Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.04 KB, 10 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trẻ em là những hạt giống, những mầm non trong vườn ươm đất nước,
việc đảm bảo chăm sóc và giáo dục trẻ em là mọi yêu cầu nhiệm vụ không chỉ
đối với gia đình, nhà trường mà còn của toàn xã hội. Chính vì vậy chúng ta phải
đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện tập trung sức lực để chăm sóc giáo dục nuôi
dưỡng hợp lý, khoa học đạt chất lượng hiệu quả cao.
Để đào tạo được thế hệ trẻ có đầy đủ phẩm chất của con người mới trong
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì ngay từ đầu các bậc làm cha, làm mẹ nói chung,
các cô giáo mầm non chăm sóc cho các cháu thật chu đáo để tạo điều kiện thuận
lợi cho trẻ phát triển một các toàn diện về mọi mặt để trở thành những người chủ
nhân của đất nước, có đủ đức đủ tài để phục vụ Tổ quốc.
Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ
thống giáo dục quốc dân, nó giữ một vị trí vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt
trong sự nghiệp xây dựng và đào tạo thế hệ trẻ. Vì vậy giáo dục mầm non là giai
đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em để
làm tốt việc chăm sóc nuôi dưỡng trong nhà trường thì mỗi cô giáo mầm non cố
gắng nhiều giúp các cháu phát triển một cách toàn diện về mọi mặt: đức, trí, thể,
mỹ, lao động cần có một chế độ chăm sóc khoa học hợp lý.
Bởi vậy, tôi mong muốn đóng góp một chút công sức nhỏ bé của mình
cho sự nghiệp phát triển giáo dục mầm non, với chủ nhân tương lai của đất
nước. Với đề tài “ Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ mầm non” tôi
mong rằng sau khi nghiên cứu để áp dụng đề tài này, trẻ sẽ ăn ngon miệng, ăn
hết xuất. Đó là vấn đề mà tôi và nhiều bạn đồng nghiệp luôn quan tâm, trăn trở
trong suốt quá trình tham gia nấu ăn tại trường mầm non.
Để đảm bảo cho các cháu có một bữa ăn thật ngon miệng, người đầu bếp
phải biết một số kỹ thuật chế biến cac món ăn làm sao cho các món ăn vừa đảm
bảo các chất dinh dưỡng, thức ăn mềm nhừ, đảm bảo cho các cháu ăn hết xuất,
1



màu sắc của các món ăn phải đặc trưng của từng món ăn, vừa phải hấp dẫn mà
không bị khô sác. Để có được bữa ăn ngon, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng
một cách an toàn, hợp lý không phải là đơn giản, nhất là các cháu trong trường
mầm non. Xuất phát từ nhận thức trên bản thân là một cô nuôi tôi hiểu rõ về việc
chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhất là trẻ trong độ tuổi mầm non. Vì vây, tôi chọn
đề tài: “Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ mầm non”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm chế biến một số món ăn cho trẻ mầm non giúp trẻ ăn ngon và ăn hết
xuất của mình
- Để tiến hành thực hiện cải thiện nâng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ
trong trường mầm non thì có những thuận lợi và khó khăn nhưn sau:
* Thuận lợi:
Nhà trường đã duy trì được chế độ ăn bán trú tại trường là 100%. Có đội
ngủ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Đội ngủ cô nuôi trẻ khỏe, tâm huyết
với nghề, cơ sở đầy đủ, khu bếp sạch sẽ, có đủ đồ dùng, dụng cụ cho bếp ăn một
chiều như bộ phận bếp nấu: bếp ga to dùng nấu 6 nồi, một bếp cơm hấp to, có tủ
lưu mẫu thức ăn, có nhà kho chứa hàng hóa và nguyên vật liệu chế biến về món
ăm, trong bếp có hệ thống điện hợp lý, bàn sơ chế nguyên vật liệu sống, bàn sơ
chế nguyên vật liệu chín, bàn chia thức ăn chín, vừa gọn gàng và sạch sẽ, còn có
nguồn nước sạch để sinh hoạt hằng ngày, rất thuận tiện và hợp vệ sinh.
Trường gần khu trung tâm nên tiện tiện cho việc mua bán thực phẩm rõ
ràng. Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp các ngành và sự ủng hộ nhiệt tình
của các bậc phụ huynh….
* Khó khăn
Do nhận thức của các bậc phụ huynh chưa đồng đều, do điều kiện kinh tế
còn gặp nhiều khó khăn, do vùng nông thôn còn eo hẹp, mức đóng góp cho trẻ
ăn ở bán trú còn chưa cao còn dẫn đến lương thực thực phẩm, chất đốt là ga thì
2



