Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đề cương sinh học động vật không xương sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.89 KB, 10 trang )

Đề cương ôn tập Động vật không xương sống
Câu 1: Trình bày các hình thức sinh sản của Động vật nguyên sinh? Và ý nghĩa thực tiễn của nó?
Trả lời:

 Sinh sản vô tính: phổ biến ở ĐVNS







Phân đôi (Nguyên phân): từ cơ thể mẹ thành 2 cá thể con.Phân đôi theo chiều dọc(Trùng
roi), chiều ngang (Trùng cỏ)
Mọc chồi (Trùng ống hút): chồi có long bơi, tách khỏi mẹ di chuyển tự do → mất lông
bơi, mọc tua bám →T. ống hút trưởng thành.
Liệt sinh ( ĐVNS ký sinh- T.Sốt rét): Từ một có thể, một TB sau khi sinh sản cho nhiều
TB. Trước hết nhân phân chia thành nhiều phần, sau đó chất nguyên sinh cũng phân
chia thành số phần tương ứng. Cuối cùng, mỗi phần nhân cùng một phần chất nguyên
sinh tách ra tạo thành cá thể mới.
Phân nguyên hình ( ĐVNS có nhiều nhân): TB mẹ chia đôi đơn giản, nhân phân phối
cho 2 TB con.
Tái sinh cao là đ2 thường thấy ở ĐVNS: kết kén khi găp đk bất lợi, cơ quan tử bề mặt
biến mất, không bào co bóp thải bớt nước ra ngoài, tế bào chất tiết lớp vỏ bao quanh.
Khi môi trường trỏ lại bình thường kén tái sinh các chức năng đã mất → Hoạt động trở
lại.

 Sinh sản hữu tính:









Đẳng giao: giao tử đực và giao tử cái giống nhau ( Trùng roi )
Dị giao: giao tử đực và cái khác nhau về kích thước ( Họ volvocidae, tập đoàn
Pandorina 16TB, Eudoria 32 tế bào)
Noãn giao: tập đoàn volvox. Hàng ngàn TB trong đó 25→30TB phát triển thành GT
cái, 5→10TB phân chia liên tiếp: mỗi tb phát triển thành 256 GT đực. Giao tử đực di
động tìm giao tử cái thụ tinh.
Tiếp hợp ( trùng cỏ ): không hình thành GT mà có hiện tượng trao đổi bộ nhân ( 2 cá
thể áp bung vào nhau→ chỗ tiếp xúc màng phim tan ra hình thành cầu nối nguyên sinh
chất → nhân lớn tiêu biến, nhân nhỏ phân chia 2 lần tạo thành 4 nhân, 3 trong 4 nhân
tiêu biến → nhân còn lại phân chia thành 2 nhân gồm nhân di động và nhân định cư →
nhân di động cá thể này kết hợp với nhân định cư của cá thể kia tạo thành nhân kết hợp
→cá thể tách ra, nhân kết hợp nguyên phân → 4 nhân bé, 4 nhân lớn phân chia vô tính
tạo 4 cá thể mới)
Nội hợp: không có hiện tượng ghép đôi tạm thời của 2 cá thể, không phân biệt nhân
định cư và nhân di động mà 2 tiền nhân này kết hơp → nhân kết hợp → phân chia nhân
lớn, bé)

 Ngoài ra còn có hiện tượng xen kẽ s2 vô tính và hữu tính: T.sốt rét.
Câu 2: Kể các ngành đvns và các đặc điểm nhận biết ?
Trả lời:


Di
chuyển
bằng

chân giả

Ngành

Đặc điểm nhận biết

Trùng lỗ

Vỏ nhiều lỗ một hay nhiều ngăn. Chân giả thò ra ngoài tạo mạng chân giả vòng
đời xen kẽ 2 thế hệ đơn bội và lưỡng bội ứng với hai kiểu sinh sản vô tính và hữu
tính.

