Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 178 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHĂM MON CHĂN THẠ CHÍT

CẢI CÁCH BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHĂM MON CHĂN THẠ CHÍT

CẢI CÁCH BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 62 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. Nguyễn Thị Thu Hà
PGS.TS. Nguyễn Thị Phượng

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng

tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực,có nguồn
gốc xuất xứ rõ ràng. Kết quả nghiên cứu trong luận án
chưa từng được công bố ở bất cứ công trình khoa học
nào khác.

Tác giả luận án

Khăm mon Chăn thạ chít


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................... 7
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................... 7
1.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu ........................................................... 22
1.3. Những vấn đề luận án cần phải giải quyết ................................................. 23
Chương 2: Lý luận chung về cải cách bộ máy hành chính nhà nước .......... 26
2.1. Cải cách bộ máy hành chính nhà nước ............................................................. 26
2.2. Mục tiêu, yêu cầu và tiêu chí cải cách bộ máy hành chính Nhà nước .............. 36
2.3. Nội dung, nguyên tắc và yếu tố tác động đến cải cách bộ máy

hành chính Nhà nước ........................................................................................ 46
2.4. Kinh nghiệm cải cách bộ máy hành chính Nhà nước một số nước .................. 59
Chương 3: Thực trạng cải cách bộ máy hành chính Nhà nước
Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào .......................................................... 71
3.1. Khái quát đặc điểm chung của nhà nước CHDCND Lào................................ 71
3.2. Cải cách bộ máy hành chính Nhà nước CHCDND Lào ................................. 77
3.3. Một số tồn tại và nguyên nhân trong cải cách bộ máy hành chính
Nhà nước CHDCND Lào ..................................................................... 107
Chương 4: Quan điểm, giải pháp cải cách bộ máy hành chính
Nhà nước CHDCND Lào........................................................... 114
4.1. Quan điểm cải cách bộ máy hành chính Nhà nước CHCDND Lào..........114
4.2. Một số giải pháp cải cách bộ máy hành chính Nhà nước
CHDCND Lào........................................................................................124
KẾT LUẬN................................................................................................149
- Danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

BCT

:

Bộ chính trị

BMHC

:


Bộ máy hành chính

BCH

:

Ban chấp hành

BCBN

:

Ban cải cách tổ chức bộ máy Nhà nước

CHDCND Lào

:

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

CP

:

Chính Phủ

CQ

:


Cơ quan

CQHC

:

Cơ quan hành chính

CT-CP

:

Chỉ thị Chính Phủ

CTN

:

Chủ tịch nước

ĐNDCM Lào

:

Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

MTTQ

:


Mặt Trận Tổ Quốc

TT

:

Thủ tướng

TW

:

Trung ương

TAND

:

Tòa án nhân dân

VKSND

:

Viện kiểm sát nhân dân

TANDPT

:


Tòa án nhân dân phúc thẩm

VKSNDPT

:

Viện kiểm sát nhân dân phúc thẩm

VPHQ

:

Văn phòng Quốc Hội

VPTT

:

Văn phòng Thủ tướng

VPTW

:

Văn phòng Trung ương


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG
HÌNH 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước CHDCND Lào.........................76


Bảng 3.2. Số lượng cán bộ chủ chốt kiêm nhiệm trên cả nước 2015..............78
Hình 4.1: Mô hình tổ chức bộ máy chính phủ Trung ương...........................144
Hình 4.2. Mô hình hiện nay: Tập trung thẩm quyền ban hành
chính sách công vào cơ quan hành chính trung ương................146
Hình 4.3. Mô hình tương lai: Xu thế phân quyền cho địa phương................147
Hình 4.4. Mô hình cơ quan hành chính nhà nước trong tương lai................147


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Cải cách bộ máy hành chính Nhà nước là một vấn đề khó khăn phức
tạp, là công việc cần thiết của các quốc gia trên thế giới, là nội dung then chốt
không thể thiếu trong cải cách hành chính nhà nước. Tiến hành tốt cải cách bộ
máy hành chính Nhà nước sẽ đem lại hiệu quả trong quá trình quản lý nhà
nước và xây dựng được nền hành chính trong sạch, vững mạnh. Chủ tịch Cay
Sỏn Phôm Vi Han đã căn dặn: “Để góp phần xây dựng bộ máy nhà nước nói
chung và bộ máy hành chính trọng sạch vững mạnh phải quy định rõ chức
năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước; thực hiện nghiêm
nguyên tắc tập trung dân chủ, giải quyết tốt mối quan hệ bên trong của các tổ
chức, có sự phân công, giao trách nhiệm và xây dựng hệ thống phối, kết hợp
chặt chẽ, hoạt động có tổ chức, theo pháp luật nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ
được giao; mỗi tổ chức phải có cơ cấu phù hợp, không chồng chéo, trùng lắp,
khoa học, tạo điều kiện cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy tiến hành
trôi chảy, thông suốt và nhuần nhuyễn; xây dựng cơ sở hạ tầng bảo đảm cho
bộ máy hoạt động tốt; bố trí và sắp xếp nhân sự vào làm việc đúng tiêu chuẩn
chức danh và công việc cụ thể”[101, tr 20-21].
Để phát huy tinh thần nêu trên; Đảng nhân dân cách mạng Lào đã đề ra
đường lối, chính sách cụ thể trong việc tiến hành cải cách bộ máy hành chính
ở các nhiệm kỳ; đặc biệt Đại hội IX của Đảng nhân dân Cách mạng Lào nhấn

mạnh: “Tiếp tục cải cách bộ máy hành chính nhà nước trung ương và địa
phương theo hướng gọn nhẹ, phù hợp và hiệu quả, vận dụng khoa học công
nghệ và phương thức quản lý hiện đại vào trong quá trình quản lý nhà
nước”[110, tr 101]. Kết quả đạt được trong quá trình phát huy tinh thần của
Đảng nêu trên đã làm cho tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính được
đổi mới một bước và thu được những thành tựu bước đầu tạo thế và lực mới
đưa đất nước chuyển sang thời kỳ phát triển mới. Về cơ cấu tổ chức bộ máy
hành chính đã được cải thiện; chức năng nhiệm vụ của các cơ quan hành
1


