Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

ĐỀ THI và đáp án TRẠI hè HÙNG VƯƠNG lần XII năm 2016 môn SINH học 10 TRƯỜNG CHUYÊN VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.05 KB, 7 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC
TỈNH VĨNH PHÚC
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI MÔN SINH HỌC
LỚP 10
(Đề này có 2 trang, gồm10 câu)

Câu 1 (2 điểm)
Tại sao nói : liên kết ion vừa là liên kết mạnh vừa là liên kết yếu? Khi liên kết ion yếu có
thể đồng nhất như liên kết vanđevan không?
Câu 2 (2 điểm)
a.Các nhà khoa học đã chứng minh, chỉ một phần nhỏ các phân tử H2O có thể khuyeechs
tán trực tiếp qua màng tế bào trong tổng số phân tử nước đi qua màng tế bào. Vậy phần
lớn phân tử nước đi qua màng bằng cách nào? Nêu đặc điểm của con đường vận chuyển
ấy?
b. Các phân tử mARN, tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn thuận lợi cho việc thực hiện được
chức năng tổng hợp prôtêin như thế nào?

Câu 3 (2 điểm)
a.Hoạt động của vi sợi trong sự vận động của tế bào cơ và chuyển động của amip xảy ra
như thế nào?
b.ER trơn tích trữ ion Ca2+ như thế nào và vai trò của nó trong sự truyền tin tế bào?
Câu 4 (2 điểm)
a.Tại sao electron lại di chuyển trong chuỗi truyền electron ?
b.Cytochrome là gì ? Vai trò của nó trong chuỗi truyền electron ?
Câu 5 (2 điểm)
a.Khi phân giải hoàn toàn một phân tử axit steric CH 3(CH2)16COOH thì năng lượng
(ATP) được giải phóng là bao nhiêu? Giải thích.
b. Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên duy trì ở


tế bào cơ của cơ thể người, vốn là loại tế bào cần nhiều ATP.
Câu 6 (2 điểm)
a.Thế nào là vi ống thể động và vi ống không thể động ? Các vi ống thể động hoạt như
thế nào trong hoạt động hướng cực của các NST ? Chức năng của các vi ống không thể
động là gì ?
b. Đoạn AND quấn quanh các Nucleoxom và đoạn nối có khối lượng 12,162.10 5 đvC.
Biết số Nucleotit quấn quanh các nucleoxom bằng 6,371 lần số Nucleotit của các đoạn
nối. Số phân tử protein histon và số Nucleotit giữa 2 nucleoxom kế tiếp là? Biết khoảng
cách giữa các ncleoxom là như nhau
Câu 7 (2 điểm)
a. Helicobecter pylory là một vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, loét dạ dày và tá tràng. Làm
thế nào để biết người bị bệnh này do vi khuẩn này gây ra? Các phương pháp để tìm thuốc
chữa bệnh do vi khuẩn này gây ra?
b. Tại sao nói sữa chua là một thực phẩm bổ dưỡng cho tất cả mọi người?
Câu 8 (2 điểm)
a.Trình bày 2 hình thức tiếp hợp ở vi khuẩn ?
b.Gene kháng kháng sinh trong plasmid R có thể mã hóa protein có vai trò như thế nào ?


Câu 9 (2 điểm)
a.Vì sao các nhà khoa học cho rằng virus Ebola nguy hiểm hơn cả HIV?
b. Hãy nêu các cách vi sinh vật gây bệnh có thể vượt qua các hàng rào miễn dịch để gây
bệnh cho vật chủ của chúng?
Câu 10 (2 điểm)
a. Phân biệt tế bào B và tế bào T trong miễn dịch?
b. Người chia kháng thể thành 5 lớp khác nhau (IgA,M,E,D,G) nhưng lại nói cơ thể có
hàng vạn hàng triệu kháng thể khác nhau, cứ có kháng nguyên là lại sinh ra kháng thể
tương ứng. Nói như vậy có gì mâu thuẫn? Giải thích.
.....................HẾT.....................
Người ra đề

