Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

phương pháp nghiên cứu xã hội học thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.21 KB, 21 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Con người kể từ khi xuất hiện, để tồn tại và phát triển thì không thể thiếu
các hoạt động xã hội, tương tác xã hội và đặc biệt là quan hệ xã hội. Xã hội là
sản phẩm của mối quan hệ giữa người với người. Con người cũng vừa là sản
phẩm, vừa là chủ thể của xã hội. Sự phát triển của cá nhân góp phần thúc đẩy xã
hội tiến bộ, phát triển. Xã hội càng phát triển thì mỗi cá nhân lại tiếp nhận được
ngày càng nhiều những giá trị vật chất tinh thần do xã hội ấy đáp ứng. Chính vì
vậy mà con người cũng đặt ra những yêu cầu đối với xã hội mà trước hết là việc
hiểu rõ bản chất của xã hội mà mình đang sinh sống. Nhưng nhận thức xã hội là
một quá trình đặc biệt phức tạp. Để xây dựng lý luận xã hội học về đời sống xã
hội, về các hiện tượng, các quá trình xã hội, các nhà xã hội học đã sử dụng hàng
loạt các phương pháp kỹ thuật khác nhau cũng như dựa trên cách tiếp cận khác
nhau. Tuy nhiên, để hiểu được bao quát nhất, thực tế nhất về xã hội thì phương
pháp nghiên cứu xã hội học thực nghiệm đã ra đời. Để hiểu rõ hơn về phương
pháp này nhóm chúng em đã chọn chủ đề “Phương pháp nghiên cứu xã hội học
thực nghiệm” cho bài tập của nhóm. Trong quá trình thực hiện do còn nhiều hạn
chế về kiến thức cũng như tài liệu, bài tiểu luận không tránh khỏi những sai sót
chúng em rất mong nhận được sự góp ý của giảng viên để bài tập được hoàn
thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


A.

NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC THỰC NGHIỆM

Phương pháp nghiên cứu xã hội học là hệ thống các nguyên tắc để làm


công cụ cho việc phân tích, khái quát và nghiên cứu về đời sống xã hội mà được
coi như đối tượng xã hội học. Hoặc theo nghĩa khác có thể hiểu đó là tổng hợp
tất các những phương pháp, kỹ thuật và cách thức nghiên cứu xã hội học nhằm
làm sáng tỏ bản chất, các đặc trưng, cơ cấu, xu hướng và quy luật của các hiện
tượng và các quá trình xã hội.
Để thực hiện được một cuộc điều tra xã hội học ta cần trải qua bốn phần
1. Chuẩn bị điều tra
2. Thu thập thông tin “điền dã”
3. Xử lý thông tin
4. Xử lý thông tin và báo cáo kết

quả

I. CHUẨN BỊ ĐIỀU TRA
1. Bước 1: Xác định vấn đề và đề tài nghiên cứu
Để xác định được đề tài trước hết phải xác định vấn đề nghiên cứu.
Tên đề tài trả lời cho các câu hỏi:
+ Nghiên cứu ai ? (đối tượng nghiên cứu)
+ Nghiên cứu cái gì ? (nội dung, đề tài nghiên cứu)
+ Nghiên cứu ở đâu ? (khoanh vùng)
Tên đề tài phải ngắn gọn rõ ràng, khoa học, bám sát thực tế, không mơ hồ,
dài dòng
Đối tượng của cuộc nghiên cứu xã hội học thực nghiệm thường là các vấn
đề xã hội cần nghiên cứu và nhà xã hội học quan tâm, có nhu cầu tìm hiểu và
hướng tìm cách giải quyết chúng. Thực tế trong đời sống xã hội chúng ta thường
gặp sự không phù hợp hay sự khác biệt giữa cái đang là đang xảy ra với cái cần
phải là. Sự không phù hợp hay sự khác biệt này có thể được giải thích theo
nhiều cách khác nhau. Chính sự không phù hợp hay sự khác biệt đó được nêu ra
để nghiên cứu, để tìm hiểu được gọi là vấn đề nghiên cứu.
Vấn đề nghiên cứu chỉ trở thành đề tài nghiên cứu khi nó được chấp nhận

và coi như đối tượng nghiên cứu. Lĩnh vực của thực tiễn xã hội (thường là các
tập đoàn người, các nhóm xã hội, các thiết chế, các hiện tượng, các quá trình xã
hội...) mà chứa đựng các vấn đề nghiên cứu đó thì người nghiên cứu còn cần chỉ


ra được phạm vi của cuộc nghiên cứu hay chính là chỉ ra được quy mô về thời
gian và không gian của đối tượng nghiên cứu.
Như vậy, việc xác định đề tài là cần phải thấy được sự tồn tại thật sự của
vấn đề xã hội cũng như phạm vi, lĩnh vực xác định vấn đề đó. Tất nhiên, đề tài
nghiên cứu xã hội học phải được trình bày khi xuất phát từ các vấn đề phù hợp
và việc thực hiện đề tài phải mang lại một cái gì mới cho khoa học hoặc cho khả
năng để giải quyết vấn đề của thực tiễn xã hội. Đề tài phải nhấn mạnh được các
vấn đề mà người nghiên cứu quan tâm, phải gợi mở được những hiện tượng mà
sẽ là khách thể của nghiên cứu. Tên đề tài cần được trình bày một cách ngắn
gọn, khoa học với câu chữ rõ ràng, chính xác. Không cho phép lên đề tài có
những từ ngữ, câu từ không xác định hoặc đa nghĩa.
2.

