Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ĐỀ THI và đáp án TRẠI hè HÙNG VƯƠNG lần XII năm 2016 môn SINH học 10 TRƯỜNG CHUYÊN sơn LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.06 KB, 10 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN SƠN LA TỈNH SƠN LA

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI MÔN SINH HỌC
LỚP 10
Thời gian làm bài: 180 phút

(Đề này có 3 trang, gồm 10 câu)
Câu 1. (2 điểm)
Cho các loại cacbohdrat sau: saccrôzơ, glucozơ, tinh bột, fructôzơ, lactôzơ,
glicôgen, xenlulôzơ, mantôzơ, galactôzơ.
a. Xác định nguồn gốc của các loại cacbohdrat kể trên?
b. Loại cacbohidrat nào có cấu trúc cơ học bền vững nhất? Giải thích?
c. Tại sao giọt nước lại có dạng hình cầu?
Câu 2. (3 điểm)
a. Cho 3 ống nghiệm đựng 3 hợp chất hữu cơ khác nhau:
- Ống 1: 1ml dung dịch Glucôzơ 1%.
- Ống 2: 1ml dung dịch Mantôzơ 1%.
- Ống 1: 1ml dung dịch Saccarôzơ 1%.
Cho vào mỗi ống nghiệm 1 ml thuốc thử Phêling. Đun sôi 3 phút. Hãy so
sánh màu sắc ở 3 ống nghiệm và giải thích?
b. Trong tế bào động vật, những cấu trúc dưới tế bào nào có chứa axít nuclêic? Hãy
nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng chủ yếu của các cấu trúc đó?
c. Hiện tượng biến tính, hồi tính của AND là gì? Nêu ứng dụng của chúng?
Câu 3. (2 điểm)
a. Khi một protein lạ xuất hiện trong máu người, chúng thường bị các tế bào bạch
cầu phát hiện và tiêu hủy. Nêu cơ chế và giải thích tại sao chỉ có protein lạ mới bị
tiêu hủy còn các protein của cơ thể thì không?
b. Các phân tử mARN, tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn thuận lợi cho việc thực


hiện được chức năng tổng hợp protein như thế nào?
Câu 4. (2 điểm)
a. Chỉ ra 3 hình thức phosphoryl hóa trong việc tạo ra ATP trong tế bào, vị trí xảy
ra, nguồn năng lượng cung cấp cho quá trình lấy từ đâu?
b. Phân biệt trung tâm hoạt động và trung tâm điều chỉnh? Sai khác giữa chất ức
chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh? Axit succinic là cơ chất của
enzim succinatdehydrogenaza, axit mamonic là chất ức chế của enzim
succinatdehydrogenaza. Làm thế nào để biết được axit malonic là một chất ức chế
cạnh tranh hay không cạnh tranh?
Câu 5. (2 điểm)


a. Tại sao nói: “ Chu trình Krebs là trung tâm của các quá trình chuyển hóa vật chất
và năng lượng trong tế bào và cơ thể”?
b. Đặc điểm của Coenzim Q (CoQ) và vai trò của nó trong hô hấp tế bào?
Câu 6. (1 điểm)
Một bệnh nhân bị bệnh đái tháo nhạt, xét nghiệm thấy lượng hoocmôn
Vasopressin (ADH) vẫn bình thường. Hãy giải thích nguyên nhân gây bệnh?
Câu 7. (2 điểm)
a. Ung thư là hiện tượng tăng sinh không kiểm soát được của tế bào, chúng tiến
hành phân chia liên tục tạo ra các khối u. Trong liệu pháp hóa trị liệu, người ta
thường dùng vinblastine hay vincristine (chiết xuất từ cây dừa cạn) để gây ra hiện
tượng phân giải các vi ống. Tuy nhiên, các thuốc trên đều có những tác dụng phụ
như: ức chế sự phân chia tế bào và ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh, rụng tóc,
nôn mửa liên tục. Nguyên nhân gây ra tác dụng phụ là gì?
b. Quan sát các tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm đực và ruồi giấm cái thực
hiện nguyên phân một số đợt, sau đó tất cả các tế bào con tạo thành đều tiến hành
giảm phân tạo giao tử, nhận thấy: tổng hàm lượng ADN trong nhân của các tế bào
sinh tinh và các tế bào sinh trứng là 72pg (picrogram), tổng hàm lượng ADN trong
nhân các tinh trùng tạo thành nhiều hơn tổng hàm lượng ADN trong nhân các