chính nhà nước đã được quy định rõ hơn; sự phân cấp giữa các cơ quan hành
chính Trung ương và địa phương đã có sự điều chỉnh theo từng giai đoạn; sự
phối hợp giữa các ngành có kết quả tốt; việc xây dựng cơ sở kỹ thuật hiện đại
như xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền địa phương điện tử đã được chú
trọng; cán bộ công chức đảm bảo về số lượng và chất lượng... Tuy nhiên
những yêu cầu bức thiết của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, nhất là bộ máy hành chính đã
bộc lộ nhiều khuyết điểm đang cản trở công cuộc đổi mới đó là: Bộ máy hành
chính nhà nước vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, thủ tục rườm rà, phiền hà;
chức năng, nhiệm vụ chồng chéo; hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, tệ quan
liêu, lãng phí, tham nhũng vẫn còn khá phổ biến; việc xác định và phân công
chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước của chính phủ và mỗi
cơ quan Trung ương còn thiếu sự rõ ràng, chưa hợp lý, trùng lắp, nhất là ở
những lĩnh vực hấp dẫn và lĩnh vực quản lý có sự giao thoa, đan xen về phạm
vi, đối tượng giữa các bộ, ngành. Phân công, phân cấp quản lý nhà nước giữa
Trung ương và địa phương chưa cụ thể; giữa các cấp hành chính địa phương
vẫn còn nhiều hạn chế. Việc tổ chức phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực chưa
thật sự hiệu quả; mạng lưới điện tử để tạo điều kiện tham gia đóng góp ý kiến
của người dân và việc cung cấp các dịch vụ để phục vụ nhân dân thông qua

công nghệ hiện đại chưa được áp dụng nhiều; thực trạng kiêm chức của cán
bộ chủ chốt có nhiều vấn đề đặt ra …Ngoài ra còn có nhiều những vấn đề
không đáp ứng và làm thỏa mãn nhu cầu phục vụ của nhân dân theo đúng bản
chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân, cho nên đã nảy sinh nhiều vấn đề
làm mất đi lòng tin từ phía nhân dân.
Để khắc phục những thiếu sót, sửa chữa những khuyết điểm, xây dựng
một nhà nước có nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hiện đại,
hoạt động có hiệu lực, hiệu quả thì việc tiếp tục cải cách bộ máy hành chính
nhà nước CHDCND Lào là có cơ sở lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy, tác
giả mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Cải cách bộ máy hành chính nhà
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” với sự mong muốn góp một phần
2


lý luận khoa học nhằm vận dụng vào phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát
triển nền hành chính nhà nước Lào hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Mục đích việc nghiên cứu đề tài là làm rõ những quan điểm, khái niệm
khoa học về cải cách bộ máy hành chính nhà nước Lào. Đồng thời đề tài xây
dựng luận cứ khoa học thực tiễn cải cách bộ máy hành chính nhà nước
CHDCND Lào hiện nay. Từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm
hoàn thiện tổ chức bộ máy CHDCND Lào đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải
cách nền hành chính nhà nước hiện nay ở Lào.
- Để đạt được mục đích trên nhiệm vụ đặt ra của việc nghiên cứu là:
Xác định khái niệm bộ máy hành chính nhà nước nói chung, bộ máy
hành chính nhà nước Lào nói riêng; khái niệm, đặc điểm cải cách bộ máy
hành chính nhà nước; mục tiêu, yêu cầu, tiêu chí, nội dung và nguyên tắc của
cải cách bộ máy hành chính nhà nước, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cải
cách BMHC nhà nước, đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng cải cách bộ máy
hành chính nhà nước Lào trong điều kiện hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu:
Cải cách bộ máy hành chính nhà nước CHDCND Lào được xem là
những biện pháp, cách thức và thực hiện thẩm quyền của hệ thống hành pháp
trong điều kiện hội nhập nhằm nâng cao vai trò hành pháp và tổ chức của các
cơ quan hành chính nhà nước Lào. Do vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài
luận án là những hoạt động cải cách bộ máy hành chính nhà nước của Lào đó
là: sắp xếp, tổ chức lại hoạt động các cơ quan của chính phủ và cơ quan hành
chính các cấp; xác định lại thẩm quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chính phủ,
các cơ quan thuộc chính phủ và cơ quan hành chính các cấp trong bối cảnh
hội nhập sâu rộng.
- Phạm vị nghiên cứu:
Là đổi mới (cải cách) cách thức, tổ chức và hoạt động của bộ máy hành
chính nhà nước CHDCND Lào. Trong đó đối tượng nghiên cứu cụ thể:
3


+ Tổ chức, sắp xếp hợp nhất chia tách các cơ quan thuộc bộ máy hành
pháp từ trung ương đến địa phương.
+ Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy cũng như sự
phối hợp, phân công hoạt động giữa các bộ phận cấu thành của bộ máy, giữa
cơ quan hành pháp với lập pháp và tư pháp trong chừng mực nhất định.
Phạm vi về thời gian luận án tập trung nghiên cứu thực tiễn cải cách
BMHC nhà nước CHDCND Lào từ năm 2006 đến nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Phương pháp luận:
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin; tư tưởng Cay Son Phôm Vi Han; quan điểm của Đảng và Nhà
nước Lào về cải cách bộ máy hành chính nhà nước trong bối cảnh hội nhập

quốc tế và mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể cho từng chương, mục trong đề tài
luận án bao gồm:
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng trong chương 1 khi
nghiên cứu các công trình của Việt Nam, Lào và một số nước khác.
+ Phương pháp so sánh được sử dụng đối với chương lý luận về cải cách
bộ máy hành chính nhà nước.
+ Phương pháp thống kê, nghiên cứu tài liệu, điều tra xã hội học, chứng
minh lịch sử trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Nhằm đánh giá, kết
luận và đưa ra những kiến nghị cụ thể, giải quyết vấn đề của luận án về cải
cách bộ máy hành chính nhà nước được sử dụng ở chương 3, chương 4.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
- Câu hỏi nghiên cứu
+ Cải cách bộ máy hành chính nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào hiện nay cần tập trung giải quyết vấn đề gì ?

