Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
II-O-1.15
CHẾ TẠO MÀNG GIỚI HẠN QUANG OIL RED O BẢO VỆ DETECTOR
Trần Thị Thúy Oanh, Châu Huy, Bùi Thị Cẩm Tú, Nguyễn Thanh Lâm
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
TÓM TẮT
Chúng tôi đã chế tạo thành công màng giới hạn quang Oil red O bằng phương pháp polime hóa
gốc tự do dạng khối, chiều dày màng khoảng 0.25mm với giá thành rất thấp. Các đặc tính quang của
màng được khảo sát bằng phương pháp Z-scan. Kết quả cho thấy, màng Oil red O có tính năng hạn
chế cường độ ánh sáng đầu ra ở một ngưỡng nhất định, gọi là giới hạn quang. Tính năng này giúp
bảo vệ các thiết bị quang học nhạy cảm như detector trước sự hủy hoại của ánh sáng laser cường độ
cao.
GIỚI THIỆU
Nguồn Laser là thiết bị được sử dụng trong rất nhiều các lĩnh vực, từ đời sống, y học, khoa học kỹ thuật,
quân sự, đến các thí nghiệm quang học. Trong phòng thí nghiệm, laser được sử dụng trong vùng hồng ngoại, khả
kiến, tử ngoại và công suất khoảng vài mW đến vài MW. Tuy nhiên, việc sử dụng laser trực tiếp và thường
xuyên tìm ẩn rất nhiều nguy hiểm, nó có thể gây hư hại đến mắt người và cảm biến quang học bên trong
detector. Vì vậy việc chế tạo một thiết bị giới hạn quang để bảo vệ trước bức xạ laser là rất cần thiết và cấp bách.
Có nhiều sản phẩm kính lọc cũng có khả năng làm giảm cường độ laser, tuy nhiên giá thành rất cao và chỉ
hoạt động trên một khoảng bước sóng nhất định. Chúng tôi tự chế tạo màng giới hạn quang có tính năng tương
tự để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Màng có khả năng hoạt động trên một khoảng bước sóng rộng, giá thành
rất thấp, phương pháp chế tạo đơn giản.
Giới hạn quang là một quá trình quang phi tuyến trong đó hệ số truyền qua của vật liệu giảm khi cường độ
của ánh sáng tới tăng. Tính chất giới hạn quang của vật liệu xảy ra do sự hấp thụ phi tuyến bậc III chủ yếu dựa
trên 3 cơ chế: hấp thụ 2 photon, hấp thụ bão hoà và hấp thụ bão hoà ngược. Vì vậy, chỉ những vật liệu quang phi
tuyến mới có được tính chất giới hạn quang [1]. Thiết bị giới hạn quang hoạt động dựa trên hiệu ứng giới hạn
quang: hạn chế cường độ ánh sáng đầu ra ở một ngưỡng nhất định, mặc dù cường độ ánh sáng đầu vào tiếp tục
tăng thì cường độ ánh sáng đầu ra vẫn giữ nguyên không đổi.
Vật liệu được sử dụng để chế tạo màng bảo vệ quang học phải có những tính chất như: cho ánh sáng đi
qua, bền cơ học, không bị laser phá huỷ và quan trọng nhất là phải giới hạn được cường độ sáng đi qua đối với
các ánh sáng trong vùng khả kiến, vùng gần hồng ngoại và cận hồng ngoại [2].
Những năm đầu của thế kỷ 21, tính chất giới hạn quang dựa trên cơ chế hấp thụ bão hoà ngược đã được
phát hiện đối với các chất hữu cơ phi tuyến [3]. Cho đến nay, các chất hữu cơ phi tuyến là đối tượng nghiên cứu
hàng đầu do thời gian đáp ứng phi tuyến rất nhanh mà giá thành lại rẻ [4], [5].
