Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

NGUYEN TAC d t UNG THU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.69 KB, 26 trang )

NHỮNG NGUYÊN TẮC
ĐIỀU TRỊ
BỆNH UNG THƯ


MỤC TIÊU HỌC TẬP:
1.Trình bày được các bệnh ung thư thường gặp tại
TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ

2.Trình bày mục đích của nguyên tắc điều
trị toàn diện trong ung thư
3.Trình bày các điểm mạnh và yếu của từng
phương pháp điều trị ung thư
4.Nêu nội dung của nguyên tắc điều trị toàn
diện
5.Trình bày các bước thực hiện và điều kiện
điều trị toàn diện bệnh ung thư


I.ĐẠI CƯƠNG:
Ngày nay, bên cạnh bệnh HIV-AIDS cả thế giới
đang tập trung đương đầu ,thì bệnh UT còn là một
thách thức đối với nền y học hiện đại
Theo y tế thế giới hằng năm có trên khoảng 10
triệu bệnh mới mắc và khoảng 6 triệu người chết do
UT.
Ở các nước phát triểnUT là nguyên nhân gây tử
vong đứng thứ 2 sau các bệnh tim mạch,
Các nước đang phát triển : thứ 3 sau bệnh
nhiễm trùng và tim mạch .
Tại Việt Nam hằng năm có khoảng 100.000150.000 trường hợp mới mắc và khoảng 70.000


người chết

.


ĐẠI CƯƠNG (TT)

• Một chiến lược toàn diện dựa trên những công

trình nghiên cứu về sinh học và sinh học phân tử
, bao gồm việc phòng ngừa và chẩn đoán phát
hiện sớm với nhiều mô thức và phương tiện hữu
hiệu sẽ giúp cứu sống và chửa khỏi người bệnh
UT ngày càng nhiều. Để đạt được mục tiêu trên
thì nguyên tắc điều trị toàn diện cần phải được
đặt ra .


Tại TP HCM 10 bệnh ung thư thường gặp:
ở nam giới:
1. Ung thư phổi gây tử vong hàng đầu
2. Ung thư Gan,
3. Ung thư đại tràng ,
4. Ung thư dạ dày,
5. Lymphom không hogkin,
6. Ung thư vòm hầu– họng,
7. Ung thưThanh quản,
8. Ung thưThực quản,
9. Ung thư tiền liệt tuyến ,
10.Ung thư da



Ở nữ giới:

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Ung thư vú đứng hàng đầu,
Ung thư cổ tử cung,
Ung thư phổi,
Ung thư đại trực tràng,
Ung thư dạ dày,
Ung thư gan,
Ung thư tuyến giáp ,
Ung thư buồng trứng,
Ung thư da, lymphom không hogkin
Ung thư da


Tại Cần Thơ (BVUBCT 2009)

• Ở nam giới:

1. Đứng đầu là ung thư đại trực tràng,
2. Ung thư gan,
3. Ung thư phế quản phổi,
4. Ung thư dạ dày,
5. Ung thư máu,
6. Ung thư da,
7. Ung thư tiền liệt tuyến,
8. Lymphom không hogkin,
9. Ung thư vòm,
10. Ung thư dương vật.


Ở nữ giới

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

:

Đứng đầu là ung thư vú,
Ung thư cổ tử cung,
Ung thư đại trực tràng,

Ung thư Gan,
Ung thư phổi,
Ung thư tuyến giáp,
Ung thư da,
Ung thư buồng trứng,
Ung thư dạ dày,
Ung thư máu


4 LiỆU PHÁP ĐiỀU TRỊ UNG THƯ HiỆN NAY
*
*
*
*

Phẫu trị
Hóa trị
Xạ trị
Miễn dịch liệu pháp


2. MỤC ĐÍCH CỦA NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
TOÀN DIỆN
• Điều trị và kiểm soát căn bệnh ung thư một
cách tối ưu
• Xây dựng phương pháp làm việc phối hợp
liên chuyên khoa có chiến lược điều trị tốt căn
bệnh
• Đem lại cho người bệnh cuộc sống, thể chất
và tinh thần tốt hơn

• Giúp người bệnh tái hòa nhập vào cuộc
sống gia đình và xã hội


3. Đánh giá các điểm mạnh yếu của từng
phương pháp điều trị






3.1. Phẫu trị:
Phẫu trị UT ( dùng sớm nhất ).
Đối với các UT khu trú tại chỗ, tại vùng ,
phẫu thuật đã chứng tỏ hiệu quả trong đa
số trường hợp.
Dù vậy phẫu trị vẫn có điểm yếu và thất
bại của phẫu trị được liệt kê như sau:


