Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Làm sao dạy tốt bài toán đố lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.51 KB, 16 trang )

Làm sao dạy tốt bài toán đố lớp 3?

Lời nói đầu.
Các bạn gia sư thân mến!
Các bậc phụ huynh đang có con em ở độ tuổi tiểu học thân mến!
Tập tài liệu này được biên soạn dựa trên chính kinh nghiệm của
chúng tôi, những người đã từng gặp khó khăn trong việc giảng dạy
“những bài toán có lời văn” cho trẻ học lớp2, lớp 3, độ tuổi quan trọng
trong việc phát triển tư duy ở trẻ, từ việc chuyển biến những hoạt động
phân tích, so sánh…bên ngoài thành những hoạt động trí óc bên trong.
Ở độ tuổi này, trẻ có sự phát triển mạnh mẽ về khả năng tưởng
tượng, đặt nền móng cho khả năng khái quát hóa, tổng hợp lý luận trong
những giai đoạn phát triển tiếp theo.
Chính vì vậy, những bài toán đố , “những bài toán có lời văn” đã
được đưa vào giảng dạy ngay giai đoạn này, nhằm củng cố và kiện toàn
nền móng cho những nhân tài tương lai.
Thế nhưng, những bài toán đố, “những bài toán có lời văn” đó đã
khiến không ít học sinh lớp 3 phải khổ sở, khiến không ít gia sư và phụ
huynh đau đầu.
Chúng tôi cũng đã là gia sư, rồi trở thành giáo viên, và cũng sẽ là
phụ huynh, chính vì đã trải qua, nên thấu hiểu, để rồi đúc kết những kinh
nghiệm đó trở thành tập tài liệu này, hy vọng có thể giúp ích đôi chút
cho những ai cần kíp!
Nhóm giáo viên Lớp học kèm chất lượng cao Hải Đăng
K72/35 Nguyễn Văn Thoại-Ngũ Hành Sơn-Đà Nẵng.
1


I/ Một vài lý do khiến giờ học với trẻ trở nên nặng nề.
1/ Vài đặc điểm về tâm sinh lý trẻ học tiểu học mà một gia sư cần
biết:


- Lớp 3, độ tuổi đang hình thành tư duy trừu tượng, ở trẻ đang có
sự chuyển biến những hoạt động phân tích, so sánh….bên ngoài thành
những hành động trí óc bên trong, nhưng vẫn còn phụ thuộc vào hoạt
động của những đối tượng thực thể, chưa thể hoàn toàn chuyển thành tư
duy quan tưởng trừu tượng.
Chính vì thế, khi giảng dạy toán đố, “những bài toán có lời văn”,
các bạn gia sư hay các bậc phụ huynh, tốt nhất nên chuẩn bị một vài
dụng cụ cụ thể, quen thuộc gần gũi với các trẻ, để dễ minh họa vấn đề,
khiến trẻ tiếp thu nhanh hơn.
- Lớp 3, độ tuổi mà trí tưởng tượng đã phát triển khá phong phú, và
trẻ em thường bị xúc cảm chi phối mạnh mẽ, cho nên các bạn gia sư, các
bậc phụ huynh cần có phương hướng “hô biến” những kiến thức khô
khan thành những những hình ảnh sinh động, gợi mở cho trẻ tưởng
tượng, qua đó mà truyền đạt điều mình cần giảng giải.
- Trẻ lớp 3 đã dần thoát khỏi cách nhớ máy móc của những giai
đoạn trước kia, bắt đầu ghi nhớ vấn đề bằng cách hiểu rõ nó. Ở giai đoạn
này, ngôn ngữ của trẻ cũng phong phú hơn nhiều, nhưng để hiểu rõ tầng
nghĩa sâu hơn của những cụm từ chủ chốt trong các bài toán đố thì còn
khá khó khăn, điều này đòi hỏi người gia sư, phụ huynh phải kiên trì và
có phương pháp giải thích phù hợp.