trứng tạo thành là 124pg. Biết hàm lượng ADN trên các NST trong mỗi tế bào khi
đang ở kì sau của giảm phân II là 2pg.
- Xác định số lần nguyên phân của mỗi loại tế bào sinh dục sơ khai nói trên.
- Nếu tất cả các trứng sinh ra đều được thụ tinh, các hợp tử tạo thành đều trải qua
một số đợt nguyên phân liên tiếp như nhau và tổng hàm lượng ADN trong nhân
của các tế bào con sinh ra từ các hợp tử này là 256pg thì mỗi hợp tử trên nguyên
phân mấy đợt?
Câu 8. (2 điểm)
a. Nêu điểm khác nhau về cấu trúc và chức năng của plasmit và phagơ ôn hòa ở vi
khuẩn?
b. Chủng E.coli I nguyên dưỡng với triptôphan và khuyết dưỡng với alanin. Chủng
E.coli II nguyên dưỡng với alanin và khuyết dưỡng với triptôphan.
- Thí nghiệm 1: Hỗn hợp 2 chủng trên trong ống nghiệm chứa dung dịch sinh lí với
thời gian 2 phút, sau đó cấy lên đĩa pêtri (1) chứa môi trường thiếu đồng thời 2 chất
triptôphan và alanin.
- Thí nghiệm 2: Hỗn hợp 2 chủng trên trong ống nghiệm chứa dung dịch sinh lí có
triptôphan và alanin với thời gian 90 phút, sau đó cấy lên đĩa pêtri (2) chứa môi
trường thiếu đồng thời 2 chất triptôphan và alanin.
Cho biết ở đĩa pêtri nào sẽ có khuẩn lạc mọc? Tại sao?
Câu 9. (2 điểm)


a. Nguyên nhân virut HIV chỉ kí sinh trong tế bào lim phô T-CD4 ở người? Hiện
nay có nhiều loại thuốc được dùng cho bệnh nhân nhiễm HIV, em hãy cho biết một
số cơ chế tác động của các loại thuốc đó?
b. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quá trình lên men lăctic đồng hình và lên men
rượu?
Câu 10. (2 điểm)
a. Ở những con bò sau khi kháng bệnh bằng penicilin mà vắt sữa ngay thì trong sữa
còn tồn dư kháng sinh. Loại sữa này có thể dùng làm sữa chua được không, vì sao?

b. Hai virut cúm cùng loại, cùng lây nhiễm vào một tế bào chủ và kết quả xuất hiện
một loại virut mới, hãy nêu 2 nguyên nhân để giải thích hiện tượng này?
c. Hãy cho biết kiểu dinh dưỡng, nguồn cácbon, chất cho êlectron và chất nhận
êlectron cuối cùng của vi khuẩn Acetobacter trong quá trình “lên men” dấm?
HẾT


TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN SƠN LA TỈNH SƠN LA

ĐỀ THI MÔN SINH HỌC
LỚP 10

ĐÁP ÁN

u
1

2

Nội dung
a.
- Có nguồn gốc ở cơ thể thực vật: saccrôzơ, glucozơ, tinh bột,
fructôzơ, xenlulôzơ, mantôzơ.
- Có nguồn gốc ở cơ thể động vật: lactôzơ, glicôgen, galactôzơ.
b.
- Xenlulôzơ là loại cacbohidrat nào có cấu trúc bền vững cơ học nhất.
- Xenlulozơ là hợp chất trùng hợp (pôlime) của nhiều đơn phân cùng
loại là glucozơ, các đơn phân này nối với nhau bằng liên kết 1 β - 4
glucozit tạo nên sự đan xen 1 "sấp", một "ngửa" nằm như dải băng

