Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NGHIÊN cứu sự cân BẰNG CHUYỂN TIẾP GIỮA ĐỒNG vị 99MTC và ỒNG vị 99MO được tạo bởi PHẢN ỨNG bắt NEUTRON của ĐỒNG vị 98MO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 6 trang )

Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

II-O-1.1
NGHIÊN CỨU SỰ CÂN BẰNG CHUYỂN TIẾP GIỮA ĐỒNG VỊ 99MTC VÀ ĐỒNG VỊ 99MO
ĐƯỢC TẠO BỞI PHẢN ỨNG BẮT NEUTRON CỦA ĐỒNG VỊ 98MO
Hồ Thị Thông2, Chary Rangacharyulu1, Châu Văn Tạo2, Võ Hồng Hải2, Ronan Lefol1
Khoa Vật Lý-Vật Lý kỹ thuật, Trường Đại Học Saskatchewan
Khoa Vật Lý-Vật Lý kỹ thuật, Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Tp. Hồ Chí Minh
E-mail:
1

2

TÓM TẮT
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát sự cân bằng chuyển tiếp giữa phân rã của đồng vị 99Mo và đồng
vị con 99mTc trong mẫu MoO3 sau khi được kích hoạt tại lò phản ứng SLOWPOKE-2. Việc tính toán
hoạt độ tương đối của đồng vị 99Mo (ứng với đỉnh năng lượng 181 keV, 739 keV và 777 keV) và 99mTc
(141 keV) ở nhiều thời điểm khác nhau đã mang lại những kết quả đáng mong đợi. Thứ nhất, quy luật
phân rã của đồng vị 99Mo và đồng vị 99mTc theo thời gian phù hợp tốt với những mô tả trong lý thuyết.
Thứ hai, tỉ số hoạt độ tương đối giữa đồng vị 99mTc và 99Mo duy trì là hằng số sau khoảng 40-50 giờ
kết thúc kích hoạt tức là sự cân bằng chuyển tiếp xảy ra sau khoảng thời gian này. Tuy nhiên, kết quả
của đỉnh năng lượng 777 keV không đủ tốt và nguyên nhân chính là do sự ảnh hưởng của đỉnh năng
lượng 772 keV phát ra từ đồng vị 187W được tạo ra trong quá trình kích hoạt mẫu.
Từ khóa: Sự cân bằng chuyển tiếp, cân bằng phóng xạ, đặc tính phân rã của
MỞ ĐẦU
Xét chuỗi phân rã phóng xạ:
1
2
B 1 
 B2 
 ...


Hoạt độ của đồng vị mẹ B1 và đồng vị con B2 được tính bởi:
 t
A1 (t )  1N0e 1


 t
 t
A2 (t )  1 2 N0 (e 1  e 2 )
2  1

99Mo/99mTc.

(1)
(2)

Với 1 , 2 là hằng số phân rã của đồng vị mẹ và đồng vị con; N0 là số hạt nhân của đồng vị mẹ tại thời
điểm t = 0.
Suy ra, tỉ số hoạt độ giữa đồng vị con và đồng vị mẹ:

r

A2
2

(1  e ( 2 1 )t )
A1 2  1

(3)

Nếu chu kỳ bán rã của đồng vị mẹ lớn hơn nhiều so với đồng vị con thì sau một thời gian t đủ lớn đại

   t
lượng e 2 1  0 và khi đó tỉ số hoạt độ sẽ tiến đến hằng số [2]:

r

A2
2

A1 2  1

(4)

Nếu hằng số này lớn hơn “1” trong phạm vi sai số mà ta đang xét thì sự cân bằng chuyển tiếp được thiết
lập [3]. Sự cân bằng chuyển tiếp là một trạng thái quan trọng xảy ra trong quá trình phân rã của các hạt nhân
phóng xạ. Một vài ví dụ về trạng thái cân bằng này như: phân rã của 140Ba (T1/2=12,8 ngày) thành đồng vị 140La
(T1/2=40 giờ) hoặc đồng vị 214Pb (T1/2=27 phút) và 214Bi (T1/2=20 phút) hay đồng vị 99Mo (T1/2=66 giờ) và đồng vị
con của nó 99mTc (T1/2=6 giờ) [3],[4], … Trong nghiên cứu này, sự cân bằng chuyển tiếp được xem xét thông qua
sự phân rã của đồng vị 99Mo (T1/2=66 giờ) và đồng vị con 99mTc (T1/2=6 giờ). Hiện nay, đồng vị 99Mo chủ yếu
được sản xuất từ lò phản ứng bằng phản ứng phân hạch 235U tuy nhiên trong nghiên cứu này, chúng tôi sản xuất
đồng vị 99Mo từ phản ứng bắt neutron với bia được sử dụng là molybden tự nhiên MoO3. Nguyên nhân là những
công bố gần đây cho thấy phương pháp sản xuất này đáp ứng các yêu cầu mà nghiên cứu đề ra như đơn giản, chi
phí thấp, thời gian chế tạo và xử lý ngắn nhưng vẫn đảm bảo lượng đồng vị phóng xạ sản xuất được [1].