2


2/ Điều tối kỵ khi dạy kèm cho trẻ lớp 3 nói riêng, trẻ tiểu học nói
chung.
Như đã nói, trẻ ở giai đoạn này thường bị cảm xúc chi phối mạnh
mẽ, chính vì thế mà tâm lý phản kháng cũng rất mạnh, cũng rất cảm
tính. Chúng ta thường hay nói rằng, anh(chị) khó lòng dạy được em, cha

mẹ là giáo viên nhưng con phải đi học người khác. Đó là bởi vì khi ở vị
trí cha mẹ, hay anh chị, chúng ta đối với trẻ bằng một thái độ rất chủ
quan, và trong nhiều trường hợp chúng ta hành xử cũng rất cảm tính.
Với một gia sư thì khác, quan hệ với trẻ sẽ khách quan hơn, các gia
sư khi gặp trường hợp khó khăn, cũng sẽ xử lý lý tính hơn.
Sở dĩ nói như thế, vì khi bạn dạy con bạn, hay là em bạn, bạn rất
dễ thốt lên từ “ngu”, hay những từ tương tự, khi trẻ không thể hiểu được
điều bạn giảng giải, trong khi bạn lại thấy điều mình nói thật là “quá
dễ”!
Khi bạn đã quát mắng trẻ bằng những từ như “ngu ngốc”, “dốt như
bò”… hay bạn to tiếng gắt gỏng, nạt nộ chát chúa, bạn hãy để ý mà xem,
khi đó trẻ đã và đang cúi đầu xuống rất thấp.
Như thế là giờ dạy của bạn đã tuyên bố phá sản!
Cam đoan rằng, sau buổi học trẻ sẽ không nhớ được gì cả!
Vậy, khi tiếp cận trẻ, cũng như trong cả buổi học, chúng ta cần
phải tạo ra bầu không khí thoải mái: cái này nói thì dễ, khi làm thì lại
khó cực kỳ. Tại sao vậy? Trước hết, bạn hãy đọc một vài câu hỏi mà
chúng tôi nêu ra sau đây:
++ Bạn có phải người nhẫn nại?
++ Bạn có thể làm chủ được tâm tình, trước những sự việc
mà bạn thấy khó chịu, bực bội, mà sự việc này có tính kéo dài?
3


++ Bạn có thể kiềm chế cơn giận? Nghĩa là lúc nào bạn cũng
có thể cười nói “ấm áp như gió mùa xuân”! (Nói vậy thôi, chứ một gia
sư tài năng là gia sư có khả năng nắm lấy không khí giờ học, bạn có thể
nạt nộ giận giữ mà trẻ không khóc, ngay sau đó bạn tiếu lâm thì trẻ lại
cười…)
++ Khi giảng dạy một vấn đề bạn cho là quá đơn giản, nếu

trẻ cứ không hiểu, hay nói hiểu rồi, nhưng khi làm bài lại làm sai
hết, làm không đúng như bạn mong muốn, bạn có bao giờ không
kiềm chế nổi mà thốt lên: “ngu quá”; “dốt quá”…???
++ Bạn có phải người biết nói những câu khích lệ trẻ một
cách khéo léo?
++ Bạn có hay lấy những ví dụ minh họa sinh động, gần gũi
với trẻ hay không?
Nếu mỗi câu hỏi là một điều kiện, thì trong chúng ta, có bao nhiêu
người có thể thỏa mãn tất cả các điều kiện trên. Thật là khó khăn biết
bao!
Nhưng chúng ta đang sống, nghĩa là chúng ta còn tiến bộ!
….
Hy vọng những điều lan man trên có thể giúp đỡ chút đỉnh cho
những ai cần đến nó!
II/ Giảng dạy một bài toán đố như thế nào?
Để giải một bài toán, trước hết thì cần phải hiểu đề bài toán đó,
hơn nữa phải hiểu một cách triệt để, hiểu thông thấu nó. Nếu đã hiểu đề
rồi, thì những bước tiếp theo sẽ tự nhiên đơn giản.
Nhưng làm sao để trẻ hiểu được điều mà bài toán đề cập, cũng là
điều mà chúng ta đang cố gắng giảng giải?
4


