Khoá luận tốt nghiệp
Mở đầu
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã mở ra một thời kỳ đổi
mới ở nước ta.Đảng chủ trương nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện ra sai lầm
của Đảng, của nhà nước, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy tư duy
độc lập sáng tạo của các tầng líp nhân dân lao động. Trên cơ sở đó để có
những nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và vạch ra những chủ trương
chính sách mới, xây dựng một xã hội dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng
văn minh. Để thực hiện được công cuộc đổi mới, tình hình thực tiễn đòi hỏi
phải có một bản hiến pháp mới, phù hợp hơn thay thế hiến pháp năm 1980 để
thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
Ngày 15/11/1992, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam được Quốc hội khoá VIII thông qua. Đây cũng là bản hiến pháp xây
dựng Chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới toàn diện và sâu sắc về kinh tế,
từng bước và vững chắc về chính trị. Hiến pháp năm 1992 đã đổi mới các chế
định về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quỗc phòng Trong đó có
các quy định cải cách tổ chức hoạt động bộ máy hành chính Nhà nước.
Bộ máy hành chính Nhà nước của nước ta sau nhiều năm hoạt động
trong cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp đã bộc lé một số hạn chế chưa đáp
ứng được yêu cầu đổi mới, đó là bộ máy hành chính Nhà nước cồng kềnh,
nhiều tầng nấc trung gian, nhiều đầu mối rườm rà, vừa tập trung quan liêu vừa
phân tán tản mạn không quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ cấu tổ
chức bộ máy hành chính chưa hợp lý, còn chồng chéo, chưa phân định rõ
chức năng và quyền hạn dẫn đến hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính Nhà
nước thấp. Hiến pháp năm 1992 đã có những quy định để cải cách bộ máy
hành chính nhà nước, phù hợp với sự chuyển dịch nền kinh tế sang cơ chế thị
trường và quá trình phát triển của đất nước theo hướng kiện toàn bộ máy hành
chính Nhà nước vững mạnh, trong sạch, có hiệu lực và hiệu quả. Hoàn thiện
1
Khoá luận tốt nghiệp
và nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính Nhà nước từ đó nâng
cao hiệu lực quản lý Nhà nước.
Trong phạm vi đề tài, với những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu,
tôi xin được trình bày vấn đề “Cải cách bộ máy hành chính Nhà nước trong
giai đoạn hiện nay” . Do kiến thức còn nhiều hạn chế, tôi mong được sự giúp
đỡ đóng góp của các thầy cô giáo.
2
Khoá luận tốt nghiệp
PHầN I : Tổ CHứC Bộ máy hành chính nhà nước
trong giai đoạn hiện nay.
1. Khái niệm cơ quan hành chính Nhà nước:
Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy Nhà nước do
Nhà nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước. Cơ
quan hành chính Nhà nước có cơ cấu tổ chức riêng để thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình do pháp luật quy định, hoạt động trên một đơn vị hành
chính lãnh thổ hay một lĩnh vực nhất định.
Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hành chính Nhà nước do
Hiến pháp, luật, pháp lệnh và những văn bản dưới luật quy định. Mặt khác,
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hành chính Nhà nước do vị trí,
tính chất của nó trong hệ thống các cơ quan Nhà nước quyết định. Quyền hạn
của cơ quan hành chính Nhà nước là phương tiện pháp lý cần thiết mà Nhà
nước quy định để thực hiện nhiệm vụ, chức năng được giao.
Cơ quan hành chính Nhà nước có hệ thống thống nhất từ trung ương
đến địa phương, đứng đầu hệ thống đó là Chính phủ - cơ quan chấp hành và
hành chính Nhà nước cao nhất. Các cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm
quyền chung (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp) bầu ra, đó là cơ quan
chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước, chịu trách nhiệm và báo cáo
công tác.
Cơ quan hành chính Nhà nước là một loại cơ quan Nhà nước, một bộ
phận cấu thành bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do
vậy cơ quan hành chính Nhà nước mang đầy đủ các dấu hiệu chung của các
cơ quan Nhà nước . Các dấu hiệu chung đó thể hiện ở những điểm sau :
-Nhân danh Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật
-Được sử dụng quyền lực Nhà nước, có quyền ban hành các văn bản
pháp luật (văn bản quy phạm, văn bản áp dụng ) có hiệu lực bắt buộc thi
3
Khoá luận tốt nghiệp
hành đối với các đối tượng có liên quan. Cơ quan hành chính Nhà nước có thể
áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính khi cần thiết.
Ngoài các dấu hiệu chung của cơ quan Nhà nước, cơ quan hành chính
Nhà nước còn có những dấu hiệu như sau :
-Có chức năng quản lý hành chính Nhà nước, thực hiện hoạt động chấp
hành điều hành trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Từ lĩnh vực quản lý hành
chính chính trị đến lĩnh vực quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội
-Mỗi cơ quan hành chính Nhà nước có một thẩm quyền nhất định.
Thẩm quyền Êy không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cơ quan hành
chính Nhà nước và chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành, điều
hành.
-Chỉ các cơ quan hành chính Nhà nước mới có hệ thống các đơn vị cơ
sở trực thuộc. Các cơ sở trực thuộc này được thành lập và hoạt động ở các
lĩnh vực khác nhau (quân đội, công an, nhà máy, công ty, bệnh viện, trường
học ).
Cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
theo 2 hướng cơ bản : Ban hành các văn bản pháp quy, văn bản quản lý, văn
bản cá biệt trên cơ sở hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của cơ quan
hành chính Nhà nước cấp trên nhằm chấp hành, thực hiện các văn bản đó,
mặt khác trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ
quan hành chính Nhà nước dưới quyền và các đơn vị cơ sở trực thuộc của
mình.
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cơ quan hành
chính Nhà nước có địa vị pháp lý nhất định thể hiện ở những điểm sau :
-Tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật.