Trùng phóng xạ

Sống trôi nổi ở biển. Tế bào chất có 2 phần: trong nang và ngoài nang ngăn cách
nhau bằng bao trung tâm. Bao trung tâm là màng chất hữu cơ quánh, có nhiều lỗ
qua đó trong bao và ngoài bao thông với nhau, cùng với các gai xương tạo thành
bộ xương hình học đều đặn và tinh tế. Chân giả có vi ống nâng đỡ tỏa ra xung
quanh và có thể liên kết thành mạng phía ngoài. Sinh sản: vô tính hoặc hữu tính.

Trùng mặt trời

Cơ thể có lớp ngoại chất ở ngoài sai khác rõ rệt với lớp nội chất bên trong nhưng
giữa chúng không có bao trung tâm ngăn cách. Bắt mồi và di chuyển bằng chân
giả trục. Sinh sản vô tính (phân đôi), một số hữu tính.

Trùng biến hình

Không có hình dạng ổn định, nội chất và ngoại chất có thể biến đổi qua lại, cơ thể
trần hoặc có vỏ (bào xác khi gặp ĐK bất lợi).


Có roi bơi ĐV cổ

Cơ thể có nhiều roi bơi, thiếu ti thể trong tế bào.

Trùng roi động Có ti thể và AND ngoại bào. Sống tự do hoặc kí sinh, tự dưỡng hoặc dị dưỡng.
vật
Trùng roi giáp
Roi bơi mọc từ 2 rãnh thẳng góc với nhau trên vỏ giáp bằng xenlulozo. Phần lớn
có hạt màu, sống tự dưỡng. Một số mang độc tố gây hại.
Trùng roi cỏ áo
Có bào tử Trùng bào tử
sống
trong
vòng đời
Trùng bào tử gai

Cơ thể có dạng tế bào cổ áo đặc trưng, sống đơn độc của tập đoàn.
Kí sinh đ/vật. Có giai đoạn bào tử có vỏ bảo vệ chịu được điều kiện sống bất lợi
khi ra khỏi cơ thể vật chủ. Có cơ quan đỉnh giúp trùng bào tử xâm nhập vào t/bào
vật chủ. Giai đoạn đơn bội chiếm phần lớn vòng đời phát triển.
Ký sinh đ/vật chủ yếu là cá. Có t/bào chích có thể phóng ra ngoài thành gai bám.
Giai đoạn lưỡng bội chiếm phần lớn vòng phát triển.

Trùng vi bào tử

Ký sinh chủ yếu ở sâu bọ và chân khớp khác. T/bào không có ti thể và không có
cơ quan đỉnh.

Có lông Trùng lông bơi

bơi

Cơ thể có lông bơi phủ ngoài. Có phức hợp cấu trúc gốc lông bơi và có khoang
dưới màng. Có hai kiểu nhân: nhân lớn và nhân bé. Sinh sản hữu tính (tiếp hơp),
vô tính( phân đôi , mọc chồi )

Câu 3: So sánh đặc điểm sinh sản của thủy tức và sứa, thủy tức và san hô.

 Giống:
-

Đối xứng tỏa tròn
Cơ thể có 2 lớp tế bào: lớp ngoài và lớp trong


-

Hình thành tế bào thần kinh, cảm giác tạo nên hđ hệ thần kinh ở mức độ thấp.
Hình thành các yếu tố cơ giúp có khả năng vận động.
Sự hình thành tế bào thần kinh và các yếu tố cơ cùng với các gai, xoang vị chinh thức tiêu
hóa ngoại bào giúp chúng có khả năng bắt mồi chủ động.

 Khác:
Xoang vị

Đối xứng

Thủy tức
-Thủy tức: Một ống chưa phân hóa chạy
dọc suốt cơ thể.

-Thủy mẫu: gồm các ống vị phóng xạ
và ống vị vòng.

Sứa
-Hệ thống ống vị phức tạp hơn gồm có
xoang vị trung tâm, các ống vị phóng xạ
và ống vị vòng.