4


+ Thiết kế mô hình như thế nào hợp lý cho bộ máy hành chính nhà nước
CHDCND Lào trong tương lai ?
- Giả thuyết khoa học
+ Cải cách bộ máy hành chính nhà nước CHDCND Lào sẽ thành công
khi giải quyết được vấn đề: Sắp xếp lại cơ cấu bộ máy hành chính nhà nước;
điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước; phân
cấp và phối hợp nhuần nhuyễn, thống suốt từ Trung ương tới cơ sở; phát triển
mạng lưới điện tử và phát huy hiệu quả chế độ kiêm nhiệm giữa người đứng
đầu cơ quan Đảng và chính quyền.
+ Trong tương lai, đất nước ngày càng phát triển, chính phủ có nhiều

việc làm, để đảm bảo cho tổ chức bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả cần
phải xây dựng mô hình mới, nhằm phát huy dân chủ và nâng cao vai trò của
cơ quan hành chính nhà nước.
6. Những điều mới và đóng góp của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về cải cách BMHC nhà
nước CHDCND Lào dưới góc độ của khoa học quản lý công. Những điểm
mới và cũng là những khoa học của luận án khi bảo vệ thành công sẽ là những
đóng góp của luận án:
- Những luận điểm về cải cách hành chính nhà nước, cải cách bộ máy
hành chính nhà nước là những giá trị quan trọng, thể hiện sự phát triển, thay
đổi về chất của bộ máy hành chính nhà nước trong tiến trình quản lý nhà nước
ở Lào.
- Mục tiêu, yêu cầu, nội dung và các nghiên tắc cải cách bộ máy hành
chính nhà nước là phạm trù pháp lý vừa mang tính chung của bộ máy nhà
nước nói chung, BMHC nhà nước CHDCND Lào nói riêng là những cơ sở để
tổ chức và hoạt động trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử.
- Khái quát thực trạng cải cách BMHC nhà nước CHDCND Lào từ 2006
đến nay nhằm xác định những thành tựu cũng như hạn chế trong việc cải cách
BMHC nhà nước Lào trong điều kiện hội nhập và phát triển.

5


- Xác lập và củng cố quan điểm hoàn thiện cải cách BMHC nhà nước
CHDCND Lào.
- Đề xuất những giải pháp cụ thể, sát thực tế có khả năng thực hiện trong
tiến trình cải cách BMHC nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý
hành chính nhà nước của hệ thống hành pháp Lào hiện nay.
- Ý nghĩa của luận án:
+ Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về cải cách bộ

máy hành chính nhà nước Lào. Vì vậy, những kết quả nghiên cứu sẽ là những
tiêu chí bổ sung quan trọng cho lý luận và thực tiễn của khoa học quản lý
hành chính nhà nước nói chung và của Lào nói riêng.
+ Kết quả nghiên cứu của luận án còn là tài liệu tham khảo có giá trị đối
với các nhà nghiên cứu, giảng dạy và đối với mọi đối tượng học viên của học
viện hành chính Lào, Việt Nam, các trường đại học, các cơ sở đào tạo liên
quan tới hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Trong chừng mực nhất định
công trình còn có giá trị tham khảo cho các nhà quản lý hành chính ở Lào
(nhất là đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà
nước) trong việc hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
+ Những kết luận của luận án sẽ góp phần tích cực cho quá trình hoàn
thiện về tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước; là cơ sở tiếp
tục cải cách BMHC nhà nước đáp ứng yêu cầu của hội nhập và phát triển
cũng như góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền CHDCND Lào hiện nay.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Lý luận chung về cải cách bộ máy hành chính nhà nước.
Chương 3: Thực trạng cải cách bộ máy hành chính nhà nước Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào.
Chương 4: Quan điểm và giải pháp cải cách bộ máy hành chính
nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Cải cách bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy hành chính nhà nước nói
riêng là nội dung quan trọng trong quá trình tổ chức và hoạt động của các cơ
quan hành chính nhà nước. Trong thời gian qua vấn đề cải cách bộ máy hành
chính đã có nhiều nước tiến hành, có nhiều tác giả nghiên cứu và đưa vào vận
dụng trong việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính. Các tác giả
trên thế giới tập trung nghiên cứu khá nhiều về lý luận, quan điểm, đặc điểm
của bộ máy nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước. Các nhà nghiên cứu đã
từng làm rõ về nguyên tắc chung trong việc tổ chức và họat động của bộ máy
nhà nước, bộ máy hành chính nhà nước và đã đưa ra những mục tiêu, nội
dung cải cách, các quan điểm, định hướng cải cách bộ máy nói chung và bộ
máy hành chính nhà nước nói riêng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội
của mỗi quốc gia. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam liên quan tới cải
cách bộ máy hành chính nhà nước từ năm 2000 đến nay thể hiện như sau:
- Công trình nghiên cứu của tác giả Lê Sĩ Dược (2000): “Cải cách bộ
máy hành chính cấp Trung ương trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước
ta”[7]. Công trình nghiên cứu chia thành 3 phần: thứ nhất làm rõ về bộ máy
hành chính cấp trung ương trong cơ cấu nhà nước, trong đó quan niệm về
quyền hành pháp trong hệ thống quyền lực nhà nước, nghiên cứu đối tượng
chính phủ - chủ thể cơ bản thực hiện quyền hành pháp, tiếp theo tập trung làm
rõ các thành phần quan trọng trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ, đặc biệt là
Bộ. Thứ hai, Nêu thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính cấp
Trung ương ở Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến 1992; từ đó nêu lên
thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính cấp Trung ương Việt
Nam hiện nay, trong đó có sự phân tích những mặc thành công và những hạn
chế nhất định trong cải cách bộ máy hành chính Trung ương ở Việt Nam.

