Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận môn kế toán quốc tế lịch sử hình thành và quá trình phát triển của kế toán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.66 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

KẾ TOÁN QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN CÁ NHÂN (ĐỀ TÀI SỐ 7)

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN CỦA KẾ TOÁN VIỆT NAM

Tên SV : Nguyễn Thị Thanh Định
Mã số SV :7701250435A
Lớp: 16C1ACC52201
Khóa 25 (2015 – 2017)
GVHD: TS. Phạm Quang Huy

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
TP. HCM, tháng 08 năm 2016


..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................


..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Ngày … tháng … năm …

TS. Phạm Quang Huy


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ từ nền kinh tế tập trung sang cơ chế thị
trường, cũng đồng nghĩa các doanh nghiệp sẽ chấp nhận canh tranh gay gắt với thị trường
trong nước và thị trường quốc tế. Vì vậy một trong những vấn đề cấp bách trước khi vào
sân chơi quốc tế đó là Việt Nam phải đảm bảo thông tin tài chính mang tính minh bạch,
trung trực, đáng tin cậy và có thể so sánh được với báo cáo tài chính các quốc gia khác.
Trong bối cảnh đó, quá trình hội tụ kế toán quốc tế cũng trở thành cấp thiết hơn
với các trên thế giới trong đó có Việt Nam. Và điều hiển nhiên, quá trình hội tụ là một
giai đoạn gặp nhiều thách thức và khó khăn bởi vì thực trạng vận dụng chuẩn mực, cách
tiếp cận ở từng quốc gia khác nhau cũng như môi trường pháp lý, văn hóa khác nhau...
Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam cần nhận định đúng tình hình để có
những lộ trình phù hợp, đáp ứng phát triển kinh tế.

Để có thể nhìn nhận lại toàn bộ lộ trình kế toán Việt Nam từ lúc hình thành đến
hiện tại, cũng như những chuẩn bị cho giai đoạn săp tới, tôi đã chọn đề tài là “Lịch sử
hình thành và quá trình phát triển kế toán Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của tiểu luận là :
- Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển kế toán Việt Nam từ lúc hình thành
- Xem xét định hướng của kế toán Việt Nam trong những năm vừa qua và trong
tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu : Chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, luật kế toán qua các thời kỳ
phát triển.
Phạm vi nghiên cứu : Kế toán Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu
Tổng hợp các cột mốc quan trọng trong sự phát triển kế toán Việt Nam và sử dụng
phương pháp tự luận để đưa ra kết luận và kiến nghị.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1. Nghiên cứu trong nước


Nghiên cứu trong nước liên quan đến tiểu luận là đề tài “Sự phát triển của kế toán
trên thế giới và Việt Nam. Các vấn đề đặt ra đối với kế toán Việt Nam trong xu thế toàn
cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế” nhưng chưa xác định tên tác giả.
Phạm vi nghiên cứu là hệ thống kế toán Việt Nam nên không có tìm kiếm đề tài
nước ngoài.
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Luật kế toán


Theo điều 1, chương 1 Luật kế toán quy định về nội dung công tác kế toán, tổ
chức bộ máy kế toán, người làm kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán.
2. Chế độ kế toán

Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực
hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được
cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành. (Theo Điều 4 chương 1 Luật kế
toán số 03/2003/QH11thông qua ngày 17/06/2003).
Theo cách phân loại là các loại hình đơn vị nghề nghiệp khác nhau thì các chế độ
kế toán hiện hành bao gồm:
- Chế độ kế toán dùng cho các doanh nghiệp
- Chế độ kế toán dùng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp
- Chế độ kế toán dùng cho các Ngân hàng
3. Chuẩn mực kế toán
Theo khoản 1 điều 8, Luật kế toán số 03/2003/QH11thông qua ngày 17/06/2003
thì “Chuẩn mực kế toán gồm những nguyên tắc và những phương pháp kế toán cơ bản để
ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính”.
Chuẩn mực kế toán bao gồm những nguyên tắc chung và những nguyên tắc cụ thể:
- Nguyên tắc chung là những giả thiết, khái niệm và những hướng dẫn dùng để
lập báo cáo tài chính. Nguyên tắc chung được hình thành do quá trình thực hành kế toán.
- Nguyên tắc cụ thể là những quy định chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh, được xây dựng từ các quy định của tổ chức quản lý.
 Những lý do sau để đặt ra chuẩn mực kế toán chung:


