Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐỀ THI và đáp án TRẠI hè HÙNG VƯƠNG lần XII năm 2016 môn SINH học 10 TRƯỜNG CHUYÊN TUYÊN QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.17 KB, 6 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TUYÊN QUANG
------------ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
LỚP 10
Thời gian: 180 phút.
(Đề này có 02 trang, gồm 10 câu)

I. PHẦN TẾ BÀO HỌC
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Trong tế bào có các loại đại phân tử: pôlisaccarit, prôtêin, axit nuclêic. Hãy cho biết:
- Đơn phân và thành phần hóa học của các đại phân tử trên.
- Vai trò của mỗi đại phân tử
b) Phân biệt cấu trúc của mARN, tARN, rARN. Từ đặc điểm về cấu trúc của các loại ARN, hãy
dự đoán về thời gian tồn tại của mỗi loại trong tế bào? Giải thích tại sao?
Câu 2 (2,0 điểm)
Dựa vào cấu tạo hóa học và đặc tính của nước, em hãy giải thích các hiện tượng sau:
a) Rau, củ, quả muốn bảo quản lâu, người ta để trong ngăn mát của tủ lạnh mà không để trong
ngăn đá.
b) Khi người đang ra mồ hôi mà ngồi trước quạt thì cảm thấy mát.
Câu 3 (2,0 điểm)
a) Nêu các chức năng chủ yếu của lưới nội chất. Cho một ví dụ về một loại tế bào của người có
lưới nội chất hạt phát triển, một loại tế bào có lưới nội chất trơn phát triển và giải thích chức năng của
các loại tế bào này.
b) Nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản trong nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật
nhân thực.
Câu 4 (2,0 điểm)
Quan sát tác động của enzim trong tế bào, người ta có sơ đồ sau:
Enzim 1


Chất A

Enzim 2

Chất B

Enzim 3

Chất C

Chất P (sản phẩm)

Ức chế liên hệ ngược
Từ sơ đồ trên, hãy nhận xét cơ chế tác động của enzim.
Câu 5 (2,0 điểm)
a) Có thể nói coenzim NADH và FADH2 có vai trò “trung chuyển” năng lượng trong quá trình
hô hấp tế bào được không? Giải thích vì sao?
b) Điều gì xảy ra với coenzim NADH và FADH2 khi tế bào không được cung cấp ôxi?
c) Tại sao nói axít pyruvíc và axêtylcoenzim A được xem là sản phẩm trung gian của quá trình
trao đổi chất? Nêu các hướng sinh tổng hợp các chất hữu cơ từ hai sản phẩm này?
Câu 6 (2,0 điểm)
a) Các tế bào của cơ thể động vật có thể truyền tin với nhau bằng cách tế bào này tiết ra các tín
hiệu, còn tế bào kia tiếp nhận tín hiệu. Hãy nêu các cách tiếp nhận tín hiệu của tế bào?
b) Nếu chỉ có chất ức chế và cơ chất cùng dụng cụ xác định hoạt tính của enzim thì làm thế
nào để nhận biết 1 enzim bị ức chế bởi chất ức chế cạnh tranh hay không cạnh tranh?
1


Câu 7 (2,0 điểm)
a) Nêu ý nghĩa của điểm chốt trong hình dưới đây ?


b) Hãy giải thích tại sao trong nguyên phân không xảy ra sự tiếp hợp của các cặp nhiễm sắc thể
tương đồng, trong giảm phân có sự tiếp hợp của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
c) Ba tế bào của một cơ thể nguyên phân một số đợt, số đợt nguyên phân của tế bào I bằng 1/2
số đợt nguyên phân của tế bào II, bằng 1/3 số đợt nguyên phân của tế bào III và đã có 81 thoi phân bào
bị đứt. Môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương tương với 72 nhiễm sắc thể đơn trong đợt nguyên
phân thứ hai. Cho biết:
- Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội trong mỗi tế bào sinh dưỡng bình thường của cơ thể đó?
- Tổng số nhiễm sắc thể trong các tế bào ở kỳ sau của lần nguyên phân thứ tư là bao nhiêu?
II. PHẦN VI SINH VẬT
Câu 8 (2,0 điểm)
a) Mặc dù virut HIV và virut HBV có vật chất di truyền là khác nhau nhưng sau khi xâm nhập
vào tế bào người, chúng đều tổng hợp ADN để có thể cài xen vào hệ gen của người. Em hãy nêu
những điểm giống nhau trong quá trình tổng hợp ADN của chúng.
b) Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể lây nhiễm và sống kí sinh trong một số loại tế bào chủ nhất
định, trong một số mô nhất định?
c) Tại sao virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế bào thực vật mà phải
nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước?
Câu 9 (2,0 điểm)
a) Trình bày các hình thức sinh sản vô tính của nấm men.
b) Trong một ống nghiệm chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của vi
khuẩn, người ta xác định có 2 nguồn cung cấp cacbon là glucozo và sorbitol. Hãy vẽ đồ thị sinh trưởng
của vi khuẩn khi được cấy vào ống nghiệm này và chú thích. Giải thích?
Câu 10 (2,0 điểm)
a) So sánh interferon và kháng thể.
b) Tại sao virut cúm có tốc độ biến đổi rất cao? Nếu dùng vacxin cúm của năm trước để tiêm
phòng chống dịch cúm của năm sau có được không? Giải thích?
- Hết –
Người ra đề: Dương Thị Thu Hà. 0949.329.988