7


Phần thừ ba, tác giả đưa ra phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của

bộ máy hành chính cấp Trung ương ở nước ta hiện nay, trong đó làm rõ sự
cần thiết phải đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính; đưa ra
những quan điểm và một số kiến nghị đổi mới tổ chức và hoạt động củ bộ
máy hành chính cấp trung ương. Công trình nghiên cứu này có đảm bảo tính
lịch sử và lô gíc có ý nghĩa rất lớn trong quá trình cải cách bộ máy hành chính
Trung ương. Tuy nhiên công trình này không chỉ nghiên cứu riêng đối với bộ
máy hành chính trung ương mà có nội dung tiếp cận cả hệ thống của bộ máy
nhà nước, cho nên chưa thể hiện đầy đủ và sâu sắc khi tham khảo trong khi
tiến hành cải cách bộ máy hành chính nhà nước.
- Công trình khoa học của Nguyễn Ngọc Hiến (2001): “Các giải pháp
thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam”[16] không chỉ tập trung nghiên
cứu về bộ máy hành chính nhà nước mà còn nghiên cứu mọi mặt trong hệ
thống hành chính ở Việt Nam. Đầu tiên công trình đã đi thẳng nghiên cứu quá
trình cải cách hành chính ở Việt Nam những năm qua; từ đó nêu ra các rào
cản trong cải cách, làm rõ nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong cải cách hành
chính; tiếp theo tác giả đã đưa ra kiến nghị các giải pháp thúc đẩy cải cách
hành chính, tập trung vào 4 nôi dung: cải cách thể chế hành chính, cải cách bộ
máy hành chính nhà nước, cải cách công vụ, công chức và cải cách tài chính
công. Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu thêm về cải cách chính quyền địa
phương, cải tiến việc cung ứng dịch vụ công và tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý nhà nước. Đây là công trình có nội dung đa
dạng, có tính bao quát và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình cải cách hành
chính nhà nước hiện nay. Tuy nhiên công trình này vẫn chưa làm rõ về chức
năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước cho nên chưa xác định rõ
vấn đề đang chồng chéo trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính
các cấp.
- Công trình nghiên cứu của tác giả Võ Kim Sơn (2004): “Phân cấp
quản lý nhà nước, lý luận và thực tiễn”[39]. Cuốn sách giới thiệu một số mô
hình quản lý hành chính nhà nước với những nội dung: đưa ra cơ sở lý luận về
8



phân cấp trong quản lý hành chính nhà nước; các hình thức phân cấp và nêu
thực trạng phân cấp quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam từ năm 1945
đến 2003 và đưa ra nội dung thiết thực nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả
của phân công, phân cấp quản lý hành chính nhà nước. Công trình nghiên cứu
này có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu về cải cách bộ máy hành
chính nhà nước, bởi vì phân cấp là một bộ phận không thể thiếu được trong
hoạt động quản lý hành chính nhà nước nói chung và cải cách bộ máy hành
chính nhà nước nói riêng. Tuy nhiên công trình nghiên cứu này chưa có giải
pháp cụ thể để hoàn thiện sự phân cấp, phân công trong bộ máy hành chính
nhà nước.
- Nguyễn Hồng Diên (2009), luận án tiến sĩ quản lý hành chính công:
“Tổ chức và hoạt động của chính quyền tỉnh theo hướng xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”[8]. Công trình đã nghiên cứu cơ sở
lý luận về tổ chức hoạt động của chính quyền cấp tỉnh theo hướng xây dựng
nhà nước pháp quyền. Luận án cũng đã tập trung nghiên cứu thực trạng tổ
chức và hoạt động của chính quyền cấp tỉnh trong thời gian qua và đánh giá
việc tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp tỉnh phù hợp với thực tế ở Việt
Nam. Để góp phần vào việc tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp tỉnh,
luận án đã đưa ra một số quan điểm và giải pháp đổi mới tổ chức chính quyền
cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam. Trong đó tập trung vào một số giải pháp: Một là, hoàn thiện thể
chế pháp luật về tổ chức chính quyền trên địa bản tỉnh. Hai là, tăng cường
phân cấp, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền tỉnh và phân cấp
cho chính quyền tỉnh tập trung vào vấn để những gì chính quyền tỉnh làm tốt
hơn, thích hợp hơn nên giao cho cấp chính quyền tỉnh đó đảm nhiệm. Ba la,
tăng cường công tác kiểm tra, than tra, giám sát việc thực hiện pháp luật. Bốn
là, nâng cao khả năng xây dựng và ban hành thể chế của chính quyền tỉnh.
Năm là, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị

của tổ chức, công dân. Sáu là, tiếp tục tiến hành cải cách hành chính, tập trung
vào 4 nội dung chính: cải cách thể chế hành chính, cải cách bộ máy hành
9


chính, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công. Bảy là,
đổi mới công tác tổ chức-nhân sự của chính quyền tỉnh trong đó tập trung giải
quyết việc bầu cử; việc đánh giá cán bộ; thực hiện tốt công tác tuyển dụng và
luân chuyển cán bộ theo quy hoạch. Tám là, tăng cường công tác đào tạo bồi
dưỡng cán bộ công chức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Từ các giải
pháp trên luận án đã đưa ra mô hình tổ chức chính quyền tỉnh, đã đề xuất mô
hình tổng thể về tổ chức chính quyền tỉnh trong nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam. Luận án có cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn cao, có tính khả thi và
không khó trong việc thực hiện triển khai. Những thành công của luận án
cũng làm cơ sở trong việc nghiên cứu luận án về cải cách bộ máy hành chính
nhà nước ở Việt Nam nói chung và cải cách bộ máy hành chính nhà nước Lào
nói riêng. Tuy nhiên luận án cũng chỉ dừng lại trong việc đổi mới tổ chức và
hoạt động của chính quyền tỉnh, chưa làm rõ về cơ cấu bộ máy hành chính các
cấp; chưa đề ra hướng cải cách mang tính cụ thể; chưa làm rõ chức năng
nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền. luận án mặc dù có hướng cải
cách bộ máy chính quyền tỉnh như ủy ban nhân dân các cấp, nhưng chưa sát
với thực tế cải cách bộ máy hành chính cấp tỉnh ở CHDCND Lào.
- Đặng Xuân Phương (2011): “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của
Bộ, cơ quan ngang bộ trong quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam”[35].
Công trình đã tập trung nghiên cứu các nội dung quan trọng trong cải cách bộ
máy hành chính nhà nước Trung ương. Cuốn sách đã nghiên cứu cơ sở lý luận
về khái niệm, tính chất, vai trò, chức năng nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang
bộ, đồng thời đã nêu lên cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và hình
thức tổ chức hoạt động, cơ chế làm việc của bộ, cơ quan ngang bộ. Cuốn
sách đã nêu thực tiễn về tổ chức và hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ,

