LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH QUẢNG NAM
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG HUYỆN HIỆP ĐỨC
-------------------------------------------------
Bài kiểm tra cuối kỳ Môn : Lịch sử Phong trào
Công nhân-Công đoàn Thế giới và Việt Nam
Bài kiểm tra cuối kỳ học viên: Phan Thị Thanh Nhàn
Sinh ngày: 01/12/1990
Nơi làm việc: Liên đoàn Lao động huyện Hiệp Đức – Tỉnh Quảng Nam
Câu hỏi 1A: Từ nguyên nhân của Thực trạng GCCN hiện nay, Anh(chị) vận dụng
Phương Pháp Luận Đó Để Nêu nguyên nhân thực trạng Giai Cấp Công Nhân, Người Lao
động Nơi Anh(chị) đang công tác, làm việc?
1. Về số lượng, cơ cấu
Trong thời gian qua, số lượng công nhân của một huyện miền núi như huyện Hiệp
Đức có xu hướng tăng chậm theo quy mô kinh tế, đội ngũ công nhân toàn huyện có
khoảng gần 900 người. Đến cuối năm 2015, số lượng công nhân trong các doanh nghiệp
và cơ sở kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế ở huyện chiếm 8,5% dân số, 26,46% lực
lượng lao động của toàn huyện. Trong đó, 235 công nhân thuộc doanh nghiệp nhà nước,
488 công nhân thuộc doanh nghiệp ngoài nhà nước, 177 công nhân trong các cơ sở kinh
tế cá thể. So với năm 1995, tổng số công nhân toàn huyện tăng 2,14 lần, trong đó doanh
nghiệp nhà nước tăng 1,03 lần, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 6,86 lần, các cơ sở
kinh tế cá thể tăng 1,63 lần. Hiện nay, cả huyện có hơn 488 công nhân trực tiếp làm việc
trong các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.
Công nhân thuộc các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm do sự sắp xếp lại
cơ cấu. Năm 2016, có 09 doanh nghiệp với 835 công nhân. Mặc dù đội ngũ công nhân
trong doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm, nhưng đây là lực lượng nòng cốt của
GCCN nước ta.
Công nhân làm việc trong các ngành xây dựng, cao su, điện lực chiếm 60,9%,
ngành may chiếm 20,3%, ngành dịch vụ và thương mại chiếm 14,3%, các ngành khác
chiếm 4,5%. Riêng các cơ sở kinh tế cá thể, công nhân chủ yếu làm việc trong các lĩnh
vực dịch vụ và thương mại chiếm 63,33%, làm việc trong lĩnh vực công nghiệp: may
23,69% và tiểu thủ công nghiệp 12,98% .
Hiện tượng thay đổi việc làm, nghề nghiệp của công nhân trên địa bàn huyện cũng
có chiều hướng gia tăng. Sự thay đổi nơi làm việc cũng diễn ra thường xuyên ở tất cả các
thành phần kinh tế. Giai cấp Công nhân trên địa bàn huyện huyện chiếm tỷ lệ không lớn
so với dân số cả huyện.
2. Chất lượng giai cấp công nhân
Độ tuổi bình quân của công nhân trên địa bàn huyện nhìn chung trẻ, nhóm công
nhân từ 18 đến 30 tuổi chiếm 36,4%, đặc biệt trong các doanh nghiệp nhà nước dưới 25
tuổi chiếm 43,4%, từ 26-35 tuổi chiếm 34,7%, từ 36-45 tuổi chiếm 14%. Hầu hết công
nhân được tiếp cận với kinh tế thị trường nên năng động, thích ứng nhanh với công nghệ
hiện đại.
Tuổi nghề của công nhân: dưới 1 năm chiếm 31,9%, từ 1-5 năm: 40,6%, từ 6-10
năm: 6,4%, từ 11-15 năm: 5,5%, 16-20 năm: 6,8%, 21-25 năm: 3,3%, trên 25 năm: 5,5%.