Bên cạnh đó, cũng có những khó khăn trong việc tìm kiếm vật liệu tốt để chế tạo màng bảo vệ quang học
có chất lượng cao. Một số vật liệu không có khả năng tồn tại dưới dạng màng rắn, một số vật liệu không thật sự
bền với tác dụng của laser cường độ cao, một số vật liệu thì bị mất tính chất giới hạn quang khi sử dụng trong
thời gian dài. Cũng có một số vật liệu chế tạo màng bảo vệ quang học không ổn định về phẩm chất, khi sử dụng
để đo đạc thì dữ liệu ghi nhận bị sai lệch [6].
Vì vậy, việc tìm kiếm những vật liệu tốt nhất để chế tạo màng giới hạn quang có phẩm chất tốt, ổn định với
thời gian và bền là một vấn đề nan giải.
Rất nhiều công trình của các tác giả đã tập trung khảo sát các tính chất phi tuyến của vật liệu hữu cơ quang
phi tuyến, điển hình như là công trình của tác giả Rekha và các cộng sự vào năm 2009 đã chế tạo và khảo sát đặc
tính phi tuyến và hiệu ứng giới hạn quang của màng hữu cơ Oil red O. [7] Ở đây, các ông nghiên cứu bằng Laser
Nd-YAG liên tục với bước sóng 532nm, công suất đầu ra là 5mW. Hiện nay, trong nước chưa có nhóm nào
nghiên cứu về tính chất quang phi tuyến bậc ba của chất hữu cơ và khai thác ứng dụng của nó.
Trong bài báo này, chúng tôi tiến hành chế tạo màng polymer thuốc nhuộm Oil red O có bề dày 0.25mm,
khảo sát chiết suất phi tuyến n2, hệ số hấp thụ phi tuyến, tính chất giới hạn quang của Oil red O bằng nguồn laser
liên tục bước sóng 532nm, công suất tối đa là 14mW. Dụng cụ được chúng tôi sử dụng để đo đạc là detector
Laser Beam Profiler (LBP) có kết nối với máy tính qua cổng USB. Phương pháp chúng tôi sử dụng là phương
pháp Z-scan đo bán kính chùm kết hợp với thuật toán lập trình Matlab.
ISBN: 978-604-82-1375-6
53
Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
THỰC NGHIỆM
Vật liệu
Oil Red O là một lysochrome, thuộc họ thuốc nhuộm azo, được sử dụng để nhuộm màu trung tính. Nó là
thuốc nhuộm có màu đỏ với sự hấp thụ tối đa bước sóng 518 nm và 359 nm. Oil Red O cấu trúc phân tử được
biểu diễn như hình 1. Thông số của Oil Red O được mô tả trong bảng 1.
Oil red O có thể hòa tan trong nước và tan nhanh trong Ethanol. Thuốc nhuộm này được ứng dụng chủ
yếu vào nghiên cứu trong sinh học và trong lĩnh vực quang phi tuyến. Trong nghiên cứu này, Methymethacrelate
(MMA) được chọn như một monomer để tổng hợp các màng mỏng polymer được pha tạp thuốc nhuộm. Sự điều
chỉnh vật liệu polymer bằng các dung môi phụ gia tăng cường ngưỡng phá hủy laser. Acetonitrile mức quang
phổ được chọn như một chất phụ gia bởi vì nó kết hợp sự hòa tan tốt đối với thuốc nhuộm oil red O. Benzoyl
peroxide được sử dụng như một chất khơi màu.
Bảng 1. Thông số của Oil red O
Ứng dụng
Tỉ lệ thuốc nhộm
Khối lượng phận tử
Trạng thái
Công thức phân tử
Bảo quản
Số đăng ký
Là thuốc nhuộm hữu ích cho quá trình nghiên cứu
sinh học
≥ 75%
408,49
Rắn
C26H24N4O
Nhiệt độ phòng
215-295-3
C26H24N4O
Hình 1. Cấu trúc phân tử và công thức hóa học của Oil red O
Tổng hợp màng mỏng polymer thuốc nhuộm Oil red O
Quy trình tổng hợp màng polymer Oil red O gồm các bước sau:
Bước 1: Đầu tiên trộn 40ml MMA với 10ml Acetonitrile để tạo thành 50ml dung môi khơi màu. Sau đó
trộn 0.001g bột Oil red O vào dung dịch khơi màu, khuấy từ không gia nhiệt trong 10 phút, kết quả thu được
dung dịch màu đỏ gọi là dung dịch hỗn hợp (Oil red O, Acetonitrile, MMA).