(Tạ Thị Thu Hiền- SĐT: 0984825178 )


HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: SINH, LỚP: 10
Câu
1

2

3

Nội dung
*Liên kết ion vừa là liên kết mạnh, vừa là liên kết yếu, vì:
-Liên kết mạnh: Ở tinh thể muối khô, liên kết ion mạnh để giữ vững cấu
trúc.
-Liên kết yếu: Khi tinh thể muối hòa tan vào nước liên kết ion yếu đi do
mỗi ion bị chia sẻ bởi các mối tương tác với phân tử nước.
*Không, vì:
- Tương tác Vandevan là do sự tích tụ các electron tại một phần phân tử
tạo ra các vùng hấp dẫn ( -, +), hình thành khi các phân tử, nguyên tử ở
gần nhau.
- Liên kết ion: Là sự di chuyển electron từ nguyên tử này đến các nguyên
tử khác tạo ra các điện tích và liên kết với nhau.
a.-Nước đi qua màng phần lớn nhờ protein vận chuyển aquaporin.
-Đặc điểm:+ làm tăng tốc độ khuyeechs tán của nước.
+ Chiều vận chuyển : từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế
nước thấp
+ Cơ chế: Tăng nồng độ của ion Ca của tế bào chất hoặc tăng
nồng độ ion H+ của tế bào chất-> photphoryl hóa protein aquaporin-> Pr

aquaporin hoạt động và nước được vận chuyển.

Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25

b. - Có khả năng hình thành các liên kết hidrô thông qua liên kết bổ sung 0,25
với các phân tử axit nuclêic cùng hay khác loại tạo thuận lợi cho hoạt
động chức năng của các ARN.................
0,25
- Sự liên kết rARN với nhau đưa đến sự tổ hợp các tiểu phần lớn và nhỏ
tạo ra ribôxôm hoàn chỉnh để tổng hợp prôtêin; Sự liên kết giữa bộ ba đối
mã (mã đối) của tARN với bộ ba mã sao của mARN để tổng hợp chuỗi
polipeptit...............................................................
- Sự bắt cặp bổ sung giữa snARN trong thành phần thể cắt nối (enzim cắt 0,25
nối) với tiền mARN giúp định vị chính xác vị trí cắt bỏ các intron và nối
các exon để tạo mARN trưởng thành để tham gia vào quá trình dịch
mã..................................................................................
- Có cấu trúc mạch đơn nên một vùng trên phân tử có thể bắt cặp bổ sung 0,25
với một vùng khác của chính phân tử đó tạo nên cấu trúc không gian đặc
thù để thực hiện chức năng nhất định...............................................
a.
-Trong sự vận động của tế bào, vi sợi actin có sự tương tác với protein 0,25
myosin.

- Tế bào cơ: Nhiều sợi actin xếp song song dọc theo tế bào đan với pr 0,25
myosin, pr myosin hoạt động như protein động cơ đi dọc sợi actin-> actin
và myosin trượt qua nhau làm té bào ngắn lại -> gây co cơ.
- Chuyển động amip:
+ Chân giả dài ra và co lại nhờ sự lắp ráp, phân giả actin thành vi sợi, lắp 0,25


4

5

ráp vi sợi thành mạng lưới-> chuyển tế bào chất từ dạng sol-> gel.
+ Sợi nằm gần đầu lái actin tương tác với myosin -> co mạng lưới actin
làm phần tế bào chất này ở dạng gel. Phần tế bào chất lỏng hơn đẩy về
phía chân giả nơi chứa các tiểu đơn vị actin dài ra đến khi actin tái hợp
thành mạng.
b.- Mạng lưới nội chất trơn tích trữ ion Ca2+: Mạng ER cứa các bơm ion
sử dụng ATP bơm chủ động Ca2+ từ dịch bào vào xoang ER-> Nồng độ
ion Ca2+ trong ER thường cao hơn nhiều so với bào tương.
- Ca2+ đóng vai trò như chất truyền tin thứ 2 của tế bào:
+ Tế bào tiếp nhận được tín hiệu truyền đến có thể gây hoạt hóa mở kênh
Ca2+ trên màng ER.
+ Ca2+ khuyếch tán từ xoang ER đến dịch bào làm thay đổi lượng Ca 2+
trong bào tương -> khơi mào các kiểu đáp ứng khác, hoạt hóa enzym,
protein...
a. - Khả năng lôi kéo electron của chất do tính âm điện . Chất có tính âm
điện mạnh là chất có thế oxi hóa khử lớn và ngược lại
- Hydrogen là chất tính âm điện thấp nhất nên có thế oxi hóa khử thấp .
Ngược lại oxygen là chất có tính âm điện mạnh nên thế oxi hóa khử cao
nhất .