- Tuân thủ các chuẩn mực kế toán thì người sử dụng Báo cáo tài chính mới hiểu
được các thông tin phản ánh trên báo cáo. Chuẩn mực kế toán là nền tảng để thực hiện
chức năng của kế toán tài chính là báo cáo tình hình tài chính.
- Phương tiện quan trọng dùng để báo cáo tình hình tài chính chính là các Báo cáo
tài chính.

- Không có chuẩn mực kế toán thì các mục tiêu của Báo cáo tài chính dưới đây sẽ
không đạt được:
+ Cung cấp thông tin hữu ích để ra quyết định về đầu tư và tín dụng
+ Cung cấp thông tin hữu ích để đánh giá luồng tiền tương lai
+ Cung cấp thông tin về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, gọi chung
là tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Nhờ có chuẩn mực kế toán các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính trở nên
thiết thực, tin cậy được và có thể so sánh được.
- Kết cấu của một chuẩn mực kế toán gồm các phần sau:
+ Mục đích của chuẩn mực.
+ Phạm vi của chuẩn mực.
+ Các định nghĩa sử dụng trong chuẩn mực.
+ Phần nội dung chính gồm các nguyên tắc, các phương pháp, các yêu cầu
về lập và trình bày báo cáo tài chính.
CHƯƠNG 3 : NỘI DUNG TIỂU LUẬN
1. Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển kế toán trên thế giới

Sự hình thành và phát triển của kế toán gắn liền với sự hình thành và phát triển của
đời sống kinh tế, xã hội loài người từ thấp lên cao. Một số tài liệu nghiên cứu cho thấy
lịch sử của kế toán có từ thời thượng cổ, xuất hiện từ 5,6 ngàn năm trước công nguyên.
Lịch sử kế toán bắt nguồn trong lịch sử kinh tế, theo đà phát triển của những tiến bộ kinh
tế - xã hội. Thời kỳ Phục hưng cho phép khám phá ra một kỷ nguyên mới, người ta thấy
xuất hiện văn chương kế toán. Năm 1494, Luca Pacioli đã giới thiệu kế toán phần kép
trong tác phẩm Summa de Arithmetica, Geometria, Proportioni et Proportionalita đóng
góp quan trọng trong việc phát triển của kế toán hiện đại. Do đã góp phần vào việc truyền
bá kỹ thuật kế toán, nên ông được xem là tác giả đầu tiên viết về kế toán và từ đó kế toán
có bước phát triển không ngừng cho đến ngày nay.


Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, một số tổ chức nghề nghiệp được thành lập tại

Anh và Hoa Kỳ cùng với sự hình thành nghề kế toán chuyên nghiệp như AAA, AICPA.
Các kế toán viên có cơ hội trao đổi, giải đáp thắc mắc của nhau từ đó họ đề xuất trong
sửa đổi quy định kế toán cũng như xây dựng hội ngày càng vững mạnh.
Năm 1995, Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu có chiến lược hội nhập kế toán.
EU đã áp dụng CMKT quốc tế được IASC ban hành với mục đích thiết lập chuẩn mực
được chấp nhận bởi thị trường vốn toàn cầu
Trên thế giới có nhiều hệ thống báo cáo tài chính và tất nhiên, đi theo đó là tiêu
chuẩn kế toán và kiểm toán khác nhau. Phổ biến nhất hiện nay là hệ thống chuẩn mực kế
toán quốc tế và hệ thống báo cáo tài chính Mỹ. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp thực hiện
báo cáo tài chính theo hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.
2. Lịch sử hình thành và phát triển kế toán Việt Nam
Việt Nam nhờ thuận lợi về mặt địa lý có nhiều đường biển, đường sông vì vậy quá
trình buôn bán, giao thương trên thế giới dễ dàng, nghề kế toán Việt nam có cơ hội phát
triển từ rất sớm
Sự phát triển ngành kế toán gắn liền với sự phát triển lịch sử của nước nhà. Tại
Việt Nam hệ thống tài chính kế toán đã phát triển qua 6 giai đoạn chính:

