Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

ĐỀ THI ÔN LUYỆN NGHIỆP VỤ ĐOÀN THANH NIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.95 KB, 25 trang )

PHẦN 1. NGHIỆP VỤ ĐOÀN
Câu 1: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là gì?
A. Là tập hợp những Thanh niên tuổi từ 16 đến 30.
B. Là một tổ chức Chính trị.
C. Là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên
D. Là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam.
Theo Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức
chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh bào gồm những thanh niên tiên tiến, tự
nguyện phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ và giàu mạnh, công bằng và
văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 2: Mục đích lý tưởng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là gì?
A. Giải phóng đất nước.
B. Độc lập dân tộc.
C. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn
minh.
D. Giáo dục Thanh thiếu niên giác ngộ lý tưởng cách mạng.
Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn
đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Câu 3: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có mấy chức năng?
A. 3 Chức năng
B. 4 Chức năng
C. 5 Chức năng
D. 6 Chức năng.
Theo Điều lệ Đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có 4 chức năng bao gồm:
- Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, là đội quân xung kích cách mạng. Chức
năng này biểu hiện ở việc Đoàn luôn luôn xác định nhiệm vụ của mình là tích cực tham gia xây dựng
Đảng, là nguồn cung cấp cán bộ cho Đảng và là người kế tục trung thành xuất sắc sự nghiệp cách mạng
vẻ vang của Đảng của Bác Hồ.
- Đoàn là trường học XHCN của thanh niên. Đoàn tạo môi trường đưa thanh niên vào các hoạt


động, giúp đỡ họ rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của người lao động mới phù hợp với yêu
cầu của xã hội hiện nay.
- Đoàn là người đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ. Chức năng này khẳng
định rõ tổ chức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức của thanh niên, vì thanh niên.
- Đoàn là người phụ trách đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Chức năng này thể hiện trách
nhiệm của Đoàn trong việc giáo dục thiếu niên nhi đồng tạo nguồn bổ sung cho Đoàn.
Câu 4. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập ngày tháng năm nào?
A. 26/3/1930
B. 26/3/1931
C. 3/2/1903
D. 3/2/1931
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03/2/1930), Đảng đó thấy rõ tầm quan trọng của việc
xây dựng tổ chức Đoàn. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần II họp từ ngày 20 đến ngày
26/3/1931, Trung ương Đảng đã dành một ngày trong thời gian Hội nghị để bàn và quyết định những vấn
đề quan trọng về công tác vận động thanh niên của Đảng. Xuất phát từ ý nghĩa đặc biệt ấy, được sự đồng
ý của Bộ Chính trị và Bác Hồ, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III (họp từ ngày 22 đến 25/3/1961 tại Hà
Nội) đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 là ngày thành lập Đoàn
Câu 5. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã đổi tên mấy lần?
A. 4 lần
C. 5 lần
D. 6 lần
D. 7 lần
Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương
Từ 1936 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
1



Câu 6. Đoàn ta mang tên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh từ năm nào?
A. 1955
C. 1956
D. 1976
D. 1986
Tại miền Bắc, tháng 2 năm 1970, Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam được đổi tên thành Đoàn
Thanh niên lao động Hồ Chí Minh để kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa qua đời trước đó 5 tháng. Cùng
thời gian này, Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng miền Nam cũng đổi tên thành Đoàn Thanh niên
Nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh.
Sau khi Việt Nam thống nhất, tháng 12 năm 1976, Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Hồ Chí
Minh và Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh hợp nhất với tên gọi Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh. (Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976) đã ra quyết định)
Câu 7. Tên bài hát chính thức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh?
A. Thanh niên làm theo lời Bác
B. Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ
C. Lên Đàng
D. Tiến lên Đoàn viên
Câu 8. Tác giả bài hát chính thức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là ai?
A. Trương Quang Lục
B. Hoàng Hòa
C. Hoàng Hà
D. Vũ Hoàng
Tối 20/3/1951 tổ TNXP 312 đóng quân tại Nà Tu thuộc xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, tỉnh
Bắc Kạn đốt lửa trại đón Tổng cục trưởng Tổng cục Cung cấp Trần Đăng Ninh. Quá bất ngờ, mọi người
đã vô cùng sung sướng khi được đón Bác Hồ. Bên ánh lửa hồng bập bùng, Bác Hồ nói chuyện với TNXP.
Cứ xong một câu Bác hỏi và thanh niên trả lời lại được Bác đúc kết thành một câu rồi bảo tất cả đồng
thanh nhắc lại. Thế là bốn vấn đề được Bác đúc kết thành bốn câu trở thành một bài thơ dễ hiểu, mọi
người thuộc ngay:

“Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên“
Hoàng Hòa (tên thật là Cao Hy Vọng) từng là Bí thư tỉnh đoàn Hưng Yên rồi ở Trung ương Đoàn
là Ủy viên Ban chấp hành khóa 2, khóa 3, giữ cương vị Thường vụ Trung ương Đoàn suốt từ năm 1967
đến 1981. Năm 1953, vào một sáng tháng 3 trong lần đi công tác tại khu du kích Đông Hồ (Hưng Yên)
tình cờ anh được đọc báo Cứu quốc có in bài tường thuật Bác Hồ tới thăm một tổ TNXP tại Việt Bắc. Bốn
câu thơ trong bài báo đã cuốn hút tâm hồn anh. Anh nảy ra một ý nghĩ phải làm thế nào để truyền bá
được rộng rãi, nhanh chóng lời dạy của Bác cho thanh niên. Với cây đàn ghi ta, Hoàng Hòa bắt tay ngay
vào phổ nhạc bốn câu thơ của Bác. Bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác” được ra đời rất nhanh. Ngay
hôm ấy, thanh niên địa phương đã được hát bài hát này. Và cũng rất nhanh bài hát được phổ biến rộng
cả tỉnh rồi toàn quốc. Bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác” được hát vang trên đường thành phố Hà
Nội khi quân đội ta vào tiếp quản Thủ đô ngày 10-10-1954. “Thanh niên làm theo lời Bác” đã trở thành
bài ca chính thức của Đòan TNCS Hồ Chí Minh.
Còn Hoàng Hà tên thật là Cao Minh – là em trai Hoàng Hòa.
Câu 9. Ai là tác giả huy hiệu Đoàn?
A. Hoạ sỹ Tôn Đức Hoàng
B. Hoạ sỹ Huỳnh Văn Thuận
C. Hoạ sỹ Dương Thu Hương
D. Một tác giả khác
Ngày ấy, nhân dịp Hội nghị Đại biểu cán bộ Đoàn toàn quốc (Đầu xuân năm 1951) ở thôn Đức
Lương, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Đồng chí Nguyễn Lam lúc đó là Bí thư Trung ương Đoàn giao
nhiệm vụ cho một nhóm họa sỹ sáng tác mẫu Huy hiệu Đoàn. Trong số 30 mẫu, có một mẫu mà qua biểu
tượng và đường nét đã thể hiện được ý tưởng “Đoàn thanh niên là cánh tay, đội hậu bị của Đảng ....” của
họa sỹ Huỳnh Văn Thuận. Mẫu này đã được đại đa số đại biểu tán thành nhưng họa sỹ Huỳnh Văn Thuận
vẫn chưa thực sự hài lòng, ông muốn mẫu đó vẽ đẹp hơn nữa, hoàn thiện hơn nữa. Nghĩ vậy ông đề nghị
đồng chí Nguyễn Lam trình Bác Hồ xem. Ngay sau đó đồng chí Nguyễn Lam trở về báo tin vui là Bác
khen: “Hay lắm, rất nên”. Và chỉ hai ngày sau, Trung ương Đoàn nhận được công văn của Bác Hồ gửi
xuống với nội dung: “Đoàn thanh niên là cánh tay, đội hậu bị của Đảng, huy hiệu thanh niên tay cầm cờ
đỏ sao vàng tiến lên...” và mẫu huy hiệu Đoàn chính thức được công nhận – đó chính là Huy hiệu ngày
nay.
Câu 10. Theo quy định đường kính huy hiệu của cờ Đoàn là :

2


2
2
2
2
chiều dài
B. chiều rộng
C.
chiều dài
D.
chiều rộng
3
3
5
5
Câu 11. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do ai sáng lập ?
A. Đảng cộng sản Việt Nam
B. Hồ Chí Minh
C. Đảng CSVN và Hồ Chí Minh
D. Bí thư Trần Phú
Điều này đã được khẳng định ngay trong Điều lệ Đoàn: “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh là tổ chức chính trị-xã hội của thanh niên Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ
Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện”. Dẫn chứng: Từ buổi đầu thời kỳ cứu nước (những năm 1920),
Hồ Chí minh đã sớm có tư tưởng : Muốn thức tỉnh dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh niên. Đó là tư
tưởng chiến lược nhạy cảm và sáng suốt của Người trong quá trình vận động cách mạng ở Việt Nam.
Nhưng muốn thức tỉnh thanh niên thì phải tổ chức họ lại để tuyên truyền giáo dục, vận động và phát huy
sức mạnh của Thanh niên. Do vậy vào năm 1925, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức ra “Việt Nam thanh
niên cách mạng đồng chí Hội” nhằm tập hợp những thanh niên yêu nước, giác ngộ cách mạng, tiến hành

cuộc giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, ấm no hạnh phúc cho nước, cho dân. Án Nghị quyết tháng
10/1930 của Đảng ta là thể hiện tiếp theo tư tưởng đó.
Câu 12. Điều lệ Đoàn quy định tổ chức cơ sở Đoàn có mấy nhiệm vụ ?
A. 2 nhiệm vụ
B. 3 nhiệm vụ
C. 4 nhiệm vụ
D. 5 nhiệm vụ
Theo Điều 20 (IX-16)Điều lệ Đoàn khóa X thì tổ chức cơ sở có 3 nhiệm vụ gồm:
1. Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên,
thanh thiếu nhi.
2. Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp
phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương,
đơn vị.
3. Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế - xã hội làm tốt công tác thanh niên,
chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựng, bảo vệ
Đảng và chính quyền.
Câu 13. Điều lệ Đoàn quy định Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh có mấy nhiệm vụ ?
A. 2 nhiệm vụ
B. 3 nhiệm vụ
C. 4 nhiệm vụ
D. 6 nhiệm vụ
Theo Điều 2 Điều lệ Đoàn khóa X thì đoàn viên có 3 nhiệm vụ đó là:
1. Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện,
tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Gương mẫu chấp hành và vận động thanh thiếu nhi thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và các đoàn thể
nhân dân. Chấp hành Điều lệ Đoàn và các nghị quyết của Đoàn; tích cực tuyên truyền về tổ chức Đoàn
trong thanh niên; sinh hoạt đoàn và đóng đoàn phí đúng qui định.
3. Liên hệ mật thiết với thanh niên, tích cực xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh
viên Việt Nam và các thành viên khác của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ

Chí Minh; giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn viên; tham gia sinh hoạt Đoàn tại nơi cư trú.
Câu 14. Tổ chức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được chia thành mấy cấp ?
A. 2 cấp
B. 3 cấp
C. 4 cấp
D. 5 cấp
Theo Điều 6 Điều lệ đoàn khóa X quy định Hệ thống tổ chức của Đoàn gồm 4 cấp:
- Cấp cơ sở (gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở).
- Cấp huyện và tương đương.
- Cấp tỉnh và tương đương.
- Cấp Trung ương.
Câu 15. Điều lệ Đoàn quy định Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh có mấy quyền ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Theo Điều 3 Điều lệ đoàn TNCS Hồ Chí Minh thì đoàn viên có 3 quyền gồm:
A.

