Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

ĐỀ THI và đáp án TRẠI hè HÙNG VƯƠNG lần XII năm 2016 môn SINH học 10 TRƯỜNG CHUYÊN PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.21 KB, 13 trang )

SỞ GD&ĐT PHÚ THO
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG

ĐỀ ĐỀ NGHỊ

KÌ THI OLYMPIC HÙNG VƯƠNG - KHỐI 10
NĂM HOC 2016-2017 MÔN THI: SINH HOC
(Thời gian: 180 phút không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 10 câu in trong 03 trang)

Câu 1 (2.0 điểm ) –Thành phần hóa học của tế bào
Các hình vẽ dưới đây mô tả 4 đại diện của các đại phân tử sinh học trong tế bào:

a) Nhiều khả năng ở mỗi hình vẽ sẽ là các đại diện nào?
b) Nêu một vai trò của đại diện ở hình A với tế bào và một vai trò đối với cơ thể người?
Câu 2 (2.0 điểm) – Thành phần hóa học của tế bào
a) Những nhận định sau là đúng hay sai? Nếu sai giải thích?
(1) Khi tỉ lệ

photpholipit
thấp sẽ làm tăng tính mềm dẻo của màng tế bào.
cholesterol

(2) Trong chuỗi đơn ADN, đường deoxiribôzơ luôn được gắn với axit photphoric ở vị trí
nguyên tử cacbon số 3’.
(3) Trong 3 loại ARN thì mARN có tính đa dạng cao nhất.
(4) Tế bào thần kinh cho phép ta nghiên cứu lizozom dễ dàng nhất.
b) Tại sao ngay đêm trước khi dự báo có băng, người nông dân tưới nước lên cây trồng để
bảo vệ cây?
Câu 3(2.0 điểm) - Cấu trúc tế bào – Di truyền phân tư
a) Trong tế bào nhân thực, ti thể có màng kép trong khi đó bộ máy gongi lại có màng


đơn. Nếu ti thể mất đi một lớp màng còn bộ máy gongi có màng kép thì có thể ảnh
hưởng như thế nào đến chức năng của chúng?
b) Tại sao tần số đột biến gen trong tự nhiên ở sinh vật nhân chuẩn thường rất thấp?
Câu 4 (2.0 điểm) - Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

1


a) Ôxi được sinh ra trong ở giai đoạn nào của quang hợp và được vận chuyển qua bao
nhiêu lớp màng để ra khỏi tế bào?
b) Trong quá trình quang hợp ở thực vật C3, những sản phẩm của pha sáng tham gia vào
giai đoạn nào ở pha tối?
Câu 5 (2.0 điểm) - Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
a) Tại sao không thể đưa ra một con số chính xác về số lượng ATP tạo thành trong quá
trình hô hấp hiếu khí?
b) Trong quá trình chuyển hóa glucose, sự có mặt của cyanide có thể làm tế bào chết, vì
sao? Ở nồng độ thấp hơn nó dẫn đến chuyển hóa glucose thành lactate, vì sao?
Câu 6 (2.0 điểm) - Sự truyền tin
a) Sự truyền tín hiệu từ các thụ thể insulin gây ra những đáp ứng ngắn hạn hay dài hạn?
b) Trong các chất: CO2, Na+, glucôzơ, rượu êtilic, insulin. Những chất nào dễ dàng khuếch
tán qua màng mà không cần chịu sự kiểm soát của màng? Giải thích?
Câu 7 ( 2.0 điểm) - Phân bào
a) Chỉ ra các đặc điểm cơ bản của tế bào ung thư ác tính? Ứng dụng của các tế bào ung
thư trong công nghệ sản xuất kháng thể đơn dòng thể hiện như thế nào?
b) Ở một loài, xét một tế bào sinh dục sơ khai của một cá thể đực, tế bào này đi từ vùng
sinh sản đến vùng chín đã phân bào 10 đợt, giao tử hình thành tham gia thụ tinh tạo 32
hợp tử lưỡng bội.
- Tế bào của loài trên đã trải qua những quá trình gì? Ý nghĩa sinh học quan trọng nhất
của các quá trình đó.
- Trong các quá trình trên, nhiễm sắc đã tự nhân đôi bao nhiêu lần?

