Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

1 4 tai lieu tap huan ky thuat chan nuoi ga phan 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.34 KB, 17 trang )

TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ (PHẦN 2)
CHUYÊN ĐỀ 2
THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG
Mục tiêu
Sau khi kết thúc chuyên đề này học viên sẽ:
- Hiểu được các nhóm thức ăn chính và vai trò các loại thức ăn trong chăn nuôi gia cầm
- Biết được nhu cầu dinh dưỡng của các giống gà và từng giai đoạn nuôi.- Hiểu được các chất bổ sung trong thức ăn.
- Cách tính toán hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn.
- Biết được cách chế biến để nâng cao hiệu quả thức ăn và cách bảo quản thức ăn.
Nội dung chính
- Các nhóm thức ăn cho gia cầm
- Vai trò một số chất dinh dưỡng trong thức ăn
- Tiêu chuẩn dinh dưỡng của các giống gà qua các giai đoạn nuôi
- Cách tính toán thành phần dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp.
- Chế biến và bảo quản thức ăn
Thời gian: 8 giờ
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. CÁC NHÓM NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN VÀ VAI TRÕ DINH DƯỠNG DÙNG CHO GÀ
Thức ăn là gì? Thức ăn là những sản phẩm của động vật, thực vật, khoáng vật, vi sinh
vật và các sản phẩm khác. Những sản phẩm này, cung cấp chất dinh dưỡng cho con vật.
Những chất dinh dưỡng trong sản phẩm này phù hợp với đặc tính sinh lý dinh dưỡng, cấu tạo
của bộ máy tiêu hoá để con vật có thể ăn được, tiêu hoá và hấp thu được để sống bình thường
trong một thời gian dài.
Thức ăn gia cầm bao gồm các nguyên liệu từ nguồn động vật, thực vật, khoáng chất
tổng hợp vi sinh vật, hoá học... ở dạng đơn chất hoặc hỗn hợp chưa hoàn chỉnh, hoàn chỉnh
được chế biến theo nhu cầu dinh dưỡng của từng loại gia cầm.
Các loại thức ăn có thể chia thành 4 nhóm chính sau:
1. Nhóm nguyên liệu thức ăn giàu năng lượng
Nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể sống hoạt động chủ yếu là các loại gluxit, lipit
có trong hạt ngũ cốc, hạt đậu, bột rau cỏ họ đậu.
+ Ngô: là nguyên liệu chủ yếu trong chăn nuôi gia cầm: Ngô cho năng lượng cao, ít


xơ, dễ tiêu hoá. Nó là nguồn cung cấp năng lượng chính trong khẩu phần. Thành phần dinh
dưỡng: Đạm 8,9%; Mỡ 4,5%; Xơ 3%; Năng lượng trao đổi (ME) 3320 Kcal/kg.
+ Thóc: được dùng nhiều trong khẩu phần thức ăn nuôi gà sinh sản, nhưng nó có hạn chế
bởi tỷ lệ xơ trong vỏ trấu cao. Tỷ lệ thóc trong khẩu phần chiếm từ 5-30%. Tuỳ từng giai đoạn
nuôi gà. Hàm lượng dinh dưỡng của thóc. Đạm 7,4%; Mỡ 3,1 %; Xơ 10,5%; ME 2687 Kcal/kg.
+ Mì hạt: trong chăn nuôi gia cầm ở nước ta ít có mì hạt để phối trộn. Nhưng ở nước
ngoài thường dùng trong khẩu phần cùng với các loại ngũ cốc khác. Mì hạt có protein tổng số
là 12,4%; Năng lượng trao đổi là 3300kcal/kg; Xơ là 2,5%

1


+ Cám gạo: là sản phẩm phụ của công nghiệp xay sát. Về chất lượng của đạm trong
cám gạo có giá trị cao. Bởi có nhiều axit amin thiết yếu so vói thức ăn hạt hoà thảo. Cám
nguyên có nhiều dầu, bảo quản khó, vì dễ bị oxy hoá, nên bổ sung vào thức ăn cho gà không
quá 15%. Cám ép dầu có thể sử dụng 20 - 30%.
+ Sắn lát khô: là nguyên liệu có nhiều ở trung du và miền núi. Hàm lượng Protein thấp
2,87%, năng lượng cao 3203 kcal/kg. Sắn lát khô dễ bị mốc, trong thành phần còn có chất
cyanua hydro gây ngộ độc thần kinh cho gà. Khi dùng không nên nghiền nhỏ mịn. Thường bổ
sung thay ngô, cám, thóc, dùng cho gà khoảng 5-10% trong khẩu phần, tuỳ từng lứa tuổi.
+ Dầu thực vật: đối với những khẩu phẩn cần năng lượng và protein cao, thì cần dùng
dầu thực vật để bổ sung, lg dầu thực vật cho 8,5kcal ME. Nếu trộn thức ăn theo phương pháp
thủ công thì khi trộn ta phải trộn dầu với một lượng bột ngô trước khi trộn vào mẻ thức ăn lớn.
+ Vai trò của Lipit
Lipit là một chất hữu cơ, được cấu tạo bởi axit béo no hoặc axit béo chưa no, tuỳ từng
nguồn gốc của mỡ. Mỡ động vật (lợn, trâu, bò ...); Dầu thực vật (dầu đậu tương, dầu lạc ...)
- Là thành phần cấu tạo nên màng tế bào hồng cầu và thần kinh.
- Lipit là vật chất dự trữ năng lượng và là nguồn cung cấp năng lượng giá trị nhất cho
cơ thể hoạt động, lg dầu đậu tương cho 8,5 kcalo ME; lg mỡ lợn cho 8,5 Kcalo ME. Mỡ trong
cơ thể được dự trữ dưới da, màng treo ruột, xung quanh thận và các thớ cơ.

- Là dung môi hoà tan một số Vitamin A; D; E; K.
Lưu ý:
- Dùng lipit để tăng năng lượng trong khẩu phần.
- Lipit dễ bị oxy hoá, thức ăn không để được lâu, cho nên khi dùng trộn kèm chất
chống oxy hoá (hidroquinon, propilgallat)
+ Vai trò của Gluxit (tình bột, đường, xơ)
Là chất dinh dưỡng phân bố rất rộng rãi trong thức ăn thiên nhiên, trong phân tử của
nó được cấu tạo bởi các nguyên tố Cacbon, Hydro, Oxy (C, H, O). Là thành phần chủ yếu
cung cấp năng lượng cho cơ thể gia cầm. Gồm ngũ cốc, củ (sắn, khoai), quả.
Cung cấp năng lượng chủ yếu cho gia cầm. Nếu thừa thì dự trữ dưới dạng mỡ ở dưới
da, ở giữa thớ cơ, ở dưới da bụng hoặc dự trữ ở gan dưới dạng đường đa Glucogen.
Tham gia vào cấu tạo nên tổ chức cơ thể như trong nhân tế bào, tổ chức thần kinh và não bộ.
Tham gia điều tiết sinh lý, xúc tiến oxy hoá axit béo, giảm bớt sự phân giải protein.
Lưu ý:
- Cung cấp năng lượng trao đổi cho gia cầm theo lứa tuổi bằng thức ăn giàu gluxit vì giá rẻ.
- Đối với gà con trong những ngày nuôi đầu tiên, khả năng tiêu hoá tinh bột trong thức
ăn kém. Ta nên bổ xung thêm đường glucoza và vitamin B1 vào nước uống.
2. Nhóm nguyên liệu thức ăn giàu đạm
Nguồn cung cấp chính là các sản phẩm động vật, các loại đậu, lạc.
Trong nhóm thức ăn Protein nguồn gốc động vật có bột cá, bột thịt, bột thịt xương, bột
lông vũ, bột máu, côn trùng, giun dế, tôm tép.
- Protein có nguồn gốc động vật, thường cân đối các axit amin hơn protein có nguồn
gốc thực vật.
- Có giá trị sinh học, dinh dưỡng cao, dễ hấp thu, tỷ lệ tiêu hoá cao hơn nguồn Protein thực vật.

