Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.66 KB, 59 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG

QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VĨNH PHÚC

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG

QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH LÊ DU PHONG

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
THÁI NGUYÊN - 2014



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

i

ii

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Quản lý nợ xấu tại Ngân

quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, xuất phát từ tình hình

hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc” tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt

thực tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Vĩnh Phúc (BIDV Vĩnh Phúc).

tình, những ý kiến đóng góp quý báu của nhiều cơ quan, cá nhân.
Trƣớc hết tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm

Tác giả luận văn

khoa và các thầy cô giáo khoa sau đại học Trƣờng Đại học kinh tế và Quản trị
kinh doanh - Đại học Thái Nguyên - những ngƣời đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TSKH Lê Du Phong - ngƣời đã tận

Trần Thị Tuyết Nhung

tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Ngân hàng
TMCP BIDV Vĩnh Phúc đã giúp đỡ và tạo điều kiện khi điều tra, thu thập số liệu để
nghiên cứu luận văn.
Ngoài ra, tôi cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình, sự động viên và tạo điều kiện
về thời gian và tinh thần của Ban lãnh đạo, bạn bè, đồng nghiệp đơn vị nơi tôi công tác.
Với tấm lòng chân thành, tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó./.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 4 năm 2014
Tác giả luận văn

Trần Thị Tuyết Nhung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

iii

iv
1.4. Kinh nghiệm về quản lý và xử lý nợ xấu ngân hàng một số nƣớc trên thế


MỤC LỤC

giới và bài học đối với Việt Nam .............................................................................. 27
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ .......................................................................vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
................................................................ 3
5. Đóng góp của luận văn ............................................................................................ 3
6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 3
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...................................................................... 4
1.1. Tổng quan về nợ xấu trong hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại..................... 4
1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại và hoạt động cơ bản của Ngân
hàng thƣơng mại ...................................................................................................... 4
1.1.2. Khái niệm nợ xấu .......................................................................................... 4
1.1.3. Tác động của nợ xấu đối với NHTM, đối với nền kinh tế ............................ 6
1.1.4. Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu tại các NHTM ....................................................... 7
1.1.5. Dấu hiệu cảnh báo về các khoản tín dụng có vấn đề ..................................... 8
1.2. Quản lý và xử lý nợ xấu của các NHTM ........................................................... 11

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý và xử lý nợ xấu của ngân hàng một số nƣớc
trên thế giới ............................................................................................................ 27
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý và xử lý nợ xấu của ngân hàng tại Thành phố
Hồ Chí Minh .......................................................................................................... 32

1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam....................................................... 34
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 36
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 36
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 37
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu ........................................................... 37
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin .................................................................. 37
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin ....................................................................... 38
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin ................................................................. 38
2.3. Các chỉ tiêu phân tích ......................................................................................... 39
2.3.1. Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh kết quả quản lý nợ xấu ................................. 39
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn vốn.................................................. 39
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VĨNH PHÚC .................. 41
3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Vĩnh Phúc ...................... 41
3.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc ................................... 41
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và
Phát triển nhánh Vĩnh Phúc ................................................................................... 43
3.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và
Phát triển Vĩnh Phúc (BIDV Vĩnh Phúc) .............................................................. 44

1.2.1. Quan niệm về quản lý và xử lý nợ xấu ........................................................ 11

3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Phúc trong những

1.2.2. Mục tiêu của quản lý và xử lý nợ xấu ......................................................... 13

năm gần đây ........................................................................................................... 50

1.2.3. Quy trình quản lý và xử lý nợ xấu ............................................................... 19


3.2. Thực trạng công tác quản lý và xử lý nợ xấu tại NHTMCP ĐT&PT

1.3. Nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý và xử lý nợ xấu của NHTM ............................. 24

Vĩnh Phúc ................................................................................................................. 57

1.3.1. Các nhân tố khách quan ............................................................................... 24

3.2.1. Quản lý và xử lý nợ xấu tại BIDV Vĩnh Phúc ............................................ 57

1.3.2. Các nhân tố chủ quan .................................................................................. 25

3.2.2. Các quy định hiện nay về nợ xấu ................................................................ 60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

v

vi

3.2.3. Công tác quản lý, phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại NHĐT TMCP
&PT Vĩnh Phúc trƣớc khi có quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ........................... 63
3.2.4. Công tác quản lý và xử lý nợ xấu tại NHTMCP ĐT&PT Vĩnh Phúc
từ khi có quyết định 493/2005/QĐ-NHNN đến nay ............................................. 65


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BM

3.3.1. Nhân tố chủ quan ......................................................................................... 73

Công ty quản lý quỹ và khai thác tài sản Ngân hàng
TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

3.3. Nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý và xử lý nợ xấu tại NH TMCP ĐTT& PT
Vĩnh Phúc .................................................................................................................. 73

Nguyên nghĩa

BIDV
CIC

3.3.2. Nhân tố khách quan ..................................................................................... 75

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển
Trung tâm thông tin tín dụng

CSTT

Chính sách tiền tệ

ĐT&PT Vĩnh Phúc .................................................................................................... 79

DNNN


Doanh nghiệp Nhà nƣớc

3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc .............................................................................. 79

DPRR

Dự phòng rủi ro

3.4.2. Những hạn chế cần khắc phục ..................................................................... 80

DN

3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý và xử lý nợ xấu tại NHTMCP

Chƣơng 4. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VĨNH PHÚC ................................. 83
4.1. Định hƣớng hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát
triển Vĩnh Phúc ......................................................................................................... 83
4.1.1. Định hƣớng chiến lƣợc của BIDV trong giai đoạn 2014-2016 và tầm
nhìn đến 2020 ........................................................................................................ 84
4.1.2. Định hƣớng hoạt động tín dụng của NH TMCP ĐT&PT Vĩnh Phúc ................. 87

Doanh nghiệp

KHNN

Kế hoạch Nhà nƣớc

HĐQT


Hội đồng quản trị

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NHTM CP

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

NHTW

Ngân hàng Trung ƣơng

4.2. Giải pháp quản lý và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát

NSNN

Ngân sách Nhà nƣớc

triển Vĩnh Phúc ......................................................................................................... 89

TSĐB

Tài sản đảm bảo


4.2.1. Nhóm giải pháp chung ................................................................................ 89

TCTD

Tổ chức tín dụng

4.1.3. Định hƣớng quản lý và xử lý nợ xấu tại NHTMCP ĐT&PT Vĩnh Phúc ........... 89

4.2.2. Nhóm giải pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh ............................................ 90

P. QHKH

4.2.3. Nhóm giải pháp xử lý nợ xấu phát sinh ...................................................... 95
4.3. Kiến nghị đề xuất ............................................................................................... 98
4.3.1. Đối với Chính phủ ....................................................................................... 98

Phòng quan hệ khách hàng

FED

Cục dự trữ liên bang

WB

Ngân hàng thế giới

4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc .......................................................... 100
4.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam.......................................... 101
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 107

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

vii

1

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giai đoạn năm 2010-2013, nền kinh tế thế giới tiếp tục trải qua nhiều biến

Bảng số liệu:
Bảng 3.1:

Cơ cấu nguồn vốn huy động (Giai đoạn từ năm 2010-2013) ..............51

động do hậu quả tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ khơi nguồn cho cuộc

Bảng 3.2:

Thị phần tín dụng của BIDV Vĩnh Phúc (2011-2013) ........................52

suy thoái kinh tế trên diện rộng ở quy mô toàn cầu. Đặc biệt chứng kiến hệ quả của


Bảng 3.3:

Cơ cấu dƣ nợ tín dụng tại BIDV Vĩnh Phúc (2010-2013) ...................54

sự đổ vỡ của thị trƣờng bất động sản Mỹ, đã dẫn đến sự sụp đổ của các định chế tài

Bảng 3.4:

Chất lƣợng tín dụng của BIDV Vĩnh Phúc (2010 - 2013) ...................54

chính (Ngân hàng Đầu tƣ, Công ty bảo hiểm). Khủng hoảng tại khu vực tài chính

Bảng 3.5:

Thu dịch vụ ròng tại BIDV Vĩnh Phúc (2010 - 2013) .........................55

bùng phát ở một số quốc gia này đã lan rộng sang nhiều quốc gia và đang ảnh

Bảng 3.6:

Kết quả kinh doanh của BIDV Vĩnh Phúc (2010-2013) .....................57

hƣởng trực tiếp đến các ngành sản xuất truyền thống, dịch vụ và thƣơng mại toàn

Bảng 3.7.

Kết quả xử lý tín dụng chỉ định, KHNN đến 31/03/2004 ....................64

cầu. Chính phủ và Ngân hàng Trung ƣơng các nƣớc trên thế giới liên tiếp đƣa ra các


Bảng 3.8:

Kết quả cụ thể xử lý nợ tồn đọng đến 31/03/2004...............................65

Bảng 3.9:

Tình hình nợ xấu của BIDV Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 -2013 ...........66

Bảng 3.10: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2010-2013 .......................................................70
Bảng 4.1:

Kế hoạch kinh doanh từ năm 2014-2016 .............................................86

gói giải cứu nền kinh tế trị giá hàng trăm tỷ USD, tuy nhiên, những chỉ số kinh tế vĩ
mô của các nền kinh tế mạnh nhất thế giới đều đang có chiều hƣớng giảm. Một số
quốc gia và nền kinh tế đã công bố chính thức rơi vào suy thoái nhƣ Mỹ, Nhật, Đức,
Hồng Kông, Singapore...
Trong bối cảnh khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu, mà khởi nguồn là cuộc

Biểu đồ:

khủng hoảng tài chính từ Mỹ, thì những tác động của nó lên nền kinh tế Việt Nam

Biểu đồ 3.1: Quy mô tín dụng giai đoạn 2011-2013 ................................................53

đang hội nhập càng sâu và rộng với nền kinh tế thế giới nói chung và ngành ngân

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nợ xấu của BIDV giai đoạn 2010-2013 ......................................68

hàng Việt Nam nói riêng là không hề nhỏ. Những khoản cho vay không thu hồi

đƣợc cả gốc và lãi đúng thời hạn càng lớn, tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng, đặc biệt
là trong lĩnh vực tín dụng bất động sản, đã có lúc đe dọa tới tính thanh khoản của hệ

Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1:

Quy trình quản lý và xử lý nợ xấu .......................................................20

thống ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng thƣơng mại. Do vậy, quản lý nợ xấu, hạn

Sơ đồ 1.2:

Quy trình xử lý nợ xấu.........................................................................22

chế nợ xấu phát sinh và xử lý nợ xấu đã phát sinh là một yêu cầu cấp thiết, có vai

Sơ đồ 3.1:

Mô hình tổ chức BIDV Vĩnh Phúc ......................................................47

trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý của ngân hàng nói chung, và các

Sơ đồ 4.1:

Quy trình cấp tín dụng theo theo khuyến nghị ..................................102

ngân hàng thƣơng mại nói riêng. Giai đoạn 2010-2013, là giai đoạn nợ xấu của hệ
thống Ngân hàng tăng liên tục tăng liên tục cả về số tuyệt đối và tƣơng đối.
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Joint
Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam Tên gọi tắt:

BIDV. Theo công bố kết quả kinh doanh quý IV/2013. Trong bối cảnh nhiều ngân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

2

3

hàng giảm mạnh thu nhập lãi thuần, báo cáo hợp nhất cho thấy chỉ tiêu này của

- Phạm vi nghiên cứu: Tại Ngân hàng TM CP ĐT&PT Vĩnh Phúc từ năm

BIDV vẫn tăng gần 1.000 tỷ đồng. Ngoại trừ ngoại hối giảm một nửa lợi nhuận, các

2010 - 2013.

mảng còn lại hầu hết đều đem về khoản lãi cao hơn năm 2012. Nhờ vậy, lợi nhuận

4.

sau thuế năm 2013 của BIDV tăng 23% so với năm trƣớc đó, đạt hơn 4.000 tỷ đồng.

4.1.

: Luận văn đã tổng kết và hệ thống hóa những vấn đề, cơ


So với các quý đầu năm, nợ xấu của BIDV cũng bắt đầu giảm dần. Đến 31/12/2013,

sở lý luận cơ bản, nghiên cứu về quản lý và xử lý nợ xấu

BIDV còn gần 7.300 tỷ đồng nợ xấu (trong khi giữa năm ngoái vẫn còn ngấp nghé

Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra đƣợc những kinh nghiệm trong quản lý và xử lý

9.000 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,5% (quý III) xuống còn 1,96% vào cuối

nợ xấu ở một số nƣớc trên thế giới, và tại Việt Nam. Dựa vào những cơ sở lý luận

năm. Tuy nhiên, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng nhẹ so với quý trƣớc đó.

và cơ sở thực tiễn mà nghiên cứu hệ thống hóa ra, các nhà nghiên cứu có thể sử

Vì vậy, năm 2013, BIDV vẫn phải dành tới hơn 6.500 tỷ đồng để trích lập dự phòng

dụng để hệ thống hóa cơ sở lý luận cho nghiên cứu của mình về quản lý nợ xấu.

rủi ro. Thực trạng nợ xấu vẫn tồn tại, và là một rủi ro tín dụng lớn cho BIDV.

.

: Nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng quản lý và xử lý nợ xấu

4.2.