4
Khoá luận tốt nghiệp
-Trong quá trình hoạt động có quyền ban hành các quyết định hành
chính, thể hiện dưới hình thức là các văn bản pháp quy và các văn bản hành
chính cá biệt .
-Được thành lập theo quy định của hiến pháp, luật, pháp lệnh hoặc theo
quyết định của cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên.
-Được đặt dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước
cùng cấp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước cơ quan quyền lực Nhà nước
cùng cấp.
-Có tính độc lập và sáng tạo trong tác nghiệp, điều hành theo nguyên
tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc quyền lực phục tùng.
Tóm lại, cơ quan hành chính Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ
máy nhà nước, trực thuộc cơ quan quyền lực Nhà nước một cách trực tiếp,
trong phạm vi thẩm quyền của mình thực hiện hoạt động chấp hành, điều
hành và tham gia vào các quan hệ quản lý nhân danh quyền lực Nhà nước.
2.Phân loại cơ quan hành chính Nhà nước:
Việc phân loại cơ quan hành chính Nhà nước dùa trên nhiều căn cứ
khác nhau :
a. Căn cứ vào quy định cuả pháp luật: Theo căn cứ này, cơ quan
hành chính Nhà nước được phân thành hai loại là:
-Cơ quan hành chính Nhà nước do hiến pháp quy định về tổ chức và
hoạt động như : Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân
các cấp. Đây là những cơ quan hành chính Nhà nước quan trọng nhất có vị trí
ổn định, tồn tại lâu dài. Do vậy, việc thành lập hay bãi bỏ các cơ quan đó
được quy định trong Hiến pháp .
-Cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn kể cả ở
trung ương và địa phương như tổng cục, sở, phòng, ban có vai trò Ýt quan
5
Khoá luận tốt nghiệp
trọng trong bộ máy hành chính. Việc thành lập hay bãi bỏ các cơ quan này do
luật và văn bản dưới luật quy định.
b. Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ hoạt động: Theo căn cứ này cơ
quan hành chính Nhà nước được phân chia thành hai loại là :
-Cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương, bao gồm Chính phủ, các
Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ . Các văn bản do
Chính phủ ban hành có hiệu lực trên phạm vi toàn quỗc. Các văn bản của Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có hiệu lực trong ngành hoặc
lĩnh vực quản lý của nó ở phạm vi cả nước.
-Các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương bao gồm : Uỷ ban
nhân dân các cấp (Tỉnh, huyện, xã và tương đương), các sở, phòng, ban
Đây là những cơ quan hành chính Nhà nước được thành lập và hoạt động
trong phạm vi lãnh thổ nhất định. Các văn bản do các cơ quan này ban hành
có hiệu lực pháp lý trong phạm vi lãnh thổ hoạt động của cơ quan đó, đối với
các cơ quan, tổ chức và công dân địa phương đó.
c. Căn cứ theo phạm vi thẩm quyền: Theo căn cứ này cơ quan hành
chính Nhà nước được chia thành hai loại là:
-Các cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung bao gồm :
Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp. Các cơ quan này theo quy định của
hiến pháp có thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề trong các lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội.
-Cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở Trung
ương có các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; ở địa phương
có các cục, sở, phòng, ban Đây là các cơ quan quản lý theo ngành hay theo
chức năng, giúp việc cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chung.
d. Căn cứ theo nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc: Theo căn
cứ này cơ quan hành chính Nhà nước được phân chia thành hai loại là:
6
Khoá luận tốt nghiệp
-Cơ quan hành chính Nhà nước theo chế độ tập thể lãnh đạo là các cơ
quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung (Chính phủ và Uỷ ban nhân
dân các cấp). Theo hiến pháp năm 1992, Chính phủ và Uỷ ban nhân dân hoạt
động theo nguyên tắc kết hợp giữa chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ
trưởng. Với những vấn đề quan trọng thì quyết định theo đa số.
-Cơ quan hành chính Nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ
trưởng là cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn. Đứng
đầu cơ quan là thủ trưởng cơ quan như: Bộ trưởng, giám đốc sở, trưởng
phòng, ban Họ là người đại diện cho cơ quan thay mặt cơ quan ra quyết định
nhằm thực hiện nhiệm vụ công việc mà pháp luật quy định và chịu trách
nhiệm trước pháp luật.
3.Bé máy hành chính nhà nước ở trung ương
a.Chính phủ
Theo điều 109 Hiến pháp năm 1992 “Chính phủ là cơ quan chấp hành
của Quốc hội,cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ”.
Với vị trí pháp lý như vậy chức năng cơ bản của Chính phủ này
“Chính phủ thống nhất việc quản lý thực hiện các nhiệm vụ Chính trị , kinh
tế , xã hội, quốc phòng an ninh vầ đối ngoại qua Nhà nước ”.
Theo vị trí pháp lý và chức năng của Chính phủ nói trên, Chính phủ là
mét thiết chế chính trị và hành chính nắm quyền hành pháp, với chức năng cụ
thể là có quyền lập quy để thực hiên luật do cơ quan lập pháp định ra; quyền
quản lý công việc hàng ngày của Nhà nước để thực hiện những nhiệm vụ
chính trị của Nhà nước và quản lý nhân sự của bộ máy đó, ngoài ra nó còn có
chức năng tham gia vào quá trình lập pháp.