Trình độ học vấn của công nhân trong tất cả các khu vực kinh tế có xu hướng được
nâng lên: tỷ lệ công nhân có học vấn trung học phổ thông năm 2013 tăng lên 62,2%, năm
2015 tăng lên 69,3%. Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH của huyện nhà
và so với trình độ công nhân huyện khác và so trên địa bàn tỉnh còn thấp.
Trình độ nghề nghiệp của công nhân tuy đã được nâng cao, nhưng nhìn chung
chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Năm 2016, số công nhân chưa qua đào tạo nghề là
45,7%, năm 2016 là 25,1%. Trình độ chuyên môn, tay nghề của công nhân các loại hình
doanh nghiệp năm 2015 như sau: lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 6,1%,
lao động có trình độ trung cấp chiếm 14,6%, công nhân kỹ thuật chiếm 28,1%, lao động
không được đào tạo chiếm 51,2%. Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu lao động kỹ thuật
khá lớn.
3. Đời sống, việc làm của công nhân lao động
Việc làm cho người lao động. Trong những năm qua, Đảng bộ huyện Hiệp Đức đã
có nhiều chủ trương, giải pháp đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho người
lao động. Tuy nhiên, do quy mô nền kinh tế nhỏ, trình độ phát triển, sức cạnh tranh của
kinh tế huyện còn yếu so với địa bàn tỉnh nên tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức cao. Theo số
liệu của Liên đoàn lao động Hiệp Đức, năm 2015, cả huyện có 83% số công nhân có việc
làm thường xuyên ổn định, còn 12% việc làm không ổn định và 2,7% thường xuyên thiếu
việc làm. Chỉ có khoảng 21% doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế cho công nhân và trích nộp kinh phí công đoàn.
Thu nhập của người lao động. Mức lương của người lao động hiện nay về cơ bản
không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của bản thân, chứ chưa nói đến việc tích
lũy hay chăm lo cho con cái... Nhà nước đã từng bước thực hiện lộ trình tăng lương tối
thiểu, thậm chí có quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm ở
các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức tăng thường không theo kịp tốc độ tăng giá
của thị trường. Chẳng hạn, năm 2015, tiền lương của người lao động trong các loại hình
doanh nghiệp tăng 10,3% so với năm 2014 nhưng chỉ số giá sinh hoạt tăng 11,75%, nên
việc tăng lương không có tác dụng nhiều trong việc cải thiện đời sống công nhân. Trong
khi đó, phần lớn các chủ doanh nghiệp vẫn đang lấy mức lương tối thiểu để trả lương cho
người lao động, chưa thật sự quan tâm đến việc xây dựng thang, bảng lương. Ngoài ra,
các chủ doanh nghiệp còn bớt một phần lương của người lao động chi cho các khoản phụ
cấp như ăn trưa, tiền hỗ trợ đi lại, thưởng...
Nhà ở của người lao động. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, chỉ có 20% số người
có chỗ ở ổn định. Đa số người lao động đều là người sinh sống trên địa bàn huyện không
cần thuê nhà trọ, Công nhân ngoại huyện thuê trọ với điều kiện vệ sinh, môi trường chưa
thực sự được bảo đảm.
Đời sống văn hóa của công nhân. Những năm gần đây, các doanh nghiệp đã từng
bước đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người lao động. Tuy nhiên, ở hầu hết doanh
nghiệp chưa tạo ra những điều kiện bảo đảm sinh hoạt văn hóa cho công nhân. Nguyên
nhân của tình trạng trên là do công nhân không có thời gian, kinh phí doanh nghiệp cũng
không có cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần của họ.
Điều kiện làm việc. Nhìn chung, điều kiện làm việc của công nhân chưa được bảo
đảm. Nhiều công nhân phải làm việc trong môi trường bị ô nhiễm nặng như nóng, bụi,
tiếng ồn, độ rung vượt tiêu chuẩn cho phép. Điều đó đã tác động xấu đến sức khoẻ người
lao động, gây ra các bệnh nghề nghiệp.