duỗi thẳng không có sự phân nhánh. Nhờ các liên kết này các liên kết
hidro giữa các phân tử nằm song song song với nhau và hình thành
nên bó dài dưới dạng vi sợi, các sợi này không hòa tan và sắp xếp
dưới dạng các lớp xen phủ tạo nên một cấu trúc dai và chắc.
c. Giọt nước có hình cầu vì:
- Nước có tính phân cực
- Các phân tử nước hút nhau, tạo nên mạng lưới nước.
- Các phân tử nước ở bề mặt tiếp xúc với không khí hút nhau và bị
các phân tử ở phía dưới hút tạo nên lớp màng phim mỏng, liên tục ở
bề mặt.
a.
* So sánh màu ở 3 ống nghiệm:
- Ống 1 : Xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch, màu đậm nhất.
- Ống 2: Xuất hiện kết tủa đỏ gạch, nhưng nhạt hơn ống 1.
- Ống 3: Không thấy xuất hiện kết tủa.
* Giải thích:
- Glucôzơ có tính khử mạnh nhất.
- Mantôzơ có tính khử nhưng bằng 1/2 so với glucôzơ.
- Sacazôzơ không có tính khử.
b.- Các cấu trúc dưới tế bào trong tế bào động vật có chứa axit
nucleic: Nhân, ti thể, ribôxôm.
- Cấu tạo và chức năng của các cấu trúc:
+ Ribôxôm: Là bào quan không có màng bọc, cấu tạo gồm rARN và
prôtêin liên kết với nhau tạo thành 2 tiểu phần lớn và bé. Bình thường

Điểm

0,25
0,25
0,25

0,75

0,5

0,5

0,5

0,25
0,25


3

các tiểu phần tách nhau ra, chỉ liên kết lại khi thực hiện chức năng.
Ribôxôm là bào quan chuyên tổng hợp prôtêin cho tế bào.
+ Nhân: Được bọc bởi 2 lớp màng, bên trong có chứa dịch nhân, chất
nhiễm sắc (ADN) và nhân con. Về chức năng, nhân là nơi lưu giữ
thông tin di truyền quy định toàn bộ đặc tính của tế bào, kiểm soát
mọi hoạt động của tế bào và tham gia vào quá trình phân bào.
+ Ti thể: Được bọc bởi hai lớp màng, màng ngoài nhẵn, màng trong
gấp nếp tạo thành các mào trên đó có nhiều enzim hô hấp. Bên trong
chất nền chứa ADN và ribôxôm. Ti thể là nơi tổng hợp ATP cung cấp
cho các hoạt động sống của tế bào.
c.
- Biến tính của AND: do các yếu tố gây biến tính : nhiệt độ tăng, độ
pH … thay đổi -> đứt gãy các liên kết hidro giữa 2 mạch đơn của
AND và làm chúng tách rời nhau.
- Hồi tính: Khi các yếu tố gây biến tính mất đi thì 2 mạch đơn của
AND sau biến tính có thể liên kết với nhau tạo dạng mạch kép.