2


HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: SINH HỌC, LỚP: 10
Câu
1

2

3

Nội dung
Điểm
a) - Thành phần hóa học: Pôlisaccarit: C, H, O; Prôtêin: C, H, O, N, S, P; Axit 0,25
nuclêic: C, H, O, N, P.
- Đơn phân: của Pôlisaccarit là glucozơ, của prôtêin là aa, của Axit nuclêic là nuclêôtit. 0,25
- Vai trò: Prôtêin hình thành nên các đặc điểm, tính chất của cơ thể; Axit nuclêic là vật
chất mang thông tin di truyền; Pôlisaccarit có vai trò cấu trúc, dự trữ và cung cấp năng 0,25
lượng
b) * Phân biệt cấu trúc:
0,25
- mARN: có cấu trúc mạch thẳng
- tARN: có cấu trúc xoắn tạo ra những tay và thùy tròn, một trong các thùy tròn có 0,25
mang bộ ba đối mã
- rARN: cũng có cấu tạo xoắn nhưng không có các tay, các thùy, có số cặp nu liên kết 0,25
bổ sung nhiều hơn
* Thời gian tồn tại trong tế bào của rARN dài nhất, tiếp theo là tARN, ngắn nhất là 0,25
của mARN
Giải thích: vì rARN có nhiều liên kết hiđrô hơn cả và được liên kết với prôtêin nên 0,25

khó bị enzim phân hủy, mARN không có cấu tạo xoắn, không có liên kết hiđrô nên dễ
bị enzim phân hủy
* Cấu tạo hóa học của nước: Là hợp chất hóa học phân cực được tạo thành từ 1 nguyên
tử O và 2 nguyên tử H. Mỗi nguyên tử H góp 1e vào đôi e dùng chung với nguyên tử O
tạo thành liên kết cộng hóa trị với góc liên kết 104,5 o. Do nguyên tử O có độ âm điện
0,5
lớn → xu hướng kéo điện tử về phía nó → nguyên tử O tích điện (-); nguyên tử H tích
điện (+).
* Đặc tính của nước: Do tính phân cực của mình nên nước dễ hình thành liên kết hiđrô
giữa các phân tử nước và giữa các phân tử nước với các phân tử khác. Từ đặc tính này
0,5
dẫn tới các đặc tính khác như: nước đá nhẹ hơn nước thường, có sức căng bề mặt, có
nhiệt dung riêng và nhiệt bay hơi lớn,...
* Rau củ quả muốn bảo quản lâu thì để trong ngăn mát của tủ lạnh chứ không để vào
ngăn đá vì: Khi để rau củ quả trong ngăn đá, H2O ở trạng thái đóng băng, toàn bộ các
liên kết hiđrô giữa các phân tử nước đều là mạnh nhất (các liên kết bị kéo căng) →
0,5
phân tử nước phân bố trong cấu trúc mạng lưới chuẩn làm cho thể tích nước đá trong tế
bào tăng lên → phá vỡ tế bào → rau củ quả bị hỏng.
* Mồ hôi được tiết ra dưới dạng lỏng, khi có gió, nó sẽ nhanh chóng bay hơi, quá trình
bay hơi sẽ thu nhiệt rất lớn. Sự thu nhiệt của nước khi bay hơi sẽ làm cho bề mặt cơ
0,5
thể giảm nhiệt độ → có cảm giác mát.
a)
- Chức năng chính của lưới nội chất hạt là tổng hợp các loại prôtêin dùng để tiết ra 0,25
ngoài tế bào hoặc prôtêin của màng tế bào cũng như prôtêin của các lizôxôm.
- Chức năng của lưới nội chất trơn: Chứa các enzim tham gia vào quá trình tổng hợp 0,25
lipit, chuyển hoá đường và giải độc.
- Tế bào bạch cầu có lưới nội chất hạt phát triển vì chúng có chức năng tổng hợp và tiết 0,25
ra các kháng thể.