Chính vì vậy, xuất phát từ nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc nghiên cứu một


của BIDV Vĩnh Phúc, đồng thời luận văn đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao quản

cách toàn diện việc quản lý và xử lý nợ xấu tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:

lý và xử lý nợ xấu. Căn cứ vào giải pháp đƣợc đề xuất, Ban giám đốc có thể áp dụng

“Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc” làm đề

vào việc giải quyết tình trạng nợ xấu tại Ngân hàng BIDV Vĩnh Phúc.

tài luận văn tốt nghiệp cho mình.

5. Đóng góp của luận văn

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Xây dựng khung lý thuyết về quản lý và xử lý nợ xấu của Ngân hàng thƣơng mại.

2.1. Mục tiêu chung

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và xử lý nợ xấu tại BIDV Vĩnh Phúc

Đánh giá thực trạng quản lý và xử lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP thời gian
qua, đƣa ra đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý nợ xấu của BIDV-

chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nợ xấu tại

Chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015-2020.


BIDV Vĩnh Phúc, đồng thời đƣa ra một số kiến nghị đối với BIDV; NHNN;

2.2. Mục tiêu cụ thể

Chính phủ.

- Hệ thống hoá các lý luận liên quan đến nợ xấu, vấn đề quản lý và xử lý nợ

6. Kết cấu của luận văn

xấu tại các Ngân hàng thƣơng mại.
- Kinh nghiệm một số nƣớc trên thế giới và rút ra bài học đối với Việt Nam.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý và xử lý nợ xấu tại NH TMCP ĐT&PT

:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý và xử lý nợ xấu của các Ngân hàng
thương mại.

Vĩnh Phúc trong thời gian vừa qua.
- Đề xuất một hệ thống giải pháp quản lý và xử lý nợ xấu tại NH TMCP

Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP

ĐT&PT Vĩnh Phúc.

Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tƣợng nghiên cứu: Quản lý và xử lý nợ xấu NHTMCP.

Chƣơng 4: Giải pháp quản lý và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Vĩnh Phúc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

4

5

Chƣơng 1

- Ngƣời mắc nợ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

- Những khoản nợ mà Ngân hàng không thể liên lạc đƣợc với ngƣời mắc nợ,
hoặc không thể tìm đƣợc ngƣời mắc nợ.
- Những khoản nợ mà khách hàng chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài

1.1. Tổng quan về nợ xấu trong hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại và hoạt động cơ bản của Ngân hàng
thương mại

* Khái niệm ngân hàng thƣơng mại: là một trong những tổ chức trung gian
tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế. NHTM là loại hình tổ chức tài chính
cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết
kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì
một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
* Các hoạt động cơ bản của NHTM: Hoạt động huy động vốn; Hoạt động sử
dụng vốn; Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ; Các hoạt động khác.
1.1.2. Khái niệm nợ xấu
Trong hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động cấp tín dụng có vai trò rất quan
trọng, không chỉ đối với Ngân hàng mà đối với cả nền kinh tế. Ở Việt Nam hiện
nay, tín dụng đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế, đồng thời là hoạt
động đang mang lại thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng. Để có thể phát huy đƣợc vai
trò của nó, các Ngân hàng cần có các biện pháp quản lý nợ tốt mới hạn chế đƣợc rủi
ro cho Ngân hàng, hạn chế đƣợc các khoản nợ xấu phát sinh.
Tùy theo quan điểm và mức độ đánh giá rủi ro khác nhau, mà có những khái
niệm về nợ xấu khác nhau. Tuy nhiên, xét về bản chất thì nợ xấu là các khoản nợ bị
suy giảm khả năng thu hồi hoặc không có khả năng thu hồi.
Hiện nay có nhiều quan điểm về nợ xấu đƣợc đƣa ra, ví dụ nhƣ:
1.1.2.1. Theo quan điểm của Ngân hàng Trung ương châu Âu
Nợ xấu trong các NHTM gồm:

 Nợ có thể thu không thanh toán đầy đủ cho Ngân hàng
Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không đủ
trả nợ. Ngƣời mắc nợ không liên lạc với Ngân hàng để trả lãi hoặc gốc có thời hạn
thanh toán, hoặc hoàn cảnh chỉ ra rằng khoản nợ sẽ không thể thu hồi đƣợc đầy đủ nhƣ:
- Những khoản nợ mà ngƣời mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ, nhƣng
phần còn lại không thể đƣợc đền bù, hoặc những khoản nợ trong đó tài sản đƣợc
chuyển để thanh toán nhƣng giá trị còn lại không đủ trang trải toàn bộ khoản nợ.
- Những khoản nợ mà ngƣời mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu gia hạn nợ
nhƣng không đền bù đƣợc trong thời gian thoả thuận.

- Những khoản nợ mà tài sản thế chấp không đủ để trả nợ, hoặc tài sản thế
chấp ở Ngân hàng không đƣợc chấp thuận về mặt pháp lý, dẫn đến ngƣời mắc nợ
không thể trả nợ Ngân hàng đầy đủ.
- Những khoản nợ mà Toà án tuyên bố ngƣời mắc nợ phá sản, nhƣng phần bồi
hoàn ít hơn dƣ nợ.
1.1.2.2. Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)
“Một khoản nợ đƣợc gọi là xấu khi việc thanh toán lãi vay và nợ gốc quá hạn
từ 90 ngày trở lên, hoặc đã có ít nhất 90 ngày tiền lãi đƣợc vốn hoá, tái đầu tƣ hay
gia hạn bằng thoả thuận, hoặc những khoản thanh toán quá hạn dƣới 90 ngày,
nhƣng có những nguyên nhân hợp lý khác, để nghi ngờ việc những khoản nợ sẽ
đƣợc thanh toán đầy đủ”.
Về cơ bản, nợ xấu đƣợc xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày và
(ii) Khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây đƣợc coi là định nghĩa của IAS hiện đang đƣợc

 Những khoản nợ không thể thu hồi
- Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi
bồi thƣờng từ nợ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

sản, hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ.

/>
áp dụng phổ biến trên thế giới.
1.1.2.3. Quan niệm của Việt Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

6


7

Kể từ sau khi Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống
đốc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam đƣợc ban hành, Việt Nam mới thực sự đề cập

vay không thể thu hồi đƣợc làm giảm lợi nhuận của NH. Hai là, nợ xấu làm tăng chi
phí do phải trích lập DPRR dẫn đến lợi nhuận của Ngân hàng giảm.

đến khái niệm về nợ xấu. Mặc dù đã dần tiếp cận với những chuẩn mực quốc tế, đề

Thứ hai, nợ xấu sẽ làm giảm uy tín của Ngân hàng. Những ảnh hƣởng tiêu cực

cập đến việc đánh giá các khoản nợ trên cả khía cạnh định lƣợng và định tính, tuy

của nợ xấu tác động tới tâm lý của ngƣời gửi tiền, làm giảm khả năng huy động vốn

nhiên vẫn có những sự khác biệt nhất định.

và cho vay của Ngân hàng đối với nền kinh tế, đồng thời làm giảm lòng tin của dân

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ xấu đƣợc định nghĩa nhƣ sau:

chúng và uy tín với quốc tế.

"Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm

Thứ ba, nợ xấu làm ảnh hƣởng xấu đến khả năng thanh toán và kế hoạch kinh

4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) quy định tại Điều 6 hoặc


doanh của Ngân hàng. Các khoản nợ vay của khách hàng không đƣợc thanh toán

Điều 7 Quy định này". Theo đó, nợ xấu cũng đƣợc xác định dựa trên yếu tố định

đúng hạn, gây ra sự mất cân bằng so với dự đoán của Ngân hàng. Điều này sẽ làm

lƣợng (quá hạn trên 90 ngày) và yếu tố định tính (đánh giá của tổ chức tín dụng về

giảm khả năng thanh toán của các Ngân hàng, buộc các Ngân hàng phải thay đổi kế
hoạch kinh doanh.

khả năng trả nợ của khách hàng).
Nhƣ đã trình bày, quan niệm về nợ xấu giữa các quốc gia và theo thông lệ
quốc tế đều căn cứ trên hai yếu tố là định tính và định lƣợng. Tuy nhiên, các quan
niệm này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá khoản vay thông thƣờng, trên cơ sở khả
năng trả nợ hiện thời của khách hàng vay, mà không đề cập đến những khoản vay
đã đƣợc xử lý bằng quỹ dự phòng của tổ chức tín dụng. Những khoản nợ đã đƣợc

Thứ tư, nợ xấu làm cản trở quá trình hội nhập của các NHTM. Các Ngân hàng
không thể công khai minh bạch, tình hình tài chính và sẽ làm mất cơ hội cạnh tranh,
hội nhập kinh tế quốc tế.
* Đối với nền kinh tế
NHTM là Doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế. Vì thế nợ xấu của NHTM
ảnh hƣởng rất lớn đối với nền kinh tế. Tác động của nợ xấu đối với nền kinh tế là

xử lý bằng quỹ dự phòng của tổ chức tín dụng, về bản chất cũng nhƣ quy định của

tác động gián tiếp thông qua mối quan hệ hữu cơ; Ngân hàng - Khách hàng - nền

pháp luật thì vẫn cần đƣợc theo dõi, quản lý và thu hồi.


kinh tế. Theo đó, Nợ xấu làm ảnh hƣởng tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng,

Vì vậy, theo quan niệm: Nợ xấu là những khoản nợ phát sinh từ hoạt động

cũng sẽ ảnh hƣởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Khả năng khai thác và đáp ứng

cho vay, không được thanh toán đầy đủ cho ngân hàng, hoặc được đánh giá là

vốn, khả năng cung ứng các dịch vụ Ngân hàng cho nền kinh tế, sẽ bị hạn chế khi

không có khả năng thu hồi, bao gồm cả các khoản nợ xấu thông thường (nợ từ

nợ xấu phát sinh. Mặt khác, nợ xấu phát sinh do khách hàng, Doanh nghiệp sản xuất

nhóm 3 đến nhóm 5 theo Điều 7 - Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN) và các khoản

kinh doanh kém hiệu quả, sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hƣởng đến sự

nợ đã xử lý bằng quỹ dự phòng của ngân hàng, được theo dõi tại ngoại bảng.

tăng trƣởng và phát triển nền kinh tế do vốn ứ đọng, sản xuất kinh doanh đình trệ.

1.1.3. Tác động của nợ xấu đối với NHTM, đối với nền kinh tế

1.1.4. Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu tại các NHTM
- Tổng dƣ nợ xấu: Phản ánh giá trị tuyệt đối của toàn bộ các khoản nợ xấu của

* Đối với các Ngân hàng thương mại:
Nợ xấu ảnh hƣởng lớn đến hầu hết các hoạt động của hệ thống NHTM, thậm

chí số dƣ nợ xấu lớn chứa đựng nguy cơ đổ vỡ cả hệ thống Ngân hàng.
Thứ nhất, nợ xấu làm giảm lợi nhuận của các NHTM. Lợi nhuận của các NH
đƣợc hình thành từ các khoản thu, trong đó thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng lớn. Các

ngân hàng. Chỉ tiêu này chƣa cho biết nguy cơ rủi ro.
- Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dƣ nợ cho vay và cho thuê: Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng
dƣ nợ xấu trong tổng dƣ nợ. Chỉ tiêu này phản ánh khá trung thực về thực tế nợ xấu
của ngân hàng.

khoản nợ xấu tác động đến lợi nhuận của NH theo hai khía cạnh. Một là, khoản lãi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

8

9

- Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ Tổng dƣ nợ xấu: Tỷ lệ này cho phép ta đánh giá
đƣợc khả năng chống đỡ của ngân hàng trƣớc rủi ro nợ xấu, thông qua việc sử dụng dự

- Tài sản bảo đảm không đủ tiêu chuẩn.
- Có dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ các nguồn thu nhập bất thƣờng

phòng rủi ro tín dụng, nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và hiệu quả của ngân hàng.

khác, không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, hoặc từ hoạt động đƣợc


1.1.5. Dấu hiệu cảnh báo về các khoản tín dụng có vấn đề

đề xuất trong phƣơng án vay vốn để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán.

Dƣới đây là những dấu hiệu cảnh báo một khoản cho vay có khả năng trở

- Có dấu hiệu tìm kiếm sự tài trợ nguồn vốn lƣu động từ nhiều nguồn khác,
đặc biệt từ đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng.

thành một khoản nợ xấu:
a. Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng.
Đây là nhóm dấu hiệu dễ nhận biết nhất, có tác động trực tiếp, với tốc độ
nhanh và trong khoảng thời gian ngắn tới chất lƣợng của khoản tín dụng, có thể
chuyển từ trạng thái bình thƣờng lên cấp độ rủi ro cao, do vậy, đòi hỏi cần có ngay
những phản ứng mau lẹ, tích cực và hiệu quả, chỉ một giải pháp chệch hƣớng cũng
đủ để gây ra những tổn thất không nhỏ cho Ngân hàng.
Nhóm các dấu hiệu này còn đƣợc gọi với một tên khác là, nhóm các dấu hiệu

- Có dấu hiệu sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động phát
triển dài hạn.
- Chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ với giá cao, với mọi điều kiện.
b. Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính
và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Cũng nhƣ nhóm các dấu hiệu liên quan đến quan hệ với ngân hàng, nhóm
các dấu hiệu này có tác động trực tiếp tới chất lƣợng khoản tín dụng nhƣng với
độ “trễ” lớn hơn. Các dấu hiệu này đƣợc rút ra từ chính bản thân hoạt động, sản

cảnh báo sớm, bao gồm các dấu hiệu cơ bản sau:
- Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với Ngân hàng trong quá trình kiểm tra


xuất kinh doanh của khách hàng và không dễ nhận diện nếu thiếu sự quản lý chặt

định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản

chẽ, sâu sát của cán bộ tín dụng. Nó cũng đòi hỏi các giải pháp và chiến lƣợc xử

xuất kinh doanh của khách hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục.

lý có tính dài hạn hơn.

- Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không
có sự giải thích minh bạch, thuyết phục. Không có báo cáo hay dự đoán về lƣu

Nằm trong nhóm các dấu hiệu này bao gồm các dạng dấu hiệu sau:
- Độ lệch giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế, so với mức dự kiến khi khách
hàng đề nghị cấp tín dụng.

chuyển tiền tệ.
- Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhiều lần không rõ lý do, hoặc

- Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt

thiếu các căn cứ thuyết phục mang tính khách quan về việc gia hạn, hay điều chỉnh

động của khách hàng, cụ thể: Sự gia tăng đột biến tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ

kỳ hạn trả nợ.

khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời có dấu hiệu sụt giảm liên tục,


- Sự sụt giảm bất thƣờng số dƣ tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng, xuất hiện

giảm các khoản phải trả và tăng nhanh các khoản phải thu, hàng tồn kho với cƣờng

những thay đổi bất thƣờng ngoài dự kiến và không giải thích đƣợc, trong tốc độ và

độ lớn, sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thƣờng xuyên, giảm quỹ tiền mặt, tăng

tổng mức lƣu chuyển tiền gửi thanh toán của khách hàng.

doanh thu nhƣng giảm lợi nhuận hoặc không có. Các tài khoản hạch toán vốn điều

- Chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn. Thanh toán các khoản nợ gốc

lệ không khớp, thay đổi theo chiều hƣớng xấu về tỷ lệ lãi gộp và lãi ròng trên doanh
thu, lƣợng hàng hoá tăng nhanh hơn doanh thu. Số lƣợng khách hàng nợ tăng nhanh

không đầy đủ, đúng hạn.
- Phát hành séc bảo chi vƣợt quá số dƣ hoặc bị từ chối.

và thời hạn thanh toán của các con nợ đƣợc kéo dài, làm đẹp bảng cân đối bằng

- Mức độ vay thƣờng xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vƣợt quá nhu cầu

cách tạo ra các tài sản vô hình, tăng giá trị quá cao thông qua đánh giá lại tài sản....
- Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý, nhƣ sự gia tăng đột

dự kiến.


biến trong chi phí quảng cáo, tiếp khách, tập trung quá mức chi phí để gây ấn tƣợng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

10

11

nhƣ thiết bị văn phòng rất hiện đại, phƣơng tiện giao thông đắt tiền...

phân tích các dữ liệu tài chính. Có dấu hiệu che dấu việc “đảo nợ” của khách hàng

- Thay đổi thƣờng xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị và ban điều hành.

thông qua việc cấp đều đặn, thƣờng xuyên và liên tục các khoản vay mới, hay che

- Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong

giấu “nợ quá hạn” thông qua việc điều chỉnh kỳ hạn và gia hạn nợ tràn lan, vô lối,

quá trình quản lý.

thiếu căn cứ xác thực...

- Xuất hiện dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: Sẵn sàng từ bỏ các hợp đồng có


- Cấp tín dụng dựa trên các cam kết, không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm

giá trị nhỏ và vừa, nhƣng có khả năng thu đƣợc tỷ suất lợi nhuận cao, để tìm kiếm

của khách hàng, về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn, hay các lợi ích phát sinh do

các hợp đồng có giá trị lớn với các bạn hàng có “tên tuổi”, dù lợi nhuận thu về có

khách hàng đem lại từ khoản tín dụng đƣợc cấp.

khả năng đạt thấp hơn. Sẵn sàng cắt giảm lợi nhuận để đạt đƣợc các hợp đồng lớn.
- Xuất hiện dấu hiệu hội chứng “sản phẩm đẹp”. Mải mê theo đuổi một sản
phẩm không thích hợp về mặt thời gian và năng lực hiện tại, mà không chú ý đến
các yếu tố khác.

- Tốc độ tăng trƣờng tín dụng quá nhanh, vƣợt quá khả năng và năng lực kiểm
soát cũng nhƣ nguồn vốn của Ngân hàng.
- Cho vay dựa trên các sự kiện bất thƣờng có thể xảy ra, nhƣ sát nhập, thay đổi
địa vị pháp lý từ Chi nhánh lên Công ty “con” hạch toán độc lập.

- Do áp lực nội bộ dẫn tới tung ra thị trƣờng các sản phẩm dịch vụ quá sớm,
khi chƣa hội đủ các điều kiện chín muồi, hoặc đặt ra các hạn mức thời gian kinh
doanh, doanh số không thực tế, tạo mong đợi trên thị trƣờng không đúng lúc.
- Khó khăn trong phát triển sản phẩm, dịch vụ mới.
- Những thay đổi từ chính sách của nhà nƣớc, đặc biệt là tác động các chính

- Không xác định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay.
- Cung cấp tín dụng với khối lƣợng lớn cho các khách hàng, không thuộc phân
đoạn thị trƣờng tối ƣu của Ngân hàng.
- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ

các quy định hiện hành về phê duyệt tín dụng.

sách thuế, xuất nhập khẩu, thay đổi các biến số kinh tế vĩ mô, tỷ giá, lãi suất, thay

- Có khuynh hƣớng cạnh tranh thái quá: Giảm thấp lãi suất cho vay, phí dịch

đổi công nghệ kỹ thuật sản xuất, thị hiếu tiêu dùng, mất nhà cung ứng hoặc khách

vụ hay thực hiện chiến lƣợc “giữ chân” khách hàng, bằng các khoản tín dụng mới

hàng lớn; thêm đối thủ cạnh tranh tác động bất lợi đến chiến lƣợc và kế hoạch sản

để họ không quan hệ với các TCTD khác, mặc dù biết rõ các khoản tín dụng sẽ cấp

xuất, kinh doanh của khách hàng.

tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.

c. Những dấu hiệu cảnh báo khác.

1.2. Quản lý và xử lý nợ xấu của các NHTM

Bên cạnh những dấu hiệu có nguồn gốc từ chính bản thân khách hàng, còn

1.2.1. Quan niệm về quản lý và xử lý nợ xấu

một số dấu hiệu cảnh báo khác, xuất phát từ chính sách tín dụng của Ngân hàng.

Để có thể phát huy vai trò to lớn của tín dụng NHTM, điều quan trọng là phải


Những dấu hiệu này cũng đòi hỏi các nhà quản trị Ngân hàng, đặc biệt lƣu tâm để

quản lý tốt các khoản cho vay nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Rủi ro

có “ứng xử” cho phù hợp. Nhóm các dấu hiệu cảnh báo này, còn đƣợc gọi là nhóm

hàng không trả đúng hạn, hoặc không trả đầy đủ gốc và lãi. Hoạt động tín dụng

dấu hiệu “cảnh báo từ xa”, bao gồm:
- Sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng,
thể hiện hiệu quả đánh giá cao, năng lực tài chính của khách hàng so với thực tế.
Đánh giá khách hàng chỉ thông qua thông tin “tĩnh” do khách hàng cung cấp, mà
thiếu đi các thông tin “động” và các thông tin nhạy cảm từ những kênh thông tin
khác, bỏ qua các “nghi ngờ” đƣợc phản ánh qua cấu trúc và cơ cấu của số liệu, khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

tín dụng, là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng, khi khách

/>
ngân hàng có liên quan tới rất nhiều chủ thể trong nền kinh tế, vì vậy nó cũng chịu
tác động từ nhiều phía nhƣ: khách hàng, cơ chế chính sách, môi trƣờng kinh doanh
v.v… Do vậy, khi có những biến động trong nền kinh tế, những thay đổi về cơ chế
chính sách, hay môi trƣờng kinh doanh, thì đều tác động tới hoạt động tín dụng của
ngân hàng và có thể, dẫn đến rủi ro gây thiệt hại cho ngân hàng. Nợ xấu chính là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

12


13

một rủi ro xuất hiện trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vậy, nợ xấu là gì?

Còn quản lý nợ xấu là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lƣợc, các chính

Hiện nay, đã có khá nhiều quan điểm về nợ xấu đƣợc đƣa ra. Theo khái niệm nợ

sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt đƣợc các mục tiêu an toàn, hiệu quả

xấu đƣợc đƣa ra ở Wikipedia (Bách khoa toàn thƣ mở), nợ xấu (bad debt) đƣợc hiểu

và phát triển bền vững. Hoạt động quản lý nợ xấu cần đƣợc thực hiện từ khi xây

là các khoản nợ hầu nhƣ không có khả năng thu hồi, nó đƣợc xem nhƣ chi phí của

dựng các biện pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế phát sinh nợ xấu cho đến khi áp

ngân hàng và làm giảm thu nhập ròng của ngân hàng.

dụng các phƣơng thức xử lý các khoản nợ xấu đã phát sinh.

Theo định nghĩa của Phòng Thống kê - Liên hợp quốc, một khoản vay đƣợc

1.2.2. Mục tiêu của quản lý và xử lý nợ xấu

gọi là nợ xấu, khi việc thanh toán lãi vay và nợ gốc quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc

Những phân tích về ảnh hƣởng của nợ xấu ở trên, đã cho ta thấy sự cần thiết


các khoản lãi chƣa trả từ 90 ngày trở lên, đã đƣợc nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm

của công tác quản lý nợ xấu. Quản lý nợ xấu là quá trình xây dựng và thực thi các

trả theo thoả thuận, hoặc các khoản thanh toán quá hạn dƣới 90 ngày, nhƣng có

chiến lƣợc, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt đƣợc các mục

những lý do chắc chắn khác, để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ đƣợc thanh toán
đầy đủ. Định nghĩa này hiện đƣợc áp dụng phổ biến trên thế giới.
Còn theo quan điểm của Ngân hàng Trung ƣơng Châu Âu, nợ xấu bao gồm
những khoản nợ không thể thu hồi và nợ có thể không thanh toán đầy đủ cho ngân
hàng. Trong quan điểm này, các tiêu thức phản ánh nợ xấu đƣợc đƣa ra tƣơng đối rõ
ràng, cụ thể.
Ở Việt Nam, theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nƣớc ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để
xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, của các tổ chức tín dụng và quyết
định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của quyết định 493 thì nợ xấu đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Nợ xấu là những khoản nợ
được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5
(nợ có khả năng mất vốn)”. Nhƣ vậy, theo định nghĩa này nợ xấu cũng đƣợc xác
định dựa trên 2 yếu tố, là đã quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại.
Các khoản nợ xấu là biểu hiện không lành mạnh của hoạt động tín dụng, có thể gây

tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Hoạt động quản lý nợ xấu cần đƣợc
thực hiện từ khi xây dựng các biện pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế phát sinh nợ
xấu cho đến khi áp dụng các phƣơng thức xử lý các khoản nợ xấu đã phát sinh.
1.2.2.1. Hạn chế nợ xấu phát sinh
Thứ nhất, xây dựng chính sách tín dụng hợp lý cho từng thời kỳ: Đánh giá tác
động của các chính sách kinh tế, tính ổn định của hệ thống chính trị và nghiên cứu

nhu cầu của thị trƣờng, trên cơ sở đó, ngân hàng xác định đƣợc khả năng phát triển
của từng ngành kinh tế để quyết định mở rộng hay thu hẹp tín dụng, tránh đƣợc rủi
ro tín dụng do sự biến động của môi trƣờng kinh doanh. Ngoài ra, các ngân hàng
còn phải chú trọng đa dạng hoá danh mục tín dụng để giảm thiểu rủi ro.
Thứ hai, xây dựng quy trình tín dụng chặt chẽ và nghiêm túc thực hiện quy
trình đó. Các công việc không thể thiếu trong mỗi quy trình tín dụng của ngân hàng,
nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh là:
Phân tích, đánh giá khách hàng: Để đảm bảo chất lƣợng của khoản tín dụng,
trƣớc khi tiến hành cho vay, ngân hàng cần đánh giá tình hình hiện tại và khả năng

cho NHTM rủi ro đọng vốn hoặc mất vốn.
Tóm lại, nợ xấu là các khoản nợ quá hạn có thời gian cơ cấu lại hơn 90 ngày,
hoặc là các khoản nợ vẫn còn trong thời hạn cam kết nhƣng khách hàng vay bị mất

trong tƣơng lai của khách hàng. Nội dung đánh giá bao gồm việc xem xét tƣ cách
pháp lý và phân tích tình hình tài chính của khách hàng.

khả năng thanh toán, hoặc ngân hàng có những bằng chứng xác thực chứng minh

Tƣ cách pháp lý của khách hàng là cơ sở đầu tiên để ngân hàng xem xét cho

đƣợc mức độ rủi ro tăng cao cho khoản tín dụng, hoặc các khoản phải thanh toán đã

vay. Nếu khách hàng là cá nhân thì phải đảm bảo có đầy đủ năng lực pháp lý và năng

quá hạn dƣới 90 ngày, nhƣng có lý do chắc chắn để nghi ngờ, về khả năng khoản

lực hành vi, nếu khách hàng là doanh nghiệp thì phải có đầy đủ tƣ cách pháp nhân.
Phân tích tình hình tài chính khách hàng thông qua việc đánh giá nguồn thu


vay sẽ đƣợc thanh toán đầy đủ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