Bước 2: Điều chế hỗn hợp tạo màng từ Belzoyl Peroxide và MMA. Trộn 0,5g Belzoyl Peroxide vào 100ml
MMA và khuấy từ không gia nhiệt trong 30 phút, kết quả thu được là dung dịch hơi nhớt trong suốt màu vàng
nhạt gọi là dung dịch tạo màng polymer.
Bước 3: Lấy dung dịch hỗn hợp thu được ở bước 1 trộn với dung dịch tạo màng polymer ở bước 2 theo tỉ lệ
3:2 và cho vào lọ nhỏ, ta được hỗn hợp tạo màng polymer Oil red O. Khuấy từ gia nhiệt ở 85oC trong vòng 60 –
90 phút. Kết quả thu được là một dung dịch sệt màu đỏ (do có sự giãn nhở vì nhiệt nên không đổ quá đầy lọ).
Bước 4: Đổ hỗn hợp sệt màu đỏ thu được ở bước 3 ra đĩa petri thuỷ tinh. Đổ đều tay một cách chậm rãi từ
tâm của đĩa petri để cho hỗn hợp lan từ từ ra hai bên, sao cho bề dày của mẫu là 1mm. Để yên không di chuyển
đĩa petri trong khoảng từ 15 – 20 phút ngoài không khí cho hỗn hợp nguội bớt và đặc lại. Trong giai đoạn này,
màng có thể bị nhăn do chưa khô, khi đã khô và kết thành màng polymer, màng sẽ không còn nhăn nữa. Sau đó,
dùng giấy nhựa trong bịt kín đĩa petri và cất nơi khô ráo nhiệt độ phòng trong thời gian 2 – 3 ngày.
Bước 5: Lấy sản phẩm ra khỏi khuôn
Tráng hoặc ngâm sản phẩm từ 2-3 phút qua nước sạch, sau đó lấy ra.
Kết quả thu được là màng polymer Oil red O có dạng hình tròn của đáy đĩa petri nồng độ 0,05mM và bề
dày 0.25mm.
ISBN: 978-604-82-1375-6
54
Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
Hình 2. Màng Polymer thuốc nhuộm Oil red O
Phổ truyền qua
Phổ truyền qua của Oil red O ở nồng độ 0.05 mM được nghiên cứu bằng cách sử dụng máy quang phổ UVVIS (PERKIN-ELMER LAMDA 35) như hình 2.
Hình 2. Máy UV-VIS HALO RB-10 dùng để đo phổ truyền qua
Các nghiên cứu phi tuyến
Dùng kỹ thuật Z-scan xác định chiết suất phi tuyến
Phương pháp Z-scan được xây dựng bởi Sheik-Bahae và các cộng sự được sử dụng để xác định tính chất
quang phi tuyến của các thuộc nhuộm azo. Nó dựa trên hiện tượng chiết suất phụ thuộc cường độ và liên quan
đến sự thay đổi chiết suất như một hàm theo cường ánh sáng tới mẫu:
n = n0 + n2I
Ở đây n là chiết suất, n0 là chiết suất tuyến tính, n2 là chiết suất phi tuyến, I là cường độ. Nó ứng với phần
thực của [3] trong khai triển Taylor của độ phân cực vật liệu.
Chúng tôi sử dụng laser công suất 14 mW bước sóng 532nm làm nguồn kích thích cho kỹ thuật Z-scan.