2.1 Từ năm 1954 trở về trước
Trong thời kỳ phong kiến: kế toán ở Việt Nam chỉ đơn giản là việc ghi chép mang
tính liệt kê tài sản, nhằm phục vụ cho người sở hữu tài sản nắm được về tình hình tài sản
của mình.
Khi thực dân Pháp vào xâm chiếm Việt Nam, xây dựng các nhà máy, đồn điền
phục vụ cho chính sách bóc lột, đồng thời có sử dụng kế toán. Nghề kế toán qua đó được
du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, kế toán ở Việt Nam thời kỳ đó vẫn còn chưa phát
triển.


2.2 Từ năm 1954 -1975

Sau khi đánh thắng thực dân Pháp xâm lược và bị Mỹ nhảy vào xâm chiếm miền

Nam, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền: Miền Bắc với sự giúp đỡ của Liên
Xô phát triển theo đường lối XHCN, miền Nam tiếp tục cuộc chiến tranh giải phóng dân
tộc. Bối cảnh lịch sử đó có ảnh hưởng đến sự phát triển của kế toán Việt Nam. Miền Bắc
áp dụng hệ thống kế toán của Liên Xô còn miền Nam áp dụng hệ thống kế toán Mỹ.
2.3 Từ năm 1976 -1994

Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Hệ
thống kế toán áp dụng ở Việt Nam trong thời kỳ này là hệ thống kế toán của Liên Xô
trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, một mô hình cứng nhắc, không phù hợp với xu thế
phát triển kinh tế quốc tế nói chung. Trong thời kỳ này, kế toán chỉ là công cụ phản ảnh
thụ động tình hình hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao cũng như mục đích chủ yếu là
quyết toán thuế. Các báo cáo tài chính được ghi nhận trên số liệu của kế toán rất khác
nhau giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần khác, không
tạo ra môi trường bình đẳng và sự đồng nhất, có thể so sánh được. Trong thời điểm này,
hệ thống thông tin kế toán không thực hiện hết chức năng và mang tính đối phó.
Trong giai đoạn từ năm 1986 đến 1990, các chính sách mở cửa nền kinh tế cùng
với luật đầu tư nước ngoài được ban hành 1987, Việt Nam đã cho phép hình thành các
loại hình kinh tế tư nhân, tư nhân, tư bản trong và ngoài nước song hành cùng với thành
phần kinh tế Nhà nước đang giữ vị trí độc tôn lúc bấy giờ. Trong thời kỳ đó, Nhà nước
không điều phối nền kinh tế bằng quyền lực hành chính trực tiếp mà thay vào đó là điều
phối gián tiếp, thông qua hệ thống thông tin theo chiều ngang trong mối quan hệ ràng
buộc giữa các doanh nghiệp với cơ chế thị trường. Do đó yêu cầu thông tin cung cấp cho
mục đích quản lý phải nhanh chóng và kịp thời, nội dung thông tin không cần mang tính
thống kế, tác nghiệp mà phải mang tính phân tích ở tầm quản lý vĩ mô của Nhà nước.
Xuất phát từ yêu cầu này Bộ Tài chính đã phát hành các văn bản về hệ thống tài khoản,
chế độ báo cáo kế toán, chế độ kế toán sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh, chế độ sổ
sách, chứng từ kế toán ban hành theo các Quyết định số 212-TC/CĐKT ngày 15-12-


