Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

ĐỀ THI và đáp án TRẠI hè HÙNG VƯƠNG lần XII năm 2016 môn SINH học 10 TRƯỜNG CHUYÊN lê QUÝ đôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.8 KB, 7 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
ĐỀ THI MÔN SINH HỌC
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
LỚP 10
(Đề này có 02. trang, gồm 10 câu)
TỈNH LAI CHÂU
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Câu 1( 2,0 điểm).
a) Nêu những điểm giống nhau giữa dầu và mỡ. Tại sao các thức ăn nướng là một trong
những nguyên nhân gây bệnh xơ vữa động mạch?
b) Những nhận xét dưới đây đúng hay sai? Giải thích cụ thể từng nhận xét.
(1) Trong một nucleotit, gốc photphat được gắn vào vị trí C5 của đường pentoz.
(2) Các enzim nucleaza thường cắt ngắn phân tử ADN bằng cách cắt bỏ các liên kết giữa
đường và gốc bazo nito.
(3) Ở hươu bắc cực, màng tế bào gần móng chứa nhiều axit béo no và colesterol hơn so với
màng tế bào phía trên.
(4) Khi các axit amin liên liên kết với nhau để tạo thành một polypeptit, nước sinh ra như một
chất thải.
Câu 2 ( 2,0 điểm).
a) Phân biệt cấu trúc và vai trò của xenlulôzơ, tinh bột và glicôgen trong tế bào?
b) Nêu cơ chế tổng hợp vi sợi xenlulôzơ của thành tế bào thực vật?
Câu 3 ( 2,0 điểm).
a) Trong cấu trúc màng sinh chất, những thành phần nào đã quyết định nên tính linh hoạt của
màng sinh chất?
b) Tại sao ADN lại có 4 loại đơn phân (4 loại Nuclêôtít)?
Câu 4 ( 2,0 điểm).
Trong quang hợp ở thực vật C3, hãy tính số lượng ATP và NADPH cần thiết cho việc hình thành
một phân tử Glucôzơ theo hai cách sau:
a. Sử dụng PSI và PSII.
b. Sử dụng sơ đồ cố định CO2 .
Câu 5: (2,0 điểm)


a. Sơ đồ sau thể hiện một con đường chuyển hoá các chất trong tế bào:
ức chế ngược
ức chế ngược
A
H

B

C
E
ức chế ngược
D

F

G

Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng lên bất thường? Giải thích?
Phân biệt chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của enzim?
b. Có thể nói coenzim NADH và FADH2 có vai trò “trung chuyển” năng lượng trong quá
trình hô hấp tế bào được không? Giải thích ?
c. Điều gì xảy ra với coenzim NADH và FADH2 khi tế bào không được cung cấp ôxi?
Câu 6 (1,0 điểm).
a. Hãy giải thích hiện tượng: cùng một tín hiệu kích thích nhưng ở các tế bào khác nhau thì
cách đáp ứng là khác nhau?
b. Bằng cách nào thông tin được truyền từ bên ngoài tế bào vào bên trong tế bào?
Câu 7 (2,0 điểm)


a. Hệ thống kiểm soát chu kỳ tế bào gồm các thành phần nào? Nêu cơ chế hoạt động chung của

các thành phần đó?
b. Một tế bào sinh dục cái ở động vật có bộ nhiễm sắc thể ký hiệu là aaBbDdX EXe. Hãy xác
định:
- Số cách sắp xếp có thể có của nhiễm sắc thể kép ở kì giữa I? Viết các cách sắp xếp đó?
- Số cách phân ly có thể có của nhiễm sắc thể kép ở kì sau I?
- Số giao tử thực tế được tạo ra sau giảm phân?
Câu 8 (2,0 điểm)
Quan sát 3 ống nghiệm nuôi cấy vi khuẩn người ta thấy:
Ống A: Vi khuẩn mọc trên bề mặt
Ống B: Vi khuẩn mọc khắp ống nghiệm
Ống C: Vi khuẩn mọc ở đáy ống nghiệm
a) Tiến hành nhỏ H2O2 vào cả 3 ống nghiệm. Hãy cho biết ống nghiệm nào sẽ sủi bọt? Viết
phương trình phản ứng xảy ra và giải thích?
b) Nếu bổ sung NO3- vào cả 3 ống nghiệm. Hãy cho biết ống nghiệm nào vi khuẩn thay đổi kiểu
hô hấp và vị trí mọc? Giải thích?
Câu 9 (2,0 điểm).
a. Phân biệt vi khuẩn Gram dương và Gram âm?
b. Vì sao vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có
oxy không khí?
b. Nêu ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống.
Câu 10 (3.0 điểm.)
a. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được dùng cho bệnh nhân nhiễm HIV, em có thể cho biết
một số cơ chế tác động của các loại thuốc đó?
b. Nêu sự phát triển của virut ở tế bào vi khuẩn. Vì sao ít khi virut ôn hoà trở thành viruts
độc.
c. Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu với miễn dịch đặc hiệu ?
.....................HẾT...................
Người ra đề