- Hiệu suất thụ tinh của giao tử đực?
- Số nhiễm sắc thể môi trường nội bào cung cấp cho các quá trình trên?
Biết các tế bào phân bào bình thường và số cromatit xác định được vào kì giữa của lần
phân bào thứ 10 là 4096.
Câu 8 ( 2.0 điểm) - Vi sinh vật
2


a) Căn cứ vào đâu mà người ta lại cho rằng Archaea là ranh giới giữa vi khuẩn và sinh
vật nhân thực?
b) Nuôi trực khuẩn uốn ván (Clotridium tetani) sau đó thu sinh khối ở cuối pha cân bằng
rồi đem thanh trùng. Sau đó người ta cấy dịch thu được vào môi trường phù hợp. Trực
khuẩn uốn ván có phát triển trên môi trường nuôi cấy không? Giải thích?
Câu 9 ( 2.0 điểm) - Vi sinh vật
a) Hãy giải thích :
- Khi nhiễm bệnh do vi khuẩn vào cơ
thể động vật, chúng tăng trưởng theo
hàm số mũ ( hình A) nhưng đối với
virút thì không, trong 1 thời gian dài
không thấy tăng số lượng hạt virút, sau
đó tăng 1 cách ồ ạt ( hình B) theo hình
bậc thang.
- Trong điều kiện nào thì quần thể vi khuẩn sinh trưởng theo đồ thị B?
b) Trong điều kiện yếm khí, các tế bào vi sinh vật chỉ có 1 lượng nhỏ NAD+. Nếu toàn bộ
NAD+ bị khử thành NADH thì quá trình oxi hóa glucose có xảy ra không ? Vì sao ? Vi
sinh vật khắc phục hiện tượng này như thế nào ?
Câu10 (2.0 điểm) - Vi sinh vật
a) Tại sao virut thực vật không tự xâm nhập được vào trong tế bào?
b) Virut nào có thể dùng làm thuốc trừ sâu? Virut là kí sinh nội bào bắt buộc nhưng tại
sao trong trường hợp này chúng vẫn tồn tại ngoài tế bào trong thời gian dài?

---------------- Hết---------------Ghi chú:
*Thí sinh không sử dụng tài liệu
*Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Người ra đề :
Vũ Thị Hạnh
SĐT : 0904.671.886

3


SỞ GD&ĐT PHÚ THO

KÌ THI OLYMPIC HÙNG VƯƠNG

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG

NĂM HOC 2016 - 2017
MÔN THI: SINH HOC

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ ĐỀ NGHỊ

KHỐI 10
(Thời gian: 180’ không kể thời gian giao đề)
( Hướng dẫn chấm gồm 10 câu in trong 10 trang)

Câu 1 (2.0 điểm) – Thành phần hóa học của tế bào
Các hình vẽ dưới đây mô tả 4 đại diện của các đại phân tử sinh học trong tế bào:

a) Nhiều khả năng ở mỗi hình vẽ sẽ là các đại diện nào?

b) Nêu một vai trò của đại diện ở hình A với tế bào và một vai trò đối với cơ thể người?
Nội dung
a. Xác định tên các đại phân tử ở từng hình vẽ
- A là: Xenlulose
- B là protein
- C là lipit đơn giản (Triglyxerit)
- D là axit nucleic
b. – Vai trò của xenlulose
+ Đối với tế bào: tham gia vào cấu tạo thành tế bào thực vật giúp giữ hình dạng tế
bào, tham gia vào duy trì áp suất thẩm thấu của tế bào.
+ Đối với cơ thể người: Xenlulose không cung cấp năng lượng cho người nhưng
khi qua thành ống tiêu hóa tạo ra ma sát do mài mòn vào thành ống tiêu hóa giúp
tăng quá trình tiết dịch của các tế bào thành ống tiêu hóa.
Câu 2 (2.0 điểm) – Thành phần hóa học của tế bào
a) Những nhận định sau là đúng hay sai? Nếu sai giải thích?
(1) Khi tỉ lệ

photpholipit
thấp sẽ làm tăng tính mềm dẻo của màng tế bào.
cholesterol

4

Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5



(2) Trong chuỗi đơn ADN, đường deoxiribôzơ luôn được gắn với axit photphoric ở vị trí
nguyên tử cacbon số 3’.
(3) Trong 3 loại ARN thì mARN có tính đa dang cao nhất.
(4) Tế bào thần kinh cho phép ta nghiên cứu lizozom dễ dàng nhất.
b) Tại sao ngay đêm trước khi dự báo có băng, người nông dân tưới nước lên cây trồng để
bảo vệ cây?
Nội dung
a) (1) Sai. Vì ở màng tế bào, khi hàm lượng cholesteron càng cao thì càng làm

Điểm
0,25

tăng tính ổn định và bền vững của màng -> giảm tính linh động của màng.
(2) Sai. Trong chuỗi đơn ADN, tropng một nucleotit, đường deoxiribôzơ được

0,25

gắn với axit photphoric ở vị trí nguyên tử cacbon số 5, giữa các nucleotit với
nhau, đường deoxiribôzơ của nucleotit này gắn với axit photphoric của nucleotit
khác ở vị trí Cacbon số 3’.
(3) Đúng.