Chính phủ do Quốc hội bầu ra trong kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá
Quốc hội. Trong kỳ họp này, Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ theo đề nghị
7
Khoá luận tốt nghiệp
của Chủ tịch nước và giao cho Thủ tướng Chính phủ đề nghị danh sách các
Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ để Quốc hội phê chuẩn. Quy
định pháp lý này ivừa xác định vai trò và trách nhiệm tập thể của Chính phủ
trước Quốc hội ; vừa xác định vai trò cá nhân của Thủ tướng là người lãnh
đạo toàn bộ công việc của Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Quốc hội,
đồng thời cũng chính là xác định vai trò chách nhiệm của Bộ trưởng trong tập
thể của Chính phủ và trách nhiệm của cá nhân Bộ trưởng về lĩnh vực mình
phô trách.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước
Quốc hội , Uỷ ban thường vụ Quốc hội , Chủ tịch nước:
-Chính phủ và các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ chịu
sự giám sát của Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội trực tiếp hoặc gián
tiếp thông qua các Uỷ ban của Quốc hội. Chất vấn các đại biểu Quốc hội đối
với Chính phủ là một hình thức giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ;
Chính phủ và các thành viên phải trả lời trong các kỳ họp của Quốc hội những
chất vấn của đại biểu Quốc hội.
-Là cơ quan chấp hành của Quốc hội,cơ quan hành pháp cao nhấp của
đất nước; Chính phủ trực tiếp tổ chức thực hiện mọi chức năng nhiệm vụ quản
lý của nhà nước và điều hoà công tác quản lý trong các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại.
-Chính phủ lãnh đạo hoạt đọng của các Bộ,của chính quyền địa
phương, sự lãnh đạo đó thể hiện trên hai mặt:
Một là Chính phủ với tư cách cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực
Nhà nước cao nhất thực hiện quyền lập quy baừng cách ban hành các văn bản
pháp quy dưới luật(nghị quyết, nghị định, quyết định ) có tính bắt buộc trên
phạm vi cả nước để thực hiện các đạo luật , các pháp lệnh và nghị quyết của
Quốc hội. Cán Bé chính quyền địa phương có nghĩa vụ thực hiện. Căn cứ
vào tình hình địa phương, Hội đồng nhân dân định ra các biện pháp thực hiện
8
Khoá luận tốt nghiệp
các quyết định của Quốc hội ,Uỷ ban thường vụ Quốc hội và của Chính phủ,
đồng thời đề ra các nghị quyết cho Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện.
Hai là Chính phủ với tư cách là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cấp trên cao nhất của toàn
bộ hệ thống hành chính nhà nước, từ bé máy hành chính Trung ương đến các
cơ quan hành chính địa phương, các cơ quan, công sở hành chính, sù nghiệp
trong cả nước. Chính phủ lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các cấp mét cách trực
tiếp trong việc thực hiện các nhiệm vụ điều hành của bộ máy hành chính Nhà
nước, hướng dẫn và kiểm tra Hội đồng nhân dân , Uỷ ban nhân dân có
nhiệm vụ chấp hành các quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên.
Chính phủ có nhiệm vụ hoạt động theo nhiệm kỳ của Quốc hội , khi
Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc
hội khoá mới thành lập Chính phủ mới (Điều 113 Hiến pháp năm 1992).
b. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ
Về cơ cấu tổ chức theo điều 110 Hiến pháp năm 1992 Chính phủ gồm
có Thủ tướng , các Phó thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác.
Ngoài Thủ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết phải
là đại biểu Quốc hội .
Theo Hiến pháp năm 1992 và luật tổ chức Chính phủ, trong tổ chức
của Chính phủ không thành lập thường trực như một tổ chức trong Chính phủ
(trước đây là Thường trực Hội đồng Bộ trưởng). Vai trò của Thủ tướng
Chính phủ được đề cao: Lãnh đạo Chính phủ , các thành viên Chính phủ ,
Uỷ ban nhân dân các cấp (Điều 114 Hiến pháp năn 1992)
c. Bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
Theo hiến pháp năm 1992 luật tổ chức Chính phủ
+ Bé, cơ quan ngang Bộ (gọi tắt là Bộ) là cơ quản lý có thẩm quyền
chuyên môn ở Trung ương. Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối
9
Khoá luận tốt nghiệp
với ngành (kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng ) hay lĩnh vực (Tài
chính , kế hoạch, lao động, khoa học kỹ thuật ) trong phạm vi toàn quốc .
+ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan chuyên môn được tổ chức theo
chế độ Thủ trưởng mét người, đứng đầu là Bộ trương hay Chủ nhiệm Uỷ ban
.
+ Các cơ quan thuộc Chính phủ: ví dụ: Tổng cục du lịch, Tổng cục
thống kê, Tổng cục hải quan,Tổng cục địa chính là những cơ quan gần
ngang Bộ. Thủ trưởng các cơ quan này không phải là thành viên của Chính
phủ. Trong các phiên họp của Chính phủ, họ có quyền tham dự nhưng
không có quyền biểu quyết, trừ truờng hợp các vấn đề liên quan trực tiếp đến
công việc thuộc thẩm quyền của các cơ quan này.
Các cơ quan như: Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc Uỷ ban Nhà nước
được phân chia thành hai loại:
Loại thứ nhất:Bộ quản lý ngành là cơ quan chuyên môn có trách
nhiệm, quyền quản lý những ngành kinh tế - kỹ thuật hoặc ngành sự nghiệp
có tính chất gần gũi nhau, có thể hợp với nhau thành một nhóm ngành hay
nhóm liên ngành.
Các Bộ thuộc loại này lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các cơ quan, đơn
vị trực thuộc về mặt quản lý Nhà nước, nhưng không can thiệp mà chỉ
hướng dẫn hoạt động sản xuất - kinh doanh của các đơn vị kinh tế, cơ sở sự
nghiệp trên cơ sở pháp luật và theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Loại thứ hai :Bé, cơ quan ngang Bộ có chức năng quản lý chuyên
môn tổng hợp như: Uỷ ban khoa học Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Nhà nước là những cơ quan
quản lý lĩnh vực chuyên môn có liên quan tới các Bộ và các cấp chính
quyền địa phương. Do đó, các Bộ này có vai trò rất quan trọng trong quản
lý hành chính Nhà nước. Nó có tác động tới cả chiều dọc (với các địa
10
Khoá luận tốt nghiệp
phương) và chiều ngang (với các Bộ, Ngành). Cụ thể các Bộ này có nhiệm
vụ giúp Chính phủ nghiên cứu, xây dựng các dự án kế hoạch tổng hợp và
cân đối giữa các ngành, giúp Chính phủ xây dựng các chế độ, chính sách
và hướng dẫn thi hành đối với các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, các
đơn vị kinh tế - xã hội trong lĩnh vực mình quản lý của các cơ quan Nhà
nước khác.
Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ là thủ trưởng cao
nhất của Bộ hay cơ quan ngang Bộ dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng, chịu
trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong
phạm vi cả nước, đảm bảo quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất - kinh
doanh của cơ sở, tuân theo hiến pháp và pháp luật.
Bộ trưởng và các thành viên trong Chính phủ chịu trách nhiệm trước
Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về lĩnh vực, ngành mình phụ trách,
chịu sự điều hành, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Bộ
trưởng hoạt động với hai tư cách: vừa là thành viên của Chính phủ, vừa là
thủ trưởng Bộ. Hai tư cách này thống nhất với nhau.
Hoạt động của các cơ quan làm chức năng quản lý tổng hợp như Uỷ
ban kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước … Là những
cơ quan hoạt động vừa là một cơ quan nghiên cứu, vừa là cơ quan tham
mưu. Nhưng đồng thời cũng là cơ quan quản lý, chỉ đạo.
Những cơ quan này tác động nhiều nhất đến xã hội. Nó có tác động
của chiều ngang (với các bộ, các ngành…) và cả chiều dọc (với các địa
phương). Các cơ quan này không có quan hệ chỉ đạo trên dưới mà chỉ có
quan hệ chuyên môn, nghiệp vụ.
Hoạt động của các cơ quan chuyên môn tổng hợp nhằm mục đích tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế - Kỹ thuật, văn hoá xã hội
hoạt động có hiệu quả cao.
11
Khoá luận tốt nghiệp
Các cơ quan có chức năng quản lý chuyên ngành hoạt động năng
động hơn các cơ quan quản lý tổng hợp.
* Trong quan hệ giữa các Bộ với nhau. Các Bộ có các quyền sau:
- Các Bộ có trách nhiệm tôn trọng quyền quản lý của nhau;
- Phối hợp với nhau thực hiện những nhiệm vụ Nhà nước, tạo điều
kiện để hoàn thành nhiệm vụ Êy;
- Ban hành văn bản liên tịch trong khuôn khổ quy định của pháp luật;
- Có quyền đề nghị với các Bộ khác đình chỉ, sửa đổi hay bài bỏ
những quyết định trái với nội dung quản lý thống nhất các ngành hoặc lĩnh
vực do mình phụ tách.
* Nếu yêu cầu đó không được giải quyết thì đề nghị Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ xem xét giải quyết.
Đối với các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương trong pham
vi quyền hạn, nhiệm vụ, chức năng được giao, Bộ có quyền chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra các cơ quan đó thực hiện nội dung quản lý theo ngành hay
lĩnh vực, có quyền yêu cầu đình chỉ, sửa đổi hay bãi bỏ những quyết định
trái với nội dung quản lý thống nhất của ngành hay lĩnh vực đó. Bộ phải
tôn trọng quyền quản lý theo lãnh thổ của chính quyền địa phương.
Các cơ quan này được chia làm 3 khối:
- Khối quản lý các ngành quốc phòng, nội vụ, an ninh, đối ngoại là
những cơ quan có tính ổn định cao;
- Khối quản lý các ngành sự nghiệp, văn hoá xã hội, tuy cũng có biến
động nhưng vẫn trong khuôn khổ nhất định;
- Khối quản lý các ngành kinh tế - kỹ thuật luôn gắn liền với sự
phát triển của nền kinh tế quốc dân.
12
Khoá luận tốt nghiệp
4. Bộ máy hành chính Nhà nước ở địa phương:
Trong hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước, các cơ quan hành
chính Nhà nước ở địa phương có vị trí rát quan trọng. Đây là những cơ
quan Nhà nước thay mặt chính quyền Trung ương ở địa phương.
Theo Hiến pháp 1992, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương
được chia làm ba cấp:
- Cấp tính, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cấp huện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Cấp xã, phường, thị trấn.
Các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương là những cơ quan
thay mặt cho chính quyền Trung ương ở địa phương. Vì vậy việc xay dựng
các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương là một việc rất quan trọng
và rất cần thiết. Các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương là những
cơ quan ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận thành phố,
thị xã thuộc tỉnh, ở xã, phường và các cấp tương đương.
Các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương được tổ chức theo
nguyên tắc phụ thuộc hai chiều. Đây là một đặc điểm cơ bản của cơ quan
hành chính Nhà nước ở địa phương, khác với cơ quan hành chính Nhà
nước ở cấp Trung ương và khác với cơ quan Nhà nước khác.
Cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung (Uỷ ban nhân
dân các cấp) vừa phụ thuộc cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền
chung ở cấp trên, vừa phụ thuộc cơ quan quyền lực Nhà nước (Hội đồng
nhân dân).
Cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn (Sở,
Phòng, Ban) vừa phụ thuộc cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền
13
Khoá luận tốt nghiệp
chuyên môn cấp trên, vừa phụ thuộc cơ quan hành chính người có thẩm
quyền chung cùng cấp (Uỷ ban nhân dân).
Sự phụ thuộc của các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương
thể hiện qua việc phải báo cáo công tác, phải chịu sự điều hành, chỉ đạo,
kiểm tra, giám sát, phải thực hiện các văn bản pháp luật của cơ quan mà nó
phụ thuộc.
- Các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương gồm:
a. Uỷ ban nhân dân.
- Theo Điều 123 Hiến pháp 1992 quy định: “Uỷ ban nhân dân do
Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan cháp hành của Hội đồng nhân dân, cơ
quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành
Hiến pháp, Luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị
quyết của Hội đồng nhân dân”.
+ Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền
chung, thông qua hoạt động chấp hành - điều hành của mình Uỷ ban nhân
dân thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn
hoá, xã hội và chính trị trong phạm vi lãnh thổ nhất định.
- Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra, có nhiệm kỳtheo
nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành
của hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. tính
chất chấp hành của Uỷ ban nhân dân thể hiện ở chỗ nó chịu trách nhiệm
chấp hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân và các văn bản của cơ
quan cấp trên, tổ chức và chỉ đạo thực hiện các nghị quyết và các văn bản
này. Đồng thời Uỷ ban nhân dân còn là cơ quan ở địa phương chịu trách
nhiệm tổ chức quỉan lý hành chính Nhà nước ở địa phương, đảm bảo Bộ
máy hành chính đó hoạt động thông suốt.
14
Khoỏ lun tt nghip
thc hin ngh quyt ca hi ng nhõn dõn cựng cp cng nh cỏc
vn bn ca c quan Nh nc cp trờn, U ban nhõn dõn phi cú thc lc,
tc l phi nm, phi qun lý i vi con ngi, i vi c s vt cht cng
nh nhng tim nng khỏc ca a phng. Do ú hot ng qun lý ca
U ban nhõn dõn cú nhng c trng: Để thực hiện nghị quyết của
hội đồng nhân dân cùng cấp cũng nh các văn bản của cơ quan Nhà nớc
cấp trên, Uỷ ban nhân dân phải có thực lực, tức là phải nắm, phải quản lý
đối với con ngời, đối với cơ sở vật chất cũng nh những tiềm năng khác
của địa phơng. Do đó hoạt động quản lý của Uỷ ban nhân dân có
những đặc trng:
Th nht, qun lý hnh chớnh Nh nc l hot ng ch yu, quan
trng mht c coi l chc nng ca U ban nhõn dõn, cũn cỏc c quan
Nh nc khỏc nh Hi ng nhõn dõn, To ỏn nhõn dõn, Viờn kim sỏt
nhõn dõn trong hot ng ca mỡnh cng phi qun lý hnh chớnh Nh
nc nhng ú khụng phi l hot ng ch yu. Hot ng ch yu l
To ỏn xột x. Cũn qun lý hnh chớnh i vi to ỏn ch l hot ng
nhm bo m cho hot ng xột x t hiu qu.
Th hai, hot ng qun lý ca U ban nhõn dõn mang tớnh ton din trờn
tt c cỏc lnh vc. Chớnh trih, Kinh t, Vn hoỏ, Xó hi, an ninh, Quc
phũng i vi mi i tng. Cỏc c quan Nh nc khỏc a phng
ch gii hn trong mt hoc trong mt s lnh vc nht nh.
Th ba, hot ng qun lý ca U ban nhõn dõn mang tớnh thng
nht. U ban nhõn dõn qun lý hnh chớnh Nh nc a phng trờn c
s nhng quy nh ca Chớnh ph, cỏc c quan thuc Chớnh ph v c
quan qun lý Nh nc cp trờn. Mt khỏc, hot ng qun lý ca cỏc c
quan Nh nc a phng phi phự hp vi s qun lý thng nht ca
U ban nhõn dõn.
15
Khoá luận tốt nghiệp
Thứ tư, hoạt động quản lý của Uỷ ban nhân dân chỉ giới hảntong
phạm vi một địa phương nhất định. Nừu Chính phủ, các cơ quan
thuợcChính phủ quản lý trong phạm vi cả nước thì Uỷ ban nhân dân địa
phương nào chỉ quản lý đối với địa phương đó, không có quyền quản lý đối
với địa phương khác.
b. Các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn ở địa phương.
Các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương có thẩm quyền
chuyên môn là Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh … Được tổ chức và hoạt động
theo nguyên tắc phụ thuộc hai chiều, hoạt động theo chế độ thủ trưởng một
người. Đứng đầu các cơ quan chuyên môn là Giám đốc Sở, Trưởng phòng,
Ban …
Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân là bộ máy giúp viêc
của Uỷ ban nhân dân quản lý Nhà nước trong lãnh thổ của mình. Vì vậy,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có quyền quyết định bổ nhiệm hay cách chức
người đứng đầu cơ quan quản lý chuyên môn . Để thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình, cơ quan chuyên môn có quyền ra quyết định quản lý
có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng có liên quan.
Tóm lại: cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên
môn ở địa phương không phải là một cấp quản lý trung gian, không phải là
cơ quan sản xuất kinh doanh mà thực chất các cơ quan này là cơ quan giúp
việc Uỷ ban nhân dân, thực hiện quản lý hành chính, kinh tế ở địa phương.
phần II. nền hành chính Việt Nam trong những năm qua.
1. Khái niệm.
Từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến nay, chóng ta đã xây dựng
nên Nhà nước kiểu mới và cũng đã xây dựng nên một hệ thống hành chính
Nhà nước kiểu mới. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, có nhiều thay đổi và
16
Khoá luận tốt nghiệp
trong mỗi thời kỳ, nó đã góp phần vào thắng lợi chung của Cách mạng Việt
Nam trong sự nghiệp giải phóng đất nước và cải tạo, xây dựng chủ nghĩa
xã hội.
Trong những năm qua, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới do Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra, hệ thống Bộ máy hành chính Nhà
nước đã đóng góp tích cực vào những thành tựu trong nhiều lĩnh vực, đặc
biệt trong kinh tế và xã hội. Song bên cạnh đó, nó cũng bộc lé nhiều nhược
điểm.