14

15

nhập, gia cảnh, các khoản vay khác của khách hàng; thực hiện rà soát, phân tích báo

ngƣời bảo lãnh. Khả năng và biện pháp kiểm soát, của ngân hàng về TSĐB tiền

cáo tài chính và thu thập thông tin bằng nhiều phƣơng pháp nhƣ phỏng vấn ngƣời

vay. Mức độ giảm giá trị của tài sản cầm cố (thời hạn khấu hao, hao mòn tự nhiên,

vay, điều tra thực tế tại cơ sở hoạt động kinh doanh của ngƣời vay, điều tra thông

v.v…); kiểm tra thực tế tại hiện trƣờng để xác định địa điểm, chất lƣợng thực tế,

qua các khách hàng của ngƣời vay. Ngoài ra, ngân hàng còn phải tiến hành đánh giá

hình thức hiện vật, giá trị thực tế. Những trƣờng hợp tài sản thế chấp, cầm cố, bảo

năng lực cũng nhƣ tƣ cách đạo đức của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.


lãnh vƣợt quá năng lực của cán bộ ngân hàng, thì có thể thuê các cơ quan chức

Thông qua những công việc phân tích này, ngân hàng có thể phân loại khách
hàng để có chính sách cho vay phù hợp.

năng, chuyên gia có hiểu biết để thẩm định.
Giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, thƣờng xuyên đi thực tế

Phân tích dự án vay vốn của khách hàng: Bao gồm việc phân tích tính khả thi
và tính hiệu quả của dự án.

khách hàng để xác định tình hình nhà xƣởng, máy móc, thiết bị, tài sản đảm bảo và
nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, cũng nhƣ kiểm

Tính khả thi của dự án đƣợc đánh giá thông qua: Cơ sở pháp lý của dự án
(hoạt động đầu tƣ của dự án phải đƣợc cấp phép và phê duyệt bởi các cấp có thẩm

chứng lại chất lƣợng và tính chính xác của các báo cáo tài chính, từ đó có thể đánh
giá chính xác chất lƣợng của khoản cho vay.

quyền, dự án phải phù hợp với quy hoạch phát triển vùng, miền), nguồn lực để thực

Định kỳ tiến hành phân loại nợ: Phân loại nợ là việc phân loại các khoản cho

hiện dự án (phải đảm bảo thông dụng, dễ kiếm, có khả năng thay thế, có nguồn

vay của ngân hàng đối với khách hàng, dựa trên việc đánh giá khả năng trả nợ của

cung cấp ổn định) và khả năng tiêu thụ sản phẩm (nhu cầu của thị trƣờng, thói quen


ngƣời vay, nhằm thực hiện tất cả các nghĩa vụ của họ theo hợp đồng tín dụng. Phân

và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, sức cạnh tranh của sản phẩm).

loại các khoản vay một cách hợp lý, giúp ngân hàng phát hiện sớm những dấu hiệu

Xem xét tính hiệu quả của dự án thông qua: Hiệu quả kinh tế của dự án, tính
hợp lý và chính xác của doanh thu (thể hiện qua sản lƣợng và giá thành sản phẩm),

của một khoản nợ xấu, từ đó lập ra những phƣơng án hỗ trợ cho khách hàng, hoặc
những biện pháp thu hồi nợ cần thiết trƣớc khi nợ xấu phát sinh (nếu có thể).

khả năng đáp ứng vốn cho dự án (nhằm làm rõ các nguồn vốn đƣợc sử dụng cho

Trên thế giới có nhiều hệ thống phân loại nợ khác nhau, tùy thuộc vào điều

dự án, từ đó xác định nhu cầu vốn thực sự của khách hàng, để quyết định mức cho

kiện và trình độ phát triển kinh tế của từng nƣớc. Mỗi hệ thống có sự khác biệt

vay hợp lý).

riêng, nhƣng xét về bản chất có thể xác định thành 4 nhóm: (1) các khoản cho vay

Việc phân tích dự án giúp cho ngân hàng, lựa chọn đƣợc những dự án tốt để
cho vay và có thể tƣ vấn cho khách hàng trong trƣờng hợp cần thiết.

thông thƣờng, (2) các khoản cho vay có mức độ rủi ro cao hơn, nhƣng không có dấu
hiệu rõ ràng về việc giảm giá trị thu hồi, (3) các khoản cho vay có dấu hiệu, hoặc


Thẩm định về đảm bảo tiền vay: Trƣờng hợp cho vay có tài sản đảm bảo

theo kinh nghiệm của ngân hàng sẽ giảm giá trị thu hồi, (4) các khoản cho vay đƣợc

(TSĐB) thì nội dung thẩm định cơ bản nhƣ sau: Chất lƣợng và khả năng chuyển đổi

đánh giá là mất khả năng thu hồi. IMF cũng đƣa ra phƣơng pháp phân loại nợ thành

thành tiền của tài sản đảm bảo nợ vay. Tính hợp pháp của TSĐB tiền vay, tài sản

5 nhóm bao gồm: Nợ đủ tiêu chuẩn (standard), nợ cần chú ý (watch), nợ dƣới tiêu

phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên thế chấp, cầm cố hoặc bên bảo lãnh,

chuẩn (substandard), nợ nghi ngờ (doubtful) và nợ mất vốn (loss).

đƣợc phép giao dịch và không có tranh chấp. Những rủi ro liên quan đến TSĐB tiền

Ngay sau khi phát hiện các dấu hiệu phát sinh nợ xấu, ngân hàng phải lập tức

vay, biến động về giá cả, thị trƣờng, tƣ cách pháp lý và khả năng tài chính của

đƣa vào danh sách các khoản nợ cần chú ý, để thực hiện giám sát, thu hồi nợ kịp thời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


16

17

Đôn đốc thu hồi nợ và lãi: Đối với các khoản vay có chất lƣợng tốt, đảm bảo
khả năng thu hồi đúng hạn, chỉ cần chú ý đôn đốc việc trả nợ khi gần đến thời điểm

thải, truy tố trƣớc pháp luật, v.v… Biện pháp này có tính răn đe, giáo dục cao đối
với cán bộ tín dụng.

đáo hạn. Đối với những khoản vay có dấu hiệu không tốt do nguyên nhân khách

Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khách hàng

quan (đối với cả hai bên), ngân hàng cần có biện pháp điều chỉnh kịp thời để đảm

Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay, đã đƣợc thoả

bảo khả năng thu hồi nợ. Đối với các khách hàng vi phạm hợp đồng một cách

thuận giữa NHTM và khách hàng, mà tại cuối mỗi khoảng thời gian này, khách

nghiêm trọng, có nguy cơ thua lỗ, ngân hàng phải tìm mọi cách thu hồi nợ ngay cả

hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho tổ chức tín dụng.

khi khoản cho vay chƣa đến thời điểm đáo hạn.

Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc NHTM và khách hàng, thoả thuận với nhau


Thứ ba, kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng nhƣ: Kiểm tra việc chấp hành quy

về việc thay đổi các kỳ hạn trả nợ đã thoả thuận trƣớc đó. Ngân hàng có thể sử dụng

trình tín dụng, chấp hành kế hoạch dƣ nợ ngắn, trung và dài hạn (để phù hợp với cơ cấu

biện pháp này để xử lý nợ xấu, một lần hay nhiều lần nhƣng chỉ khi khoản nợ đó

nguồn vốn), kiểm tra tính đầy đủ và tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, v.v...

đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi, và thƣờng đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp

Quản lý tốt việc thực hiện quy trình tín dụng, sẽ giúp ngân hàng phát hiện sớm và điều

nhƣ chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng bị thay đổi, chịu tác động của các

chỉnh kịp thời những thiếu sót, sai lầm trong hoạt động tín dụng của mình.

chính sách vĩ mô mà khách hàng chƣa kịp điều chỉnh, thị trƣờng có sự biến động

Thứ tƣ, chọn lọc và củng cố đội ngũ cán bộ tín dụng phù hợp với yêu cầu công

ảnh hƣởng tạm thời đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, v.v…

việc: Cán bộ tín dụng phải đƣợc đào tạo có hệ thống, am hiểu, có kiến thức sâu sắc

Gia hạn nợ

về thị trƣờng, nắm vững các văn bản pháp luật có liên quan, đặc biệt phải có đạo


Là việc NHTM chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian ngoài thời hạn

đức, liêm khiết và có tinh thần trách nhiệm cao.

cho vay đã thoả thuận, trong khoảng thời gian này khách hàng không phải chịu lãi

1.2.2.2. Xử lý nợ xấu

suất phạt do việc trả nợ quá thời hạn đã cam kết trƣớc đó.

Khi khoản cho vay đƣợc xác định là nợ xấu, ngân hàng cần phân tích chi tiết

Cũng nhƣ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, biện pháp này chỉ áp dụng đối với những

thực trạng tình hình tài chính của khách hàng, cũng nhƣ thực trạng TSĐB, tìm ra

khoản nợ xấu có khả năng thu hồi, giúp khách hàng tránh đƣợc áp lực trả nợ, có

nguyên nhân làm phát sinh nợ xấu. Trên cơ sở tình hình thực tế của các khoản nợ

điều kiện khôi phục sản xuất kinh doanh và có nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng.

xấu, ngân hàng có thể lựa chọn biện pháp xử lý nợ xấu theo một số cách sau:
Xác định rõ trách nhiệm của cán bộ tín dụng
Nếu có thể xác định đƣợc nguyên nhân trực tiếp gây ra nợ xấu, là do sai lầm
hay sự vi phạm quy chế của cán bộ tín dụng, thì ngân hàng có thể buộc cán bộ tín
dụng làm sai phải chịu kỷ luật và gánh trách nhiệm đòi nợ, bồi thƣờng cho ngân
hàng. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng hay cố ý lừa đảo, móc ngoặc với khách hàng
để rút vốn ngân hàng, thì các biện pháp mang tính cứng rắn có thể áp dụng nhƣ sa


Cho vay thêm
Ngân hàng tiến hành cấp thêm tín dụng cho khách hàng, chỉ đƣợc áp dụng khi
ngân hàng có cơ sở để tin rằng, nếu đƣợc hỗ trợ thêm vốn khách hàng sẽ vƣợt qua
đƣợc khó khăn hiện tại và tạo khả năng thu hồi đƣợc khoản nợ trƣớc. Đây là biện
pháp mang tính rủi ro cao và chỉ đƣợc sử dụng hạn chế.
Các biện pháp điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ hay cho vay thêm đƣợc
thực hiện trên cơ sở ngân hàng có đủ tài liệu, căn cứ chứng minh nguyên nhân dẫn
đến khó có khả năng trả nợ, phƣơng án khắc phục hoạt động sản xuất kinh doanh có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

18

19

hiệu quả và khả thi, phƣơng án nguồn trả nợ rõ ràng, cụ thể, chắc chắn, đảm bảo

chóng các khoản nợ xấu trên bảng tổng kết tài sản của ngân hàng, tuy nhiên ngân

khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn theo thời hạn mới.

hàng cũng phải tích cực tận thu nợ sau khi đã chuyển ra theo dõi ngoại bảng.

Xử lý TSĐB, truy đòi ngƣời bảo lãnh


Kiện ra Toà án

Đối với các khoản nợ xấu đƣợc ngân hàng đánh giá, là không có khả năng thu

Khi ngân hàng đã sử dụng các biện pháp có thể để tạo điều kiện, cũng nhƣ hối

hồi thì ngân hàng áp dụng các biện pháp xiết nợ nhƣ:
Phát mại, thanh lý, khai thác TSĐB: Các ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng
phát mại TSĐB cho khoản vay, hoặc chủ động xử lý TSĐB theo các hình thức nhƣ
chào bán công khai trên thị trƣờng, bán cho công ty mua bán nợ và xử lý tài sản, bán qua
trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, hoặc đƣa các tài sản đó vào khai thác, sử dụng.
Truy đòi người bảo lãnh: Nếu khoản nợ xấu không có TSĐB mà có sự bảo
lãnh của bên thứ ba, thì ngân hàng thực hiện quyền truy đòi buộc ngƣời bảo lãnh

thúc khách hàng trả nợ, nhƣng vẫn không thể thu hồi khoản nợ, thì ngân hàng có thể
nhờ Toà án can thiệp. Biện pháp này thƣờng đem lại hiệu quả không cao, do khách
hàng thƣờng không còn khả năng trả nợ, hơn nữa thủ tục lại phiền hà, kéo dài.
Ngoài ra cũng còn một số biện pháp khác, mà ngân hàng có thể sử dụng để xử
lý nợ xấu nhƣ chuyển nợ thành vốn cổ phần, thu nợ có chiết khấu, sử dụng sự trợ
giúp của Chính phủ, xoá nợ . v.v
1.2.3. Quy trình quản lý và xử lý nợ xấu

phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho ngƣời vay.
Phòng ngừa nợ xấu

Tuy thủ tục phát mại TSĐB cũng nhƣ đòi nợ bên bảo lãnh rất phức tạp, tốn thời
gian và khả năng thu hồi đầy đủ nợ thƣờng không cao, nhƣng đây lại là một biện pháp

Đánh giá khả năng trả nợ


thu hồi vốn có hiệu quả cho ngân hàng, do đó đƣợc các NHTM sử dụng khá phổ biến.
Bán các khoản nợ

Đánh giá khả năng tồn tại

Bằng việc tham gia thị trƣờng mua bán nợ, ngân hàng có thể xem xét việc bán
các khoản nợ xấu cho các công ty mua bán nợ, các tổ chức tài chính hoặc các chủ