- Dòng electron luôn vận chuyển từ chất có thế oxi hóa khử thấp
( Hydrogen ) tới chất có thế oxi hóa khử cao hơn ( Oxygen )
b. - Phần lớn chất mang electron giữa Ubiquinone và O 2 là protein mang
tên Cytochrome .
- Nhóm tiền tố của chúng là nhóm heme có nguyên tử Fe làm nhiệm vụ
nhận và cho electron
- Chuỗi truyền e có 1 số loại cytochrome và mỗi protein khác nhau với
nhóm heme mang electron khác nhau
- Vai trò :
+ Là chất mang e và chuyển e tới O2
+ Sử dụng năng lượng e để bơm H + tạo gradient proton tạo lực vận động
proton tổng hợp ATP nhờ ATP – synthetase .
a. - Phần lớn năng lượng của chất béo dự trữ trong axit béo. Chuỗi chuyển
hoá axit béo được thực hiện được gọi là quá trình beta –oxi hóa thành
đoạn 2 cacbon xâm nhập vào chu trình Kreb dưới dạng Axetil CoA.
FADH2, NADH cũng được tạo ra trong quá trình beta oxi hoá
- Qua một vòng xoắn cắt ngắn phân tử axit béo tạo ra 1 phân tử Axetil
CoA và một axit béo có số cacbon ít hơn 2 C so với axit béo ban đầu. Để
khởi động quá trình này tiêu tốn 1 phân tử ATP.
- 1 phân tử Axetil CoA được oxi hoá hoàn toàn tạo ra tương đương
12ATP, khi đi qua chu trình Kreb và chuỗi hô hấp; Qua chuỗi hô hấp 1
FADH2 tạo 2 ATP còn 1 NADH tạo 3 ATP.
- Viết được phương trình tổng quát: Tổng số ATP= [(Tống số nguyên tử
các bon/2) × 12 + (tổng số nguyên tử cac bon/2-1) × 5] −1
Axit steric có tổng số nguyên tử cacbon là 18 nên tổng số ATP tạo ra là

0,25

0,5


0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25

0,25
0,25
0,25


6

7

147 ATP
b. - Kiểu hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng tế bào cơ thể người
vẫn cần dùng vì kiểu hô hấp này không tiêu tốn ô xy.
- Khi cơ thể vận động mạnh như chạy, nhảy, nâng vật nặng … các tế bào
cơ trong mô cơ co cùng một lúc, hệ tuần hoàn chưa kịp cung cấp đủ ô xy
cho hô hấp hiếu khí, khi đó giải pháp tối ưu là hô hấp kị khí đáp ứng kịp
thời ATP mà không cần đến ô xy.
a.- Vi ống thể động : là vi ống bám vào thể động.
-Vi ống không thể động : vi ống không bám vào thể động.

