Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN BÌNH sơn, TỈNH QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.26 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


ĐỖ THIẾT KHÔI

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.01.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2016


Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN PHƢỚC TRỮ

Phản biện 1: TS. Lê Bảo
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Quốc Hội

Luận văn đã bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 20 tháng 8 năm
2016.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
 Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng


 Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế- xã hội nói chung và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nói riêng của nhiều quốc gia. Với Việt Nam, một nước có nền nông nghiệp
làm nền tảng thì phát triển nông nghiệp luôn được hết sức chú trọng. Dưới
sự tác động mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa, sự phát triển của nền kinh
tế thị trường, những tiến bộ vượt bậc của khoa học - kỹ thuật…cùng với đó
là những bất ổn về kinh tế, sự phân hóa giàu nghèo và nguy cơ môi trường
bị suy thoái đáng báo động như hiện nay đang đặt ra thách thức lớn cho sự
phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng.
Bình Sơn là huyện thuộc vùng đồng bằng ven biển, nằm ở phía Bắc
tỉnh Quảng Ngãi, điều kiện tự nhiên có những thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp toàn diện. Tính đến cuối năm 2015, tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ
chiếm 22.41% trong cơ cấu kinh tế của huyện nhưng lại có trên 70% dân số toàn
huyện sống bằng nghề nông nghiệp. Trong những năm qua, nông nghiệp của
huyện đã đạt được thành tựu nhất định tuy nhiên phát triển chưa toàn diện,
kém bền vững, tốc độ tăng trưởng và sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt
nguồn lực cho phát triển sản xuất, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi
mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản
xuất nhỏ, phân tán…Mặt khác diện tích đất nông nghiệp đang giảm dần dẫn
đến nông sản hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu của xã hội và nhân dân trong
huyện đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Do vậy, việc khai thác và sử
dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động để tái cơ cấu sản
xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và ổn định chính

trị - xã hội của huyện.
Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Phát triển nông nghiệp
huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ.


2
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ được lý luận và thực tiễn để hình thành khung lý thuyết
nghiên cứu phát triển nông nghiệp ở một huyện.
- Phân tích thực trạng ngành nông nghiệp huyện Bình Sơn, xác định
các nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình phát triển ngành nông
nghiệp.
- Kiến nghị được các giải pháp phát triển nông nghiệp của huyện
Bình Sơn thời gian sắp đến.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan
đến quá trình phát triển nông nghiệp của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản về
phát triển kinh tế nông nghiệp theo nghĩa hẹp gồm: trồng trọt và chăn nuôi.
- Không gian: Đề tài nghiên cứu các nội dung trên tại huyện Bình
Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
- Thời gian: chủ yếu nghiên cứu thực trạng giai đoạn từ năm 20092015, các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa đến năm 2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phân
tích thực chứng, phân tích thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương
pháp tổng hợp và khái quát hóa, phương pháp chuẩn tắc.
- Nguồn số liệu sử dụng trong đề tài là dữ liệu thứ cấp. Các số liệu
này được thu thập từ số liệu của các cơ quan huyện có liên quan.

5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, bảng biểu…kết cấu đề tài
gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nông nghiệp


3
Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Bình Sơn, tỉnh
Quảng Ngãi
Chương 3: Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Bình Sơn, tỉnh
Quảng Ngãi trong thời gian tới
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP

1.1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Một số khái niệm
Nông nghiệp là ngành sản xuất – kinh doanh làm ra thực phẩm nông
sản, bao gồm cả sản xuất nông nghiệp, chế biến, marketing và phân phối các
thực phẩm nông sản.
Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành
chăn nuôi. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng nó còn bao gồm cả ngành
lâm nghiệp và ngành thủy sản.
Khái niệm phát triển nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp là một tổng
thể các biện pháp nhằm tăng sản lượng sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng
tốt hơn yêu cầu của thị trường trên cơ sở khai thác các nguồn lực trong nông
nghiệp một cách hợp lý và từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất.
1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
- Sản xuất nông nghiệp có tính vùng

- Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu
- Đối tượng sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi
- Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao
1.1.3. Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp
- Đóng góp về thị trường


4
- Góp phần tăng trưởng nền kinh tế ổn định
- Góp phần xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực
- Góp phần phát triển nông thôn
1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.2.1. Phát triển số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp
Số lượng các cơ sở SXNN là số lượng những nơi kết hợp các yếu tố
nguồn lực, trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp.
Phát triển số lượng cơ sở SXNN là sự gia tăng số lượng các cơ sở SXNN
trên địa bàn năm sau cao hơn năm trước. Phải gia tăng số lượng các cơ sở
SXNN vì các cơ sở SXNN tạo ra sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho đời
sống kinh tế - xã hội.
Các cơ sở SXNN cần được xem xét là: Kinh tế nông hộ, kinh tế trang
trại, hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp nông nghiệp.
Các tiêu chí về gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất nông nghiệp là:
số lượng các cơ sở sản xuất qua các năm, mức tăng và tốc độ tăng của các
cơ sở sản xuất.
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý
Cơ cấu SXNN là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận trong SXNN
với vai trò, vị trí của các thành phần hợp thành theo tỷ lệ tương xứng ổn
định trong một thời kỳ nhất định.
Chuyển dịch cơ cấu SXNN hợp lý là chuyển dịch vai trò, vị trí và tỷ
lệ hợp thành của các ngành, lĩnh vực, bộ phận trong SXNN theo hướng hợp

lý nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu SXNN:
- Nhóm tiêu chí phản ánh cơ cấu kết quả sản xuất
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu các nguồn lực