1989, 224-TC/CĐKT ngày 18-4-1990, 598- TC/CĐKT ngày 8-12-1990, 1205-TC/CĐKT

và 1206-TC/CĐKT ngày 14-12-1994 và Thông tư số 07-TC/CĐKT ngày 21-2-1994. Tuy
nhiên do khả năng sử dụng thông tin để ra quyết định còn thấp nên báo cáo tài chính còn
mang tính hình thức.
2.4 Từ năm 1995 -2002

Do thực tế khách quan thay đổi nên giai đoạn từ năm 1995 đến nay chính là thời
gian mà hệ thống kế toán tài chính nước ta có những bước phát triển cao nhất và hoàn
thiện nhất, trong đó kế toán tài chính nước ta đã hình thành và phát triển lĩnh vực kiểm
toán.
Một trong những bước đột phá trong lĩnh vực kế toán được đánh dấu bởi sự ra đời
của chế độ kế toán doanh nghiệp. Điều này cho thấy những nổ lực của Việt Nam trong
vấn đề cải cách hệ thống kế toán để đáp ứng những yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh
tế.
Chế độ kế toán của giai đoạn này là Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ban hành
ngày 01/11/1995. Đây là chế độ Kế toán doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các doanh
nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Hệ thống Chế độ Kế toán doanh
nghiệp gồm:
- Hệ thống tài khoản kế toán và giải thích nội dung, kết cấu phương pháp ghi chép
các tài khoản kế toán.
- Hệ thống báo cáo tài chính và các quy định về nội dung, phương pháp lập báo cáo
tài chính.
- Chế độ sổ kế toán.
- Chế độ chứng từ kế toán doanh nghiệp.
Quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT có vai trò nền tảng vô cùng quan trọng của trong
việc hình thành chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. Sự ra đời và đi vào thực tiễn công
việc của Quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT đã chính thức mở ra một trang sử mới cho nghề
kế toán Việt Nam, khẳng định quyết tâm hội nhập kinh tế thị trường của kế toán Việt
Nam từ hơn 20 năm trước.



Tuy nhiên sau hơn 10 năm, Quyết định 1141- TC/QĐ/CĐKT đã không còn phù
hợp với tình hình phát triển thực tế. Để cập nhật những biến động từng ngày, theo kịp đà
phát triển của nền kinh tế trong nước, khu vực và tiến tới hội nhập quốc tế, Bộ Tài chính
đã phải liên tiếp ban hành nhiều quyết định, thông tư và văn bản hướng dẫn, sửa đổi bổ
sung Quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT này.
2.5 Luật kế toán 2003 và các chuẩn mực Việt Nam

Đến đầu những năm 2000, thời điểm các chuẩn mực kế toán đầu tiên được soạn
thảo ở Việt Nam cũng là thời điểm chứng kiến nhiều biến động có ảnh hưởng tới hoạt
động kế toán cả trên thế giới và ở Việt Nam. Đây cũng là năm chứng kiến sự ra đời của
thị trường chứng khoán Việt Nam đánh dấu bằng sự kiện khai trương Trung tâm Giao
dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh ngày 20/7/2000. Sự ra đời của thị trường chứng
khoán tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm một kênh thu hút vốn bằng
việc niêm yết trên tại các trung tâm mà sau này thành các sở giao dịch chứng khoán. Tuy
nhiên, để có thể thu hút vốn được thì các doanh nghiệp phải có những báo cáo tài chính
phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như có khả năng
so sánh được giữa các doanh nghiệp. Nhu cầu đó đòi hỏi sự ra đời của các chuẩn mực kế
toán ở Việt Nam để thống nhất cách hạch toán kế toán của các doanh nghiệp.
2.5.1 Nội dung cơ bản Chuẩn mực kế toán Việt Nam
Các nguyên tắc, yêu cầu kế toán cơ bản và các yếu tố của báo cáo tài chính quy
định trong chuẩn mực này được quy định cụ thể trong từng chuẩn mực kế toán, phải áp
dụng đối với mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước.
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam gồm 26 chuẩn mực đã được Bộ Tài chính ban
hành qua 5 đợt gồm 5 Quyết định và 6 Thông tư cụ thể sau:
Đợt 1: Ban hành ngày 31/12/2001 gồm 4 chuẩn mực gồm số 02, 03, 04 và 14 theo
quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 và Thông tư sô 161/2007/TT-BTC
ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng Bộ tài chính
Đợt 2: Ban hành ngày 31/12/2002 gồm 6 chuẩn mực gồm số 01, 06, 10, 15, 16, 24
theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC vào ngày 31/12/2002 và Thông tư số
161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng bộ tài chính