0,25

(4) Sai. Tế bào cho phép ta nghiên cứu lizozom dễ dàng nhất là tế bào bạch

0,25


cầu vì có khả năng thực bào.
b) - Nước có tính phân cực nên giữa các phân tử nước hình thành các liên kết

0,25

hidro.
- Khi nhiệt độ xuống dưới 0oC, nước bị khóa trong các lưới tinh thể, mỗi phân

0,5

tử nước liên kết hidro với bốn phân tử nước khác tạo ra lớp băng bao phủ bên
ngoài lá.
- Lớp băng cách li lá với môi trường, bảo vệ nước trong lá không bị đóng băng,

0,25

đảm bảo cho quá trình trao đổi chất trong cây diễn ra bình thường.
Câu 3(2.0 điểm) - Cấu trúc tế bào – Di truyền phân tư
a) Trong tế bào nhân thực, ti thể có màng kép trong khi đó bộ máy gongi lại có màng
đơn. Nếu ti thể mất đi một lớp màng còn bộ máy gongi có màng kép thì có thể ảnh
hưởng như thế nào đến chức năng của chúng?
b) Tại sao tần số đột biến gen trong tự nhiên ở sinh vật nhân chuẩn thường rất thấp?
5


Nội dung
a) - Ti thể còn một lớp màng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp năng lượng

Điểm
0,5


ở chuỗi chuyền điện tử: Mất màng trong thì không tổng hợp được ATP còn nếu
mất màng ngoài thì khả năng tổng hợp ATP giảm.
- Nếu bộ máy gongi có màng kép có thể ảnh hưởng đến khả năng hình thành
các túi tiết để bao gói sản phẩm.
b) - Những sai sót trên ADN hầu hết được hệ thống các enzim sửa sai trong tế

0,5

0,25

bào.
- ADN có cấu trúc bền vững nhờ các liên kết hidro giữa 2 mạch đơn với số

0,25

lượng lớn và liên kết cộng hóa trị giữa các Nucleotit trên mỗi mạch đơn.
- ADN được bảo vệ trong nhân và liên kết với protein histon.

0,25

- Gen của sinh vật nhân chuẩn có cấu trúc phân mảnh.
0,25
Câu 4 (2.0 điểm) - Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
a) Ôxi được sinh ra trong ở giai đoạn nào của quang hợp và được vận chuyển qua bao
nhiêu lớp màng để ra khỏi tế bào?
b) Trong quá trình quang hợp ở thực vật C3, những sản phẩm của pha sáng tham gia vào
giai đoạn nào ở pha tối?
Nội dung
a) - Ôxi trong quang hợp sinh ra nhờ quá trình quang phân li nước:


Điểm
0,25

2H2O → 4H+ + 4e- + O2
- Vai trò của quang phân li nước:
+ Electron sinh ra bù đắp cho electron bị mất của trung tâm quang hợp II.
+ H+ tham gia vào cơ chế hóa thẩm tạo ATP.
+ Thải O2 có ý nghĩa quan trọng với quá trình hô hấp hiếu khí của các loài.

0,25
0,25
0,25
0,5

- Đường đi của ôxi từ nơi sinh ra đến khi ra khỏi tế bào qua 4 lớp màng là:
Xoang tilacoit → màng tilacoit → màng trong→ màng ngoài của lục lạp →
màng sinh chất.
b) - Những sản phẩm của pha sáng tham gia vào pha tối là ATP và NADPH.
0,25
6


- ATP tham gia vào giai đoạn khử CO2 và tái tạo chất nhận CO2.