2


+ Bột cá: là loại thức ăn động vật giàu đạm, cân đối các axit amin, có mùi thơm kích
thích tính thèm ăn. Ở nước ta, tiêu chuẩn nhà nước qui định: bột cá loại 1 trên 50% Protein;

loại 2: 45 – 50% loại 3: 35 - 45% Protein và độ ẩm 9 - 10%. Bột cá cho gia cầm là loại nhạt.
+ Bột thịt: là phụ phẩm của các nhà máy, lò mổ gia súc, gia cầm. Nó được chế biến
bằng cách: Khử trùng - Sấy khô - Nghiền nhỏ - Đóng gói.
Bột thịt cho hàm lượng protein cao từ 40-50%. Song cần lưu ý về nguồn gốc nguyên
liệu, vì hiện nay bệnh gia súc gia cầm có ảnh hưởng lớn đến các sản phẩm chăn nuôi.
+ Bột lông vũ: có hàm lượng protein cao 68,5% nhưng ở dạng khó tiêu hoá đối với gia
cầm. Năng lượng trao đổi 2620kcal/kg. Thường được sử dụng từ 5- 10% trong khẩu phần.
Ngoài ra còn có những thức ăn giàu protein khác như Tôm, cua, ốc, côn trùng, giun,
nhộng tằm...
+ Hạt họ đậu: có giá trị dinh dưỡng rất cao đối vói gia cầm. Trong thức ăn họ đậu thì
đậu đen, đậu xanh, đậu răng ngựa, đậu tương có hàm lượng đạm thô cao nhất.
Ưu điểm của hạt họ đậu có hàm lượng đạm cao, xơ thấp, năng lượng trao đổi cao.
Song hạt họ đậu cũng có nhược điểm, có chất gây ức chế men tripxin. Hạt đậu mèo có chất
gây độc cho thần kinh. Vì vậy khi sử dụng cần phải chế biến như: rang, luộc, hấp, sấy...
+ Khô dầu : khô dầu được sử dụng trong tất cả các loại thức ăn hỗn hợp chăn nuôi gia
cầm. Nó là nguyên liệu cung cấp đạm và các axit béo có tác dụng sinh trưởng tốt đối với gia
cầm. Khô dầu có các dạng ép máy, ép thủ công, chiết ly.
Có các loại khô dầu: khô dầu đậu tương, khô dầu lạc, khô dầu hướng dương, khô dầu
trẩu... Với thành phần dinh dưỡng:
- Đạm cao từ 35 - 45%. - Mỡ thấp từ 4 - 8% - Xơ cao từ 5 - 10%.
Năng lượng trao đổi (ME) từ 1400-2850 Kcal/kg.
Khô dầu cũng có những nhược điểm, một số loại có chứa chất độc (Gossypol) ở khô
dầu bông. Khô dầu bảo quản không tốt dễ bị mốc sinh độc tố Aflatoxin và Auchratoxin.
+ Vai trò của Protein (đạm)
Protein là một chất hữu cơ, gồm có 4 nguyên tố hoá học chủ yếu là: C, H, 0, N. Được
gọi chung là Protein thô.
Protein trong thức ăn nguồn gốc động vật và thực vật bao gồm các axit amin thiết yếu
và không thiết yếu.
- Axit amin thiết yếu là axit amin mà cơ thể động vật không tự tổng hợp được, chúng
phải được nhận từ ngoài vào bằng con đường thức ăn.

- Axit amin không thiết yếu là axit amin mà cơ thể động vật có thể tự tổng hợp được,
không nhất thiết phải nhận từ ngoài vào bằng con đường thức ăn .
- Đối với gia cầm, cần những axit amin thiết yếu sau:
+ Metionin: tham gia trong quá trình chuyển hoá axit amin ở các mô cơ, liên quan chặt
chẽ với sự tạo thành và trao đổi colin, Vitamin (VTM) BI2. Thiếu metionin cơ thể tích luỹ mỡ
ở gan, làm giảm hoạt động của tuyến tụy.
+ Lizin: cần thiết cho sinh trưởng, chất này ảnh hưởng tới trạng thái thần kinh, tới hàm
lượng Kali ở trong mô, đến sự định hình của mô xương nếu thiếu Lizin gia cầm kiệt sức và đẻ
trứng non.

3


+ Tryptophan: trong cơ thể Tryptophan biến đổi thành VTM PP. Thiếu Tryptophan gà
con bị bệnh lưỡi đen, ăn ít, ngừng lớn, phát triển lông kém, viêm da có vảy.
+ Treonin: cần thiết cho sự sinh trưởng, thiếu Treonin gan bị mỡ hoá.
+ Valin: cần thiết cho sự hoạt động của hệ thần kinh, nếu thiếu Valin gia cầm giảm thể
trọng, gà con chết ở ngày thứ 18 - 19; gây rối loạn chuyển động, bắp thịt bị yếu.
+ Lơxin: cần thiết để xây dựng Protein mô, sự hoạt động của tuyến tuỵ, kích thích hoạt
động của hệ tuần hoàn.
+ Izoloxin: trong khẩu phần thiếu thì mức axit amin tự do trong các mô của gà con sẽ
thay đổi nhanh chóng, gà con sẽ bị chết.
+ Arginin: có tác dụng trong việc hấp thụ Ca, cùng với Glyxin có ảnh hưởng đến tạo lông.
+ Phenylalanin: tham gia quá trình trao đổi chất, mà chất trước tiên được tạo thành là
Tirozin, là nguyên liệu tổng hợp các sắc tố của da.
+ Histidin: cần thiết cho sự sinh trưởng.
Trong thức ăn hỗn hợp nói chung và trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm nói riêng, người ta
thường quan tâm bổ sung 3 loại axit amin thiết yếu quan trọng nhất là: Lizin; Metionin và
Trytophan từ các axit amin được sản xuất bằng vi sinh vật hoặc bằng tổng hợp hoá học.
Thức ăn chứa đầy đủ và cân đối các axit amin thiết yếu sẽ cho tỷ lệ tiêu hoá hữu ích cao.