-Hoạt động của vi ống : có 2 cơ chế
+ Các protein động cơ đã cõng các NST bước đi dọc theo vi ống và
các đầu thể động của vi ống giải trùng hợp khi các protein đi qua
+ Các NST bị guồng bởi các protein động cơ tại các cực của thoi và
các vi ống phân dã sau khi đi qua các protein động cơ .
- Chức năng của các vi ống không thể động :
+ Chịu trách nhiệm về sự dài ra của cả tế bào ở kì sau
+ Cơ chế : các vi ống không thể động phát sing từ các cực đối lập lồng
vào nhau trong kì giữa / kì sau các đoạn lồng vào nhau ngắn đi khi các
protein động cơ đẩy chúng ra xa nhau nhờ ATP => khi chúng đẩy nhau ,
các cực của thoi cũng bị đẩy ra xa làm tế bào dài ra.
b. - Gọi số Nucleoxom là x
-> Số Nucleotit quấn quanh các Nucleoxom là : 146.2.x
- Số Nu của các đoạn nối là : 146.2.x/ 6,731
-Khối lượng của đoạn AND là:
( 146.2.x + 146.2.x/ 6,731).300 = 12,162.105
 x = 12
-Số phân tử protein histon = 12.9 – 1= 107 (phân tử Histon)
-Số Nucleotit của các đoạn nối là: 146.2.12/ 6,371 = 550(Nu)
- Số Nucleotit giữa 2 Nucleoxom kế tiếp là: 550/11 = 50(Nu)
a. Cách để biết có vi khuẩn trong dạ dày:
+ Lấy dịch dạ dày kiểm tra nồng độ NH3 và kiểm tra lượng CO2 tạo ra.
+ Lấy dịch dạ dày chỗ ổ loét và nuôi cấy sau đó nhuộm và làm tiêu bản
quan sát dưới KHV nếu thấy VK Gram âm thì đó lầ Hecolibecter pyroly.
- Các loại thuốc có thể diệt vi khuẩn này: Thuốc ức chế hoạt động của
riboxom vi khuẩn.
b. Sữa chua là một thức uống bổ dưỡng vì:……………………………
+ Sữa chua có nhiều lợi khuẩn khi vào đường tiêu hóa sẽ cạnh tranh với
vi khuẩn gây thối – là những vi khuẩn thường sinh độc tố.
+ Sữa chua có axit lactic giúp tăng khả năng tiêu hóa của con người đặc

biệt chuyển hóa thức ăn giàu P,Ca.
+ Sữa chua chứa các protein được phân giải thành chất dễ tiêu như
pepton, axit amin…
+ Sữa chua chứa một lượng vitamin nhóm B, vitamin PP…
+ Một số loại sữa chua có men sữa – chứa nấm men phân giải được

0,5
0,5

0,25
0,5

0,25

1,0

0,25
0,25
0,5
1
(3 ý
0,5)


8

9

lactozo.
+ Vi khuẩn lactic và men sữa có khả năng tạo chất kháng sinh chống

được Staphylococcus và một số tác nhân gây bệnh đường ruột.
a.- Nhân tố F như plasmid
+ TB mang plasmid F ( F+) là TB cho tách 1 mạch đơn plasmid F và đưa
sang TB nhận ( F-)
+ Sau đó mạch đơn 2 TB sao chép và đóng vòng thành plasmid F
-Nhân tố F trong NST
+ TB mà nhân tố F gắn vào NST gọi là TB Hfr là TB cho trong tiếp hợp
+ Khi DNA từ TB Hfr vào TB nhận gióng hàng tại vùng tương đồng , xảy
ra trao đổi gene và tạo tổ hợp mới . DNA còn lại bị phân hủy .
b.- ĐB gene mã hóa protein kênh trên màng làm giảm khả năng hấp thụ
chất kháng sinh vào TB
-ĐB làm thay đổi protein đích nội bào không còn đặc hiệu với chất kháng
sinh làm giảm hiệu quả ức chế
-Protein hoặc enzyme phá hủy đặc hiệu hoặc cản trở hiệu quả tác động
của chất kháng sinh
a.Virus Ebola nguy hiểm hơn HIV vì các lí do sau:
+ Con đường xâm nhập của Ebola phổ biến hơn HIV: hạt virus (virion)
sống trong máu, nước bọt, chất nhầy, mồ hôi và dịch nôn. Vì thế rất
dễ phát tán từ người bệnh sang người lành khi lây qua tiêu hóa,
đường hô hấp, đường máu, sinh dục, tiếp xúc da. …
+ Số lượng tăng nhanh hơn HIV: một người bệnh (thường sau 5-6 ngày
từ khi nhiễm), 1/5 thìa máu có thể chứa 10 tỷ phần tử virus. Trong
cùng lượng máu đó, một bệnh nhân nhiễm HIV nhưng không chữa
trị thường có từ 50.000-100.000 phần tử virus......
+ Ebola gây tổn thương nhanh chóng dẫn đến tử vong nhanh hơn(độc
tính mạnh ): ở trong máu, virus Ebola sẽ ngăn chặn hệ miễn dịch
bằng cách gắn một protein đến bộ phận truyền tin của tế bào, cản
trở việc cảnh báo đến tế bào → hệ miễn dịch không thể nhận ra virus
→ virus sẽ nhân lên nhanh chóng ,lây lan , tiếp cận và phá hủy các
phần còn lại của cơ thể. Tất cả các thành phần của virus sẽ đi vào