Điều này không những phụ thuộc vào vốn từ của trẻ, mà còn phụ
thuộc vào cách truyền đạt và dùng từ của chúng ta.
Chúng ta cần làm là giúp trẻ hiểu rõ câu văn trong bài toán, hiểu rõ
ý nghĩa từng số liệu có trong bài toán đó.
Ví dụ: Một bến xe ban đầu có 57 chiếc xe. Trong đợt 1 có 17 xe
xuất bến. Đợt 2 có 24 xe xuất bến. Hỏi trong bến còn lại bao nhiêu xe?
Bài toán này được xếp vào dạng có 2 lời giải, lời giải thứ nhất

chính là tính tổng số xe đã xuất bến trong cả hai đợt, lời giải thứ 2 là tính
số xe còn lại trong bến. Trong bài toán có một số khái niệm trẻ cần hiểu
rõ như sau: bến xe, xuất bến, đợt 1 và đợt 2…
1. Số xe ban đầu trong bến: là số lượng xe hiện có, số lượng xe ban
đầu...
2. Số xe xuất bến trong đợt 1: xuất bến là gì? Thế nào là xe xuất
bến? Cần giảng giải để trẻ hiểu rõ điều này: đó là số lượng xe sẽ rời bến,
đi khỏi bến đỗ, xem như là số lượng xe biến mất khỏi số xe ban đầu.
3. Số xe xuất bến đợt 2: cũng như đợt 1, lại có 1 số lượng xe mất
đi.
4. Tổng số lượng xe đã xuất bến(mất đi) là? (dùng phép tính nào,
cho số liệu nào,vì sao)
5. Trong bến còn lại bao nhiêu xe? (dùng phép tính nào, cho số liệu
nào, vì sao)
Với trẻ khá giỏi, bạn có thể giới thiệu thêm vài cách giải khác, để
trẻ phát triển tư duy tốt hơn:
“Số xe còn lại sau đợt 1 xuất bến là:….
Số xe còn lại sau đợt 2 xuất bến là:…..”
5


Hay: “Số xe còn lại là: 57 – 17 – 24 = … kết quả”
Với nhiều trẻ lớp 3, đây là một bài toán khá trừu tượng. Vậy thì
bạn hãy hạ độ khó xuống bằng cách thay đổi các đối tượng trong đề, ví
dụ thay xe bằng kẹo, bến xe bằng hộp, xuất bến đợt 1 bằng lấy ra lần
1…
Như: Trong hộp kẹo có 14 cây kẹo. Lần đầu tiên bé lấy ra 3 cây.
Lần thứ 2 bé lấy ra 5 cây. Hỏi trong hộp còn có mấy cây kẹo?
Cứ thế cho tới khi trẻ quen với tư tưởng của đề toán, thì việc giải
quyết dạng toán nêu ra trở nên đơn giản hơn.

III. Bài tập rèn luyện. (xếp lớp theo thứ tự dễ tới khó)
Với đa phần trẻ tiểu học, phương pháp lặp lại kiến thức cũ bao giờ
cũng thành công. Kiến thức cũ không phải là những bài toán đã làm, mà
là “đề bài mới của dạng toán cũ”.
Trẻ phải được giải toán hằng ngày, chỉ cần mỗi ngày một khoảng
thời gian phù hợp là được.
1. Bài tập tổng hiệu số tự nhiên:
1. 23 – 15 + 20

= …….

2. 13 – 9 – 3

= ……

3. 12 + 12 + 9

= …….

4. 20 – 11 – 9

= ……

5. 112 – 45 + 60 = …….

6. 73 + 50 – 64 = ……

7. 18 + 28 + 49

= …….


8. 50 – 25 – 24

9. 12 + 21 – 33

= …….

10. 239 – 39 – 101 = …….

11. 75 + 74 – 96 = …….

12. 317 – 316 + 2 = …….

13. 86 + 75 + 11 = …….

14. 90 + 129 – 36 = ……

= ……

6


15. 72 + 20 – 69 = …….

16. 327 – 232 – 88 = …..

2. Bài tập phép nhân số tự nhiên:
2.1. Phép nhân bảng cửu chương
1.


8 x 4 = …….

2.

9 x 6 = ……

3.

7 x 8 = …….

4.

3 x 7 = ……

5.

3 x 9 = ……..

6.

7 x 5 = ……

7.

4 x 7 = …….

8.

8 x 9 = ……


9.

6 x 4 = …….

10. 8 x 6 = …….

11. 4 x 9 = ……..

12. 7 x 6 = …….

2.2. Phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số:
1.

12 x 4 = …….

2.

9 x 11 = ……

3.

13 x 2 = …….

4.

31 x 7 = ……

5.

3 x 90 = ……..


6.

27 x 5 = ……

7.

14 x 7 = …….