Xuất phát từ đó, cải cách nền hành chính quốc gia, cải cách bộ máy
Nhà nước là một nhiệm vụ bức thiết để phù hợp với tình hình hiện tại, phù
hợp với nền kinh tế chuyển từ kế hoạch hoá tập trung vận hành theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Làm cho Bộ máy hành chính Nhà
nước hoạt động thật hiệu quả, lập lại kỷ cương trong toàn bộ đời sống kinh
tế - xã hội. Đó là một yêu cầu khách quan, đó cũng là chủ chương lớn của
Đảng, của Nhà nước ta mà văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã
nêu: “Trọng tâm cải cách bộ máy Nhà nước nhằm vào hệ thống Nhà nước
với nội dung chính là xây dựng một hệ thống hành pháp và quản lý hành
chính Nhà nước thông suốt từ Trung ương xuống cơ sở đủ quyền lực, Năng
lực, hiệu lực …”.
Chính vì vậy, năm 1992 Quốc hội nước Công hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã thông qua Hiến pháp 1992 sửa đổi thay thế cho Hiến pháp
1980 với những nội dung thay đổi cơ bản là:
- Hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa;
- Đổi mới đường lối chính sách và cơ chế kinh tế;
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền và hoàn chỉnh Nhà nước pháp
luật.
17
Khoá luận tốt nghiệp
Như vậy, vấn đề cải cách Bộ máy hành chính Nhà nước đã trở thành
một vấn đề lâu dài, khó khăn và phức tạp, nhiều công việc phải làm và phải
tiến hành từng bước, không thể làm ngay trong thời gian ngắn hay trong
một thời kỳ nhất định. Tất nhiên công cuộc này không là trách nhiệm riêng
của các tổ chức Đảng hay của riêng Bộ máy hành chính Nhà nước các cấp
mà là sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Với ý
nghĩa đó, để đóng góp phần nào vào công cuộc chung của đất nước do
Đảng và Nhà nước ta đặt ra, tôi không có tham vọng nhiều mà chỉ muốn
trình bày một số vấn đề về cải cách Bộ máy hành chính Nhà nước trong
giai đoạn hiện nay và giới hạn trong một số lĩnh vực nhất định.
2. Nền hành chính nước ta hiện nay:
Nhìn chung, trong thời gian qua, tổ chức hành chính Việt Nam đã
góp một phần lớn công sức trong việc tạo nên những bước phát triển cho
xã hội. Với một đất nước hơn 20 năm bị chia cắt, phải dồn hết sức người,
sức của để giành thắng lợi, sau ngày thống nhất, tổ chức hành chính Việt
Nam vẫn cố gắng đảm đương nhiệm vụ quản lý hành chính trên phạm vi cả
nước. Trong hoàn cảnh đó, Bộ máy hành chính vẫn giữ đúng quan điểm,
đường lối của Đảng, mang tính giai cấp của dân, do dân và vì dân. Mặt
khác trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, giao lưu ngày càng nhiều
với nước ngoài, đòi hỏi Bộ máy hành chính phải đảm nhận nhiều vai trò
phức tạp, cố gắng trong việc cải tiến lề lối, thủ tục và đã đạt được một số
kết quả nhất định trong việc quản lý Nhà nước.
Thực hiện đường lối đổi mới mà nghị quyết Đại hội Đảng lần VII đề
ra, đất nước ta đã vượt qua mét giai đoạn thử thách gay go. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã đạt được những thành tựu lớn lao.
Đúng như đánh giá trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương
Đảng khoá VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8 của Đảng cộng sản
18
Khoá luận tốt nghiệp
Việt Nam: “Công cuộc đổi mới trong mười năm qua đã thu được những
thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra
cho 5 năm 1991 - 1995 đã hoàn thành về cơ bản” cụ thể:
“+ Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều
mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm;
+ Tạo được một số chuyển biến tích cực về mặt xã hội;
+ Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh;
+ Thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống chính
trị;
+ Phát triển moạnh mẽ quan hệ đối ngoại …”
Cùng với việc đánh giá đúng thành tích đã đạt được, trong thời gian
qua vẫn còn những tồn tại, những khuyết điểm và yếu kém. Một trong
những vấn đề tồn tại là nguyên nhân dẫn đến tình trạng quản lý Nhà nước
chưa đạt hiệu quả đó là bộ máy Nhà nước nói chung, Bộ máy hành chính
nói riêng còn cồng kềnh, nhiều tầng, nhiều nấc, công việc chồng chéo
nhiều khi cản trở lẫn nhau, hiệu lực và hiệu quả thấp.
Cơ cấu tổ chức chưa thật hợp lý, chưa xác định đúng và phân biệt rõ
sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước chưa được phân
định rõ ràng, một cơ cấu tổ chức trong đó hệ thống hành pháp chưa được tổ
chức thành hệ thống thông suốt từ Trung ương đến địa phương và cơ sở:
Chức năng, quyền hạn, thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi một bộ phận
chưa được quy định rành mạch và rõ ràng.
Hệ thống pháp luật vừa thiếu vừa thừa, vừa không hoàn chỉnh và
đồng bộ, không đáp ứng được yêu cầu của cơ cấu kinh tế và cơ chế thị
trường cũng như yêu cầu về chính trị - văn hoá - xã hội trong giai đoạn
mới, giai đoạn củng cố và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Hệ
19
Khoá luận tốt nghiệp
thống tổ chức về pháp luật hành chính chưa đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ
của người dân, chưa bảo vệ được quyền lợi của người dân khi bị viên chức
và cơ quan Nhà nước xâm phạm.
Bộ máy hành chính quản lý Nhà nước và nền hành chính không xác
định rõ và phân biệt sự kết hợp biện chứng giữa quản lý hành chính và
quản lý kinh doanh. Có khuynh hướng muốn nhanh chóng xây dựng chủ
nghĩa xã hội nên chỉ dùa chủ yếu vào hình thức sở hữu toàn dân, thành lập
các đơn vị kinh doanh bên cạnh các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đưa
đến việc không quản lý được các hoạt động sản xuất kinh doanh của các
đơn vị đó và khi có va vấp thì khó xử lý.