Bước 2: Xác định mục tiêu và nhiêm vụ cần nghiên cứu
- Xác định mục tiêu:

Mục tiêu của nghiên cứu là hướng đến giải quyết những nhiệm vụ cơ bản
của cuộc nghiên cứu, là để đáp ứng cho việc phát triển lý luận xã hội học hay
cung cấp thông tin thực nghiệm cho việc giải quyết các vấn đề của thực tế xã
hội.
Mục tiêu của nghiên cứu là các vấn đề, là cái đích mà cuộc nghiên cứu
hướng đến để làm rõ nghĩa. Khi xác định mục tiêu, người nghiên cứu phải trả lời
câu hỏi: cuộc nghiên cứu sẽ mang lại những thông tin nào và cho kiến thức gì để
ta hiểu về vấn đề nghiên cứu? Việc xác định mục tiêu cần căn cứ vào các vấn đề
do yêu cầu của cuộc nghiên cứu đặt ra và đó cũng là những vấn đề mà tác giả

nghiên cứu cần làm rõ khi chọn đề tài đó. Thường, người nghiên cứu phải chỉ ra
được các yếu tố, các khía cạnh, các mặt của đối tượng nghiên cứu cần được làm
rõ, cần được chứng minh. Như vậy mục tiêu nghiên cứu là giải thích thêm cho
đề tài, cụ thể hóa các đề tài, loại bỏ đi những yếu tố chưa xác định trong đề tài.
Đề tài sẽ là đầy đủ và chính xác khi nó phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
-

Xác định nhiệm vụ:

Nhiệm vụ là hoạt động cụ thể hóa mục tiêu, là những việc mà nhà nghiên
cứu xác định phải làm để đạt được mục tiêu đã đặt ra.
3.

Bước 3: Xác dựng giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu là những giả định có căn cứ khoa học về tính chất
của đối tượng nghiên cứu (thường được hiểu là sự khẳng định hay phủ định), đó
là những nhận thức sơ bộ về nghiên cứu cho ta biết đặc trưng, xu hướng, quy
luật của đối tượng nghiên cứu.


Việc xây dựng giả thuyết là một quá trình nhận thức đặc biệt. Nó cần phải
dựa trên cơ sở những hiểu biết, những tri thức về cơ cấu của đối tượng nghiên
cứu cũng như các tính quy luật đang chi phối đối tượng đó. Giả thuyết đưa ra
phải phù hợp với những nguyên lí của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử. Các giả thuyết đưa ra không thể đối lập với các quy luật, các sự kiện
khoa học mà đã được chứng minh hay khẳng định trong thực tế. Hơn nữa, giả
thuyết đưa ra phải đảm bảo để kiểm tra được trong quá trình nghiên cứu thực
nghiệm. Kiểm tra thực nghiệm các giả thuyết chính là việc thiết lập sự phù hợp
giữa các giả thuyết đó với thực tế xã hội.

Trong một cuộc nghiên cứu xã hội học có thể có nhiều giả thuyết. Số
lượng các giả thuyết được xác định bởi chính nội dung của quá trình nghiên cứu,
trong đó có giả thuyết chính và các giả thuyết bổ trợ cho nó.
Thông thường trong nghiên cứu xã hội học thực nghiệm người ta nói về
ba loại giả thuyết sau:
Thông thường trong nghiên cứu xã hội học thực nghiệm người ta nói về
ba loại giả thuyết sau:
+ Giả thuyết mô tả: Loại giả thiết này nhằm thiết lập trạng thái thực tế của
các sự kiện, các hiện tượng xã hội. Ví dụ: Một nghiên cứu đụng chạm đến kết
quả học tập trong năm học của một nhóm sinh viên nào đó có thể đưa ra giả
thuyết: phần nào trong nhóm sinh viên đó có kết quả suất sắc, kết quả giỏi, khá,
trung bình và phần nào trong nhóm sinh viên đó đạt kết quả yếu kém. Giả thuyết
mô tả chưa chỉ ra được nguyên nhân, bản chất của các sự kiện, các tình huống
song đó là tiêu đề cho giải thích.
+ Giả thuyết giải thích: Giả thuyết này hướng đến việc tìm hiểu nguyên
nhân của các hiện tượng và các quá trình xã hội mà đã nêu ra trong giả thuyết
mô tả. Thực chất, giả thuyết giải thích nhằm thiết lập mối quan hệ giữa đặc điểm
đặc trưng của đối tượng nghiên cứu với tính quy luật khách quan nào đó. Trở lại
với ví dụ trên, sau khi đã mô tả phần nào đó trong nhóm sinh viên đạt các kết
quả học tập suấ sắc, giỏi , khá, trung bình, yếu, kém chúng ta phải tiếp tục đưa ra
các giả thuyết để tìm hiểu tại sao một số sinh viên trong nhóm đó đạt kết quả
suất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu, kém; phải chăng là do phương pháp học tập,
sự chăm chỉ, thái độ với việc học tập, đời sống vật chất, đời sống tinh thần của
họ...
+ Giả thuyết xu hướng: Giả thuyết này nhằm chỉ ra xu hướng, tính lặp lại
của quá trình nào đó.


4.