- Ứng dụng:
+ Lai axit nucleic: AND-AND, AND-ARN, ARN-ARN . Từ đó xác
định mối quan hệ họ hàng giữa các loài, xác định vị trí của gen …
+ Kỹ thuật PCR-> nhân gen trong điều kiện invitro ……
a.
- Các protein bị tiêu hủy theo cơ chế thực bào: màng tế bào tiếp xúc
với protein, lõm vào -> túi nhập bào bao lấy protein lạ -> túi nhập bào
vào tế bào chất dung hợp với lizoxom -> bị tiêu hủy bởi các enzim
thủy phân trong lizoxom.
- Nhờ các thụ thể trên màng tế bào mà bạch cầu có thể phát hiện, phân
biệt được protein lạ, chỉ những protein lạ mới liên kết được với thụ
thể trên màng bạch cầu, còn các protein của cơ thể thì không.
b.
- Có khả năng hình thành các liên kết hidrô thông qua liên kết bổ
sung với các phân tử axit nuclêic cùng hay khác loại tạo thuận lợi cho
hoạt động chức năng của các ARN.
- Sự liên kết rARN với nhau đưa đến sự tổ hợp các tiểu phần lớn và
nhỏ tạo ra ribôxôm hoàn chỉnh để tổng hợp prôtêin; Sự liên kết giữa
bộ ba đối mã của tARN với bộ ba mã sao của mARN để tổng hợp
chuỗi polipeptit .
- Sự bắt cặp bổ sung giữa snARN trong thành phần thể cắt nối (enzim
cắt nối) với tiền mARN giúp định vị chính xác vị trí cắt bỏ các intron
và nối các exon để tạo mARN trưởng thành để tham gia vào quá trình
dịch mã.

0,25

0,25

0,25

0,25
0,25
0,25
0,5

0,5

0,25
0,25

0,25


4

5

- Có cấu trúc mạch đơn nên một vùng trên phân tử có thể bắt cặp bổ
sung với một vùng khác của chính phân tử đó tạo nên cấu trúc không
gian đặc thù để thực hiện chức năng nhất định. Ví dụ: tARN có các
thùy thực hiện các chức năng khác nhau, trong đó thùy mang bộ ba
đối mã liên kết bổ sung với bộ ba mã sao trên mARN để trực tiếp thực
hiện quá trình dịch mã.
a.
- Ba hình thức phosphoryl hóa trong tế bào tạo ra ATP bao gồm:
Phosphoryl hóa oxy hóa, phosphoryl hóa quang hợp và phosphoryl
hóa mức độ cơ chất.
- Photophosphoryl hóa/ quang phosphoryl hóa, xảy ra trên chuỗi vận
chuyển điện tử (ETC) của lục lạp và các tế bào nhân sơ quang hợp,
nguồn năng lượng cung cấp cho quá trình là năng lượng ánh sáng.

- Phosphoryl hóa oxy hóa, xảy ra trên chuỗi vận chuyển điện tử của ty
thể, và ở một số loại sinh vật nhân sơ khác, nguồn năng lượng thu từ
quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ (hoặc có thể nói từ
NADH/FADH2) .
- Phosphoryl hóa mức cơ chất: Xảy ra trong tế bào chất của nhiều loại
tế bào, nguồn năng lượng cung cấp cho quá trình là năng lượng giải
phóng từ các quá trình chuyển hóa chuyển trực tiếp cho ADP và Pi để
tổng hợp ATP .
b. Cách để biết được axit malonic một chất ức chế cạnh tranh hay
không cạnh tranh:
- Trong điều kiện nồng độ enzim không đổi, thay đổi nồng độ cơ chất
(axit succinic), xem xét tốc độ của phản ứng tăng hay không.
- Khi tăng nồng độ cơ chất axit succinic làm tốc độ phản ứng tăng lên
thì axit mamonic là chất ức chế cạnh tranh.
Nguyên nhân là vì chất ức chế cạnh tranh sẽ tranh giành với cơ chất,
cùng liên kết với trung tâm hoạt động của enzim. Cho nên khi tăng
nồng độ cơ chất thì khả năng cạnh tranh của chất ức chế giảm (vì chất
ức chế có tỉ lệ nhỏ) nên tốc độ phản ứng tăng lên.
- Khi tăng nồng độ cơ chất axit succinic mà tốc độ phản ứng không
tăng thì axit mamonic là chất ức chế không cạnh tranh.
- Đối với chất ức chế không cạnh tranh thì khi tăng nồng độ cơ chất,
tốc độ phản ứng cũng không đổi vì chất ức chế làm bất hoạt enzim
chứ không cạnh tranh với cơ chất.
Thực tế, axit mamonic một chất ức chế cạnh tranh
a.
- Cung cấp năng lượng ATP cho các hoạt động sống, một phần tạo
nhiệt cho tế bào, tạo nhiều NADH, FADH2 dự trữ năng lượng cho tế