0,25

- NADPH tham gia vào gia đoạn khử CO2.
Câu 5 (2.0 điểm) - Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
a) Tại sao không thể đưa ra một con số chính xác về số lượng ATP tạo thành trong quá

trình hô hấp hiếu khí?
b) Trong quá trình chuyển hóa glucose, sự có mặt của cyanide có thể làm tế bào chết, vì
sao? Ở nồng độ thấp hơn nó dẫn đến chuyển hóa glucose thành lactate, vì sao?
Nội dung
a) Không thể đưa ra một con số chính xác về số lượng ATP thu được sau quá

Điểm

trình hô hấp hiếu khí bởi các lý do sau:
+ Trong quá trình hô hấp hiếu khí, các sản phẩm trung gian tạo ra trong quá

0,25

trình đường phân, oxy hóa pyruvate, chu trình Crebs không nhất thiết phải đi
hết tất cả con đường hô hấp hiếu khí, nó có thể rẽ nhánh sang một quá trình
chuyển hóa khác, do vậy không thể tính được số ATP tuyệt đối tạo ra từ một
phân tử glucose hô hấp
+ Quá trình phosphoryl hóa ADP để tạo thành ATP không liên kết trực tiếp với

0,25

các phản ứng sinh hóa có trong quá trình phân giải đường, do vậy có một hệ số
sai lệch nhất định giữa năng lượng giải phóng và số lượng ATP tạo ra, đồng
thời số proton tạo ra bởi thủy phân NADH và FADH 2 cũng không là một số
nguyên.
+ NADH được tạo ra trong tế bào chất ở đường phân không được vận chuyển

0,25

vào trong ty thể để cùng với NADH tạo ra bởi chu trình Crebs tham gia vào

ETC mà nó phải thông qua quá trình chuyển đổi electron qua màng ty thể. Sự
chuyển đổi này có thể khiến 1 NADH tế bào chất thành 1 NADH ty thể hoặc 1
FADH2 ty thể, nên không thể biết chính xác số phân tử lực khử đi vào ty thể.
+ Sự vận chuyển electron trên chuỗi ETC không cung cấp toàn bộ lực PMF cho
quá trình phosphoryl hóa tại ATP synthase mà có thể nó cung cấp cho các quá
trình khác.
7

0,25


b) + Cyanide là chất ức chế không cạnh tranh đối với cytochrome trên chuỗi

0,5

vận chuyển điện tử hô hấp, do vậy nó ức chế quá trình vận chuyển điện tử và
khi hàm lượng vượt quá mức cho phép khiến nhiều tế bào không đủ cung cấp
năng lượng cho hoạt động của mình sẽ chết.
+ Ở nồng độ thấp hơn, chúng ức chế chuỗi vận chuyển điện tử, không tiêu thụ

0,25

được NADH và FADH2, tế bào chỉ có một lượng NAD+, chất này cạn kiệt sẽ ức
chế chu trình Crebs.
+ Quá trình đường phân vẫn có thể xảy ra vì NADH mà nó tạo ra được dùng để

0,25

chuyển hóa pyruvate thành lactate, thay vì tạo ra CO2.
Câu 6 (2.0 điểm) - Sự truyền tin

a) Sự truyền tín hiệu từ các thụ thể insulin gây ra những đáp ứng ngắn hạn hay dài hạn?
b) Trong các chất: CO2, Na+, glucôzơ, rượu êtilic, insulin. Những chất nào dễ dàng khuếch
tán qua màng mà không cần chịu sự kiểm soát của màng? Giải thích?
Nội dung
a) Sự truyền tín hiệu từ các thụ thể insulin gây ra cả hai hậu quả ngắn hạn và

Điểm
0,25

dài hạn.
- Trong trường hợp ngắn hạn, insulin kích thích khả năng của các tế bào hấp

0,25

thu glucôzơ. Đó là hậu quả của con đường truyền tín hiệu khởi sự bằng việc
gắn insulin vào thụ thể của nó.
-Trong trường hợp dài hạn, insulin kích thích tổng hợp các protein mới, như

0,25

một loại protein tham gia vận chuyển colesteron và các lipit khác vào huyết
tương.
b) Trong các chất: CO2, Na+, glucôzơ, rượu êtilic, insulin. Những chất nào dễ

0,25

dàng khuếch tán qua màng mà không cần chịu sự kiểm soát của màng: CO2,
rượu êtilic.
Giải thích:
+ CO2, rượu êtilic có kích thước nhỏ dễ dàng đi qua lớp phospholipit của màng.

+ Na+ là chất mang điện nên không thể đi qua lớp phospholipit của màng tế bào
8

0,25


mà chỉ có thể đi qua các kênh protein xuyên màng.
+ Glucôzơ là chất phân cực nên không thể đi qua lớp phospholipit của màng tế
bào mà chỉ có thể đi qua các kênh protein xuyên màng.
+ Insulin là một loại protein nên không thể khuếch tán qua màng mà chỉ có thể
đi qua màng nhờ sự biến dạng của màng (nhập bào, xuất bào.