8.

8 x 91 = ……

9.

6 x 34 = …….

10. 58 x 6 = …….

11. 48 x 9 = ……..

12. 77 x 6 = …….

13. 38 x 4 = …….

14. 99 x 6 = ……

15. 7 x 88 = …….

16. 38 x 7 = ……


17. 3 x 49 = ……..

18. 79 x 5 = ……

19. 45 x 7 = …….

20.

18 x 9 = ……

21. 6 x 47 = …….

22.

83 x 6 = …….
7


2.3. Phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số:
1.

512 x 4 = …….

2.

9 x 131 = ……

3.


183 x 2 = …….

4.

631 x 7 = ……

5.

3 x 920 = ……..

6.

278 x 5 = ……

7.

104 x 7 = …….

8.

8 x 911 = ……

9.

6 x 384 = …….

10. 558 x 6 = …….

11. 418 x 9 = ……..


12. 777 x 6 = …….

13. 368 x 4 = …….

14. 599 x 6 = ……

15. 7 x 898 = …….

16. 387 x 7 = ……

17. 3 x 419 = ……..

18. 179 x 5 = ……

19. 645 x 7 = …….

20.

918 x 9 = ……

3. Phép chia số tự nhiên:
3.1. Phép chia hết:
1.

8 : 4 = …….

2.

9 : 3 = ……


3.

18 : 2 = …….

4.

35 : 7 = ……

5.

32 : 4 = ……..

6.

25 : 5 = ……

7.

14 : 7 = …….

8.

18 : 3 = ……

9.

6 : 2 = …….

10. 54 : 6 = …….


11. 49 : 7 = ……..

12. 72 : 9 = …….

13.

14.

36 : 4 = …….

48 : 6 = ……

8


3.2. Phép chia hết có kêt quả là số có 2 chữ số:
1.

88 : 4 = …….

2.

93 : 3 = ……

3.

48 : 2 = …….

4.


77 : 7 = ……

5.

69 : 3 = ……..

6.

36 : 2 = ……

7.

44 : 4 = …….

8.

94 : 2 = ……

9.

26 : 2 = …….

10. 55 : 5 = …….

11. 99 : 3 = ……..

12. 62 : 2 = …….

3.3. Phép chia có dư đơn giản:
1.


8 : 3 = …. dư ….

2.

9 : 2 = …. dư …..

3.

9 : 2 = …. dư …..

4.

7 : 5 = …. dư …..

5.

6 : 4 = …. dư ….

6.

5 : 2 = …. dư ….

7.

4 : 3 = …. dư ….

8.

3 : 2 = …. dư …..


9.

8 : 6 = …. dư …

10. 5 : 4 = …. dư ….

3.4. Phép chia có dư của một số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số:
1.

18 : 4 = …. dư ….

2.

19 : 2 = …. dư …..

3.

93 : 4 = …. dư …..

4.

17 : 5 = …. dư …..

5.

61 : 4 = …. dư ….

6.


53 : 2 = …. dư ….

7.

14 : 3 = …. dư ….

8.

3 : 2 = …. dư …..

9.

82 : 6 = …. dư …

10. 51 : 4 = …. dư ….

3.5. Phép chia có dư khó:
1.

50 : 6 = …. dư ….

2.

89 : 9 = …. dư …..
9


3.

70 : 4 = …. dư …..


4.

97 : 5 = …. dư …..

5.

78 : 4 = …. dư ….

6.

50 : 2 = …. dư ….

7.

80 : 3 = …. dư ….

8.

77 : 6 = …. dư …..

9.

82 : 3 = …. dư …

10. 10 : 9 = …. dư ….

4. Bài toán 1 phép tính cộng:
Bài 1: An có 19 con hạc giấy. Hồng có 32 con hạc giấy. Hai bạn
mang hết số hạc giấy đó tặng Lan. Hỏi Lan nhận được bao nhiêu con hạc