0,25


0,25
0,25
0,25

0,25

0,25
0,25
0,25

0,25
0,25

0,25


6

7

bào.
- Tạo ra các sản phẩm trung gian (axit fumaric …) cho các quá trình
sinh tổng hợp
- Đầu mối của nhiều con đường chuyển hóa vật chất.
- Tạo ra các coenzim tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.
b.
- Coenzim Q (CoQ – ubiquinone) – là 1 thành phần của chuỗi truyền
electron trên màng trong ti thể.
- Có kích thước phân tử nhỏ, bản chất không là protein
- Kị nước -> dễ dàng khuyếch tán tự do ở khoảng giữa kị nước ở

màng trong ti thể.
- Có khả năng vận chuyển proton và eletron -> tham gia vào chuỗi
vận chuyển electron.
- Trên màng tế bào biểu mô ống góp thận có kênh aquaporin 2 , kênh
này có chức năng tái hấp thu nước từ nước tiểu, kiểm soát lượng nước
trong cơ thể.
- Vasopressin điều hòa hoạt tính của aquaporin 2, bằng cách gắn với
thụ thể vasopressin trên màng tế bào -> làm tăng hấp thu nước, giảm
lượng nước tiểu.
- Người bệnh trên có thể do thụ thể vasopressin hoặc kênh aquaporin
2 bị bất hoạt -> nước không được tái hấp thu -> nước tiểu loãng -> đái
tháo nhạt.
a.Cơ chế tác động của thuốc là ức chế quá trình tổng hợp vi ống do
vậy sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:
- Hệ thống lông nhung ruột tổn thương, kém linh động, khả năng hấp
thu và vận động của ruột trở nên kém hơn rất nhiều và dẫn đến nôn
mửa liên tục.
- Hệ thống vi ống hỗ trợ cho các tế bào vận chuyển protein tiết kéo
dài sợi tóc bị tổn thương, các cấu trúc nuôi tóc không còn hoạt động
nên dẫn đến rụng tóc.
- Quá trình phân chia tế bào bị ức chế nghiêm trọng do không tổng
hợp được vi ống cho sự vận động của NST và các bào quan, cơ thể trở
nên gầy đi rất nhiều.
- Hệ thống vi ống có vai trò nâng đỡ cơ học vô cùng quan trọng cho
các sợi trục của các tế bào neuron, khi các cấu trúc cơ học này bị tổn
thương và không tổng hợp mới sẽ dẫn đến hiện tượng teo dây thần
kinh ngoại biên, ảnh hưởng đến các hoạt động thần kinh.
b.
- Gọi x là số TB sinh tinh => số tinh trùng tạo thành là 4x
- Gọi y là số TB sinh trứng => số trứng tạo thành là y


0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25


8

-TB ở kỳ sau II có n NST kép tương tương với TB lưỡng bội 2n. Vậy
hàm lượng ADN trong nhân TB lưỡng bội (2n) là 2 pg, TB đơn bội n
là 1 pg.
-Theo đề bài ta có 2x + 2y = 72 pg ; 4x –y = 124 pg => x = 32, y = 4.
* Có 32 TB sinh tinh, số lần nguyên phân của các TB sinh dục sơ khai
ban đầu có 5 trường hợp:
- 32 = 1. 25 => có 1 TB sinh dục sơ khai, nguyên phân 5 lần.
- 32 = 2. 24 => có 2 TB sinh dục sơ khai, nguyên phân 4 lần.
- 32 = 4. 23 => có 4 TB sinh dục sơ khai, nguyên phân 3 lần.
- 32 = 8. 22 => có 8 TB sinh dục sơ khai, nguyên phân 2 lần.