Bước 4: Xây dựng mô hình lý luận và thao tác hóa khái nệm
- Xây dựng mô hình lí luận:

Xây dựng mô hình lí luận là hệ thống hóa các khái niệm giúp ta đánh giá
khái quát đối tượng nghiên cứu. Mô hình lí luận thông thường (bản chất) biểu
hiện bằng ngôn ngữ khoa học và được mọi người hiểu theo một nghĩa.
-

Thao tác hóa khái niệm:

Trong nghiên cứu xã hội học thực nghiệm thường gặp những khái niệm
mà được trình bày trong đề tài nghiên cứu có các mức độ trừu tượng khác nhau.
Khái niệm đó có thể là rất trừu trượng hoặc ít trừu thượng hoàn toàn phụ thuộc
vào đề tài nghiên cứu. Song một số khái niệm dù ở mức độ trừu tượng nào cũng
không thể trực tiếp sử dụng để thu thập thông tin được, bởi khái niệm đó thường
gây ra sự khó hiểu hoặc mọi người sẽ hiểu theo các nghĩa khác nhau.
Chính vì vậy để tạo ra sự dễ hiểu với các khái niệm đó, chúng ta cần tiến
hành thao tác hóa các khái niệm, nghĩa là chuyển các khái niệm trừu tượng phức
tạp thành các khái niệm cụ thể, đơn giản và chính nhờ các khái niệm đơn giản
đó, chúng ta mới có cơ sở để thu thập thông tin và từ đó mới có thể áp dụng
những phương pháp định lượng để đo đạc các khái niệm trừu tượng của đề tài.
Giúp chúng ta thực hiện thao tác hóa các khái niệm là hệ thống các chỉ
báo bao gồm các chỉ báo khái niệm và chỉ bảo thực nghiệm.
5.

Bước 5: Phương pháp điều tra

Thường sử dụng 1 số phương pháp phổ biến như: phân tích tài liệu, quan
sát, phỏng vấn, anket, thực nghiệm:
a.


Phương pháp phân tích tài liệu:
- Yêu cầu khi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu
+ Phân loại được tính trung thực, độ tin cậy của tài liệu.
+ Phải có thái độ thể hiện quan điểm của người dẫn trích.

+ Phải làm rõ thông tin: tên là gì, tác phẩm, số trang, nhà xuất bản, năm xuất
bản.
Tài liệu là một hiện vật dùng để truyền tin hoặc bảo lưu thông tin thể hiện
dưới dạng văn bản (sách, bái, tạp chí), hình ảnh, phim hay âm thanh.


Phân tích tài liệu là phương pháp mà nhà nghiên cứu được thống kê, kết
thúc trích dẫn thông tin tài liệu một cách hợp pháp.
b.

Phương pháp quan sát

Là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng
cách tri giác trực tiếp (chủ yếu là thị giác) và ghi chép lại những nhân tố có liên
quan đến đối tượng nghiên cứu.
Loại hình quan sát:
+ Cấp độ hình thức: Cơ cấu hóa, không cơ cấu hóa.
+ Vị trí người quan sát: Tham dự/ người tham dự
+ Địa điểm điều kiện: Hiện trường, phòng thí nghiệm.
c.

Phương pháp phỏng vấn
Các loại phương pháp phỏng vấn:


+ Phỏng vấn không theo tiêu chuẩn hóa: Đàm thoại tự do theo chủ đề đã
được vạch sẵn. Tùy từng trường hợp mà đưa ra các câu hỏi khác nhau, thêm bớt
ý kiến cũng như thay đổi trật tự các câu hỏi.
+ Phỏng vấn tiêu chuẩn hóa: Tiến hành theo trình tự nhất định với mục
đích nội dung đã được vạch sẵn. Có tính gò bó, cứng nhắc vì phải tuân theo một
trình tự nghiêm ngặt, không được tự ý thay đổi nội dung và trật tự các câu hỏi.
+ Phỏng vấn sâu: Là kiểu phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu tìm
hiểu một vấn đề kinh tế, chính trị hay tình cảm tế nhị nào đó. Kiểu phỏng vấn
này đòi hỏi người phỏng vấn phải có trình độ am hiểu khá sâu sắc về vấn đề lĩnh
vực cần khảo sát cũng như trình độ điêu luyện thành thạo trong nghệ thuật
phỏng vấn.
Nghệ thuật phỏng vấn:
+ Nghệ thuật đặt câu hỏi: Hỏi những câu hỏi rõ ràng, cụ thể, theo một
nghĩa nhằm tránh sự thụ động của người hỏi và sự lan man của người trả lời.
+ Nghệ thuật lắng nghe: Thể hiện sự đồng cảm, chăm chú lắng nghe với
người trả lời, chú ý nghĩa bóng, nghĩa đen, biết chờ đợi, khích lệ người trả lời,
chú ý thái độ người trả lời.
+ Nghệ thuật biến cuộc phỏng vấn thành cuộc điều tra sáng tạo: Biết sử
dụng khôn khéo những câu hỏi khác nhau, biết thiên biến vạn hóa để cuộc
phỏng vấn trở nên nhẹ nhàng có hiệu quả cao.


Đánh giá phương pháp:
+ Ưu điểm: Thu thập được những thông tin, suy nghĩ, tâm tư, tình cảm
của đối tượng. Các thông tin thu được có chất lượng, tính trung thực, độ tin cậy
cao.
+ Nhược điểm: Khó được triển khai trong quy mô rộng, tiếp cận được đối
tượng triển khai tương đối khó.
d.