những bất cập, hạn chế về tổ chức và hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ ở
Việt Nam, có tham khảo kinh nghiệm cải cách hành chính của một số nước
trên thế giới, đa đưa ra một số phương hướng và giải pháp cho việc hoàn thiện
tổ chức và hoạt động của Bộ, cơ quan ngang bộ ở Việt Nam trong cải cách
hành chính, một vấn đề quan trọng của tiến trình đổi mới, chủ động hội nhập
10


kinh tế quốc tế của đất nước. Các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt
động của bộ, cơ quan ngang bộ đã tập trung vào 4 nội dung: Một là, hoàn
thiện một số vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến việc tổ chức và hoạt động
của bộ, cơ quan ngang bộ, trong các quy định pháp luật; hai là, Đưa ra giải
pháp đổi mới cơ cấu tổ chức của Bộ và cơ quan ngang Bộ; ba là, tách bạch
hoạt động công quyền với hoạt động cung ứng dịch vụ công và hoạt động
quản lý, giám sát tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; bốn là, đổi mới cơ chế
hoạt động quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ. Ngoài ra tác giả có một số kiến
nghị rất khoa học và phù hợp với điều kiện cải cách hành chính ở Việt Nam.
Vì vậy, việc nghiên cứu cuốn sách này rất phù hợp với xu hướng cải cách ở
CHDCND Lào. Tuy nhiên, công trình mới chỉ dừng lại trong việc giải quyết
bộ máy hành chính cấp Bộ và cơ quan ngang bộ mà không bao gồm các cơ
quan thuộc chính phủ và cơ quan hành chính ngành dọc.
- Nguyễn Ngọc Thanh: Luận án tiến sĩ quản lý hành chính công
(2013)“Đổi mới nhằm nâng cao chất lượng chính quyền cấp cơ sở ở nước ta
hiện nay”[53]. Luận án rất thành công trong việc đưa ra cơ sở lý luận về
chính quyền cấp cơ sở; làm rõ các từ khóa và các khái niệm liên quan; từ đó
luận án đã nghiên cứu thực trạng chính quyền cấp cơ sở ở Việt Nam, trong đó
có tập trung nghiên cứu về bộ máy hành chính cấp cơ sở trong thời gian qua;
luận án đã nêu rõ những mặt hạn chế của chính quyền cấp cơ sở; công trình
cũng tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đổi mới nhằm nâng cao chất
lượng chính quyền cấp cơ sở ở nước Việt Nam sau nay. Nhất là một số định

hướng đổi mới, xuất phát từ quan điểm đổi mới và yêu cầu đổi mới. Đặc biệt
là những giải pháp sau:
Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động
của chính quyền cấp cơ sở; trong đó tập trung vào giải quyết việc sửa đổi, bổ
sung Hiến pháp hiện hành; xây dựng, ban hành một đạo luật về chính quyền
địa phương. Hai là, đổi mới tổ chức và hoạt động bộ máy chính quyền cấp cơ
sở; trong đó tập trung giải quyết đối với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân xã, thị trấn; đổi mới đối với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
11


phường; đổi mới Ủy ban nhân dân quận, phường thành cấp chính quyền cơ
sở. Ba là, xây dựng và thực hiện quy hoạch; kế hoạch phát triển kinh tế. Bốn
là, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Năm là, thực
hiện cải cách thủ tục hành chính. Sau là, tăng cường củng cố mối quan hệ
giữa chính quyền cơ sở với hệ thống chính trị cùng cấp và hệ thống chính trị
và các tổ chức tự quản ở phường và thôn, làng, ấp, bản. Bảy là, hoàn thiện
phân cấp giữa cấp huyện và cấp cơ sở trong thực hiện vai trò quản lý nhà
nước ở địa phương. Tám là, đổi mới công tác quy hoạch cán bộ, công chức
chính quyền cơ sở; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
chính quyền cấp cơ sở. Chín là, tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh thực hiện chế
độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức chính quyền cơ sở và hiện
đại hóa cơ sơ vật chất, trang thiết bị đối với trụ sở làm việc của chính quyền
cấp cơ sở. Luận án đã đưa ra giải pháp rất đầy đủ và có thệ thống đảm bảo
tính lô gích, có thể vận dụng vào giải quyết việc đổi mới nhằm nâng cao chất
lượng chính quyền cấp cơ sở ở Việt Nam. Mặc dù vậy, công trình chưa có
giải pháp cụ thể trong cải cách bộ máy cơ sở. Thực tiễn cho thấy cần tiếp tục
cải cách bộ máy hành chính nhà nước nói chung, bộ máy hành chính cấp cơ
sở nói riêng phù hợp với điều kiện và môi trường CHDCND Lào trong giai
đoạn hiện nay.

- Nguyễn Thị Phượng “Minh bạch hóa hoạt động quản lý hành chính
Nhà nước từ lý luận tới thực tiễn”[37]. Tác giả đã tiếp cận đến quan niệm về
“minh bạch” và “minh bạch hóa”, là một vấn đề quan trọng trong những
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền. Tác giả đã tập
trung nghiên cứu thưc tiễn pháp lý và thực hiện minh bạch hóa hoạt động
quản lý hành chính nhà nước Việt Nam trong những năm qua, trong đó có
nghiên cứu ở các cơ quan quản lý hành chính nhà nước như: Chính phủ và Ủy
ban nhân dân các cấp; đưa ra kết quả hoạt động trong một số Bộ, ngành và địa
phương. Từ đó đưa ra một số kiến nghị có tính khoa học và phù hợp với điều
kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay. Công trình cũng là tài liệu tham khảo trong
quá trình nghiên cứu đề tài luận án của tác giả. Tuy nhiên, công trình chưa đề
12