5
1.2.3. Gia tăng việc sử dụng các yếu tố nguồn lực
Các nguồn lực trong nông nghiệp gồm đất đai, lao động, vốn, cơ sở
vật chất kỹ thuật, công nghệ sản xuất...Quy mô về số lượng, chất lượng các
nguồn lực được huy động có tính quyết định đến tốc độ tăng trưởng và
PTNN.
a. Đất đai được sử dụng trong nông nghiệp
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn và đào thải khỏi
quá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp lý thì ruộng đất có chất lượng ngày càng tốt
hơn, cho nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích canh tác. Sự phát triển
quy mô SXNN phụ thuộc chủ yếu vào quy mô và trình độ sử dụng đất đai.
Tiêu chí đánh giá: Đất đai nông nghiệp, đất canh tác trên một nhân khẩu,
một lao động càng cao là điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.
b. Lao động nông nghiệp
Nguồn nhân lực trong nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào
hoạt động SXNN, bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động.
Tiêu chí đánh giá số lượng và chất lượng của nguồn lao động trong
nông nghiệp là số lượng lao động, cơ cấu lao động, các yếu tố về tri thức, kỹ
năng, kinh nghiệm, truyền thống, bí quyết công nghệ...
c. Vốn trong nông nghiệp
Vốn trong nông nghiệp được biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động
và đối tượng lao động được sử dụng vào quá trình SXNN.
Tiêu chí đánh giá: tổng số vốn đầu tư, mức tăng vốn, tốc độ tăng vốn.
d. Cơ sở vật chất - kỹ thuật nông nghiệp

Hệ thống cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ nông nghiệp ngày càng
hoàn thiện và phát triển gồm công cụ máy móc, hệ thống kết cấu hạ tầng
phục vụ SXNN gồm giao thông, thủy lợi; hệ thống dịch vụ trồng trọt và
chăn nuôi...
e. Công nghệ sản xuất trong nông nghiệp
Công nghệ theo nghĩa chung nhất là tập hợp những hiểu biết về các


6
phương thức và phương pháp hướng vào cải tạo tự nhiên, phục vụ các nhu
cầu con người.
1.2.4. Thâm canh trong nông nghiệp
Có hai phương thức sản xuất cơ bản trong nông nghiệp; đó là quảng
canh và thâm canh. Thâm canh là phương thức sản xuất tiên tiến nhằm tăng
sản lượng nông sản bằng cách nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất,
thông qua việc đầu tư thêm vốn và kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống chỉ tiêu thể hiện trình độ thâm canh trong nông nghiệp
gồm: Mức đầu tư trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp và trên lao động
nông nghiệp; diện tích đất trồng trọt được tưới, tiêu bằng hệ thống thủy lợi,
diện tích đất trồng trọt được cày máy; số lượng máy kéo, máy gặt sử dụng
trong SXNN; tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của mỗi loại sản phẩm; năng suất
cây trồng, vật nuôi; năng suất lao động xã hội của ngành nông nghiệp.
1.2.5. Các hình thức liên kết kinh tế trong nông nghiệp
Liên kết kinh tế trong nông nghiệp là sự hợp tác của các đối tác trên
chuỗi ngành hàng nông sản để đưa nông sản từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ
nhằm tìm kiếm những cơ hội đem lại lợi nhuận từ sự liên kết này.
Hiện có hai mô hình liên kết đối với các nông hộ và các đơn vị sản
xuất nông nghiệp là liên kết ngang và liên kết dọc. Liên kết dọc thể hiện sự
liên kết giữa nông hộ và trang trại với các đối tác trên chuỗi ngành hàng
nông sản. Còn liên kết ngang là sự liên kết của các nông hộ và trang trại

nhằm tạo ra các vùng chuyên canh để thực hiện được các đơn hàng lớn.
Một mô hình liên kết trong nông nghiệp được xem là tiến bộ khi đạt
được các tiêu chí sau:
- Liên kết đảm bảo tôn trọng tính độc lập của các hộ SXNN đối với
sở hữu tư liệu sản xuất và sản phẩm sản xuất ra;
- Liên kết phải tăng khả năng cạnh tranh của nông sản sản xuất ra
như chi phí, mẫu mã, an toàn thực phẩm;


7
- Liên kết phải bền vững và đảm bảo phân chia lợi ích phù hợp giữa
các đối tác, đặc biệt đối với nông hộ;
- Liên kết đảm bảo nông sản đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
1.2.6. Gia tăng kết quả sản xuất nông nghiệp
Kết quả sản xuất nông nghiệp là những gì nông nghiệp đạt được sau
một chu kỳ sản xuất nhất định được thể hiện bằng số lượng sản phẩm, giá trị
sản phẩm, giá trị sản xuất của nông nghiệp.
Gia tăng kết quả SXNN là số lượng sản phẩm và giá trị sản phẩm,
cũng như sản phẩm hàng hóa và giá trị sản phẩm hàng hóa của nông nghiệp
được sản xuất qua các năm và yêu cầu năm sau phải tăng cao hơn năm trước.
Các tiêu chí đánh giá sự gia tăng và mức độ gia tăng kết quả SXNN:
- Sự gia tăng và mức gia tăng trong việc đóng góp cho nhà nước.
- Sự gia tăng và mức gia tăng trong việc tích lũy cho các cơ sở sản xuất.
- Sự gia tăng, mức gia tăng trong việc cải thiện đời sống người lao động.
- Mức gia tăng, tốc độ tăng của khối lượng sản phẩm hàng hóa cung
cấp cho xã hội.
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
- Nhân tố điều kiện tự nhiên
- Nhân tố điều kiện xã hội
- Nhân tố điều kiện kinh tế