Trong chăn nuôi gia cầm, nếu ta nâng cao được giá trị sinh vật học của Protein thì làm
tăng năng suất thịt, trứng gà, đồng thời tiết kiệm và làm giảm giá thành của thức ăn.
3. Có 3 biện pháp làm tăng tỷ lệ tiêu hoá Protein:
+ Hỗn hợp nhiều loại thức ăn.
+ Dùng nhiệt độ để xử lý.
+ Bổ sung thêm những axit amin thiết yếu trong thức ăn.
3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của Protein:
+ Protein có vai trò quan trọng bậc nhất trong đinh dưỡng động vật. Vì các lý do sau:
+ Protein tham gia cấu tạo nên các tế bào cơ thể. Nó là thành phần quan trọng của sự
sống. Chính nó là động lực của sự sống. Protein thường chiếm vào khoảng 1/5 trọng lượng cơ
thể gia cầm và vào khoảng 1/7 – 1/8 trọng lượng trứng.
+ Protein là chất dinh dưỡng chủ yếu, không có chất dinh dưỡng nào có thể thay thế
vai trò tác dụng của nó được.
+ Tham gia vào cấu tạo các loại men (Enzim), Hormon, kháng thể và tế bào máu
+ Cấu tạo nên tế bào sinh dục con trống và tế bào trứng của con mái.
+ Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Khi mà cơ thể cạn kiệt mỡ, đường dự trữ.
Lưu ý:
+ Hỗn hợp nhiều loại thức ăn và cung cấp đủ số lượng, chất lượng protein để thúc đẩy
sự sinh trưởng, phát triển sức sản xuất của gia cầm.
+ Đảm bảo cân đối tỷ lệ protein động vật và thực vật.
+ Xử lý nhiệt thật kỹ đối với thức ăn họ đậu trước khi sản xuất.
3. Nhóm nguyên liệu thức ăn giàu khoáng
Chất khoáng rất cần thiết cho cấu tạo bộ xương, vỏ trứng, lông, mỏ, móng của cơ thể.
Tham gia các cấu tạo hoóc môn, enzim trao đổi chất, làm chất điện giải. Chất khoáng có nhiều
trong: bột đá, đi canxi phốt phát (ĐCP), vỏ trứng, vỏ sò, cua, các premix khoáng …

4


+ Bột đá vôi sống: được dùng dưới dạng bột đá nghiền nhỏ. Chủ yếu cung cấp canxi,

hàm lượng Ca:30%. Được dùng nhiều trong thức ăn gà đẻ. Sử dụng trong thức ăn hỗn hợp từ
2-7%. Không nên sử dụng tỷ lệ quá cao sẽ làm cho gà có cảm giác nặng diều và sự tiêu hoá
thức ăn diễn ra chậm lại, gà có cảm giác no lâu, dẫn đến làm giảm tính thèm ăn của con vật.
+ Đi canxi phôtphat: hiện được dùng rộng rãi trong sản xuất thức ăn cho gia cầm. Nó
cung cấp canxi và phôtpho. Hàm lượng Ca: 23%; P: 18%
+ Bột xương: là nguyên liệu cung cấp nhiều Ca, P, dùng trong các loại thức ăn hỗn
hợp để nuôi các loại gia cầm. Nhìn chung bột xương có hàm lượng Protein 22%; ME:
1050Kcal/kg; Ca: 22%; P: ll%. Và nhiều chất khoáng khác.
+ Bột vỏ sò, vỏ trứng, vỏ tôm, cua: cung cấp nhiều chất khoáng cần thiết cho cơ thể gia cầm.
+ Premix khoáng: đây là sản phẩm được sản xuất theo phương pháp công nghiệp.
Gồm nhiều loại khoáng hỗn hợp với nhau. Tuỳ từng giai đoạn phát triển khác nhau của gà mà
ta dùng các loại premix khoáng khác nhau, theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Vai trò của chất khoáng đa lượng, vi lượng
Trong bất kỳ giai đoạn nào, cơ thể động vật cũng không thể thiếu được chất khoáng.
Nếu thiếu chất khoáng, cơ thể sẽ phát triển kém, sức sản xuất giảm
Nếu thiếu nghiêm trọng, con vật có thể chết. Trong dinh dưỡng, con vật có thể lấy được
rất nhiều các nguyên tố khoáng cần thiết từ thức ăn như: Ca, P, K, Cl, Fe, Co, Mn, Zn, I...
Tuy nhiên, cũng có một số nguyên tố khoáng gây độc cho động vật khi chúng ăn phải
như: chì, bạc, thuỷ ngân, ...
- Vai trò của Ca, P: hai nguyên tố này cấu tạo nên xương. Trong xương 2 nguyên tố ở dạng
Tricanxi photphat. Tỷ lệ ở trong xương là 3/2. Nó chiếm 65 - 70% các chất khoáng trong cơ thể
Trong nuôi dưỡng, nếu cung cấp không đủ Ca, P và tỷ lệ không cân đối hoặc thiếu
Vitamin D, tuyến giáp trạng bị trở ngại thì con vật sẽ mắc bệnh còi xương ở gia cầm non hoặc
bệnh mềm xương, xốp xương ở gà đẻ trứng cao sản. Thiếu nhiều Canxi gà mái ngừng đẻ. Ở
gà con thương phẩm, lượng Ca: 1 - 1,1%; P: 0,45 - 0,47% Gà mái đẻ cao sản cần lượng Ca/P
rất lớn 6,8/1 (gà đẻ hướng thịt) và 7,2/1 (gà đẻ hướng trứng).
- Vai trò của Na, Cl: động vật cần ở dạng NaCl. Giới hạn muối ăn có trong thức ăn của
gia cầm từ 0,3- 0,5%. Gia cầm rất nhậy cảm với nồng độ muối ăn quá cao trong thức ăn. Nếu
hàm lượng lên tới 0,8% có thể làm cho gà chết, vì gà uống nước quá nhiều, nước tích trong tế
bào và phá vỡ tế bào.

Muối ăn cung cấp ion Na+ và Cl- tham gia điều hoà áp lực thẩm thấu của máu và vận
chuyển chất dinh dưỡng trong cơ thể. Thiếu NaCl gà giảm khả năng sinh trưởng, hay mổ cắn nhau.
+ Vai trò của các nguyên tố vi lượng: Fe, Cu, Co, Mn, Zn, I...
- Sắt: có trong thành phần của máu, cơ, da, lông, sắt tập trung ở trong gan và lá lách,
từ đây nó được sử dụng để làm thành các tế bào máu. Một quả trứng chứa gần lmg sắt. Cơ thể
gia cầm, hấp thụ sắt trong các hợp chất vô cơ. Lượng sắt trong thức ăn quá cao sẽ gây ảnh
hưởng xấu vì nó gây ra sự tích luỹ trong cơ thể hợp chất Photpho không hoà tan. Thiếu sắt sẽ
gây ra bệnh thiếu máu. Hàm lượng sắt trong thức ăn gia cầm khoảng 88 mg/kg thức ăn.
- Đồng: tham gia vào thành phần của máu, tạo hợp sắc tố, nhưng với một số lượng
nhỏ. Đồng, đặc biệt có nhiều trong gan. Để tạo một quả trứng, gà phân giải gần lmg đồng.
Thiếu đồng giảm hấp thu sắt, gà chậm lớn, rụng lông, vỏ trứng mỏng.