máu. Hệ miễn dịch bắt đầu phản ứng với tình trạng khủng hoảng
nhưng đã quá muộn. Trong quá trình kháng virus, phản ứng của hệ
miễn dịch sẽ tàn phá các phần còn lại của cơ thể, khiến mạch máu trở
nên yếu dần và xuất hiện lỗ hở. Khi đó, máu và huyết tương bắt đầu
được đẩy qua đó, gây hiện tượng xuất huyết qua các lỗ chân lông và
các lỗ trên cơ thể và gây tử vong……
+ Khả năng sống và lan truyền dai dẳng: Các phần tử virus tồn tại trên
bề mặt khô như tay nắm cửa hay mặt bàn trong nhiều giờ. Virus
Ebola có thể sống trong các chất dịch cơ thể ở nhiệt độ môi trường
bình thường trong thời gian tới vài tháng……………
b. Các cách để vi sinh vật gây bệnh có thể vượt qua các hàng rào
miễn dịch:

0,5

0,5

0,5
0,25
0,25
0,25

0,25

0,25

0,25


10


- Cách vượt qua hàng rào miễn dịch không đặc hiệu:
+ Chịu được điều kiện pH thấp của cơ thể.
+ Không có thành, vi khuẩn gram âm để tránh tác động của lizozim.
+ Có màng nhầy bảo vệ. ……………………………
+ Các tế bào cùng loài hoặc khác loài kết hợp tạo màng sinh học
bioflim chống lại bạch cầu.
- Cách vượt qua hàng rào miễn dịch đặc hiệu:
+ Biến đổi kháng nguyên.
+ Tấn công hệ miến dịch.
+ Có giai đoạn tiềm tan. ……………………………
a. Sự khác biệt giữa miễn dịch do tế bào B và miễn dịch do tế bào T.
Đặc điểm so sánh
Tế bào B
Tế bào T
Cấu tạo
Từ 4 chuỗi polipeptit Từ 2 chuỗi polipeptit
gồm 2 chuỗi nặng và (α,β)
2 chuỗi nhẹ liên kết
nhau tạo hình chữ Y
Số vị trí gắn kháng 2
1
nguyên
Khả năng gắn với Liên kết với kháng Chỉ liên kết với mảnh
kháng nguyên
nguyên nguyên vẹn kháng nguyên được
tự do hoặc trên mầm trình diện bởi TB
bệnh
chủ.
Cách đáp ứng miễn Miễn dịch thể dịch Miễn dịch tế bào

dịch
bằng hình thành bằng hình thành tế
kháng thể lưu hành bào T c giết TB nhiễm
trong máu
bệnh hoặc hình thành
tế bào hỗ trợ Th.

0,5

0,5

0,25

0,25
0,25

0,25

b. Nói như vậy không có gì mâu thuẫn vì dựa vào trình axit amin ở vùng 0,5
cố định người ta chia thành 5 lớp kháng thể khác nhau.
- ở mỗi lớp vùng biến đổi lại rất khác nhau tạo ra nhiều kháng thể khác 0,5
nhau đặc hiệu với kháng nguyên ở mỗi lớp. Vì thế lượng kháng thể trong
cơ thể là rất lớn.



×