Phương pháp Anket

Anket là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp được sử dụng rộng
rãi trong điều tra xã hội học. Về thực chất đây là phương pháp hỏi đáp gián tiếp
trên bảng câu hỏi được soạn thảo trước.
Trình tự của một phiếu Anket:
+ Phần mở đầu
+ Phần những câu hỏi có tính tiếp xúc nhập cuộc
+ Phần những câu hỏi chính theo nội dung đề tài
+ Phần những câu hỏi về nhân khẩu theo xã hội
+ Phần kết thúc
Bố cục bảng Anket: Thường gồm ba phần:
+ Phần mở đầu: Trình bày mục đích của cuộc nghiên cứu, hướng dẫn cách
trả lời, khẳng định tính khuyết danh của người trả lời.
+ Phần nội dung: Bắt đầu bằng những câu hỏi tiếp xúc sau là nội dung
chính các câu hỏi đi từ dễ đến khó, từ chung đến riêng.
+ Phần kết thúc: Thường là những câu hỏi tâm lý nhằm tạo ra sự thoải
mái, nhẹ nhàng cho người trả lời.
Kĩ thuật xây dựng bảng Anket:
+ Các câu hỏi thường dùng (câu hỏi đóng/ mở) kết hợp đóng, mở, chức
năng, sự kiện, nội dung.
+ Yêu cầu đối với câu hỏi: Rõ ràng, cụ thể, không hiện nhiều nghĩa.
+ Câu hỏi phải có trật tự, logic, phù hợp với trình độ và tâm lý người hỏi
(không dùng nhiều từ quá bác học hay thô thiển) tối kỵ dùng câu hỏi mớm ý, từ
địa phương.


Đánh giá phương pháp:
+ Ưu điểm: Thu được ý kiến của nhiều người cùng một thời điểm, các chỉ
báo trong phiếu anket thông thường được mã hóa, được quy chuẩn chung nên

tiện trong xử lý máy tính.
+ Nhược điểm: Đầu tư thời gian nhiều cho một bảng hỏi thực sự công
phu, khoa học, phù hợp. Đòi hỏi tổ chức có nhiều người học vấn cao. Yêu cầu
chọn mẫu đại diện hết sức nghiêm ngặt.
Sự khác biệt giữa phỏng vấn và anket:
Phỏng vấn
- Là phương pháp định tính cơ bản,
các kỹ thuật chuyên môn được sử
dụng để tìm hiểu sâu sắc các phản ứng
trong suy nghĩ, thái độ , tình cảm.
- Là quá trình tìm kiếm, khám phá,
gắn với số ít đối tượng thông tin đa
dạng nhiều chiều.
- Có tính mềm dẻo, nhà nước có thể
thay đổi trật tự các thao tác
- Có tính mềm dẻo, nhà nghiên cứu có
thể thay đổi trật tự các thao tác, người
phỏng vấn cần có năng lực, kinh
nghiệm cao, sử dụng nhiều phương
pháp phân tích…
e.

Anket
- Là phương pháp định lượng, chủ yếu
thu thập thông tin về các sựu kiện,
hoạt động. Xác định quy mô, kích
thước tương quan giữa các nhóm ,
biến số.
- Thường gắn với các câu hỏi chung
đồng loạt cho nhiều người, thông tin

biểu đạt đơn giản dạng sựu kiện, con
số.
- Nhà nghiên cứu không đòi hỏi phải
có kinh nghiệm cao như phỏng vấn.
- Sử dụng nhiều phương pháp: thống
kê…

Phương pháp thực nghiệm

Trong điều tra xã hội học, thực chất của phương pháp thực nghiệm là nhà
nghiên cứu tạo ra thường gần giống với tình huống xảy ra trong thực tế xã hội,
quan sát cách ứng xử của những người tham gia tình huống đó nhằm thu nhập
những thông tin cần thiết cho vấn đề nghiên cứu, kiểm tra giả thuyết nghiên cứu.
Là phương pháp có sự tác động tích cực của một quá trình nào đó với mục
đích nhận thức khoa học, nhằm kiểm tra giả thuyết để có những tri thức mới đối
tượng có giá trị lý luận thực tiễn.
Là phương pháp thu thập và phân tích kinh nghiệm nhằm kiểm tra về mối
quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng và quá trình xã hội thực tiễn.
Phân biệt với phương pháp quan sát:


Quan sát
- Nghiên cứu đối tượng trong trạng
thái tự nhiên của họ. Không có sự dự
tính nào có thể làm thay đổi tiến trình
của nó. Thông qua việc ấn định có hệ
thống- mục đích những mặt này hay
mặt khác với nhiệm vụ phát hiện ra
bản chất hình thành quy luật hay
những đặc điểm của chúng


Thực nghiệm
- Nghiên cứu đối tượng thông qua sự
can thiệp tích cực có mục đích và biến
đổi tiến trình tự nhiên của đối tượng
nhằm kiểm tra giả thuyết nhất định về
nó và để có tri thức mới.
- Thực nghiệm là sự quan sát tập
trung và cải tạo đối tượng trên cơ sở
giả thuyết nhất định.

Đánh giá phương pháp:
Ưu điểm
- Ít tốn thời gian, kinh phí, không cần
nhiều người.
- Cho phép nhanh chóng kiểm tra đánh
giá tính chất đúng sai phù hợp hay
không phù hợp của các giả thuyết
nghiên cứu.