5


- Mangan: có tầm quan trọng rất lớn đối với gia cầm. Nó nằm trong gan, da và cơ. Có
vai trò rất lớn trong việc tạo xương. Thiếu Mangan gà con sẽ mắc bệnh vẹo xương (cong và
dày xương đùi). Thiếu Mangan cũng làm cho tỷ lệ nở giảm xuống rất nhiều. Mangan cũng
ảnh hưởng tới chất lượng vỏ trứng. Trong thức ăn thực, động vật cũng có chứa nhiều Mn.
- Kẽm: tham gia trao đổi Lipit, Hydrat cacbon, điều hoà chức năng sinh dục và tạo
máu, kẽm cần cho sự phát triển bộ lông của gà, cho sự đẻ trứng và tăng tỷ lệ phôi. Kẽm trong
khẩu phần ăn của gà con dưới 4 tuần tuổi là 44 mg/kg TĂ. Kẽm có nhiều trong bột cá, và
trong hợp chất vô cơ ZnS04; ZnO.
- Iôt: có trong Hormon của tuyến giáp, thiếu Iôt, có thể làm cho tuyến giáp trạng của
gà phồng to lên. Hormon tuyến giáp có tác dụng chuyển hoá các dạng vật chất hữu cơ thành
năng lượng cơ thể. Trong bột cá có nhiều I và dạng tổng hợp KI.
4. Nhóm nguyên liệu thức ăn giàu vitamin
Vitamin có nhiều trong các loại rau xanh, các loại quả, trong thịt, cá, gan động vật,
trứng, các loại bột cỏ...
Trong chăn nuôi công nghiệp, thức ăn tươi xanh khó sử dụng vì chúng cồng kềnh,

nhiều nước khó bảo quản. Vì vậy ngưòi ta bổ xung vitamin bằng cách dùng premix vitamin
được sản xuất theo phương pháp công nghiệp.
- Vai trò của Vitamin
Cơ thể cần đến với một lượng nhỏ, để đảm bảo cho sự sống diễn ra được bình thường.
Phần lớn các loại Vitamin không được tổng hợp trong cơ thể động vật. Vì vậy, chúng phải
được nhận từ ngoài vào theo con đường thức ăn và nước uống.
Gia cầm đặc biệt nhạy cảm với sự thiếu các loại Vitamin. Thậm chí chỉ thiếu một ít,
cũng làm giảm sức sản xuất của chúng. Vitamin được chia làm 2 nhó:
Nhóm hoà tan trong mỡ: A; D; E; K.
Nhóm hoà tan trong nước: Tập hợp các loại Vitamin B; H; C; Colin ..
- Vitamin A: có rất nhiều trong mỡ cá. Còn tiền sinh tố A có nhiều trong ngô vàng, rau
xanh và các loại quả.
Vitamin A tham gia vào quá trình trao đổi chất: Gluxit, Protein, Lipit, kích thích sự
phát triển tế bào non và tế bào sinh dục. Ở gia cầm, thiếu Vitamin A sẽ xuất hiện bệnh viêm
màng nhầy của mắt và lỗ mũi, làm giảm tốc độ sinh trưởng và sức đẻ trứng. Gà trống, thiếu
Vitamin A thì tinh trùng sẽ bị biến dạng và mất khả năng thụ tinh. Trứng ấp có hiện tượng
chết phôi cao ở ngày thứ 18 đến ngày thứ 21.
Vitamin A, rất dễ bị oxy hoá và bị huỷ hoại dưới ánh sáng và nhiệt độ cao. Nếu trong
thức ăn có mỡ bị cháy sẽ tạo ra Peroxyt thì Vitamin A sẽ bị phá huỷ. Để chống sự Oxy hoá
này thì phải cho chất chống oxy hoá vào thức ăn.
- Vitamin D: đặc biệt là Vitamin D3, nó có thể được tổng hợp bởi cơ thể dưới tác động
của tia tử ngoại ánh sáng mặt trời (vào buổi sáng). Có vai trò tăng cường sự hấp thu Photpho
và Canxi trong cơ thể, do đó nó cần thiết cho sự lớn lên của xương và tạo thành vỏ trứng.
Thiếu Vitamin D sẽ phá hoại quá trình tích luỹ vôi trong xương động vật non. Do đó dẫn đến
con vật bị còi cọc. Ở gà mái đẻ, khi thiếu Vitamin D sẽ làm giảm sản lượng trứng, chất lượng
trứng và tỷ lệ nở của trứng bị giảm. Nhu cầu: 2000 IU/kg TĂ cho gà con và 1500 IU/kg TĂ
cho gà đẻ.

6



- Vitamin E: có nhiều trong mầm thóc, thịt nạc, gan, rau xanh. Vitamin E có ảnh
hưởng tới sự phát triển của hệ cơ và mô liên kết.
Khi thiếu Vitamin E thì dịch hoàn và buồng trứng sẽ teo đi.
Ngoài ra khi thiếu Vitamin E, còn thấy hiện tượng mỏi cơ (đặc biệt ở vịt). Ở gà con thấy
não bị mềm, biểu hiện ở chứng kinh giật và tê liệt. Khi thiếu Vitamin E thì thấy phôi chết ở
ngày ấp thứ tư. Vitamin E nhạy cảm với tác động của oxy và dễ bị phá huỷ bởi mỡ đang cháy.
- Vitamin K: có nhiều trong bắp cải, rau xanh. Tham gia vào quá trình hô hấp mô bào
và Photphoryl hoá. Có tác dụng làm đông máu. Ở gà, khi thiếu Vitamin K gây ra sự chảy máu
ở mô liên kết dưới da, niêm mạc đường tiêu hoá.
- Vitamin B1: có nhiều trong cám gạo, men sinh vật. Vitamin B1 cần cho sự trao đổi
bình thường của Gluxit. Vitamin Bl, còn là chất gây hoạt động đối với mô thần kinh. Nếu
thiếu vitamin B1 thì gà kém ăn, rối loạn tiêu hoá, mô thần kinh bị phá hoại, gây bệnh viêm
dây thần kinh. Triệu chứng lâm sàng của bệnh là sự tê liệt, lúc đầu là ở chân, sau đó lan đến
toàn bộ hệ cơ của gia cầm, đầu ngẩng cao và gục về phía sau, gà sinh bệnh mổ cắn.
- Vitamin B2: có nhiều trong men bia, lòng trắng trứng, cá, hạt ngũ cốc, cà rốt.
Vitamin B2 có tác dụng thúc đẩy sự lớn lên và đẻ trứng. Thiếu Vitamin B2 trong thức ăn thì
gia cầm ngừng lớn. Sau đó biểu hiện mắc bệnh ở mắt và màng nhầy. Một biểu hiện rất rõ
ràng, cụ thể của thiếu Vitamin B2 là trong thời gian ấp, phôi có chân ngắn và phát triển không
đầy đủ. Phôi chết nhiều trong thời gian ấp từ 9 - 14 ngày và từ 17 -21 ngày. Vitamin B2 dễ bị
phá huỷ bởi kiềm và ánh sáng.
- Vitamin B6: cần cho sự tổng hợp nhóm amin (-NH2) từ các axit amin. Thí dụ như
Trytophan chẳng hạn. Do đó Vitamin B6 tích cực tham gia vào sự trao đổi đạm (đặc biệt là sự
trao đổi máu), cũng như tham gia vào sự biến đổi các axit béo chưa no.
Thiếu Vitamin B6 gia cầm ăn sẽ kém ăn và chậm lớn. Biểu hiện các triệu chứng thần kinh
như bị kích động, bực bội và giảm sức sản xuất.
Vitamin B6 nhạy cảm với ánh sáng và tác động của oxy.
- Vitamin PP: rất quan trọng đối với sự trao đổi Gluxit và Lipit và cần thiết cho sự tạo
lông của gia cầm. Vitamin PP có trong nhiều loại thức ăn như: Trong bánh men, thịt, cá, hạt
họ đậu. Khi thiếu Vitamin PP thì con vật có triệu chứng mệt mỏi, suy yếu, kém ăn, niêm mạc