3


1. Yêu cầu tổ chức Đoàn đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, được giúp đỡ và tạo điều kiện để
phấn đấu trưởng thành.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn.
3. Được thông tin, thảo luận, chất vấn, phê bình, biểu quyết, đề nghị và bảo lưu ý kiến của mình về công
việc của Đoàn.
Câu 16. Bí thư thứ nhất trung ương Đoàn hiện nay là ai ?
A. Dương Văn An
B. Nguyễn Đắc Vinh

C. Nguyễn Long Hải
D. Võ Văn Thưởng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2012-2017 chính thức
được diễn ra từ 11/12 đến 14/12/2012, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình - Hà Nội. Tham dự Đại
hội có 999/1.000 đại biểu là những cán bộ, đoàn viên ưu tú đại diện cho hơn 7 triệu đoàn viên thanh niên
từ mọi miền Tổ quốc Việt Nam. Đại hội đã bầu 151 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Trung ương
Đoàn khóa X. Tại Hội nghị Ban Chấp hành TW Đoàn lần thứ nhất, khóa X đã tiến hành bầu: Ban
Thường vụ Trung ương Đoàn gồm 33 đồng chí; Ban Bí thư Trung ương Đoàn gồm 07 đồng chí. Đồng chí
Nguyễn Đắc Vinh được tái đắc cử Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa X.
Câu 17. Chủ đề hành động của Tháng thanh niên 2013 là gì ?
A. Thanh niên hành động về môi trường
B. Thanh niên với vấn đề an sinh xã hội
C. Công trình Thanh niên
D. Tuổi trẻ chung tay xây dựng văn minh đô thị
Theo nội dung Kế hoạch số Số: 14 KH/TWĐTN ngày 17/01/2013 của BCH Trung ương Đoàn về
Hành động Thàng Thanh niên năm 2013, BCH TW Đoàn đã chọn Chủ đề Tháng Thanh niên 2013 là
“Tuổi trẻ chung tay xây dựng văn minh đô thị” với phương châm “Ứng xử văn hóa, hành động văn
minh”. Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh khẳng định điểm mới của Tháng Thanh niên
năm nay là không tổ chức lễ ra quân mà tiến hành khởi động Tháng Thanh niên với những việc làm cụ
thể, thiết thực trong từng địa phương
Câu 18. Bác Hồ đã ví tuổi trẻ như mùa nào trong năm ?
A. Mùa xuân
B. Mùa hạ
C. Mùa thu
D. Mùa đông
“Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội...”
Đó là câu ví của Bác Hồ trong thư gửi Thanh niên và Nhi đồng toàn quốc nhân Tết đầu tiên của nước nhà
độc lập (Tháng 1/1946).
Câu 19. Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng CSVN là ai ?
A. Trần Phú

B. Lê Hồng Phong
C. Hà Huy Tập
D. Nguyễn Ái Quốc
Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam họp từ
ngày 6 tháng 1 năm 1930 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ
chức cộng sản tại Đông Dương (Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng; thành viên từ
một nhóm thứ ba tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt). Hội nghị hợp nhất này diễn
ra tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930,
đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ. Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh
Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm)
và 3 đại biểu ở nước ngoài (có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, đại biểu của Quốc tế Cộng
sản). Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam,
thông qua một số văn kiện quan trọng như: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm
tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi. Ngày 24 tháng 2 năm 1930, Đông Dương Cộng sản Liên
đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hồng Kông từ ngày 14
đến 31 tháng 10 năm 1930, tên của đảng được đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương theo yêu cầu
của Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) và đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên.
Câu 20. Tổng Bí thư hiện nay của Đảng CSVN là ai ?
A. Trương Tấn Sang B. Tô Huy Rứa
C. Nguyễn Phú Trọng
D. Đinh Thế Huynh
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam được khai mạc ngày 12/01/2011
tại Hà Nội và bế mạc vào ngày 19/01/2011.
4


Chiều ngày 17 tháng 1, Đại hội đã tiến hành bỏ phiếu bầu cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XI
tại hội trường gồm 175 Ủy viên chính thức và 25 Ủy viên dự khuyết. Sau đó, chiều ngày 18/1, Ban Chấp
hành Trung ương khóa XI họp bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, và Ủy ban Kiểm tra Trung

ương. Theo kết quả bầu cử, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã trúng cử Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt
Nam khóa XI.
Câu 21. Tác giả của bài hát ‘‘Tiến quân ca’’ (Quốc ca của Việt Nam) là ai ?
A. Văn Cao
B. Vũ Cao
C. Trần Hoàn
D. Hoàng Việt
Tiến quân ca là một bài hát do nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995) sáng tác vào năm 1944, ông đã viết
bài hát đó trong nhiều ngày tại căn gác số 45 Nguyễn Thượng Hiền. Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Tiến quân ca chính thức được cử hành trong ngày Tuyên ngôn độc
lập tại Quảng trường Ba Đình bởi Ban nhạc Giải phóng quân. Năm 1946, Quốc hội khóa I đã quyết định
chọn Tiến quân ca làm quốc ca.
Tiến quân ca là quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945 đến năm 1976. Sau
năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, ngày 2 tháng 7 năm 1976, hai miền Nam Bắc thống
nhất thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Tiến Quân Ca tiếp tục được chọn là Quốc ca chính
thức của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 22. Có mấy hình thức kỉ luật của Đoàn đối với cán bộ, đoàn viên?
a. 2 hình thức
b. 3 hình thức
c. 4 hình thức
d. 5 hình thức
Theo Khoản 2 Điều 32 Điều lệ Đoàn khóa X quy định các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, đoàn
viên gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.
Câu 23. Có mấy hình thức kỉ luật của Đoàn đối với Tổ chức đoàn?
a. 2 hình thức
b. 3 hình thức
c. 4 hình thức
d. 5 hình thức
Theo Khoản 2 Điều 32 Điều lệ Đoàn khóa X quy định các hình thức kỷ luật đối với tổ chức Đoàn

gồm: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
Câu 24. Đơn vị có ít nhất mấy đoàn viên trở lên được thành lập chi đoàn?
a. 3 đoàn viên
b. 5 đoàn viên
c. 7 đoàn viên
d. 9 đoàn viên
Theo Khoản 4 Điều 17 Điều Lệ đoàn Khóa X có nêu: Đơn vị có ba đoàn viên trở lên được
thành lập chi đoàn. Nếu chưa đủ ba đoàn viên thì Đoàn cấp trên giới thiệu đến sinh hoạt ở một tổ chức cơ
sở Đoàn thích hợp. Chi đoàn có thể thành lập các phân đoàn.
Câu 25. Quy trình giới thiệu đoàn viên ưu tú kết nạp Đảng của các cấp bộ Đoàn phải trải qua mấy
bước thủ tục?
a. 3 bước
b. 4 bước
c. 5 bước
d. 6 bước
Theo Hướng dẫn số 03-HD/BTCTW ngày 29/12/2006 của Ban Tổ chức Trung ương "Hướng dẫn
một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng" hướng dẫn cụ thể các bước thủ tục tiến hành để kết nạp
đoàn viên ưu tú vào Đảng gồm 4 bước sau:
Bước 1: Bình chọn (lựa chọn), công nhận đoàn viên ưu tú từ đoàn viên xuất sắc.
Bước 2: Bồi dưỡng, hướng dẫn đoàn viên ưu tú phấn đấu rèn luyện.
Bước 3: Giới thiệu đoàn viên ưu tú vào đảng: Thảo luận, nhận xét và đảm bảo đoàn viên ưu tú đủ tiêu
chuẩn vào Đảng.
Bước 4: Theo dõi quá trình phấn đấu của đảng viên dự bị: Sau khi đoàn viên được kết nạp vào Đảng,
Đoàn vẫn phải tiếp tục giúp đỡ, giao công việc để bồi dưỡng, rèn luyện. Một tháng trước khi hết thời
gian dự bị, đảng viên dự bị viết bản tự kiểm điểm; nội dung kiểm điểm phải nêu rõ ưu điểm, khuyết
điểm về thực hiện nhiệm vụ đảng viên và biện pháp khắc phục khuyết điểm, tồn tại (trong đó có nhiệm
vụ của đoàn viên). Trên cơ sở kiểm điểm của đảng viên dự bị, Ban thường vụ đoàn cơ sở và Ban chấp
hành Chi đoàn làm thủ tục nhận xét và đề nghị Chi bộ chuyển Đảng chính thức.
Câu 26. Đơn vị có từ 2 chi đoàn trở lên và có ít nhất bao nhiêu đoàn viên thì thành lập đoàn cơ sở?
a. 25 đoàn viên

b. 30 đoàn viên
c. 35 đoàn viên
d. 40 đoàn viên
5


Theo Khoản 4 Điều 17 Điều Lệ đoàn khóa X Quy định: Đoàn cơ sở là cấp trên trực tiếp
của chi đoàn. Đơn vị có từ hai chi đoàn trở lên và có ít nhất 30 đoàn viên thì thành lập Đoàn cơ sở.
Câu 27. Có thể kết nạp đoàn viên trong trường hợp nào sau đây:
A. Tất cả thanh niên có nguyện vọng vào Đoàn dù có bố, mẹ, anh, chị, em đang bị giam giữ trước
khi xét kết nạp.
B. Tất cả thanh niên có nguyện vọng vào Đoàn, hăng hái tham gia các hoạt động của Đoàn dù có
bố, mẹ, anh, chị, em đang bị giam giữ trước khi xét kết nạp.
C. Tất cả thanh niên có nguyện vọng vào Đoàn, hăng hái tham gia các hoạt động của Đoàn, có tín
nhiệm với thanh niên, dù có bố, mẹ, anh, chị, em đang bị giam giữ trước khi xét kết nạp.
D. Những thanh niên có nguyện vọng vào Đoàn, hăng hái tham gia các hoạt động của Đoàn, có tín
nhiệm với thanh niên. Nếu có bố, mẹ, anh, chị, em đang bị giam giữ trước khi xét kết nạp thì phải xin ý
kiến của cấp ủy Đảng cung cấp.
Theo Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn về công tác kết nạp đoàn viên có quy định:
1- Điều kiện độ tuổi và trình độ học vấn
a, Tại thời điểm xét kết nạp, người được kết nạp vào Đoàn tối thiểu từ 16 tuổi và tối đa không quá 30
tuổi.
b, Người được kết nạp vào Đoàn tối thiểu có trình độ tiểu học. Đối với thanh niên là người dân tộc
thiểu số, người đang sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì
vận dụng linh hoạt.
2- Xét kết nạp đoàn viên trong một số trường hợp
a, Trường hợp thanh niên có nguyện vọng vào Đoàn, hăng hái tham gia các hoạt động do Đoàn tổ
chức, có tín nhiệm với thanh niên, nhưng có bố mẹ, anh, chị, em ruột đang bị giam giữ trước khi xét kết
nạp phải xin ý kiến của cấp uỷ Đảng cùng cấp.
b, Trường hợp thanh niên làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa có tổ chức Đoàn,

hăng hái tham gia các hoạt động do Đoàn tổ chức ở nơi cư trú, có tín nhiệm với thanh niên và có nguyện
vọng vào Đoàn thì chi đoàn nơi cư trú xét, đề nghị, Ban Chấp hành Đoàn xã, phường, thị trấn ra quyết
định chuẩn y kết nạp.
Câu 28. Để thực hiện công tác phát triển đoàn viên cần thực hiện các công tác sau:
1- Xây dựng kế hoạch kết nạp đoàn viên.
2- Tiến hành các thủ tục và tổ chức kết nạp đoàn viên mới.
3- Tuyên truyền giới thiệu về Đoàn cho thanh niên, thông qua các loại hình tổ chức và các phương thức
hoạt động của Đoàn, Hội, Đội.
4- Bồi dưỡng giáo dục, rèn luyện thanh, thiếu niên vào Đoàn.
Thứ tự đúng khi thực hiện các bước trên là:
A. (4), (2), (3), (1).
B. (3), (1), (4), (2).
C. (3), (2), (4), (1).
D. (4), (3), (2), (1).
Theo Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn về quy trình công tác phát triển đoàn viên có quy định:
Bước 1: Tuyên truyền giới thiệu về Đoàn cho thanh niên, thông qua các loại hình tổ chức và các
phương thức hoạt động của Đoàn, Hội, Đội.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch kết nạp đoàn viên.
- Lập danh sách thanh niên tiên tiến và đội viên trưởng thành.
- Lựa chọn đối tượng theo các tiêu chuẩn kết nạp đoàn viên.
- Phân công đoàn viên giúp đỡ, dự kiến thời gian bồi dưỡng, thời gian tổ chức kết nạp.
Bước 3: Bồi dưỡng giáo dục, rèn luyện thanh, thiếu niên vào đoàn.
a, Mở lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đoàn, lựa chọn những thanh niên có đủ tiêu chuẩn xét kết nạp (nơi có
điều kiện có thể cấp giấy chứng nhận đã học qua lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đoàn cho thanh, thiếu niên).
b, Ở những nơi không có điều kiện mở lớp tập trung thì có hình thức phù hợp để thanh niên học tập,
nghiên cứu sau đó kiểm tra.
Bước 4: Tiến hành các thủ tục và tổ chức kết nạp đoàn viên mới.
- Hướng dẫn thanh niên tự khai lý lịch và viết đơn (theo mẫu sổ đoàn viên).
- Hội nghị chi đoàn xét, báo cáo lên Ban Chấp hành Đoàn cấp trên.
- Ban Chấp hành Đoàn cấp trên ra quyết định chuẩn y kết nạp.