1

Nhược điểm
- Rất khó tạo ra tình huống giống với
thực tế xã hội.
- Đòi hỏi có các chuyên gia có trình
độ, khái niệm áp dụng được phương
pháp mới.

Bước 6: Chọn mẫu điều tra


Nghiên cứu mẫu là nghiên cứu không phải toàn bộ tổng thể, mà chỉ là một
bộ phận của chủ thể, song có khả năng suy rộng cho cả tổng thể.
Chọn mẫu là quá trình sử dụng phương pháp khác nhau nhằm tìm ra một
tập hợp (hay một nhóm) n đơn vị cá thể.
Mục tiêu cơ bản của các cuộc điểu tra xã hội học là để cung cấp các thông tin
từ thực tế xã hội cho việc phát triển lý luận xã hội học , cũng như công tác quản
lý xã hội học. Về nguyên tắc thông tin thu được từ các cuộc nghiên cứu thông
tin xã hội học cân đảm bảo hai đặc tính cơ bản. Thứ nhất , thông tin cần phải có
tính đại diện, nghĩa là thông tin thu được phải có ý nghía cho cả tổng thể điều tra
. Thứ hai, thông tin đó phải đảm bảo được mức đô chính xác, nghĩa là thông tin
thu được phản ánh đúng thực tế khách quan.
Gắn liền vơi đặc tính thứ nhất của thông tin , trong nghiên cứu xã hội học người
ta nói đên phương pháp chọn mẫu, nghĩa là phải chọn mẫu nghiên cứu như thế
nào đó để thông tin thu được có ý nghĩa, có giá trị cho cả tổng thể.


Găn liền vơi đặc tính thứ hai của thông tin, trong nghiên cứu xã hội học người ta
nhắc đến phương pháp, ký thuật thu thập thông tin, nghĩa là trong hàng loạt các
phương pháp ký thuật như quan sát, phỏng vấn, anket, thực nghiệm xã hội học,
phân tích tài liệu,...
Thực tế khi xét từ khía cạnh đối tượng mà các cuộc điều tra xã hội học tac động
đến thì các cuộc điều tra xã hội học chia thành hao dạng chủ yếu sau.
+ Nghiên cứu tổng thể
+ Nghiên cứu không tổng thể
1.

Nghiên cứu tổng thề

Là nghiên cứu được tiến hành với tất cả các đơn vị của tổng thể. Trong xã

hội học tổng thể thường là tập hợp người hay nhóm người do đề tài nghiển cứu
quy định. Trong trường hợp này ta không cần phải quan tâm đến tính đại diện
của các chủ thể.
2

Nghiên cứu trường hợp

Nghiên cứu với số ít đơn vị của đơn vị riêng biệt hay chỉ một đợn vị của tổng
thể điều tra. Nghiên cứu trường hợp cho thông tin rất chi tiết và toàn diện và
thường được thực hiện rât nhanh. Tuy nhiên với nghiên cứu trường hợp ta
không thể nói được gì về tính đại diện của thông tin.
3

Nghiên cứu chọn mẫu:

Đó là nghiên cứu từ tổng thê có N đơn vị chúng ta chọn ra n đơn vị để nghiên
cứu, sao cho thông tin nghiên cứu thừ n đơn vị này ta có thể suy ra thành thông
tin của cả tổng thể.
Công thức :
Xác định khoảng các mẫu k=N/n
Sô N là kích thước mẫu
Còn tập hợp n đơn vị này gọi là mẫu (nCó hai phương pháp chọn theo tỷ lệ và chọn ngẫu nhiên thuần túy
+ Phuơng pháp chon theo tỷ lệ : phương pháp này được sử dụng khá rộng
rãi trong xã hội học. Với cách chọn mẫu này kích thước mẫu được xác định
trước người ta thường chọn 1000,1500,...3000 đơn vị nghiên cứu thường lấy số
tròn cho thuận tiện nghiên cứu. Xây dựng mô hình mẫu phải tái tạo được cơ cấu


của tổng thể ở dạng tỷ lệ nhất định theo mốt số đặc trưng nào đó. Trong các

nghiên cứu xã hội học các đặc trưng thường là : giới tính , tuồi tác, trình độ học
vấn, tình trạng hôn nhân,....
+ Phương pháp chọn ngẫu nhiên thuần túy : điều kiện cho việc đảm bảo
cho ciệc chọn ngẫu nhiên thuần túy là các đơn vị trong tổng thể có khả năng như
nhau trong tham gia vào lựa chọn hay xác xuất cho việc lựa chọn của các đơn vị
là phải ngang bằng nhau. Thiếu điều kiện này khó có thể đẩm bảo cho sự lựa
chọn ngẫu nhiên...như quay xổ số, rút thăm chia đội bóng đá ,...

6.
-

Bước 7: Xác định công cụ nghiên cứu
Lập bảng hỏi anket:

+ Bảng hỏi là hệ thống các câu hỏi được sắp xếp trên cơ sở các nguyên tắc
theo nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện được
quan điểm của mình với vấn đề được nghiên cứu.
+ Bảng hỏi là công cụ quan trọng trong nhận thức thực nghiệm, đề tài,
mục tiêu và giả thuyết nghiên cứu sẽ được thể hiện trong bảng hỏi.
+ Bảng hỏi là công cụ đo lường quan trọng để thu thập thông tin.Bảng hỏi
được coi là phương tiện lưu giữ thông tin.
7.