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN BÌNH SƠN,
TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN BÌNH SƠN ẢNH HƢỞNG
ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Bình Sơn là huyện thuộc vùng đồng bằng ven biển, nằm ở phía Bắc


8
tỉnh Quảng Ngãi. Toàn huyện có 24 xã và 1 thị trấn; diện tích tự nhiên
467,57km2, chiếm 9,07% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Ngãi; dân
số khoảng 185.000 người.
a. Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên cho phát triển nông
nghiệp
- Vị trí địa lý
- Địa hình
- Khí hậu, thời tiết
- Tài nguyên đất, nước, rừng, biển
b. Những khó khăn về điều kiện tự nhiên cho phát triển nông
nghiệp
2.1.2. Đặc điểm về điều kiện xã hội
a. Dân số
Dân số trung bình của huyện Bình Sơn năm 2015 là 184.656 người.
Nữ chiếm khoảng 52% dân số; tốc độ tăng dân số tự nhiên 0,813%; dân số
thành thị chiếm khoảng 5% dân số toàn huyện. Mật độ dân số trung bình
toàn huyện có 395 người/km2, dân số phân bố không đều giữa các nơi trong
huyện.
b. Lao động
Lực lượng lao động của huyện đã tăng từ 91,36 nghìn người năm

2009 lên 110 nghìn người năm 2015 với tốc độ tăng bình quân thời kỳ 20092015 khoảng 3,14%. Đến năm 2015, lực lượng lao động của huyện có 110
nghìn người, khoảng 59,57% dân số toàn huyện.
c. Truyền thống nông nghiệp
Dân cư của huyện có truyền thống canh tác trồng lúa nước và chăn
nuôi gia súc gia cầm theo hình thức quảng canh.
d. Dân trí
Toàn huyện có 4 trường phổ thông trung học, 24 trường trung học cơ


9
sở, 34 trường tiểu học và 27 trường mẫu giáo. Ngoài ra, huyện còn có 1
trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề, thường xuyên
đào tạo nghề phổ thông cho học sinh, thanh niên.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
Kinh tế huyện Bình Sơn giai đoạn từ 2009-2015 có tốc độ tăng
trưởng khá, năm sau luôn cao hơn năm trước, bình quân đạt 16,2%/năm.
Trong đó nông nghiệp tăng trưởng 5,4%/năm, công nghiệp tăng trưởng
19,45%/năm, thương mại - dịch vụ tăng trưởng 24,28%/năm. Tổng giá trị
sản xuất trên địa bàn năm 2015 đạt 3.485,74 tỷ đồng (giá cố định 1994). Thu
nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 30,5 triệu đồng/năm.
Ngành nông-lâm-ngư nghiệp: GTSX của ngành năm 2015 tăng 1,37
lần so với năm 2009, và đạt 874,7 tỷ đồng.
Ngành công nghiệp: GTSX của ngành năm 2015 tăng 2,9 lần so với
năm 2009 và đạt 953 tỷ đồng.
Ngành thương mại-dịch vụ: GTSX của ngành năm 2015 tăng 3,68
lần so với năm 2009 và đạt 1.658 tỷ đồng.
b. Cơ cấu kinh tế
Năm 2015, GTSX ngành nông- lâm-ngư nghiệp đạt 874,74 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 25,09%; ngành công nghiệp- xây dựng đạt 953 tỷ đồng,

chiếm 27,34% và ngành thương mại - dịch vụ đạt 1.658 tỷ đồng, chiếm
45,64%.
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2009-2015 có sự
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm
dần tỷ trọng nông, lâm, thủy sản trên cơ sở khai thác lợi thế của từng ngành.
c. Thị trường các yếu tố đầu vào và tiêu thụ nông sản
Thị trường các yếu tố đầu vào: Vật tư, máy móc trong nông nghiệp
có tăng lên so với trước đó, có nhiều nhà cung cấp, phân phối lại phân bón


10
và giống cây trồng, đầu tư ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chế biến bảo
quản nông sản còn hạn chế, tỷ lệ cơ giới hóa còn chưa cao.
Thị trường tiêu thụ nông sản: Sự cạnh tranh của các mặt hàng nông
sản trên thị trường thấp xét trên các tiêu chí về giá cả và chất lượng.
d. Tình hình thực hiện các chính sách về nông nghiệp
Các chính sách: đất đai, đầu tư tín dụng, lao động giải quyết việc
làm, khuyến nông, xây dựng nông thôn mới.
e. Đặc điểm cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông: đường sắt Bắc Nam đi qua địa bàn chiều dài 18
km. Đường thủy có 54 km bờ biển và 28 km đường sông và 2 cảng biển Sa
Kỳ, Sa Cần (ngoài cảng biển nước sâu Dung Quất). Đường bộ: Quốc lộ 1A
chạy qua với chiều dài 18 km, khoảng 75 km đường tỉnh lộ, khoảng 93,12
km đường huyện và hơn 606 km đường xã, thôn, xóm.
Hệ thống thủy lợi: kiên cố hóa được 34 tuyến kênh mương với chiều
dài khoản 30 km, có hàng chục trạm bơm, khoảng gần 70 hồ chứa nước nhỏ,
hàng trăm cống tưới, tiêu và hệ thống đập tràn, đập bổi phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp.
Đến nay, có 100% số thôn có điện với 100% số hộ trong toàn huyện
được sử dụng điện thường xuyên. Hệ thống thông tin cũng có bước phát

triển khá.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN BÌNH SƠN
2.2.1. Số lƣợng cơ sở SXNN thời gian qua
a. Số lượng kinh tế hộ
Huyện Bình Sơn có 49.412 hộ, trong đó hộ nông nghiệp là 25.221 hộ
chiếm 51% tổng cơ cấu hộ và có xu hướng giảm dần, có quy mô sản xuất
nhỏ, nhân khẩu bình quân một hộ là 3,5 người. Diện tích canh tác bình quân
của hộ khá thấp 3.570 m2/hộ, giá trị sản xuất do kinh tế hộ tạo ra chiếm
94,6% trong tổng giá trị SXNN toàn huyện.
b. Số lượng kinh tế trang trại
Toàn huyện có 31 trang trại, trong đó có 23 trang trại nông nghiệp, 1


