Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

bao cao chuyên nghành 19 08 16 2 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.15 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
KHOA HÓA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH

Trình độ đào tạo: Đại học
Hệ đào tạo: Chính quy
Ngành: Công nghệ kỹ thuật hóa học
Chuyên ngành: Hóa dầu
Khoá học: 2013-2017
Đơn vị thực tập: Công ty CPKTKS Đại Nam
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Ngọc Minh
Sinh viên thực hiện: Hồ Duy Tuấn
Trương Hoàng Anh
Lăng Đức Trí

Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 06 năm 2016

1


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại
Học Bà Rịa - Vũng Tàu, Khoa Hóa Học và Công Nghệ Thực Phẩm đã tạo điều kiện
cho chúng tôi về thực tập tại Công ty CPKTKS Đại Nam. Nhà trường và Khoa đã
tạo điều kiện cho chúng tôi cũng như các sinh viên khác tiếp cận thực tế và có thể
vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn. Bên cạnh đó, trong quá trình thực
tập tại Công ty chúng tôi cũng được đọc thêm các tài liệu và hiểu rõ hơn về nghành
mình học.
-Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, phòng điều hành, các chú bảo vệ,


các kỹ sư và cán bộ công nhân viên nhà máy đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng
tôi trong suốt quá trình thực tập. Đặc biệt các anh đã cung cấp tài liệu chi tiết và
hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình trong việc tham quan, tìm hiểu quy trình của nhà máy.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy Đỗ Ngọc Minh đã hướng dẫn chúng tôi hoàn
thành bài báo cáo này.
Do kiến thức có hạn và thời gian tìm hiểu còn hạn chế nên báo cáo không
tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của
quý thầy cô, các bạn sinh viên và những người quan tâm đến bài báo cáo này.
Vũng Tàu, ngày 9 tháng 7 năm 2016
Nhóm sinh viên thực hiện

2


MỤC LỤC
Mở đầu:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CTY CPKTKS ĐẠI NAM
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1.Vị trí địa lý và môi trường
1.1.2.Gioi thiệu chung
Chương 2. TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG NHÀ MÁY
2.1.Gioi thiệu nguyên liệu
2.1.1.Nguồn gốc
2.1.1.Các yếu tố ảnh hưởng nguyên liệu
2.2. Sản phẩm
2.2.1.phân hữu cơ vi sinh
2.2.1.các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm
2.3.Vận hành nhà máy
2.3.1.quy trình công nghệ
2.3.2.thuyết minh quy trình

2.4.Thiết bị chính nhà máy
2.5.Các hệ thống trong nhà máy
2.6.An toàn trong nhà máy
Chương 3. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

3


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------………., ngày…….. tháng ……năm 20…
Xác nhận của đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

4


ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Thái độ tác phong khi tham gia thực tập:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
2. Kiến thức chuyên môn:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------3. Nhận thức thực tế:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------4. Đánh giá khác:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------5. Đánh giá kết quả thực tập:
------------------------------------------------------------------------------------------------Giảng viên hướng dẫn
(Ký ghi rõ họ tên)

MỞ ĐẦU
5



Việc tiếp xúc với dây chuyền và thiết bị công nghệ là một điều rất quan
trọng và cần thiết với sinh viên ngành Kỹ thuật Công nghệ Hóa học. Vì vậy
thực tập là một cơ hội tốt cho sinh viên có điều kiện học tập và tiếp cận thực tế,
nhìn nhận vấn đề một cách sát thực và rõ hơn công việc của một kỹ sư công
nghệ.
Thực tế Việt Nam là một nước nông nghiệp, vì vậy những sản phẩm phục
vụ nông nghiệp là những mặt hàng vô cùng thiết yếu, trong đó không thể không
kể đến các sản phẩm phân bón. Hàng năm cung cấp cho thị trường hàng trăm
tấn phân bón, Công ty CPKTKS Đại Nam đang ngày càng phát triển không
ngừng về quy mô sản xuất và đổi mới công nghệ sản xuất hiện đại công nghệ
cao.
Việc được thực tập tại Công ty là một cơ hội lớn cho chúng tôi được tiếp
xúc với thực tế và trang bị thêm kiến thức cho chúng tôi ngày càng hoàn thiện
và nâng cao trí thức cho bản thân.