+ Bảng hỏi là chiếc cầu nối giữa người nghiên cứu và người trả lời.
Các vấn đề trọng tâm cần phải phỏng vấn sâu.
Bước 8: Lập phương án xử lý thông tin, điều tra thử và hoàn thiện
các bước chuẩn bị

Lập phương án xử lí thông tin: Dự án các công thức toán học và xử lí
bằng phần mềm SPSS trên máy tính.

Điều tra thử để tìm ra sai sót và bảng mẫu kiểm tra.
Hoàn thiện các bước chuẩn bị để sẵn sàng một cuộc điều tra tốt.
II. THU THẬP THÔNG TIN
1. Lựa chọn thời điểm điều tra, khảo sát
Lựa chọn thời điểm mà lúc đó nơi tiến hành điều tra có khả năng tạo ra
không gian tâm lí xã hội thuận lợi nhất, dễ dàng tiếp tục nhận đối tượng khảo
sát.


Tránh điều tra vào mùa vụ, lễ hội, hạn hán, lũ lụt...
Không điều tra trong khi nôn nóng, thờ ơ, lãnh đạm.
2.

Chuẩn bị kinh phí

Một đề tài gồm những khoản chi phí: tiền văn phòng phẩm, công tác hao
phí, thù lao cho cộng tác viên, chí phí ăn uống, tàu xe.
Kinh phí đề tài có thể từ nhiều người khác nhau: bản thân, bộ ngành, công
ti, xí nghiệp hưởng lợi, hay địa phương được hưởng lợi.
Tất cả phải có hóa đơn chứng từ hợp pháp.
Công tác tiền trạm

3.

Đây là quá trình điều tra cử người đại diện của mình đi tiếp xúc liên hệ
với các cơ quan, đoàn thể chính quyền địa phương nơi điều tra.
=> Người đại diện phải trình bày được nội dung, mục đích, yêu cầu của
người điều tra. Giới thiệu cơ cấu thành phần đoàn tranh thủ sự phối hợp của địa
phương để phối hợp điều tra.
4.


Lập biểu đồ điều tra

Là quá trình phân nhóm, phân công công việc cho các cộng tác viên một
cách khoa học, tương ứng giữa công việc, thời gian và lực lượng nhằm đạt được
kết quả tốt.
5.

Tập huấn điều tra viên

Giới thiệu mục đích ý nghĩa của cuộc điều tra để điều tra viên có thể giải
thích lại cho các đối tượng được hiểu.
Hướng dẫn cho các điều tra viên đều hiểu như nhau về các khái niệm, câu
hỏi và các vấn đề cần khai thác.
Giới thiệu các đối tượng được điều tra để công tác viên thích ứng và hòa
thuận.
6.

Thu thập thông tin

Đó là quá trình phối hợp ăn ý nhịp nhàng, sáng tạo, linh hoạt nhằm đạt
mục tiêu tối đa mà tiết kiệm chi phí, hài hòa lợi ích.


III. XỬ LÍ THÔNG TIN
Nhiệm vụ của xử lý thông tin trong một cuộc điều tra xã hội học là thực
hiện bước chuyển về chất từ các thông tin cá biệt thu thập được từ các đơn vị
nghiên cứu riêng biệt thành thông tin tổng hợp đặc trưng cho cả tổng thể nghiên
cứu. Việc xử lý thông tin được thực hiện theo phương án xử lý đã xây dựng
trong quá trình chuẩn bị trong cuộc nghiên cứu. Trong phương án xử lý thông

tin đã chỉ ra những mối quan hệ xã hội nào, những hiện tượng xã hội nào được
nêu ra trong các giả thuyết cần đo đạc, cần được kiểm định trong thực tế. Trọng
tâm của phương án xử lý thông tin là xây dụng được các chỉ báo định lượng và
các mối quan hệ xã hội đó. Tất nhiên, cũng tồn tại là phần xử lí các tài liệu với
những đặc tính không định lượng.
Công cụ quan trọng đầu tiên cho việc chuyển các thông tin cá biệt thành
thong tin tổng thể là việc chia nhóm thống kê. Với việc chia nhóm thống kê ta
đã thực hiện bước chuyển những tin tức theo những dấu hiệu của các đơn vị
riêng biệt đến việc phân loại các dấu hiệu này trong tổng thể.
Bước tiếp theo là thiết lập các mối liên hệ giữa các phần phần chia của các
dấu hiệu đã chỉ trong tổng thể.
Việc phân nhóm thống kê cũng như việc phối hợp giữa các dấu hiệu riêng
biệt là cơ sở cho việc thực hiện các công việc tính toán như tính toán tỷ lệ phần
trăm, đại lượng trung bình, hệ số tương quan là việc tạo dựng các thang đo.
Thang đo là việc sắp xếp các thông tin xã hội học thực nghiệm, là hệ thống các
con số và mối quan hệ giữa chúng, chúng là hình thức trật tự của các hiện tượng
xã hội được đo đạc. mỗi một thang đo đều cần có ba đặc trưng sau: độ dài của
thang, đơn vị làm thước đo và các chỉ số.
Trong xã hội học người ta chia làm mấy loại thang đo như sau:
-

Thang định danh
Thang định tính
Thang tỷ lệ
Thang phân định khoảng cách
Và một số thang khác

Trong quá trình xử lý thông tin cần thực hiện một cách trình tự các công
việc sau: làm sạch số liệu, tạo ra các thang đo, mã hóa, nhập số liệu và sau đó là
các công việc tính toán.