0,25
- Tế bào gan có lưới nội chất trơn phát triển vì gan có chức năng giải độc.
b)
- Nhìn chung cơ chế nhân đôi ADN là giống nhau ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân
thực. Tuy vậy, hệ gen của sinh vật nhân thực thường mang nhiều phân tử ADN sợi kép
mạch thẳng có nhiều điểm khởi đầu sao chép, còn hệ gen của vi khuẩn thường chỉ có 0,25
3


Câu

4

5

6

Nội dung
một phân tử ADN sợi kép mạch vòng duy nhất và chỉ có một điểm khời đầu sao chép.
- Các tế bào sinh vật nhân thực thường có nhiều enzim ADN polymeraza hơn tế bào
sinh vật nhân sơ, ngoài ra các tế bào sinh vật nhân thực cũng có nhiều protein khác
nhau tham gia khởi đầu tái bản ADN hơn so với sinh vật nhân sơ
- Tốc độ sao chép của ADN polymeraza của sinh vật nhân sơ nhanh hơn của sinh vật
nhân thực, nhưng nhờ hệ gen của sinh vật nhân thực đồng thời có rất nhiều điểm khởi
đầu sao chép, nên thời gian sao chép toàn bộ hệ gen của 2 giới cũng khác nhau
- AND hệ gen dạng mạch vòng của vi khuẩn không ngắn lại sau mỗi chu kì sao chép,
trong khi AND hệ gen của sinh vật nhân thực thường ở dạng mạch thẳng ngắn lại sau
mỗi chu kì sao chép (phần đầu mút này được bổ sung bởi hoạt động của enzim
telomeraza ở nhiều loài hoặc bằng hoạt động của gen nhảy như ở ruồi giấm)
Từ sơ đồ tác động của enzim nhận thấy:

- Tính chuyên hóa cao của enzim
- Sự chuyển hóa vật chất trong tế bào bao gồm các phản ứng sinh hóa diễn ra trong tế
bào của cơ thể sống, cần có sự xúc tác của enzim giúp sự chuyển hóa diễn ra nhanh
hơn.
- Sản phẩm của phản ứng này lại trở thành cơ chất cho phản ứng tiếp theo và sản phẩm
cuối cùng của phản ứng khi được tạo ra quá nhiều thì lại trở thành chất ức chế enzim
xúc tác cho phản ứng đầu tiên.
- Khi một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc bị bất hoạt thì không
những sản phẩm không được tạo thành mà cơ chất của enzim đó tích lũy có thể gây
độc cho tế bào.
a. Coenzim NADH và FADH2 có vai trò “trung chuyển” năng lượng trong hô hấp tế
bào vì:
+ Nó tham gia vận chuyển H+ và e- giải phóng ra từ nguyên liệu hô hấp đến chuỗi
truyền e- ở màng trong ty thể.
+ Khi qua chuỗi truyền e- ở màng trong của ty thể, NADH và FADH2 bị oxi hóa, năng
lượng giải phóng ra sẽ được sử dụng để tổng hợp ATP.
b. Khi tế bào không được cung cấp oxi thì:
+ NADH sẽ không đi vào chuỗi truyền e-. Khi đó NADH sẽ nhường H+ và e- để hình
thành các sản phẩm trung gian trong hô hấp kị khí và lên men.
+ FADH2 không hình thành vì không có oxy thì chu trình crep không xảy ra.
c. Axit pyruvic và axetyl coenzim A được coi là sản phẩm trung gian của quá trình
trao đổi chất và các hướng tổng hợp các chất hữu cơ từ 2 sản phẩm này là:
+ Axit pyruvic là sản phẩm cuối cùng của quá trình đường phân (có 3c) có mặt ở tế bào
chất. Từ Axit pyruvic có thể được biến đổi thành glyxerol hoặc a.a nhờ các phản ứng
khử amin hóa hoặc bằng con đường kỵ khí có thể biến đổi thành axit latic hoặc rượu
etylic.
+ Axetyl coenzim A (có 2c) được sinh ra từ axít pyruvic do loại 1 CO2, quá trình này
xảy ra ở tế bào chất, sau đó sản phẩm (axetyl coenzim A) đi vào trong ty thể. axetyl
coenzim A có thể tái tổng hợp thành các axit béo hoặc tham gia vào chu trình crép tạo
các sản phẩm trung gian, hình thành các axit hữu cơ khác nhau. Các sản phẩm trung