miệng, lưỡi bị sưng, da bị đỏ phồng, viêm loét.
- Cholin: có nhiều trong cá, nấm men, đậu nành. Có thể tổng hợp Cholin từ Metionin,
Serin, glyxerin khi có mặt của VTM B12 và axitforlic.
Cholin có vai trò quan trọng trong Metyl hóa khi có Metionin tạo nên Acetyl Cholin.
Có vai trò trong dẫn truyền thần kinh, trao đổi mỡ, vận chuyển mỡ trong máu được dễ dàng,
Chống mỡ hóa gan, xơ gan, phòng bong gân.
Khẩu phần thức ăn nghèo Cholin, có thể làm cho sức sản xuất của gà giảm xuống.
- Vitamin C: có nhiều trong gan, đậu, cà chua.Vitamin C giúp cơ thể tăng cường hấp
thu sắt để tổng hợp nên hồng cầu và làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể. Khi thiếu
Vitamin C sẽ gây ra các hiện tượng bệnh lý rất nặng, thể hiện ở sự ngừng sinh trưởng, làm
giảm sức sản xuất và tăng khả năng nhiễm các bệnh hay lây.

7


II. TIÊU CHUẨN DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG GÀ
1. Gà ISA 30 MPK sinh sản
Dinh dưỡng
1-5 TT
6-20 TT
21-40 TT

> 40 TT

N. lượng( Kcal/kg)

2800

2700


2750

2750

Protein (%)

18

15,5

16

15,5

Xơ (%)

4

6

4

4,5

Ca (%)

1,05

1- 1,1


3,2

3,2

P hấp thụ (%)

0,48

0,42

0,42

0,38

Lizin (%)

1,05

0,72

0,72

0,7

Metionin (%)

0,44

0,32


0,34

0,33

2. Gà Sasso SA31L sinh sản
Dinh dưỡng
1-5 TT

6-20 TT

21-40 TT

> 40 TT

N. lượng( Kcal/kg)

2800

2700

2700

2700

Protein (%)

18

16


16

15,5

Xơ (%)

3,5-4

3,5-4

3,5-4

3,5-4

Ca (%)

1

1

3,5

4

P hấp thụ (%)

0,5

0,45


0,45

0,4

Lizin (%)

0,9

0,75

0,72

0,72

Metionin (%)

0,4

0,35

0,36

0,34

3. Gà LV (Lương Phượng) sinh sản
Dinh dưỡng
1-5 TT

6-13 TT


14-20 TT

21-23 TT

Gà đẻ

N.Lượng (Kcal/kg)

2900

2600

2500

2600

2700

Protein (%)

21-22

15 – 15,5

14,5

16-17

16-17


Xơ (%)

3,5

4-5

5-6

3,5

3,5

Ca (%)

1,4

1,1

1,1

1,8

3,5

P tổng sổ (%)

0,68

0,68


0,7

0,7

0,7

Lizin(%) thấp nhất

1,05

0,8

0,7

0,8

0,9

Metionin(%) thấp nhất

0,5

0,4

0,3

0,4

0,45


4. Gà Ri sinh sản
Dinh dưỡng
N. lượng( Kcal/kg)
Protein (%)
Xơ (%)
Ca (%)
P tổng số (%)
Lizin (%)
Metionin (%)

0-6 TT
2900
18
3,0 - 4,0
0,9- 1,1
0,75
1
0,44

7-19 TT
2600
14- 14,5
6,0 - 8,0
0,9-1.0
0,7
0,83
0,42

>20 TT
2700

15-16
6,0 - 7,0
3,5 - 3,7
0,75
0,7
0,36

8


5. Gà Ri lai sinh sản
Dinh dưỡng

0-6 TT

7-19 TT

>20 TT

N. lượng( Kcal/kg)

2900

2650

2750

Protein (%)

18


14,5

16

Xơ (%)

3,5 - 4,0

6,0-8,0

6,0 - 7,0

Ca (%)

0,9-1,1

0,9- 1,0

3,5 - 3,7

P tổng số (%)

0,75

0,7

0,75

Lizin (%)


1

0,83

0,7

Metionin (%)

0,44

0,42

0,36

6. Thức ăn cho gà Broiler công nghiệp
Gà Broiler siêu thịt ở thị trường nước ta hiện nay chủ yếu là gà ISA (Pháp), gà Ross
308, ngoài ra còn một số giống khác nhưng không phổ biến.
Chỉ tiêu

0-3 Tuần tuổi

4 - 5 Tuần tuổi

6 Tuần tuổi Kết thúc

NLTĐ (Kcal/kg)

3000-3100


3100

3200

Protein thô(%)

22,0

20,0

18,0

Lyzin (%)

1,28

1,14

1,0

Metionin (%)

0,56

0,5

0,45

Mỡ thô (%)


3,6

3,8

3,72

Xơ (%)

3,4

3,4

3,4

Canxi (%)

1,1

0,94

0,92

Photpho hấp thu (%)

0,65

0,60

0,6


Muối ăn (%)

0,35 - 0,4

0,35 - 0,4

0,35 - 0,40

Hiện nay thị trường trong nước phát triển nhiều giống gà thịt thả vườn như Kabir,
Lương phượng, Sasso màu ...và con lai của chúng với gà Ri. Tiêu chuẩn ăn của chúng có khác
đôi chút với gà thịt công nghiệp (nuôi nhốt).
Thức ăn cho gà thịt thả vườn
Nguyên liệu TA(%)

0 - 4 Tuẩn tuổi
Công thức 1

Công thức 2

5 Tuần tuổi - Kết thúc
Công thức 1

Công thức 2

Ngô vàng

40,3

50,68


55,65

55,58

Cám gạo

15,0

-

10,6

10,6

Sắn (khoai)

10,0

15,0

10,0

10,0

Khô đậu tương (lạc nhân)

16,0

20,0


14,0

15,0

9


0 - 4 Tuẩn tuổi

Nguyên liệu TA(%)

Công thức 1

5 Tuần tuổi - Kết thúc

Công thức 2

Công thức 1

Công thức 2

Đậu tương rang

10,0

5,0

2,0

2,0


Bột cá > 55%Protein

5,0

6,0

4,0

3,0

Bột xương hoặc Đi Canxi Phốt
phát

3,0

2,5

3,0

3,0

Lyzin

-

0,1

-


0,1

Metionin

0,05

0,07

0,05

0,07

Premix

0,5

0,5

0,5

0,5

Muối ăn

0,2

0,2

0,2


0,2

Tổng cộng

100

100

100

100

ME (Kcal/kg)

2950

3050

3150

3150

Protein thô (%)

19,4

18,5

17,5


17,2

Canxi (%)

1,2

1,1

0,95

0,92

Photpho TH (%)

0,55

0,53

0,51

0,5

Xơ (%)

3,0 - 4,0

3,0 - 4,0

3,0 - 4,0


3,0 - 4,0

Lyzin (%)

1,1

1,0

0,85

0,85

Metionin (%)

0,33

0,33

0,31

0,32

Thành phần dinh dưỡng

III. CÁCH TÍNH TOÁN THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG TAHH
1. Cách tính thành phần dinh dưỡng một số công thức TAHH
Muốn xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp. Cần có các tài liệu quan trọng sau:
- Bảng nhu cầu dinh dưỡng của các loại gia cầm đã được các cơ quan khoa học xác nhận.
- Bảng giá trị dinh dưỡng của các loại nguyên liệu đang được sử dụng cho các loại gia
cầm ở trong nước.

