
- Xác định hình dạng của các loại vi khuẩn trên. Qua thí nghiệm ta có thể rút ra kết
luận gì?
- Vi khuẩn có các đặc điểm gì để thích nghi cao độ với môi trường sống?
Câu 7: (2,0 điểm)
a. Trong quá trình nguyên phân, sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì
nào? Giải thích sự khác nhau cơ bản trong phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật và
tế bào động vật?
1


b. Một thỏ cái sinh được 6 con. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%, của
tinh trùng là 6,25%. Tính số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng đã tham gia vào
quá trình trên?
Câu 8: (2,0 điểm)
a. Nếu đầu năm một người đã tiêm phòng vacxin phòng bệnh cúm, thì trong
năm người này có bị mắc bệnh cúm nữa không? Giải thích.
b. Khi ứng dụng sự lên men lactic trong việc muối rau quả, một học sinh đã có
một số nhận xét:
- Vi khuẩn lactic đã phá vỡ tế bào làm cho rau quả tóp lại.
- Các loại rau quả đều có thể muối chua.
- Muối rau quả người ta cho một lượng muối bằng 4 – 6% khối lượng khô của rau chỉ
để diệt vi khuẩn lên men thối.

- Muối dưa càng để lâu càng ngon.
Những nhận xét trên đúng hay sai? Giải thích.
Câu 9: (2,0 điểm)
a. Giải thích vì sao nhiều vi khuẩn ưa trung tính trong tự nhiên tạo ra các chất
thải có tính axít hoặc kiềm, mà chúng vẫn sinh trưởng bình thường trong môi trường
đó?
b. Khi sinh trưởng trong môi trường nghèo dinh dưỡng, tế bào chất của vi
khuẩn sẽ rút nước từ bên ngoài vào bên trong tế bào làm tế bào căng phồng lên. Tế
bào vi khuẩn có thể bị vỡ không? Vì sao?
Câu 10: (2,0 điểm)
a. Yếu tố nào quyết định chiều hướng chuyển hoá vật chất trong tế bào vi sinh
vật? Vi sinh vật quang tự dưỡng khác vi sinh vật hoá dị dưỡng ở những điểm nào?
b. Vì sao virút phải kí sinh nội bào bắt buộc?
.....................HẾT.....................
Người ra đề

Đoàn Hồng Sơn
ĐT: 0983.879.511

2


HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: SINH HỌC, LỚP: 10.
Lưu ý: Các cách giải khác hướng dẫn chấm, nếu đúng cho điểm tối đa theo thang điểm đã
định.
Câu
1
(2,0
điểm)


a

b

2
(2,0
điểm)

a

b

3
(2,0
điểm)

a

b

Nội dung
- ADN được cấu trúc bởi 2 mạch còn ARN được cấu tạo 1 mạch.
Cấu trúc xoắn của ADN phức tạp hơn.
- ADN thường liên kết với prôtêin nên được bảo vệ tốt hơn.
- ADN được bảo quản trong nhân, ở đó thường không có enzim phân
huỷ chúng, trong khi đó ARN thường tồn tại ngoài nhân nơi có nhiều
enzim phân hủy.
- Phân tử ADN có nhiệt độ “nóng chảy” cao là phân tử có tỷ lệ
G−X

nuclêôtit loại
cao và ngược lại những phân tử ADN có tỷ lệ
A−T
G−X
nuclêôtit loại
thấp thì có nhiệt độ “nóng chảy” thấp.
A−T

Điểm
0,25
0,25
0,5
0,5

- Do giữa cặp G-X có 3 liên kết H, giữa cặp A-T có 2 liên kết H.