Đợt 3: Ban hành ngày 30/12/2003 gồm 6 chuẩn mực gồm số 05, 07, 08, 21, 25, 26
theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTC vào ngày 30/12/2003 và Thông tư số
161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng bộ tài chính
Đợt 4: Ban hành ngày 15/02/2005 gồm 6 chuẩn mực gồm số 17, 22, 23, 27, 28, 29
theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC vào ngày 15/02/2005 và Thông tư số 20/2006/TTBTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính
Đợt 5: Ban hành ngày 28/12/2005 gồm 4 chuẩn mực gồm số 11, 18, 19, 30 theo
quyết định số 100/2005/QĐ-BTC vào ngày 28/12/2005 và Thông tư số 21/2006/TT-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính
Bên cạnh chuẩn mực, sự ra đời của Luật kế toán đã trở thành cột mốc quan trọng
trong giai đoạn phát triển kế toán.
2.5.2 Nội dung cơ bản Luật kế toán Việt Nam
Luật kế toán ra đời năm 2003 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2004 đã thay thế Pháp
lệnh về chế độ kế toán và thống kê năm 1988 nhằm hoàn thiện hơn khuôn khổ pháp lý
trong công tác kế toán tại doanh nghiệp trong thời gian qua. Luật kế toán ra đời đã thay
thế rất nhiều văn bản dưới luật được ban hành trong suốt 15 năm (từ năm 1988 đến năm
2003), khắc phục được tình trạng chấp vá trong việc quản lý công tác kế toán doanh
nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi và chủ động hơn cho doanh nghiệp và người làm kế toán
trong quá trình thực hiện công tác kế toán. Luật kế toán cũng chính thức thừa nhận về
“dịch vụ kế toán”, đây là một loại hình dịch vụ có ý nghĩa to lớn trong việc hỗ trợ công
tác kế toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta.

2.6 Từ năm 2006 đến nay
2.6.1 Hệ thống 2006

Sau 10 năm hoạt động, Quyết định 1141- TC/QĐ/CĐKT đã không còn phù hợp
với tình hình phát triển thực tế. Để khắc phục và hoàn thiện chế độ kế toán, Bộ Tài chính
đã phải liên tiếp ban hành nhiều quyết định, thông tư và văn bản hướng dẫn, sửa đổi bổ
sung Quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT này.



Bênh cạnh đó, cộng theo sự ra đời của chuẩn mực kế toán và Luật kế toán 2003,
đã làm phức tạp hóa về mặt hình thức công tác pháp chế về chế độ kế toán Việt Nam. Đã
đến lúc cần có một văn bản pháp lý chung quy định tổng hợp những sửa đổi, bổ sung
được Bộ Tài chính ban hành riêng rẽ lâu nay, cũng như phần nào kết hợp được những
quy định của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành liên tục trong suốt 5
năm qua (2001-2005).
Năm 2006 Bộ Tài chính ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp. Chế độ kế toán
là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ
thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước
về kế toán ủy quyền ban hành.
Tùy theo loại hình doanh nghiệp, ngành nghề sẽ áp dụng các chế độ kế toán phù
hợp:
-

QĐ 15/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ Kế toán doanh nghiệp

-

QĐ 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 về việc ban hành chế độ Kế toán
doanh nghiệp nhỏ và vừa

-

QĐ 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ Tài Chính về việc ban hành
chế độ kế toán hành chính sự nghiệp...