- 32 = 16. 21 => có 16 TB sinh dục sơ khai, nguyên phân 1 lần.
* Có 4 TB sinh trứng => có 2 trường hợp:
- Có 1 TB sinh dục cái sơ khai ban đầu → mỗi tế bào NP 2 lần.
- Có 2 tế bào sinh dục cái sơ khai → mỗi tế bào NP 1 lần
- Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử:
Có 4 trứng => tạo 4 hợp tử. 4 hợp tử nguyên phân k lần => tạo thành
4.2k tế bào con (mỗi TB con chứa 2 pg ADN) => 2 (4.2k) = 256 => 2k
= 25 => k = 5 => mỗi hợp tử nguyên phân 5 lần.
a.
Điểm khác
Phagơ ôn hòa
Plasmit
nhau
Cấu trúc
- ADN của phagơ có thể - plasmit là 1 phân tử
là mạch kép hoặc mạch ADN vòng, mạch kép
đơn,ARN mạch kép
hoặc mạch đơn
- mang gen gây hại cho - plasmit chỉ mang gen
tế bào chủ
quy định các đặc tính có
lợi cho vi khuẩn
Chức năng - AND của phagơ có thể - luôn nằm trong tế bào
xen vào ADN của tế bào chất của vi khuẩn,
chủ, khi có tác nhân
không bao giờ làm tan
kích thích thì sẽ làm tan tế bào
tế bào chủ
b.
- Đĩa 1 không có khuẩn lạc mọc.

- Giải thích: Trong đĩa 1 chủng I không tổng hợp được alanin, chủng
II không tổng hợp được triptôphan nên cả hai chủng không sống
được.
- Đĩa 2 có khuẩn lạc mọc.

0,25
0,25
0,25

0,25

0,5

0,5

0,25
0,25
0,25


9

10

- Giải thích: Trong thời gian 90 phút, 2 chủng tiếp hợp với nhau để
tạo nên chủng lai nguyên dưỡng với cả 2 loại aa trên → trong đĩa 2
VK vẫn tự tổng hợp được Trip và Ala → VK phát triển bình thường.
a. Virut HIV chỉ kí sinh trong tế bào lim phô T-CD4 ở người vì:
- Tương tác giữa virut với tế bào vật chủ là tương tác đặc biệt giữa
gai vỏ virut với thụ quan màng tế bào mang tính đặc hiệu.

- Chỉ có lim phô T-CD4 mới có thụ quan CD4 nên phù hợp với virut
HIV.
- Một số cơ chế tác động của các loại thuốc dùng cho bệnh nhân bị nhiễm
HIV:
+ Ức chế sự gặp gỡ của thụ thể bề mặt tế bào bạch cầu và gai glycoprotein
virut
+ Ức chế quá trình phiên mã ngược.
+ Ức chế quá trình tổng hợp protein virut.
b.
Nội dung so sánh
Lên men lăctic đồng
Lên men rượu
hình
Vi sinh vật
Vi khuẩn lătic đồng
Nấm men
hình
Enzim xúc tác
Lactadehidrogenaza
- Giai đoạn đầu:
đecacboxylaza
-Giai đoạn cuối:
Alcoldehidrogennaza
Chất nhận H và e Axetaldehit
Axpiruvic
từ NADH
Sản phẩm đặc
Axit Lăctic
Rượu Etilic
trưng

a.
- Vì: penicilin ức chế sự tổng hợp thành peptidoglican của vi khuẩn lactic
 vi khuẩn không sinh trưởng, phát triển được  không lên men sữa
chua được.
b.
-Virut trong quá trình sao chép vật chất di truyền đã xảy ra đột biến gen
tạo virut mới
- Hai virut cùng mang nhiều đoạn gen (hệ gen phân đoạn) đã xảy ra sự
trao đổi các đoạn gen cho nhau  tạo ra virut tái tổ hợp mới.

0,25

0,25
0,25
0,5

0,25
0,25

0,25
0,25

0,5

0,25
0,25


c.
- Kiểu dinh dưỡng: hoá dị dưỡng hữu cơ.

- Nguồn cung cấp cacbon là chất hữu cơ (etanol).
- Nguồn cung cấp êlectron là chất hữu cơ (etanol).
- Chất nhận êlectron cuối cùng là O2.

0,25
0,25
0,25
0,25



×