giấy?
Bài 2: Thành có 8 viên bi. Nam có 12 viên bi. Hỏi cả hai bạn có
bao nhiêu viên bi?
Bài 3: Anh cho bé 3 cây kẹo. Chị cho bé them 4 cây nữa. Hỏi bé có
bao nhiêu cây kẹo?
Bài 4: Bé đã có 2 chú gấu bông. Ngày sinh nhật bé nhận đươc
thêm 3 chú gấu bông nữa. Hỏi bé có bao nhiêu gấu bông?
Bài 5: Năm nay bé Lan 9 tuổi, anh hai hơn bé 6 tuổi. Hỏi năm nay
anh hai bao nhiêu tuổi?
Bài 6 Bạn Lan có 2 bông hoa. Bạn Hạnh có 5 bông hoa. Hỏi hai
bạn có tổng cộng bao nhiêu bông hoa?
Bài 7: Trong thùng có 8 lít nước, người ta đổ thêm vào thùng 5 lít
nữa, hỏi trong thùng chứa bao nhiêu lít nước?
Bài 8: Tháng 1 nhà Nam trả 350 nghìn tiền điện. Tháng 2 nhà Nam
trả 370 nghìn tiền điện. Tháng 3 nhà Nam trả 400 nghìn tiền điện. Hỏi 3
tháng đầu năm nhà Nam trả tổng cộng bao nhiêu tiền điện?
10


Bài 9: Mẹ đi chợ mua 1 kg cam tươi, 3 kg gạo, 1 kg rau xanh các
loại. Hỏi mẹ xách nặng bao nhiêu kg?
Bài 10: Lớp 3E có 38 học sinh. Lớp 3D có 40 học sinh. Lớp 3 A có
37 học sinh. Hỏi cả ba lớp có tổng cộng bao nhiêu học sinh?
Bài 11: Bé có 1 cái bánh. Anh cho bé 3 cái nữa. Sau đó bố cho bé 2
cái nữa. Hỏi bé có bao nhiêu bánh?
Bài 12: Xe khách đón khách dọc đường. Trạm đầu tiên, xe đón 12
khách. Trạm thứ 2 xe đón thêm 9 khách thì đầy. Biết khi rời bến xe đã
có 15 khách. Hỏi xe có thể chở tổng cộng bao nhiêu khách?
5. Bài toán 1 phép tính trừ:
Bài 1: Nam cao 150 cm. Bắc cao 135 cm. Hỏi Nam cao hơn Bắc

bao nhiêu cm?
Bài 2: Trong 1 giờ đồng hồ, Lan gấp được 15 con hạc giấy, Linh
gấp được 12 con hạc giấy. Hỏi Lan gấp nhiều hơn Linh bao nhiêu con
hạc giấy?
Bài 3: Trên bàn có 16 cái bánh. Bố mẹ và 2 anh em Nam đã cùng
ăn hết 4 cái. Hỏi trên bàn còn bao nhiêu bánh?
Bài 4: Cả bố lẫn con cân nặng 114 kg. Biết bố cân nặng 58 kg. Hỏi
con nặng bao nhiêu kg?
Bài 5: Váy đầm màu tím giá 350 nghìn 1 chiếc. Giá váy đầm màu
hồng rẻ hơn 50 nghìn. Hỏi váy đầm màu hồng bao nhiêu tiền 1 chiếc?
Bài 6: Năm nay anh trai 16 tuổi. Lan kém anh trai 7 tuổi. Tính tuổi
Lan.

11


Bài 7: Một cửa hàng xăng dầu nọ trong buổi sáng bán được 350 lít.
Buổi chiều bán ít hơn buổi sáng 68 lít. Tính số lít xăng dầu của hàng bán
trong buổi chiều.
Bài 8: Hùng có 15 viên bi. Hùng cho Nam 3 viên, sau đó cho
Thành 5 viên. Hỏi Hùng còn lại bao nhiêu bi?
Bài 9: Xe khách khi đầy khách thì được 48 khách. Khi vào thành
phố, tại trạm 1 có 12 người xuống xe, tại trạm 2 có 9 người xuống xe.
Hỏi khi xe tới trạm 3 thì trên xe còn bao nhiêu khách
Bài 10: Lớp 3E có 38 học sinh. Trong đó có 21 học sinh khá, 4 học
sinh trung bình, còn lại là học sinh giỏi. Hãy tính số học sinh giỏi lớp
3E.
6. Bài toán 1 phép tính nhân:
Bài 1: Nam mua 3 cuốn sách, mỗi cuốn giá 24 nghìn. Tính số tiền
Nam đã dùng mua sách.