ISBN: 978-604-82-1375-6

3


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
THỰC NGHIỆM

Thiết bị
Mẫu bột MoO3 được chứa trong hộp nhựa polyethylen sau đó được đưa vào lò phản ứng để kích hoạt. Mẫu
được kích hoạt tại lò nghiên cứu SLOWPOKE-2 (Safe LOW Power Kritical Experiment) ở Saskatoon, Canada.
SLOWPOKE-2 là một loại lò có công suất thấp 20 (kW), có lượng neutron rất ổn định với thông lượng neutron
cực đại là 1012 (neutron/cm2/s). Kênh được sử dụng trong thực nghiệm là kênh neutron nhiệt, có thông lượng
khoảng 5x1011 (neutron/cm2/s).
Mẫu được đo bởi hệ phổ kế gamma gồm đầu dò HPGe, bộ tiền khuếch đại, bộ khuếch đại, máy vi tính và
các thiết bị phụ trợ (sơ đồ khối hình 1). Đầu dò HPGe có độ phân giải năng lượng 2,5 keV tại đỉnh 1,33 MeV của
60
Co, hiệu suất 10%, hoạt động nhờ vào cao thế cung cấp cho nó và duy trì hoạt động ổn định nhờ vào bộ làm
lạnh điện tử.
HV
Chuẩn trực
HPGe
Mẫu

Bộ tiền
khuếch đại

Bộ khuếch
đại

MCA

Bộ làm lạnh
điện tử
Hình 1. Sơ đồ khối của hệ phổ kế gamma
Phương pháp thực nghiệm
Trong thực nghiệm này, để kiểm tra sự cân bằng chuyển tiếp chúng tôi đã xem xét quy luật phân rã của
đồng vị 99Mo và đồng vị con 99mTc, tức là khảo sát quy luật thay đổi của hoạt độ theo thời gian. Vì thế, chúng tôi

không tính toán giá trị hoạt độ chính xác của đồng vị 99Mo và đồng vị 99mTc mà thay vào đó là xác định đại
lượng “hoạt độ tương đối”. Để tính hoạt độ tương đối thì cần phải xác định “hiệu suất tương đối” do đó chúng
tôi đã tiến hành xây dựng đường cong hiệu suất tương đối ứng với đầu dò HPGe từ phép đo nguồn chuẩn 152Eu
với hiệu suất tương đối của mỗi đỉnh năng lượng của nguồn 152Eu được tính bởi công thức (5):

Î ( 121, 8)  1

  Ei 
N  Ei  I 121, 8

Î  Ei  


 121, 8 N 121, 8 I  Ei 


(5)

Với: Î ( 121, 8) : hiệu suất tương đối tại năng lượng 121,8 keV,

 
N  Ei  : diện tích của đỉnh thứ i,
I  Ei  : xác suất phát gamma năng lượng Ei .

Î Ei : hiệu suất tương đối tại năng lượng Ei ,

Kết hợp với phép đo mẫu sau khi kích hoạt, hoạt độ tương đối 𝛬 sẽ được tính theo công thức:

 
  

Trong đó, N  Ei  là diện tích đỉnh năng lượng E đã quy về cùng một thời gian đo.
i 

N Ei
I Ei Î Ei

(6)

i

Lưu ý, trong việc tính toán hoạt độ của đồng vị 99mTc ngoài việc xem xét xác suất phát của đỉnh năng lượng
141 keV, cũng phải xem xét xác suất tạo thành đồng vị 99mTc từ phân rã của đồng vị 99Mo. Tức là giá trị Iγ (Ei )
trong công thức (6) không chỉ đơn giản là xác suất phát gamma của đồng vị 99mTc mà là xác suất phát gamma xét
từ phân rã của đồng vị 99Mo và do đó I (141)  82%  89% đối với đồng vị 99mTc.