Biện pháp xử lý

thể kinh tế khác để sớm thu hồi nợ, có điều kiện tập trung vào hoạt động kinh
doanh. Hơn nữa những chủ thể mua lại các khoản nợ này thƣờng hoạt động một
cách chuyên nghiệp và tận dụng đƣợc những lợi thế về thông tin, quy mô, quyền
hạn và đặc biệt là không chịu áp lực bởi mối quan hệ với khách hàng nhƣ ngân

Đối với khoản vay có thể cứu

Đối với khoản vay không thể cứu

hàng, nên việc thu hồi nợ sẽ hiệu quả hơn.
Bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro

Từ bỏ khoản vay

Ngân hàng sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp các thiệt hại do nợ xấu gây
ra, khoản nợ xấu này sẽ đƣợc chuyển ra ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và truy thu.
Để có thể sử dụng biện pháp này, định kỳ ngân hàng phải tiến hành phân loại nợ và
trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Biện pháp này có tính chủ động cao, làm giảm nhanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>
Xử lý
bằng
thƣơng
lƣơng

Bán
TSĐB
bảo lãnh

Khởi
kiện ra
tòa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Bán nợ,
hoán đổi

Các biện
pháp
khác

/>
Phê duyệt


20


21
hƣớng khỏi chính sách tín dụng của Ngân hàng.
- Có một chính sách định giá tín dụng chính xác hơn.
- Xác định rõ khi nào cần tăng sự giám sát, hoặc có các hoạt động điều chỉnh
khoản tín dụng và ngƣợc lại.
- Làm cơ sở để xác định mức dự phòng rủi ro một cách hợp lý.
Cơ sở của phƣơng pháp tự xếp hạng và phân loại danh mục, dựa trên những
dữ liệu đã có và tầm quan trọng của từng dữ liệu, đƣợc thể hiện qua các trọng số
tham gia vào quá trình tổng hợp đánh giá. Đây là công việc phức tạp, đòi hỏi mất
nhiều thời gian, công sức và sự đóng góp của các nhà khoa học chuyên ngành. Ở
đây, chỉ đề cập tới một số nét khái quát nhất, về các thông số dữ liệu để đánh giá

Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý và xử lý nợ xấu
Nhƣ đã phân tích ở trên, tác động của các dấu hiệu cảnh báo đến chất lƣợng
khoản tín dụng là trực tiếp nhƣng với mức độ không giống nhau. Đối với các dấu
hiệu cảnh báo từ xa, thì mức độ tác động là từ từ và có tính chất dài hạn hơn so với
các dấu hiệu cảnh báo sớm. Vì vậy các biện pháp quản lý các khoản nợ có vấn đề
khi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo:
Đây là tập hợp các giải pháp ứng phó với nhóm các dấu hiệu cảnh báo từ xa.

các cấp độ rủi ro bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán (ít nhất 3 năm) và các hệ số tài chính cơ bản, các thông
tin về hoạt động tài chính, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua các kênh
thông tin chính thức khác.
- Kinh nghiệm, tính cách và độ tin cậy của ngƣời điều hành doanh nghiệp;
- Lịch sử vay nợ, bảo lãnh của doanh nghiệp.

Chức năng chính của giai đoạn này là xếp hạng, phân loại và giám sát danh mục tín

- Sự phụ thuộc của DN vào khách hàng và nhà cung ứng chủ yếu.


dụng. Đây là vấn đề còn khá mới mẻ đối với hệ thống NHTM Việt Nam và gần nhƣ

- Mức độ rủi ro của ngành sản xuất kinh doanh mà khách hàng đang tham gia.

chƣa có tổ chức nào, triển khai áp dụng một cách phổ biến và toàn diện.

- Những biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Có thể khẳng định, trong nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động kinh doanh vốn đã
rất sôi động, nhạy cảm và biến đổi khôn lƣờng song với vai trò một trung gian tài
chính của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng càng sôi động và nhạy
cảm, rủi ro hơn. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới vẫn chƣa có một chuẩn mực thống
nhất, trong việc phân loại và xếp hạng danh mục tín dụng. Công việc này phụ thuộc
vào đặc thù môi trƣờng kinh tế vĩ mô và môi trƣờng kinh doanh của từng nƣớc,

- Trình độ nghiệp vụ, quản trị điều hành của cán bộ chủ chốt.
- Chất lƣợng của các chiến lƣợc sản xuất kinh doanh trung và dài hạn.
Để có nhận định khách quan, hoàn chỉnh và có hƣớng xử lý tiếp theo sau này
khi rủi ro xảy ra, cùng với việc xác định cấp độ rủi ro của từng khách hàng nhƣ đề
cập ở trên (theo trách nhiệm và khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính đã cam kết),
Ngân hàng cần đánh giá chất lƣợng các tài sản bảo đảm, với tƣ cách là nguồn thứ

trong đó, yếu tố lịch sử đóng vai trò không nhỏ.
Tuy nhiên, về cơ bản việc xếp hạng phân loại và giám sát danh mục tín dụng

cấp để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ tài chính khi xảy ra rủi ro.
Cũng theo các chuyên gia tài chính Ngân hàng, việc phân loại, xếp hạng danh

đều nhằm đạt tới 5 mục đích chủ yếu sau:

- Cho phép có một nhận định chung về danh mục tín dụng của Ngân hàng.

mục tín dụng, nên đƣợc thực hiện cho tất cả các khách hàng và không đƣợc thông báo

- Phát hiện sớm các khoản tín dụng có khả năng bị tổn thất, hay đi chệch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

22

23

cho khỏch hng, v cp ri ro trong mi trng hp. ng thi, phi thc hin

m bo vic gp g khỏch hng t hiu qu cao, cỏn b qun lý tớn dng

ỏnh giỏ, xp hng nh k, cng nh ỏnh giỏ li ngay khi cú s thay i theo chiu

phi nhanh chúng nm bt c tỡnh hỡnh ti chớnh, sn xut kinh doanh ca khỏch

hng i xung, v kh nng thc hin cỏc ngha v ti chớnh ca khỏch hng.

hng, cỏc thụng tin túm tt v lch s ca cỏc khon tớn dng, cỏc yu t ri ro tim

X lý n xu ó phỏt sinh


n chớnh, cỏc du hiu, din bin gn nht, cỏc ni dung khỏc liờn quan n h s

Khi xy ra n xu, ũi hi Ngõn hng phi a cỏc quyt sỏch nhanh chúng v

tớn dng t cỏn b tớn dng. Trờn c s cỏc thụng tin nm c, cỏn b qun lý tớn

kp thi, nhm m bo gim thiu ti a tn tht cú th cú. t c mc tiờu
ny, trc ht, cn lờn k hoch c th v chi tit, v vic gp g khỏch hng.
Thụng thng, cụng vic ny c giao cho b phn chuyờn trỏch nhm m bo
tớnh c lp, khỏch quan, khụng b tỏc ng bi cỏc nhõn t khỏc nh: Cỏc yu t
trong quỏ kh, liờn i trỏch nhim,... trong quỏ trỡnh gp g, ỏnh giỏ khỏch hng.
Cú th khỏi quỏt giai on ny qua s sau:

dng phi phi hp cựng cỏn b tớn dng r soỏt, hon thin li h s tớn dng nhm
m bo tớnh hp l v mt phỏp lý, tớnh y , thi s v mt hỡnh thc, c
bit lu ý ti cỏc h s v ti sn m bo. õy, cn m bo chc chn rng h
s liờn quan n ti sn m bo phi y , cú hiu lc phỏp lý v khụng vi phm
tiờu chun bo m no; ng thi cng cn tin hnh nh giỏ li ton b ti sn
m bo nm c giỏ tr hin ti ca chỳng, xem xột cỏc c hi b sung ti sn
m bo, chun b cỏc d liu chc chn, khỏch hng s cụng nhn tt c cỏc vn
liờn quan n khon tớn dng, nm vng cỏc khon cụng n ca khỏch hng

Khoản vay bị xếp vào nợ xấu

ngoi cỏc ngha v ti chớnh vi ngõn hng.
T s xem xột v chun b cỏc thụng tin nờu trờn, cỏc b qun lý tớn dng phi

Chuyển bộ phận QLTD

nhn nh c nguyờn nhõn c bn ca ri ro tim n i vi khon tớn dng,

phng ỏn sn xut kinh doanh ang giai on no v hiu rừ ngnh sn xut kinh

Lên kế hoạch và ph-ơng án gặp
gỡ khách hàng

doanh ú, v trớ ca khỏch hng trờn th trng, nm rừ tỡnh hỡnh ti chớnh ca khỏch
hng, thc trng qun tr ni b ca khỏch hng, cỏc kh nng x lý ti sn gim

Nu khụng

Lập ph-ơng án khắc phục

chp thun

n, cỏc c hi ct gim chi phớ, kh nng trỡ hoón ti a cỏc khon n ca khỏch

Chuyển bộ phận QLRRTD

Thực thi các ph-ơng án
khắc phục

hng vi cỏc ch n khụng phi l Ngõn hng, ti sn m bo cú th th chp cho
cỏc ngha v ti chớnh khỏc khụng...

Nu chp thun

Trờn c s bui gp g lm vic vi khỏch hng, cỏn b qun lý tớn dng phi

Nu khụng
thnh cụng


Chuyển bộ phận QLRRTD

xỏc nh c trỏch nhim v kh nng thc hin ngha v ti chớnh ca khỏch
hng, qua ú xut phng ỏn x lý thớch hp. Phng ỏn ny phi tho món 4

Nu thnh cụng

iu kin sau:
- Nhng ỏnh giỏ chớnh thc ca Ngõn hng v nhng khú khn i vi khon

Chuyển lại bộ phận tín dụng
theo dõi bình th-ờng

tớn dng.
- Cỏc bin phỏp cn thit gii quyt vn ny.

S 1.2: Quy trỡnh x lý n xu
S húa bi Trung tõm Hc liu

/>
- Cỏch thc tin hnh cỏc bin phỏp nờu trong phng ỏn.
S húa bi Trung tõm Hc liu

/>

24

25


- Kế hoạch về thời gian mà các hoạt động này cần đạt đƣợc.

Nhân tố này bao gồm trình độ phát triển của nền kinh tế, sự tham gia của mọi

Ở đây, tuỳ thuộc vào năng lực tài chính, nguồn vốn và năng lực quản trị của

thành viên vào hoạt động của thị trƣờng, với một trình độ phát triển nhất định của

nhân viên Ngân hàng cũng nhƣ mức độ khó khăn, rủi ro do Ngân hàng đánh giá về

sức sản xuất. Môi trƣờng kinh doanh có hiệu quả, đủ khả năng trả nợ vay Ngân

khoản tín dụng, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính đã cam kết với Ngân hàng
và sự thật thà của khách hàng, chi phí bỏ ra để thực hiện việc xử lý so với số tiền
thu về, thái độ của chủ nợ khác ngoài Ngân hàng, mức độ nghiêm trọng của các
khoản tín dụng xét theo khía cạnh tổn thất mà Ngân hàng sẽ lựa chọn giải pháp phù
hợp. Xếp theo cấp độ rủi ro tăng dần thì các giải pháp đƣợc sử dụng bao gồm:

hàng, không để phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn.
1.3.1.3. Môi trường chính trị xã hội
Tình hình chính trị, xã hội của quốc gia có ảnh hƣởng tới tất cả các hoạt
động kinh tế của quốc gia đó bao gồm cả nội thƣơng và ngoại thƣơng. Tình

- Bổ sung thêm tài sản đảm bảo.

hình chính trị xã hội ổn định, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh

- Gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; cơ cấu lại khoản nợ.

tế có một nền tảng vững chắc để hoạt động. Ngƣợc lại, sự bất ổn về chính trị là


- Tƣ vấn cho khách hàng các giải pháp đẩy mạnh thu hồi các khoản phải thu

một nguyên nhân dẫn đến tình hình bất ổn nền kinh tế của mỗi quốc gia, không

chậm trả, kiểm soát hàng tồn kho thông qua giảm giá bán hay tăng mức chiết khấu

loại trừ quốc gia đó theo thể chế chính trị nào. Nó sẽ kìm hãm sự phát triển hội

cho các đại lý, tƣ vấn về chiến lƣợc sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, thu hẹp
sản xuất kinh doanh...

Ngân hàng.

- Loại bỏ một số hoạt động không sinh lợi.
- Thực hiện định giá lại sản phẩm, thay đổi phƣơng thức bán, tăng sản phẩm mới.
- Bán bớt tài sản đảm bảo, bán bớt một phần doanh nghiệp.
- Cho vay thêm.

1.3.1.4. Môi trường pháp lý
Thể hiện ở hệ thống văn bản pháp luật và các văn bản dƣới luật, sự đồng bộ,
toàn diện và phù hợp với thông lệ quốc tế của hệ thống pháp luật, sẽ tạo hành lang
pháp lý thống nhất cho các hoạt động kinh tế trong và ngoài nƣớc, tạo điều kiện

- Bán nợ.

thuận lợi cho hoạt động của các Doanh nghiệp và Ngân hàng. Mọi hoạt động kinh

- Phát mại tài sản đảm bảo, khởi kiện.
1.3. Nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý và xử lý nợ xấu của NHTM

1.3.1. Các nhân tố khách quan

doanh đều phải có trách nhiệm tuân thủ những quy định.
1.3.1.5. Khách hàng
Khách hàng là những ngƣời vay vốn của Ngân hàng, sử dụng vốn vào các mục

1.3.1.1. Môi trường kinh tế
Nền kinh tế Việt nam là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thế
giới. Trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, mạnh mẽ, bất kỳ sự biến
động nào của nền kinh tế thế giới cũng sẽ có tác động ít nhiều tới hoạt động kinh tế
trong nƣớc, ảnh hƣởng tới hoạt động của các cá nhân, doanh nghiệp. Nền kinh tế thế
giới lâm vào khủng hoảng sẽ có thể gây ra tình trạng vỡ nợ, bùng phát nợ xấu, phá
sản của các doanh nghiệp, ngân hàng.