0,25

0.25
0,25

Câu 7 ( 2.0 điểm) - Phân bào
a) Chỉ ra các đặc điểm cơ bản của tế bào ung thư ác tính? Ứng dụng của các tế bào ung
thư trong công nghệ sản xuất kháng thể đơn dòng thể hiện như thế nào?
b) Ở một loài, xét một tế bào sinh dục sơ khai của một cá thể đực, tế bào này đi từ vùng
sinh sản đến vùng chín đã phân bào 10 đợt, giao tử hình thành tham gia thụ tinh tạo 32
hợp tử lưỡng bội.
- Trong các quá trình trên, nhiễm sắc đã tự nhân đôi bao nhiêu lần?
- Hiệu suất thụ tinh của giao tử đực?
- Số nhiễm sắc thể môi trường nội bào cung cấp cho các quá trình trên?
Biết các tế bào phân bào bình thường và số cromatit xác định được vào kì giữa của lần
phân bào thứ 10 là 4096.
Nội dung


Điểm

a) Đặc điểm của tế bào ung thư:
+ Vượt qua các cơ chế kiểm soát phân bào, dẫn đến sự phân chia không giới
hạn.

0,25
0,25

+ Khả năng tự tổng hợp các yếu tố sinh trưởng của riêng mình, không phụ
thuộc các nguồn khác.
+ Vượt qua cơ chế ức chế phân chia bởi mật độ.
+ Mất khả năng phụ thuộc neo bám, dẫn đến sự di chuyển tự do trong cơ thể
Ứng dụng: + Tế bào ung thư được ứng dụng trong việc sản xuất kháng thể đơn
dòng thông qua kỹ thuật dung hợp tế bào lympho B sản xuất kháng thể đơn
dòng có đời sống ngắn ngủi với tế bào ung thư có đời sống rất dài tạo ra một
9

0,25
0,25
0,25


dạng tế bào lai vừa sản xuất kháng thể vừa kéo dài thời gian sống…
b) - Có 8 (lần nguyên phân) + 1 (lần giảm phân) = 9 lần tự nhân đôi NST

0,25

- Hiệu suất thụ tinh của giao tử đực:
Số hợp tử tạo thành là 32 → số tinh trùng tham gia thụ tinh = 32

Số tinh trùng được tạo ra: 28 x 4 = 1024

0,25

→ Hiệu suất thụ tinh: 32
x100 = 3,125%
8
2 x4

- Gọi 2n là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài
Ta có: 256 x 2 x 2n = 4096 → n = 4 → 2n = 8

0,25

Tổng số nhiễm sắc thể cần cung cấp: 8(28+1 -1) = 4088
Câu 8 ( 2.0 điểm )- Vi sinh vật
a) Căn cứ vào đâu mà người ta lại cho rằng Archaea là ranh giới giữa vi khuẩn và sinh
vật nhân thực?
b) Nuôi trực khuẩn uốn ván (Clotridium tetani) sau đó thu sinh khối ở cuối pha cân bằng
rồi đem thanh trùng. Sau đó người ta cấy dịch thu được vào môi trường phù hợp. Trực
khuẩn uốn ván có phát triển trên môi trường nuôi cấy không? Giải thích?

Nội dung
a) Archaea là ranh giới giữa vi khuẩn và sinh vật nhân thực vì: Vi sinh vật cổ

Điểm
0,5

vừa có một số đặc điểm giống vi khuẩn, vừa có một số đặc điểm giống sinh vật
nhân thực.


0,25

- Đặc điểm giống vi khuẩn: Cơ thể đơn bào, tế bào nhân sơ, riboxom loại
70S, có plasmit.
- Đặc điểm giống sinh vật nhân thực: Một số vi sinh vật cổ có gen phân

0,5

mảnh ( có intron xen kẽ exon); có protein histon liên kết với ADN; axit amin
mở đầu là methionin.
b) - Vào cuối pha cân bằng, khi chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, chất độc hại
xuất hiện thì trực khuẩn uốn ván (Clotridium tetani) sẽ hình thành nội bào tử.
- Quá trình thanh trùng không tiêu diệt được nội bào tử do nội bào tử có lớp vỏ
10