cập nhiều đến bộ máy hành chính nhà nước, chỉ nghiên cứu thực tiễn minh
bạch hóa hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong quá trình xây dựng
nhà nước pháp quyền ở Việt Nam để làm cho cơ quan quản lý nhà nước hoạt
động có hiệu lực và hiệu quả.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Lào
Cải cách bộ máy nhà nước là một yêu cầu cần thiết đối với mọi quốc
gia trên thế giới nói chung, đối với CHDCND Lào nói riêng và đã được tiến
hành một cách liên tục, thường xuyên. Tuy nhiên, trong quá trình cải cách bộ
máy nhà nước ở Lào, có rất ít các công trình nghiên cứu một cách có hệ
thống, phần lớn các công trình chủ yếu tập trung giải quyết theo tinh thần đại
hội Đảng cũng như quan điểm của Đảng đã đề ra trong các kỳ đại hội. Tuy
nhiên, trên phương diện nghiên cứu khoa học lý luận và thực tiễn cải cách bộ
máy ở Lào có thể kể đến các công trình nghiên cứu của một số tác giả sau:
- EN SOLATHI (2000), luận án tiến sĩ: “Xây dựng Nhà nước đảm bảo
quyền lực của nhân dân lao động ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong
giai đoạn hiện nay”[60]. Luận án của tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận trong đó

tập trung trình bày về nhà nước và quyền lực nhà nước qua các thời kỳ lịch sử
và làm rõ khái niệm về tổ chức bộ máy nhà nước bao gồm bộ máy lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Trong phần thực trạng, luận án đã làm rõ thực trạng bộ
máy nhà nước trong đó tập trung nghiên cứu bộ máy lập pháp (Quốc hội);
nghiên cứu bộ máy hành pháp trong đó tập trung vào bộ máy hành chính từ
năm 1975-1990 và bộ máy tư pháp trong đó tập trung nghiên cứu bộ máy ở
Viện kiểm sát nhân dân tối cáo và Tòa án nhân dân tối cao. Luận án đã trình
bày về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước trên cơ sở quyền lực của nhân dân lao
động. Từ đó, luận án đã đưa ra các giải pháp về việc chỉnh đốn hệ thống thiết
chế và phương thức họat động của Nhà nước CHDCND Lào trong giai đoạn
xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Những kết quả nghiên cứu trong
công trình khoa học về xây dựng nhà nước bảo đảm quyền lực của nhân dân
lao động, về phương diện lý luận và thực tiễn cũng là cơ sở cơ bản cho việc
tiếp tục nghiên cứu về cải cách BMHC nhà nước ở CHDCND Lào của tác giả
13


đang thực hiện. Tuy nhiên, luận án cũng chưa bàn nhiều về cải cách bộ máy
hành chính nhà nước mà chỉ tập trung nghiên cứu về làm thế nào mới xây
dựng nhà nước cũng như bộ máy nhà nước là thực sư của dân, do dân và vì
dân. Luận án chỉ dừng lại trong việc đưa ra các giải pháp trong xây dựng nhà
nước bảm đảm quyền lực của nhân dân lào động.
- Công trình nghiên cứu của Phăn Khăm Vi Pha Văn (2001) “Một số suy
nghĩ về việc kiện toàn bộ máy Chính phủ”[86]; công trình đã nêu sự cần thiết
khách quan trong việc hoàn thiện cơ cấu chính phủ; trong đó nghiên cứu thực
trạng của cơ quan chính phủ trong thời gian qua, đánh giá những mặt hạn chế
trong cơ cấu chính phủ. Từ đó đưa ra một số ý tưởng nhằm góp phần hoàn
thiện bộ máy chính phủ ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Có thể nói đây là
một công trình nghiên cứu của một vị lãnh đạo cấp cao, khi cảm nhận được sự
bất hợp lý trong bộ máy chính phủ. Công trình có ý nghĩa quan trọng trong

quá trình nhận thức về cải cách bộ máy chính phủ sau nay ở Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào. Công trình này chưa đảm bảo đầy đủ các nội dung cần
thiết trong cải cách cơ cấu, bởi vì phạm vi nghiên cứu quá hẹp. Mặc dù các ý
tưởng đưa ra đều có tính khả thi nhưng chưa phù hợp với đặc điểm và đặc thù
ở CHDCND Lào.
- Khăm Môn Vi Vông Xay (2005) đề tài khoa học: “Cải cách chính
quyền địa phương để phát triển kinh tế xã hội”[87]. Đề tài nghiên cứu của tác
giả đã làm rõ tính cấp thiết trong cải cách chính quyền địa phương; đưa ra
mục tiêu và phương hướng cải cách hành chính trong những năm tới. đã quy
định các nội dung cụ thể trong việc tiến hành cải cách hành chính, tập trung
vào 3 nội dụng: cải cải thể chế, cải cách bộ máy hành chính và cải cách nhân
sự trong cơ quan hành chính. Là công trình nghiên cứu có đề cập về chính
quyền địa phương nhưng chỉ tập trung ở 3 cấp chính quyền địa phương: cấp
tỉnh, cấp huyện và cấp bản. Còn cụm bản không nói tới trong khi cơ quan này
đang hoạt động có hiệu quả; và cũng chưa xác định rõ cụm bản này nằm ở
đâu trong các cấp chính quyền địa phương. Còn cơ cấu bộ máy hành chính
cấp bản vẫn chưa đưa ra được giải pháp hoàn thiện.
14