tăng, dẫn đến khó khăn trong việc chế biến và món ăn cho trẻ cũng chưa được
đảm bảo đủ chất dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một số cơ sở kinh doanh và các gia đình ham lợi nhuận đã nuôi động vật
cho ăn bột tăng trọng nhiều, giá cả thực phẩm lên xuống bấp bênh.
1.

Đối tượng nghiên cứu
Chế biến món ăn cho trẻ mầm non từ 18 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi, với

số trẻ đông 600 học sinh ăn bán trú tại trường và độ tuối khác nhau, là một cô
nuôi tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để thực phẩm chế biến ra phải ngon
miệng, ngon mắt và ngon mũi và trẻ phải ăn hết khẩu phần của trẻ.
4. Phương pháp nghiên cứu
a) Các phương pháp thực hiện
1. Biện pháp 1: Tìm tòi học hỏi kinh nghiếm để nâng cao khả năng chế biến
2.

món ăn cho trẻ mẫu giáo
Biện pháp 2: Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh phù hợp với lứa tuổi

3.
4.
a)

mẫu giáo
Biện pháp 3: Cách chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo
Biện pháp 4: Xây dựng thực đơn theo mùa
Các phương pháp tổ chức để thực hiện:
Thực phẩm không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho


con người phát triển, duy trì sự sống và lao động đồng thời nó cũng cho con
người một sức khỏe tốt, nhưng chúng ta không biết bổ sung dinh dưỡng một
cách hợp lý thì sẽ không có kết quả như mong đợi. Để làm tốt công tác chăm sóc
phù hợp ở trong gia đình chúng ta và đặc biệt ở trường mầm non thì theo tôi
chúng ta phải tuân thủ các biện pháp sau:
1.

Biện pháp 1: Tìm tòi học hỏi kinh nghiếm để nâng cao khả năng chế biến

2.

món ăn cho trẻ mẫu giáo
Biện pháp 2: Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh phù hợp với lứa tuổi

3.
4.

mẫu giáo
Biện pháp 3: Cách chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo
Biện pháp 4: Xây dựng thực đơn theo mùa

3


4


B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Những năm gần đây giáo dục mầm non được xã hội đặc biệt quan tâm,

giáo dục mầm non có vị trí vô cùng quan trọng vì đây là cơ sở hình thành nhân
cách con người mới xã hội chủ nghĩa.
Để hình thành và nhân cách tốt cho trẻ ở lứa tuổi mầm non, ở trẻ có một
sức khỏe tốt thì phải chế biến những món ăn đó đủ chất dinh dưỡng, hợp khẩu vị
với trẻ và món ăn phải nhìn vào ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng và trẻ phải ăn
hết xuất của mình(ăn đúng lượng, ăn đúng chất, ăn đúng tiêu chuẩn sẽ giúp trẻ
ngày càng nhanh lớn, thông minh, đủ chiều cao, có đủ sức khỏe tốt, từ đó trẻ
thấy món ăn của cô nấu trẻ thích ăn nhiều hơn và các bậc phụ huynh khi có con
em mình gửi vào mái trường này có các cô chăm sóc nuôi dưỡng trẻ hợp lý, tổ
chức cho trẻ ăn đúng giờ, ngủ đúng giờ giấc).
2. Thực trạng vấn đề trước khi sáng kiến kinh nghiệm
Trước khi áp dụng các biện pháp mới tôi đã lập ra bảng khảo sát chất
lượng đầu năm đối với trẻ và đã có kết quả như sau:
Kết quả khảo sát
Tổng số
trẻ ăn bán
trú

Trẻ ăn ngon miệng,
ăn hết xuất

Trẻ ăn hết xuất nhưng
chưa ngon miệng

Trẻ ăn chưa hết xuất

Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %

Số trẻ
Tỉ lệ %
600
135
26.5
400
66.67
65
12.7
Qua thực tế trên cho biết, tỉ lệ cháu ăn ngon miệng ăn hết xuất, trẻ ăn hết
xuất nhưng chưa ngon miệng, trẻ ăn chưa hết xuất là: 12.7%, từ đó tôi luôn cải
tiến về một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ sao cho phù hợp khẩu vị của
trẻ.