11
trang trại thủy sản, 5 trang trại lâm nghiệp và 2 trang trại tổng hợp; 153 lao
động thường xuyên, 69 lao động thuê mướn thường xuyên và 282 lao động
thuê mướn ở thời điểm cao nhất. Diện tích đất sử dụng, vốn đầu tư, giá trị
sản xuất và thu nhập còn thấp. Số lượng trang trại có xu hướng tăng lên.
c. Số lượng hợp tác xã
Toàn huyện có 38 hợp tác xã và 04 tổ hợp tác. Trong đó: 33 hợp tác
xã dịch vụ nông nghiệp, tổng số xã viên là 53.024 người. Tổng tài sản:
51.793 triệu đồng, trong đó: vốn cố định: 31.428 triệu đồng, vốn lưu động:
20.365 triệu đồng. Phần lớn hợp tác xã hoạt động theo hướng đa dịch vụ. Số
lượng hợp tác xã và số lượng xã viên đang có xu hướng giảm, hiệu quả sản
xuất kinh doanh còn thấp.
d. Số lượng doanh nghiệp nông nghiệp
Huyện Bình Sơn không có doanh nghiệp nông nghiệp nào hoạt động.
2.2.2. Tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
huyện Bình Sơn
Về tăng trưởng: GTSX của ngành năm 2015 tăng 1,4 lần so với năm

2009, và đạt 439,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,96%/năm.
Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của huyện Bình Sơn.
Về cơ cấu: Nông nghiệp luôn có tỷ trọng lớn hơn ngành lâm nghiệp
và thủy sản. Cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2009-2015 có xu hướng tăng
nhưng không mạnh.
Bảng 2.5. Cơ cấu GTSX ngành nông-lâm-ngư nghiệp huyện Bình Sơn
giai đoạn 2009-2015
Năm

Đơn vị: %
2013 2014 2015

2009

2010

2011

2012

100

100

100

100

100


100

100

Nông nghiệp

49,00

42,72

52,44

51,30

51,09

50,21

50,24

Lâm nghiệp

6,14

18,67

10,85

7,54


11,14

14,32

12,64

44,86

38,60

36,71

41,16

37,77

35,47

37,11

Nông-lâm-ngư nghiệp

Thủy sản

(Nguồn: Niên giám thống kế huyện Bình Sơn qua các năm)


12
* Nội bộ ngành nông nghiệp
Về tăng trưởng: Trồng trọt và chăn nuôi là ngành sản xuất chính của

nông nghiệp giai đoạn 2009-2015 có mức tăng trưởng lần lượt là 9,15% và
9,49%. Tuy nhiên ngành chăn nuôi tăng trưởng kém bền vững hơn khi có mức
biến động khá lớn giữa các năm quan sát. Ngành dịch vụ nông nghiệp có xu
hướng ngày càng giảm, trung bình giai đoạn 2009-2015 giảm 0,85%.
Về cơ cấu: Cơ cấu nội bộ có sự chuyển dịch theo hướng trồng trọt
tăng, chăn nuôi giảm và dịch vụ giảm tuy không rõ rệt. Nếu năm 2009 giá trị
sản xuất ngành trồng trọt chỉ gấp 2,61 lần ngành chăn nuôi thì đến năm 2015
giá trị sản xuất ngành trồng trọt đã gấp 2,82 lần so với ngành chăn nuôi.
Bảng 2.7. Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp huyện Bình Sơn
giai đoạn 2009-2015
Đơn vị: %
Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Trồng trọt

70,28


71,66

68,45

68,70

72,18

73,77

72,31

Chăn nuôi

26,90

24,98

29,52

29,23

25,81

23,97

25,60

Dịch vụ NN


2,82

3,35

2,03

2,07

2,02

2,27

2,09

Tổng cộng

100

100

100

100

100

100

100


(Nguồn: Niên giám thống kế huyện Bình Sơn qua các năm)
Nhìn chung cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp tuy có chuyển dịch
nhưng còn chậm và chưa cân đối, đặc biệt là trồng trọt còn chiếm tỷ lệ khá
cao, tỷ trọng dịch vụ phục vụ nông nghiệp còn ở mức thấp và xu hướng
giảm dần.
2.2.3. Quy mô các nguồn lực trong nông nghiệp
a. Đất đai
Diện tích đất đưa vào sử dụng là 44.562,61 ha chiếm 95,31% diện
tích tự nhiên. Cơ cấu sử dụng đất chung có xu hướng chuyển dịch theo