San hô
- Bộ máy hầu xoang v
miệng nằm ở đĩa miệng
xung quanh có các vòng tu
là bội số của 6 (s/hô 6 ngăn
8 tua (S/hô 8 ngăn). Sa
miệng là hầu dạng khe hẹp
2 rãnh siphon (6 ngăn)
rãnh (8 ngăn).
Xoang vị chia làm nhiề
ngăn
+SH 8 ngăn: số lương k
đổi.
+SH 6 ngăn: bội của 6, s
lượng tăng.
-Các y/tố đối xứng trên nề
đối xứng tỏa tròn:
+Mặt đx 2 ở san hô 6 ngăn
+Mặt đx 1 ở san hô 8 ngăn

-Tỏa tròn, trục cơ thể cũng là trục đối -Thể hiện sự phát triển cao của đối xứng
xứng đi qua lỗ miện và đế.

tỏa tròn với vị trí và số lượng ổn định
của các y/tố đối xứng bên trong và ngoài
cơ thể: các ngăn dạ dày, tuyến sinh dục,
tay sứa, ống vị phóng xạ.
Yếu tố cơ -Là các tế bào biểu mô cơ. Giúp cơ thể Có cấu tạo cơ phát triển dưới dạng các -Ngoài t/bào biểu mô cơ bê
co rút theo chiều ngang và chiều dọc.
sợi chuyên hóa tách khỏi t/bào biểu mô dưới lớp bì ngoài còn có t
nằm trong khớp trung gian.
bào cơ riêng biệt tạo thàn
lớp cơ vòng và cơ dọc.→
HT mô cơ.
Thần
-Tế bào thần kinh nằm rải rác khắp cơ - Phát triển hơn, 8 điểm tập trung thần
kinh cảm thể, nó liên hệ với các tế bào biểu mô kinh có thể coi như là các hạch thần kinh
giác
cơ, tb gai,tb cảm giác tạo nên kiểu hệ sơ khai tương ứng với 8 cơ quan cảm
thần kinh phân tán đặc trưng ở ruột giác phức tạp ở bờ dù
khoang.
Bộ xương Không có
Không có
Phần lớn có bộ xương nân
đỡ.


Sinh sản

-S2 vô tính: mọc chồi, chồi mọc ra ở
vùng sinh chồi(ngọt) hoặc ở giữa cơ
thể(mặn).
-S2 hữu tính:

+Ngọt: sản phẩm chứa trong các núm,
tinh trùng ở phần miệng, trứng ở phần
gốc thụ tinh trên cơ thể mẹ bao bởi
màng chắc→ ko qua giai đoạn ấu trùng.
+Mặn: tiến hành trên cơ thể dạng thủy
mẫu sinh ra từ trụ thủy mẫu.
-Có h/tượng xen kẽ thế hệ.

-Sứa đơn tính:
- S2 vô tính: sinh chồi,cắ
Trứng→Ấu trùng Planula→scphistoma đôi.
-S2 hữu tính: tiến hành
Sứa trưởng ← Dạng← Dạng chồng đĩa dạng thủy tức, không c
thành
Ephyara
dạng thủy mẫu. Tinh trùn
Có hiện tượng xen kẽ thế hệ.
qua lỗ miệng đến thụ tin
-Giai đoạn thủy tức rất ngắn đôi khi mất với trứng ở xoang vị. Trứn
hẳn. Gđ thủy mẫu chiếm ưu thế.
phát triển trong cơ thể m
đến giai đoạn Planua→ r
ngoài bơi lội tự do sau đ
bám vào đáy→ phát triể
thành cá thể trưởng thành.
Câu 4: So sánh đặc điểm cơ thể của sán lá gan, giun đũa lợn, giun vòi?
Trả lời:

Sán lá gan
Giun đũa lợn

(Đại diện của giun dẹp)
( Giun tròn)
-Cơ thể hình lá dẹp, có hai giác -Cơ thể hình ống dài, tiết diện tròn,
bám: miệng và bụng.
phía trước có miệng, phía sau có hậu
môn.

Giun vòi
(Giun vòi)
Cơ thể dẹp lưng bụng, thân phủ
đầy lông bơi.