•Trong phẫu thuật các tế bào UT có thể bị rơi vãi
ở phẫu trừơng
• Nhiều trường hợp phẫu thuật không thể cắt
rộng để lấy đúng mức độ ăn lan vi thể của bướu.
• Sự di căn theo đường limphô hoặc đường máu
là vấn đề chính mà phẫu trị không thể kiểm soát
được.
• Ngoài ra phẫu thuật cắt rộng, vẫn là phương
pháp thô bạo, vì gây xáo trộn chức năng, gây dị

hình đáng kể, là phương pháp không đặc hiệu, và
không có tác dụng kiểm soát bướu toàn thân.


3.2 Xạ trị:

• Xạ trị UT xuất hiện sau phẫu trị, ngày

càng chứng tỏ khả năng và hữu hiệu.
• Đối với ung thư giai đoạn sớm, bức xạ
ion-hóa có khả năng trị khỏi tương tự
như phẫu thuật.

• Tuy vậy mặt yếu của xạ trị cũng không
phải là ít:


• Vùng lõi của bướu, thường bị hoại tử, có thể kháng
tia vì thiếu oxy tế bào,
• Sự nhạy xạ của các mô lành và cơ quan quý nằm
sát cạnh bướu là yếu tố cản trở việc nâng liều xạ
• Xạ trị vẫn là phương pháp thô bạo, diệt tế bào
UT ,hủy hoại mô lành và có tiềm năng sinh ung nếu
bệnh nhân có thời gian sống thêm lâu dài
• Là phương pháp không đặc hiệu và không có tác
dụng toàn thân.


3.3. Hóa trị:


• Hóa trị là phương thức điều trị được đưa
vào áp dụng từ sau thế chiến thứ II,

• Hóa trị được sử dụng để đưa thuốc lưu

chuyển trong toàn thân, chủ yếu được dùng
khi bệnh đã di căn xa. Tuy nhiên hiệu quả
cũng không bền khi tổng số tế bào ác tính
quá lớn.

• Do đó hóa trị cũng có điểm yếu mà thất bại
nằm ở chỗ:


● Các thuốc diệt tế ung thư tỏ ra hữu hiệu khi tổng
khối tế bào còn nhỏ
● Do

độ tưới máu bướu không đồng đều, nên thuốc
khó đến được vùng lõi bướu
● Bản

thân các tế bào bướu có cơ chế thải độc đưa
đến tình trạng kháng thuốc sau một chu kì hóa trị
● Sau

một thời gian đáp ứng, xuất hiện tình trạng
kháng thuốc, các tế bào nhạy với hóa trị đã bị tiêu
diệt, còn lại dòng tế bào kháng thuốc tiếp tục phát
triển.



● Tính độc hại của hóa chất trên các cơ quan quý và
tác dụng phụ là các yếu tố cản trở việc nâng liều hóa
trị
Nhìn chung hóa trị vẫn là một cách can thiệp thô
bạo, không có tính đặc hiệu và có nguy cơ sinh ung
thư thứ phát sau này



3.4. Liệu pháp miễn dịch

• Liệu pháp miễn dịch được đưa vào ứng dụng L/S


khoảng 30 năm nay nhưng rất hứa hẹn nhờ các
khám phá trong lĩnh vực sinh học UT
Tuy nhiên các liệu pháp miễn dịch vẫn còn gặp
phải các trở ngại sau:
• Có sự lệ thuộc đáng kể giữa tổng khối tế bào
bướu và khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể
chủ
• Một số tế bào bướu có khả năng tạo ra các yếu
tố khóa ức chế đáp ứng miễn dịch.


4. NỘI DUNG CỦA ĐIỀU TRỊ TOÀN DIỆN
BỆNH UNG THƯ
• Phối hợp các mô thức điều trị

• Đối với một số loại ung thư, nhất là ở giai đoạn
sớm có thể chỉ cần một mô thức điều trị
• Ví dụ:
• • UT da T1N0. Ung thư cổ tử cung giai đoạn I,
phẫu trị hoặc xạ trị đơn thuần cũng cho kết quả
tốt như nhau.
• UT đại – trực tràng chưa xâm lấn lớp cơ và N(-)
chỉ cần phẫu thuật là đủ
• Nhưng thực tế hằng ngày cho thấy đa số bệnh
nhân đến muộn, và số di căn xa không phải
hiếm gặp. Trong tình huống đó phối hợp các
phương pháp trở nên yêu cầu bức thiết.