13
hướng hợp lý hơn. Năm 2015, tổng diện tích tự nhiên của huyện là
46.754,23 ha. Diện tích, cơ cấu sử dụng các loại đất chính như sau:
- Đất nông nghiệp: 35.606,75 ha, chiếm 76,16% tổng DTTN.
- Đất phi nông nghiệp: 8.955,86 ha, chiếm 19,16 % tổng DTTN.
- Đất chưa sử dụng: 2.191,62 ha, chiếm 4,69 % tổng DTTN.
b. Lao động
Lực lượng lao động đã được chuyển dịch từ khu vực sản xuất nông,
lâm, thủy sản sang khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, tốc
độ dịch chuyển là tương đối thấp. Lực lượng lao động nông nghiệp qua các
năm vẫn chiếm tỉ lệ cao trong tổng số lao động. Chất lượng nguồn lao động
còn thấp; tỉ lệ lao động được đào tạo chưa cao.
c. Vốn đầu tư
Từ 2009-2015, tỷ trọng vốn đầu tư nông nghiệp trung bình cho giai
đoạn này là 20,96% nhưng tốc độ tăng vốn đầu tư chỉ 10,13% thấp hơn tốc
độ tăng của tổng vốn đầu tư hàng năm là 17,38%. Vốn đầu tư từ ngân sách
cho phát triển nông nghiệp chưa tương xứng với tầm quan trọng của ngành
nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện. Từ năm 2009-2015, tổng vốn

thu hút cho nông nghiệp, nông thôn là hơn 620.467 tỷ đồng, trong đó vốn từ
ngân sách nhà nước: 428.072 tỷ đồng.
Về tín dụng ngân hàng các hoạt động dịch vụ ngân hàng có bước
phát triển khá và hoạt động có hiệu quả, toàn huyện hiện có 15 Chi nhánh,
Phòng giao dịch của các Ngân hàng, 01 Quỹ tín dụng nhân dân.
d. Khoa học và công nghệ
Trung tâm khuyến nông huyện tăng cường hướng dẫn, chuyển giao khoa
học công nghệ, xây dựng trình diễn nhiều mô hình sản xuất để phát triển nông
nghiệp bền vững. Triển khai thực hiện được 52 mô hình trình diễn về giống, cây
trồng và vật nuôi, tổ chức trên 500 lớp tập huấn các mô hình khuyến nông cho
trên 14.000 lượt người tham gia, tổ chức 05 lớp đào tạo nghề cho hội viên Hội


14
Nông dân và Đoàn Thanh niên; biên soạn và in ấn trên 15.000 tờ rơi tài liệu
hướng dẫn kỹ thuật canh tác các loại cây trồng, vật nuôi.
2.2.4 Tình hình thâm canh trong nông nghiệp
Tình hình thâm canh trong nông nghiệp thời gian qua của huyện Bình
Sơn từng bước được cải thiện nên đã góp phần đưa năng suất và sản lượng
các loại cây trồng tăng lên. Cụ thể năng suất cây lúa, mía, rau các loại, ngô,
khoai tăng mạnh còn năng suất sắn và lạc tuy có tăng lên nhưng với tốc độ
chậm.
Bảng 2.12. Năng suất một số loại cây trồng huyện Bình Sơn thời gian qua
Đơn vị: Tạ/ha
TT

Qua các năm

Cây trồng


2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1

Lúa

48,3

49,4

52,5

48,5

56,7

55,3


58,93

2

Sắn

202,7

152,1

223,6

235,0

245,0

229,3

228,4

3

Mía

525,0

455,2

497,0


520,0

561,5

542,5

651,9

4

Rau các loại

113,0

115,5

146,1

135,8

147,6

161,8

179,6

5

Ngô


44,2

38,5

44,4

45,4

49,5

50,9

53,3

(Nguồn: Niên giám thống kế huyện Bình Sơn qua các năm)
2.2.5. Tình hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp
- Liên kết giữa các doanh nghiệp nông nghiệp và nông dân để tiêu
thụ nông sản cũng có bước phát triển. Tuy nhiên các cơ sở công nghiệp chế
biến chưa phát triển tương xứng với sản lượng nông sản.
- Hình thức liên kết theo ngành giữa các doanh nghiệp sản xuất nông
nghiệp - thu gom - chế biến còn nhiều hạn chế.
- Liên kết kinh tế hộ có bước phát triển bằng việc hợp tác với nhau
thông qua tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất, câu lạc bộ cùng sở thích dưới sự
hướng dẫn của Hội Nông dân huyện.
- Kinh tế trang trại chưa liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình
sản xuất nông sản hàng hóa.


15
2.2.6. Kết quả sản xuất ngành trồng trọt và chăn nuôi của huyện

Bình Sơn
a. Trồng trọt
Về trồng trọt: Là ngành sản xuất chính của huyện với các cây trồng
chủ yếu là cây lúa và cây hoa màu. Hầu hết nhóm cây lương thực trong những
năm gần đây phát triển tương đối khá, năng suất tăng. Cây công nghiệp hàng
năm chỉ phát triển các loại cây ngắn ngày mía, đậu phụng, vừng; có diện tích
cao su nhưng không đáng kể. Trong cơ cấu sản xuất đã có sự chuyển dịch theo
hướng đa dạng cây trồng với các dạng sản phẩm hàng hoá.
* Diện tích, sản lượng và năng suất của cây trồng chủ yếu
Cây lúa: Diện tích cho cây lúa hàng năm luôn ổn định, ít biến động,
năm 2015 là 10.423,1 Ha cho sản lượng là 61.420 tấn, gấp 1,29 lần so với
năm 2009. Phân bổ diện tích trồng lúa dàn trải đều trên toàn huyện.
Cây sắn: Diện tích trồng sắn có xu hướng ổn định, năng suất và sản
lượng tăng qua các năm. Năm 2015 sản lượng đạt 59.941,7 tấn, năng suất
228,4 tạ/ha. Diện tích trồng sắn phân bố chủ yếu ở các xã phía tây của
huyện.
Cây mía: Diện tích mía có xu hướng ổn định và khoảng 771 ha vào
năm 2015; sản lượng và năng suất tăng đều đặn qua các năm; năm 2015 đạt
năng suất 651,9 tạ/ha, sản lượng đạt 50.260 tấn. Diện tích trồng mía phân bổ
chủ yếu ở các xã Bình Mỹ, Bình Tân, Bình Khương, Bình Trung.
Rau các loại: Tăng nhanh cả về diện tích và năng suất, hình thành các
vùng sản xuất rau an toàn tập trung. Diện tích trồng rau đạt 1.562,3 ha năm
2015, sản lượng 28.057,6 tấn. Từ 2009 đến 2015, năng suất rau các loại tăng
hơn 1,5 lần; phân bố chủ yếu ở xã Bình Hải, Bình Hòa, Bình Minh, Bình
Chương.
Cây ngô: Diện tích và năng suất có xu hướng tăng. Năm 2015 có
diện tích 1.552,5 ha; năng suất 53,3 tạ/ha; sản lượng đạt 8.269,1 tấn. Ngô