ISBN: 978-604-82-1375-6

4


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đường chuẩn hiệu suất tương đối:
Từ phổ nguồn chuẩn 152Eu, đường cong hiệu suất tương đối được xây dựng (hình 2). Và kết quả của việc
chuẩn hiệu suất tương đối 𝜖 là:

Hiệu suất tương đối 𝝐

ϵ = 190,6E-1,085
(7)

Từ mối liên hệ giữa hiệu suất tương đối và năng lượng, chúng ta tính được hiệu suất tương đối tại các đỉnh
năng lượng quan tâm (bảng 1).
1.20
1.00
0.80
0.60
0.40
0.20
0.00

y = 190.6x-1.085
R² = 0.9956

0

300

600

900

1200

1500

Năng lượng (keV)
Hình 2. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa hiệu suất tương đối và năng lượng
Bảng 1. Kết quả hiệu suất tương đối của các đỉnh năng lượng quan tâm
Đồng vị phóng xạ
99m


Tc

99

Mo

T1/2 (giờ)

E (keV)

Iγ(E) [5]

𝝐

6

140

89%

0,894487

181

6,14%

0,676927

739


12,2%

0,147111

777

4,3%

0,139321

66

Đánh giá sự cân bằng chuyển tiếp:
Sự cân bằng chuyển tiếp được đánh giá thông qua hai đặc diểm quan trọng: quy luật phân rã của hai đồng
vị 99Mo và 99mTc và quy luật thay đổi của tỉ số hoạt độ giữa hai đồng vị.
3.2.1. Quy luật phân rã của đồng vị 99Mo và đồng vị 99mTc
Từ kết quả hoạt độ tương đối được tính toán thông qua công thức (6), chúng ta có thể quan sát được quy
luật phân rã của đồng vị 99Mo (từng đỉnh năng lương tương ứng) và đồng vị con của nó 99mTc bằng cách vẽ đồ
thị thay đổi hoạt độ theo thời gian (hình 3) kết hợp với các đường cong lý thuyết.
Từ đồ thị hình 3 ta thấy rằng:
Trong cả ba đồ thị, hoạt độ của đồng vị 99Mo giảm dần theo thời gian với quy luật tương tự nhau và phù
hợp tốt với lý thuyết. Đặc biệt, chúng ta có thể nhận thấy điều này rõ ràng qua đồ thị của đỉnh 181 keV và 739
keV, các giá trị thực nghiệm gần như nằm trên đường cong lý thuyết.
Hoạt độ của đồng vị 99mTc: đầu tiên tăng dần (vì tại thời điểm ban đầu trong mẫu hầu hết chỉ có đồng vị
99
Mo do đó tốc độ tạo thành của đồng vị 99mTc lớn hơn nhiều tốc độ mất của nó). Sau một khoảng thời gian, hoạt
độ này đạt giá trị cực đại và bắt đầu giảm. Một điều quan trọng là dù cho hoạt độ của đồng vị 99mTc giảm nhưng
hoạt độ củsa nó vẫn duy trì lớn hơn hoạt độ của đồng vị 99Mo. Các điểm thực nghiệm phù hợp tốt với đường biểu
diễn của lý thuyết, không xuất hiện bất kỳ điểm dị thường nào trong tất cả kết quả thực nghiệm.

Như quan sát từ ba đồ thị, điểm giao nhau giữa đường cong của đồng vị 99Mo và đồng vị 99mTc trong thực
nghiệm khác nhau tương ứng với ba giá trị năng lượng nhưng không quá xa với kết quả của lý thuyết. Cụ thể,
với ba giá trị năng lượng, ta xác định được điểm giao nhau nằm trong ba vùng tương ứng như trình bày trong
bảng 2.
Tóm lại, chúng ta có thể kết luận chung rằng điểm giao nhau nằm trong vùng 18-23 giờ. Sau thời điểm này,
sự cân bằng chuyển tiếp có thể xảy ra vì thế điểm này rất quan trọng trong việc quan sát sự cân bằng chuyển tiếp
từ thực nghiệm.