Laser biên dạng Gauss được hội tụ bằng một thấu kính hội tụ tiêu cự f = 50 mm, cường độ tại cổ chùm I0 = 13.1
mWcm-2 và bán kính tại cổ chùm 0 cỡ 26 m. Bố trí thí nghiệm Z-scan bán kính chùm biểu diễn như trong hình
3 . Một cuvette độ dày 1mm chứa thuốc nhuộm Oil red O được hòa tan trong dung môi với nồng độ 0.05mM
được dịch chuyển quanh cổ chùm dọc theo trục về hướng chùm laser lan truyền. Bán kính chùm ở trường xa
được đo bằng một laser beam profiler (LBP). Trong phép đo Z-scan khe mở và Z-scan bán kính chùm, LBP sẽ
thu toàn bộ laser truyền qua mẫu. Phương pháp tương tự được lặp lại cho màng mỏng polymer.
ISBN: 978-604-82-1375-6
55
Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
Hình 3. Thí nghiệm Z-scan bán kính chùm
(1) LBP, (2) mẫu cần đo, (3) thấu kính, (4) laser
Kỹ thuật giới hạn quang
Hiệu ứng giới hạn quang của thuốc nhuộm Oil red O được nghiên cứu bằng laser liên tục công suất 14 mW
bước sóng 532nm. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu giới hạn quang tương tự như thí nghiêmh Z-scan nhưng công
suất laser điều chỉnh bằng biến trở như hình 4 . Màng polymer pha tạp Oil red O được giữ ở vị trí cổ chùm.
Chúng tôi sử dụng bộ biến áp và biến trở để thay đổi điện áp vào laser từ đó thay đổi công suất đầu ra của laser.
Sau đó chùm ló ra từ mẫu đến LBP. Cường độ laser đầu vào thay đổi một cách có hệ thống và các giá trị cường
độ đầu ra tương ứng được đo bằng LBP. Ta sẽ thực hiện thí nghiệm này bằng cách thay đổi công suất laser trong
hai trường hợp không có mẫu và có mẫu. Cuối cùng chúng ta thu được sự thay đổi công suất đầu ra (lúc có mẫu)
theo công suất đầu vào (lúc không có mẫu)
Hình 4. Biến trở.
Chương trình mô phỏng Matlab hỗ trợ phương pháp Z-scan
Trái với phương pháp Z-scan hệ số truyền qua, phương pháp Z-scan bán kính chùm đơn giản về mặt thực
nghiệm nhưng lại phức tạp về mặt tính toán. Để đơn giản hóa quá trình tính toán của phương pháp này, nhóm đã
xây dựng các chương trình xử lý dữ liệu Z-scan tự động bằng Matlab và Mathematic. Từ đó chỉ cần đo đạc dữ
liệu thực nghiệm R(z), không cần thực hiện tính toán, chương trình sẽ tự động xuất ra kết quả tính toán các tham
số phi tuyến cần tìm như hình 5.
ISBN: 978-604-82-1375-6
56
Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
Hình 5. Kết quả chạy chương trình mô phỏng tính toán các tham số phi tuyến
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Độ truyền qua và hệ số hấp thụ tuyến tính
Trên hình 6 là phổ truyền qua của dung dịch Oil red O 0.05mM và màng polymer Oil red O 0.05mM, qua
đó chúng ta thấy độ truyền qua của màng polymer lớn hơn độ truyền qua của dung dịch tương ứng. Nguyên nhân
là do bề dày của màng và dung dịch khác nhau.
Từ phổ truyến qua và bề dày thực của mẫu L, ta xác định hệ số truyền qua T và hệ số hấp thụ tuyến tính
và bề dày hiệu dụng Leff của màng Oil Red O ở nồng độ 0.05mM khảo sát đối với bước sóng 532nm.
Hình 6. Phổ truyền qua của dung dịch Oil red O 0.05mM và màng polymer Oil red O 0.05mM
Khi đo bằng máy quang phổ UV-Vis, bề dày thực của cuvette chứa dung dịch là 10mm, bề dày màng
polymer là 0.25 mm.
Đối với màng polymer tính toán theo công thức sau:
ln T
; Leff 1 exp( L )
L
Đối với dung dịch thuốc nhuộm:
Leff
1 exp( L ')
Trong đó, L’ là bề dày thực của mẫu dung dịch, L’ = 1 mm.