16

được trồng chủ yếu ở các xã Bình An, Bình Trung, Bình Minh, Bình
Chương, Bình Châu.
b. Chăn nuôi
Về chăn nuôi: Là địa bàn cung cấp lượng gia súc, gia cầm lớn nhất
trong tỉnh Quảng Ngãi. Tuy có phát triển về số lượng nhưng vẫn là chăn
nuôi nông hộ, quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, không có vùng chăn
nuôi tập trung. Việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi còn rất hạn chế so
với các ngành nông nghiệp khác.
+ Đàn bò: Do ảnh hưởng thiên tai và dịch bệnh nên đàn bò giảm đột
ngột năm 2010 và tăng dần trở lại qua các năm, bình quân tăng 1,54%/năm,
tổng đàn bò đến năm 2015 là 53.871 con. Đàn bò tuy tăng trưởng ít, nhưng
đàn bò lai tăng mạnh.
+ Đàn lợn: giảm mạnh bình quân 3,61%/năm, năm 2015 chỉ còn
43.659 con. Nguyên nhân chủ yếu do dịch bệnh thường xuyên đe dọa, công
tác quản lý giống heo chưa được quan tâm đúng mức.
+ Đàn trâu: chiếm số lượng không nhiều, năm 2015 tăng lên 2.353
con, tốc độ tăng trung bình 3,91%/năm. Sản lượng thịt cung ứng tăng. Việc
nuôi trâu ở các hộ hiện nay chỉ ở quy mô nhỏ.
+ Đàn gia cầm: gia cầm chủ yếu là gà, vịt; số lượng 552.703 con năm
2015, đạt mức tăng bình quân khá cao 9,63%/năm.
c. Thực trạng đóng góp của nông nghiệp huyện với nền kinh tế
Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm trung bình 49,57 % trong cơ cấu
tổng GTSX nông lâm thuỷ sản và chiếm 16,44% tổng GTSX toàn huyện nên
đã góp phần thúc đẩy kinh tế huyện tăng trưởng 16,19 %/năm giai đoạn
2009 -2015. Tuy nhiên, đóng góp của nông nghiệp vào GTSX của huyện
đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Nông nghiệp cung
cấp lương thực cho nhân dân trên địa bàn và các vùng lân cận, cung cấp


17

nguyên liệu, thị trường và lao động cho các ngành kinh tế, góp phần xây
dựng nông thôn mới.
d. Thực trạng về đời sống của nông dân huyện Bình Sơn
Sản xuất nông nghiệp góp phần giải quyết việc làm, cải thiện và nâng
cao mức sống cho nhân dân. Tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo có
hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
2.3.1. Thành công và hạn chế
Những thành công:
- Số lượng trang trại có xu hướng tăng; cơ cấu giá trị sản xuất ngành
chuyển dịch tích cực; huyện quan tâm phát huy các nguồn lực sẵn có.
- Hình thành và phát triển các hình thức liên kết sản xuất trồng trọt.
- Chú trọng thâm canh sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống
mới; tỷ lệ cơ giới hóa trong SXNN tăng khá.
- Bước đầu đã thu hút được một số doanh nghiệp đầu tư phát triển
các vùng nguyên liệu như mía, mì gắn với thu mua, chế biến, hình thành các
chuỗi giá trị gia tăng.
Những hạn chế:
- Số lượng HTX, trang trại còn quá ít, chưa có doanh nghiệp nông
nghiệp nào, giá trị SXNN chủ yếu do kinh tế hộ tạo ra,..
- Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp còn chậm, chưa cân đối
và thiếu bền vững.
- Nguồn vốn đầu tư phát triển cho nông nghiệp còn thấp.
- Hạn chế trong việc sử dụng máy móc thiết bị, đầu tư vốn, cải tiến
công nghệ sản xuất.
- Phát triển liên kết với doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị chưa
nhiều, sản xuất chưa có sự chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa,
chưa có nông sản có thương hiệu trên thị trường.