Thành cơ -Ngoài cùng: cuticun→tb biểu -Lớp cuticun→ lớp hạ bì mang t/c
thể
mô mất vách ngăn( tạo kiểu mô bì hỗn bào→lớp cơ dọc tập trung 4
chìm)→lớp cơ vòng,dọc chéo.
dải:2 lưng, 2 bụng, không có cơ
vòng.
Hệ tiêu -Lỗ miệng ở đáy giác -Miệng, hầu,thực quản, ruột giữa,
hóa
miệng→Hầu→Thực quản hẹp. ruột sau và đổ ra ngoài theo lỗ hậu
Ruột giữa chia thành 2 nhánh môn.
chạy hai bên cơ thể, bít kín tận
cùng.
-Ăn thức ăn trong ruột và máu vật
chủ, tiêu hóa nội bào là chính.
Hệ tuần Chưa có.
Chưa có.
hoàn


Ngoài cùng là tế bào biểu mô có
tiêm mao gồm nhiều tế bào
tuyến→cơ vòng→cơ dọc
Lớp cơ phát triển tùy từng loài.
-Hệ tuần hoàn hoàn chỉnh.
-Ăn thịt.

Hình
dạng

Hệ
hô Chưa có.
hấp
Hệ thần Cấu tạo kiểu orthogon:thần kinh
kinh
là hạch não, từ đó các dây thần
kinh ngắn hướng về trước, dài về
sau trong đó có 1 đôi phát triển
hơn là thần kinh bên.
Sinh dục -Lưỡng tính.

Hô hấp kị khí.
TK trung ương là một vòng thần
kinh, ứng với hạch não ở giun dẹp,
trong những dây đi về phía sau có 2
dây lớn hơn các dây khác: 1 dây
lưng, 1 dây bụng và 2 dây bên.
- Phân tính.

Kín. Mạch máu: 1 mạch lưng, 2

mạch bên, chưa có tim, van, máu
di chuyển hoạt động co và biến
dạng cơ thể.
Thực hiện qua bề mặt cơ thể.

-Gồm hạch não và hai dây thần
kinh chạy dọc cơ thể. Ngoài ra còn
có cơ quan não có chức năng cảm
giác hóa và nội tiết.
-Phân tính.


-Cơ quan sinh dục đực: 2 tuyến
tinh phân nhánh, từ đó 2 ống dẫn
tinh tập trung thành ống phóng
tinh tận cùng bằng cơ quan giao
phối ở trước giác bụng.
-Cơ quan sinh dục cái: nhiều
tuyến trứng phân nhánh hình
thành cây, ống dẫn trứng mảnh
tập trung vào otyp cùng với tuyến
noãn hoàng, ống Laurer và thể
Melis. Từ Ootyp đi ra có tử cung
ngoằn ngoèo dẫn tới lỗ sinh dục
nằm trong huyệt sinh dục.

- Tuyến trứng và tuyến tinh đều có -Cơ quan sinh duc đơn giản gồm
dạng hình sợi khác nhau về kích các tuyến sinh dục xếp thành đôi
thước.
xen giữa các túi bên của ruột.

Phần tuyến( kích thước nhỏ
nhất)→ống
dẫn→ống
phóng
tinh(âm đạo) kích thước lớn→ đổ ra
ngoài qua huyệt sinh dục.

Câu 5: Chu trình sinh sản và phát triển của sán lá song chủ, sán dây? Ý nghĩa của hiện
tượng thay đổi vật chủ và ấu trùng sinh?
Trả lời:

 Sán lá song chủ:
-

Trải qua 3 vật chủ. Trưởng thành sống trong nội quan của độngvật có xương sống (ếch,
nhái, chim,thú). Trứng theo phân rơi vào nước, nở thành miracidium (mao ấu) có lông
bơi di chuyển tự do trong nước. Sau một thời gian miracidium xâm nhập vào cơ thể vật
chủ thứ nhất là một loài ốc, mất lông bơi và chuyển thành sporocyst (bào ấu) chứa tế
bào mầm. Các tế bào mầm của sporocyst phát triển thành redia (lôi ấu) chứa các tế bào
mầm mới và từ tế bào mầm sẽ cho cercaria (vĩ ấu). Cercaria chui khỏi ốc vào nước rồi
vào vật chủ trung gian thứ 2, rụng duôi thành metacercaria. Vật chủ trung gian thứ 2 là
thức ăn của vật chủ chính thức. Trong ống tiêu hóa của vật chủ chính thức, con non
được giải phóng khỏi kén, di chuyển đến vị trí ký sinh rồi trưởng thành. Một số sán lá
song chủ phát triển qua vật chủ trung gian ở cạn. Trứng có mầm miracidium vào ống
tiêu hóa của ốc. Cercaria có lớp nhầy bọc ngoài bám trên cỏ, trước khi bị vật chủ trung
gian thứ 2 nuốt.