0,5

- Axít amin thay thế: là axít amin mà cơ thể có thể tự tổng hợp được
trong quá trình chuyển hoá các chất của tế bào.
- Axít amin không thay thế: là axít amin mà cơ thể không thể tự tổng
hợp được trong quá trình chuyển hoá các chất của tế bào.
- Nguồn axít amin không thay thế trong cơ thể người lấy từ thức ăn
chứa axít amin đó. Ví dụ: ngô cung cấp triptôphan, metionin. Đậu
cung cấp valin, threonin...
- Bậc cấu trúc nào của prôtêin quyết định cấu trúc không gian của nó
là bậc 1- Trình tự sắp xếp các axít amin trong chuỗi polypeptit.
Ở cơ thể người :
- Tế bào nào không có nhân: Hồng cầu
+ Thực hiện chức năng vận chuyển O2 và CO2, mất nhân, giảm khối

lượng dẫn đến giảm tiêu tốn năng lượng vô ích.
- Quá trình hình thành tế bào không có nhân:
Hồng cầu được sinh ra từ tế bào tuỷ xương (tế bào có một nhân).
Trong quá trình chuyên hoá về cấu tạo để thực hiện chức năng, hồng
cầu ở người đã bị mất nhân. Bào quan Lizôxôm thực hiện tiêu hoá
nội bào, phân giải nhân của tế bào hồng cầu.
So sánh ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng :
* Giống nhau:
Có cấu trúc màng kép (màng ngoài trơn nhẵn); là bào quan
tạo năng lượng cho tế bào (tổng hợp ATP).
* Khác nhau:

0,5

- Ti thể: Có trong mọi TB
Lục lạp: Chỉ có trong TB quang hợp TV.
- Ti thể: Màng trong gấp khúc, trên có đính enzim hô hấp.
Lục lạp: Màng trong trơn nhẵn.

0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5

0,25

0,25
0,25


3


4
(2,0
điểm)

a

b

5
(2,0
điểm)

a

b

6
(2,0
điểm)

a

- Ti thể: Tổng hợp ATP dùng cho mọi hoạt động sống của TB.
Lục lạp: Tổng hợp ATP ở pha sáng, chỉ dùng cho quang hợp ở pha
tối.
- Enzim tồn tại trong tế bào:

+ Dạng hoà tan trong tế bào chất. Ví dụ : enzim của quá trình đường
phân.
+ Định khu trong các bào quan xác định trong tế bào. Ví dụ : các
enzim thuỷ phân có trong lizôxôm ; các enzim ôxi hoá-khử của chu
trình Crép có trong ti thể.
- Enzim bị biến tính sẽ mất hoạt tính xúc tác vì: Khi đó chúng mất
cấu trúc không gian, không còn có trung tâm hoạt động. Vì vậy,
chúng không thể liên kết với cơ chất để tạo nên phức hợp enzim-cơ
chất.
- Khi thiếu ôxi thì sự tổng hợp ATP trong ti thể bị ngừng trệ vì:
+ O2 là chất nhận electron cuối cùng trong chuỗi chuyền electron ở
màng trong ti thể.
+ Nếu không có O2 thì chuỗi chuyền electron không hoạt động,
không có sự vận chuyển H+ qua màng, không tạo ra điện thế màng.
Vì vậy, không tạo nên lực hoá thẩm để kích hoạt phức hệ ATPxintêtaza tổng hợp ATP từ ADP và P.
- ATP được tổng hợp trong tế bào ở : tế bào chất, ti thể, lục lạp.
- Điều kiện dẫn đến quá trình tổng hợp ATP trong ti thể và lục lạp:
Khi có sự chênh lệch nồng độ H+ giữa 2 phía của màng tạo nên lực
hoá thẩm.
Dựa vào trạng thái có sẵn sàng sinh công hay không mà chia năng
lượng thành 2 loại:
- Thế năng: là loại năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công (trong
tế bào, thế năng tồn tại trong các liên kết hoá học của các hợp chất
hữu cơ)
- Động năng: là loại năng lượng sẵn sàng sinh công (trong tế bào,
động năng được chứa trong các liên kết cao năng của các phân tử
ATP. Đây là dạng năng lượng tế bào dễ sử dụng để cung cấp cho các
hoạt động sống của tế bào).