- Chăn Phêng Phông Si Khăm (2007), luận văn: “Bộ máy hành chính
nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, sơ lược và định hướng hoàn
thiện”[6]. Tác giả tập trung nghiên cứu hình thức tổ chức bộ máy hành chính
nhà nước mang tính lịch sử cao. Tuy nhiên chưa có sự phân tích thành tưu của
việc tổ chức và họat động của Hội đồng Bộ trưởng, mà mới chỉ nêu lên chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy hành chính Trung ương và địa
phương theo luật định. Ngoài ra, luận văn cũng chưa phân tích được những
mặt hạn chế của bộ máy hành chính nhà nước Lào trong thời gian qua, cho
nên khó đưa ra được giải pháp cho sự việc tiếp tục hoàn thiện bộ máy hành
chính nước CHDCND Lào phù hợp với xu thế phát triển chung. Trong phần 3

mới chỉ tập trung đưa ra giải pháp, đó là về việc hoàn thiện bộ máy hành
chính Trung ương và bộ máy hành chính địa phương nhưng còn chưa rõ ràng,
chưa đầy đủ, chưa nghiên cứu sâu về chức năng, nhiệm vụ, về sự phân cầp,
phối hợp của các cơ quan hành chính nhà nước và chưa liên kết với những
hạn chế của bộ máy hành chính. Cho nên, đây là nhiệm vụ mà luận án của tác
giả cần phải tiếp tục nghiên cứu theo hướng gọn hơn và phù hợp hơn theo tinh
thần đại hội Đảng và Nhà nước đã đề ra.
- Công trình nghiên cứu của tác giả Vi Xay Phăn Đa Nu Vông (2008):
“Quản lý công mới trong bộ máy nhà nước”[104]. Tác giả đã làm rõ khái
niệm về bộ máy nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp); nêu rõ đặc trưng
của bộ máy nhà nước, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước,
đồng thời đưa ra các mô hình, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước. Từ đó đã có
sự thiết kế bộ máy nhà nước cho phù hợp với công cuộc đổi mới đất nước,
phù hợp với điều kiện xây dựng và bảo vệ tổ quốc Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này chỉ tập trung đưa ra lý luận
chung, chưa nghiên cứu sâu thực tiễn và chưa đưa ra được giải pháp làm thế
nào đề cơ quan quản lý hành chính nhà nước hoạt động có hiệu lực và hiệu
quả.
- Si Phục Vông Phắc Đi (2011), đề tài khoa học: “Tổ chức bộ máy Nhà
nước đáp ứng với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện
15


phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào”[98]. Đề tài nghiên cứu đã tập trung làm rõ một số lý luận về
khái niệm, tính chất, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước trong đó có
đề cập tới bộ máy hành chính nhà nước. Đưa ra các mô hình quản lý hành
chính Nhà nước trên thế giới. Làm rõ chức năng, nhiệm vụ và cơ chế phối
hợp trong cơ quan hành chính các cấp; đặt ra yêu cầu cần thiếu đối với việc
thiết lập bộ máy hành chính phù hợp với xu hướng phát triển đất nước. Những

vấn đề này cũng là cơ sở giúp cho luận án tham khảo và tìm kiếm mô hình tổ
chức và hoạt động phù hợp với tình hình phát triển hiện nay. Công trình
nghiên cứu đã tập trung vào 3 cơ quan nhà nước: Quốc hội, Chính phủ và
Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao mà chưa bàn nhiều
về cơ cấu tổ chức bộ máy của chính phủ và chính quyền địa phương chỉ bàn
về cơ quan hành pháp môt cách chung chung.
1.1.3. Một số các công trình nghiên cứu của nước khác
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức và
hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống nhất tạo thành một cơ chế
đồng bộ, thống nhất để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.
Bộ máy nhà nước có vị trí vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, có vai
trò quyết định quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu về cải cách bộ máy nhà nước đã có nhiều tác giả toàn thế giới
đề cấp tới, đã thể hiện thông qua các công trình nghiên cứu sau:
- RICH ARD C.SCHOEDER (1999) “An Outline of AMERICAN
Government” (Khái quát về chính quyền Mỹ)[63]. Cuốn sách đã tập trung
trình bày Hiến pháp Mỹ và chế độ Hiến pháp Mỹ với những vấn đề có tính
chất đặc trưng như: Phân quyền, chế độ tổng thống, chế độ lưỡng viện, quyền
của công dân, vấn đề kiểm soát tính chất hợp hiến của các đạo luật, vấn đề
đảng phái chính trị. Cuốn sách bao gồm 7 phần: Hiến pháp một văn kiện
trường tồn; giải thích Hiến pháp, người liên bang; nhánh hành pháp, quyền
lực của Tổng Thống; nhánh lập pháp, quyền lực của quốc hội; nhánh tư pháp,
giải thích Hiến pháp; một quốc gia của nhiều chính quyền và Những nền tảng
16


của chính quyền Mỹ. Cuốn sách đã làm rõ việc phân quyền trong bộ máy nhà
nước, bảo đảm được cơ chế phân quyền và kiểm soát quyền lực. Công trình là
tài liệu quý giá để tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu về cải cách bộ
máy hành chính nhà nước trong điều kiện hội nhập và phát triển, nhất là trong

điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, việc tổ chức nhà nước
theo chế độ Tổng thống Hoa Kỳ đều có sự khác hẳn với điều kiện tổ chức bộ
máy nhà nước ở CHDCND Lào, do Lào còn là quốc gia mới bắt đầu phát
triển, mọi điều kiện cho việc tổ chức và hoạt động như BMNN của chính
quyền Hòa Kỳ là chưa phù hợp cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, công
trình nghiên cứu vẫn là tài liệu tham khảo bổ ích khi đề tài luận án nghiên
cứu, đề xuất các kiến nghị về tổ chức và hoạt động của BMHC của nhà nước
CHDCND Lào.
- James D. Wolfensohn (1997), “Nhà nước trong một thế giới đang
chuyển đổi”[62]. Cuốn sách tập trung bàn về nhà nước và bộ máy nhà nước:
nhà nước nên làm gì, nên làm thế nào và có thể làm thế nào có thể đạt được
kết quả tốt hơn trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng; cuốn sách đưa
ra những ví dụ điển hình về một số nhà nước hoạt động có hiệu quả cũng như
một số nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Cuốn sách đã bàn về chiến lược hai
phần: Một là, tập trung các họat động của Nhà nước sao cho khớp (phù hợp)
với khả năng của nó. Nhà nước không nên làm quá nhiều việc, điều tốt hơn là
nên làm cho các chính phủ tập trung sức vào các hoạt động công cộng cốt lõi
có tầm quan trọng then chốt đối với phát triển. Hai là, nên tìm cách cải tiến
khả năng của nhà nước bằng tăng cường các thể chế công cộng. Cuốn sách
nhấn mạnh đặc biệt vào những cơ chế kích thích các quan chức làm công việc
tốt hơn và linh hoạt hơn, đồng thời có những cơ chế đề kiểm chế hành vi độc
đoán và tham nhũng. Tuy nhiên, công trình vẫn chưa có giải pháp cụ thể để
góp phần cho nhà nước vững mạnh.
- Salvatore SChiavo-Campo và Pachampet Sundaram (2003) “To Serve
and to Preserve Improving Public Administration In a CompetitiveWorld”[64]
(Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thể giới cạnh tranh).
17