Cơ cấu tổ chức Bộ máy hành chính bộc lé nhiều nhược điểm, xét về
mặt phân bố các chức năng giữa các cơ quan thuộc bộ máy Nhà nước và
Bộ máy hành chính ở Trung ương và các cấp địa phương.
Bộ máy hành chính dù đã được giảm bớt nhưng ở nhiều mặt vẫn còn
công kềnh, nhiều cấp trung gian nhiều đầu mối rườm rà, thủ tục áp dụng
hay thay đổi, lắm khi phủ nhận hoàn toàn những quy định trước đó, chức
năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận chưa được phân định hợp lý vừa tập trung
quan liêu vừa phân tán tản mạn, không thể hiện đúng nguyên tắc tập trung
dân chủ. Kỷ cương phép nước không được tôn trọng giữa các cấp hành
chính, nhiều văn bản, chỉ thị cấp trên không được cấp dưới triệt để thi hành
hoặc được áp dụng theo cách hiểu của địa phương.
Đội ngò công chức Nhà nước đông, nhưng có tới 60 - 70% chưa đạt
đủ tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ. Thiếu một quy chế công chức Nhà
nước hoàn chỉnh chưa có tính pháp lý và khoa học. Do đó việc bổ nhiệm,
phân công công tác nhiều khi không dùa vào khả năng trình độ thực sự.
Tinh thần trách nhiệm trong công việc, hiệu suất công tác nói chung
còn thấp. Tại nhiều cơ quan quản lý cấp Trung ương, cán bộ lãnh đạo
20
Khoá luận tốt nghiệp
thương ở độ tuổi 50 và cho thấy có sự hụt hẫng về tầng líp cán bộ lãnh đạo
kế thừa. Nhiều cơ quan nguyên một ê kíp lãnh đạo cũng chạc tuổi nhau nên
khi đến tuổi hưu thì không có líp trẻ bổ sung. Líp cán bộ có năng lực và
khả năng tổng hợp cũng còn nhiều, thường chỉ mang tính tác nghiệp cụ thể,
giải quyết dùa vào những kinh nghiệm cá nhân, thiếu cơ sở khoa học làm
cho công việc kém hiệu quả hoặc nhanh chóng trở thành lạc hậu so với
thực tiễn.
Việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý của Bộ máy hành
chính Nhà nước sẽ nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước. Qua việc xác định
rõ những ưu, khuyết điểm, những thuận lợi, khó khăn để từ đó đặt ra
phương hướng và có những biện pháp tiến hành công cuộc cải cách bộ máy
Nhà nước, Bộ máy hành chính. Cùng với việc đổi mới, nâng cao chất
lượng công tác lập pháp, công tác giám sát tối cao của Quốc hội đối với
toàn bộ hoạt động của Nhà nước thì việc cải cách nền hành chính là trọng
tâm của việc xay dựng, hoàn thiện Nhà nước trong những năm trước mắt,
công cuộc cải cách hành chính phải dùa trên cơ sở pháp luật và tiến hành
đồng bộ trân các mặt.
Đảng và Nhà nước đã nhiều lần đề ra chủ trương cải cách hành
chính, tinh giảm biên chế, nhưng thực tế thì cải cách hành chính chưa thực
hiện được bao nhiêu, biên chế lại không ngừng tăng lên.
Từ năm 1992 đến cuối năm 1998 biên chế khối Đảng và đoàn thể
tăng 2,8%, khối quản lý Nhà nước tăng 6,1%, khối sự nghiệp tăng 4,6%
biên chế hành chính của các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước
cũng tăng lên. Tình hình đó đã làm cho bộ máy Ýt năng động, càng quan
liêu, đồng thời càng gây áp lực lớn đối với việc đảm bảo ngân sách, đối với
việc giải quyết tiền lương, quỹ mức lương hiên còn thấp và nhiều bất hợp
lý.
21
Khoá luận tốt nghiệp
Trong tổng số biên chế hành chính sự nghệp, Đảng, đoàn thể năm
1999 là 1,4 triệu người, thì biên chế sự nghiệp tới 80%. Theo đà phát triển
của xã hội thì khu vực sự nghiệp sẽ ngày càng mở rộng. Do đó việc thực
hiện xã hội hoá từng bức khu vực sự nghiệp cũng là vấn đề rất nhạy cảm,
có quan hệ trực tiếp đến đông đảo nhân dân và cán bộ, công chức, phải
được chuẩn bị chu đáo và có sự chỉ đạo chặt chẽ.
Quy chế hoạt động của hệ thống hành chính một mặt không được ổn
định chặt chẽ, mặt khác lại xa vào một hệ thống thủ tục rườm rà, phức tạp
và phân tán.
Các quy định để giải quyết sự việc không được cấp trên Ên định cụ
thể mà nhiều khi lại giao cho cấp trực tiếp giải quyết quy định nên đã tạo
điều kiện cho cấp trực tiếp cửa quyền sách nhiễu người dân vi phạm quyền
và quyền lợi của người dân trong mối quan hệ thường ngày. Nhiều công
việc lẽ ra cơ quan Nhà nước phải quốc gia nhưng lại đùn đẩy, buộc người
dân phải đi thay nhiệm vụ của họ. Tính quan liêu, cửa quyền dễ đưa đến
tham nhòng, hối lé, và nhiều nơi đã ở mức trầm trọng.
Nhiệm vụ và kỷ luật hành chính còn thủ công, lạc hậu hầu như hàng
chục năm chưa thay đổi, Ýt sử dụng những kỹ thuật, máy móc tiên tiến
trong nghiệp vụ hành chính, hệ thống thông tin cũ kỹ, chậm trễ.
Những mặt yếu kém nêu trên đã làm cho bộ máy Nhà nước chưa thật
sự đủ quyền lực, năng lực và quản lý hiệu quả trong giai đoạn công nghiệp
hoá, hiện đại hoá hiện nay mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.