CHƯƠNG 1
6


TỔNG QUAN CÔNG TY CPKTKS ĐẠI NAM
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1. Vị trí địa lý và môi trường
- Nhà máy sản xuất phân bón Đại Nam được xây dựng tại cụm công nghiệp
KrôngBuk 1, xã PơngĐrang Huyện KrôngBuk tỉnh Đắklắk,tên thành lập của
nhà máy là nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh Tây Nguyên,với diện tích
xây dựng 1,245 ha.
- Phía Đông giáp nhà máy chế biền thức ăn gia súc của Công ty CP Hoa Cương
Đất Việt

- Phía Tây giáp nhà máy chế biến phân bón hữu cơ vi sinh của Công ty CP Phân
bón Cao Nguyên
- Phía Nam và Phía Bắc giáp đường quy hoạch
1.1.2.Giới thiệu chung
-Từ ngày 27 tháng 04 năm 2009 nhà máy đã đi vào hoạt động để sản xuất phân
bón hữu cơ vi sinh với công suất chế biến là 990 tấn/năm.Nguyên liệu cung cấp
cho nhà máy được khai thác từ mỏ Chu Krông.
Nguồn cung cấp điện chính là nguồn điện của khu công nghiệp đã được đầu
tư ,hệ thống điện đảm bảo sử dụng hiệu quả và an toàn với nhu cầu điện hang
năm là 45.000 kWh/năm,nước được lấy từ giếng khoan trong khuôn viên nhà
máy
-Giai đoạn từ 2018 trở đi dự kiến nhà máy sẽ nâng năng suất lên 3.000 tấn/năm.
1.1.3.Cơ cấu tổ chức của công ty và chức năng nhiệm vụ

7


ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Ban kiểm
tra
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC
Giám đốc và phó giám đốc

BỘ MÁY QUẢN LÝ

Phòng
đầu tư


phát
triển

Phòng
kỹ
thuật
sản
xuất

Phòng
tổng
hợp

Phòng
tài
chính
kế
toán

Phòng
kinh
doanh

tiếp
thị

Phòn
g vật
tư và
xuất

nhập
khẩu

• Chức năng nhiệm vụ
- Đại hội đồng cổ đông:là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty với những
trách nhiệm chính thảo luận và phê chuẩn những chính sách dài hạn và ngắn hạn về
phát triển công ty,quyết định về cơ cấu bầu ra bộ máy quản lý và điều hành sản
xuất của công ty.
- Ban kiểm tra có nhiệm vụ thay đại hội đồng cổ đông giám sát đánh giá công tác
điều hành quản lý của hội đồng quản trị,và ban giám đốc theo đúng quy định trong
điều lệ của công ty các nghị quyết,quyết định của đại hội đồng cổ đông
- Hội đồng quản trị là cơ quan có toàn quyền nhân danh Cty để quyết định mọi vấn
đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Cty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền
của Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền.Với nhiệm vụ quyết định chiến

8


lược phát triển của Cty, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ cấu
tổ chức, quy chế quản lý Cty, đưa ra các biện pháp, các quyết định nhằm đạt được
các mục tiêu do Đại hội đồng cổ đông bầu ra
- Ban giám đốc có quyền quyết địnhđiều hành mọi chiến lược và mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của Cty. Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh
doanh và hợp đồng với khách hàng.Trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, xưởng hoạt
động theo kế hoạch đã định.
- Phòng Tài chính- Kế toán tham gia giúp Tổng giám đốc trong việc thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về tài chính kế toán, hoạch toán kế toán, thông tin
kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế, kiểm soát tài chính kế toán tại công ty. Thực
hiện chức năng kiểm soát viên nhà nước tại Cty.
Quản lý và sử dụng vốn ngân sách và các nguồn vốn do công ty huy động