Trong đó, Quyết định 15/2006/QĐ-BTC tuy không hàm chứa nhiều yếu tố mới
mẽ, nhưng xét ở khía cạnh nào đó, đã giúp cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần

kinh tế, thuộc mọi lĩnh vực hoạt động có thể đơn giản hoá công tác nghiên cứu và tuân
thủ chế độ kế toán, nhất thể hoá công tác kế toán, tiến tới nâng cao tính minh bạch trong
kế toán, tài chính doanh nghiệp, đảm bảo tính có thể so sánh được về tình hình tài chính,
kết quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam nói riêng
và trên bình diện hội nhập toàn cầu nói chung.


Chế độ kế toán mới ban hành đã cập nhật các nội dung quy định trong các chuẩn
mực kế toán Việt Nam và Luật kế toán Việt Nam, gồm 4 phần:


Hệ thống tài khoản kế toán.



Hệ thống báo cáo tài chính.



Chế độ chứng từ kế toán.



Chế độ sổ kế toán.

Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính về kế toán được ban hành đánh
dấu bước tổng hợp và hoàn thiện Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam từ xuất phát
điểm là QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT sau đó là tiến trình tăng tốc hết sức ấn tượng bởi sự
ra đời của hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) cùng hàng loạt các Thông tư
hướng dẫn và đặc biệt là Luật Kế toán. Về cơ bản, các nội dung trong Quyết định

15/2006/QĐ-BTC không thay đổi gì nhiều so với các quyết định trước đây. Tuy nhiên, về
mặt chi tiết, Quyết định 15/2006/QĐ-BTC đã tổng hợp những sửa đổi liên rẽ và kết hợp
với những quy định mới của Luật và Chuẩn mực kế toán.
Bên cạnh sự phát triển của kế toán, kiểm toán cũng được quan tâm .Trong đó, sự
ra đời của một hội nghề nghiệp về kiểm toán độc lập là bước ngoặt quan trong của lĩnh
vực kiểm toán. Ngày 15/4/2005, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã
tổ chức Đại hội thành lập tại Hà Nội. Hội chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2006,
với hai văn phòng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Phương châm hoạt động là: “VACPA
– Độc lập – Trung thực – Minh bạch”.
2.6.2

Hệ thống 2014
Trải qua 9 năm thực hiện, Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định
15/2006/QĐ-BTC đã bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp với Thông lệ và Chuẩn mực kế
toán quốc tế cũng như thực tiễn tại Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế trong


giai đoạn mới, thúc đẩy môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập quốc tế, ngày
22/12/2014 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế
toán doanh nghiệp thay thế Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và Thông tư 202/2014/TTBTC. Về cơ bản chúng ta có thể nhận thấy rằng 02 Thông tư trên được đánh giá là tiếp
cận gần hơn các chuẩn mực quốc tế và bổ sung các nghiệp vụ kinh tế chưa được đề cập
trong các quy định trước đây, nhằm giảm thiểu những tranh luận và xử lý kế toán không
nhất quán tại các DN, góp phần nâng cao tính minh bạch và sự chuẩn mực khi lập BCTC
của DN. Một số điểm mới trong 2 Thông tư như sau:
- Về nguyên tắc xây dựng Chế độ kế toán doanh nghiệp
- Phục vụ tối đa cho yêu cầu quản lý, bao quát được hoạt động của các lĩnh vực, có
tính khả thi cao.
- Cập nhật tối đa các thông lệ quốc tế hiện hành, phù hợp với đặc điểm của Việt
Nam, vì vậy chế độ kế toán doanh nghiệp lần này có tính phù hợp với các thông lệ quốc
tế cao.