Cuốn sách này là công trình nghiên cứu công phu có giá trị về mặt lý luận và

thực tiễn, gồm 4 phần, 21 chương. Trên cơ sở phân tích khái quát bối cảnh
chính trị, kinh tế thế giới, tác giả đã phác họa bức tranh toàn cảnh về nền hành
chính công trong thể kỷ XXI. Tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ về cơ
chế tổ chức bộ máy nhà nước và tổ chức chính phủ như: cơ chế hình thành và
điều phối chính sách của Trung ương; cơ cấu tổ chức của chính quyền Trung
ương, chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương; đưa ra lý thuyết về
phi tập trung hóa, về các cơ quan không thuộc bộ và việc quản lý các doanh
nghiệp nhà nước; về quản lý nguồn nhân lực của chính phủ, về quản lý nhân
sự trong bộ máy chính phủ, vè đầu tư phát triển nhân sự cho chính phủ; quản
lý về chi tiêu của chính phủ Trung ương, chính quyền địa phương; làm rõ bản
chất của việc mua sắm công, về việc làm và tiền lương trong khu vực nhà
nước; về mối quan hệ giữa người dân với chính quyền; tính liêm chính, tinh
thần trách nhiệm và chất lượng dịch vụ hành chính…Tác giả công trình đã đi
sâu luận giải những bài học kinh nghiệm, cả bài học thành công và thất bại
của các quốc gia trong quá trình tiến hành cách cách hành chính. Đặc biệt tác
giả còn đề cập những vấn đề hết sức bức xúc đối với nhiều nước như đấu
tranh chống quan liêu, tham nhũng, làm thất thoát nguồn vốn và đầu tư thiếu
hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong sạch và có năng lực, xóa
bỏ những thủ tục hành chính phiền hà. Đây là một cuốn tài liệu tham khảo
hữu dụng, có thể giúp ích cho việc nghiên cứu luận án về cải cách bộ máy
hành chính nhà nước, nhất là trong việc hoạch định chính sách và các tác
nhân tham gia hoạch định chính sách của Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh
ở Lào trong quá trình cải cách bộ máy hành chính nhà nước. Tuy nhiên, công
trình chưa đưa ra phương hướng và giải pháp cụ thể trong khi tiến hành cải
cách bộ máy hành chính nhà nước.
- The World Bank (2005): “Phân cấp ở Đông Á để chính quyền địa
phương phát huy tác dụng”[65]. Cuốn sách đã tập hợp các báo cáo của các tác
giả và điểm lại về cải cách giữa các chính phủ trong khu vực, chắt lọc ra
những nội dung chính, nêu bật những kinh nghiệm bổ ích. Cuốn sách tập
18



trung nghiên cứu 6 nước Đông Á, nơi mà hoạt động phân quyền đã trở thành
một vấn đề quan trọng đó là Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Philippin,
Thái Lan và Việt Nam. Cuốn sách đã tổng kết những kết quả đạt được trong
quá trình phi tập trung hóa ở Đông Á và về cuộc cải cách tiêu biểu đang được
tiến hành. Việc nghiên cứu về phân cấp trong quản lý hành chính nhà nước là
nội dụng tất yếu trong quá trình cải cách bộ máy hành chính Nhà nước. Một
hệ thống phân cấp được thiết kế tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích và đẩy mạnh
việc tăng trưởng và ổn định kinh tế. Nếu phân cấp được thiết kế không tốt,
hoặc được thực hiện giám sát không hợp lý, thì nó có thể làm cho sự kiểm
soát lỏng lẻo đối với hoạt động của chính quyền địa phương, ảnh hưởng đến
tăng trưởng kinh tế, quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công. Cho nên
trong cải cách bộ máy hành chính, phân cấp là vấn đề cần thiết. Tuy nhiên,
công trình cải cách bộ máy hành chính nhà nước của World Bank cũng có đề
cập tới việc phân cấp trong bộ máy hành chính địa phương ở Đông Á, trong
đó tập trung vào 6 nước nhưng chưa nói đến việc phân cấp ở cấp chính quyền
địa phương CHDCND Lào.
- Tác phẩm nghiên cứu của V.I Lênin (1978)“Thà ít mà tốt”, là công
trình nghiên cứu sâu sắc về vấn đề cải tổ bộ máy nhà nước[26]. Tác phẩm đã
phân tích thực trạng của bộ máy nhà nước, nhất là Bộ dân ủy thanh tra công
nông còn nhiều yếu kém, tổ chức và hoạt động kiểu cũ, bất cập. Từ đó đặt ra
yêu cầu cải tổ bô máy nhà nước. Những nội dung chủ yếu trong việc tiến hành
cải cách là: Phân tích, đánh giá chung về thực trạng bộ máy nhà nước sau 5
năm Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Nêu những thành tựu trong
việc tạo ra một xã hội mới, một kỷ nguyên mới. Đồng thời cũng đề cập tới
mặt hạn chế trong việc tổ chức và hoạt động bộ máy quan liêu, bảo thủ, không
chịu đổi mới; trong đó đã đề cập tới nguyên nhân làm cho tổ chức bộ máy nhà
nước hạn chế đó là: công nhân chưa biết xây dựng bộ máy nhà nước; thiếu
kiến thức về nhà nước và năng lực tổ chức thực tiễn. Mục tiêu chính của tác

phẩm “Thà ít mà tốt” là: xây dựng bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa có đầy
đủ năng lực quản lý xã hội và đưa nền kinh tế tiềm năng thành nền kinh tế xã
19


×