Nguyễn Thị Huyền

( ĐT: 01698838822)


HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: SINH HỌC - LỚP 10
Lưu ý: Các cách giải khác hướng dẫn chấm, nếu đúng cho điểm tối đa theo thang điểm đã định.
Câu
Nội dung
a) - Những điểm giống nhau giữa dầu và mỡ:
Câu + Cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O.
1
+ Gồm có glixerol liên kết với axit béo.
+ Là các lipit đơn giản không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ.
+ Là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào và cơ thể
- Giải thích:
+ Các thức ăn nướng chứa nhiều các chất béo không no với các liên kết đôi Trans.
+ Ở các mạch máu bị tổn thương hoặc viêm, các chất béo không no với các liên kết đôi
Trans dễ bị lắng đọng thành mảng tạo những chỗ lồi cản trở dòng máu, giảm tính đàn hồi của
thành mạch.
b)
1. Sai. Gốc photphat được gắn vào vị trí C5’ của phân tử đường (ký hiệu C5 chỉ vị trí C
của bazonito).
2. Sai. Các enzim này thường phá vỡ liên kết phosphodieste giữa gốc photphat và đường
pentoz trong cấu trúc ADN.
3. Sai. Chứa nhiều axit béo chưa no và colesterol hơn nhằm tăng tính linh hoạt của màng
ở vị trí tiếp xúc với băng tuyết do axit béo chưa no có nhiều liên kết đôi và colesterol ngăn
cản các đuôi axit béo liên kết chặt với nhau.
4. Đúng. Khi một liên kết peptit hình thành giữa nhóm cacboxyl của axit amin này với
nhóm amin của axit amin khác sẽ giải phóng ra một phân tử nước.
(hoặc giải thích theo sơ đồ:


Câu a) Phân biệt cấu trúc và vai trò của xenlulôzơ, tinh bột và glicôgen trong tế bào
2
Xelulôzơ
Tinh bột
Glicôgen
Cấu - Không phân nhánh
- Gồm cả mạch nhánh và
- Mạch phân nhánh
trúc
mạch thẳng
- Liên kết
- Liên kết
- Liên kết
+ giữa các đơn phân: β- + giữa các đơn phân:
+ giữa các đơn phân: α1,4 glicôzit.
α-1,4 glicôzit, α-1,6
1,4- glicôzit, α-1,6+ giữa các dải có liên
glicôzit.
glicôzit.
kết hiđrô.
+ liên kết hiđrô xoắn của
+ liên kết hiđrô giữa
amilôzơ.
các nhánh cuộn.
Vai Cấu trúc thành tế bào
Dự trữ ở thực vật
Dự trữ ở động vật
trò
thực vật

b)
- Tổng hợp xenlulôzơ nhờ phức hệ enzim saccaraza và xenlulaza có trên màng sinh chất và
UDP trung gian để tạo chuỗi glucan theo diễn biến sau:
- Phức hợp Glucôzơ và fructôzơ (saccarozơ) bị bẻ gãy nhờ enzim saccaraza tạo UDP –G và
fructôzơ (đưa vào tế bào chất).
- Các UDP - G dưới tác dụng của enzim xenlulaza sẽ tạo ra chuỗi glucan (G-G-G..) và giải
phóng UDP, chuỗi glucan đưa ra mặt ngoài màng tế bào từ đó tạo sợi xenlulôzơ.
Câu a. Tính linh hoạt của màng sinh chất do lớp kép lipit, protein, glucolipit, glicoproteit quy