đích khác nhau nhƣ kinh doanh, tiêu dùng. Trong điều kiện bình thƣờng, nếu khách
hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả thì sẽ có khả năng thanh toán nợ
cho Ngân hàng đúng hạn, không để phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn. Nếu khách hàng
sử dụng vốn không hiệu quả, không trung thực, có ý đồ lừa đảo (rủi ro đạo đức) sẽ
rất rủi ro đối với Ngân hàng, gây khó khăn trong công tác quản lý, có thể làm phát
sinh nợ xấu.
1.3.2. Các nhân tố chủ quan

1.3.1.2. Môi trường kinh tế trong nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

nhập của nền kinh tế, tác động tiêu cực tới hoạt động của các Doanh nghiệp,

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>

26

27

1.3.2.1. Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng

hàng bao gồm một số nội dung: Mục tiêu hoạt động tín dụng, trách nhiệm của các

Chiến lƣợc kinh doanh của Ngân hàng gồm các quyết định chiến lƣợc về việc

cán bộ tín dụng, các chuẩn mực, chính sách bảo đảm chính, quy trình phê duyệt cho

lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các

vay, hệ thống xếp hạng tín dụng, rủi ro tập trung tín dụng, kỳ hạn danh mục cho vay

đối thủ, khai thác và tạo ra đƣợc các cơ hội mới v.v.. của Ngân hàng trong dài hạn.

các trƣờng hợp ngoại lệ ...

Một chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả sẽ giúp Ngân hàng có một phƣơng hƣớng phát

1.3.2.3. Nhân tố con người

triển nhất quán, giúp cho Ngân hàng khai thác tốt nhất năng lực hiện có của Ngân

Đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, bởi vì tín dụng là một hoạt


hàng và đồng thời, nó cũng giúp cho Ngân hàng có thể thích ứng một cách nhanh

động chứa đựng rất nhiều rủi ro. Trong quá trình cho vay việc thẩm định, đánh giá

chóng, với các biến đổi của môi trƣờng kinh doanh.
Trên cơ sở có chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn, NHTM mới có thể có những
kế hoạch bộ phận đúng đắn cho từng thời kỳ, để đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra.
Đối với nghiệp vụ tín dụng, chiến lƣợc kinh doanh của Ngân hàng phải đƣợc cụ thể
hoá thành các mục tiêu và nhiệm vụ, định hƣớng khách hàng, thị trƣờng mục tiêu và
sản phẩm tƣơng ứng, góp phần cân đối nghiệp vụ tín dụng trong các loại hình dịch
vụ khác, góp phần hạn chế nợ xấu phát sinh.

tình hình tài chính của các đối tƣợng khách hàng để cho vay, không chỉ đơn thuần
dựa trên các con số mà phải dựa trên cả các kinh nghiệm thực tiễn. Cán bộ tín dụng
có đầu óc phân tích, dự báo triển vọng tƣơng lai hay cơ hội, cũng nhƣ thách thức
đối với lĩnh vực kinh doanh của khách hàng vay vốn. Nếu đánh giá không đúng
hoặc không đánh giá hết đƣợc các khả năng rủi ro xảy ra liên quan đến khoản vay,
sẽ ra quyết định cho vay sai lầm và dẫn đến nguy cơ nợ xấu cao, nhiều quốc gia đã
rơi vào khủng hoảng, phát sinh khối lƣợng nợ xấu rất lớn. Tuỳ theo đặc điểm riêng
mà mỗi nƣớc đã và đang có những biện pháp quản lý và xử lý nợ xấu cao.

Trong chiến lƣợc kinh doanh có bao hàm các chiến lƣợc Marketing, chiến
lƣợc cơ cấu tổ chức và phát triển nguồn nhân lực… Ngay với chiến lƣợc Marketing
lại là hệ thống các chiến lƣợc sản phẩm, chiến lƣợc giá cả phân phối, chiến lƣợc

1.3.2.4. Nền tảng công nghệ thông tin
Trong thời kỳ hiện đại ngày nay, công nghệ điện tử, tin học viễn thông đã và
đang xâm nhập vào hầu hết tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là các lĩnh

giao tiếp khuyếch trƣơng, định hƣớng phát triển nghiệp vụ tín dụng nói chung cũng


vực sản xuất và cung ứng dịch vụ trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay. Đối với

phải tuân theo chiến lƣợc đó.

hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, công nghệ tin học

1.3.2.2. Chính sách tín dụng

có một tác động rất lớn, giúp ích rất nhiều trong việc đa dạng hoá sản phẩm, tăng

Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trƣơng, định hƣớng quy định chi phối

cƣờng kiểm soát rủi ro hỗ trợ quá trình đánh giá, phân tích khách hàng, khoản vay...

hoạt động tín dụng do Hội đồng Quản trị của các NHTM đƣa ra nhằm sử dụng hiệu

phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở hài hoà lợi ích của Ngân hàng

quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân trong

và khách hàng - điều này có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý và xử lý nợ xấu.

phạm vi cho phép của những quy định của NHNN Việt Nam. Chính sách tín dụng

1.4. Kinh nghiệm về quản lý và xử lý nợ xấu ngân hàng một số nƣớc trên thế

tạo ra một cơ chế đảm bảo tính thống nhất, trong toàn bộ hoạt động tín dụng của

giới và bài học đối với Việt Nam


Ngân hàng, tạo ra các tiêu chuẩn cho mỗi khía cạnh của hoạt động tín dụng, là tài

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý và xử lý nợ xấu của ngân hàng một số nước trên thế giới

liệu tham chiếu quan trọng, để đảm bảo tuân thủ các chính sách và quy trình thủ tục,

1.4.1.1. Ở Mỹ
Mỹ là một trong những quốc gia đi đầu trong việc quản lý nợ xấu. Để quản lý

góp phần hạn chế nợ xấu phát sinh.
Chính sách tín dụng đƣợc cụ thể hoá trong cẩm nang tín dụng, của các Ngân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
nợ xấu, Cục Dự trữ liên bang (FED) đã đƣa ra điều khoản FAS 114 quy định về mối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

28

29

quan hệ giữa quyết định cho vay, phân loại khoản vay, tình trạng các khoản nợ và
việc dự phòng rủi ro.

1.4.1.2. Ở Trung Quốc
Trung Quốc là một trƣờng hợp riêng biệt, trong việc lựa chọn mô hình quản lý


Bên cạnh đó Mỹ đã thành lập Công ty tín thác xử lý tài sản quốc gia Hoa Kỳ

nợ xấu. Do những đặc điểm riêng với hệ thống Ngân hàng có quy mô rất lớn, với

(The Resolution Trust Company in the United State - RTC). Nhƣ một cơ quan nhà

tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế lên đến gần 2.000tỷ USD, gấp 1,5 lần GDP. Tổng

nƣớc, RTC đƣợc thành lập với rất nhiều mục tiêu nhƣ: Tối đa hoá thu nhập ròng từ

khối lƣợng nợ xấu khoảng 480 tỷ USD bằng 36% GDP. Nếu xét về số tuyệt đối thì

việc bán tài sản đƣợc chuyển nhƣợng, tối thiểu hoá tác động lên các thị trƣờng địa

khối lƣợng nợ xấu này, tƣơng đƣơng khối lƣợng nợ xấu của Mỹ vào năm 1989,

ốc và thị trƣờng tài chính nội địa, tối đa hoá việc tạo ra nhà ở cho các cá nhân có thu
nhập thấp, RTC thực hiện việc xử lý đối với vả hai loại nợ luân chuyển thông
thƣờng và nợ tồn đọng, khó xử lý (performing and non - Performing loans). Tổng số
tài sản mà RTC đã xử lý đƣợc là 465 tỷ USD bằng 8,5% tổng tài sản trong khu vực
tài chính, tƣơng đƣơng 8,5% GDP của Mỹ năm 1989.
Nguyên nhân thành công của RTC là do khối lƣợng nợ xấu chỉ bằng 3% tổng
tài sản tài chính trong giai đoạn khủng hoảng trầm trọng nhất. Hơn thế nữa, khoảng
50% tài sản là các khoản vay bất động sản và vay cầm cố, 35% là tiền mặt và các
loại chứng khoán khác. Vì vậy, nhiều tài sản đƣợc chuyển nhƣợng là rất tốt và dễ

nhƣng tỷ lệ so với GDP lại gấp hơn 5 lần.
Theo quy định của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (với tƣ cách là NHTW)
bộ phận tín dụng của NHTM cần phải có các quy trình kiểm tra trƣớc, trong và sau
khi cho vay, kịp thời thu thập thông tin để phân loại, thiết lập và hoàn chỉnh hồ sơ

phân loại, kịp thời đề xuất kiến nghị kiểm tra lại; chịu trách nhiệm về tính chân
thực, tính chuẩn xác, tính hoàn chỉnh của các dữ liệu phân loại, đề xuất ý kiến và lý
do phân loại; định kỳ báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro những thông tin phân loại
của bộ phận tín dụng; căn cứ vào kết quả phân loại tiến hành quản lý, các khoản tín

dàng bán, thông qua chứng khoán hoá và đấu giá trên thị trƣờng tài chính phát triển

dụng có sự phân biệt trong quản lý đối với từng khoản tín dụng, thực hiện các biện

nhất thế giới. Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công này, các nhân sự cao

pháp cải tiến, loại trừ và xử lý rủi ro.

cấp của RTC đƣợc lấy từ công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang - cơ quan, có sự hiểu

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành hƣớng dẫn trích lập dự phòng

biết rõ về vấn đề lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại trong hoạt động tài chính, đội ngũ

tổn thất cho vay, yêu cầu các NHTM kiểm tra định kỳ đối với các loại tài sản, dựa

nhân viên của họ rất nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các tổ chức tài chính khó

trên nguyên tắc thận trọng dự kiến một cách hợp lý, các khoản tài sản có khả năng

khăn, lâm vào tình trạng phá sản. Mặt khác, RTC đã dựa vào những nhà đầu tƣ tƣ

phát sinh tổn thất nhƣ dự phòng tổn thất cho vay,... Đồng thời, theo đó có các khoản

nhân để đánh giá, quản lý và bán nhiều tài sản. Một cấu trúc quản lý hiệu quả đã


tín dụng đƣợc phân thành 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), nợ cần chú ý (nhóm 2),

cho phép RTC thu hồi 1/3 tài sản đƣợc chuyển nhƣợng, giảm thiểu đáng kể khối

nợ dƣới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ ghi ngờ (nhóm 4) nợ có khả năng mất vốn (nhóm

lƣợng nợ phải bán.

5), trong đó nợ nhóm 3, 4, 5 đƣợc gọi là nợ xấu. Việc trích lập dự phòng tổn thất

Mặc dù tỷ lệ thu hồi trên tổng tài sản đƣợc chuyển nhƣợng đạt 86%, nhƣng
tổng chi phí hoạt động của RTC là tƣơng đối lớn khoảng 88tỷ USD, bằng 20% giá
trị tài sản đƣợc chuyển nhƣợng bằng 1,5% GDP năm 1989. Có nhiều yếu tố không
thuận lợi ảnh hƣởng đến hoạt động của RTC nhƣ: việc tài trợ của Chính phủ không
kịp thời và đầy đủ đã làm gia tăng chi phí xử lý, việc xử lý tài sản nhanh chóng bị
cản trở bởi nhiều mục tiêu không nhất quán đan xen

cho vay bao gồm: dự phòng chung và dự phòng cụ thể:
- Dự phòng chung đƣợc trích hàng tháng và đƣợc xác định bằng 1% số dƣ cuối
kỳ của các khoản tín dụng.
- Dự phòng cụ thể: Vào cuối tháng, dựa theo kết quả phân loại nợ và sau khi
khấu trừ giá trị tài sản thế chấp, NHTM trích lập dự phòng cụ thể theo số dƣ các
khoản tín dụng với tỷ lệ nhƣ sau: nhóm 1: 0%; nhóm 2: 2%; nhóm 3: 25%; nhóm 4:
50%; nhóm 5: 100%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>

30

31

Khi phân loại các khoản tín dụng, NHTM Trung Quốc chủ yếu dựa trên cơ sở

ngờ (nợ nhóm 4), nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5), trong đó nhóm 3, 4, 5, đƣợc

khả năng trả nợ và dòng tiền thuần, thiện chí trả nợ, tài sản đảm bảo, trách nhiệm

gọi là nợ xấu. Việc trích lập dự phòng tổn thất cho vay chỉ bao gồm dự phòng cụ

pháp luật về thanh toán nợ vay của khách hàng, tình hình quản lý tín dụng của Ngân

thể. Dự phòng cụ thể đƣợc xác định theo nguyên tắc:

hàng... Trong phân loại nợ, các NHTM Trung Quốc lấy việc đánh giá khả năng trả
nợ của khách hàng là cốt lõi, thu nhập kinh doanh bình thƣờng của khách hàng là

- Hoạt động kinh doanh cơ bản và khả năng tài chính vững chắc của khách
hàng vay (kiểm tra khả năng tồn tại).