0,25


- Trong tế bào, năng lượng tồn tại ở những dạng như hoá năng, nhiệt
năng, điện năng…trong đó, hoá năng là dạng năng lượng tồn tại chủ
yếu trong tế bào.
- Vì trong cấu tạo của ATP có các liên kết giữa các nhóm phôtphát
giàu năng lượng. Các liên kết này rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra
năng lượng.

0,5

Thụ quan màng liên quan đến prôtêin G hoạt động như sau:
- Thụ quan liên kết với Prôtêin G. Ví dụ, thụ quan của Ađrênalin.
Thụ quan là prôtêin xuyên màng có đầu thò ra ngoài, có tác dụng
liên kết đặc trưng với ađrênalin và hoạt động theo những cơ chế sau:
+ Ađrênalin liên kết với thụ quan màng. Phức hệ Ađrênalin - Thụ
quan sẽ hoạt hoá prôtêin G thông qua GTP - guanozintriphotphat.
+ Prôtêin G khi được hoạt hóa sẽ phát động chuỗi phản ứng chức
năng của tế bào như : điều hoà điện thế màng (mở hoặc đóng kênh

0,5

0,5

0,5

0,25
0,25
0,5
0,25
0,25


0,5

0,25

0,25

4


b

ion), kích hoạt hoặc ức chế các phản ứng sinh hoá liên quan đến sinh
trưởng và tăng sinh tế bào làm hoạt hoá các gen.
+ Thường có nhiều loại prôtêin G : loại Gs có tác động hoạt hoá ; Gi
có tác động ức chế các phản ứng chức năng của tế bào. Mỗi thụ quan
liên kết với prôtêin G thường chỉ liên kết với chất gắn đặc trưng cho
mình. Ví dụ : Ađrênalin
- Các vi khuẩn lúc này đều có hình cầu.
- KL: Thành tế bào quy định hình dạng của tế bào.
- Vi khuẩn có các đặc điểm để thích nghi cao độ với môi trường
sống:
+ Tỉ lệ

7
(2,0
điểm)

a


b

8
(2,0
điểm)

a

b

S
V

0,25

0,25
0,25
0,25
0,5

lớn → hấp thụ và chuyển hoá vật chất nhanh.

+ Hệ gen đơn giản → dễ phát sinh và biểu hiện đột biến.
+ Thành TB duy trì được áp suất thẩm thấu.
+ Có khả năng hình thành nội bào tử khi gặp đièu kiện sống không
thuận lợi.
- Sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì cuối.
- Điểm khác nhau cơ bản trong sự phân chia tế bào chất:
+ ở tế bào thực vật là sự hình thành vách ngăn từ trung tâm đi ra
ngoài (vách tế bào).

+ ở tế bào động vật là sự hình thành eo thắt ở vùng xích đạo của tế
bào bắt đầu co thắt từ ngoài (màng sinh chất) vào trung tâm.
- Có sự khác nhau đó là do: tế bào thực vật có thành tế bào bằng
xenlulôzơ, làm cho tế bào không vận động và không co thắt được.
6 thỏ con được phát triển từ 6 hợp tử. Suy ra số trứng thụ tinh bằng
số tinh trùng thụ tinh là 6.
- Vì hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%, của tinh trùng là 6,25% nên:
+ Số trứng được tạo ra: 6 : 50% = 12 (trứng)
+ Số tinh trùng được tạo ra: 6 : 6,25% = 96 (tinh trùng)
- Nên:
+ Số TB sinh trứng = Số trứng được tạo ra = 12 (TB)
+ Số TB sinh tinh = 96 : 4 = 24 (TB)
- Người này vẫn có thể mắc bệnh cúm nữa. Vì:
- Vác xin chỉ có thể phòng được 1 hoặc một số ít chủng vi rút. Thời
gian miễn dịch của vac xin phòng cúm rất ngắn ( 3 tháng).
- Hiện nay các nhà khoa học đã xác định được rất nhiều chủng vi rut.
Mặt khác do virut có cấu trúc rất dơn giản chỉ có vỏ bọc protein và
lõi axit nucleic nên rất dễ bị đột biến dẫn đến phát sinh chủng mới.
- Người này có thể nhiễm chủng virut khác mà vac xin không phòng
được. Hoặc thậm chí chủng virut mới nhiễm là biến thể đột biến từ
chính chủng đã được tiêm phòng.
- Sai. Vi khuẩn lactic không phá vỡ tế bào mà chỉ có tác dụng
chuyển đường thành axit lactic.
- Sai. Các loại rau quả để lên men phải chứa một lượng đường tối
thiểu để chuyển hoá thành axit lactic.
- Sai. Muối có tác dụng tạo áp suất thẩm thấu, rút lượng nước và
đường trong rau quả, cho vi khuẩn lactic sử dụng, đồng thời ức chế
sự phát triển của vi khuẩn lên men thối.
- Sai. Khi để lâu, dưa quá chua, vi khuẩn lactic cũng bị ức chế, nấm