ISBN: 978-604-82-1375-6

5


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
Theo lý thuyết, điểm giao nhau giữa đường cong phân rã của đồng vị mẹ và đồng vị con là điểm mà hoạt






ln  1  và trong trường hợp phân rã này thì tmax  22 (giờ).

1  2  2 
Rõ ràng giá trị này nằm trong vùng được dự đoán trong thực nghiệm. Nhưng xét riêng nó phù hợp tốt với hai
đỉnh 181 keV và 739 keV trong khi sai lệch nhiều với kết quả của đỉnh 777 keV.
độ của đồng vị con đạt cực đại tmax 

1


(a)

(b)

(c)

Hình 3. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hoạt độ
tương đối theo thời gian của đồng vị 99mTc
(đỉnh 141 keV) và của đồng vị 99Mo tại đỉnh
181 keV (a), tại đỉnh 739 keV (b) và tại đỉnh
777 keV (c).

Bảng 2. Vùng giao nhau giữa đường phân rã của đồng vị 99mTc (năng lượng 141 keV) và đồng vị 99Mo
(năng lượng 181 keV, 739 keV và 777 keV)
Năng lượng 99Mo (keV)

181

739

777

Điểm giao nhau thuộc khoảng

20-22 giờ

21-23 giờ

18-20 giờ


Điểm giao nhau lý thuyết

 22 giờ

Kết quả của đỉnh năng lượng 777 keV sai lệch nhiều so với lý thuyết nguyên nhân chủ yếu là do sự chồng
chập đỉnh năng lượng 772 keV phát ra từ đồng vị 187W làm ảnh hưởng đến kết quả diện tích đỉnh và từ đó ảnh
hưởng đến kết quả hoạt độ.
Một lý do khác có thể ảnh hưởng đến kết quả này là sự ảnh hưởng của hiệu suất ghi đối với từng năng
lượng khác nhau. Nói cách khác, hai đỉnh năng lượng 181 keV và 141 keV gần nhau nên hiệu suất ghi nhận
chúng gần giống nhau do đó sai số bé. Trong khi hai đỉnh năng lượng 777 keV và 141 keV thì quá xa nhau nên
dẫn đến sai số hiệu suất ghi lớn hơn so với trường hợp 181 keV. Tuy nhiên, kết quả ứng với năng lượng 739 keV
khá tốt dù năng lượng này cũng khá xa đỉnh 141 keV do đó nguyên nhân này chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ đến
kết quả của đỉnh 777 keV.
Tất cả các kết quả đều biểu diễn sự phù hơp khá tốt giữa thực nghiệm và lý thuyết (ngoại trừ đỉnh 777
keV), từ đó khẳng định tính đúng đắn cũng như tăng độ tin cậy của thực nghiệm.
3.2.2. Tỉ số hoạt độ giữa đồng vị 99mTc và đồng vị 99Mo
Sau khi đạt đến điểm giao nhau, độ giảm hoạt độ của đồng vị 99Mo và đồng vị 99mTc bắt đầu trở nên tương
tự, tức là lượng giảm của chúng bắt đầu theo một quy luật sao cho giữ được tỉ số giữa chúng là hằng số. Để kết
luận chắc chắn về luận điểm này, chúng tôi đã xem xét đồ thị của tỉ số hoạt độ giữa đồng vị 99mTc và đồng vị
99
Mo theo thời gian.

ISBN: 978-604-82-1375-6

6


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
Tỷ số lý thuyết tính toán bởi công thức (3) cũng được biểu diễn cùng đồ thị với các kết quả thực nghiệm
(hình 4) để xem xét sự phù hợp giữa chúng.

Trong vùng thời gian nhỏ hơn 15 giờ, tỉ số hoạt độ tương ứng với ba năng lượng của đồng vị 99Mo phù hợp
khá tốt với nhau nhưng lại lệch khỏi giá trị tính toán từ lý thuyết (hình 4c ). Nguyên nhân của điều này có thể là
do các đỉnh năng lượng 139 keV (Iγ = 0,0053%), 141 keV (Iγ = 0,00797%) phát ra từ đồng vị 187W cùng với
năng lượng 141 keV mà đồng vị 99Mo phát ra làm ảnh hưởng đến kết quả đỉnh năng lượng 141 keV của đồng vị
99m
Tc dẫn đến cả ba kết quả tỉ số hoạt độ đều bị lệch. Tuy nhiên, xác suất phát ứng với năng lượng gamma nhiễu
này khá nhỏ nên sự ảnh hưởng của nó không kéo dài lâu, cụ thể là sự sai lệch này giảm đáng kể trong vùng lớn
hơn 15 giờ.
(c)