Ví dụ:

Bảng thực đơn tháng 4 tuần 1 năm 2016
5


Tuầ
n
2

Sáng
Bữa
chính

Thứ 3


Cơm
Thịt
Tôm
Canh tép
- rau

thit
- trứng
canh ngao

-

Phụ xế

Thứ 2

- Sữa Nutri
- Cháo vịt đậu

-

-

- Sữa Nutri
- Phở gà

Thứ 4

Thứ 5


Cá thu
- Thịt, đậu
Muối lạc vừng
phụ
Canh tôm
- Canh ngao

- Sữa Nutri
- Cháo vịt đậu

Thứ 6

-

Thịt bò
Muối lạc
vừng

- Sữa Nutri- - Sữa Nutri
Phở gà
- Cháo vịt
đậu

3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn
đề
3.1 Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non
Trẻ mầm non chức năng hoạt động còn yếu, khả năng miễn dịch của trẻ
đối với bệnh tật còn chưa cao cho nên ta phải chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phù hợp
với từng lứa tuồi, thức ăn của trẻ nhìn vào ngon mắt ngon mũi, ngon miệng
nhưng phải đảm bảo lượng dinh dưỡng từ 50% từ thức ăn động vật, 50% từ thức

ăn thực vật, thức ăn phải nấu nhừ, phải đảm bảo yêu cầu chất dinh dưỡng của
từng lứa tuổi.
-Trẻ 18 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi cần là: 10 nhu cầu dinh dưỡng cụ thể
bảng nhu cầu dinh dưỡng.
- Trẻ 25 - 36 tháng tuổi: 10 nhu cầu dinh dưỡng
-Trẻ 3 tuổi cần là: 10 nhu cầu dinh dưỡng
-Trẻ 4 tuổi cần là: 10 nhu cầu dinh dưỡng
- Trẻ 5 tuổi cần là: 10 nhu cầu dinh dưỡng
- Trẻ 6 tuổi cần là: 10 nhu cầu dinh dưỡng
Chính vì thế tôi luôn nắm vững kiến thức về dinh dưỡng và một số biến
pháp chế biến món ăn cho trẻ mầm non, chế biến món ăn cho trẻ, cung cấp đầy
6


đủ chất dinh dưỡng hợp lý, để trẻ mau lớn và khỏe mạnh, thì phải đảm bảo vệ
sinh ăn uống cho trẻ, những dụng rửa thực phẩm, dao thái, rổ đựng thức ăn loại
sống thớt thái loại sống, loại chín cần được dùng riêng biệt. Dụng cụ nhà bếp
phải được bảo quản sạch sẽ, bếp núc cần giữ vệ sinh không có ruồi nhặng,
chuột, dán.
3.2 Chọn thực phẩm
Chọn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và đặc biệt an toàn vệ sinh thực
phẩm
-

Mua rau quả tươi không bị dập nát
Mua thịt cá phải qua kiểm dịch

Ví dụ: - Mua thịt: thịt tươi ở ngoài có lớp màng khô, bề mặt hơi se, mỡ có
màu xám, độ săn mù, mùi bình thường.
-


+ Trạng thái mặt cắt: mặt cắt có màu xám khô, mặt giấy không có vết ố
Chọn trứng: Trứng không dập vỡ, có màu sắc bình thường, không loãng

-

lòng, trứng tươi là trứng tốt nhất trên bề mặt có bụi phấn
Chọn cá: Cá tươi còn trong sáng, cá ươn là đục sẩm xanh
Cách chọn tôm tươi: Tôm còn sống hoặc đang động đậy, tôm tươi còn đầu