 Sán dây:
-


-

Sán dây trưởng thành sống trong ống tiêu hóa của động vật có xương sống kể cả người,
nhưng ấu trùng sống trong cơ thể có xương sống và không xương sống khác. Vòng đời
trải qua 2 hoặc 3 vật chủ, tức là một hoặc hai vật chủ trung gian.
Sán trưởng thành sống ở trong ruột người, trong quá trình phát triển có thể trai qua vật
chủ trung gian là lơn. Trước tiên, các đốt chin chứa đầy trứng theo phân ra ngoài. Thành
đốt có thể vỡ ngay trong ruột hay ra ngoài mới vỡ dể cho trứng, trứng tiếp tục phát triển
đến khi lợn ăn vào. Trong ống tiêu hóa vỏ trứng được dich tiêu hóa phân hủy và ấu
trùng 6 móc chui khỏi trứng ra ngoài. Nhờ có móc, ấu trùng chui ra thành ruột hay dạ
dày, vào gặp mạch bạch huyết hay vào máu, nhờ dòng dịch chuyển tới gan, cơ, có khi
là tim hay phổi, não… Ấu trùng sáu móc nằm yên ở đấy để chuyển thành nang sán


-

(cysticercus) dạng hạt gạo chứa dịch. Thành của nang lõm vào phía trong, đầu tận cùng
của chỗ lõm là mầm của đầu sán ẩn trong nang. Nang sán có thể giữ nguyên như vậy
một vài năm cho đến khi được người (vật chủ chính) ăn. Nang sán chui vào ruột người
và dưới tác dụng của dịch tiêu hóa, đầu sán lộn ra ngoài bám vào thành ruột bắt đầu đời
sống kí sinh trong ống tiêu hóa của vật chủ chính thức. Phần còn lại của nang sán đính
vào cổ sẽ rụng, cổ hình thành nhiều đốt mới để có dạng sán trưởng thành.
Khi trứng sán bám vào thực phẩm, rau quả, con người ăn vào cũng có hiện tượng hình
thành nang sán trong cơ thể, gây bệnh “người gạo” nguy hiểm.

 Ý nghĩa của hiện tượng thay đổi vật chủ và ấu trùng sinh:
-

-


Sán kí sinh là đv lưỡng tính đảm bảo xác suất gặp nhau lớn hơn. Cơ quan sinh dục hình
cành cây, chiếm diện tích ít nhưng sinh khối nhiều. Vì vậy số lượng trứng sinh ra nhiều và
khả năng sinh sản cao→ Dẫn đến tiêu diệt vật chủ và chính sán cũng bị tiêu diệt. Để đảm
bảo cho sự phat triển và cân bằng phải có hiện tượng thay đổi vật chủ.
Khi trứng ra ngoài tự nhiên phải trải qua nhiều điều kiện tác động mới hình thành vòng đời
do đó sán phải có cơ chế sinh sản nhiều. Một trong những phương thức để tang sản phẩm
sinh dục là ấu trùng sinh→Ý nghĩa hiện tượng ấu trùng sinh.

Câu 6: Chu trình sinh sản và phát triển giun đũa ở người. Những điều kiện nào trứng giun có
thể sinh sản, lây nhiễm trong cơ thể vật chủ?
Trả lời:

 Sinh sản và phát triển của giun đũa lợn:
-

-

Sinh sản của giun đũa lợn không có sự thay đổi vật chủ.
Trứng thành thục theo phân ra ngoài, sau đó quay lại ruột “khi vật chủ ăn phải”.
Khi xâm nhập vào vật chủ, ấu trùng có hiện tượng di động trong cơ thể. Cụ thể, trứng vào
ruột, vỏ trứng bị vỡ dưới tác dụng của dịch ruột nở ra ấu trùng có hình dạng gần giống với
ấu trùng trưởng thành. Ấu trùng chui qua thành ruột vào máu đến tim, phổi. Chúng ở đấy
khá lâu, sau đó di chuyển đến khí quản và đến ruột. Quá trình phát triển trải qua 4 lần lột
xác, chỉ sau lần lột xác thứ 2 ấu trùng mới có khả năng lây nhiễm vào cơ thể vật chủ. Ấu
trùng có thể lột xác ngay khi còn ở trong trứng. Có thể thấy trong chu trình phát triển có
một giai đoạn tiếp xúc mới mt có nhiều oxy. Mặc dù trưởng thành sống trong ruột nhưng
ở giai đoạn trước trưởng thành chúng có những giai đoạn phải di chuyển phức tạp.
Một số không di chuyển phức tạp như tren mà phát triển thẳng thành dạng trưởng thành ở
trong ruột.


 Điều kiện trứng giun có thể sinh sản và lây nhiễm trong cơ thể vật chủ:
-

Với giun đũa lợn Ascaris suum: Ấu trùng phải ở ruột, trải qua lần lột xác thứ 2 ấu trùng
mới có khả năng lây nhiễm vào cơ thể vật chủ.
Ở những loài giun tròn không di chuyển phức tạp thì đòi hỏi phải có giai đoạn phát triển
ngoài môi trường vừa đủ mới có khả năng cảm nhiễm và phát triển trước khi vào ruột vật
chủ.
Câu 7: Đặc điểm hình thái, sinh sản của giun sán ký sinh:
Trả lời:


-

Chúng sống dựa vào vật chủ nên ít di chuyển, nguồn thức ăn tương đối ổn định nên một số
cơ quan tiêu giảm, một số lại phát triển hơn so với bọn sang tự do.
Hệ thần kinh và cảm giác tiêu giảm, cơ quan di chuyển tiêu giảm (lông bơi tiêu giảm thay
vào đó là phát triển lớp vỏ cuticun).
VD: cercaria sống tự do trong nước có một mắt, đến sán trưởng thành…

-

Cơ quan bám như giác bám, móc bám phát triển→ bám vào thành ruột hoặc mô vật chủ,
cơ dọc phát triển để chống lại hoạt động nhu động trong ruột vật chủ.
VD: Sán lá gan có giác miệng và giác bụng, ngoài ra còn có gai cuticun.

-

Hệ tiêu hóa phát triển hai hướng:
 Ruột phân nhánh nhiều hơn, phình rộng hơn để chứa nhiều thức ăn.

VD: ruột giũa sán: lá gan có 2 nhánh, mỗi lá có nhiều nhánh nhỏ.

-

 Ruột tiêu giảm, dinh dưỡng trên toàn bộ bề mặt cơ thể (sán dây)
Kí sinh đường ruột theo hướng kéo dài cơ thể (sán dây), tang kích thước cơ thể, phát triển
diện tích hấp thụ thức ăn.

 Sinh sản:
-

-

Cơ quan sinh sản: nhiều nhóm lưỡng tính (xác suất gặp nhau lớn hơn), bộ phận sinh dục
dạng cành cây (khối lượng sinh phẩm lớn)
Hình thức sinh sản:
 Ngoài sinh sản hữu tính còn có S2 bằng tb mầm (sán lá gan), tạo nang (sán dây).
 Để tăng khả năng xâm nhập vật chủ mới chúng tang số lượng trứng, tang số lứa đẻ.
Ngoài ra còn có hiện tượng phân đốt cơ thể mỗi đốt hầu như là những cơ thể riêng
biệt, có tuyến sinh sinh dục và ss ra trứng.
Tuy điều kiện sống ký sinh gắn liền với vật chủ nhưng để đảm bảo sự phát triển cân bằng
nên có hiện tượng thay đổi vật chủ.
Hình thái trứng và ấu trùng đa dạng giúp xâm nhập dễ dàng vào vật chủ.