- Phòng tổng hợp là đơn vị tham gia giúp Giám đốc và là đầu mối, chủ trì tổ chức
triển khai thực hiện và quản lý các công tác: tổ chức nguồn nhân lực- lao động tiền
lương- thi đua khen thưởng, hành chính- quản trị- xây dựng cơ bản…
Phòng vật tư & xuất nhập khẩu tham gia giúp cho Tổng giám đốc tổ chức và thực
hiện các lĩnh vực: Xuất nhập khẩu các mặt hàng của Tổng công ty; nhập khẩu và
mua sắm thiết bị, phụ tùng, vật liệu đáp ứng yêu cầu bảo dưỡng, sửa chữa và thay
mới, đảm bảo các dây chuyền sản xuất của Cty và các đơn vị thành viên thuộc Cty
- Phòng kinh doanh & tiếp thị:xây dựng và kiểm soát kế hoạch kinh doanh, tiếp thị,
tìm kiếm việc làm giúp cho Ban Giám đốc về những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên
môn của Phòng, các chức năng khác theo sự phân công của Ban giám đốc, tùy theo
tình hình thực tế của công việc
- Phòng kỹ thuật sản xuất:tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực: công tác
quản lý và giám sát kỹ thuật, chất lượng, quản lý vật tư, thiết bị, quản lý an toàn,
lao động, vệ sinh môi trường, công tác kiểm soát, lập trình duyệt thiết kế kỹ thuật,
thực hiện các nhiệm vụ khác cho Giám đốc giao
- Phòng đầu tư & phát triển:Chức năng là tham gia giúp việc cho Tổng Giám đốc
công ty trong việc định hướng quản lý và điều hành về chiến lược đầu tư, phát triển
Cty.
1.2.Các ngành nghề kinh doanh
- Khai thác cát,đá,sỏi,đất sét,đất bùn
- Sản xuất phân bón các loại
- Mua bán phân bón các loại ,vật liệu xây dựng,
- Xây dụng các công trình dân dụng công nghiệp,giao thông thủy lợi
- Khai thác san lấp mặt bằng
- Vận tải hàn hóa bằng xe ô tô
1.2.Mục đích xây dựng nhà máy
-Cung cấp việc làm cho người dân tộc thiểu số tại dịa phương
- Hiện nay bà con nông dân sử dụng phân hóa học qua nhiều làm đất bị chua (do
hầu hết phân hóa học là muối khi cây hấp thụ ion dinh dưỡng để lại gôc âxit trong
dung dịch đất, do a xit thừa trong phân khi sản xuất, do cây tiết ion H trao đổi ion

dinh dưỡng ...) làm đất mất kết cấu (chai cứng) , nghèo dinh dưỡng: do ko cung cấp
chất hữu cơ, ít mùn, hệ sinh vật đất hoạt động kém, ...vì vậy san xuất phân vi sinh
để phục hồi độ màu mỡ và tái tạo lại sức sản xuất chất dinh dưỡng của đất,tăng sản
9


lượng cây trồng,tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp,bảo vệ môi trường, sức
khỏe cộng đồng và sức khỏe người tiêu dùng.

10


CHƯƠNG II
NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN ĐẠI NAM
Trong quá trình thực tập tại nhà máy, chúng tôi đã được kỹ sư nhà máy cho tìm
hiểu về nguồn gốc nguyên liệu, và quá trình sản xuất phân bón.
2.1.Nguyên liệu sản xuất
- Chủ yếu là than bùn, phân bò và bã mía
- Than bùn có các đặc tính như được tạo thành từ xác các loài thực vật khác nhau.
Xác thực vật được tích tụ lại, được đất vùi lấp và chịu tác động của điều kiện ngập
nước trong nhiều năm. Với điều kiện phân huỷ yếm khí các xác thực vật được
chuyển thành than bùn.
-Trong than bùn có hàm lượng chất vô cơ là 18 – 24%, phần còn lại là các chất hữu
cơ. Theo số liệu điều tra của các nhà khoa học, trên thế giới trữ lượng than bùn có
khoảng 300 tỷ tấn, chiếm 1.5% diện tích bề mặt quả đất. Than bùn được sử dụng
trong nhiều ngành kinh tế khác nhau. Trong nông nghiệp than bùn được sử dụng để
làm phân bón và tăng chất hữu cơ cho đất.
- Hình ảnh thực tế