18
2.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế
- SXNN chịu ảnh hưởng nhiều do thiên tai. Công tác thu hoạch, chế
biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản, công tác khuyến nông, phòng trừ sâu,
dịch bệnh còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp chưa hoàn thiện.
- Số lượng các cơ sở SXNN chủ yếu là kinh tế hộ với quy mô sản
xuất nhỏ, thiếu vốn, trình độ, năng lực tổ chức sản xuất hạn chế.
- Cơ cấu SXNN chưa hợp lý, chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp.
- Quỹ đất SXNN đã sử dụng gần hết, diện tích đất SXNN có xu
hướng bị thu hẹp; nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển nông nghiệp
còn yếu và thiếu.
- Nông nghiệp có điểm xuất phát thấp, đầu tư cho nông nghiệp và
nông thôn chưa tương xứng với vai trò và tiềm năng.
- Trình độ thâm canh trong nông nghiệp thấp; trình độ tiếp thu và áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của người nông dân còn
nhiều hạn chế,..
- Liên kết trong SXNN vẫn còn rất nhiều hạn chế, chưa có biện pháp
hiệu quả để khuyến khích hình thành các liên kết SXNN.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN BÌNH SƠN,
TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. CĂN CỨ CHO VIỆC XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP
3.1.1 Căn cứ sự biến động của môi trƣờng ảnh hƣởng đến phát
triển nông nghiệp
Môi trường tự nhiên: Phòng chống những bất thường của thời tiết;
bảo vệ đa dạng sinh học, khắc phục ô nhiễm, cải thiện khôi phục môi
trường; đảm bảo tính bền vững của hệ sinh thái; giảm thiểu tác động xấu tới
cung của yếu tố môi trường tự nhiên…



19
Môi trường kinh tế: Giảm thiểu tối đa mặt trái do cơ chế thị trường
gây ra; xóa bỏ tình trạng kém chất lượng của vật tư hàng hóa đầu vào cho
SXNN và nông sản đầu ra ảnh hưởng tới người sản xuất, người tiêu dùng.
Môi trường xã hội: Phát triển nông nghiệp đi phải đôi với việc tiến bộ
và công bằng xã hội nâng cao chất lượng cuộc sống; gắn liền việc nâng cao
thu nhập với tăng cường cải thiện đời sống; tệ nạn xã hội nông thôn phải giảm
xuống, tính đa dạng và bản sắc văn hoá dân tộc được gìn giữ và phát huy.
3.1.2 Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của huyện Bình Sơn
a. Về kinh tế - xã hội
Phát huy nội lực và huy động các nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư
phát triển kinh tế- xã hội. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp trên cơ sở khai thác các tiềm năng, lợi
thế của huyện theo định hướng quy hoạch chung của tỉnh Quảng Ngãi; coi
chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú
trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức.
Huyện Bình Sơn phấn đấu giai đoạn 2015- 2020, tốc độ tăng trưởng
kinh tế đạt 15,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực,
năm 2020 nông lâm ngư nghiệp giảm tỷ trọng xuống còn 19%, tăng bình
quân 4,5%/năm; tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng lên 40,9%, tăng bình
quân 16-17%/năm và tỷ trọng dịch vụ là 40,1%, mức tăng bình quân 1314%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 phấn đấu đạt 50 triệu
đồng. Thu ngân sách đạt và vượt chỉ tiêu được giao hàng năm, tổng vốn đầu
tư toàn xã hội 2015-2020 đạt 7.000 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 là 5%.
b. Về nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp với các ngành sản xuất hướng vào cung cấp
nguyên liệu, rau quả, thực phẩm chất lượng cao; ổn định diện tích lúa để
đảm bảo an ninh lương thực; thực hiện dồn điền đổi thửa, phát triển kinh tế
trang trại; đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn theo



20
hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả,
ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất; củng cố và nâng
cao chất lượng hoạt động, dịch vụ của các HTX nông nghiệp, gắn phát triển
kinh tế hộ với phát triển kinh tế HTX.
3.1.3. Các quan điểm có tính định hƣớng khi xây dựng giải pháp
PTNN toàn diện theo hướng hiện đại hóa, bền vững, sản xuất hàng
hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; chuyển
mạnh PTNN theo chiều rộng sang nâng cao chất lượng hiệu quả; thu hút,
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mạnh vào lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn; PTNN gắn với xây dựng nông thôn mới, bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ môi trường; đảm bảo mục tiêu giữ vững an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
3.2.1 Phát triển các cơ sở sản xuất
a. Củng cố và nâng cao năng lực kinh tế hộ
Tạo điều kiện cho hộ gia đình dồn điền đổi thửa, cho thuê đất, tích tụ
đất; khuyến khích nông hộ đổi mới tư duy, học tập kinh nghiệm; khuyến
khích nông hộ tăng tích lũy vốn; tạo điều kiện cho các nông hộ nhỏ liên kết
lại với nhau; triển khai thực hiện các chính sách để khuyến khích, hỗ trợ
phát triển mạnh kinh tế hộ theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp,
từng bước tiến lên sản xuất hàng hóa lớn.
b. Phát triển kinh tế trang trại
Ban hành văn bản cụ thể hóa những quy định riêng về tiêu chí trang
trại, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại; cung cấp thông tin
thị trường và khuyến cáo khoa học- kỹ thuật để giúp trang trại định hướng
sản xuất kinh doanh; tăng cường liên kết kinh tế, tăng khả năng tiếp cận thị
trường của trang trại; đào tạo, tập huấn cho các chủ trang trại nâng cao kiến
thức; tăng cường đầu tư cho vay vốn các dự án trang trại; định hướng xây



