Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

thống lĩnh thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.34 KB, 5 trang )

NHÓM 9
Câu hỏi: Phân tích hành vi lạm dụng thống lĩnh thị trường theo quy
định của Luật cạnh tranh? Cho ví dụ.
I.

Các khái niệm

1.

Vị trí thống lĩnh
Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ
30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh
tranh một cách đáng kể.
Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng
hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên
quan;
b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên
quan;
c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên
quan.
(Điều 11 Mục 2- Luật cạnh tranh 2004)

2.

Hành vi lạm dụng thống lĩnh thị trường
Là những hành vi do doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh thị trường thực hiện nhằm củng cố vị trí thống lĩnh bằng cách
loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường, ngăn cản, kìm hãm doanh
nghiệp khác không cho gia nhập thị trường, phát triển kinh doanh, dẫn đến


những sai lệch về cạnh tranh trên thị trường.


II.

Phân tích
1.

Các hành vi lạm dụng thống lĩnh thị trường.

Điều 13 Luật cạnh tranh 2004 đã liệt kê cụ thể 6 hành vi dưới đây là
những hành vi lạm dụng thống lĩnh thị trường và bị pháp luật cấm:
a, Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh
tranh.
Hành vi này là việc doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ với
giá thấp hơn giá thành thực để thu hút khách hàng và gây khó khăn cho
những doanh nghiệp cùng kinh doanh mặt hàng hoặc cung ứng cùng một
loại dịch vụ. Theo đó, cơ quản quản lí thị trường chỉ cần xác định và tính
toán tất cả các chi phí đã được doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất, kinh doanh
sản phẩm và giá bán thực tế của chúng rồi đem so sánh với nhau; nếu hành
vi bán hàng, cung ứng dịch vụ với mức giá gây lỗ thì mặc nhiên sẽ bị coi là
định giá hủy diệt nếu doanh nghiệp thực hiện hành vi có quyền lực thị
trường và hành vi đó không thuộc những trường hợp đặc biệt được quy
định.
(Khoản 2 điều 23 Nghị định 116/2005/NĐ-CP)
b, Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối
thiểu gây thiệt hại cho khách hang
Với hành vi này, khách hàng là những người bị chịu thiệt hại bởi giá mà họ
phải mua quá cao so với giá trị thực tế của sản phẩm hoặc phải bán hàng
hóa với giá thấp hơn giá thành thực. Giá mua, bán sản phẩm trên thị trường

không được hình thành từ cạnh tranh mà do các doanh nghiệp thống lĩnh ấn
định. Mức chênh lệch giữa giá được ấn định với giá cạnh tranh (giả định) là
khoản lợi ích độc quyền nếu có cạnh tranh. Do đó, hànhvi này được coi là
hành vi điển hình mang tính chất bóc mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh
hay vị trí độc quyền có được. Vì vậy, bằng hành vi này doanh nghiệp thống
lĩnh hoặc độc quyền đã có được toàn bộ giá trị thặng dư tiêu dùng của
thị trường, mà thực chất là phần giá trị lẽ ra được hưởng của người tiêu
dùng lột khách hàng.Đây là một dạng cạnh tranh thông qua yếu tố giá cả


của hàng hóa, dịch vụ mà theo đó, trong điều kiện kinh doanh bình thường
(không có thiên tai, khủng hoảng kinh tế...) lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường để áp đặt giá mua thấp hơn giá thành sản xuất.
c, Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự
phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hang
Nhóm hành vi này gồm ba hành vi cụ thể sau:
Thứ nhất, hạn chế sản xuất, phân phối sản phẩm gây thiệt hại cho khách
hàng - là hành vi giảm khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ một cách giả
tạo để lũng đoạn thị trường, làm biến động quan hệ cung cầu theo hướng có
lợi cho doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường trong giao dịch với
khách hàng.
Thứ hai, hạn chế thị trường gây thiệt hại cho khách hàng - là việc doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh tự giới hạn khu vực bán hoặc giới hạn nguồn mua
sản phẩm mà không có lý do chính đáng gây thiệt hại cho khách hàng.
Thứ ba, hạn chế sự phát triển kỹ thuật, công nghệ làm thiệt hại cho
khách hàng - là việc doanh nghiệp thực hiện những hành vi nhằm cản trở đối
thủ cạnh tranh tiến hành việc nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ hoặc
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh. Ví dụ như
hành vi mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy
hoặc không sử dụng hoặc hành vi đe dọa hoặc ép buộc người đang nghiên

cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ phải ngừng hoặc hủy bỏ việc nghiên cứu
đó.
Cũng giống như hiện tượng trên, hành vi bị cấm cũng là hành vi diễn ra
trong điều kiện sản xuất kinh doanh bình thường.
d, Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau
nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh
Theo quy định của điều 29 Nghị định 116/2005/NĐ-CP, đây là “hành vi
phân biệt đối xử với các doanh nghiệp về điều kiện mua bán, giá cả, thời hạn
thanh toán, số lượng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ tương tự về
mặt giá trị hoặc tính chất hàng hóa, dịch vụ để đặt một số doanh nghiệp vào
vị trí cạnh tranh có lợi hơn so với doanh nghiệp khác”; vì vậy, nó còn được
gọi là hành vi phân biệt đối xử thương mại. Hành vi này được cấu thành bởi
hai yếu tố sau: thứ nhất, doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh đã áp dụng các
điều kiện mua, bán, giá cả, thời hạn thanh toán, số lượng khác nhau trong
những giao dịch như nhau; thứ hai, hành vi đã gây ra tình trạng bất bình
đẳng giữa các khách hàng.


Đây thực chất là sự phân biệt đối xử trong kinh doanh, theo đó có một số
khách hàng được ưu ái hơn và vì vậy, họ có điều kiện cạnh tranh tốt hơn
bằng phương thức không chính đáng.
e, Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán
hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ
không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng
Loại hành vi này bao gồm:
- Hành vi áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua
bán hàng hóa, dịch vụ là việc áp đặt những điều kiện tiên quyết mà khách
hàng buộc phải chấp nhận để có thể ký kết được hợp đồng.
- Buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến
đối tượng hợp đồng (khoản 2 điều 130 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy

định: “là hành vi gắn việc mua bán hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của hợp
đồng với việc phải mua hàng hóa, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người
được chỉ định trước hoặc thực hiện thêm một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm
vi cần thiết thực hiện hợp đồng”)
f, Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.
Căn cứ những quy định của điều 31 Nghị định 116/2005/NĐ-CP, ngăn cản
việc gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới có thể hiểu là
hành vi tạo ra những rào cản về giá hoặc về nguồn tiêu thụ, nguồn nguyên
vật liệu… trên thị trường liên quan.
Theo phương thức này, các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực
hiện việc tẩy chay hay ngăn cản sự nhập cuộc của những đối thủ cạnh tranh
mới thông qua việc trực tiếp hay buộc khách hàng mới xuất hiện trên thị
trường liên quan.
2. Hậu quả của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
Theo điều 13 và Điều 14 Luật Cạnh tranh có nêu hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường gây ra các hậu quả kinh tế, xã hội:
- Phương hại đến lợi ích của người tiêu dùng: Doanh nghiệp lợi dụng vị
trí độc quyền, vị thế thống lĩnh thị trường áp đặt các điều kiện bất lợi cho
khách hàng như: i) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý
hoặc ấn định giá bán tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; ii) Hạn chế sản
xuất , phân phối hàng hóa , dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát
triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng.


- Gây ra tình trang bất bình đẳng trong cạnh tranh đối với các doanh
nghiệp, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp khác: Lợi dụng vị thế thống
lĩnh thị trường áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong kinh doanh; Áp
đặt điều kiện cho các doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng
hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không
liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; Lợi dụng vị thế độc quyền

để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý
do chính đáng; Bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ
cạnh tranh; Ngăn cản việc tham gia thị trường cảu các đối thủ cạnh tranh
mới.
- Gây thiệt hại đối với Nhà nước: không phát triển khao học công nghệ,
lãng phí nguồn lực và giảm các nguồn thu từ thuế.
3. Chế tài
Trên cơ sở xem xét các yếu tố như “mức độ gây hạn chế cạnh tranh do
hành vi vi phạm gây ra, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra, khả
năng gây hạn chế cạnh tranh của các đối tượng vi phạm, thời gian thực hiện
hành vi vi phạm, khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi
phạm và các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng” (Điều 7, Nghị định số
120/2005/NĐ-CP), doanh nghiệp vi phạm quy định về lạm dụng vị trí thống
lĩnh thị trường có thể phải chịu một trong các hình thức xử lý vi phạm sau:
Phạt tiền với mức phạt tối đa 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có
vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường trong năm tài chính trước năm thực
hiện hành vi phạm.
Phạt bổ sung với các hình thức như tịch thu tang vật, phương tiện
được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ
khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm,..
Các biện pháp khắc phục hậu quả: buộc loại bỏ những điều khoản vi
phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh liên quan, buộc
cơ cấu lại doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường...
III.

Ví dụ




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×