- Bảng giới hạn tỷ lệ sử dụng các loại nguyên liệu và tỷ lệ dao động của các loại dinh
dưỡng cho phép.
Một công thức thức ăn hỗn hợp, được thị trường và người chăn nuôi chấp nhận cần
phải đáp ứng 2 yêu cầu sau:
- Đáp ứng đủ nhu cầu về giá trị dinh dưỡng cho con vật, cho năng suất và chất lượng
sản phẩm cao nhất.
- Công thức thức ăn đó được xây dựng từ các nguyên liệu sẵn có, sử dụng phải thuận
tiện, để sản xuất ra thức ăn có giá thành thấp nhất.
Các bước tiến hành xây dựng:
+ Bước 1: Thu thập tài liệu, đọc nắm thông tin đầy đủ về nhu cầu dinh dưỡng công
thức thức ăn: Protein, ME, mỡ...
+ Bước 2: Xây dựng công thức thức ăn thực nghiệm theo tỷ lệ phần trăm với các
nguyên liệu khác nhau cấu thành nên công thức dự kiến.

10


+ Bước 3: Phối họp thử: dựa vào các loại nguyên liệu sẵn có của cơ sở, vào các loại
nguyên liệu có thể mua được trên thị trường và dựa vào tỷ lệ phần trăm của công thức dự kiến
để phối hợp thử trên giấy, để xem xét kỹ về thành phần và tỷ lệ dinh dưỡng.
+ Bước 4: Điều chỉnh: sau khi phối hợp thử, ta tiến hành tính toán lại về các thành
phần dinh dưỡng của công thức đã phối hợp thử. Sau đó, đem so sánh đối chiếu với nhu cầu
của con vật xem thừa thiếu ra sao.
+ Bước 5: Nuôi thử trên động vật thí nghiệm: tất cả những tính toán trên chỉ là việc
làm lý thuyết, chứ không phải là yêu cầu thực của con vật. Nhu cầu của động vật rất phức tạp,
nó phụ thuộc vào yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể, cho nên chỉ khi nào thức
ăn được thông qua cơ thể con vật thì thức ăn mới phản ánh sát thực tế nhu cầu của chúng.
a. Tính công thức thức ăn theo phương pháp đơn giản
Ví dụ: Ta có nguyên liệu ngô vàng, bột cá. Biết hàm lượng protein thô có trong ngô
vàng là: 8.9%; Bột cá là: 60%. Ta có thể tính được khối lượng hỗn hợp thức ăn gồm 2 nguyên

liệu trên với hàm lượng protein 20% , bằng cách sau:

Như vậy ta được một hỗn hợp thức ăn gồm 2 nguyên liệu là ngô và bột cá. Trong đó
bột cá chiếm 11 phần và ngô chiếm 40 phần. Tổng hỗn hợp là 11+40=51 phần. Ta có thể tính
ra tỷ lệ %:
%ngô = (40xl00) : 51= 78.432%
%bột cá = (llxl00) : 51= 21.568%
b. Tính công thức thức ăn với nhiều loại nguyên liệu
Ví dụ: Tính khẩu phần thức ăn hỗn hợp cho gà lương phượng
+ Dựa vào nguyên liệu của ta sẵn có: Ngô; Thóc; Cám gạo; Bột cá; Khô đỗ ...
+ Dựa vào bảng thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn và dựa trên kết quả phân tích
mẫu thức ăn
Thành phần dinh dưỡng(%)
STT
Nguyên liệu
Đạm
Mỡ

NaCl
Ca
P
ME
8,9
4,4
2,7
0,22
0,3
33
1 Ngô vàng
21

7,14
2,2
10,49
0,22
0,27
26
2 Thóc tẻ
87
13
12,03
7,77
0,17
1,65
25
3 Cám gạo
27
39,25
14
3,7
0,23
0,63
33
4 Đỗ tương rang
60

11


Thành phần dinh dưỡng(%)


Nguyên liệu

STT
5

Khô đỗ tương chiết ly

6

Bột cá >55%Protein

7

Đạm
44,7

Mỡ


1,5

NaCl

Ca
0,28

5,1

59,29


8,24

Bôt đá

-

-

-

30,0

8

Đi Canxi Phốt phát

-

-

-

24,8

17,4

9

Bột xương


22,38

3,88

1,78

22,45

11,08

10
40

64,19

7,0

0,83

3,64

1,6

27
65

10 Cá khô

0,4


P
ME
0,65
26
69
2,81
26
26

-

5,11

+ Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của gà:
Nhu cầu dinh dưỡng của gà Lương phượng giai đoạn 0-6 tuần tuổi: đạm: 21 - 22%;
mỡ: 3%; xơ: 4%; NaCl: 0,35%; Ca: 1,1%; P: 0,68%; ME: 2900 kcal/kg.
Ta bắt đầu phối hợp thử khẩu phần bằng nguyên liệu sẵn có
Tỷ lê
(%)

Nguyên liệu

TT

Đạm
445
196

Mỡ




1
2

Ngô vàng
Cám gạo 1

50
15

3
4

Khô đỗ tương
Bột cá 59% Protein

30 1341
4,7 278,6

45
38,7

5

Premix Nhật
Tổng

0,3
100 22,61


4,8

NaCl

Ca

220
135
180 116,5

ME
(Kcal/kg)

P

11
2,55

166000
37905

1,88

8,4
24

15
24,7
5

19,5
13,2

4,04 0,018

0,46

0,72

2963

153

80070
12342

Sau khi tính ta thấy công thức chưa đạt yêu cầu vì lượng đạm cao, mỡ cao, muối thấp,
Ca thấp, năng lượng cao. Như vậy ta phải chỉnh lại nguyên liệu: thêm nguyên liệu có nhiều
Ca, thêm muối ăn, bớt nguyên liệu có nhiều đạm, năng lượng. Ta có công thức sau:
Nguyên liệu
Ngô vàng

Tỷ lê
(%)

Đạm

Mỡ




NaCl

Ca

ME
(Kcal/kg)

p

50

445

220

135

11

15

166000

16,9

221,4

202,8


131,3

2,873

27,88

42706

Khô đỗ tương

25

1117,5

37,5

127,5

7

16,25

66725

Bột cá > 59%
Protein

5,5

326


45,3

28,1

15,45

14443

Cám gạo 1

Bột đá

2

2,2

60

12


Nguyên liệu

Tỷ lê
(%)