- Xác định rõ các nguyên tắc có tính bắt buộc và những nội dung mang tính hướng
dẫn.
- Tôn trọng bản chất của giao dịch kinh tế hơn là hình thức thể hiện.
- Tách biệt giữa kỹ thuật ghi sổ kế toán và yêu cầu lập trình bày BCTC.
- Đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu và dễ làm, tiết kiệm chi phí kế toán.
Bên cạnh những điểm mới, thông tư 200/2014/TT-BTC còn những hạn chế và
chưa hợp lý như vấn đề liên quan đến chênh lệch tỷ giá, doanh thu… cần được sửa đổi để
hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam trong thời gian tới.
2.6.3

Luật kế toán 2015
Để khắc phục những hạn chế của Luật Kế toán năm 2003, tạo điều kiện cho việc
tăng cường quản lý, giám sát của Nhà nước, giám sát của cộng đồng doanh nghiệp, nhà
đầu tư và của người dân góp phần nâng cao chất lượng kế toán, đảm bảo nguyên tắc công
khai, minh bạch đối với đơn vị kế toán cũng như toàn xã hội; ngày 20/11/2015, tại kỳ họp
thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Kế toán (mới) thay thế Luật Kế toán năm


2003. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017. Dưới đây là một số nội dung
mới của Luật Kế toán năm 2015. Luật kế toán năm 2015 được kết cấu gồm 06 chương và
74 điều. Việc sửa đổi Luật kế toán lần này nhằm các mục tiêu sau:
Thứ nhất, để tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về kế toán, đặc biệt là
nguyên tắc kế toán, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và nâng cao trách nhiệm của các
cơ quan trong việc tuân thủ quy định pháp luật về tài chính, kế toán nhằm tạo điều kiện
cho kế toán thật sự trở thành một công cụ trong việc quản lý tài chính của doanh nghiệp,
các đơn vị tài chính kế toán cũng như công cụ quản lý, giám sát của Nhà nước.
Thứ hai, tạo điều kiện phát triển ngành nghề kế toán, đáp ứng được yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và
trong điều kiện Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, trong đó có
hội nhập về tài chính, kế toán.

Thứ ba, việc sửa đổi Luật Kế toán tạo điều kiện tăng cường quản lý, giám sát của
Nhà nước, giám sát của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân trong lĩnh vực
này, góp phần tăng cường nâng cao chất lượng kế toán, đảm bảo nguyên tắc công khai,
minh bạch đối với đơn vị kế toán cũng như toàn xã hội.
CHƯƠNG 4 : NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
1. Nhận xét

Trải qua một quá trình dài và phát triển, nhìn chung hoạt động kế toán Việt Nam
đã không ngừng cải thiện về chất lượng, văn bản và đội ngũ chuyên môn.
 Trở thành một vị trí quan trọng trong hệ thống tài chính doanh nghiệp. Kế toán

ngày nay trước hết là công cụ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của chủ
doanh nghiệp, thông tin kế toán là cơ sở cho các quyết định kinh tế; Nhà nước
càng dựa vào kế toán để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế của
mình.
 Ngoài ra, trong giai đoạn này, hoạt động kế toán, kiểm toán đó phát triển thành
một nghề nghiệp độc lập được xã hội thừa nhận thông qua sự ra đời và phát triển
của 3 hệ thống: Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội bộ;
hình thành Hội Kế toán Việt Nam, Câu lạc bộ Kế toán trưởng. Bên cạnh đó hệ


thống khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán đã và đang được từng bước hoàn
thiện và tiếp cận với thông lệ quốc tế thể hiện ở sự ban hành Lụât Kế toán năm
2015, chuẩn mực kế toán, kiểm toán; chế độ kế toán doanh nghiệp, kế toán hành
chính sự nghiệp và hệ thống kế toán Ngân sách Nhà nước, v.v. hướng tới mục đích
phục vụ các đối tượng quan tâm khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là phục vụ
cho việc tính thuế, và do đó kế toán thuế được tách riêng ra thành một phần hành
kế toán riêng biệt.
 Đội ngũ kế toán và kiểm toán có trình độ ngày càng cao. Phương pháp kế toán
đang chuyển dần từ thủ công sang kế toán trên máy. Bên cạnh đó, Kế toán quản trị