6


- Chi đoàn tổ chức kết nạp đoàn viên mới, trao huy hiệu Đoàn.
- Hoàn chỉnh hồ sơ để quản lý đoàn viên, tiếp tục bồi dưỡng tạo điều kiện để đoàn viên mới rèn luyện.
Đối với những nơi không có chi đoàn, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở hoặc chi đoàn cơ sở thực hiện quy
trình công tác phát triển đoàn viên và quyết định kết nạp đoàn viên.
Câu 29. Những đoàn viên nào có quyền ứng cử để bầu vào Ban Chấp hành các cấp của Đoàn ?
A. Đoàn viên phải là đại biểu của đại hội.
B. Đoàn viên phải không là đại biểu của đại hội.
C. Phải là những đoàn viên của Ban chấp hành cũ dù đoàn viên đó là đại biểu hay không là đại
biểu của đại hội.
D. Đoàn viên có quyền ứng cử để bầu vào Ban Chấp hành các cấp của Đoàn, dù đoàn viên đó là
đại biểu hay không là đại biểu của đại hội.
Theo Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn về quyền ứng cử trong Bầu cử của đoàn có quy định:
a, Đoàn viên có quyền ứng cử để bầu vào Ban Chấp hành các cấp của Đoàn, dù đoàn viên đó là đại
biểu hay không là đại biểu của đại hội.
b, Đoàn viên không phải là đại biểu của đại hội, ứng cử vào Ban Chấp hành từ cấp huyện và tương
đương trở lên phải gửi đến Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội đơn xin ứng cử, sơ yếu lý lịch và nhận
xét của Ban Chấp hành cơ sở Đoàn nơi đoàn viên đang sinh hoạt, chậm nhất 15 ngày trước khi đại hội.
c, Tại đại hội đoàn viên, mọi đoàn viên đều có quyền ứng cử để bầu làm đại biểu đi dự đại hội Đoàn
cấp trên, trường hợp đoàn viên không có mặt tại đại hội có thể ứng cử bằng đơn.
d, Đại biểu chính thức của đại hội đại biểu, hội nghị đại biểu có quyền ứng cử để bầu làm đại biểu đi
dự đại hội đại biểu hoặc hội nghị đại biểu Đoàn cấp trên.
Câu 30. Những đoàn viên nào có quyền đề cử đoàn viên để bầu vào Ban Chấp hành và bầu làm đại
biểu đi dự đại hội đại biểu Đoàn cấp trên ?
A. Đoàn viên phải là đại biểu của đại hội.
B. Phải là những đoàn viên tiến tiến suất sắc mới có quyền đề cử.
C. Chỉ có những đoàn viên của ban chấp hành cũ mới có quyền đề cử.
D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Theo Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn về quyền ứng cử, đề cử và bầu cử của đoàn viên có quy
định:
a, Tại đại hội đoàn viên, tất cả đoàn viên đều có quyền đề cử đoàn viên để bầu vào Ban Chấp hành và
bầu làm đại biểu đi dự đại hội đại biểu Đoàn cấp trên.
b, Tại đại hội đại biểu, các đại biểu chính thức đều có quyền đề cử những đoàn viên là đại biểu và
những đoàn viên không phải là đại biểu để bầu vào Ban Chấp hành (trường hợp đề cử cán bộ Đoàn ngoài
tuổi đoàn viên thì phải là đại biểu chính thức của đại hội) hoặc đề cử đại biểu chính thức vào danh sách
bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên.
Câu 31. Khi nào một đoàn viên bị xóa tên trong danh sách đoàn viên?
A. Đoàn viên không tham gia sinh hoạt Đoàn mà không có lý do chính đáng.
B. Đoàn viên không đóng đoàn phí ba tháng trong một năm mà không có lý do chính đáng.
C. Khi đoàn viên thường xuyên đi học tập, lao động, công tác ở xa không quá 1 năm cho dù trong
thời gian đó đoàn viên có báo cáo với Ban Chấp hành chi đoàn và sau mỗi đợt đi về vẫn tham gia sinh
hoạt, đóng đoàn phí đầy đủ và có những đóng góp cho hoạt động của chi đoàn.
D. Chỉ có (A), (B) là đúng
Theo Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn về việc xóa tên đoàn viên trong danh sách có quy định:
1- Chi đoàn xem xét quyết định xoá tên đoàn viên và báo cáo lên Đoàn cấp trên trực tiếp đối với
trường hợp đoàn viên không tham gia sinh hoạt Đoàn hoặc không đóng đoàn phí ba tháng trong một năm
mà không có lý do chính đáng.
2- Trường hợp đoàn viên thường xuyên đi học tập, lao động, công tác ở xa không quá 1 năm, trong thời
gian đó đoàn viên có báo cáo với Ban Chấp hành chi đoàn và sau mỗi đợt đi về vẫn tham gia sinh hoạt,
đóng đoàn phí đầy đủ và có những đóng góp cho hoạt động của chi đoàn thì không coi là bỏ sinh hoạt và
không xoá tên trong danh sách đoàn viên.
Câu 32. Công tác bỏ phiếu kín của Đoàn có thể áp dụng trong trường hợp nào sau đây?
7


A. Bầu Uỷ viên Uỷ ban kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra.
B. Bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên (kể cả đại biểu dự khuyết).
C. Khi bầu Uỷ viên Ban Chấp hành, Uỷ viên Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Bí thư thứ nhất

và các Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn hoặc bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên (kể cả đại
biểu dự khuyết) và Bầu Uỷ viên Uỷ ban kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra.
D. Chỉ áp dụng cho trường hợp A và B.
Theo hướng dẫn về công tác bầu cử tại Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn khóa IX quy định: Việc
bỏ phiếu kín áp dụng trong các trường hợp:
- Bầu Uỷ viên Ban Chấp hành, Uỷ viên Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Bí thư thứ nhất và các Bí
thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.
- Bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên (kể cả đại biểu dự khuyết).
- Bầu Uỷ viên Uỷ ban kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra.
Câu 33. Việc bầu trực tiếp Bí thư tại đại hội áp dụng đối với trường hợp nào sau ?
A. Chi đoàn xếp loại khá trở lên
B. Chi đoàn xếp loại suất sắc trở lên
C. Chi đoàn xếp loại suất sắc trở lên hoặc đoàn cơ sở trong quá trình chuẩn bị tổ chức đại hội được
cấp uỷ và Đoàn cấp trên trực tiếp thống nhất, tại đại hội được đại biểu đại hội nhất trí bầu trực tiếp Bí thư
D. Chi đoàn xếp loại khá trở lên hoặc đoàn cơ sở trong quá trình chuẩn bị tổ chức đại hội được cấp
uỷ và Đoàn cấp trên trực tiếp thống nhất, tại đại hội được đại biểu đại hội nhất trí bầu trực tiếp Bí thư.
Theo Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn quy định việc bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội Đoàn các cấp
áp dụng đối với những trường hợp sau: + Chi đoàn xếp loại khá trở lên; + Đoàn cơ sở trong quá trình
chuẩn bị tổ chức đại hội được cấp uỷ và Đoàn cấp trên trực tiếp thống nhất, tại đại hội được đại biểu đại
hội nhất trí bầu trực tiếp Bí thư.
Câu 34. Việc bầu trực tiếp Bí thư tại đại hội có thể tiến hành theo cách nào sau đây?
A. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành, sau đó bầu Bí thư trong số các Uỷ viên Ban Chấp hành. (1)
B. Đại hội bầu Bí thư, sau đó bầu số Uỷ viên Ban Chấp hành còn lại. (2)
C. Tiến hành theo cách (1) hoặc (2)
D. Cả (1) và (2) đều sai
Theo Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn quy định việc bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội Đoàn các cấp
có thể tiến hành theo hai cách: + Đại hội bầu ra Ban Chấp hành, sau đó bầu Bí thư trong số các Uỷ viên
Ban Chấp hành; + Đại hội bầu Bí thư, sau đó bầu số Uỷ viên Ban Chấp hành còn lại.
Câu 35. Cho các phiếu bầu sau:
1. Phiếu không do Đại hội hoặc hội nghị phát hành.

2. Phiếu bầu thừa so với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyết định.
3. Phiếu bầu thiếu so với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyết định.
4. Phiếu không bầu ai (trừ trường hợp danh sách bầu có 1 người).
5. Phiếu viết tên người ngoài danh sách bầu cử được đại hội, hội nghị thông qua.
6. Phiếu có ký hiệu riêng.
Những phiếu bầu nào trong công tác bầu cử của Đoàn được xem là không hợp lệ ?
A. Tất cả các phiếu trên
B. Phiếu số (1), (3), (4) và (5)
C. Phiếu số (1), (2), (4) (5) và (6)
D. Phiếu số (1), (2), (3) và (5)
Theo hướng dẫn về Công tác Bầu cử trong Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn khóa IX quy định:
- Phiếu bầu không hợp lệ là: + Phiếu không do Đại hội hoặc hội nghị phát hành; + Phiếu bầu thừa so
với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyết định; + Phiếu không bầu ai (trừ trường hợp danh sách bầu
có 1 người); + Phiếu viết tên người ngoài danh sách bầu cử được đại hội, hội nghị thông qua; + Phiếu có
ký hiệu riêng.
Câu 36. Việc xây dựng ban Chấp hành mới cần đảm bảo yêu cầu nào sau đây?
Đảm bảo tiêu chuẩn do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn quy định, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ,
Đảm bảo tính thiết thực, tính kế thừa và đảm bảo độ tuổi bình quân
A. Đảm bảo tiêu chuẩn do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn quy định, Đảm bảo tính thiết thực,
tính kế thừa và đảm bảo độ tuổi bình quân
8


B. Đảm bảo tiêu chuẩn do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn quy định, đảm bảo hoàn thành nhiệm
vụ, Đảm bảo tính thiết thực, tính kế thừa và đảm bảo độ tuổi bình quân
C. Đảm bảo tiêu chuẩn do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn quy định, đảm bảo hoàn thành nhiệm
vụ, Đảm bảo tính thiết thực và đảm bảo độ tuổi bình quân
D. Đảm bảo tiêu chuẩn do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn quy định, đảm bảo hoàn thành nhiệm
vụ,
Theo điểm a khoản 2 mục II, phần thứ hai của Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn quy định: Xây

dựng Ban Chấp hành bảo đảm 5 yêu cầu cơ bản sau: - Đảm bảo tiêu chuẩn do Ban Chấp hành Trung
ương Đoàn quy định; - Đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ; - Đảm bảo tính thiết thực; - Đảm bảo tính kế
thừa; - Đảm bảo độ tuổi bình quân.
Câu 37. Ban Chấp hành có từ 3 đến 5 uỷ viên là số lượng được quy định với Ban chấp hành nào?
A. Với tất cả các chi đoàn
B. Với các chi đoàn có từ 8 đoàn viên trở lên.
C. Với các chi đoàn có từ 9 đoàn viên trở lên.
D. Với các chi đoàn có từ 10 đoàn viên trở lên.
Theo điểm c khoản 2 mục II, phần thứ hai của Hướng dẫn thực hiện Điều Lệ Đoàn quy định: Số
lượng uỷ viên Ban Chấp hành Đoàn các cấp – Đối với Chi đoàn:
+ Có dưới 9 đoàn viên: Có Bí thư, nếu cần thiết thì có thể có 01 Phó Bí thư.
+ Có từ 9 đoàn viên trở lên: Ban Chấp hành có từ 3 đến 5 uỷ viên, trong đó có Bí thư và Phó Bí thư.
Câu 38. Trong trường hợp cấp thiết, Đoàn cấp trên trực tiếp có quyền:
(1). Chỉ định người vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ các chức danh theo đề nghị của
Ban Chấp hành Đoàn cấp dưới (nếu cấp uỷ cùng cấp thống nhất).
(2) Chỉ định tăng thêm số lượng uỷ viên Ban Chấp hành cấp dưới không hạn chế số lượng.
(3) Chỉ định tăng thêm số lượng uỷ viên Ban Chấp hành cấp dưới theo đúng điều lệ Đoàn.
Đáp án đúng là:
A. Chỉ có (1)
B. Chỉ có (2)
C. Cả (1) và (2)
D. Cả (1) và (3)
Theo khoản 4 Điều 9 Điều lệ Đoàn khóa X quy định: Ban Chấp hành, Ban Thường vụ cấp
tỉnh trở xuống khi khuyết thì do Ban Chấp hành cấp đó thảo luận, thống nhất bầu bổ sung và đề nghị Ban
Chấp hành Đoàn cấp trên ra quyết định công nhận. Số lượng bổ sung trong cả nhiệm kỳ không quá số
lượng Ủy viên Ban Chấp hành do đại hội quyết định. Khi cần thiết, Đoàn cấp trên trực tiếp có quyền chỉ
định tăng thêm một số Ủy viên Ban Chấp hành cấp dưới nhưng số lượng không vượt quá 15% số lượng
Ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội Đoàn cấp dưới thông qua. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn
khi khuyết thì hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn bầu bổ sung nhưng không quá hai phần ba số
lượng Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định.