IV. GIAI ĐOẠN XỬ LÍ THÔNG TIN VÀ CÁC BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU
1. Xử lí thông tin


Tập hợp tài liệu, sách báo, tranh ảnh, phiếu anket, băng ghi âm, bản ghi
âm.
Phân nhóm tài liệu: theo thiện chí chủ đề của cuộc điều tra.
Thông kê, miêu tả, giải thích các biểu tượng liên quan.
Kiểm tra giả thuyết nghiên cứu: so sánh giả thuyết nêu ra ban đầu theo giả
định và kết quả nghiên cứu thực tế có phù hợp không.
2.

Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
Yêu cầu đối với các bản báo cáo:
+ Chỉ ra tính bức xức, mới mẻ, khả thi của đề tài.
+ Chỉ ra mục đích và nhiệm vụ của cuộc điều tra.

+ Trình bày những vấn đề có tính phương pháp luận là chọn bộ công cụ,
phương pháp của cuộc điều tra.
+ Chỉ ra mức độ giải quyết công việc, nhiệm vụ, nội dung.
+ Phân tích được thực trạng, nguyên nhân, đưa ra các báo cáo, kiến nghị,
phương pháp giải quyết.
3.

Trình bày báo cáo

Có bản báo đầy đủ và bản báo cáo tóm tắt (sản phẩm nghiên cứu) cho bản
thân và các thành viên trong hội đồng nghiên cứu.
Báo cáo đúng thời gian cho phép, rõ ràng, mạch lạc, sinh động.

Trả lời đầy đủ, có sức thuyết phục các câu hỏi mà hội đồng nghiệm thu
đặt ra.
Báo cáo được hội đồng nghiệm thu nhất trí, chấm điểm và công bố công
khai kết quả sản phẩm nghiên cứu.
Sau một thời gian quy định nếu không có một độc giả nào (công luận)
phản báo,... đó là đề tài được xã hội hóa kết quả.
* Yêu cầu khi viết bài báo cáo kết quả nghiên cứu:


Phần mở đầu:

- Lý do chọn đề tài: bày tỏ được tính cấp thiết, tính độc đáo và tính khả thi
của đề tài.


- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Giả thuyết nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu


Phần nội dung
- Sơ lược về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.

- Phân tích thực trạng vấn đề: Trích dẫn số liệu, dẫn chứng trong quá trình
khảo sát thật cụ thể, sinh động theo các nhiệm vụ đặt ra ở phần đầu.
- Phân tích nguyên nhân.
- Dự báo các xu hướng.


Phần kết luận


- Kết luận chung: Khái quát lại vấn đề, kết quả nghiên cứu. Kiểm tra giả
thuyết nghiên cứu ban đầu bằng cách phủ định hay khẳng định đã nêu ra.
- Đưa ra các giải pháp tác động, kiến nghị những việc yêu cầu làm ngay
(mức độ vi mô) và khuyến nghị những việc nên làm trong thời gian tiếp theo
(mức độ vĩ mô).


Phần thủ tục
- Tranh ảnh minh họa, biểu đồ, đồ thị, phiếu anket.

B.

I.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA SINH
VIÊN Ở KÝ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
NĂM 2016

Mở đầu

Lý do chọn đề tài:
+ Ký túc xá 11 tầng đã hoàn thiện
+ Số lượng sinh viên ngoại tỉnh lớn
+ Nhu cầu sử dụng ký túc xá cao
Mục tiêu và nhiệm vụ:







Mục tiêu:
o Để biết được chất lượng cuộc sống ở ký túc xá
o Trả lời được : tại sao ký túc xá hiện đại mà sinh viên vẫn ra trọ
ngoài
o Đưa ra lời khuyên hợp lý cho sinh viên khóa 4 về việc nên ở ký túc
xá hay trọ ngoài
Nhiệm vụ:
o Xác định đối tượng, phạm vi, đơn vị nghiên cứu:
 Đối tượng: Sinh viên Đại học Kiểm Sát Hà Nội khóa 1, 2, 3
ở ký túc xá
 Phạm vi: Ký túc xá từ tầng 5 đến tầng 10 (khu vực của sinh
viên )
 Đơn vị: Sinh viên trong các phòng từ tầng 5 đến tầng 10
o Tiến hành điều tra thu thập số liệu
o Tổng hợp kết quả và viết báo cáo

Xây dựng giả thuyết nghiên cứu:




Giả thuyết dạng mô tả
o Ký túc xá đã hoàn thiện
o Cảnh quan đẹp mắt
o Cơ sở vật chất đầy đủ (Điều hòa, ti vi, quạt, nóng lạnh,…)
o Có cơ sở y tế
o Có an ninh tốt
Giả thuyết mục đích

o Chất lượng cuộc sống càng cao số lượng sinh viên ở ký túc xá càng
lớn.
o Nếu số lượng sinh viên ở trong một phòng quá đông thì sẽ có
những sinh viên chuyển ra trọ ở ngoài.