Muối

0,3


Premix Nhât

0,3

Tổng

100

Đạm

Mỡ



NaCl

Ca

ME
(Kcal/kg)

p

30
21,1

5,0

3,9


0,32

1,1

0,7

2900

Ta thấy công thức trên có thành phần dinh dưỡng xấp xỉ với yêu cầu đật ra. Như vậy
có thể dùng được công thức này.
IV. CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN
Để nâng cao sức sản xuất và sự phát triển của gia cầm thì việc chế biến thức ăn rất
quan trọng. Mục đích của việc chế biến thức ăn là để nâng cao sự tiêu hoá và hấp thụ của cơ
thể gia cầm. Đồng thời để cải tiến và nâng cao hơn về mặt thức ăn như: - Thành phần dinh
dưỡng đầy đủ và cân đối hơn.
- Nâng cao hơn về giá trị sinh học của thức ăn.
- Bảo quản hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn được lâu hơn.
- Cải tiến được màu sắc, mùi vị của thức ăn để làm tăng tính ngon miệng làm cho gia
cầm ăn hết khẩu phần và ăn được nhiều hơn (đối với gà Broiler).
1. Sản xuất và chế biến thức ăn hỗn hợp
Chế biến thức ăn là sự tác động vào các nguyên liệu đơn bằng nhiệt, nghiền hạt thành
mảnh, bổ sung thêm một số chất còn thiếu, rồi hỗn hợp các nguyên liệu đã chế biến đó thành
thức ăn hỗn hợp.
1.1. Thức ăn hỗn họp chưa hoàn chỉnh
Bao gồm chủ yếu là các nguyên liệu thức ăn tinh, có giá trị dinh dưỡng cao đem hỗn
hợp lại với nhau mà thành. Đặc điểm của loại thức ăn này là: Giàu Protein, ít chất xơ.
1.2. Thức ăn bổ sung
Thức ăn bổ sung rất phong phú, gồm nhiều chủng loại. Đa số thức ăn bổ sung, thường là
những loại đắt tiền, hiếm. Tỷ lệ tham gia vào trong thức ăn hỗn hợp ở mức độ nhỏ. Các loại thức

ăn bổ sung: Bổ sung axit amin thiết yếu; Bổ sung khoáng; Bổ sung Vitamin, kháng sinh...
Các loại thức ăn được sản xuất từ vi sinh vật là những loại thức ăn có vai trò quan
trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Những loại thức ăn từ vi
sinh vật gồm: Bột nấm men, Vitamin B12, các a.amin thiết yếu, kháng sinh thô, các chế phẩm
enzim và các chất kích thích sinh trưởng khác.
a- Bột nấm men: dùng men torula để lên men tinh bột có hàm lượng protein thấp để thu được
protein men có giá trị sinh học cao. Bột nấm men có hàm lượng protein cao từ 50 - 60%. Tỷ lệ
sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia cầm từ 3-5%,
b- Chế phẩm premix: là loại sản phẩm được hỗn hợp sẵn để làm nguyên liệu sản xuất thức
ăn hỗn hợp cho gia cầm. Thành phần để cấu tạo nên premix có tới hàng chục loại vật chất
dinh dưỡng khác nhau, bao gồm các loại vitamin, khoáng đa lượng, khoáng vi lượng, các loại
axitamin, chất chống oxy hoá, chất tạo màu, tạo mùi...
1.3. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
Là loại hỗn hợp có thể cung cấp đủ, hoàn chỉnh về mặt dinh dưỡng. Nó có thể làm
thoả mãn nhu cầu của con vật. Thức ăn hỗn hợp có 2 dạng : Dạng bột; Dạng viên.

13


+ Chế biến thức ăn dạng bột:
Bước 1: cân các nguyên liệu thức ăn theo tỷ lệ đã xác định theo công thức TAHH.
Bước 2: nghiền các nguyên liệu tinh bột (ngô, gạo, mỳ...) và khô dầu chưa nghiền sẵn
Bước 3: hỗn hợp riêng các thức ăn bổ sung quí như: Premix, thuốc, Lyzin, Metionin
với khoảng 10 kg thức ăn tinh bên ngoài máy.
Bước 4: cho máy chạy, rồi đổ các nguyên liệu tinh vào trước, các nguyên liệu đạm
(bột cá, khô dầu) tiếp theo, sau đó đổ hỗn hợp các loại thức ăn bổ sung, cho máy chạy tiếp
trong vòng 15 phút.
Bước 5: đóng bao, cân trọng lượng, ghi nhãn.
Trên đây là cách trộn thức ăn hỗn hợp bán cơ khí. Hiện nay nhà máy thức ăn hiện đại,
các bước đều tự động hoá, điều khiển bằng phần mền máy vi tính.

+ Chế biến thức ăn hỗn hợp dạng viên:
Sau khi hỗn họp xong thành TAHH dạng bột, bước tiếp theo chuyển thức ăn này vào
buồng trộn, ở đây có thiết bị phun chất kết dính (rỉ mật đường hoặc chất hồ khác). Sau đó trộn
đều, rồi được chuyển đến buồng phun nước sôi để hồ hoá (làm nở) tinh bột, tạo độ ẩm, rồi đưa
qua khuôn tạo thành viên. Viên thức ăn qua hệ thống sấy khô, độ ẩm còn khoảng 10 - 13%.
Sấy khô xong thức ăn viên qua hệ thống làm nguội. Cuối cùng thức ăn viên qua cân tự động
ra đóng bao.
Hiện nay ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn đã sản xuất thức ăn viên
cho gia cầm và lợn.
1.4 Cách pha trộn thuốc vào thức ăn và nước uống
a. Pha vào nước uống
- Xác định tổng khối lượng cơ thể đàn gà là bao nhiêu (Thí dụ: 1 con gà nặng 800g X
đàn gà 1000 con = 800 kg).
- Biết liều thuốc dùng cho 1 đơn vị khối lượng gà, tính lượng nước cho gà uống đủ
trong thời gian 2-3 giờ. Rồi tiến hành pha.
Pha dung dịch mẹ: Đổ cả lượng thuốc dùng vào vài lít nước quấy đều khoảng 5 phút cho tan.
Pha thành dung dịch con cho uống: Đổ toàn bộ dung dịch mẹ vào lượng nước tính đủ
uống trong thời gian 2 - 3 giờ. Sau đó cho vào máng từng lô gà.
b. Trộn vào hỗn hợp khô
Xác định lượng thuốc cho từng con, lượng thức ăn trong 1 ngày. Rồi lấy một lượng
thức ăn trộn với lượng thuốc đó làm tăng khối lượng hỗn hợp trộn. Sau đó cho trộn với toàn
bộ thức ăn.
Có 2 cách trộn
- Trộn bằng máy: phương pháp này để trộn một khối lượng lớn thức ăn. Thời gian trộn
khoảng 10-15 phút. Chú ý nếu tỷ lệ chế phẩm bổ sung vào thức ăn hỗn hợp càng nhỏ, thì thời
gian trộn càng lâu để thức ăn bổ sung được phân phối đều vào thức ăn. Nếu tỷ lệ trộn của thức
ăn bổ sung lớn thì thời gian trộn càng ngắn.
- Trộn thủ công (bằng tay hoặc dụng cụ đơn giản): muốn trộn đều tỷ lệ bổ sung nhỏ
vào một khối lượng thức ăn lớn thì ta phải tiến hành trộn tăng dần từ ít đến nhiều theo một tỷ
lệ như sau: Thức ăn bổ sung + lkg hỗn hợp —> trộn đều với 10 kg hỗn hợp —> trộn đều với

100 kg hỗn hợp.

