Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

16 9 bai tap huannguyenxuansang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.75 KB, 8 trang )

SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CHU LAI – TRƯỜNG HẢI
---------

BÀI THU HOẠCH
LỚP BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GDNN QUẢNG NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
CHU LAI – TRƯỜNG HẢI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI THU HOẠCH
Lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở GDNN Quảng Nam
Học viên: NGUYỄN XUÂN SANG. Năm sinh: 31/7/1985
Chức vụ: Trưởng khoa Cơ bản
Đơn vị: Trường Cao đẳng nghề Chu Lai – Trường Hải
1. Sử dụng kỹ thuật SWOT, phân tích thực trạng cơ quan đơn vị của thầy cô trên cơ

sở đó đề ra những chiến lược để phát triển cơ quan đơn vị trong giai đoạn tới?


Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm hiểu rõ
Điểm mạnh ( Strengths), Điểm yếu ( Weaknesses), Cơ hội ( Opportunities) và Nguy cơ
(Threats) trong một tổ chức đơn vị. Thông qua phân tích SWOT, đơn vị sẽ nhìn rõ mục
tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc
tiêu cực tới mục tiêu mà đơn vị đề ra.

-

Strengths – Các điểm mạnh: Đây là những yếu tố có giá trị hoặc điểm mạnh của tổ


chức, cá nhân. Những yếu tố này là thuộc tính bên trong (internal) và hữu dụng (helpful)
của đối tượng đang xem xét.

-

Weaknesses – Các điểm yếu: Đây là những điểm còn chưa hoàn thiện, chưa tốt, các yếu
tố yếu kém của cá nhân, tổ chức. Đây cũng là thuộc tính bên trong (internal) và có tính
gây hại (harmful) của đối tượng đang xem xét.

-

Opportunities – Các cơ hội: Đây là những yếu tố có lợi, hoặc sẽ đem lại lợi thế cho cá
nhân và tổ chức. Đây là các yếu tố bên ngoài (external) và hữu ích (helpful) cho cá nhân
hoặc tổ chức đang xem xét.

-

Threats – Các mối nguy, thách thức: Đây là những tác động tiêu cực từ bên ngoài
(external) mà cá nhân hoặc tổ chức của bạn có thể phải đối mặt?
Chiến lược phát triển Trường Cao đẳng nghề Chu Lai – Trường Hải được phân tích dựa
trên kỹ thuật SWOT:

 Điểm mạnh (Strengths)
− Trường tư thục do doanh nghiệp đầu tư xây dựng thuộc Công ty Cổ phần Ô tô Trường

Hải, luôn được sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo Công ty.
− Uy tín về hoạt động đào tạo, chất lượng của Trường được nâng cao trong khu vực, từ đó,
nhiều trường đến đặt quan hệ liên kết đào tạo





Đội ngũ GV-CBCNV có kinh nghiệm, kỹ năng tay nghề
Cơ sở vật chất, thiết bị ngày càng được bổ sung khá đầy đủ để phục vụ công tác quản lý
và đào tạo. Khoa CN Ô tô thông qua đào tạo kỹ thuật viên đã được bổ sung nhiều thiết bị,
dụng cụ lẫn đội ngũ được học tập nhiều từ các chuyên gia Thaco.
Học sinh sinh viên ý thức được lợi ích việc học nghề nên thực hiện tốt nội quy và chăm
chỉ học tập, nâng cao kỹ năng tay nghề, 100% người học ra trường có việc làm tại các
nhà máy, đơn vị trong Công ty.
Sở LĐ-TB&XH chọn trường là đơn vị đặt Hội thi thiết bị dạy học, chọn trực tiếp 2 HSSV Trường dự thi toàn quốc nghề CN Ô tô, Hàn.
Điểm yếu (Weaknesses)
Số lượng HSSV nội bộ tăng làm cho số tiết dạy của GV cao (nhất là GV khoa CN Ô tô,
Điện). Thiếu GV cơ hữu ở khoa CN Ô tô, May.
Thiết bị đào tạo ở nghề Cắt gọt kim loại và Bảo trì TBCĐ còn thiếu và cũ; cơ số thiết bị
không đủ để HSSV thực hành ( nhất là khi sĩ số lên lớp trên 35 HSSV), từ đó, hiệu quả
giờ thực hành không cao.
Một số nghề như Cắt gọt kim loại, Hàn, Sơn tuyển không đủ chỉ tiêu



Đa số HSSV trình độ tiếng Anh còn yếu, thiếu sự đầu tư và cố gắng.