Điểm
0.5

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25



3

định.
* Tính linh hoạt của lớp kép photpholipit
- Do sự phân bố của các phân tử photpholipit ở trạng thái no và chưa no
+ Nếu các phân tử photpholipit ở trạng thái no ⇒ màng nhớt.
+ Nếu các phân tử photpholipit ở trạng thái chưa no ⇒ màng lỏng.
- Do sự chuyển động của các phân tử photpholipit
+ Chuyển động chuyển chỗ
+ Chuyển động co dãn
* Tính linh hoạt của các protein màng
- Các phân tử protein có khả năng chuyển động quay và chuyển chỗ trong màng.
* Tính linh hoạt của màng do sự phân bố của các phân tử cholesterol
Hàm lượng cholesterol tăng thì màng trở nên cứng rắn.
b. ADN có 4 loại đơn phân vì 2 lí do
- 4 loại nuclêotit mới tạo 64 bộ 3 mã hóa cho 20 aa
Nếu 1 loại Nu tạo được 13 = 1 loại bộ ba
Nếu 2 loại Nu tạo được 23 = 8 loại bộ ba
Nếu 3 loại Nu tạo được 33 = 27 loại bộ ba
Nếu 4 loại Nu tạo được 43 = 64 loại bộ ba
- Có 4 loại Nu => mới có đột biến xẩy ra => có ý nghĩa đối với tiến hóa.

a) Sử dụng PSI và PSII.
Trong pha sáng, mỗi lần thực hiện PSI và PSII đã sử dụng 2 H 2O và tạo được 3 ATP với 2
NADPH và để hình thành 1 phân tử Glucôzơ, theo phương trình Quang hợp, phải sử dụng 12
H2O. Như vậy, khi 12 H2O tham gia vào pha sáng thì tạo được 18 ATP và 12 NADPH, đủ để
Câu hình thành một phân tử Glucôzơ.
4
b) Sử dụng sơ đồ cố định CO2 .

Trong Chu trình cố định CO 2 (Chu trình Canvin ), để khử 6 APG thành 6 ALPG cần 6 ATP
và 6 NADPH và khi phục hồi chất nhận cần 3 ATP nữa thì hình thành được 1/2 phân tử
Glucôzơ. Như vậy để hình thành 1 phân tử Glucôzơ cần 18 ATP và 12 NADPH.
a.
Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất H sẽ tăng lên bất thường.
- Do cơ chế ức chế ngược của enzim. G và F tăng cao ức chế ngược trở lại làm giảm phản
ứng chuyển C thành D và E -> nồng độ chất C tăng lên -> ức chế ngược trở lại làm giảm
phản ứng chuyển hóa A thành B. Vậy A chuyển hóa thành H nhiều hơn -> nồng độ chất H
tăng lên bất thường.
- Chất ức chế cạnh tranh: có cấu tạo hóa học và hình dạng khá giống với cơ chất. Khi có
mặt cả cơ chất và chất ức chế sẽ xảy ra sự cạnh tranh về trung tâm hoạt tính và dẫn đến kìm
hãm hoạt động của enzim. Do phức hệ enzim – chất ức chế rất bền vững, như vậy không còn
trung tâm hoạt động cho cơ chất nữa.
- Chất ức chế không cạnh tranh: chúng không kết hợp với trung tâm hoạt tính của enzim mà
Câu
kết hợp với enzim gây nên các biến đổi gián tiếp hình thù trung tâm hoạt động làm nó không
5
phù hợp với cấu hình của cơ chất.
b.
- Coenzim NADH và FADH2 có vai trò “trung chuyển” năng lượng trong hô hấp tế bào vì:
Nó tham gia vận chuyển H+ và e- giải phóng ra từ nguyên liệu hô hấp đến chuỗi truyền e- ở
màng trong ty thể; Khi qua chuỗi truyền e- ở màng trong của ty thể, NADH và FADH2 bị oxi
hóa, năng lượng giải phóng ra sẽ được sử dụng để tổng hợp ATP.
c.
- Khi tế bào không được cung cấp oxi thì:
+ NADH sẽ không đi vào chuỗi truyền e-. Khi đó NADH sẽ nhường H+ và e- để hình thành
các sản phẩm trung gian trong hô hấp kị khí và lên men.
+ FADH2 không hình thành vì không có oxy thì chu trình crep không xảy ra.