Thao tác hóa khái niệm:
Chất lượng cuộc sống là thuật ngữ được sử dụng để đánh giá các mức độ
tốt đẹp của cuộc sống đối với cá nhân và trên phạm vi khu vực cũng như đánh
giá về mức độ thoải mái, hài lòng về thể chất, tinh thần và xã hội.
Chọn phương pháp điều tra:
Phương pháp chính : Ankét
Chọn mẫu điều tra: 100
Tổng thể đối tượng 1000
Khoảng cách K=1000/100


Phương pháp bổ trợ: Quan sát
Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu:


Lập bảng hỏi Anket:

BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA SINH
VIÊN KÍ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
Chúng tôi là nhóm sinh viên tổ 1 lớp K3I trường Đại học Kiểm sát Hà
Nội. Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu xã hội học “Chất
lượng cuộc sống của sinh viên kí túc xá Trường Đại Học Kiên sát Hà Nội”. Vì
vậy chúng tôi xây dựng bảng hỏi dưới đây nhằm tìm hiểu sự đánh giá cũng như
mức độ hài lòng, những nhu cầu của anh chị.
Những ý kiến của anh (chị) sẽ là những thông tin quý báu giúp chúng tôi

hoàn thành đề tài trên. Rất mong nhận được sự hợp tác của anh (chị). Chúng tôi
đảm bảo những thông tin của quý vị chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu. Xin cảm
ơn!
Phần 1: Thông tin cá nhân
Xin anh chị cho biết một số thông tin sau:
Họ và tên:................................................................................................
Giới tính:.................................................................................................
Sinh viên khóa:........................................................................................
Phòng ở KTX:.........................................................................................
Phần 2: Nội dung
Câu 1: Phòng ở của anh (chị) có những thiết bị thiết yếu như quạt, tivi, bình
nóng lạnh không?

Không
Câu 2: Những trang thiết bị đó hoạt đông như thế nào?
a. Rất tốt
b. Tốt
c.Thỉnh thoảng bị hỏng
d. Không hoạt động được
Câu 3: Kí túc xá của anh (chị) có thang máy không?


Không

Câu 4: Anh(chị) đánh giá như thế nào về môi trường xung quanh kí túc xá?
a. Rất trong lành
b. Khá tốt
c. Bình thường
d. Tồi tệ
Câu 5: Các vấn đề gây ô nhiễm kí túc xá là gì? (có thể chọn nhiều mục)



a. Rác thải
c. Tiếng ồn

b. Nguồn nước
d. Không khí

Câu 6: Rác thải ở kí túc xá được xử lí như thế nào?
a. Không được xử lí
b. Có hệ thống tái chế
c. Có người thu gom rác
d. Khác
Câu 8: Mật độ cây xanh tại khuôn viên kí túc xá?
a. Nhiều
b. Vừa phải
c. Ít
d. Không có
Câu 9: Khu vực kí túc xá của anh chị có phòng y tế không?

Không
Câu 10: Anh chị đã sử dụng dịch vụ của phòng y tế bao giờ chưa?
Đã từng
Chưa từng
Câu 11: Đánh giá mức độ hài lòng của anh chị về dịch vụ y tế.
Hài lòng

Tạm chấp nhận

Không hài lòng


Rất không hài lòng

Câu 12: Kí túc xá có hay xảy ra mất trộm không?
a. Không bao giờ
b. Hiếm khi
c. Khá nhiều
d. Thường xuyên
Câu 13: Số lượng nhân viên bảo vệ tại kí túc xá?
a. Nhiều
b. Bình thường
c. Ít
d. Rất ít
Câu 14: Kí túc xá của anh (chị) có đội tự quản không?

Không
Câu 15: Anh chị có đề xuất gì để nâng cao chất lượng cuộc sống ở kí túc xá
không?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Cảm ơn anh (chị) đã giúp chúng tôi hoàn thành phiếu điều tra
CHÚC ANH CHỊ HỌC TẬP TỐT!



Các vấn đề trọng tâm cần phỏng vấn sâu: cơ sở vật chất,tình hình an ninh



Lập phương án xử lý thông tin, điều tra và hoàn thiện các bước chuẩn bị


II.

Phương án xử lý thông tin: thống kê số liệu
Hoàn thiện các bước để chuẩn bị cuộc điều tra
Kết quả

Sau khi tiến hành điều tra chúng tôi thu được kết quả như sau: (biểu đồ)
III.

Kết luận

Chất lượng cuộc sống của sinh viên ở ký túc xá Trường Đại học Kiểm Sát
Hà Nội nhìn chung là tương đối tốt, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của sinh viên,
đảm bảo cho sinh viên có môi trường sinh hoạt và học tập tốt.
Trên cơ sở bài nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau để tiếp
tục nâng cao chất lượng cuộc sống của sinh viên ở ký túc xá như sau:
Thứ nhất, cải thiện chất lượng nguồn nước.
Thứ hai, tăng cường hoạt động của đội tự quản.
Thứ ba, trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên trường học hơn.
Thứ tư, nâng cao chất lượng hệ thống wifi.
Thứ năm, giữ gìn vệ sinh chung.
Thứ sáu, nên có thêm bác sĩ để chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

KẾT LUẬN CHUNG
Phương pháp nghiên cứu xã hội học thực nghiệm ngày càng có ý nghĩa

quan trọng, nhất là trong xã hội hiện nay. Là phương pháp giúp con người nhận
thức về xã hội học, là cơ sở khoa học, khách quan cho việc hoạch định các chính
sách xã hội,…góp phần xây dựng và cải tạo một xã hội phát triển bền vững hơn.

1.
2.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
GS. Phạm Tất Dong – TS. Lê Ngọc Hùng (Đồng chủ biên). Xã hội học.
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 2010
/>

3.
4.
5.
6.

/> /> /> />


×