Kỹ năng tay nghề của GV cơ hữu ở một số môđun nghề bảo trì còn hạn chế.












 Cơ hội (Opportunities)
-

Hội nhập quốc tế sâu, rộng tạo điều kiện thuận lợi cho dạy nghề tiếp cận với những kiến
thức mới, công nghệ mới, mô hình dạy nghề hiện đại; mở rộng trao đổi kinh nghiệm, có
cơ hội tiếp cận, thu hút các nguồn lực bên ngoài cho phát triển dạy nghề.



Thủ tướng đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2035.



Trường trực thuộc Công ty cổ phần ô tô Trường Hải, sản xuất và lắp ráp Ô tô hàng đầu
Việt Nam, việc đào tạo gắn với giải quyết việc làm.



Trường được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chọn xây dựng 2 nghề trọng điểm:
nghề công nghệ ô tô cấp độ ASEAN, nghề Hàn cấp độ quốc gia và thành lập Trung tâm
Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.

 Thách thức (Threat)



Trong xu thế hội nhập AFTA, WTO, TPP và sự thay đổi của thị trường thì nhiệm vụ
HĐQT đặt ra cho trường ở các năm tiếp theo là rất nặng nề và đa dạng.
- Sự cạnh tranh của thị trường Ô tô làm sản lượng các dòng xe Thaco tăng – giảm liên
tục, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ, kế hoạch đào tạo của Trường
- Yêu cầu của Công ty về nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản xuất, trình độ đội ngũ
giáo viên cần phải nâng cấp.


- Đào tạo nguồn nhân lực song hành với sản xuất, đáp ứng với sự phát triển của Công ty
và nhiệm vụ Hội đồng quản trị giao.
- Cơ chế quản lý dạy nghề chưa theo kịp sự thay đổi của cơ chế quản lý kinh tế- xã hội.
 Chiến lược phát triển của Trường năm 2016-2017


Đảm bảo lưu lượng HS-SV đào tạo hằng năm ở cả 3 trình độ từ 1.500 – 1.600 người; HSSV ra trường đáp ứng được yêu cầu của các nhà máy, đơn vị Thaco.



Xây dựng được đội ngũ CB quản lý có nghiệp vụ, gương mẫu; đội ngũ giáo viên có trình
độ chuyên môn, ngoại ngữ, phương pháp sư phạm và kỹ năng nghề; Am hiểu các dòng xe
Thaco; Đội ngũ nhân viên vững nghiệp vụ.



Là cơ sở đào tạo nghề có uy tín, có: Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề; Trung tâm bồi
dưỡng An toàn - Vệ sinh lao động cho người lao động của Thaco và khu vực. Nâng cấp
Trung tâm phát triển kỹ năng nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghiệp vụ, bồi
dưỡng kỹ năng cho CBCNV toàn hệ thống Thaco.




Chỉnh sửa, hoàn thiện 100% chương trình đào tạo đáp ứng được sự phát triển của công
nghệ, phù hợp quy trình của Thaco.

 Mục tiêu cụ thể:
a) Xây dựng đội ngũ:
- Bồi dưỡng 1 chuyên đề/ 1 tháng về nghiệp vụ quản lý, kỹ năng mềm, phương pháp dạy
b)

c)