0,5


0,25
0,25
0,5

0,5

1.0

1.0
0,25
0,25

0,25
0,25

0,5

0,25
0,25


a. - Sự đáp ứng của các tế bào khác nhau là khác nhau với cùng một tín hiệu kích thích là do:
+ Tính đặc hiệu của quá trình truyền tin giữa các tế bào: các loại tế bào khác nhau có các tập
hợp protein khác nhau. Sự đáp ứng khác nhau ở mỗi tế bào là do khác nhau ở một hoặc một
số protein tham gia điều hòa và đáp ứng tín hiệu vì các protêin nhất định của mỗi tế bào có
vai trò xác định bản chất của các đáp ứng.
+ Sự điều phối đáp ứng trong quá trình truyền tin: việc phân nhánh của các con đường truyền
Câu
tin rồi sau đó “thông tin chéo” (tương tác) giữa các con đường có vai trò quan trọng trong

6
hoạt động điều hòa và điều phối các đáp ứng của tế bào.
b. - Thông tin từ ngoài tế bào được truyền vào trong tế bào bằng cách: Quá trình truyền tin tế
bào thường là 1 con đường gồm nhiều bước, các bước thường đi kèm với sự hoạt hóa các
protein: Các mối tương tác protein- protein theo một thứ tự nhất định lần lượt làm thay đổi
cấu hình của chúng và làm chúng biểu hiện chức năng khi tín hiệu được truyền qua.

0,5

0,5
a)
* Hệ thống kiểm soát CKTB: Cyclin và kinaza phụ thuộc cyclin (Cdk)
0,25
- Cyclin: Là protêin đặc biệt (nồng độ biến đổi theo CKTB nên gọi là cyclin): có vai trò kiểm
soát hoạt tính photphoryl hóa của Cdk đối với các protêin đích
0,25
- Cdk: Là các protein kinaza phụ thuộc cyclin (vì bám vào cyclin mới hoạt động ): có vai trò
phát động các quá trình tiến thân bằng cách gây photphoryl hóa nhiều protein đặc trưng (kích 0,25
hoạt hoặc ức chế bằng cách gắn nhóm photphat)
* Cơ chế chung:
- Khi cyclin liên kết với Cdk thành 1 phức hệ (MPF) thì Cdk ở trạng thái hoạt tính kích hoạt
0,25
hàng loạt các protein => kích thích TB vượt qua điểm kiểm soát và khi cyclin tách khỏi
Cdk thì Cdk không có hoạt tính.
Câu => Như vậy bằng cơ chế tổng hợp và phân giải prôtêin cyclin cùng cơ chế tạo phức hệ và giải
7 thể phức hệ cyclin –Cdk tế bào điều chỉnh chu kì sống của mình.
b.
- Số cách sắp xếp NST kép ở kì giữa I: 23: 2 = 4
0,25
4 cách sắp xếp cụ thể như sau:

0,25
(1)
(2)
(3)
(4)
aaaa
aaaa
aaaa
aaaa
BBbb
bbBB
BBbb
BBbb
DDdd
DDdd
ddDD
DDdd
XEXEXeXe
XEXEXeXe
XEXEXeXe
XeXeXEXE
3
- Số cách phân ly NST kép ở kì sau I: 2 : 2 = 4
0,25
- Do đây là tế bào sinh dục cái giảm phân nên số giao tử thực tế được tạo ra sau giảm phân là:
0,25
1
Câu a)
8
- Nhỏ H2O2 ống A, B sủi bọt.