14


2. Bảo quản
Nguyên liệu trước khi bảo quản phải được kiểm tra phân loại kỹ càng tiêu chuẩn định
mức qui định. Nguyên liệu phải được phơi khô, quạt sạch, đóng bao gọn gàng. Không dùng
nguyên liệu mốc hỏng. Độ ẩm của nguyên liệu phải nằm trong phạm vi khô không khí từ 8 13%. Kho phải được xây ở nơi cao ráo, thoáng. Nghiêm túc thực hiện qui trình bảo quản
phòng chống mối, mọt, chuột, mốc, lên men.
Có 2 phương pháp bảo quản: nhiệt độ thông thường và nhiệt độ lạnh
- Nhiệt độ thông thường:
Dùng để bảo quản thức ăn có khối lượng lớn như: ngô, thóc, cám gạo, khoai khô, các
loại thức ăn hỗn hợp v.v...
Cách bảo quản: xếp nguyên liệu trên các bục cao trong kho, dùng bạt phủ kín. Dùng
thuốc sát trùng, thuốc chống mọt để xông sau đó mở bạt để bay hơi.
- Nhiệt độ lạnh:
Bảo quản trong phòng kín, có máy điều hoà nhiệt độ. Dùng bảo quản các loại premix
vitamin, các chế phẩm sinh học.
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG MỘT SỐ LOẠI NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN
NĂNG
STT

TÊN THỨC VCK PROTEIN LIPIT
ĂN

(%)

(%)


(%)


(%)

DXKĐ KHOÁNG
(%)

(%)

Ca

P

LƯỢNG

(%)

(%)

Kcall (Trong
100g)

1 Ngô vàng
2 Ngô
Ngô vàng
trắng

87,30


8,90

4,40

2,70

69,90

1,40

0,22

0,30

332,10

86,71

8,88

4,20

2,32

70,00

1,31

0,14


0,30

330,40

3 Thóc tẻ

88,23

7,41

2,20 10,49

63,09

5,09

0,22

0,27

268,70

4 Cám gạo 1

87,58

7,77

46,41


8,37

0,17

1,65

252,70

5 Cám gạo 2

90,27

9,76

6,76 18,57

40,09

15,09

0,32

0,54

167,20

6 Khô đỗ
7 tương
Đâu tương


89,00

44,70

1,50

5,10

32,20

5,50

0,28

0,65

266,90

88,49

37,02 16,30

6,39

23,87

4,91

0,29


0,56

329,60

8 Đậu tương
9 rang
Đậu đen

91,00

39,25 14,00

3,70

29,65

4,40

0,23

0,63

336,00

88,70

23,70

2,50


4,90

53,90

3,70

0,19

0,42

302,70

10 Đậu xanh

88,61

23,68

1,95

4,37

55,09

3,52

0,24

0,42


287,10

11 Lạc nhân

92,40

27,90 44,40

2,70

14,80

2,40

0,12

0,38

484,90

12 Khô lạc
13 nhân
Sắn khô bỏ

89,33

33,84 11,10

4,41


29,89

5,08

0,37

0,55

313,70

87,41

2,87

1,68

2,95

77,73

2,18

0,23

0,15

320,30

14 vỏ
Khoai lang

15 khô
Rau muống

86,80

3,20

1,70

2,20

77,10

2,60

0,17

1,60

295,20

10,06

2,10

0,70

1,60

4,70


1,50

0,12

0,05

22,67

16 Bột cỏ Stylô 87,60

16,50

1,90 24,30

38,20

6,50

1,52

0,31

156,80

17 Bột cá

91,68

59,29


8,24

24,15

5,11

2,81

262,60

18 Tép tươi

23,40

16,60

1,60

1,50

8,70

1,10

67,48

19 Tép khô

90,00


61,90

4,10

0,10

17,40

4,31

220,60

13,10 12,03

15


NĂNG
STT

TÊN THỨC VCK PROTEIN LIPIT
ĂN

(%)

(%)

(%)



(%)

DXKĐ KHOÁNG
(%)

(%)

Ca

P

LƯỢNG

(%)

(%)

Kcall (Trong
100g)

20 Bột đá

30,00

21 Bột vỏ sò,
22 don
Vỏ trứng

33,20

34,30
HUỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
CHUYÊN ĐỀ 2: THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG

STT

Nội dung

Thời
lượng

Làm quen với học 20'
viên
1

2

Các loại thức ăn
cho gia cầm. Vai
trò các chất dinh
dưỡng.

3

Tiêu chuẩn dinh
40'
dưỡng của các loại


Cách tính toán

thành phần dinh
dưỡng.
4

240'

120’

Phương pháp

Phương tiện hỗ
trợ/vật tư thực Câu hỏi gợi ý/thảo luận
hành

Hỏi thăm từng cá
nhân học viên về
việc chăn nuôi gà
của gia đình hoặc
địa phương
Đặt câu hỏi cho học Máy chiếu
viên.
Một số hinh ảnh
Giới thiệu nội dung về thức ăn
chính.
Thảo luận, rút ra
kết luận

Học viên thường cho gà ăn
bằng những thức ăn gì?
Quy mô đàn gà, chuồng

trại, phương thức chăn
nuôi?
Thức ăn của gà là gì?
Những thức ăn đó cung
cấp các chất dinh dưỡng
gì?
Vai trò của các chất dinh
dưỡng đó trong cơ thể gà?

Cung cấp tài liệu về Máy chiếu
dinh dưỡng một số
giống gà, qua các
giai đoạn.

Nhu cần dinh dưỡng của
gà phụ thuộc vào những
yếu tố nào?

Cách tính các công Máy chiếu, bảng, - Cách tính thành phần
thức thức ăn đơn bút dạ, máy tính. dinh dưỡng của thức ăn
giản và phức tạp
dựa vào công thức phối
trộn thức ăn ?
- Cách xác định công thức
thức ăn khi có các nguyên
liệu thức ăn và thành phần
dinh dưỡng của chúng ?

16



STT

Nội dung
Chế biến và bảo
quản

Thời
lượng
30’

Phương pháp
Trình bày

5

Tổng kết bài giảng 30’

6

Phương tiện hỗ
trợ/vật tư thực Câu hỏi gợi ý/thảo luận
hành
Máy chiếu

- Làm thế nào để nâng cao
giá trị của thức ăn?
- Cách bảo quản các loại
thức ăn, nguyên liệu có
khác nhau không?


Tóm tắt các ý
chính. Nhấn mạnh
các vấn đề cần
quan tâm trong
thức ăn và dinh
dưỡng

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Long An

17



×