gian (NADH, FADH2) tiếp tục đi vào chuỗi truyền e- để loại H+ và e- tổng hợp ATP.
Nhận tín hiệu bằng thụ thể trên màng tế bào
Nhận tín hiệu bằng thụ thể trong tế bào chất
- Có thể phân biệt hai loại chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh: bằng
cách cho 1 lượng enzym nhất định cùng với cơ chất và chất ức chế vào 1 ống nghiệm, sau
đó tăng dần lượng cơ chất trong ống nghiệm.
- Xem xét vận tốc phản ứng có tăng hay không.

Điểm

0,25

0,25

0,25
0,5
0,5
0,5

0,5

0,25
0,25

0,25
0,25

0,5

0,5


0.5
0.5
0.5
0.5
4


Câu

7

8

Nội dung
+ Nếu vận tốc phản ứng tăng thì chất ức chế đó là chất ức chế cạnh tranh
+ Nếu vận tốc phản ứng không tăng thì đó là chất ức chế không cạnh tranh
a.Ý nghĩa của các chốt kiểm soát:
- Điểm chôt G1: Kiểm tra các quá trình đã hoàn tất ở G1, phát động sự tái bản AND.
- Điểm chốt G2: Kiểm tra sự chính xác khi hoàn tất quá trình tự nhân đôi AND. Phát
động sự đóng xoắn NST, hình thành vi ống cho thoi phân bào.
- Điểm chốt M: Kiểm tra sự hoàn tất các quá trình tan rã màng nhân, tạo thoi phân bào,
gắn NST vào tơ vô sắc. Giúp tế bào chuyển từ kì giữa sang kì sau.
b. - Trong nguyên phân không có sự phân li của các cặp NST kép tương đồng, chỉ có
sự phân li của các NST đơn được sinh ra từ mỗi NST kép để duy trì bộ NST của các tế
bào sinh ra, giống nhau và giống bộ NST của tế bào sinh ra nó.
- Giảm phân cần có bắt cặp, tiếp hợp của các cặp NST tương đồng để các cặp NST
tương đồng được phân li đồng đều về 2 cực của tế bào giúp các tế bào sinh ra có bộ
NST giảm đi chỉ bằng một nửa tế bào sinh ra nó.
c. - Gọi số đợt nguyên phân của tế bào I là x

-> Số đợt nguyên phân của tế bào II là 2x, số đợt nguyên phân của tế bào III là 3x.
Theo bài ra ta có:
(2x - 1) + ( 22x - 1) + ( 23x - 1) = 81-> 2x + 22x + 23x = 84 -> x = 2
- Ở đợt nguyên phân thứ 2 cả 3 tế bào đều đã trải qua 1 lần nguyên -> có 6 tế bào bước
vào lần nguyên phân thứ 2. Ta có:
6.2n = 72 -> 2n = 12
- Ở kỳ sau của đợt nguyên phân thứ 4 sẽ chỉ có các tế bào con của tế bào 2 và tế bào 3
tham gia, cả 2 tế bào đều trải qua 3 đợt nguyên phân. Tổng số tế bào ở đợt nguyên
phân thứ 4 là: 2.23 = 16 (tế bào)
-Ở kỳ sau của nguyên phân bộ nhiễm sắc thể của tế bào là 4n. Tổng số nhiễm sắc thể
trong các tế bào ở kỳ sau của đợt nguyên phân thứ 4 là:
16.24 = 384(Nhiễm sắc thể)
a. - Diễn ra trong tế bào chất.
- Sử dụng enzim phiên mã ngược AND polymeraza phụ thuộc ARN của virut.
- Sử dụng các nucleootit, ATP, các enzim khác của tế bào chủ.
- Sử dụng ARN của virut để tổng hợp AND mạch kép.
b. - Tính đặc hiệu: mỗi loại virut chỉ có thể lây nhiễm và kí sinh trong một số loại tế
bào chủ nhất định (thụ thể của virut phải thích hợp với thụ thể của tế bào chủ). Ví dụ
virut H5N1 chỉ có thể lây nhiễm cho một số loài gia cầm, lợn, người..., một số phage T
chỉ có thể lây nhiễm ở E.coli.
- Tính hướng mô: một số virut chỉ có thể nhân lên trong tế bào của một số mô nhất
định. Ví dụ virut cảm lạnh chỉ nhiễm vào tế bào niêm mạc đường hô hấp trên; virut dại
nhiễm vào tế bào thần kinh, cơ vân, tuyến nước bọt; virut viêm gan B thường chỉ
nhiễm vào tế bào gan.
c. - Virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế bào thực vật bởi vì
thành tế bào thực vật dày và không có thụ thể.
- Đa số virut xâm nhập vào tế bào thực vật nhờ côn trùng (chúng ăn lá, hút nhựa cây bị
bệnh rồi truyền sang cây lành); một số virut khác xâm nhập qua các vết xước