nghề cho CBQL, GV và HS-SV.
Giao chỉ tiêu: nâng cao trình độ; đạt chuẩn tin học và ngoại ngữ; kỹ năng nghề bậc 3; làm
thiết bị dạy học... vào KPI
Cử CB, GV tham dự các lớp tập huấn do TCDN tổ chức.
Tạo điều kiện để 5 GV dự thi cao học.
Tổ chức 5 giờ giảng mẫu; 1 lần hội giảng cấp khoa; 1 lần cấp trường
Cử GV kỹ thuật đi thực tế sản xuất ít nhất 1 tháng/năm.
Tiếp tục đào tạo tiếng Anh giao tiếp cho CB-GV-NV
Tăng cường GV kiêm chức, thỉnh giảng để giảm giờ dạy cho GV cơ hữu
Số lượng người học:
Tuyển sinh, đào tạo cả ba trình độ đáp ứng kịp nhu cầu của nhà máy. Giảm tỉ lệ bỏ học

sau 1 năm xuống dưới 10%.
Hoạt động đào tạo:
CB-GV-NV tham gia đào tạo đảm bảo thực hiện tốt 6 nề nếp chuyên môn (xây dựng tiến
độ đào tạo; soạn bài; lên lớp; tổ chức kiểm tra đánh giá người học; Hội họp; hồ sơ sổ
sách); cùng việc thực hiện các quy trình, quy chế, các hoạt động chuyên môn để qua đó
nâng cao hiệu quả đào tạo.
Thành lập ban tuyển sinh Trường (10 CB, GV, NV)
Đưa thông tin tuyển sinh đến tất cả các CBCNV đang làm việc ở KPH qua giờ chào cờ
đầu tuần ở các đơn vị.
Đến các trường THPT ở tỉnh Quảng Nam để tư vấn tuyển sinh
Đưa thông tin về huyện, xã (phường), thôn.





d)





e)


f)

g)



h)





2.
-

Tham gia Hội nghị tuyển sinh do Sở GD&ĐT tổ chức
Tham gia các buổi tư vấn do Báo – Đài TW, địa phương tổ chức.
Phối hợp với các NM thuộc KPH đào tạo liên thông nâng trình độ cho CBCNV (từ Trung
cấp lên Cao đẳng)
Thực hiện sáng kiến cải tiến (SKCT), biên soạn giáo trình
Đảm bảo100% các môn học có giáo trình, 100% các môn học và mô đun nghề có giáo
trình nội bộ.
CB-NV tự giác cải tiến liên tục (Kaizen) và mỗi giáo viên đều có SKCT, làm thêm thiết
bị dạy học.
Hằng tháng kiểm tra tiến độ và đánh giá.
Tổ chức thi chọn thiết bị dạy nghề tự làm cấp trường và chọn 6 thiết bị dự thi cấp Tỉnh.
Phấn đấu có 5 thiết bị đạt giải cao
Đưa vào đánh giá KPI.
Giáo dục hành vi – đạo đức cho HSSV
Hình thành được ý thức và hành vi tự giác cho HSSV trong việc thực hiện văn hóa
Thaco, trong đó chú trọng về công tác 5S, 8T, chuyên cần trong học tập; thực hiện ATGT;
văn minh, có trách nhiệm giữ gìn uy tín, danh dự của Trường
Cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo
Đảm bảo đủ các điều kiện CSVC (phòng học, nhà xưởng, phương tiện, Thư viện, phòng
Lab, cùng các thiết bị, dụng cụ) phục vụ công tác đào tạo, quản lý.
Hoạt động của các trung tâm trực thuộc Trường

Đây mạnh hoạt động chức năng, vài trò của Trung tâm Đánh giá kỹ năng nghề và Trung
tâm Huấn luyện An toàn lao động – vệ sinh lao động, bồi dưỡng kiến thức về An toàn lao
động, vệ sinh lao động cho các đối tượng trong và ngoài Trường. Phát huy vai trò, chức
năng, nhiệm vụ của các Trung tâm trong đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, kỹ năng mềm,
ngoại ngữ, tin học,… cho đội ngũ CBCNV ở KPH theo yêu cầu của lãnh đạo công ty và
nhu cầu của người học; mở rộng đào tạo các kỹ năng mềm, ngoại ngữ ra bên ngoài, các
đơn vị ở số vùng miền của Thaco.
Các hoạt động khác
Giữ tốt các mối quan hệ và tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp quản lý ngoài Thaco, các đơn
vị/nhà máy thuộc Khu phức hợp
Tổ chức chu đáo, thành công: Hội thi thiết bị dạy học tự làm do Sở LĐTBXH tỉnh tổ
chức tại Trường; các kỳ Đánh giá kỹ năng nghề do JICA – JAVADA – TCDN tổ chức tại
Trường.
Đổi mới công tác quản lý, đưa CNTT, ISO vào quản lý điểm, chuyên cần HSSV và các
hoạt động của Trường; thành lập ngân hàng đề thi.
Đưa ứng dụng kiến thức Quản trị tinh gọn vào công tác quản lý của trường để qua đó
nâng cao hiệu quả đào tạo, cắt giảm tối đa lãng phí.
Một số điểm mới trong Luật Giáo dục nghề nghiệp và những khó khăn thi triển
khai tại đơn vị
Luật giáo dục nghề nghiệp được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII thực sự
tạo nên sự đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp


-

hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp
hành Trung ương khóa XI.
Từ ngày 01/7/2015, Luật Giáo dục nghề nghiệp bắt đầu có hiệu lực. Luật Giáo dục nghề
nghiệp gồm 8 chương, 79 điều, quy định hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tổ chức hoạt

động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia
hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Luật có những “điểm mới” quan trọng sau so với Luật
Dạy nghề trước đây.
1. Về cấp trình độ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp. Luật Giáo dục nghề
nghiệp cấu trúc lại hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, làm thay đổi toàn diện cấu
trúc hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp mới bao gồm: Trình
độ sơ cấp; trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng.
2. Về tên gọi của cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Luật quy định rõ cơ sở giáo dục
nghề nghiệp bao gồm: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp (là sự thống nhất của trung tâm
kỹ thuật, tổng hợp, hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề), trường trung cấp (là sự thống
nhất của trường trung cấp chuyên nghiệp và trường trung cấp nghề) và trường cao đẳng
(là sự thống nhất của cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề).
3. Về tổ chức, quản lý đào tạo. Việc tổ chức đào tạo được thực hiện theo 3
phương thức: đào tạo theo niên chế, đào tạo theo tích lũy mô-đun, đào tạo theo tích lũy
tín chỉ. Khác với trước đây tổ chức đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp chỉ có phương
thức đào tạo theo niên chế.
Theo phương thức đào tạo này, hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ là hệ thống mở,
linh hoạt, đảm bảo liên thông thuận lợi giữa các cấp trình độ đào tạo trong cùng nghề
hoặc với các nghề khác hoặc liên thông lên trình độ cao hơn trong hệ thống giáo dục
quốc dân; người học được coi là trung tâm của quá trình đào tạo, được học theo năng lực,
điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân, có thể học nhiều nội dung trong cùng thời gian và được
công nhận theo hình thức tích lũy các năng lực; người học có thể học rút ngắn hoặc kéo
dài thời gian học tập hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân
người học.
4. Về thời gian đào tạo. Thời gian đào tạo trung cấp đối với người tốt nghiệp
trung học cơ sở còn từ 01 đến 02 năm tùy theo ngành nghề đào tạo (theo quy định hiện
hành là từ 3 – 4 năm do phải học thêm văn hóa trung học phổ thông). Đối tượng này
không bắt buộc phải học văn hóa phổ thông nếu lựa chọn học thuần túy kỹ năng nghề
nghiệp, nếu có nhu cầu học liên thông đại học, cao đẳng thì họ chỉ học văn hóa. Đối với
đào tạo ở trình độ sơ cấp, quy định trước đây thời gian đào tạo từ 3 tháng đến dưới 01

năm, không quy định tối thiểu bao nhiêu giờ. Luật lần này quy định thời gian đào tạo từ