Nếu khuyết Bí thư, Phó Bí thư thì sau khi có ý kiến thống nhất của cấp uỷ cùng cấp và Đoàn cấp
trên trực tiếp, hội nghị Ban Chấp hành bầu trong số Ủy viên Ban Chấp hành và Đoàn cấp trên trực tiếp
công nhận. Trường hợp cần thiết, Đoàn cấp trên có quyền chỉ định bổ sung sau khi có ý kiến thống nhất
của cấp ủy cùng cấp.
Câu 39. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về việc sáp nhập, tách tổ chức đoàn.
A. Có thể tùy ý chia tách, sáp nhập tổ chức Đoàn
B. Có thể tùy ý chia tách nhưng việc sáp nhập tổ chức Đoàn phải theo đúng điều lệ
C. Có thể tùy ý sáp nhập nhưng việc chia tách tổ chức Đoàn phải theo đúng điều lệ
D. Chỉ được chia tách, sáp nhập tổ chức Đoàn theo đúng điều lệ Đoàn, khi mà có sự chia tách hay
sáp nhập đơn vị hành chính, cơ quan, doanh nghiệp, trường học…
Theo Hướng dẫn thực hiện Điều lệ đoàn thì việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức Đoàn diễn ra
khi có sự chia tách hoặc sáp nhập các đơn vị hành chính, cơ quan, doanh nghiệp, trường học
Câu 40. Khi nào thì có thể xét thành lập một liên chi đoàn?
A. Có thể tùy ý thành lập liên chi đoàn trên bất kì một địa bàn, lĩnh vực hoạt động nào.
B. Có thể tùy ý thành lập liên chi đoàn trên bất kì một địa bàn, lĩnh vực hoạt động nào có nhiều
chi đoàn.
C. Trong một địa bàn, lĩnh vực hoạt động có nhiều chi đoàn, có nhu cầu liên kết phối hợp.
D. Đáp án khác.
9


Theo khoản 4 Điều 17 Điều lệ Đoàn khóa X có nêu: Trong một địa bàn, lĩnh vực hoạt động
có nhiều chi đoàn, có nhu cầu liên kết phối hợp thì có thể thành lập liên chi đoàn.
Câu 41. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?
a. Hợp tác, bình đẳng, phối hợp và thống nhất hành động.
b. Tập trung dân chủ .
c. Hiệp thương dân chủ.
d. Tự nguyện, tự quản.
Theo Điều 5 Điều lệ Đoàn khóa X quy định:
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ:

1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân
phụ trách....... 3. Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới phục tùng cấp trên,
thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.
Câu 42. Hãy cho biết cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn TNCS HCM ?
a. Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc.
b. Đại hội đại biểu Đoàn các cấp.
c. Ban Chấp hành Đoàn các cấp.
d. Ban Thường vụ Đoàn các cấp.
Theo khoản 2 Điều 5 Điều lệ Đoàn khóa X quy định: “Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại
hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên
ở cấp ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra;
Giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban Chấp hành cùng cấp bầu
ra....”
Câu 43. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?
a. Đại hội đại biểu cấp chi đoàn.
b. Đại hội đoàn viên.
c. Ban Chấp hành chi đoàn.
d. Đoàn cấp trên.
Theo khoản 2 Điều 5 Điều lệ Đoàn khóa X quy định: “Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại
hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên
ở cấp ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra;
Giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban Chấp hành cùng cấp bầu
ra....”
Câu 44. Tổ chức cơ sở của Đoàn gồm?
a. Chi đoàn cơ sở.
b. Đoàn cơ sở .
c. Đoàn cơ sở và chi đoàn bộ phận.
d. Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở.
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Điều lệ Đoàn khóa X có nêu: Hệ thống tổ chức của Đoàn gồm 4 cấp: Cấp Trung ương; - Cấp tỉnh và tương đương; - Cấp huyện và tương đương; - Cấp cơ sở (gồm Đoàn cơ sở
và chi đoàn cơ sở).


10


PHẦN 2: LỊCH SỬ ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH.
Câu 1. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I, đồng chí được bầu làm Bí thư thứ 1 là ai?
a. Vũ Quang.
b. Vũ Mão.
c. Nguyễn Lam.
d. Vũ Trọng Kim.
Theo Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam của Nhà xuất bản
thanh niên năm 2001 (tr.184-185). Đại hội đại biểu Đoàn thanh niên cứu quốc lần thứ nhất đã được tổ
chức từ ngày 07/02 – 14/02/1950 tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Tham dự Đại hội có trên 400 đại
biểu đại diện cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong cả nước. Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Lam làm
Bí thư Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam.
Câu 2. Khi được thành lập, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có tên là gì?
a. Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam.
b. Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.
c. Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương.
d. Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03/2/1930), Đảng đó thấy rõ tầm quan trọng của việc xây
dựng tổ chức Đoàn. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần II họp từ ngày 20 đến ngày
26/3/1931, Trung ương Đảng đã dành một ngày trong thời gian Hội nghị để bàn và quyết định những vấn
đề quan trọng về công tác vận động thanh niên của Đảng. Trước sự phát triển và lớn mạnh của phong
trào thanh niên cũng như sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Đến cuối
năm 1931, ở nước ta đã xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở từ xã, huyện lên đến tỉnh với số lượng đoàn
viên lên đến khoảng hơn 2500 đồng chí. Qua những đóng góp to lớn của đoàn viên thanh niên và sự
nghiệp lớn mạnh của đoàn trong cao trào đấu tranh cách mạng thời kỳ năm 1930 – 1931. Đoàn thanh
niên cộng sản Đông dương được Ban chấp hành Quốc tế thanh niên cộng sản công nhận là một bộ phận
của Quốc tế thanh niên cộng sản. Được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Bác Hồ, Đại hội Đoàn toàn quốc

lần thứ III (họp từ ngày 22 đến 25/3/1961 tại Hà Nội) đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 là ngày thành lập
Đoàn.
Câu 3. Ngày 26/3/1931 được chọn là ngày thành lập Đoàn tại Đại hội Đoàn nào ?
a. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I (2/1950).
b. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II (11/1956).
c. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III (3/1961).
d. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV (11/1980).
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03/2/1930), Đảng đó thấy rõ tầm quan trọng của việc xây
dựng tổ chức Đoàn. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần II họp từ ngày 20 đến ngày
26/3/1931, Trung ương Đảng đã dành một ngày trong thời gian Hội nghị để bàn và quyết định những vấn
đề quan trọng về công tác vận động thanh niên của Đảng. Xuất phát từ ý nghĩa đặc biệt ấy, được sự đồng
ý của Bộ Chính trị và Bác Hồ, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III (họp từ ngày 22 đến 25/3/1961 tại Hà
Nội) đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 là ngày thành lập Đoàn.
Câu 4. Luật Thanh Niên được Quốc hội Khoá XI thông qua kỳ họp thứ 8 có hiệu lực từ ngày nào ?
a. Ngày 1/7/2005.
b. Ngày 2/7/2005.
c. Ngày 1/7/2006.
d. Ngày 2/7/2006.
Câu 5. Từ năm nào Ban bí thư Trung ương Đảng chọn tháng 3 hằng năm làm “Tháng Thanh Niên” ?
a. Năm 2001.
b. Năm 2002.
11


c. Năm 2003.
d. Năm 2004.
Ngày 16/10/2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có văn bản số 122-TB/TW quyết định lấy tháng
3 hằng năm là Tháng Thanh niên. Tháng 3 năm 2004 là tháng Thanh niên đầu tiên được tổ chức. Ngày
20/02/2004, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo về “Tháng Thanh
niên” năm 2004. Ông Hoàng Bình Quân, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, cho biết đây là năm đầu tiên

thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương lấy tháng 3 là “Tháng Thanh niên” nhằm tạo ra phong trào
sâu rộng, thiết thực của tuổi trẻ thi đua tình nguyện, xung kích tham gia phát triển kinh tế, giữ vững an
ninh quốc phòng...
Câu 6. Người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi đã hy sinh anh dũng được truy tặng danh hiệu cao quý "Cảm
tử quân số 1 của Thủ đô " là ai?
a. Lê Gia Định.
b. Nguyễn Viết Xuân .
c. Cao Xuân Quế.
d. Lê Cảnh Nhượng .
Chiều ngày 20 - 12, nhiệm vụ bảo vệ của đại đội đã hoàn thành. Theo lệnh của cấp trên, chính trị
viên Lê Gia Định cho bộ đội rút quân để bảo toàn lực lượng chuẩn bị chiến đấu lâu dài. Một mình anh ở
lại chốt giữ vị trí. Quân địch mở các đợt tấn công mới. Lê Gia Định đã đập kíp bom vào một xe tăng địch
tiêu diệt hàng chục lính Pháp và anh đã anh dũng hy sinh. Tổ quốc ghi công truy tặng anh, người cộng
sản trẻ tuổi danh hiệu cao quý: “Cảm tử quân số 1 của Thủ đô” (tr159 – Lịch sử Đoàn TNCS của NXB
thanh niên năm 2001).
Câu 7. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV, đồng chí được bầu làm Bí thư thứ nhất là ai?
a. Hồ Đức Việt .
b. Vũ Mão.
c. Đặng Quốc Bảo .
d. Hà Quang Dự .
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV được tổ chức từ ngày 20/11 – 22/11/1980 tại Hà Nội. Tham dự
Đại hội có 623 đại biểu trong đó có 19 anh hùng lực lượng vũ trang, 02 anh hùng lao động, 152 chiến sỹ
thi đua, 10 chiến sỹ quyết thắng .. thay mặt cho 4 triệu 30 vạn đoàn viên trong cả nước. Đại hội đã bầu
đồng chí Đặng Quốc Bảo làm Bí thư, đến năm 1982 đồng chí Đặng Quốc Bảo chuyển tác, đồng chí Vũ
Mão được bầu làm Bí thư.
Câu 8. Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do ?
a. Ban Bí thư TW Đoàn biểu quyết thông qua .
b. Hội nghị Ban chấp hành TW Đoàn biểu quyết thông qua .
c. Đại hội Đại biểu Toàn quốc biểu quyết thông qua.
d. Ban Thường vụ TW Đoàn biểu quyết thông qua .

Câu 9. Tuổi kết nạp thanh niên vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh theo Điều lệ hiện hành là?
a. Từ 15 tuổi đến 30 tuổi .
b. Từ đủ 15 tuổi đến 30 tuổi.
c. Từ 16 tuổi đến 30 tuổi .
d. Từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.
Câu 10. “ Các đồng chí ngẩng cao đầu lên, nhằm thẳng quân thù mà bắn” Đây là câu nói nổi tiếng
của ai?
a. Lý Tự Trọng.
b. Nguyễn Văn Trỗi.
c. Nguyễn Viết Xuân.
d. Tất cả đều sai.
Nguyễn Viết Xuân quê ở xã Ngũ Kiên – huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc. Trước lúc hy sinh
anh đang là Chính trị viên phó Đại đội 833. Trong Nhật ký của Liệt sỹ Trần Đình Khang quê ở xã Đức
Yên, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, là chiến sĩ cùng đại đội Nguyễn Viết Xuân có đoạn viết “Hồi 11 giờ
ngày 18 tháng 11 năm 1964 giặc Mỹ đã cho máy bay đi bắn phá người dân lương thiện, chúng ta bắt đầu
12


chiến đấu với nó. Ta chiến thắng, giặc Mỹ thua. 3 chiếc máy bay phải đền tội rơi cạnh trận địa. Trận thứ
3, hồi 2 giờ 5 phút chiều, viên đạn 20 ly đã nổ, làm cho đồng chí Nguyễn Viết Xuân giập nát đôi chân,
Xuân vẫn ngẩng cao đầu, đứng trên nóc Sở chỉ huy và động viên: “Các đồng chí ngẩng cao đầu lên,
nhằm thẳng quân thù mà bắn” Tôi, Tình, Xuân ngồi trong một hầm mà chỉ đồng chí Xuân bị hy sinh. Khi
ấy chúng tôi rất thương, quyết trả thù cho đồng chí, nghe những lời Xuân nói: “Nhằm thẳng vào quân thù
mà bắn!!!” thúc giục lòng căm thù càng cao
Câu 11. Tháng 3/1965 Đại hội Đoàn toàn Miền Nam đề ra nhiệm vụ cho đoàn viên thanh niên toàn
miền là gì?
a. Đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà tổ quốc cần.
b. Đánh giặc, sản xuất, xây dựng đời sống mới ở vùng giải phóng.
c. Đoàn kết, tổ chức, tập hợp lực lượng thanh niên, học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành lực lượng hậu bị
của Đảng.

d. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất tổ quốc.
Theo Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam của Nhà xuất bản
thanh niên năm 2001 (tr.350-351): Đại hội Đoàn toàn miền Nam được tổ chức từ ngày 17/3 đến
26/3/1965 tại vùng căn cứ kháng chiến Tây Ninh. Đại hội đã khẳng định nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn
TN miền Nam giai đoạn trước mắt là “Đánh giặc, sản xuất, xây dựng đời sống mới ở vùng giải phóng.
Đoàn kết và tổ chức, tập hợp lực lượng thanh niên, học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành lực lượng hậu
bị của Đảng.Như vậy đáp án đúng của câu này là phương án b và c.
Câu 12. Câu nói “Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm “ do Chủ tịch Hồ Chí
Minh đến dự và phát biểu căn dặn Đoàn viên thanh niên tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ mấy
của Đoàn ?
a. Lần thứ hai.
b. Lần thứ ba.
c. Lần thứ tư
d. Lần thứ năm .
Theo Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam của Nhà xuất bản
thanh niên năm 2001 (tr.260-261): Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III được triệu tập từ ngày 23/3 đến
25/3/1961 tại Hà Nội. Đại hội đã vinh dự được Bác Hồ kính yêu, đồng chí Lê Duẩn – Bí thư thứ nhất
BCH Trung ương Đảng và các đồng chí trong Bộ Chính trị đến dự. Nói chuyện với Đại hội, Bác Hồ chỉ
rõ: “Đoàn thanh niên cần phải làm đầu tầu, gương mẫu trong phong trào thi đua yêu nước. Phải thực
hiện khẩu hiệu: Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm”.
Câu 13. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I diễn ra tại đâu vào thời gian nào ?
a. Tại căn cứ Việt Bắc ngày 05/11/1950.
b. Tại thủ đô Hà Nội ngày 05/11/1950 .
c. Tại căn cứ Bắc Cạn ngày 06/11/1951.
d. Tại Đại Từ - Thái Nguyên 07/02/1950
Theo Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam của Nhà xuất bản
thanh niên năm 2001 (tr.184-185). Đại hội đại biểu Đoàn thanh niên cứu quốc lần thứ nhất đã được tổ
chức từ ngày 07/02 – 14/02/1950 tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Tham dự Đại hội có trên 400 đại
biểu đại diện cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong cả nước. Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Lam làm
Bí thư Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam.

Câu 14. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX diễn ra tại đâu vào thời gian nào ?
a. Tại Thành Phố Hồ Chí Minh từ ngày 17 đến ngày 21/12/2007.
b. Tại thủ đô Hà Nội từ ngày 17 đến ngày 21/12/2007.
c. Tại Thành Phố Hồ Chí Minh từ ngày 17 đến ngày 21/12/2005.
d. Tại thủ đô Hà Nội từ ngày 17 đến ngày 21/12/2005.
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Thủ đô Hà Nội
từ ngày 17 đến ngày 21/12/2007. Tham dự Đại hội có 1.033 đại biểu đại diện cho hơn 6 triệu đoàn viên
cả nước.
Câu 15. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X diễn ra tại đâu vào thời gian nào ?
13


a. Tại thủ đô Hà Nội từ ngày 11 đến ngày 14/12/2012.
b. Tại thủ đô Hà Nội từ ngày 11 đến ngày 14/10/2012.
c. Tại thủ đô Hà Nội từ ngày 11 đến ngày 14/11/2012.
d. Tại thủ đô Hà Nội từ ngày 11 đến ngày 14/8/2012.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2012-2017 chính thức
được diễn ra từ 11/12 đến 14/12/2012, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình - Hà Nội. Tham dự Đại
hội có 999/1.000 đại biểu là những cán bộ, đoàn viên ưu tú đại diện cho hơn 7 triệu đoàn viên thanh niên
từ mọi miền Tổ quốc Việt Nam. Đại hội đã bầu 151 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Trung ương
Đoàn khóa X. Tại Hội nghị Ban Chấp hành TW Đoàn lần thứ nhất, khóa X đã tiến hành bầu: Ban
Thường vụ Trung ương Đoàn gồm 33 đồng chí; Ban Bí thư Trung ương Đoàn gồm 07 đồng chí. Đồng chí
Nguyễn Đắc Vinh được tái đắc cử Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa X.
Câu 16. Cờ Đoàn được quy định cụ thể tại Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (sửa đổi
và bổ sung năm 2002) như thế nào?
a. Nền đỏ, hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, ở chính giữa có hình huy hiệu Đoàn, đường kính
huy hiệu Đoàn là 30 cm.
b. Nền đỏ, hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, ở chính giữa có hình huy hiệu Đoàn, đường kính
huy hiệu Đoàn bằng 2/3 chiều rộng cờ.
c. Nền đỏ, hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, ở chính giữa có hình huy hiệu Đoàn, đường kính

huy hiệu Đoàn bằng 2/5 chiều rộng cờ.
d. Tất cả đều sai.
Câu 17. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X đã xác định tiếp tục thực hiện hai phong trào nào của
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX ?
a. Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội; Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp.
b. Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp; Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
tổ quốc.
c. Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp; Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội.
d. Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc ; Bốn đồng hành với thanh niên lập thân,
lập nghiệp.
Nội dung “Năm xung kích” gồm:
- Xung kích lao động sáng tạo, phát triển kinh tế xã hội.
- Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
- Xung kích bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
- Xung kích thực hiện cải cách hành chính.
- Xung kích trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Nội dung “Bốn đồng hành” gồm:
- Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm.
- Đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa tinh thần.
- Đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã hội.
Câu 18. “Tôi rất tiếc không đủ lựu đạn để giết hết những tên cầm đầu bọn xâm lược“ Đây là câu nói
nổi tiếng của ai?
a. Lê Quang Vịnh.
b. Lê Văn Dụ.
c. Lê Văn Thành.
d. Lê Hồng Tư.
Ngày 26-3-1961, Ban cán sự sinh viên, học sinh Sài Gòn thành lập “Đội vũ trang quyết tử” gồm
thanh niên công nhân, học sinh, sinh viên do anh Lê Hồng Tư – Công nhân thợ tiện và anh Hà Văn Hiền
lãnh đạo. Ra quân trận đầu, đội diệt tên Uyliam Tômát, chuyên viên cao cấp không quân Mỹ tại đường

Ngô Thời Nhiệm. Tiếp đó, đội tập kích bằng lựu đạn vào trụ sở cơ quan USOM của Mỹ trên đường Trần
Hưng Đạo, làm 7 tên chết và bị thương, cùng nhiều trận đánh khác. Đặc biệt đội đã nghiên cứu, chuẩn bị
công phu, tổ chức diệt tên đại sứ Mỹ Nâutinh trên đường Páttơ, thủ pháo rớt đúng chỗ ngồi của Nâutinh
14


nhưng kíp lâu ngày bị ẩm không phát nổ. Nâutinh thoát chết, nhưng đã gây tiếng vang lớn. Do sơ suất,
chúng theo dõi bắt được Lê Hồng Tư và một số đồng chí, đồng đội của anh. Tiếp đó, tháng 8-1961 căn cứ
của ban cán sự ở Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa bị địch phát hiện, chúng bất ngờ vây đánh, đồng chí Trần
Quang Cơ, Bí thư Ban cán sự hy sinh, 2 đồng chí Lê Quang Vịnh và Lê Văn Dung bị bắt.
Ngày 24-5-1962, chính quyền Ngô Đình Diệm đưa các anh Lê Hồng Tư, Lê Quang Vịnh, Lê Văn
Thành, Huỳnh Văn Chín cùng 8 đồng chí khác ra xử, với tội danh “chống lại cuộc bầu cử và mưu sát đại
sứ Mỹ Nâutinh”. Trước tòa án địch, anh Lê Hồng Tư đã nói: “Tôi rất tiếc không đủ lựu đạn để giết hết
những tên cầm đầu bọn xâm lược”. Các anh bị kết án tử hình, còn người thấp nhất là 5 năm tù. Tòa tuyên
án vừa dứt, các anh đồng thanh hô to: “Đả đảo luật phát xít của ngụy quyền miền Nam”, “Đả đảo phát
xít”, “Đả đảo đàn áp” rồi cất tiếng hát vang bài “Giải phóng miền Nam” trên đường từ tòa án về nhà
giam. Phiên tòa đã gây xôn xao dư luận Sài Gòn, phong trào chống vụ án 24-5 từ Sài Gòn lan đến nhiều
địa phương khác (Theo tr 319 – lịch sử Đoàn TNCS của NXB thanh niên năm 2001)
Câu 19. Phong trào “Ba Sẵn Sàng” của thanh niên Miền Bắc có nội dung ?
a. Sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng đi bất cứ nơi nào tổ quốc cần đến.
b. Sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng đi bất cứ nơi nào tổ quốc cần đến.
c. Sẵn sàng xung phong, sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng đi bất cứ nơi nào tổ quốc cần đến.
d. Sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng xung phong, sẵn sàng đi bất cứ nơi nào tổ quốc cần đến.
Theo Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam của Nhà xuất bản
thanh niên năm 2001 (tr.343-344). Sau khi gây ra sự kiện vịnh Bắc bộ, ngày 05/8/1964 Mỹ cho không
quân tiến hành đánh phá một số điểm trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam (Vinh, Thanh Hóa, Quảng
Ninh ..). Bốn ngày sau, đêm 09/8/1964, 26 vạn thanh niên Thủ đô Hà Nội đã xuống đường lên án hành
động phưu lưu chiến tranh của Mỹ. Tại hội trường Bộ Công nghiệp nặng (đường Hai Bà Trưng), Ban
chấp hành Thành Đoàn Hà Nội kêu gọi đoàn viên và thanh niên vươn lên hàng đầu trong chiến đấu, lao
động và học tập với khẩu hiệu Ba sẵn sàng: Sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng đi bất cứ nơi

nào tổ quốc cần đến. Sau đó phong trào này đã lan rộng khắp các tỉnh thành.
Câu 20. Bác Hồ dạy:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
Ra đời trong hoàn cảnh nào trong dịp nào ?
a. Ngày 20/3/1951 khi Bác Hồ đến thăm đơn vị thanh niên xung phong.
b. Ngày 21/3/1951 khi Bác Hồ đến thăm đơn vị thanh niên xung phong.
c. Ngày 20/3/1951 khi Bác Hồ đến thăm Đoàn thanh niên
d. Ngày 21/3/1951 khi Bác Hồ đến thăm đơn vị Đoàn Thanh Niên
Tối 20/3/1951 tổ TNXP 312 đóng quân tại Nà Tu thuộc xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, tỉnh
Bắc Kạn đốt lửa trại đón Tổng cục trưởng Tổng cục Cung cấp Trần Đăng Ninh. Quá bất ngờ, mọi người
đã vô cùng sung sướng khi được đón Bác Hồ. Bên ánh lửa hồng bập bùng, Bác Hồ nói chuyện với TNXP.
Cứ xong một câu Bác hỏi và thanh niên trả lời lại được Bác đúc kết thành một câu rồi bảo tất cả đồng
thanh nhắc lại. Thế là bốn vấn đề được Bác đúc kết thành bốn câu trở thành một bài thơ dễ hiểu, mọi
người thuộc ngay:
“Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên”
Câu 21. Cho biết Đoàn viên Thanh niên Cộng Sản thuộc lớp đầu tiên do Bác Hồ kính yêu đào tạo, bồi
dưỡng gồm mấy đồng chí ?
a. 6 đồng chí .
b. 7 đồng chí .
c. 8 đồngchí .
d. 9 đồng chí .
Ngày 19/02/1925, Nguyễn Ái Quốc gửi báo cáo tới Đoàn Chủ tịch Quốc tế cộng sản. Trong mục
‘”Công tác đã làm được”, Nguyễn Ái Quốc Viết: “Chúng tôi đã lập một nhóm bí mật gồm 9 thành viên,
trong đó có: 02 người được phái về nước; 03 người ở tiền tuyến (trong quân đội của Tôn Dật Tiên); 01
15