4. Ý thức, tâm trạng chính trị
Hiện nay, công nhân trên địa bàn huyện năng động trong công việc, nhanh chóng
tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại và đã bắt đầu hình thành ý thức về
giá trị của bản thân thông qua lao động. Mong muốn được nâng lương phù hợp hơn với
mức sống hiện nay, học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, được bảo đảm các
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng.
Thực tế cho thấy giai cấp Công nhân trên địa bàn huyện đang có những biến đổi
căn bản về chất. Tuy nhiên còn không ít hạn chế, bất cập:
Giai cấp Công nhân trên địa bàn huyện trình độ học vấn, chuyên môn, nghề
nghiệp của công nhân lao động còn thấp so với yêu cầu của công việc Rõ nét nhất là tình
trạng thiếu nghiêm trọng công nhân kỹ thuật giỏi, công nhân có trình độ tay nghề cao.
Đời sống vật chất, tinh thần của công nhân chưa được đảm bảo, môi trường làm
việc độc hại, quyền lợi không được giải quyết một cách thỏa đáng... đã dẫn đến các cuộc
đình công, lãng công đã xảy ra để đòi quyền lợi và tăng lương. Điển hình tháng 03/2016
xảy ra đình công 01 ngày đồi tăng lương tại Công ty Cổ phần May Hiệp Đức. Nguyên
nhân chủ yếu là do người sử dụng lao động không thực hiện đúng, đầy đủ các quy định
của pháp luật như không trả lương đúng bảng lương đã đăng ký, tự ý thay đổi định mức
lao động, sa thải công nhân vô cớ, không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ cho
công nhân, v.v..
Ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của một bộ phận công nhân còn
yếu. Ý thức chính trị, nhận thức về luật pháp của công nhân còn hạn chế. Tỷ lệ đảng viên,
đoàn viên công đoàn trong công nhân lao động còn thấp.
Vai trò của tổ chức đảng và các đoàn thể trong các doanh nghiệp chưa đáp ứng
được sự phát triển nhanh chóng về số lượng, cơ cấu của GCCN. Công tác phát triển đảng
trong công nhân chậm. Ở hầu hết các doanh nghiệp đều không muốn hoặc không quan
tâm đến việc xây dựng các tổ chức đảng. Hoạt động của Đoàn Thanh niên, tổ chức công
đoàn còn mang tính hình thức. Nhiều tổ chức công đoàn chưa thực sự đứng về phía người
lao động, bởi cán bộ công đoàn do doanh nghiệp trả lương, làm việc không chuyên trách
dưới sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của chủ doanh nghiệp.
CÂU HỎI 1b: Đề xuất Giải Pháp Xây Dựng Phát Triển Phong Trào Công
nhân, Công Đoàn Mình?
Với một huyện miền núi như huyện Hiệp Đức trong đó Liên đoàn Lao động huyện
Hiệp Đức có 01 CĐCS Doanh nghiệp là CĐCS Công ty Cổ phần May Hiệp Đức mới
thành lập vào tháng 04/2015 với 488 CNVCLĐ và có 137 đoàn viên. Chủ yếu là CĐCS
thuộc khối nhà nước với số đoàn viên là 1.084 người gấp 8 lần CĐCS Doanh nghiệp.
Tổng số CĐCS : 56 (Trong đó khối hành chính sự nghiệp cấp huyện 19 đơn vị, hành
chính cấp xã 12, các trường học và phòng giáo dục 24, doanh nghiệp 1. Tổng số
CNVCLĐ: 2.262, tổng số đoàn viên: 1.699 trong đó nữ 845 thì có thuận lợi nhất định
như: Được sự quan tâm lãnh đạo của Thường trực Huyện ủy, chỉ đạo trực tiếp của LĐLĐ
tỉnh và đội ngũ BCH các CĐCS nhiệt tình, có phẩm chất đạo đức tốt, trong sáng.