03 tháng đến dưới 01 năm, thời gian học tối thiểu 300 giờ. Đối với thời gian học theo tích
lũy mô-đun, tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun, tín chỉ quy định cho từng
chương trình đào tạo, không phụ thuộc vào số năm học.
5. Về chương trình đào tạo. Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, Nhà nước không
ban hành chương trình khung mà giao cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự chủ xây
dựng chương trình đào tạo. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tự chủ xây dựng
chương trình đào tạo dựa trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề. Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội không ban hành chương trình khung đối với từng nghề giống như quy
định của Luật Dạy nghề trước đây.
6. Về danh hiệu đối với người học. Với phương thức đào tạo mới, Luật Giáo dục
nghề nghiệp quy định đối với chương trình đào tạo theo tích lũy mô-đun, tín chỉ nếu
người học tích lũy đủ môn-đun, tín chỉ theo quy định của chương trình đào tạo thì được
xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp, không phải thi tốt nghiệp cuối khóa. Đối
với người tốt nghiệp trình độ cao đẳng được cấp bằng cao đẳng và công nhận danh hiệu
kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành tùy vào ngành nghề đào tạo.
7. Về chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Cơ sở giáo dục nghề
nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhà nước
ưu tiên cho thuê cơ sở vật chất, thiết bị để đào tạo. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp không
phân biệt công lập hay tư thục đều được tham gia đấu thầu, đặt hàng đào tạo; vay vốn ưu
đãi từ chương trình, dự án trong và ngoài nước; tham gia chương trình bồi dưỡng nhà
giáo, cán bộ quản lý trong và ngoài nước bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước...
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự chủ trong các hoạt động thuộc các lĩnh vực tổ chức
và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất
lượng đào tạo theo quy định của pháp luật. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo
đảm toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư được thực hiện tự chủ, tự
chịu trách nhiệm toàn diện theo quy định của Chính phủ.
8. Về chính sách đối với người học:

- Người học được miễn học phí đối với các đối tượng chính sách xã hội; đối với
người học tốt nghiệp trung học cơ sở (lớp 9) khi học trung cấp; đối với những nghề khó
tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu và những ngành nghề đặc thù;
- Người học được hưởng chính sách nội trú đối với người dân tộc thiểu số thuộc
hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật; người dân tộc kinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo,
người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó
khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo; học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú
khi học trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng


- Người học sau khi tốt nghiệp được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập; được hưởng tiền lương theo thỏa
thuận với người sử dụng lao động dựa trên vị trí việc làm, năng lực làm việc nhưng
không được thấp hơn mức lương tối thiểu, mức lương cơ sở hoặc khởi điểm.
9. Về chính sách đối với nhà giáo. Luật quy định rõ tên gọi, chức danh của nhà
giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Theo quy định hiện hành, nhà giáo dạy nghề
không có chức danh, không có thang bảng lương riêng; chính sách tôn vinh, đãi ngộ thiệt
thòi.v.v… Khắc phục các bất cập đó, Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định về các chức
danh đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, theo đó nhà giáo trong trung tâm
giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp được gọi là giáo viên; nhà giáo trong trường cao
đẳng được gọi là giảng viên; quy định thang bảng lương gắn với chức danh; quy định rõ
chính sách tôn vinh (nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú), kéo dài thời gian làm việc với
những nhà giáo có trình độ, học hàm học vị, có tay nghề cao. Nhà giáo dạy thực hành,
vừa dạy lý thuyết thực hành được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
10. Về chính sách đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp được thành lập cơ sở
giáo dục nghề nghiệp của mình, được tổ chức đào tạo để cung cấp lao động cho chính
doanh nghiệp và cho xã hội. Doanh nghiệp được liên kết đào tạo với các trường, nhận
đơn đặt hàng hoặc đặt hàng các cơ sở dạy nghề. Được khấu trừ thuế thu nhập doanh
nghiệp để tính thu nhập chịu thuế khi doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề
nghiệp...

Trên đây là những nội dung mới hết sức cơ bản, quan trọng của Luật Giáo dục
nghề nghiệp.
Với những sự đổi mới trong Luật GDNN, đơn vị Trường nhận thấy sự chuyển
biến mạnh mẽ, thay đổi toàn diện nhưng để triển khai thực hiện ít gặp khó khăn Trường
kiến nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sớm ban hành các văn bản dưới luật để
hướng dẫn thi hành luật.
----------------------- Trân trọng cảm ơn! -----------------------



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×