ISBN: 978-604-82-1375-6
57
Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
Bảng 2. Kết quả tính toán được từ phổ truyền qua của dung dịch và màng Oil red O
Kết quả
Dung dịch (0.05mM)
Màng polymer (0.05 mM)
Hệ số truyền qua T
Hệ số hấp thụ tuyến tính (mm-1)
Bề dày hiệu dụng của mẫu Leff(mm)
0.0047
0.5360
0.7741
0.5698
2.2499
0.1912
Hệ số hấp thụ phi tuyến và chiết suất phi tuyến
Chiết suất phi tuyến và hệ số hấp thụ phi tuyến của các dung dịch và màng được tính toán từ dữ liệu thu
được của các phép đo Z-scan và chương trình mô phỏng Matlab. Đường cong hấp thụ bão hòa đối với thuốc
nhuộm trong dung môi và màng mỏng pha tạp thuốc nhuộm Oil red O được biểu diễn bằng đường cong Z-scan
khe mở như trong hình 7.
Hình 7. Đường cong Z-scan khe mở của thuốc nhuộm Oil red O ở dạng dung dịch (a) và polymer pha tạp (b).
Trong Z-scan khe đóng, sự hấp thụ bão hòa làm cho đường cong Z-scan có dạng bất đối xứng. Tọa độ peak
của đường cong cho biết dấu của chiết suất phi tuyến. Đây là hiệu ứng tự phân kì do sự thay đổi chiết suất cục bộ
theo cường độ. Hiệu ứng tự phân kì của thuốc nhuộm trong dung môi và màng mỏng polymer được biểu diễn ở
hình 8.
(a)
(b)
Hình 8. Đường cong Z-scan khe đóng của thuốc nhuộm Oil red O ở dang dung dịch (a) và màng polymer (b)
Đại lượng rp-v là sự khác nhau giữa peak chuẩn hóa và thung lũng chuẩn hóa. Chiết suất phi tuyến thuần
túy n2 thu được bằng cách chia dữ liệu R(z) cho dữ liệu Z-scan khe mở. Các đường cong Z-scan chiết suất phi
tuyến thuần túy được biểu diễn trong hình 9.
ISBN: 978-604-82-1375-6
58
Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
Hình 9. Đường cong chiết suất phi tuyến thuần túy của thuốc nhuộm Oil red O ở dạng dung dịch (a) và màng
polymer (b)
Từ hình ta nhận thấy rằng giá trị rp-v tăng đối với màng mỏng polymer thuốc nhuộm so với dung dịch
thuốc nhuộm. Điều này có thể giải thích do sự phân tán nhiệt trong môi trường chất lỏng nhanh hơn so với môi
trường chất rắn. Các tính toán được đưa ra ở bảng 3.
Bảng 3. Hệ số hấp thụ phi tuyến và chiết suất phi tuyến bậc n2
Kết quả
Hệ số hấp thụ phi tuyến
(mm/W)
Chiết suất phi tuyến bậc ba
n2 (x10-6mm2/W)
Dung dịch (0.05mM)
Màng polymer (0.05mM)
0.0262
0.0587
-6.6447x10-6
-3.5765x10-6
Giá trị n2 trong màng mỏng polymer thuốc nhuộm lớn hơn trường hợp các thuốc nhuộm trong dung môi
có thể là do sự định xứ Anderson của các photon.
Quãng đường tự do trung bình tán xạ của các photon trong chất rắn nhỏ hơn trong chất lỏng, do đó có sự
định xứ của các điện trường mạnh bên trong chất rắn dẫn đến chiết suất phi tuyến tăng trong trường hợp màng
mỏng polymer. Nguồn được sử dụng để khảo sát tính chất phi tuyến là laser liên tục, do đó sự phi tuyến quang
học của thuốc nhuộm được quan sát ở đây có nguồn gốc nhiệt. Pha của chùm lan truyền bị méo cũng do ảnh
hưởng của nhiệt. Đồng thời khoảng cách peak của thung lũng lớn hơn khoảng Rayleigh cũng cho thấy sự tồn tại
của thành phần nhiệt.