Điểm


0,25
0,25

0,25

0,25
0,25

0,75

1

0,25

0,25

0,25

0,25

5


Câu
9

Nội dung
Điểm
a. – Phân đôi ở nấm men rượu rum: tế bào dài ra, ở giữa hình thành vách ngăn, chia tế 0,25

bào thành 2 phần bằng nhau, mỗi tế bào con sẽ có 1 nhân.
- Chủ yếu là nảy chồi: vật chất mới tổng hợp được huy động tới chồi, làm nó phình ra,
tạo vách ngăn giữa chồi và tế bào mẹ, sau đó chồi tách khỏi mẹ và tiếp tục lớn.
0,25
b.

0,5

Chú thích: 1,3: Pha tiềm phát; 2, 4: Pha lũy thừa; 5: Pha cân bằng; 6: Pha suy vong; 7:
Pha sinh trưởng thêm
(HS vẽ đúng đồ thị và chú thích đúng từ 1-4 cho 0,25 điểm)
- Nguồn glucose đơn giản, dễ phân giải hơn sorbitol => vi khuẩn sử dụng glucose
trước, khi hết glucose sẽ dùng sorbitol => 2 pha tiềm phát, 2 pha lũy thừa
- Nuôi cấy trong ống nghiệm là nuôi cấy không liên tục => dinh dưỡng dần cạn kiệt,
chất độc và sản phẩm chuyển hóa tăng => số lượng vi khuẩn sinh ra bằng số lượng vi
khuẩn chết đi (pha cân bằng)
- Khi môi trường cạn kiệt dinh dưỡng, chất độc càng nhiều => vi khuẩn chết đi nhiều
hơn vi khuẩn sinh ra => pha suy vong
- Vi khuẩn chết đi là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho các vi khuẩn còn sống sót =>
sinh trưởng thêm.
10

a. So sánh interferon và kháng thể:
- Giống nhau:
+ Đều có bản chất là prôtêin, đều do tế bào vật chủ tổng hợp.
+ Đều có tác dụng chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Khác nhau
Interferon
Kháng thể
- Do các loại TB trong cơ thể tổng - Do tế bào bạch cầu tổng hợp khi có kháng

hợp khi có vi rút xâm nhập.
nguyên (vi rút, vi khuẩn…) xâm nhập.
- Có tác dụng kháng virut
- Có tác dụng bao vây tiêu diệt vi khuẩn,
kháng độc…
- Không có tính đặc hiệu đối với
- Có tính đặc hiệu cao đối với các loại mầm
loại virut, đặc hiệu loài.
bệnh, không đặc hiệu loài.
b. - Vật chất di truyền của virut cúm là ARN và vật chất di truyền được nhân bản nhờ
ARN polimeraza phụ thuộc ARN.
- Enzim ARN polymeraza không có khả năng sửa sai. Cấu trúc ARN thường kém bền
nên vật chất di truyền của virut rất dễ bị đột biến.
- Cần phải xác định xem vụ dịch cúm năm sau do chủng virut nào gây ra. Nếu chủng
virut vẫn trùng hợp với chủng của năm trước thì không cần đổi vacxin.
- Nếu xuất hiện các chủng đột biến mới thì phải dùng vacxin mới. VD: Năm trước là
virut H5N1 năm sau là H1N1 thì đương nhiên năm sau phải dùng vacxin để chống
virut H1N1.

0,25

0,25
0,25
0,25

0,25

0,75
0,25
0,25

0,25
0,25

6



×