Trong việc phối hợp các phương pháp ta phải nắm chắc
các chiêu thức để làm giảm thiểu đến mức tối đa khả
năng thất bại
Ứng dụng mặt mạnh của phương pháp này để bù trừ
mặt yếu của phương pháp kia.
Ví dụ:
• Trong phẫu thuật thường thất bại vì tái phát vùng rìa
bướu, ta dùng xạ trị bổ túc sau mổ để phối hợp hài hòa
với phẫu trị.
• Khi xạ trị có vẻ không thành công vì nhiều khả năng sẽ
tái phát vùng lõi bướu, thì nên dùng phẫu thuật bứng lấy
khối bướu trong phối hợp với xạ trị .


• Khi thấy có khả năng di căn xa vi thể , nên phối hợp hóa
trị + phẫu trị, để cho chiến lược điều trị trở nên toàn diện.

Trị liệu toàn diện (trị liệu đa mô thức, trị liệu phối hợp)
như thế đã cải thiện được tiên lượng hoặc ít ra cũng kéo
dài đời sống bệnh nhân đối với một số loại UT:
• Ung thư vú: việc phối hợp các ưu điểm của phẫu thuật,
xạ trị và hóa trị/ nội tiết đã cải thiện tiên lượng của bệnh
(giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ - tại vùng, giảm tỷ lệ di căn xa,
bảo tồn được mô vú)
• Ngày nay, phần lớn các trường hợp UT điều trị theo
hướng đa mô thức, chỉ một số ít giai đoạn thật sớm mới
được ĐT đơn thuần theo một liệu pháp.


5. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KIỆN
ĐIỀU TRỊ TOÀN DIỆN





5.1 Các bước thực hiện gồm:
Chẩn đoán
Hoạch định chương trình điều trị
– Các bước phối hợp để điều trị căn bệnh
– Phục hồi chức năng và thẩm mỹ







Kế hoạch theo dõi
Kế hoạch hỗ trợ bệnh nhân về tinh thần và hòa
nhập đời sống gia đình và xã hội
Hoạch định chương trình điều trị đối với các
trường hợp tái phát hoặc di căn
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối


5.2 Điều kiện thực hiện:
5.2.1Nhân lực :
Tập thể cán bộ y tế làm việc trong chuyên khoa UT gồm các
bác sĩ, đội ngũ điều dưỡng viên chuyên sâu về UT, các kỹ sư kỹ
thuật viên làm trong phòng máy xạ trị và ngành vật lý phóng xạ.
Mỗi thầy thuốc của ê kíp điều trị phải có 4 đặc trưng sau:
- phải là người nắm vững kỹ thuật chuyên khoa của mình
- phải có một kiến thức rộng về sinh học UT.
- Biết bệnh sử tự nhiên của các loại UT và mối quan hệ
chủ bướu
- Phải có kiến thức khá đủ về các kỹ thuật không thuộc
chuyên khoa của mình.
Ví dụ:
Phẫu thuật viên cũng phải biết khái niệm về xạ trị, hóa trị và giải
phẫu bệnh


5.2.2 Cơ sở vật chất:
Tốt nhất là bệnh viện ung bướu với đầy đủ trang thiết bị
cần thiết cho việc chẩn đoán điều trị chăm sóc và theo dõi bệnh
nhân.



KẾT LUẬN:

• Hiện nay, Ngành UT học là ngành mới ở nước ta

tuy xuất hiện từ những thập kỉ đầu của thế kỉ
trước nhưng thực tế chỉ mới được quan tâm phát
triển gần đây. Hiện nay ở nước ta ngày càng có
nhiều cơ sở y tế tham gia điều trị UT nhưng chưa
hoàn thiện về cơ sở, nhân tài, vật lực và phương
pháp do đó quan điểm điều trị toàn diện càng trở
nên bức thiết hơn

• Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, ngành UT còn
nhiều khó khăn để đối phó với căn bệnh, nên các
yếu tố như tinh thần, chất lượng cuộc sống, phục
hồi chức năng cũng như tái hòa nhập với xã hội
cho bệnh nhân vẫn còn bị bỏ ngõ.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×