-

hoàn chỉnh, thân có độ cong nhất định.
Tóm lại thực phẩm cho trẻ mầm non cần sạch, ngon, tươi để đảm bảo
lượng dinh dưỡng. Một số biện pháp chế biến món ăn cần phải đảm bảo

vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Qua quá trình thực nghiệm các biện pháp trọng tâm tại trường đã cho tôi
cũng như các cô trong lĩnh vực hội được một số kinh nghiệm chế biến các món
ăn trong gia đình cũng như trong trường mầm non.
Bên cạnh đó tôi luôn tìm tòi học hỏi để trau dồi kiến thức và vận dụng vào
công việc của mình đồng thời phải linh hoạt sáng tạo chế biến ra nhiều món ăn
lạ để thu hút sự hứng thú của trẻ, làm cho trẻ lúc nào cũng có cảm giác muốn
đến trường.
7


Cho tôi kinh nghiệm khi mua thực phẩm lựa chọn những thực phẩm tươi

ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vận dụng những thực phẩm có sẵn
ở địa phương để chế biến những món ăn phù hợp với trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng
hết xuất.
Biết xây dựng thực đơn và tính khẩu phần có đầy đủ các chất dinh dưỡng
để đáp ứng nhu cầu cho trẻ trong ngày.
Biết phối hợp và trao đổi với các cô lên lớp để hiểu hơn về tâm lý của các
cháu, để từ đó có thể chế biến ra các món ăn phù hợp với các cháu giúp các cháu
ăn ngon miệng.

8


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua quá trình áp dụng và thực hiện một số biện pháp chế biến trên đã cho
tôi kết quả sau:
Kết quả khảo sát và sau khi thực hiện các giải pháp trên
Trẻ ăn ngon miệng, Trẻ ăn hết xuất nhưng
Trẻ ăn chưa hết xuất
ăn hết xuất
chưa ngon miệng
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
600
480
80

120
20
0
0
Qua kết quả đánh giá ở trên cho chúng ta thấy sự thay đổi thực trạng của
trẻ rõ rệt ở đầu năm và cuối năm, điều đó chứng tỏ được khả năng chế biến của
các cô nuôi ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó xây dựng thực đơn và việc
thay đổi thực đơn, cách chế biến món ăn cho trẻ trở nên phong phú đa dạng hơn,
giúp trẻ ăn ngon miệng ăn hết xuất.
-

Chọn thực phẩm phải tươi ngon, thực phẩm đó phải rõ nguồn gốc.
Phối kết hợp với phụ huynh
Tuyên truyền vận động phụ huynh đóng góp cho con ăn tại trường mầm non
Đặc biệt là cô nuôi phải có tâm huyết với nghề mà mình đang làm, luôn

luôn mến trẻ, quan tâm đến từng trẻ thì sẽ có phương pháp chăm sóc trẻ tốt hơn
nhiều.
Vì vậy tôi luôn học hỏi nâng cao kiến thức về chế biến một số món ăn co
trẻ hợp khẩu vị, đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh là công việc hàng
đầu của cô nuôi.

9


2. Kiến nghị:
- Tôi muốn đề nghị với Phòng giáo dục và đào tạo Thành phố Thanh hóa
quan tâm hơn nữa đến trường mầm non Quảng Tâm chúng tôi, giúp trường tôi
có thêm giáo viên, quan tâm đến chế độ đến đời sống của giáo viên mầm non
Quảng Tâm để chị em yên tâm công tác, yên tâm chế biến các món ăn cho trẻ và

đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Mong Phòng giáo dục đào tạo và Ban giám hiệu nhà trường bồi dưỡng
thêm về chuyên môn cho các cô nuôi được thường xuyên để các cô nuôi nhiều
kinh nghiệm hơn để vận dụng vào công việc của mình
- Tôi rất mong được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường các cô
giáo cùng các chị em trong tổ bếp ủng hộ và giúp đỡ tôi có thể hoàn thành công
việc ở nhà cũng như ở trường.
- Đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi, tôi rất mong được sự đóng góp ý
kiến của các cô, các chị trong trường cũng như Ban lãnh đạo Phòng giáo dục
Thành phố Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa để tôi hoàn thiện hơn trong nhiệm vụ
của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
, ngày 14 tháng 4 năm 2016
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Tôi cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người thực hiện

10



×