người đi công cán quân sự (cho Quốc dân Đảng). Trong số hội viên đó, có 5 người là đảng viên dự bị của
Đảng cộng sản. Chúng tôi còn 02 đoàn viên dự bị của “Đoàn thanh niên cộng sản Lê Nin”. Việc ra đời
nhóm đoàn viên thanh niên Cộng sản Việt Nam đầu tiên này là sự kiện đặc biệt quan trọng mở đầu cho
quá trình hình thành và phát triển các tổ chức thanh niên cách mạng theo xu hướng cộng sản chủ nghĩa
như sự ra đời của Đoàn thanh niên cộng sản của nước ta sau này. (Theo tr49-50 – Lịch sử Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh – NXBTN năm 2001).
Câu 22: Bài thơ tuyệt mệnh khí khái dưới đây do ai sáng tác?
“Không tính làm chi việc mất còn.
Nợ trai no trả ấy là khôn
Gió đưa hờn nghĩa gươm ba thước
Đá tạc lòng trung quý mấy hòn”
a. Nguyễn Trung Trực.
b. Cao Thắng.
c. Phạm Hồng Thái.
d. Mai Xuân Thưởng.
Mai Xuân Thưởng đỗ cử nhân lúc 24 tuổi (1884), dựng cờ chống Pháp khi mới 25 tuổi và hy sinh
anh dũng năm 29 tuổi đã để lại bài thơ khí khái trên. Nguyễn Trung Trực là người anh hùng nông dân
Nam Bộ, năm 22 tuổi (1859) đã tham gia trận đánh oanh liệt trên sông Vàm Cỏ đốt cháy chiến thuyền
“Esperance” (Hy Vọng) của giặc Pháp. Cao Thắng là một thủ lĩnh trẻ theo Phan Đình Phùng, khi mới 20
tuổi với tài năng của mình đã chế tạo được loại súng trường theo mẫu mã Phương Tây và hy sinh khi mới
29 tuổi. Phạm Hồng Thái là một thanh niên Việt Nam yêu nước trong tổ chức Tâm Tâm xã tại Quảng
Châu – Trung Quốc được thành lập đầu những năm 20 của thế ký XX. Tháng 6/1924, Phạm Hồng Thái
thực hiện nhiệm vụ ném tạc đạn nhằm mưu sát tên toàn quyền Méclanh nhân dịp y đi công cán qua
Quảng Châu. (tr20,21,45 – Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của NXB thanh niên năm 2001).
Câu 23. Tên hai “ Công trình Thanh Niên Cộng Sản “ nổi bật nhất trong những năm giữa thập kỷ 80
của thế kỷ XX là gì ?
a. Xây dựng nhà máy Thủy điện Hoà Bình – Xây dựng nhà máy Nhiệt điện Phả Lại .
b. Xây dựng đường dây điện Bắc Nam – Xây dựng nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả
c. Xây dựng nhà máy Thủy điện Thác Bà – Xây dựng nhà máy Thủy điện Phú Bình.
d. Xây dựng nhà máy Nhiệt điện Đa Nhim - Xây dựng nhà máy Thủy điện Sơn La.

Với mục tiêu “Tuổi trẻ cả nước hăng hái thực hiện các chương trình hành động cách mạng” của
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV, đoàn viên thanh niên cả nước đã tham gia mạnh mẽ vào các chương
trình tuổi trẻ xung kích đẩy mạnh sản xuất lương thực; tuổi trẻ lao động sáng tạo, tiết kiệm và giải quyết
việc làm cho thanh niên; xung kích trên mặt trận an ninh quốc phòng..... Đặc biệt hình thức “Công trình
thanh niên Cộng sản” được mở rộng ngày càng nhiều. Đến cuối năm 1985 đã có 10 công trình thanh niên
Cộng sản có quy mô toàn quốc trong đó 02 công trình lớn nhất là Công trình TNCS xây dựng Nhà máy
thủy điện Hòa Bình và công trình xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại. Hơn 15.000 lượt lao động trẻ,
trong đó có nhiều kỹ sư và cán bộ kỹ thuật giỏi được tổ chức Đoàn trong cả nước gửi tới công trình. Đến
cuối năm 1985, trên hai công trình này đã hoàn thành 1.000 hạng mục và phần việc do Thanh niên quản
lý; 200 tổ, đội sản xuất và 556 đầu xe máy đạt danh hiệu tập thể thanh niên XHCN (Theo Tr568-569 –
Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh).
Câu 24. Đại hội lần thứ nhất Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Việt Nam diễn ra vào thời gian
nào ?
a. Từ ngày 17 đến 26/3/1965.
b. Từ ngày 18 đến 26/3/1965.
c. Từ ngày 17 đến 26/3/1966.
d. Từ ngày 18 đến 26/3/1966.
Theo Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam của Nhà xuất bản
thanh niên năm 2001 (tr.350-351): Đại hội Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Việt Nam được tổ
chức từ ngày 17/3 đến 26/3/1965 tại vùng căn cứ kháng chiến Tây Ninh.
16


PHẦN 3: LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ VIỆT NAM
Câu 1. Trong lịch sử của dân tộc ta, nhà nước đầu tiên được thành lập là nhà nước nào ?
a- Âu Lạc
b- Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
c- Văn Lang
d- Đại Cồ Việt
Văn Lang là nhà nước đầu tiên của Việt Nam trong lịch sử. Nhà nước Văn Lang được cai trị bởi

các vua Hùng. Nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 trước Công nguyên và kết thúc vào
năm 258 trước Công nguyên bởi An Dương Vương Thục Phán. Từ đây hình thành quan niệm dân gian coi
nước Văn Lang đời Hùng Vương ra đời cách ngày nay khoảng hơn 4000 năm và thường được sách báo
nói tới 4000 năm văn hiến
Câu 2. Bạn hãy cho biết đường biên giới đất liền của nước Việt Nam có chiều dài là bao nhiêu Km?
Việt Nam giáp với những nước nào?
a- Khoảng 3.870,5 Km - Giáp với Trung Quốc – Lào - Camphuchia.
b- Khoảng 4.542,6 Km - Giáp với Trung Quốc - Lào – Campuchia.
c- Khoảng 4.370,5 Km - Giáp với Trung Quốc – Thái Lan - Campuchia - Lào.
d- Khoảng 5.480,4 Km - Giáp với Campuchia - Miến Điện - Ấn Độ.
Đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc dài 1449,566 km (đường biên giới trên đất
liền: 1065,652 km, đường biên giới đi theo sông suối: 383,914 km). Đường biên giới trên đất liền Việt
Nam – Căm-pu-chia dài khoảng 1.137 km (điểm khởi đầu tại vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào –
Căm-pu-chia, điểm cuối ở trên bờ biển tiếp giáp giữa tỉnh Kiên Giang và tỉnh Kăm-Pốt). Đường biên giới
quốc gia giữa Việt Nam và Lào dài khoảng 2.340 km (điểm khởi đầu tại vị trí ngã ba biên giới Việt Nam –
Lào – Trung Quốc, điểm cuối tại ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Căm-pu-chia). Như vậy tổng chiều
dài đường Biên giới trên đất lền tiếp giáp với 3 nước khoảng 4.542,652 Km.
Câu 3: Đường biên giới trên đất liền của Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc đi qua bao nhiêu tỉnh
của Việt Nam?
a- 10 tỉnh
b- 12 tỉnh
c- 9 tỉnh
d- 7 tỉnh.
Đường biên giới giáp Trung Quốc đi qua 7 tỉnh của Việt Nam đó là: Điện Biên, Lai Châu, Lào
Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh
Câu 4: Đường biên giới trên đất liền của Việt Nam tiếp giáp với Căm-phu-chia đi qua bao nhiêu tỉnh
của Việt Nam?
a- 10 tỉnh
b- 12 tỉnh
c- 6 tỉnh

d- 8 tỉnh.
Đường biên giới trên đất liền của Việt Nam tiếp giáp với Căm-phu-chia đi qua 10 tỉnh của Việt
Nam gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An
Giang và Kiên Giang
Câu 5: Đường biên giới trên đất liền của Việt Nam tiếp giáp với Lào đi qua bao nhiêu tỉnh của Việt
Nam?
a- 11 tỉnh
b- 13 tỉnh
c- 10 tỉnh
d- 9 tỉnh.
Đường biên giới trên đất liền của Việt Nam tiếp giáp Lào đi qua 10 tỉnh của Việt Nam gồm: Điện
Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và
Kon Tum.
Câu 6. Hiện nay nước Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành?
a- 66
b- 64
c- 63
d- 65
An Giang
Cà Mau
Hà Nam
Kiên Giang
Phú Thọ
Thái Bình
Bà Rịa-Vũng
Cao Bằng
Hà Nội (TP)
Kon Tum
Phú Yên
Thái Nguyên

Tàu
Cần Thơ (TP)
Hà Tây
Lai Châu
Quảng Bình
Thanh Hóa
Bạc Liêu
Đà Nẵng (TP)
Hà Tĩnh
Lào Cai
Quảng Nam
Thừa Thiên Bắc Kạn
Đắk Lắk
Hải Dương
Lạng Sơn
Quảng Ngãi
Huế
Bắc Giang
Đắk Nông
Hải Phòng (TP)
Lâm Đồng
Quảng Ninh
Tiền Giang
Bắc Ninh
Điện Biên
Hòa Bình
Long An
Quảng Trị
Trà Vinh
17



Bến Tre
Đồng Nai
Hồ Chí Minh (TP) Nam Định
Sóc Trăng
Tuyên Quang
Bình Dương
Đồng Tháp
Hậu Giang
Nghệ An
Sơn La
Vĩnh Long
Bình Định
Gia Lai
Hưng Yên
Ninh Bình
Tây Ninh
Vĩnh Phúc
Bình Phước
Hà Giang
Khánh Hòa
Ninh Thuận
Yên Bái
Bình Thuận
Câu 7. “Cờ lau tập trận thiếu thời
Lớn lên Vạn Thắng khắp trời danh uy
Hoa Lư nên bóng quốc kỳ
Trường An nay hãy còn ghi ơn Người”
Bài thơ này nói về ai?.

a- Trần Hưng Đạo
b- Đinh Bộ Lĩnh
c- Quang Trung
d- Lê Lợi
Đinh Bộ Lĩnh sinh ngày 22 tháng 3 năm 924 ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay
thuộc xã Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình). Cha của ông là Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình
Nghệ, giữ chức thứ sử Hoan Châu. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, nương nhờ người
chú ruột là Đinh Thúc Dự. Từ bé Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra là người có khả năng chỉ huy, ông cùng các bạn
chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau. Và trong đám bạn đó, có Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu
Cơ và Trịnh Tú, những người sau này cùng Đinh Bộ Lĩnh tạo nên sự nghiệp.
Câu 8. Vào thế kỷ thứ XIII, ai là người có công đầu đánh đuổi quân xâm lược Nguyên - Mông:
a- Trần Thủ Độ
b- Trần Hưng Đạo
c- Trần Quang Khải
d- Trần Quốc Toản
Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn (1229-1300), ông là con An Sinh Vương TRần Liễu
quê ở Mỹ Lộc, Nam Định. Ông bộc lộ tài năng về quân sự từ rất sớm, là một nhà quân sự kiệt xuất, ông
đã đêm ngày nghiên cứu binh thư. Trong vòng 30 năm, giặc Nguyên Mông 3 lần sang cướp nước (1258,
1285, 1288) đều bị ông trực tiếp cầm quân đánh bại với những chiến công vang dội như trận Chương
Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng .... Ông chính là người đầu tiên có công đánh đuổi quân xâm lược Nguyên
Mông. (tr206 – Giáo dục rèn luyện thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng
Coongjsanr Việt Nam)
Câu 9. “Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, lời nói của:
a- Trần Hưng Đạo
b- Ngô Quyền
c- Lê Lợi
d- Trần Bình Trọng
Trần Bình Trọng quê ở Bảo Thái, Thanh Liêm, Hà Nam. Ông thuộc dòng dõi Lê Đại Hành từng có
công với vua TRần nên được đổi họ Trần. Hơn 20 tuổi ông đã có Huân công được phong tước Bảo Nghĩa
Vương. Khi quân Nguyên Mông sang cướp nước ta lần 2, quân ta phải rút khỏi kinh đô, ông nhận nhiệm