0,5
Catalaza
- Phương trình phản ứng: H2O2
H2O + 1/2O2 (sủi bọt)
0,25
superoxyde dismutaza
0,25
H2O2 + 2H+ + 2e2H2O
- Giải thích: Do vi khuẩn trong ống A là vi khuẩn hiếu khí; ống B là vi khuẩn kị khí tùy tiện 0,5
nên trong tế bào có chứa cả 2 enzim catalaza và SOD.
0,5
b)
- Ống A, vi khuẩn thay đổi vị trí mọc và kiểu hô hấp
- Giải thích: Có NO3- vi khuẩn sử dụng oxi trong NO3- để hô hấp và do đó từ hô hấp hiếu khí
đã chuyển sang hô hấp kị khí và mọc ở đáy ống nghiệm.


a.
Đặc điểm
Bắt màu khi nhuộm Gram
Peptidoglican
Protein
Lớp phía ngoài vách
Lipit và lipoprotein
Cấu trúc gốc tiên mao

Câu
9

VK Gram dương

Tím
Dày, nhiều lớp
Không có hoặc ít
Không có
Ít

VK Gram âm
Đỏ
Mỏng, ít lớp
Nhiều

Nhiều

Có 2 vòng ở đĩa gốc

Có 4 vòng ở đĩa gốc

Tạo độc tố
Ngoại độc tố
Khả năng chống chịu với tác Cao
nhân vật lý
Mẫn cảm với lizozim
Vách rất dễ bị phá vỡ

1,0

Nội độc tố
Thấp
Vách khó bị phá vỡ


Khả năng chống chịu muối,
Cao
Thấp
chất tẩy anionic
b. Chúng không có enzim catalaza và một số enzim khác do đó không thể loại được các sản
phẩm oxi hoá độc hại cho tế bào như H2O2, các ion superoxit.
b. Ứng dụng:
- Xử lý nước thải, rác thải.
- Sản xuất sinh khối ( giàu prôtêin, vitamin, enzim,..)
- Làm thuốc.
- Làm thức ăn bổ sung cho ngưòi và gia súc.
- Cung cấp O2 …..
( Nếu thí sinh nêu được các ứng dụng đúng khác vẫn cho điểm – tối đa là 1 điểm)
Câu a. Một số cơ chế tác động của các loại thuốc dùng cho bệnh nhân bị nhiễm HIV:
10
+ Ức chế sự gặp gỡ của thụ thể bề mặt tế bào bạch cầu và gai glycoprotein virut.
+ Ức chế quá trình phiên mã ngược.
+ Ức chế quá trình tổng hợp Protein virut.
+ Ức chế sự gắn kết gen virut vào hệ gen tế bào chủ....
b. Sự phát triển của virut trong tế bào vi khuẩn.
- Trong 1 quần thể vi khuẩn bị nhiễm virut, có thể thấy 2 chiều hướng phát triển.
+ Ở nhiều tế bào các virut phát triển làm tan tế bào (virut độc: Hấp phụ, xâm nhập - sinh
tổng hợp - lắp ráp - phóng thích.
+ Ở một số tế bào khác, bộ gen của virut gắn vào NST của tế bào, tế bào vẫn sinh trưởng
bình thường, virut này gọi là virut ôn hoà và tế bào này là tế bào tiềm tan.
+ Khi có 1 số tác động bên ngoài như tia tử ngoại có thể chuyển virut ôn hoà thành virut độc
và làm tan tế bào.
- Ít khi virut ôn hoà trở thành virut độc, vì trong tế bào đã xuất hiện 1 số loại prôtêin ức chế
virut, hơn nữa hệ gen của vitrut đã gắn vào hệ gen của tế bào chủ chỉ trong trường hợp đặc
biệt mới tách ra trở thành vi rút độc.

c.
Miễn dịch không đặc hiệu
Miễn dịch đặc hiệu
Điều kiện để
Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm
Xảy ra khi có kháng nguyên xâm
có miễn dịch
sinh, ko đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước nhập
với kháng nguyên
Cơ chế tác
- Cơ chế 1 : Hàng rào ngăn cản ko cho
- Hình thành kháng thể làm

0,5
0,5

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25


động


vsv xâm nhập vào cơ thể : Da, lớp màng
nhày, dịch cơ thể (lizozim trong miệng,
HCl trong dịch vị, độ đậm axit trong âm
đạo....)
- Cơ chế 2 : Các phản ứng viêm, sốt, tiết
protein chông vk (interferon, hệ thống
bổ thể), thực bào (bạch cầu trung tính và
đại thực bào)
Tính đặc hiệu Không có tính đặc hiệu

kháng nguyên ko hoạt động được
0.5
( MDDT)
- TB T độc tiết pr độc-> tan TB
nhiễm -> VR ko nhân lên được
(MDTB)

Có tính đặc hiệu

0,25



×