và Phân tích hoạt động kinh doanh đó được vào đào tạo giúp phần phát huy vai trò
của kế toán phục vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và cho kinh
tế thị trường ở Việt Nam nói chung
 Kế toán tài chính tại Việt Nam không còn phát triển một cách đơn lẻ tự phát nội
bộ mà đã có hệ thống và liên kết với thế giới. Đánh dấu bước phát triển quan trọng
này là vào năm 1996 Hội kế toán Việt Nam (VAA) ra đời và trở thành thành viên
của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) cũng như là thành viên của Liên đoàn kế
toán các nước ASEAN (AFA).
2. Kiến nghị
Như đã được nhắc ở trên, TT200 ban hành năm 2014 đã có bổ sung thêm các quy
định mới hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam, đồng thời có cung cấp những hướng dẫn
cụ thể hơn so với chuẩn mực, thông tư Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC tuy nhiên vẫn có
những điểm chưa cập nhật với Chuẩn mực kế toán quốc tế và chưa có những hướng dẫn
cụ thể cho tình hình thực tiễn tại Việt Nam.
Từ thực trạng hiện tại, hệ thống IAS/IFRS dường như chưa phù hợp trong điều
kiện hiện tại của Việt Nam. Do đó, trong giai đoạn đầu, nên tiếp cận theo xu hướng hoàn
hợp theo khu vực mà cụ thể là khu vực đối với các công ty niêm yết. Đây là hướng đi mà
nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Theo đó, hệ thống CMKT Việt Nam có thể bao gồm
hai phần, một phần dành cho các công ty niêm yết, phần còn lại cho các công ty không
niêm yết. Đối với các công ty niêm yết, CMKT được thực thi theo các IAS/IFRS. Riêng
đối với các công ty không niêm yết áp dụng các CMKT Việt Nam hiện hành nhưng theo


hướng giản lược những nội dung phức tạp trong chuẩn mực. Điều này thể hiện sự hài
hòa, linh hoạt nhằm tránh những biến động nhưng đảm bảo cho tiến trình phát triển và
hội nhập kinh tế quốc tế.
Để khắc phục được những hạn chế đang tồn tại trong hệ thống kế toám Việt Nam,
tác giả có kiến nghị trong thời gian sắp tới, khi Bộ tài chính và Vụ chế độ kế toán – kiểm
toán đang có kế hoạch ban hành Chuẩn mực kế toán mới sẽ thêm các quy định cụ thể và
rõ ràng hơn để hướng dẫn các vấn đề còn thiếu sót so với chuẩn mực kế toán, để ngày

càng hoàn thiện khung pháp lý về kế toán của Việt Nam tạo điều kiện phát triển một nền
kinh tế thị trường minh bạch và được thừa nhận trên toàn thế giới./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tiếng Việt
1. Không có tên tác giả, “Sự phát triển của kế toán trên thế giới và Việt Nam. Các vấn đề

đặt ra đối với kế toán Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế”
2. Th.s Trần Quốc Thịnh,(2012), “Thách thức của quá trình hội tụ kế toán quốc tế và những

kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí kiểm toán 3/2012.
3. Vũ Hữu Đức (2010). Giáo trình Những vấn đề cơ bản của lý thuyết kế toán. Nhà xuất bản
lao động. Năm 2010.
4. Các website tham khảo
/> /> /> /> /> /> />

%C4%91%E1%BB%99-k%E1%BA%BF-to%C3%A1n-t%E1%BA%A1i-vi
%E1%BB%87t-nam.html?hitcount=0



×