vụ ở lại Thiên trường để ngăn chặn quân địch, để Hưng Đạo Vương đưa vua và Thái Thượng Hoàng lánh
ra Hải Dương. Ngày 21/01/1285, ông chỉ huy một cánh quân chống giặc ở bãi Tức Mạc. Ông bị địch bắt,
chúng dụ hàng sẽ được phong tước vương, ông đáp: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất
Bắc”. Giặc giết ông khi ông mới 26 tuổi.
Câu 10. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào?
a- 10/6/1910
b- 19/5/1911
c- 5/6/1911
d- 2/4/1945
Khoảng trước ngày 2 tháng 6 năm 1911, Bác Hồ (lúc đó có tên là Nguyễn Tất Thành) bàn với một
người bạn thân (ta gọi là Bác Lê) về chuyện Người muốn đi nước ngoài và rủ rê anh này đi theo. Nội
dung câu chuyện được kể lại như sau
Bác nói với người bạn: Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm
như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo
hiểm, ví như khi đau ốm... Anh muốn đi với tôi không? Anh bạn trả lời: Nhưng lấy đâu ra tiền mà đi??.
Bác vừa nói vừa giơ hai bàn tay: Đây, tiền đây... chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để
sống và để đi, anh cùng đi với tôi chứ?. Anh bạn đó nhận lời nhưng sau này không tham gia chuyến đi
Ngày 2 tháng 6 năm 1911, Bác xin làm việc ở tàu Đô đốc Latouche-Tréville của hãng vận tải Hợp
nhất (Compagnie des Chargeurs réunis), thường được gọi nôm na là hãng Nǎm Sao đang chuẩn bị rời
Cảng Sài Gòn đi Mác Xây, Pháp. Lúc tàu này cập cảng Sài Gòn. Bác xuống tàu và gặp viên thuyền
trưởng tên là: Lui E-du-a Mai-sen. Ông thuyền trưởng hỏi rằng Bác có thể làm được việc gì? Người trả
lời: Tôi có thể làm bất cứ công việc gì. Sau đó Viên thuyền trưởng nhận Bác làm phụ bếp. Ngày 3 tháng 6
18


năm 1911, Bác bắt đầu làm việc ở tàu Đô đốc Latouche-Tréville, nhận thẻ nhân viên của tàu với tên mới
là Văn Ba. Lương của Bác được lãnh là 50 phơ-răng Pháp, trong khi những người bồi bàn Pháp làm việc
rất nhàn nhã lãnh lương gấp 3 lần lương của Bác. Trưa ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng,
Bác Hồ của chúng ta trong công việc là người phụ bếp chính thức lên đường sang Pháp trên chiếc tàu
buôn Đô đốc Latouche-Tréville với hai bàn tay trắng và khát vọng cháy bỏng tìm “tự do cho đồng bào

tôi, độc lập cho tổ quốc tôi" và ông đã đã chấp nhận làm bồi tầu lênh đênh trên sóng nước “để đi hỏi
khắp bóng cờ Châu Mỹ, Châu Phi những đất tự do, những trời nô lệ"
Câu 11. Hãy cho biết khi Bác Hồ trở về Tổ quốc, Bác đã lấy bí danh gì - năm nào ?
a- Anh Ba phụ tàu - 1911.
c- Già Thu - 1941.
b- Nguyễn Ái Quốc - 1930
d- Hồ Chí Minh – 1945
Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Bác Hồ của chúng ta đã từ Trung Quốc trở về Việt Nam, ở tại hang
Cốc Bó, bản Pác Bó, tỉnh Cao Bằng với bí danh Già Thu. Tại đây, Bác đã mở các lớp huấn luyện cán bộ,
cho in báo, tham gia các hoạt động thường ngày... Tài liệu huấn luyện và tuyên truyền chủ yếu là sách do
Bác dịch và viết về nhiều chủ đề. Tại cuối một cuốn sách như vậy Bác ghi "Việt Nam độc lập năm 1945”.
Bác cho lập nhiều hội đoàn nhân dân như hội phụ nữ cứu quốc, hội phụ lão cứu quốc, hội nông dân cứu
quốc,... Tháng 5 năm 1941, hội nghị mở rộng lần thứ 8 của Trung ương Đảng họp ở Cao Bằng và quyết
định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (Việt Minh) và Bác Hồ của chúng ta là chủ tọa.
Câu 12. “Con đường thanh niên chỉ là con đường cách mạng chứ không phải con đường nào khác”.
Đó là câu nói của:
a) Lý Tự Trọng;
b) Trần Phú;
c) Trần Văn Ơn;
d) Nguyễn Văn Linh.
Ông sinh ngày 20 tháng 10 năm 1914 tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon - Thái Lan. Quê gốc ông ở
xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung
Quốc học tập, và hoạt động trong Hội Thanh niên Cách mạng đồng chí. Năm 1929, ông về nước hoạt
động với nhiệm vụ thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và làm liên lạc cho Xứ ủy Nam
Kỳ với Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mít tinh kỷ niệm một năm
cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, Lý Tự Trọng đã bắn chết thanh tra mật thám Le Grand khi
ông này dẫn người đến đàn áp. Nhưng sau đó ông bị bắt và bị kết án tử hình ngày 20 tháng
11 năm 1931khi mới 17 tuổi. Trước tòa án kẻ thù, Lý Tự trọng đã dõng dạc tuyên bố “Tôi chưa đến tuổi
thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường
cách mạng và không thể là con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kỹ thì các ông cũng

thấy cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao động như tôi”
Câu 13. “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu nói trên là của:
a) Hồ Chí Minh;
b) Tôn Đức Thắng;
c) Nguyễn Văn Linh;
d) Trần Văn Khuê;
Cuối tháng 12-1940, sau ngót 30 năm ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã trở về nước
để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5-1941, thay mặt Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì
Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng - một hội nghị có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đề ra các chủ
trương của Đảng, trong đó có việc thành lập Việt Nam độc lập đồng minh hội (tức Mặt trận Việt Minh) để
đoàn kết toàn dân đánh Pháp đuổi Nhật, dẫn đến thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám - 1945.
Trong bộn bề công việc hết sức khẩn trương để chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền
cách mạng, năm 1941 Bác đã viết cuốn “Sử nước ta” (theo thể lục bát). Và tháng 2-1942, Bác viết bài
“Nên học sử ta” (bằng văn xuôi) nhằm động viên các tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống yêu nước,
nâng cao lòng tự hào dân tộc và tinh thần đoàn kết, để đánh thắng ngoại xâm. Trong bài viết “Nên học sử
ta” có câu: Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Bài viết này của Bác về sau
19


được đưa vào “Hồ Chí Minh - Toàn tập”, tập III, NXB Sự thật, Hà Nội, 1983, trang 426 và in lại trong
cuốn “Hồ Chí Minh - Về vấn đề giáo dục”, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1990, tr.34 - 35.
Câu 14. Chủ tịch đầu tiên của Liên đoàn Thanh niên Việt Nam Việt Nam là:
a) Nguyễn Chí Thanh;
b) Mai Chí Thọ;
c) Phạm Ngọc Thạch.
d) Nguyễn Lam
Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên và các tổ chức thanh
niên Việt Nam yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh và lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 25
tháng 2 năm 1950, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Liên đoàn Thanh niên Việt Nam được tổ chức
tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, với lực lượng của Đoàn Thanh niên Cứu quốc làm nòng

cốt. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành và bầu ông Nguyễn Chí Thanh làm Chủ tịch Liên đoàn và thông
qua Nghị quyết, Điều lệ của Liên đoàn Thanh niên Việt Nam.
Câu 15. Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam hiện nay là:
a) Nông Quốc Tuấn;
b) Võ Văn Thưởng;
c) Phan Văn Mãi;
d) Nguyễn Đắc Vinh.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2012-2017 chính thức
được diễn ra từ 11/12 đến 14/12/2012, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình - Hà Nội. Tham dự Đại
hội có 999/1.000 đại biểu là những cán bộ, đoàn viên ưu tú đại diện cho hơn 7 triệu đoàn viên thanh niên
từ mọi miền Tổ quốc Việt Nam. Đại hội đã bầu 151 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Trung ương
Đoàn khóa X. Tại Hội nghị Ban Chấp hành TW Đoàn lần thứ nhất, khóa X đã tiến hành bầu: Ban
Thường vụ Trung ương Đoàn gồm 33 đồng chí; Ban Bí thư Trung ương Đoàn gồm 07 đồng chí. Đồng chí
Phan Văn Mãi được bầu làm Bí thư thường trực Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên
hiệp thanh niên Việt Nam.
Câu 16. Bài ca chính thức của Hội LHTN Việt Nam là:
a) Thanh niên làm theo lời Bác;
b) Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ;
c) Lên đàng;
d) Khát vọng tuổi trẻ.
Theo khoản 4 Điều 1 Điều lệ Hội LHTN Việt Nam lần thứ VI năm 2010 quy định: Bài ca chính
thức của Hội LHTN Việt Nam là bài hát Lên Đàng, nhạc Lưu Hữu Phước, lời Huỳnh Văn Tiểng. Trước
Cách mạng Tháng Tám, từ 1940 đến 1944, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã sáng tác hàng chục ca khúc nổi
tiếng cổ vũ tinh thần yêu nước quật cường của dân tộc, kêu gọi quần chúng đứng lên chống áp bức bạo
tàn, điển hình là bài Tiếng gọi thanh niên viết năm 1941. Năm 1944, ông sáng tác bài Lên đàng (Huỳnh
Văn Tiểng cùng viết ca từ) đã thực sự góp phần động viên hàng vạn, hàng triệu thanh niên, học sinh, sinh
viên cả nước tham gia cao trào cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa.
Câu 17. Đây là biểu tượng của tổ chức nào?
a) Hội thanh niên Việt Nam
b) Thanh niên Việt Nam tình nguyện.

c) Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
d) Liên đoàn Thanh niên.
Câu 18. Ý nghĩa màu xanh trên biểu trưng của Hội là:
a) Thể hiện sự hòa bình;
b) Thể hiện sự thanh bình;
c) Thể hiện niềm tin và hy vọng;
d) Thể hiện định hướng chính trị, lý tưởng của Tổ quốc.
Câu 19. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) nhằm chống lại triều đại phong kiến nào?
a. Phong kiến nhà Tấn
c. Phong kiến nhà Thục
b. Phong kiến nhà Ngô
d. Phong kiến nhà Ngụy
20


Triệu Thị Trinh còn có tên là Triệu Trinh Nương, Triệu Ẩu. Sinh năm 225 và mất năm 248, quê ở
quận Cửu Chân (nay thuộc huyện Triệu Sơn), Thanh Hóa. Bà có chí lớn, giỏi võ nghệ, bà đã cùng người
anh là Triệu Quốc Đạt chiêu tập hào kiệt, quân sĩ, thuần phục voi dữ để đánh đuổi quân Ngô (trích tr.20203 – Giáo dục rèn luyện thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm Đảng cộng sản Việt Nam).
Câu 20. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do ai lãnh đạo ?
a. Lý Thường Kiệt phá tan quân Tống.
c. Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán.
b. Trần Hưng Đạo phá tan quân Nguyên.
d. Ngô Quyền đánh bại quân Đông Hán.
“Ngô Quyền (899-944) quê ở Đường Lâm, Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội), là con Ngô Môn, Châu
Mục, châu Đường Lâm. .... Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ (Dương Đình Nghệ là bố vợ
Ngô Quyền) rối câu kết với quân Nam Hán. Ông đã giết Kiều Công Tiễn, sau đó tổ chức toàn dân kháng
chiến, tiêu diệt toàn bộ đạo quân thủy của tướng Hoàng Thao trên sông Bạch Đằng” (Theo trích lược
trang 203, 204 trong tài liệu “Giáo dục, rèn luyện thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm
Đảng cộng sản Việt Nam”)
Câu 21. Tác giả và tên gọi bộ lịch sử dân tộc đầu tiên của nước ta là ai ?

a. Lê Văn Hưu với Đại Việt sử ký toàn thư.
b. Lê Văn Hưu với Đại Việt sử ký.
c. Ngô Sĩ Liên với Đại Việt sử ký toàn thư.
d. Ngô Sĩ Liên với Đại Việt sử ký.
Lê Văn Hưu (1230-1322) là người làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nay thuộc xã
Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnhThanh Hóa. Ông là nhà sử học đời nhà Trần, tác giả bộ Đại Việt sử
ký, bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Bộ sách này không còn nhưng nhờ nó mà sử gia Ngô Sĩ Liên đã
dựa vào để soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư.
Một giai thoại về Lê Văn Hưu thuở bé:
Một hôm đi ngang qua lò rèn, thấy người ta đang làm những cái dùi sắt, Lê Văn Hưu muốn xin
một cái để làm dùi đóng sách. Người thợ rèn thấy thấy vậy, bèn ra một vế đối:
- Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi vở.
Lê Văn Hưu liền đối:
- Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi mà đậu khôi nguyên.
Câu 22. Người khởi xướng phong trào đưa thanh niên ra nước ngoài học tập là ai ?
a. Phan Chu Trinh với phong trào Duy Tân.
b. Nguyễn Thái Học với Việt Nam Quốc dân Đảng.
c. Lương Văn Can với Đông kinh Nghĩa thục.
d. Phan Bội Châu với phong trào Đông Du
Năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật khởi xướng phong trào Đông Du để đáp ứng yêu cầu canh
tân đất nước . Mục tiêu của phong trào là: chuẩn bị lực lượng đánh Pháp giành độc lập, đưa Kỳ ngoại
hầu Cường Để về nước lập chế độ quân chủ lập hiến. Số lưu học sinh Việt Nam ở Nhật vào năm 1905 là
ba người sau đó lên 45 người, năm 1907 là 100 người, năm 1908 đã hơn 200 người. Phong trào kéo dài
được ba năm, đến cuối năm 1908 đầu 1909 thì chấm dứt khi Nhật trở mặt, trục xuất Phan Bội Châu và
các học sinh Việt Nam. Ông chính là người đầu tiên khởi xướng phong trào đưa thanh niên ra nước ngoài
học tập.
Câu 23. “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Bác Hồ đã
nói câu này trong thời gian nào?.
a. Thăm và nói chuyện tại lớp học chính trị của các giáo viên cấp II, III toàn miền Bắc ngày 13/9/1958.
b. Thăm và nói chuyện với lớp đào tạo cán bộ mẫu giáo tháng 9/1959.