Câu 8: Trình bày đặc điểm tổ chức cơ thể giun đốt ( Đ2 phân đốt cơ thể, thành cơ thể, cơ quan vận
động, hệ tiêu hóa, tuần hoàn.
Trả lời:

 Phân đốt cơ thể
-


Cơ thể chia làm nhiều phần, các phần giống nhau về hình dạng ngoài và cấu tạo bên
trong được gọi là một đốt.
Tiêu chuẩn 1 đốt:
 Một đôi túi thể xoang
 Một đôi hạch thần kinh
 Một đôi mạch máu bên
 Một đôi chi bên
 Một đôi tuyến tính


-

Phân đốt ở giun đốt là phân đốt đồng hình, các đốt giống nhau về hình thái và chức
năng, nhiều đốt nhưng vẫn phân biệt đầu và đuôi:
 Đầu có miệng xung quanh miệng có cơ quan cảm giác, núm hoặc mấu lồi (phần
phụ).
 Phần thân: bao gồm các đốt có cấu tạo giống nhau.
 Phần đuôi: chỉ có một đốt.

 Thành cơ thể và cơ quan chuyển vận:






Bên ngoài là lớp vỏ cuticun do tế bào biểu bì sinh ra. Bên trong tb biểu bì có
các tuyến tiết chất nhày có tác dụng: bôi trơn cơ thể chống khô, ngăn cản thoát
nước; hỗ trợ hô hấp qua da do hấp thụ O2 dễ dàng; thông tin quần thể.

Dưới lớp biểu mô là lớp cơ có 3 loai: cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo.
Bên trong lớp cơ là biểu mô thể xoang bao quanh cơ thể xoang thành lá, thành
lá tạng góp phần tạo nên các đốt vách ngăn đốt.
Ngoài các lớp cơ còn có các bó cơ.

→ Hệ cơ phát triển, cơ quan chuyển vận phong phú giúp con vật có thể bơi, bò,
chui, luồn tùy từng loài và môi trường sống.

 Cơ quan vận chuyển chuyên hóa ở các đốt là các chi bên (con Rươi) cấu tạo điển
hình gồm:



-

Thùy lưng, thùy bụng, mỗi thùy gồm nhiều túm tơ lưng, tơ bụng và tơ trụ.
Mấu lồi phía lưng và bụng làm nhiệm vụ cảm giác gọi là các siri, nhiều loài siri
biến đổi thành mang. Khi vận động, chi bên giống như mái chèo, các bộ phận
quạt nước là các túm tơ.
Nhiều loài chi bên tiêu giảm chỉ còn lại vết tích là các tơ ngắn (giun đất), tiêu giảm hoàn
toàn (đỉa).
Vận động của cơ thể là sự kết hợp của chi bên, cơ dọc và dịch thể xoang:
 Chi bên và cơ dọc giúp chuyển vận bơi hình song trong môi trường nước.
 Dịch thể xoang dưới tác dụng bao cơ dồn về phái trước thành một mũi tên xuyên
ép đất đào hang kéo cơ thể về phía trước.

 Hệ tiêu hóa:
-

-


Cấu tạo hoàn chình: ruột trước, ruột giữa, ruột sau.
 Ruột trước: thu nhận, chế biến và chứa thức ăn. Bắt đầu từ miệng, bên trong có
hàm hoặc vòi (bắt mồi hoặc nhai nghiền) → hầu →thực quản. Một số loài thực
quản phình to thành diều → mề (một túi có thành cơ khỏe).
 Ruột giữa: là nơi tiếp tục chế biến thức ăn. Thường dài và có rãnh ở lưng để
tăng diện tiếp xúc với thức ăn và ruột, tang khả năng hấp thụ thức ăn.
 Ruột sau: là nơi thải chất cặn bã.
Tuyến tiêu hóa đơn bào ở một phần ruột trước gồm các tb tiết men tiêu hóa.

 Hệ tuần hoàn:
-

Kín. Gòm nhiều hệ thống mạch khắp cơ thể.
Quan trọng nhất là mạch lưng, mạch bụng kéo dài suốt cơ thể, ngoài ra có mạch trên ruột,
mạch dưới ruột.