Bài 2: Mỗi con vịt có 2 chân, vậy đàn vịt 96 con thì có bao nhiêu
chân?
Bài 3: Năm nay Lan 6 tuổi. Năm nay tuổi bố gấp 6 lần tuổi của
Lan. Tính tuổi bố.
Bài 4: Mỗi chiếc đũa dài 22cm. Hỏi 10 chiếc đũa thì dài tổng cộng
bao nhiêu cm?
Bài 5: Một thùng có 8 hộp bánh. Hỏi 15 thùng như thế thì có bao
nhiêu hộp bánh?
Bài 6: Mỗi ngày người công nhân làm được 8 sản phẩm thủ công.
Vậy trong 1 tháng người công nhân làm được bao nhiêu sản phẩm thủ
công?
12


Bài 7: Một người chạy bộ cứ 1 phút chạy được 200 mét. Hỏi sau 7
phút người đó chạy được bao nhiêu mét?
Bài 8: Một giờ có 60 phút. Một người đi bộ trong 4 giờ. Hỏi người
đó đã đi bộ bao nhiêu phút?
Bài 9: Một tuần có 7 ngày. Một kỳ học có 18 tuần thì có tổng cộng
bao nhiêu ngày?
Bài 10: Mỗi toa xe lửa có thể chở được 40 hành khách. Vậy đoàn
tàu có 9 toa chở khách, 6 toa chở hàng, thì 1 chuyến có thể chở được bao
nhiêu khách?
7. Bài toán 1 phép tính chia:
Bài 1: Đoạn dây dài 36 mét. Nam chia đoạn dây đó làm 4 đoạn nhỏ
hơn thì mỗi đoạn dài mấy mét?
Bài 2: Trong chuồng bò, người ta đếm được tổng cộng có 36 cái
chân bò tất cả. Hỏi có bao nhiêu con bò trong chuồng?
Bài 3: Mẹ Nam đi bán dưa, mỗi trái dưa nặng trung bình 3 kg. Mẹ
Nam đã bán hết 96 kg dưa trong buổi sáng đầu tiên. Tính gần đúng số

trái dưa mẹ Nam đã bán.
Bài 4: Mẹ giao cho Lan 36 nghìn để đi mua trứng. Nếu giá mỗi quả
trứng là 4 nghìn thì Lan mua được bao nhiêu quả?
Bài 5: Lớp 3E có 4 bạn học sinh giỏi xuất sắc. Tổng số vở đẹp mà
4 bạn được nhận là 96 cuốn. Biết mỗi bạn đều nhận thưởng như nhau,
hãy tính số vở đẹp mà mỗi bạn nhận được.
Bài 6: Cứ mỗi phút gà con đi được 6 mét. Hỏi quãng đường dài 72
mét gà con đi trong bao nhiêu phút?

13


Bài 7: Bà chia kẹo cho 4 đứa cháu. Biết tổng số kẹo bà có là 56 cây
kẹo. Hỏi mỗi đứa cháu nhận được bao nhiêu cây kẹo?
Bài 8: Trong vườn nhà Lan có tổng cộng 84 gốc hoa, biết cứ mỗi
luống thì trồng được 4 gốc. Hỏi vườn nhà Lan có bao nhiêu luống hoa?
Bài 9: Có 72 lít dầu cần chia đều cho 4 thùng, hỏi mỗi thùng chứa
bao nhiêu lít dầu?
Bài 10: Đoạn thẳng AB dài 12 cm. Nam chia đoạn AB ra làm 4
đoạn nhỏ bằng nhau, hỏi mỗi đoạn dài bao nhiêu cm?
8. Một vài bài toán 1 phép tính khác:
Bài 1: Tìm số tự nhiên có 2 chữ số, biết số đó gấp 3 lần số tự nhiên
có 2 chữ số bé nhất.
Bài 2: Một đàn vịt có 80 con, trong đó có số vịt đang bơi dưới hồ.
Hỏi có bao nhiêu con vịt đang bơi?
Bài 3: An có 28 nghìn đồng. An muốn dùng số tiền đó mua bút bi
loại Thien Long, giá mỗi cây bút là 3 nghìn đồng. Hỏi An mua được
nhiều nhất bao nhiêu cây bút?
Bài 4: An có 3 viên bi. Nam có nhiều gấp 4 lần số bi của An. Tìm
số bị của Nam.