nguồn vốn trả nợ chủ yếu, tài sản đảm bảo là nguồn vốn trả nợ thứ yếu. Đối với

- Nguồn tiền mặt của khách hàng vay (gồm cả hỗ trợ của bên thứ 3).

khoản cho vay mới, Ngân hàng xem xét lịch sử giao dịch, tình trạng uy tín của


- Chất lƣợng và giá trị có thể bán đƣợc của tài sản ký quỹ và tài sản bảo lãnh

khách hàng với Ngân hàng khác. Nếu khách hàng vay là Công ty mới thành lập thì
chủ yếu xem xét lại lịch sử giao dịch, uy tín của các cổ đông. Lịch sử trả nợ của
khách hàng có thể phản ánh tình trạng gia hạn, quá hạn nợ vay của họ, đây là yếu tố
quan trọng cần xem xét khi tiến hành phân loại các khoản tín dụng.
Để thực hiện xử lý nợ xấu Trung Quốc đã thành lập 04 Công ty quản lý tài sản
với vốn điều lệ khoảng 05 tỷ USD (Tƣơng đƣơng 1% tổng số nợ xấu của hệ thống
Ngân hàng Trung Quốc hiện nay). Đây là một con số rất nhỏ so với khối lƣợng nợ
xấu, do đó năm 1999 khi một khối lƣợng nợ bằng 170 tỷ USD đƣợc chuyển sang
các AMC đã phải vay từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (67tỷ USD) và phát

cho khoản tín dụng.
- Sự tồn tại của quyền truy đòi hợp pháp có giá trị pháp lý và có thể thi hành
đối với khách hàng vay.
Đồng thời với các nguyên tắc trên, giá trị dự phòng không đƣợc nhỏ hơn giá
trị tối thiểu theo quy định của cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore (MAS) là: Nợ dƣới
chuẩn: 10% giá trị khoản vay; Nợ nghi ngờ: 50% giá trị khoản vay; Nợ có khả năng
mất vốn: 100% giá trị khoản vay.
Để phòng ngừa các khoản nợ xấu phát sinh, các NHTM Singapore đƣợc yêu

hành trái phiếu (108tỷ USD). Kết quả đến tháng 3/2004, các AMC xử lý đƣợc 63, 9

cầu xây dựng “Danh sách theo dõi” để nhận biết, những dấu hiệu cảnh báo sớm vấn

tỷ USD mà phần lớn là chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu (12,7 tỷ USD), nhƣ vậy số

đề bất ổn về tín dụng. “Danh sách theo dõi” không phải là một danh mục phân loại,


nợ phải thu hồi đƣợc chỉ đạt 7,6% tổng số nợ xấu đƣợc chuyển sang và bằng 20%

mà danh sách những khách hàng đang tồn tại những vấn đề tín dụng tiềm ẩn cần

số nợ đƣợc xử lý.

quan tâm. Những khách hàng có tên trong danh sách này, không phải là những

1.4.1.3. Ở Singapore

khách hàng bị xếp loại vào nhóm nợ xấu, mà là những khách hàng đƣợc xếp loại

Bên cạnh việc xây dựng một hệ thống phòng ngừa nợ xấu thông qua các cơ

vào nợ đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nếu trƣờng hợp dấu hiệu cảnh báo sớm có chiều

chế, chính sách cho vay, thành lập uỷ ban giám sát Ngân hàng cũng nhƣ mở rộng

hƣớng bất lợi đối với khách hàng vay, khi đó cần xem xét để xếp loại khách hàng

các nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng hiện đại. Singapore quy định những ngƣời ký

vào nhóm nợ cần chú ý hoặc thấp hơn.

kết các khoản tín dụng, phải chịu trách nhiệm trƣớc tiên trong việc thực hiện phân

Đối với các khoản nợ đƣợc phân loại vào nợ xấu, thì tối đa trong vòng 30 ngày

loại tín dụng, phân loại chính xác dựa trên những đánh giá về ngƣời bảo lãnh, tài


làm việc, các cán bộ tín dụng phải chuyển ngay cho bộ phận quản lý tài sản đặc biệt

sản ký quỹ, dòng tiền các điều kiện về tài chính, triển vọng phát triển,... và có thể

để theo dõi:

thay đổi kết quả phân loại, trong quá trình phê chuẩn thông thƣờng hay vào bất kỳ
thời điểm nào khác. Các khoản tín dụng đƣợc phân thành 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn
(nợ nhóm 1), nợ cần chú ý (nợ nhóm 2), nợ dƣới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3), nợ nghi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
(i): Thực hiện xem xét lại tất cả các loại giấy tờ và tài sản ký quỹ, và khi cần
thiết có sửa đổi để hoàn chỉnh các giấy tờ và tài sản đó;
(ii): Đánh giá khả năng của khách hàng và sẵn sàng thực hiện cơ cấu lại nợ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

32

33

trong một khoảng thời gian thích hợp;

Nguyên nhân phát sinh nợ xấu thời gian qua là do khó khăn chung của nền

(iii): Trƣờng hợp cần thiết sẽ tiến hành những thủ tục pháp lý thích hợp, để thu

kinh tế dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị thua lỗ,

không trả đƣợc nợ vay ngân hàng. Đến cuối tháng 3-2014, trong 46.403 tỷ đồng nợ

hồi các khoản tín dụng;
(iv): Đƣa ra chiến lƣợc thu hồi khoản nợ cũng nhƣ phân loại vào các nhóm nợ

xấu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, hiện đã xử lý đƣợc 3.534 tỷ đồng. Trong
đó, thu nợ xấu bằng tiền là 910 tỷ đồng; sử dụng quỹ dự phòng rủi ro 501 tỷ đồng;

thích hợp;
(v): Tiến hành giám sát chặt chẽ và kiểm tra thƣờng xuyên hơn đối với các

bán tài sản đảm bảo để thu nợ là 141 tỷ đồng; bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài
sản (VAMC) là 487 tỷ đồng; xử lý qua các kênh khác nhƣ chuyển nợ sang công ty

khoản nợ này.
Đối với các khoản nợ xấu đã đƣợc trích lập dự phòng đầy đủ, cơ quan quản lý
tiền tệ Singapore (MAS) cho phép các NHTM, đƣợc xóa nợ xuống còn 1 đô la
Singapore bất kể tình trạng có thể thu hồi đƣợc các khoản nợ nhƣ thế nào. Điều này
đƣợc thực hiện nhằm phục vụ cho các mục đích giám sát. Báo cáo danh mục những
khoản nợ xấu và trích lập dự phòng cụ thể của các NHTM, bắt buộc phải đƣợc nộp
tới HĐQT của NHTM và MAS để quản lý.

quản lý nợ và khai thác tài sản của TCTD (AMC), chuyển thành vốn góp, cơ cấu lại
nợ theo QĐ 780 của NHNN là 1.490 tỷ đồng. Việc xử lý nợ xấu trên cơ bản vẫn
đảm bảo tiến độ xử lý nợ xấu trên địa bàn TP.
Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng QĐ 780. Hiện tổng số nợ đã đƣợc cơ cấu
lại theo QĐ 780 trên địa bàn TPHCM lũy kế đến nay khoảng 200.000 tỷ đồng. Nếu
không thực hiện cơ cấu lại nợ theo QĐ 780 thì nợ xấu trên địa bàn tƣơng đƣơng
khoảng 9% trên tổng dƣ nợ. Việc cơ cấu theo QĐ 780 đƣợc các TCTD thực hiện rất


Với việc quản lý nợ xấu nhƣ trên, nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của các NHTM

chặt chẽ dƣới sự giám sát của NHNN và chỉ thực hiện cơ cấu lại nợ một lần đối với

Singapore không cao và thông thƣờng, nếu phát sinh một khoản nợ xấu ở NHTM

những DN có khả năng trả nợ. Việc này không chỉ giúp các TCTD giảm nợ xấu mà

thì gần nhƣ ngay lập tức khoản nợ đó sẽ đƣợc xử lý.

cũng góp phần hỗ trợ khách hàng vƣợt qua khó khăn, không phải chịu lãi phạt quá

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý và xử lý nợ xấu của ngân hàng tại Thành phố Hồ

hạn và đƣợc tiếp tục vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Thực tế, nhiều DN

Chí Minh

đƣợc cơ cấu nợ đã vƣợt qua khó khăn và trả đƣợc nợ cho ngân hàng. Hơn nữa, số

Theo tác giả Hạnh Nhung, với bài đăng trên về Thành

nợ mà các DN đƣợc cơ cấu thời gian trả nợ chủ yếu nằm ở nhóm 1 và nhóm 2 nên

phố Hồ Chí Minh: Nhiều thuận lợi trong quá trình quản lý nợ xấu có nêu ra các

không hẳn sau khi hết thời hạn cơ cấu sẽ hoàn toàn là nợ xấu. Ngoài ra việc áp

điểm sau:


dụng thông tƣ 02 và Thông tƣ 09 sửa đổi, bổ sung Thông tƣ 02 cho phép các TCTD

Theo thống kê từ các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn TPHCM, tính đến

tiếp tục gia hạn việc cơ cấu lại nợ cho các DN cho đến ngày 1-4-2015.

hết quý 1-2014, tổng nợ xấu trên địa bàn là 46.403 tỷ đồng, chiếm 4,85% tổng dƣ

Giải pháp xử lý nợ xấu hiện nay và trong tƣơng lai của Thành phố Hồ Chí

nợ. So với cuối năm 2013, nợ xấu tăng 1.705 tỷ đồng. Trƣớc sức ép về việc nợ xấu

Minh. Hiện các TCTD đang tiếp tục cơ cấu lại nợ, tiếp tục hỗ trợ vốn tín dụng cho

sẽ tăng khi áp dụng Thông tƣ 02/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích,

khách hàng vay phục hồi sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro,

phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro

thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu qua VAMC đồng thời tăng chất

trong hoạt động của TCTD từ ngày 1-6-2014.

lƣợng tín dụng và đang hoàn thiện một số cơ chế, chính sách để tiếp tục giải quyết
cũng nhƣ hạn chế nợ xấu gia tăng. Tuy nhiên, giải pháp chủ yếu hiện nay vẫn sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

34

35

dụng quỹ dự phòng rủi ro để giải quyết nợ xấu, phối hợp với khách hàng để thu nợ

và thực tiễn Việt Nam.

bằng tiền từ các khoản nợ xấu và đẩy mạnh việc bán nợ xấu cho VAMC vì việc giải

- Hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu lực đảm bảo

quyết nợ xấu liên quan đến tài sản bảo đảm, bất động sản theo quy trình hiện nay

sự bình đẳng, an toàn cho mọi tổ chức hoạt động dịch vụ Ngân hàng và tài chính trên
lãnh thổ Việt Nam, gây sức ép phải đổi mới và tăng hiệu quả hoạt động lên các NHTM

phải mất từ 2 - 3 năm.
Kế hoạch giải quyết nợ xấu trên địa bàn TPHCM. Mặc dù nợ xấu là quá trình
đòi hỏi phải có thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ cơ chế chính sách liên
quan đến xử lý tài sản bảo đảm nợ vay, thủ tục thi hành án đến môi trƣờng kinh tế

Việt Nam nhƣ nâng cao chất lƣợng dịch vụ, giảm chi phí. Đồng thời phải đổi mới cơ
cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng của hệ thống NHTM nhằm nâng cao vai trò và hiệu
quả điều hành vĩ mô của NHNN, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền
tệ quốc gia và trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các trung gian tài chính.


vĩ mô, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Tuy nhiên, so với những năm trƣớc

- Thực hiện tái cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng, theo các đề án đã đƣợc Chính

đây, đã xuất hiện các yếu tố thuận lợi hơn trong quá trình xử lý. Cụ thể nhƣ hệ

phủ phê duyệt và phù hợp cam kết với các tổ chức tài chính quốc tế, nhằm tạo ra

thống ngân hàng trên địa bàn đã từng bƣớc củng cố và hoạt động ổn định, vƣợt qua

các Ngân hàng có quy mô lớn, hoạt động an toàn, hiệu quả và có đủ sức cạnh tranh.

giai đoạn khó khăn nhất gắn liền với quá trình tái cơ cấu. Đến nay, 11/14 ngân hàng
TMCP có trụ sở chính tại TPHCM đã đƣợc Thống đốc NHNN phê duyệt phƣơng án
cơ cấu lại giai đoạn 2013 - 2015. Lộ trình tái cơ cấu ngân hàng trên địa bàn đã đƣợc
các TCTD triển khai rất tích cực. Các TCTD cũng đã có các giải pháp và hành động

+ Về cơ cấu tổ chức: Tách hoàn toàn hoạt động cho vay theo chính sách, ra
khỏi hoạt động kinh doanh thƣơng mại của các NHTM, để các Ngân hàng thực hiện
tốt chức năng kinh doanh theo nguyên tắc thị trƣờng.
+ Về cơ cấu lại tài chính: Tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của
các NHTM, nhằm lành mạnh hóa tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và chống

cụ thể, chủ động hơn đối với quá trình xử lý nợ xấu. Hoạt động mua bán nợ của

chịu rủi ro. Đối với các NHTM Nhà nƣớc, cần bổ sung vốn điều lệ hoạt động nhằm

VAMC đã và đang phát huy hiệu quả sẽ góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ các


đạt đƣợc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%, xử lý hết nợ tồn đọng, lành mạnh và minh

TCTD xử lý nợ xấu… Với những giải pháp cùng với các điều kiện thuận lợi nhƣ đã

bạch tài chính. Đối với các NHTM cổ phần, cần tăng vốn điều lệ thông qua sáp

nêu, NHNN sẽ phấn đấu để đẩy lùi nợ xấu trên địa bàn TPHCM xuống còn trên

nhập, hợp nhất, phát hành bổ sung cổ phiếu; đối với những NHTM cổ phần hoạt

dƣới 3% vào cuối năm nay.