-

-

Phía trước cơ thể một số loài có tim bên.
Hoạt động co bóp của tim và các mạch khác làm máu vận chuyển trong mạch.
 Máu ở mạch lưng: từ sau ra trước.
 Máu ở mạch nối lưng bụng, phần đầu: từ lưng đến bụng.
Máu một số đại diện màu đỏ nhờ nhân Fe, một số lloaif màu xanh nhờ nhân Cu. Huyết sắc
tố phân tán trong dịch máu.
Sự xuất hiện hệ tuần hoàn tăng khả năng hoạt động sống và trao đổi chất:
 Phân phối chất dinh dưỡng.

 Phân phối O2.
 Thu nhận CO2.
 Thu nhận chất cặn bã.
 Là con đường vận chuyển hooc-môn→ tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ phận
cơ thể.
 Bảo vệ cơ thể: kháng thể kết hợp với tb thực bào giúp chống lại sự xâm nhập của
các yếu tố có hại.
→ Hệ tuần hoàn làm nv trao đổi chất dinh dưỡng, không khí và bảo vệ cơ thể.
Câu 9: Phân đoạn cơ thể của sán dây và phân đốt cơ thể của giun đốt:
Trả lời:

Phân đoạn cơ thể của sán dây
-

Phân đốt của giun đốt

Gồm phần đầu, phần cổ và phần
- Phân đốt ở giun đốt là phân đốt
thân (chứa hang nghìn đốt)
đồng hình, các đốt giống nhau về
hình thái và chức năng, nhiều đốt
 Phần đầu: có cơ quan bám đa
nhưng vẫn phân biệt đầu và đuôi:
dạng có thể là mép, giác, móc,
sợi móc…giúp bám chắc vào
 Đầu có miệng xung quanh
ống tiêu hóa.
miệng có cơ quan cảm giác,
núm hoặc mấu lồi (phần
 Phần cổ: là phần sinh trưởng,

phụ)
chúng dài dần và phân hóa
thành các đốt thân
 Phần thân: bao gồm các đốt
có cấu tạo giống nhau.
 Phần thân: Mỗi đốt có một cơ
quan sinh sản lưỡng tínhMỗi
 Phần đuôi: chỉ có một đốt.
đốt có một phần của hệ thần ( Cơ thể chia làm nhiều phần, các phần giống
kinh, hệ bài tiết và một đơn vị nhau về hình dạng ngoài và cấu tạo bên trong
sinh dục trọn vẹn có cả cơ quan được gọi là một đốt.
sinh dục đực và cái.Các đốt
- Tiêu chuẩn 1 đốt:
cuối hầu như chỉ là một túi
 Một đôi túi thể xoang
chứa đầy trứng sẵn sang tách
 Một đôi hạch thần kinh
khỏi cơ thể sán gọi là đốt chín.
 Một đôi mạch máu bên
 Một đôi chi bên
 Một đôi tuyến tính. )


Câu 10: So sánh cấu tạo, chức năng của xoang nguyên sinh, thứ sinh? Ý nghĩa của việc
xuất hiện của xoang thứ sinh?
Trả lời:
 Khái niệm : xoang cơ thể là khoảng trống nằm giữa các nội quan và thành cơ
thể.

Xoang nguyên sinh

-

Có ở giun tròn (giun đũa).
Thông trực tiếp với thành cơ thể và ruột.
Xoang kín, thông trực tiếp từ đầu đến cuối cơ
thể.
Xoang không phân đốt.
Chức năng chủ yếu là nâng đỡ

Xoang thư sinh
-

-

Có ở giun đốt
Không thông trực tiếp với thành cơ thể và ruột.
Ngăn cách với thành cơ thể bởi lá thành; với ruột
bằng lá tạng.
Xoang hở, thông với bên ngoài qua 2 lỗ bài tiết,
thường nằm ở mặt lưng.
Xoang phân đốt, mỗi đốt có một đôi túi thể xoang.
Ngoài chức năng nâng đỡ còn có : tham gia
chuyển vận, nuôi dưỡng tế bào...

Ý nghĩa của xuất hiện xoang cơ thể thứ sinh là nguyên nhân của sự xuất hiện hệ tuần hoàn.

Ký tên:
Trịnh Văn Toàn




×