Chính vì vậy tôi xin đề ra một số giải pháp xây dựng phát triển phong trào Công nhân do
Liên đoàn Lao động huyện quản lý như sau:
Trước hết, phải xây dựng giai cấp công nhân trên địa bàn có tay nghề cao, một
trong những ưu tiên đầu tiên là tập trung các nguồn lực cho đào tạo, nâng cao trình độ
mọi mặt của công nhân, đầu tư cho đào tạo, nâng cao chất lượng lao động là hướng đầu
tư chủ đạo và được coi là đầu tư hiệu quả nhất cho sự phát triển của giai cấp Công nhân
trên địa bàn huyện trong tình hình hiện nay. Cần tạo lập kỹ năng, kiến thức tay nghề, kinh
nghiệm, năng lực sáng tạo cho công nhân, biến tiềm năng lao động của công nhân thành
"nguồn vốn - vốn con người, vốn nhân lực", xây dựng các Chương trình đồng hành cùng
với Công nhân năm 2015, 2016 như: hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ-PCCN
lần thứ 18, năm 2016, tham gia Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ VI (2014 - 2015).
Nâng cao nhận thức của cán bộ đoàn viên, đảng viên là công nhân tại Doanh nghiệp lớn
như: Công ty Cổ phần May Hiệp Đức về vị trí, vai trò to lớn của GCCN Việt Nam trong
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Quan tâm đến đội ngũ Công nhân là phải quan
tâm đến trình độ văn hóa, năng lực chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp và ý thức chính
trị của họ. Xây dựng giai cấp công nhân trên đại bàn huyện phải thể hiện trước hết ở việc
tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn.
Phải xem công tác xây dựng Đảng, củng cố các đoàn thể quần chúng là nhiệm vụ
có ý nghĩa sống còn đối với phong trào công nhân huyện Hiệp Đức. Do áp lực của những
điều kiện khách quan, mặt khác bản thân các tổ chức đảng, công đoàn cũng bộc lộ những
bất cập yếu kém, tự thân không theo kịp yêu cầu của sự phát triển, nhưng không có
những chấn chỉnh kịp thời. Đã đến lúc không chỉ dừng lại ở những chỉ thị nghị quyết mà
nên có những văn bản pháp luật thể chế rõ chỉ thị nghị quyết thành những quy định cụ
thể. Tuy nhiên hoạt động của các tổ chức trên đây phải góp phần làm cho doanh nghiệp
phát triển, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Đời sống vật chất, tinh thần và các
quyền lợi khác của người công nhân phải được bảo đảm tốt hơn. Các chủ trương đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải được thực thi và chấp hành
nghiêmtúc
Phải thực sự chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần của công nhân. Ký các hợp
đồng lao động với công nhân phải được xem là tiêu chuẩn bắt buộc đối với các doanh
nghiệp trên địa bàn huyện. Ngoài hợp đồng lao động cần chú trọng thanh kiểm tra điều
kiện làm việc và cường độ lao động, không để và không cho phép chủ lao động ép công
nhân làm việc vượt quá mức về cường độ, thời gian làm việc. Trong đó Liên đoàn Lao
động huyện Hiệp Đức quan tâm vấn đề: “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và
thực hiện có hiệu quả Thỏa ước lao động tập thể”. Vấn đề này cần phải sớm được pháp
luật quy định cụ thể. Quan tâm thích đáng đến đời sống tinh thần, hình thành những tiêu
chí có tính pháp quy về ăn ở, nơi vui chơi giải trí, các tiện ích văn hóa công, chế độ nghỉ
dưỡng của doanh nghiệp.
Khuyến khích động viên và khen thưởng, cổ vũ mạnh mẽ doanh nghiệp làm tốt,
phê bình và xử lý thích đáng các đơn vị cố tình không làm tốt, hoặc làm có tính chất đối
phó, chiếu lệ... Sự thiếu thốn và nghèo nàn về đời sống văn hóa tinh thần sẽ làm cho đại
bộ phận lao động trẻ sống và làm việc trong môi trường không có cảm hứng sáng tạo,
tính tích cực xã hội không có điều kiện phát huy, lao động chắc chắn sẽ không đem lại
hiệu quả mong muốn, thiệt thòi trước hết cho chính doanh nghiệp.
Hết.