động quá yếu kém, không thể tăng vốn điều lệ và không khắc phục đƣợc những yếu
kém về tài chính, thì có thể bị thu hồi giấy phép hoạt động.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Qua những phân tích ở trên, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm
trong quản lý nợ xấu ở Việt Nam đó là:
Thứ nhất: Xây dựng các quy chế quản lý, hệ thống pháp luật để thực hiện tái
cơ cấu lại hệ thống ngân hàng.
- Xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế
nhƣ quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, quản trị vốn, kiểm tra kiểm toán
nội bộ; xây dựng quy trình tín dụng hiện đại và sổ tay tín dụng theo chuẩn mực
quốc tế; xây dựng hệ thống kế toán và thiết lập các chỉ tiêu, báo cáo tài chính phù
hợp với các chuẩn mực quốc tế; xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá
mức độ an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng, phù hợp với chuẩn mực quốc tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
Thứ hai: Từng bước xây dựng chiến lược kinh doanh và phát triển công nghệ

Ngân hàng.
- Từng NHTM phải xây dựng và thực hiện chiến lƣợc kinh doanh mới, nhất là
chú trọng việc mở rộng quy mô hoạt động, hiện đại hoá công nghệ, hoạt động
Marketing, đa dạng hoá và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện
đại dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến; cải cách bộ máy quản lý và điều hành theo
tƣ duy kinh doanh mới, xây dựng, chuẩn hoá và văn bản hoá toàn bộ các quy trình
nghiệp vụ của các hoạt động chủ yếu của NHTM, thực hiện cải cách hành chính
doanh nghiệp xác định trách nhiệm rõ ràng, tuân thủ triệt để các quy trình và văn
bản đã đƣợc xây dựng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

36

37

- Xây dựng chiến lƣợc phát triển công nghệ Ngân hàng, nhất là hệ thống thông
tin quản lý (MIS0) cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng, phục vụ công tác điều hành
kinh doanh, kiểm soát hoạt động Ngân hàng, quản lý nguồn vốn, tài sản, quản lý rủi
ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên Ngân hàng (PIS),
hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa.
Thứ ba: Nâng cao chất lượng marketing cũng như tăng cường hợp tác quốc tế.
- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên Ngân hàng, đào tạo và đào tạo lại cán
bộ thực hiện tốt các nghiệp vụ của Ngân hàng hiện đại; tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán
bộ làm công tác hội nhập quốc tế, nhất là những cán bộ trực tiếp tham gia vào quá
trình đàm phán, ký kết hợp đồng quốc tế, cán bộ thanh tra giám sát, cán bộ sử dụng
và vận hành công nghệ mới.

+ Trích lập dự phòng rủi ro nhƣ thế nào?

+ Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến quản lý và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng
TMCP Đầu tƣ và Phát triển Vĩnh Phúc?
+ Các nhân tố từ phía ngân hàng - khách hàng vay vốn - môi trƣờng chính
sách pháp luật của nhà nƣớc có ảnh hƣởng tới quản lý nợ xấu tại BIDV Vĩnh Phúc?
- Những giải pháp nào có thể đề xuất nhằm nâng quản lý và xử lý nợ xấu tại
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Vĩnh Phúc?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động quản lý nợ xấu tại tại BIDV Vĩnh

- Tăng cƣờng hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các chƣơng trình và thể chế hợp

Phúc, nghiên cứu sẽ sử dụng kết hợp phân tích định tính và định lƣợng. Hai phƣơng

tác, giám sát, trao đổi thông tin với các khối liên kết kinh tế khu vực và quốc tế, tranh

pháp phân tích sẽ hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong việc làm rõ các nhận định, thựct

thủ tối đa sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính quốc tế, phát triển mối quan hệ hợp tác

rạng về quản lý nợ xấu tại BIDV Vĩnh Phúc.

xong phƣơng, đa phƣơng, chú trọng công tác hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Kết luận chƣơng 1

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào các nhân viên tín dụng làm việc tại Ngân hàng

Chƣơng 1 Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về NHTM, các hoạt

TMCP Đầu tƣ và Phát triển Vĩnh Phúc, trƣởng các phòng ban chức năng và một


động tín dụng then chốt của NHTM. Đặc biệt chƣơng 1 đã đi sâu nghiên cứu những

số thành viên trong ban lãnh đạo. Ngoài ra các đối tƣợng tiếp cận khác là các

nội dung liên quan đến vấn đề nghi ngờ, cảnh báo, bài học kinh nghiệm và vai trò

phòng ban quản lý nhƣ phòng tổ chức, phòng tài chính kế toán và Ban lãnh đạo

của quản lý và xử lý nợ xấu đối với các NHTM trong quá trình hiện nay. Qua

ngân hàng. Nghiên cứu cũng tập trung khảo sát các khách hàng, đang có các

nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý và xử lý nợ xấu của ngân hàng ở một số nƣớc

giao dịch tín dụng với ngân hàng, nhằm có đƣợc sự đánh giá khách quan về

trên thế giới, luận văn đã rút ra những bài học cho các NHTM Việt Nam.
Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

quản lý và xử lý nợ xấu của ngân hàng.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin là hoạt động không thể thiếu để cung cấp số liệu cho việc
phân tích đánh giá nội dung của đề tài. Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ

2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Các vấn đề lý thuyết liên quan đến quản lý và xử lý nợ xấu tại ngân hàng?


các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông

- Nhóm câu hỏi về việc đánh giá về thực trạng quản lý và xử lý nợ xấu Ngân

tin, từ đó đánh giá chính xác về thực trạng vấn đề nghiên cứu và đề xuất những giải

hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Vĩnh Phúc (BIDV Vĩnh Phúc) hiện nay ra sao?

sở. Nghiên cứu sẽ sử dụng hệ thống thông tin thứ cấp để tiến hành đánh giá, phân

+ Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu nhƣ thế nào?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình và của cơ

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

38

39

tích thực trạng về quản lý nợ xấu tại BIDV Vĩnh Phúc.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

 Thông tin thứ cấp. Những dữ liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu


Từ các bảng kết quả trong phƣơng pháp thống kê mô tả, tác giả đƣa ra phân

bao gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các công trình đã đƣợc

tích so sánh các nhóm chỉ tiêu liên quan giữa các năm, giữa BIDV với các ngân

xuất bản, các số liệu về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra chúng
tôi còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu,
các nhà khoa học. Những số liệu này đƣợc thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích
dẫn nhƣ trích dẫn tài liệu tham khảo.

hàng thƣơng mại trên địa bàn. Từ đó đƣa ra những điểm mạnh, điểm yếu, những
điểm còn hạn chế về hiệu quả huy động vốn.
2.2.3.3. Phương pháp đồ thị
Dùng các hình vẽ hoặc các đƣờng nét hình học để miêu tả đặc điểm số lƣợng của
đối tƣợng nghiên cứu: quy mô tín dụng, tỷ lệ nợ xấu ... theo thời gian hàng năm. Từ mô

Sử dụng các số liệu thống kê có sẵn của các bộ phận có liên quan: Ngân hàng

hình đồ thị giúp đề tài cô đọng đƣợc những đặc điểm cơ bản của một hiện tƣợng một

TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển - chi

cách dễ dàng, nhanh chóng là công cụ để tác giả minh chứng rõ nhất về sự biến đổi, sự

nhánh Vĩnh Phúc theo từng mốc thời gian, từng giai đoạn, bảng cân đối, báo cáo

tăng trƣởng hay suy thoái về quy mô, hiệu quả quản lý nợ xấu của BIDV Vĩnh Phúc.

tổng kết của Chi nhánh, báo cáo đánh giá từng chuyên đề của các phòng chức năng


Thông qua số liệu, các chỉ tiêu đánh giá đƣợc minh chứng bằng biểu đồ.

qua các năm và số liệu thống kê của Ngân hàng nhà nƣớc tỉnh Vĩnh Phúc về hoạt

2.3. Các chỉ tiêu phân tích

động Ngân hàng của các NHTM trên địa bàn.

2.3.1. Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh kết quả quản lý nợ xấu
- Tổng số nợ xấu

2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Các tài liệu sau khi thu thập đƣợc tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính
toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính
toán đƣợc xử lý trên chƣơng trình Excel. Công cụ phần mềm này đƣợc kết hợp
với phƣơng pháp phân tích chính đƣợc vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh
thực trạng hiệu quả quản lý nợ xấu của BIDV Vĩnh Phúc thông qua các số tuyệt
đối, số tƣơng đối và số bình quân, đƣợc thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu,
sơ đồ và đồ thị.

- Tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ xấu/ tổng dƣ nợ và cho thuê.
- Tỷ lệ nợ khó đòi/ tổng dƣ nợ và nợ khó đòi/tổng dƣ nợ xấu.
- Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ nợ xấu.
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn vốn
- Dƣ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
- Dƣ nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi
- Dự phòng rủi ro
- Dƣ nợ cho vay có bảo đảm và tỷ lệ cho vay có bảo đảm


2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu cần thu thập nhƣ:
kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm, kết quả huy động vốn, cơ cấu vốn, cơ cấu
dƣ nợ tín dụng, tình hình nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu... qua các năm của BIDV Vĩnh Phúc,
trên cơ sở đó tính toán số tƣơng đối, số tuyệt đối, số bình quân,…phản ánh quy mô
chất lƣợng và hiệu quả. Từ đó đƣa ra kết luận của đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
Chƣơng 2 đã giới thiệu cụ thể về phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc lựa chọn để
tiến hành nghiên cứu và phân tích. Câu hỏi nghiên cứu đã đƣợc đƣa ra với 3 câu hỏi
nghiên cứu chính đó là: Các vấn đề lý thuyết liên quan đến quản lý và xử lý nợ xấu
tại ngân hàng? Nhóm câu hỏi về việc đánh giá về thực trạng quản lý và xử lý nợ xấu
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Vĩnh Phúc (BIDV Vĩnh Phúc) hiện nay ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

40

41

sao? Những giải pháp nào có thể đề xuất nhằm nâng quản lý và xử lý nợ xấu tại

Chƣơng 3


Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Vĩnh Phúc?

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc lựa chọn bao gồm các phƣơng pháp: phân tích,

VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ

tổng hợp, so sánh, thống kê và sử dụng các biểu, bảng, sơ đồ để minh họa, phƣơng

VÀ PHÁT TRIỂN VĨNH PHÚC

pháp thống kê, thu thập số liệu, phƣơng pháp dự báo, phân tích định tính, phƣơng
pháp diễn dịch và quy nạp, và môt số phƣơng pháp khác.
Ngoài ra, chƣơng 2 cũng đã chỉ ra phƣơng pháp chọn địa điểm nghiên cứu,
phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp, và chỉ ra các chỉ tiêu phân tích đƣợc sử

3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Vĩnh Phúc
3.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh mới tái lập tháng 01/1997, tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú cũ. Toàn
tỉnh có 9 huyện thị, 137 xã, phƣờng, thị trấn, diện tích tự nhiên 1.236,50 km2, dân

dụng trong nghiên cứu.

số 1.014.598 ngƣời (tính đến hết năm 2012). Vĩnh Phúc là một trong 7 tỉnh thuộc
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vĩnh Phúc có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát
triển kinh tế và xã hội: Nằm giáp với thủ đô Hà Nội, có mối liên hệ trực tiếp với tam
giác kinh tế phía bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nằm trên cửa ngõ đi các
tỉnh phía bắc và tây bắc, có hệ thống giao thông thuận lợi chạy qua nhƣ: Quốc lộ 2,
đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai đi tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), đƣờng thuỷ phát triển

trên các tuyến Sông Hồng, Sông Lô và sông Phó đáy, tiếp giáp với sân bay quốc tế
Nội Bài. Đƣờng cao tốc xuyên á Cảng Cái lân - Nội Bài - Nam Ninh (Trung Quốc)
đã triển khai xây dựng năm 2009, đi qua tỉnh Vĩnh Phúc trên 40km; Vĩnh Phúc là
điểm đến của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.
Do đặc điểm vị trí địa lý nên nơi đây hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: Đồng
bằng, trung du và miền núi hết sức thuận tiện cho phát triển nông - lâm nghiệp, thủy
sản, công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Một trong những ƣu thế của Vĩnh Phúc so với
các tỉnh xung quanh Hà Nội là có diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du, có đặc
tính cơ lý tốt thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp.
Từ năm 1997 tái lập tỉnh (sau 28 năm hợp nhất với tỉnh Phú Thọ) kinh tế của
tỉnh nhanh chóng đƣợc phát triển, nhịp độ tăng trƣởng bình quân (1998-2008) là
17,22%/ năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, năm 1997, tỷ trọng công nghiệp xây dựng trong GDP ( giá thực tế) là 18,58%, dịch vụ là 37,36%, Nông nghiệp, lâm
nghiệp, thuỷ sản 44,06%, năm 2008 tỷ trọng tƣơng ứng là: 58,34% - 23,95% 17,71%. Tổng thu ngân sách của tỉnh khi mới tái lập trên 100 tỷ đồng, đến năm
2008 tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 9.228,2 tỷ đồng ( trong đó thu nội địa đạt
7.340 tỷ đồng);
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

×