Bài 5: Bà có 34 cái kẹo, bà muốn mua thêm mấy cây nữa để chia
đều cho 4 đứa cháu của mình. Hỏi bà cần mua thêm bao nhiêu cây?
Bài 6: Nam cho bánh vào hộp để đóng gói. Cứ mỗi hộp chứa 4 cái
bánh. Có 18 hộp như thế thì tổng số bánh là bao nhiêu?
Bài 7: Thành muốn trồng hoa trong vườn, biết vườn nhà được
Thành xới vun thành 7 luống. Thành mua được 84 gốc hoa và chia ra
trồng đều trên mỗi luống. Tính số gốc hoa mỗi luống.
14


Bài 8: X là số tự nhiên có 2 chữ số. Biết X bằng số tự nhiên có 2
chữ số lớn nhất. Tìm X.
9. Bài toán có 2 phép tính:
Bài 1: Minh năm nay 9 tuổi. Chị Lan hơn Minh 4 tuổi. Tính tổng
số tuổi của 2 chị em.
Bài 2: Một đàn vịt 45 con. Có số vịt đang bơi dưới hồ. Tính số vịt
đang ở trên bờ.
Bài 3: Lớp 3E có 42 học sinh, trong đó có là học sinh giỏi, còn lại
đều là học sinh khá. Tính số học sinh khá của lớp 3E.
Bai 4: Một đội Thanh Niên Tình Nguyện đi trồng cây. Ngày đầu
trồng được 358 cây. Ngày 2 do có thêm nhiều người nên trồng nhiều gấp
đôi ngày 1. Tính tổng số cây được trồng.
Bài 5: Cứ 3 ngày thì bác thợ đóng giầy lại đóng được 6 đôi. Hỏi
trong 8 ngày bác thợ giầy đóng được bao nhiêu đôi? Biết số giầy bác thợ
đóng mỗi ngày đều bằng nhau.
Bài 6: Một thùng có 6 hộp bánh. Mỗi hộp có 6 cái bánh. Hỏi sáu
thùng như thế thì có tổng cộng bao nhiêu cái bánh?
Bài 7: Mỗi thùng có thể chứa được 6 hộp bánh. Mỗi hộp bánh có
thể chứa 6 cái bánh. Có tổng cộng 324 cái bánh thì cần bao nhiêu cái
thùng như trên?

Bài 8: Đoạn dây dài 43 cm được chia làm 3 đoạn bằng nhau và dư
1 cm. Tính độ dài mỗi đoạn.
Bài 9: Một xe bồn chứa dầu, trong bồn còn có 986 lít. Người ta lấy
dầu từ xe chứa vào các thùng giống nhau, mỗi thùng đều chứa được 9 lít
thì đầy. Tính số thùng hiện có và số lít dầu còn thừa sau khi đã đổ đầy
các thùng trên.
15


Bài 10: Hà có 3 bông hoa. Hạnh có 9 bông hoa. Hỏi số hoa của
Hạnh gấp mấy lần số hoa của Hà?
Bài 11: Nam có 6 viên bi. Bắc có 18 viên bi. Hỏi số bi của Nam
bằng mấy phần số bi của Bắc?
Bài 12: Thành có 45 nghìn. Nếu Thành cho Nam 5 nghìn thì số
tiền của cả 2 bằng nhau. Tính số tiền của Nam.
Bài 13: Bé Vi có 8 viên kẹo. Mẹ cho bé thêm 5 viên nữa. Sau đó
bé cho bạn Lan 3 viên. Tính số kẹo còn lại của bé Vi.
Bài 14: Đoàn tàu có 9 toa, mỗi toa chở được 40 khách. Hiện giờ
trên tàu đã có 200 khách, hỏi tàu còn đón thêm được bao nhiêu khách
nữa?
Bài 15: Đoàn tàu có 9 toa, mỗi toa có 40 ghế. Hiện giờ tàu đã đón
được số khách so với lượng khách tàu có thể chở. Hỏi trên tàu còn bao
nhiêu ghế trống?
Bài 16: Một cửa hàng bán gạo bán trong 3 ngày được 450kg gạo.
Riêng ngày thứ nhất bán được 150kg gạo. Hai ngày sau, mỗi ngày bán
được số gạo như nhau. Tính số gạo bán được trong ngày thứ 3.


16




×