1.5
1.4
1.3
1.2
1.1

Tỉ
số
hoạ
t độ

1.0
0.9

r-181
r-739
r-777
r-lt

0.8

0.7
0.6
0.5
0.4
0.3
0.2
0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

Thời gian (giờ)
(b)

1.5

1.4
1.3
1.2

Tỉ
số
hoạ
t
độ

1.1
1.0
0.9

r-181
r-739
r-777
r-lt

0.8
0.7
0.6

Hình 4. Kết quả tỉ số hoạt độ giữa 99mTc và 99Mo
(a) So sánh với đường lý thuyết
(b) So sánh với các điểm lý thuyết (kèm sai
số)
(c) So sánh với các điểm lý thuyết (trong
vùng < 30 giờ)


0.5
0.4
0.3
0.2
0

10

20

30

Thời gian (giờ)

Trong vùng lớn hơn 15 giờ:
Tỉ số hoạt độ ứng với năng lượng 181 keV của đồng vị 99Mo: các giá trị thực nghiệm phù hợp tốt với tính
toán lý thuyết ngay cả khi không xét đến sai số.
Tỉ số hoạt độ tương ứng với năng lượng 739 keV và 777 keV của đồng vị 99Mo: kết quả thực nghiệm lệch
khỏi giá trị tính toán của lý thuyết. Điều này có thể giải thích là do sự sai khác trong hiệu suất ghi nhận giữa các
năng lượng gần nhau và các năng lượng xa nhau. Tức là năng lượng 739 keV và 777 keV khá xa năng lượng
141keV do đó kết quả tỉ số hoạt độ sẽ sai lệch hơn so với tỉ số hoạt độ giữa năng lượng 141 keV và 181 keV.
Tuy nhiên, khi kết hợp với sai số thì các giá trị lý thuyết nằm trong vùng giá trị của tỉ số hoạt độ ứng với
năng lượng 739 keV tức là kết quả của đỉnh năng lượng 739 keV vẫn còn phù hợp tốt với lý thuyết. Riêng đối
với kết quả ứng với năng lượng 777 keV thì còn bị ảnh hưởng của đỉnh 772 keV (Iγ = 5%) phát ra từ đồng vị
187
W, do đó vùng giá trị tỉ số hoạt độ tương ứng bị lệch khỏi giá trị lý thuyết.
Thời gian càng tăng độ sai lệch càng tăng và biến đổi càng nhiều là do: theo thời gian cường độ của các
đỉnh năng lượng giảm do đó các đỉnh năng lượng trở nên không đủ tốt và làm cho sai số của kết quả diện tích
đỉnh năng lượng cũng tăng theo. Với đỉnh 777 keV, sự sai lệch biểu hiện rõ ràng hơn là do cường độ gamma này
nhỏ hơn so với cường độ của đỉnh năng lượng 181 keV và 739 keV kèm với sự chồng chập của đỉnh năng lượng

772 keV làm cho việc hiệu chỉnh tăng và kéo theo sai số lớn hơn.
Từ đồ thị, ta nhận thấy rằng tỉ số hoạt độ tăng dần sau đó duy trì hằng số “1,1” sau khoảng 40-50 giờ kết
thúc chiếu xạ. Theo công thức (3), 𝑟 = 1,1 tại 𝑡 = 140 giờ và duy trì giá trị này tới vô cùng. Tuy nhiên chúng ta
có thể chấp nhận rằng sự cân bằng chuyển tiếp xảy ra sau 40-50 giờ kết thúc chiếu xạ do từ thời gian này, tỉ số
ISBN: 978-604-82-1375-6