c. Nói chuyện với Đoàn nhân dịp 26/3/1966.
d. Thăm và nói chuyện tại Đại hội lần 3 của Đoàn thanh niên lao động Việt Nam 24/3/1961.
Đó là hai câu mở đầu bài nói của Bác Hồ tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn
miền Bắc ngày 13-9-1958, đăng trên báo Nhân Dân số 1645, ngày 14-9-1958. Điều Bác nghĩ suy, trăn trở
nhiều nhất là việc “trồng người”. Bác nói với anh chị em giáo viên: “Chúng ta phải đào tạo ra những
21


công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ
tương lai cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề, nhưng rất vẻ vang. Mong mọi người phải
cố gắng làm tròn nhiệm vụ. Tất cả các giáo viên chớ nên cho học thế này đã là đủ, mà phải tiếp tục học
tập thêm để tiến bộ mãi”
Câu 24. Câu nói nổi tiếng đã trở thành chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do” được Bác Hồ nói
trong thời gian nào?
a. 7/7/1946
c. 17/6/1956
b. 17/7/1966.
d. 17/6/1966.
“..... Chiến tranh có thể kéo dài 5 nǎm, 10 nǎm, 20 nǎm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số
thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc
lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn?.....”.
Đó chính là Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam truyền đi
sáng ngày 17-7-1966
PHẦN 4: KIẾN THỨC VỀ ĐOÀN THANH NIÊN ĐƯỜNG SẮT
Câu 1. Tên gọi đầu tiên của Đoàn Thanh niên Đường sắt Việt Nam khi được thành lập là gì?
a. Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam ngành Đường sắt
b. Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam ngành Đường sắt
c. Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh ngành Đường sắt
d. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Đường sắt Việt Nam
Câu 2. Trụ sở đầu tiên của Đoàn Thanh niên Đường sắt được đặt tại:

a. Khách sạn Đồng Lợi - phường Cửa Nam - TP.Hà Nội
b. Số 17 Nguyễn Đình Chiểu - Hà Nội
c. Số 118 Lê Duẩn - Hà Nội
d. Số 107 Trần Hưng Đạo - Hà Nội
Câu 3. Từ ngày thành lập đến nay (1955 - 2013), Đoàn Thanh niên Đường sắt Việt Nam đó trải
qua mấy kỳ Đại hội?
a. 10 kỳ
b. 11 kỳ
c. 13 kỳ
d. 12kỳ
Câu 4. Ai là trưởng ban cán sự (Bí thư) đầu tiên của Đoàn Thanh niên Đường sắt Việt Nam?
a. Đồng chí Lê Hùng
b. Đồng chí Tạ Sỹ
c. Đồng chí Lê Quảng
d. Đồng chí Vũ Đức
Câu 5. Ngày 25/7/1956, Đại hội Thanh niên tích cực ngành Đường sắt lần thứ I được tổ chức
tại khu Đấu Xảo (nay là Cung văn hóa hữu nghị Hà Nội). Đại hội đó vinh dự được đón Bác Hồ đến
dự và căn dặn thanh niên Đường sắt 3 điều. Bạn hãy cho biết 3 điều Bác Hồ dặn thanh niên Đường
sắt Việt Nam (gọi tắt) là gì?
a. Đoàn kết - Đầu tàu - Học tập
b. Đoàn kết - Học tập - Xung kích
c. Đoàn kết - Kỷ luật – Sáng tạo
d. Đoàn kết – Sáng tạo - Đầu tàu

22


Câu 6. Làm theo lời Bác dạy và chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II, trong các tháng
cuối năm 1956 và đầu 1957, Đoàn Thanh niên Đường sắt Việt Nam đã phát động cuộc vận động lớn trong
thanh niên Đường sắt với “3 phong trào”. Đó là:

a. An toàn, tiết kiệm, bảo dưỡng máy tốt/ Làm việc đúng giờ/ Chống tham ô, lãng phí, thực hành
tiết kiệm.
b. Làm việc đúng giờ, chống giờ chết, chống nghỉ việc bừa bãi/ Trau dồi nghiệp vụ, làm việc gì tinh
thông việc ấy/ Chống tham ô, lãng phí, thực hành tiết kiệm.
c. An toàn, tiết kiệm, bảo dưỡng máy tốt/ Rút ngắn thời gian quay vòng toa xe/ Trau dồi nghiệp vụ,
làm việc gì tinh thông việc ấy.
d. Làm việc đúng giờ, chống giờ chết, chống nghỉ việc bừa bãi/ Rút ngắn thời gian quay vòng toa
xe/ Dùng than cám chạy tàu thay than luyện.
Câu 7. Phong trào “Em yêu đường sắt quê em” (nay là phong trào “Thiếu nhi bảo vệ Đường
sắt”) ra đời năm 1959, được khởi nguồn tại:
a. Trường cấp 2 Hà Bình - Hà Trung - Thanh Hóa
b. Trường cấp 2 Liên Hòa – Phú Xuyên - Hà Nội
c. Trường cấp 2 Nghi Liên - Nghi Lộc - Nghệ An
d. Trường cấp 2 Vạn Trạch - Bố Trạch - Quảng Bình
Mùa đông năm 1959, tại Phú Xuyên (Hà Tây), Liên đội trường phổ thông cấp II Liên Hòa đã tổ
chức những buổi lao động đầu tiên quét dọn vệ sinh ga Phú Xuyên. sau đó liên đội đã tổ chức phát cỏ,
nhặt đá rơi vãi dọc hai bên đường sắt. Các hoạt động của liên đội Liên hòa nhanh chóng lan rộng và
được đông đảo thiếu nhi các tỉnh thành phố có đường sắt đi qua ở miền Bắc nhiệt tình hưởng ứng. Từ đó,
hoạt động trên của thầy trò Liên đội Liên Hòa được coi là hoạt động khởi đầu của phong trào “Em yêu
Đường sắt quê em”.
Câu 8. Trong giai đoạn 1960 - 1965, Đoàn Thanh niên Đường sắt Việt Nam đã phát động
phong trào “3 xây, 3 chống” với nội dung: nâng cao ý thức trách nhiệm; đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật,
tăng cường quản lý kinh tế, tài chớnh; chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Phong trào này được thực
hiện thí điểm thành công ở:
a. Xí nghiệp Toa xe Hà Nội
b. Ga Yên Viên
c. Nhà máy Xe lửa Gia Lâm.
d. Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội
Câu 9. Ngày 01/5/1964, Bác Hồ đó gửi thư khen ngợi tập thể công nhân Đường sắt nào?
a. Đoàn viên và thanh niên công trường Đường sắt Thanh Hóa - Nghệ An

b. Cán bộ, công nhân và thanh niên xung phong công trường Đường sắt Thanh Hóa - Vinh
c. Thanh niên tổ đầu máy xe lửa 402
d. Đội Thanh niên xung phong 333
Câu 10. Ngày 22/12/1964, chiếc đầu máy hơi nước đầu tiên của Việt Nam do các kỹ sư, công
nhân trẻ Đường sắt Việt Nam tự chế tạo chính thức xuất xưởng và được Ban Bí thư Trung ương Đoàn
gắn Huy hiệu có tên gọi:
a. Đầu máy Nguyễn Văn Trỗi
b. Đầu máy Lý Tự Trọng
c. Đầu máy Tự Lực
d. Đầu máy Thanh niên
23


Câu 11. Năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, học tập đạo đức cách mạng của Người, nhiều
công trình của ngành Đường sắt mang tên “Thanh niên làm theo lời Bác”. Trong số đó, công trình
“Thanh niên làm theo lời Bác vì miền Nam ruột thịt” thực sự là mô hình hiệu quả của thanh niên ngành
Đường sắt. Công trình đó là:
a. Công trình cầu Phú Lương
b. Công trình đảm bảo giao thông trên tuyến đường Thanh - Vinh
c. Công trình cầu phà liên hợp SH2 bắc qua sông Hồng
d. Công trình biến ga đường sắt trên tuyến Hà Hữu thành Cảng nổi
Câu 12. Năm 1978, tuổi trẻ Đường sắt đó tham gia đóng đoàn tàu từ nguồn kinh phí phong
trào "Kế hoạch nhỏ" do Hội đồng Đội Trung ương phát động trong thiếu nhi cả nước, đoàn tàu có tên
là:
a. Đoàn tàu "Kế hoạch nhỏ".
b. Đoàn tàu "Thiếu niên tiền phong"
c. Đoàn tàu "Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh"
d. Đoàn tàu "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ"
Câu 13. Hãy cho biết, "Năm thanh niên Đường sắt" được Ban Chấp hành Đảng bộ Đường sắt
Việt Nam chọn là:

a. Năm 1990
b. Năm 1991
c. Năm 1992
d. Năm 1993
Câu 14. Để phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ tham gia đảm bảo an toàn giao thông đường
sắt; nhân dịp ngành Đường sắt đưa vào khai thác đoàn tàu thống nhất E1/2 (hành trình 30 giờ).
Tháng 5/2002, Đoàn Thanh niên Đường sắt Việt Nam đã phát động phong trào?
a. Thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông đường sắt
b. Thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn đường ngang không người gác
c. Thanh niên tình nguyện cảnh giới đường ngang
d. Thanh niên tình nguyện gác chắn đường ngang
Câu 15. Để thay thế hình thức tổ chức Hội thi “Sáng tạo khoa học công nghệ - quản lý ngành
đường sắt” nhằm tiếp tục thúc đẩy phong trào nghiên cứu đề tài, giải pháp khoa học công nghệ, nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Đường sắt, năm 2006, Đoàn Thanh niên
Đường sắt Việt Nam đã tham mưu phát động.
A. Giải thưởng “Khoa học công nghệ ngành Đường sắt ”
B. Hội thi “Sáng tạo Đường sắt Việt Nam”
C. Hội thi “Khoa học công nghệ ngành Đường sắt”
D. Giải thưởng “Sáng tạo Đường sắt Việt Nam”
Câu 16. Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Đoàn TNĐS Việt Nam (năm 2005), Đoàn TNĐS
Việt Nam vinh dự được Nhà nước trao tặng phần thưởng cao quý nào?
A. Cờ đơn vị Xuất sắc công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi toàn quốc.
B. Huân chương lao động hạng Nhất.
C. Huân chương độc lập hạng Nhì.
D. Huân chương độc lập hạng Ba.
Câu 17: Đại hội Đoàn thanh niên Đường sắt Việt Nam lần thứ XIII chính thức tổ chức ở đâu?
vào thời gian nào?
24



a. Hà Nội từ ngày 20/6/2012 đến hết ngày 22/6/2012.
b. Hà Nội từ ngày 25/6/2012 đến hết ngày 27/6/2012.
c. Hà Nội từ ngày 21/6/2012 đến hết ngày 22/6/2012.
d. Hà Nội từ ngày 24/6/2012 đến hết ngày 26/6/2012.
Câu 18: Ban chấp hành Đoàn TNĐS khóa XIII gồm bao nhiêu đồng chí?
a. 25 đồng chí.
b. 33 đồng chí.
c. 27 đồng chí.
d. 35 đồng chí.
Câu 19: Đại hội lần thứ XIII của Đoàn TNĐS đã bầu ai là Bí thư?
a. Khuất Hữu Đức
b. Cao Văn Phong
c. Dương Văn Thư
d. Trần Hữu Chính
Câu 20: BCH Đoàn TNĐS khóa XIII đã bầu những đồng chí nào sau đây giữ chức vụ Phó Bí
thư Đoàn TNĐS khóa XIII?
a. Trần Hữu Chính, Dương Văn Thư
b. Trần Hữu Chính, Phạm Thị Thu Phương
c. Phạm Thị Thu Phương, Bùi Ngọc Tùng
d. Nguyễn Tuấn Anh, Bùi Ngọc Tùng.

25


×