21
dựng các trang trại kết hợp có qui mô lớn cả về đất đai, vốn và lao động làm
hạt nhân liên kết các nông hộ; áp dụng cơ giới hóa.
c. Phát triển hợp tác xã
Phát triển các HTX mới đa dạng trên nguyên tắc tự nguyện cùng có
lợi, xuất phát từ nhu cầu của các hộ nông dân, phù hợp với trình độ phát
triển của các ngành nghề trên địa bàn các xã; đa dạng hoá hình thức sở hữu
trong kinh tế tập thể; khuyến khích huy động cổ phần và nguồn vốn của xã
viên; hình thành các hình thức hợp tác dưới dạng hội, hiệp hội ngành nghề;
tập trung vào các loại hình chủ yếu sau: HTX mua bán, cung ứng, tiêu thụ,
dịch vụ nông nghiệp, tín dụng...
d. Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp
Hỗ trợ, giúp đỡ các trang trại, HTX nông nghiệp trên địa bàn phát
triển, mở rộng quy mô để hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp; có
chính sách khuyến khích hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất
kết hợp nông thủy sản, nông lâm, nông lâm thủy sản; tạo điều kiện thuận lợi
để các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư; nâng cao trình độ
nguồn nhân lực trong doanh nghiệp; mở rộng hợp tác, liên kết giữa doanh
nghiệp với hộ nông dân, trang trại, HTX, giữa các doanh nghiệp và giữa
doanh nghiệp với các hiệp hội chuyên ngành.
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
Trong trồng trọt:
Giữ vững quy hoạch diện tích cây lương thực ở các vùng đảm bảo
nguồn nước tưới, vùng trồng lúa; áp dụng giống năng suất, chất lượng, phù
hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu vào sản xuất; xây dựng và thực hiện
quy hoạch chuyển đổi, đa dạng hóa cây trồng trên địa bàn huyện.
Mở rộng quy hoạch và nâng cao chất lượng các vùng nguyên liệu tập
trung, quy hoạch và đầu tư phát triển các vùng sản xuất cây rau, quả sạch
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.



22
Đẩy mạnh và có chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại
tổng hợp trồng cây ăn quả - chăn nuôi, trồng cây ăn quả kết hợp với dịch vụ
sinh thái vườn.
Trong chăn nuôi:
Tiếp tục thực hiện lai tạo, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm
gắn với công tác phòng chống dịch bệnh. Phát triển mạnh đàn bò theo
hướng lai, lợn có tỷ lệ máu lai cao, heo ngoại, hướng nạc. Phát triển đàn gia
cầm theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, chuyên trứng, chuyên thịt.
Phát triển chăn nuôi trong nông hộ có làm chuồng trại và phòng trừ
dịch bệnh, khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung ở các trang trại. Quy
hoạch khu vực chăn nuôi công nghiệp, tập trung.
3.2.3. Tăng cƣờng các nguồn lực trong nông nghiệp
a. Về đất đai
Thực hiện tốt công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, điều tiết
phân bổ nguồn lực tài nguyên đất; quản lý sử dụng đất theo đúng quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất; nâng cao hệ số sử dụng đất cũng như tăng năng suất
của ruộng đất, kết hợp chặt chẽ giữa khai thác với bảo vệ, bồi dưỡng và cải
tạo ruộng đất.
b. Về lao động trong nông nghiệp
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn; tăng cường đào tạo
nguồn nhân lực cho nông nghiệp; đầu tư nâng cấp cơ sở nghề, khuyến khích
các thành phần kinh tế đào tạo nghề; quan tâm đến chính sách thu hút nguồn
lao động chất lượng cao tham gia vào sản xuất nông nghiệp theo xu hướng
hiện đại; tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
c. Về nguồn vốn trong nông nghiệp
Tranh thủ nguồn vốn ngân sách xây dựng các công trình thủy lợi và
cấp nước sinh hoạt, mở rộng mạng lưới giao thông nông thôn, kết cấu hạ

tầng xã hội khác… Sử dụng vốn một cách có hiệu quả, xác định cơ cấu đầu


23
tư phù hợp, lựa chọn phương án đầu tư tối ưu, quản lý vốn và thu hồi vốn
kịp thời.
Cải tiến hoạt động tín dụng nông thôn; khuyến khích các thành phần
kinh tế đầu tư vốn phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại; đầu tư
phát triển các cơ sở chế biến nông sản.
d. Về áp dụng KHCN, các tiến bộ kỹ thuật trong SXNN
Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý,
lựa chọn hình thức chuyển giao công nghệ cho các hộ gia đình nông dân và
các trang trại; tuyển chọn những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất
lượng cao đưa vào sản xuất; đẩy mạnh hoạt động khuyến nông; thường
xuyên có những nghiên cứu tổng kết các điển hình tiên tiến và tổ chức nhân
rộng trong sản xuất nông sản.
3.2.4. Tăng cƣờng thâm canh trong nông nghiệp
Áp dụng có chọn lọc các kết quả nghiên cứu về lai tạo các giống cây,
con có giá trị, thích nghi với điều kiện từng vùng và hướng dẫn cho nông hộ
thực hiện; giải quyết tốt vấn đề phân bón; thực hiện gieo trồng đúng thời vụ;
thực hiện cơ giới hoá các khâu sử dụng nhiều lao động; đẩy mạnh các hình
thức chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp trên địa bàn.
Hoàn thiện hệ thống thủy lợi, áp dụng phương pháp tưới tiêu tiên tiến.
Xây dựng hệ thống giao thông nông thôn; thực hiện phòng, chống dịch bệnh.
3.2.5. Mở rộng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phầm
- Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ nông sản
- Thực hiện tốt mô hình liên kết 4 nhà: “nhà nước, nhà khoa học,
doanh nghiệp, nhà nông”.
3.2.6. Gia tăng kết quả sản xuất
Lựa chọn cây trồng, vật nuôi để sản xuất phù hợp; sản xuất theo mô

hình nông lâm kết hợp, xen canh cây trồng; thâm canh để tăng năng suất kết
hợp khai hoang cải tạo đồng ruộng; chú ý công tác thu hoạch chế biến, bảo
quản sau thu hoạch.


×