* Từ những phân tích tồn tại trên cho thấy những nguyên nhân chủ
yếu của sự yếu kém trên là do những nguyên nhân sau:
- Đất nước trải qua một cuộc chiến tranh kéo dài, trong đó mọi khả
năng về sức người, sức của đều phải giành cho chiến trường . Trong hoàn
22
Khoá luận tốt nghiệp
cảnh đó, không thể kiện toàn hai mặt: “Vừa dánh giặc, vừa xây dựng đất
nước”. Hơn nữa, Bộ máy hành chính thời chiến tranh không đòi hỏi phải
đáp ứng nhiều vai trò như trong giai đoạn hiện tại.
- Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước ta do cơ chế của nền kinh tế
kế hoạch hoá tập trung nên đã duy trì bộ máy bao cấp trong một thời gian
dài.
- Trong thời gian chuyển đổi cơ chế từ quan liêu bao cấp sang hạch
toán kinh tế, bước đầu Nhà nước ta chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chứ Bộ
máy hành chính theo nền kinh tế thị trường, nên nhiều lúc phải đi tưng
bước rè trừng, chậm chạp. Hơn nữa Bộ máy hành chính là một thành tố của
bộ máy Nhà nước, trong khi đó bộ máy Nhà nước chưa hoạt động thật hữu
hiệu nên Bộ máy hành chính yếu kém là một điều tất yếu.
3. Vấn đề cần cải cách:
Những thành công trong việc cải cách kinh tế những năm gần đây đã
đặt ra một yêu cầu lớn đối với nền hành chính của đất nước. Trong khi đó,
Bộ máy hành chính đã không theo kịp và dẫn đến những ách tắc, chậm trễ
trong việc thực hiện các chương trình cải cách, thuộc khu vực công nghiệp.
Đổi mới cơ chế quản lý phát triển nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự
cải cách về chức năng và thiết chế hành chính nhằm tạo thuận lợi cho sự
nghiệp đổi mới chung, mở rộng nhanh chóng các hoạt động kinh tế, đẩy
mạnh cải cách và mở cửa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thay đổi các
chức năng hành chính cho phù hợp tiến độ kinh tế - xã hội là một tất yếu
khách quan. Cơ cấu chức năng của Chính phủ quyết định cơ cấu tổ chức
hành chính. Nhiều lần tinh giảm Bộ máy hành chính ở nước ta không thành
công là do xuất phát từ những thay đổi của chức năng hành chính. Tính quy
luật này cần được nhận thức và vận dụng đúng đắn như một trong những
cơ sở cho việc xây dựng thành công một hệ thống hành chính hiện đại.
23
Khoá luận tốt nghiệp
Tất nhiên, cải cách nền hành chính quốc gia không phải là thay đổi
bản chất Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa, càng không phải thoát ly
những nguyên tắc của Đảng và Nhà nước mà làm cho bộ máy Nhà nước
thể hiện bản chất là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan hành
chính Nhà nước cần phải thực hiện những biện pháp sau đây:
+ Chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, biện chế, quy chế hoạt động của bộ
hành chính các cấp;
+ Cải tiến, sắp xếp, bố trí lại để bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoạt động
có hiệu quả, bảo đảm sự điều hành tập trung, thống nhất, thông suốt, có
hiệu lực từ Chính phủ đến chính quyền địa phương, cơ sở, để thực hiện có
kết quả các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
+ Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của
các cấp tỉnh, huyện, xã để sắp xếp lại tổ chức của mỗi cấp. Kiện toàn bộ
máy chính quyền cấp huyện và xã, phường đủ sức quản lý, giải quyết kịp
thời, đúng thẩm quyền những vấn đề cuộc sống đặt ra và nhân dân đòi hỏi;
+ Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ một cách triệt để trong tổ
chức và hoạt động của Bộ máy hành chính, đồng thời đề cao quyền chủ
động và trách nhiệm của mỗi địa phương và bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất
của Trung ương.
Phần III. Cải cách Bộ máy hành chính Nhà nước trong giai đoạn
hiện nay.
24
Khoá luận tốt nghiệp
Nền hành chính mà chúng ta đang tiến hành xây dựng và cải cách là
nền hành chính Quốc gia có các thuộc tính cơ bản sau đây:
- Nền hành chính của một Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa, là
một Nhà nước: của dân, do dân và vì dân nằm trong một hệ thống chính trị,
dùa trên nguyên tắc cơ bản là tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Xây dựng nền hành chính dân chủ của Nhà nước pháp quyền Việt
Nam, thích ứng và phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng và phát triển kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm phục vụ đắc lực nhân
dân, phát huy dân chủ và giữ vững trật tự, kỷ cương xã hội theo pháp luật.
Nhà nước có vai trò và chức năng quan trọng trong quản lý và điều hành
kinh tế vĩ mô, không thả nổi theo thị trường tự do cũng không can thiệp
trực tiếp và quyền làm chủ của nhân dân bằng cư chế và hình thức thích
hợp nhất với điều kiện cụ thể.
- Nền hành chính của một Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý
theo pháp luật và bằng pháp luật, có một nền pháp chế xã hội chủ nghĩa
nghiêm ngặt, giữ vững trật tự xã hội bảo đảm nền công lý và công bằng xã
hội, hệ thống hành chính và công chức hành chính phải tự đặt mình trong
khuôn khổ pháp luật thi hành công vụ theo quy định của pháp luật chịu
trách nhiệm đầy đủ trước nhân dân.
- Nền hành chính chính quy hiện đại mang đậm tính dân téc, phát
huy đầy đủ những truyền thống tốt đẹp của dân téc xuất phát từ yêu cầu
cuộc sống phù hợp với điều kiện kinh tế, đồng thời thích ứng với thời đại
và chính sách “mở cửa” hoà nhập vào cuộc sống quốc tế và thích nghi với
yêu cầu các quan hệ quốc tế.
Bộ máy hành chính phục vụ và phục vụ chính trị nghĩa là thực hiện
đầy đủ những nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước đề ra, cuộc cải cách
25