0,25
0,5

0,25

0,5

0,5
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

5


9
(2,0
điểm)

a

b

10

(2,0
điểm)

a

b

men, nấm sợi phát triển làm tăng pH, khi đó vi khuẩn gây thối phát
triển làm hỏng dưa.
Nhiều vi khuẩn ưa trung tính trong tự nhiên tạo ra các chất thải có
tính axít hoặc kiềm, mà chúng vẫn sinh trưởng bình thường trong
môi trường đó vì:
- Chúng có khả năng duy trì pH nội bào trung tính :
+ Vi khuẩn ưa pH axít : ion H+ chỉ làm cho màng sinh chất của
chúng vững chắc, nhưng không tích luỹ bên trong tế bào.
+ Vi khuẩn ưa kiềm : có khả năng tích luỹ H+ từ bên ngoài.
Khi sinh trưởng trong môi trường nghèo dinh dưỡng, tế bào chất của
vi khuẩn sẽ rút nước từ bên ngoài vào bên trong tế bào làm tế bào
căng phồng lên.
- Tế bào vi khuẩn không bị vỡ do áp suất thẩm thấu nội bào:
là nhờ thành tế bào vi khuẩn bảo vệ chống lại sự gia tăng áp suất
thẩm thấu đó.
- Ôxi là yếu tố quyết định chiều hướng chuyển hoá vật chất trong tế
bào vi sinh vật. Tuỳ theo sự có mặt và hàm lượng các enzim trong tế
bào mà vi sinh vật có quan hệ với ôxi phân tử rất khác nhau.Chính vì
vậy, hô hấp ở vi sinh vật rất đa dạng
- Chúng khác nhau ở các đặc điểm:
+ Nguồn năng lượng của vi sinh vật quang tự dưỡng là ánh sáng; còn
của VSV hoá dị dưỡng là các chất hữu cơ.
+ Nguồn cacbon của VSV quang tự dưỡng là CO2, còn của VSV hoá

dị dưỡng là các chất hữu cơ.
+ Tính chất của 2 quá trình: Quang tự dưỡng mang tính chất đồng
hoá, còn hoá dị dưỡng mang tính chất dị hoá.
- Virút chưa có cấu tạo tế bào, chỉ gồm 2 thành phần cơ bản là lõi
axít nuclêic (ADN hoặc ARN) và vỏ prôtêin. Muốn nhân lên virút
phải sử dụng enzim và nguyên liệu thuộc tế bào vật chủ để tổng hợp
axít nuclêic và prôtêin cho riêng mình.
- Trong tế bào vật chủ, các thành phần của virút tổng hợp riêng rẽ,
sau đó được lắp ráp ngay trong tế bào thành dạng virút thành thục.
Trong tế bào vật chủ, virút hoạt động như một thể sống, ngoài tế bào
chúng lại như một thể vô sinh (có thể tồn tại ở trạng thái đại phân tử
hoá học không sống và có hoạt tính truyền nhiễm). Vì vậy, virút
khác với các cơ thể sống khác là phải kí sinh nội bào bắt buộc.

0,5
0,25
0,25

0,5
0,5
0,25

0,25
0,25
0,25
0,5

0,5

.....................HẾT.....................


6



×