0,5
0,5


canxidipcolinat bền với nhiệt. Do đó khi cấy dịch thu được vào môi trường phù
hợp thì nội bào tử sẽ sinh trưởng tạo thành vi khuẩn uốn ván.
Câu 9 (2.0 điểm) - Vi sinh vật
a) Hãy giải thích :
- Khi nhiễm bệnh do vi khuẩn vào cơ
thể động vật, chúng tăng trưởng theo
hàm số mũ ( hình A) nhưng đối với
virút thì không, trong 1 thời gian dài
không thấy tăng số lượng hạt virút, sau
đó tăng 1 cách ồ ạt ( hình B) theo hình

bậc thang.
- Trong điều kiện nào thì quần thể vi khuẩn sinh trưởng theo đồ thị B?
b) Trong điều kiện yếm khí, các tế bào vi sinh vật chỉ có 1 lượng nhỏ NAD+. Nếu toàn bộ
NAD+ bị khử thành NADH thì quá trình oxi hóa glucose có xảy ra không ? Vì sao ? Vi
sinh vật khắc phục hiện tượng này như thế nào ?
Nội dung
a) - Với sự nhiễm VK, VK sau khi thích nghi với môi trường trong cơ thể động

Điểm
0,25

vật, VK sẽ tiến hành phân giải thức ăn lấy được nhằm tạo năng lượng cho quá
trình sinh trưởng. Mặt khác, VK trong môi trường tự nhiên các tế bào không
đồng pha nên lúc nào cũng có tế bào VK phân chia.
- Đối với sự nhiễm VR, VR xâm nhiễm vào tế bào chủ, suốt giai đoạn từ xâm

0,5

nhập tới giai đoan lắp ráp không thấy tăng số lượng hạt VR. Sau khi VR phá vỡ
tế bào chủ và giải phóng ra ngoài thì số lượng VR tăng 1 cách ồ ạt. Quá trình

0,25

xâm nhiễm tiếp tục.
- Quần thể VK sinh trưởng theo đồ thị B khi tất cả các tế bào VK đều đồng pha,
lúc đó các tế bào VK phân chia cùng lúc và sau thời gian thế hệ thì số lượng cá
thể VK trong quấn thể tăng gấp đôi.
b) - Quá trình oxi hóa glucose (giai đoạn đường phân) cần có nguyên liệu là

0,25


NAD+.
- Do đó nếu toàn bộ NAD+ chuyển thành NADH thì quá trình này không xảy ra

0,25

do thiếu nguyên liệu

0,25
11


- VSV sẽ tái tạo NAD+ bằng cách chuyển e và H+ từ NADH cho các phân tử
hữu cơ trong tế bào ( acetaldehyde, a. pyruvic ) và tạo sản phẩm phụ như rượu,
0,25

axit lactic.
 Đây là quá trình lên men trong điều kiện kị khí.
Câu10 ( 2.0 điểm) - Vi sinh vật
a) Tại sao virut thực vật không tự xâm nhập được vào trong tế bào?

b) Virut nào có thể dùng làm thuốc trừ sâu? Virut là kí sinh nội bào bắt buộc nhưng tại
sao trong trường hợp này chúng vẫn tồn tại ngoài tế bào trong thời gian dài?
Nội dung
a) Thành tế bào thực vật dày và không có thụ thể.

Điểm
0,25

Đa số virut xâm nhập vào tế bào thực vật nhờ côn trùng: chúng ăn lá, hút nhựa


0,25

cây bị bệnh rồi truyền sang cây lành. Một số xâm nhập qua vết xây xát qua hạt
hoặc phấn hoa, qua giun ăn rễ hoặc nấm kí sinh.
b) - Virut có thể dùng làm thuốc trừ sâu là: + virut baculo, trong đó có virut 0,75
nhân đa diện NPV(nucleopolyhedrovirus) là các virut có thể kí sinh và giết chết
côn trùng. Người ta nhiễm các virut này vào sâu nuôi nhân tạo để cho chúng
nhân lên, sau đó nghiền, lọc bỏ bã, thu dịch chứa virut để làm thuốc trừ sâu.
- Virut là kí sinh nội bào bắt buộc nhưng trong trường hợp này chúng vẫn tồn 0,75
tại ngoài tế bào trong thời gian dài là vì virut hình thành các thể bọc có bản chất
prôtêin. Mỗi thể bọc có nhiều virion nên được bảo vệ trong môi trường tự nhiên
ngoài tế bào. Khi sâu ăn thức ăn chứa thể bọc, tại ruột giữa nơi có pH kiềm, thể
bọc sẽ bị phân rã, giải phóng virion. Virion xâm nhập và nhân lên ở tế bào thành
ruột sau đó lan đến nhiều mô và cơ quan khác.
-------------------------HẾT-------------------------

12



×