11



- Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong than bùn được phân tích và có kết quả như
sau:
% Chất dinh
dưỡng

Tây Ninh

Địa điểm than bùn
Củ Chi
Mộc Hóa

N

0.38

0.09

0.16-0.91

0.64

P205

0.03

0.1-0.3

0.16


0.11

K20

0.37

0.1-0.5

0.31

0.42

pH

3.4

3.5

3.2

2.6

Duyên Hải

- Than bùn có hợp chất bitumic rất khó phân giải. Nếu bón trực tiếp cho cây không
những không có tác dụng tốt mà còn làm giảm năng suất cây trồng. Vì vậy, than
bùn muốn dùng làm phân bón phải khử hết bitumic.
- Trong than bùn có axit humic, có tác dụng kích thích tăng trưởng của cây. Hàm
lượng đạm tổng số trong than bùn cao hơn trong phân chuồng gấp 2 – 7 lần, nhưng


12


chủ yếu ở dưới dạng hữu cơ. Các chất đạm này cần được phân huỷ thành đạm vô
cơ cây mới sử dụng được.
2.2.Sản phẩm
2.2.1.Phân bón hữu cơ vi sinh
- Hình ảnh sản phẩm

Mặt trước

Mặt sau

Ưu điểm sản phẩm
- Dễ sử dụng
-Thích hợp với nhiều loại đất
-Phù hợp với nhiều loại cây trồng
-Hạn chế sâu bệnh,tăng năng suất cây trồng
-Hiệu quả cao,hạn chế chi phí cho người nông dân
2.2.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
-Xử lý nguyên liệu chưa đạt yêu cầu
-Qúa trình trộn nguyên liệu không đều
-Môi trường không phù hợp với vi sinh vật
-

13


2.3.Vận hành nhà máy

2.3.1Các thiết bị của nhà máy
- Máy xúc đất
- Bang tải vào
- Máy nghiền than bùn
- Sang rung
- Bồn trộn
- Chảo đảo hạt
- Bồn cân tự động
- Hệ thống định lượng
- Hệ thống rải nguyên liệu
- Hệ thống đóng bao
- Hệ thống điều khiển
- Hệ thống bơm nước
+2.3.2.Sơ đồ quy trình sản xuất

Nguyên
liệu

Băng tải

Sàng rung

Băng tải

Băng tải

Bồn cân tự
động

Máy

nghiền

Chảo đảo
hạt

Băng tải

Sàng rung

Băng tải

Băng tải

Bồn trộn

Đóng gói

2.3.3.Thuyết minh quy trình
-Nguyên liệu được xử lý qua 2 bước là:
Bước 1. Chẩn bị nguyên liệu hữu cơ (Bùn mía, than bùn, phân bò...)
- Mùn hữu cơ: Bã bùn mía, than bùn, phân bò, vỏ cà phê được khai thác và thu
mua được tập kết về nơi quy định. Tiến hành phơi cho đến độ ẩm 28 - 32% (nghiền
mịn đối với than bùn trước khi ủ men còn các nguyên liệu như bã bùn mia, phân
bò, vỏ cà phê... sau khi ủ men phân giải xelluloza mới tiến hành cho nghiền mịn).
Các nguyên liệu hữu cơ được nghiền mịn với kích thước hạt từ 0,05- 0,1 mm sau
14


nguyên liệu hữu cơ đó được đưa vào kho chứa mùn để chuẩn bị cho việc sản xuất
phân bón HCVS.