7


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
thay đổi rất chậm từ 1,09 đến 1,1. Như vậy dù sự cân bằng đã xảy ra sau khoảng 23 giờ kết thúc chiếu xạ nhưng
ta chỉ có thể khẳng định đây là cân bằng chuyển tiếp sau khoảng 40 giờ kết thúc chiếu xạ.
KẾT LUẬN
Sự cân bằng chuyển tiếp được khảo sát tốt trong quá trình phân rã của 99Mo/99mTc từ việc xem xét sự thay
đổi hoạt độ của đồng vị 99Mo (năng lượng 181 keV, 739 keV và 777 keV) và hoạt độ của đồng vị 99mTc (140
keV) theo thời gian, kết hợp với việc đánh giá tỉ số hoạt độ của hai đồng vị này. Tỉ số hoạt độ giữa đồng vị 99mTc
và đồng vị 99Mo tăng theo thời gian và đạt đến giá trị xấp xỉ “1,1” sau khoảng 40-50 giờ sau khi kết thúc chiếu
xạ và duy trì giá trị này trong một thời gian dài, tức là sự cân bằng chuyển tiếp được thiết lập sau thời gian này.
Tất cả kết quả đạt được phù hợp tốt với những tính toán trong lý thuyết, điều này khẳng định độ tin cậy của
thực nghiệm. Tuy nhiên kết quả ứng với năng lượng 777 keV của đồng vị 99Mo bị lệch nhiều và nguyên nhân
của điều này là do sự chồng chập của năng lượng 772 keV được phát ra từ đồng vị 187W. Để giảm thiểu sự ảnh
hưởng này thì ta cần phải tiến hành quá trình xử lý mẫu trước và sau khi kích hoạt.
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn bộ nhân viên ở lò phản ứng
SLOWPOKE-2, Saskatchewan, Canada đã hỗ trợ trong việc chiếu xạ mẫu MoO3 và gửi lời cảm ơn
chân thành đến ban điều hành của Trường Đại Học Saskatchewan đã tạo kiện cho thí nghiệm được
tiến hành thuận lợi.

TRANSIENT EQUILIBRIUM DECAY OF 99MTC WITH ITS PARENT 99MO PRODUCED BY
NEUTRON CAPTURE ON 98MO
Ho Thi Thong2, Chary Rangacharyulu1, Chau Van Tao2, Vo Hong Hai2, Ronan Lefol1

1

Department of Physics and Engineering Physics, University of Saskatchewan
Department of Physics and Engineering Physics, University of Science of Ho Chi Minh City

2

ABSTRACT
We observed the 99Mo/99mTc radioactive mixture decay to study the transient equilibrium being an
important definition to refer to a state in serial radioactive decay in which the ratio of activity between
the parent and daughter radionuclides is constant. At SLOWPOKE-2 reactor, Saskatchewan, Canada,
the natural molybdenum sample MoO3 is irradiated to produce 99Mo which will decay to 99mTc. Then
relative activity of 99Mo (consists of three energies 181 keV, 739 keV, and 777 keV having high
emission probability) and 99mTc (141 keV) are emerged from measurement of irradiated sample. The
behavior of their activity with time has a good agreement with theoretical predictions. In addition to, the
ratio of activity between 99mTc (141 keV) and 99Mo (with individual energies) going along with the plot
of theory is very good and remains around the value of “1,1” after 40-50 hours. Mean that the transient
equilibrium relatively occurs in region of 40-50 hours after the end of irradiation. However, with the
peak of 777 keV, result is not good enough and the main excuse for this is the influence of
contaminators radioisotopes 101Mo and 187W which emit gamma 772 keV near to the expected peak.
Key words: Transient equilibrium, radioactive equilibrium, serial decay of

99Mo/99mTc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Chary Rangacharyulu, Christine K. Roh, Teerasak Veerapaspong and Sarayut Phonapha (2013), “Production
of Moly-99 at low power nuclear research reactors”, Nuclear Science Symposium and Medical Imaging
Conference (NSS/MIC), IEEE, p. 1-4.
[2]. Huda Abdulrahman Al-Sulaiti (2011), “Determination of Natural Radioactivity Levels in the State of Qatar
Using High-Resolution Gamma-ray Spectrometry”, Thesis for degree of doctor, University of Surrey.

[3]. John R. Prince (1979), “Comments on Equilibrium, Transient Equilibrium, and Secular Equilibrium in Serial
Radioactive Decay”, The Journal of Nuclear Medicine, vol. 20, p. 162-164.
[4]. Peter Crowther, J.S. Eldridge (1965), “Decay of 99Mo-99mTc”, Nuclear Physics, vol. 66, p. 472-480.
[5]. />
ISBN: 978-604-82-1375-6

8



×