Giới hạn quang
Các đường cong giới hạn quang của thuốc nhuộm với laser bước sóng 532 nm được biểu diễn trong hình
10. Công suất đầu vào và công suất đầu ra được chuẩn hóa bằng cách chia giá trị công suất thực tế với giá trị
công suất đầu vào nhỏ nhất.
Hình 10. Đường cong giới hạn quang của Oil red O ở dạng dung dịch và màng polymer
Kết quả cho thấy ở giai đoạn đầu, công suất đầu ra tăng khi công suất đầu vào tăng. Tuy nhiên kể từ giá trị
0.480 của công suất đầu vào thì công suất đầu ra gần như là không đổi. Trong đó đường cong giới hạn quang của
màng polymer thuốc nhuộm gần như là đường thẳng nằm ngang khi hiệu ứng quang xảy ra còn dung dịch thì
ISBN: 978-604-82-1375-6
59
Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
không hoàn toàn thẳng. Từ đó ta thấy màng polymer có tính chất giới hạn quang ổn định hơn thuốc nhuộm trong
dung môi.
KẾT LUẬN
Chúng tôi đã khảo được hệ số hấp thụ và chiết suất phi tuyến trong thuốc nhuộm hữu cơ Oil red O cho cả
dung dịch và màng mỏng trạng thái rắn bằng cách dùng kỹ thuật Z-scan với chùm tia laser liên tục bước sóng
kích thích 532nm, đặc biệt là nhóm đã xây dựng các chương trình xử lý dữ liệu Z-scan tự động bằng Matlab và
Mathematic giúp đơn giản hóa quá trình tính toán của phương pháp Z-scan bán kính chùm. Điều đáng chú ý
trong báo cáo này là việc chế tạo được màng polymer rắn bằng phương pháp polymer hóa khối gốc tự do. Các
màng này giúp bảo vệ detector trong những thí nghiệm với laser cường độ cao và chứng minh được thuốc
nhuộm Oil red O là chất hữu cơ đáp ứng được một số yêu cầu về vật liệu phi tuyến: chất lượng quang học tốt,
tính ổn định cao, nguyên liệu dễ tìm mua và chế tạo đơn giản. Đây là những kết quả khả quan đối với các ứng
dụng tiềm năng trong thiết bị quang phi tuyến.
FABRICATION OF OIL RED O OPTICAL LIMITING FILM
ABSTRACT
We have successfully fabricated Oil Red O optical limiting film with a thickness of about
0.25mm by low-cost fabrication process, called thermal bulk free-radical polymerization. The optical
properties of the films are investigated using Z-scan method. Results showed that Oil Red O films limit
output light intensity at a certain threshold, optical limitting properties. This feature helps to protect
sensitive equipment such as optical detector from the destruction of high-intensity laser light.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Elsa Garmire. “Overview of Nonlinear Optics”. Dartmouth College (2012).
[2]. Mary J. Miller, Andrew G. Mott, and Brian P. Ketchel. “General Optical-Limiting Requirements”.
Army Research Laboratory (1999).
[3]. F. E. Hernández, S. Yang, V. Dubikovsky, W. Shensky III, E. W. Van Stryland, D. J. Hagan. “High
Performance Optical Limiter”. Nonlinear Opt. (2001).
[4]. Zidan, M. D., et al. "Optical limiting behavior of acid blue 29 under a low power CW He-Ne laser
irradiation." Acta Physica Polonica-Series A General Physics 115.5 (2009).
[5]. R.KH. Manshad, Q.M.A. Hassan. “Optical limiting properties of magenta doped PMMA under CW
laser illumination”. Pelagia Research Library (2012).
[6]. Richard Lepkowicz, Andrey Kobyakov, David J. Hagan, and Eric W. Van Stryland. “Picosecond
optical limiting in reverse saturable absorbers: a theoretical and experimental study”. Journal of the
Optical Society of America B (2001).
[7]. Rekha, R.K & Ramalingam, A. “Nonlinear characteristic and optical limiting effect of oil red O azo
dye in liquid and solid media”. Journal of Modern Optics, 56(9), 1096-1102 (2009).
ISBN: 978-604-82-1375-6
60