+ Bước 2. Ủ men vi sinh vật phân giải xelluloza.
- Chuẩn bị mặt bằng nơi ủ: Nơi ủ phải gần nơi chứa mùn hữu cơ để tiết kiệm
công vận chuyển và công sức lao động.
- Chuẩn bị thùng pha men, máy phun men hoặc thùng ôzoa, men phân giải,
nguồn cấp nước sạch đủ để ủ cho khối lượng hữu cơ đã định.
- Lấy đủ 3-5kg lượng men khoảng phân giải xelluloza đã được pha chế đã định
để ủ cho 01 tấn thành phẩm, nếu ủ khối lượng lớn thì cứ theo công thức trên mà
tính toán đủ cho khối lượng mùn cần ủ, khi ủ phải điều tiết độ ẩm của nguyên liệu
ở độ ẩm 35%-50%.
- Cách ủ như sau:
* Cho một lớp mùn dầy khoảng 15 - 20 cm xuống dưới sau đó tưới đều một lượt
men phân giải lên trên, khi đã tưới xong lớp thứ nhất thì tiếp tục cho lớp thứ hai, cứ
như vậy cho đến khi đống ủ hoàn tất việc ủ men.
* Đống ủ cần được vun cao và tạo khối lớn có kích thước rộng từ 2 - 3 m, cao từ 11,6 m, độ dài tùy thuộc vào mặt bằng của từng nhà máy để tiết kiệm diện tích ủ.
* Thời gian ủ men phân giải xelluloza cho nguyên liệu hữu cơ lần 1 từ 7 - 15 ngày.
Sau khi ủ đủ thời gian thì tiến hành sàng để loại bỏ tạp chất, rồi chuyển vào kho
chứa. Nếu nhu cầu của sản xuất phân bón và thời vụ chăm sóc cây trồng chưa gấp
thì thời gian ủ có thể để lâu hơn.
+Thuyết minh quy trình công nghệ:
+Nguyên liệu sau khi được xử lý qua công đoạn như phơi khô nghiền và ủ đề độ
mịn thích hợp sẽ được đưa vào thiết bị sàng sung để loại bỏ các tạp chất có kích
thước không đạt tiêu chuẩn.Sau đó được băng tải đưa qua bồn trộn để phối trộn các
hợp chất cần thiết cho cây trồng như :
-Vi sinh vật có ích
-Cố định đạm
-Phân giải lân
-Urê-Lân-Kali theo tỷ lệ phù hợp với cây trồng
-Hỗn hợp vi lượng
-Axit humic
-Tại bồn trộn thì các chất được trộn đều với nhau để đảm bảo được chất lượng

phân đạt theo tiêu chuẩn đề ra.Sau khi trộn,hỗn hợp các chất được đưa vào băng tải
và đưa qua thiết bị sàng rung lần 2,để loại bỏ các hạt có kích thước không đạt yêu
cầu,sau khi sàng xong thì hỗn hợp tiếp tục được đưa lên băng tải và đưa qua bồn
cân tự động để đóng bao và đưa đi tiêu thụ ngoài thị trường.
2.4.Thiết bị chính của nhà máy
Các thiết bị chính của nhà máy bao gồm:
1.Máy xúc đất
2. Băng tải
3.Máy nghiền than bùn
4. Sàng rung
5. Bồn trộn
6. Chảo đảo hạt
15


7. Bồn cân tự động

2.4.1.Thuyết minh thiết bị chính:
Máy nghiền than bùn
Nhà máy sử dụng máy nghiền búa với công suất khoảng 100 tấn /ngày

Cấu tạo:
1.Vỏ bằng gang hoặc thép
2.Đĩa được gắn vào trục nằm ngang
3.Các búa đề làm nhỏ nguyen liệu
4.Nơi nguyên liệu vào
5.Trục quay
6.Sàng
Nguyên lý hoạt động
Trục ngang 5 quay làm các búa quay theo,khi nguyên liệu vào thì va đập với các

búa đập làm cho kích thước nhỏ ra.Kích thước có thê điều chỉnh bằng sàng số 6
-Hình ảnh thực tế thiết bị

16


2.5.Các hệ thống trong nhà máy
2.5.1.Hệ thống chữa cháy
-

17


2.5.2.Hệ thống định lượng
2.6.An toàn trong nhà máy
2.6.1.An toàn trước khi vào nhà máy
- Trước khi vào nhà máy tất cả công nhân viên phải
2.6.2.An toàn trong phân xưởng

18



×