Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến cây saphia và ứng dụng trong thiết kế cảnh quan nội thất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.09 MB, 64 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi . Số liệu và
kết quả nghiên cứu trong đề tài này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được
công bố hoặc sử dụng trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả đề tài

Nguyễn Khánh Linh

i


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài khóa luận này ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản
thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo cùng sự giúp đỡ
nhiệt tình của các bạn trong lớp.
Trước tiên Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự
giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo – ThS. Bùi Ngọc Tấn – Giảng viên Bộ môn Rau
– Hoa - Quả - Khoa Nông học - Trường Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã
dành nhiều thời gian tâm huyết, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi về
mọi mặt để tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo cùng toàn
thể cán bộ nhân viên trong Bộ môn Rau - Hoa - Quả - Khoa Nông học đã quan
tâm giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy,
cô trong khoa Nông học.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, các bạn trong lớp
K57-RHQ và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành báo
cáo tốt nghiệp này.
Tác giả đề tài

Nguyễn Khánh Linh



ii


MỤC LỤC

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CT

: Công thức

CT1 : Công thức 1
CT2 : Công thức 2
CT3 : Công thức 3
CT4 : Công thức 4
NL

: Nhắc lại

NXB : Nhà xuất bản

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của chế độ chiều sáng đến phát triển chiều cao cây và
đường kính thân..............................Error: Reference source not found

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến động thái ra lá trên thân chính
........................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.3 Ảnh hưởng cường độ ánh sáng đến kích thước lá......Error: Reference
source not found
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến số cành cấp 1 trên cây. .Error:
Reference source not found
Bảng 4.5 Ảnh hưởng màu sắc ánh sáng đến chiều cao và đường kính thân
........................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của màu sắc ánh sáng đến số cành cấp 1. Error: Reference
source not found
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của màu sắc ánh sáng đến động thái ra lá trên thân chính
........................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của màu sắc ánh sáng đến phát triển kích thước lá...Error:
Reference source not found

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Phòng khách tầng 1........................... Error: Reference source not found
Hình 2 Phòng khách tầng 2............................Error: Reference source not found
Hình 3 Phòng khách tầng 3............................Error: Reference source not found
Hình 4 Phòng nghỉ ngơi tầng 4......................Error: Reference source not found
Hình 5 Hiện trạng tầng 4................................Error: Reference source not found
Hình 6 Mặt bằng tổng thể..............................Error: Reference source not found
Hình 7 Phối cảnh chi tiết................................Error: Reference source not found
Hình 8 Bản vẽ thiết kế khung treo.................Error: Reference source not found
Hình 9 Mặt cắt khung treo.............................Error: Reference source not found

vi



DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1 Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến chỉ số spad...Error: Reference
source not found
Đồ thị 4.2 Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến đường kính tán.............Error:
Reference source not found
Đồ thị 4.3 Ảnh hưởng màu sắc ánh sáng đến đường kính tá.....Error: Reference
source not found
Đồ thị 4.4 Ảnh hưởng màu sắc ánh sáng đến chỉ số spad..........Error: Reference
source not found

vii


Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nhu cầu được sống trong một không gian thoải mái, gần gũi với
thiên nhiên của con người ngày một tăng cao. Không chỉ là những nơi như sân
vườn biệt thự, nhà vườn, khu trung cư cao cấp, khu đô thị mà cảnh quan nội thất
đang được quan tâm nhiều hơn. Và xu hướng trang trí nội thất bằng cây xanh
đang ngày càng trở nên phổ biến khi mà nhà ở đô thị chật chội, thiếu không gian
xanh như hiện nay. Không gian nhà sẽ trở nên sáng sủa, rực rỡ hơn với những
chiếc cây treo tường, chậu để bàn, giá treo hoa... Không cần phải đầu tư những
loại cây cảnh đắt tiền mà khéo léo trang trí màu sắc cho những chiếc cây nhỏ
xinh để làm đẹp không gian nhà ở. Cây xanh trong thiết kế nội thất thường được
sử dụng như một yếu tố trang trí, giúp không gian trở nên sinh động hơn. Năm
1989, NASA đã làm một nghiên cứu để xác định các cây cảnh gia đình tốt nhất
để thanh lọc không khí. Nghiên cứu của NASA đã cho thấy, không khí trong nhà
có chứa một số lượng lớn các hóa chất độc hại, như benzene, trichloroethylene,

ammonia,..... Nhưng các nhà khoa học NASA cho rằng các cây cảnh trong nhà
thông thường có thể là vũ khí có giá trị trong cuộc chiến chống lại mức độ gia
tăng ô nhiễm không khí trong nhà. Một trong số chúng có thể hấp thụ lên đến
85% lượng khí có hại, làm sạch không khí trong nhà, không gian công cộng
trong các tòa nhà văn phòng.
Những chủng loại thông dụng nhất là vạn niên thanh, trầu bà, phát tài
bách hợp, thuỷ trúc Nhật, chuối lá trắng, dạ lan, ngũ gia bì, tiểu hồng môn, kim
phát tài, xương rồng... Các loại cây này thường được trồng trong chậu, đặt dưới
đất, treo lủng lẳng ở khung cửa sổ, trong vườn hoặc bày trên bàn, kệ, bệ... Màu
sắc, kiểu dáng loại cây và chậu trồng không đối chọi với kiến trúc nhà cũng như
với đồ nội thất. Vị trí cây phải tự nhiên, không gượng ép, gần nguồn sáng tự
nhiên, tránh nơi quá chật chội khiến cành lá chạm vào các vật khác. Nơi đặt cây

1


phải có giới hạn tầm nhìn của một góc, một hướng nhìn thì thích hợp hơn là để
che chắn một chỗ khiếm khuyết nào đó trong nhà. Những góc màu sẫm thì nên
chọn các loại cây có lá màu sáng hoặc tươi. Tránh đặt những cây lá nhọn, có gai
ở những vị trí nhiều người qua lại.Mọi người đều biết rằng thực vật cần ánh sáng
để tồn tại và phát triển, nhất là đối với cây nội thất là loại cây trồng trong nhà thì
điều kiện ánh sáng cần chú trọng hơn. Thời gian sống của cây ở trong nhà tùy
thuộc vào đặc điểm của cây và điều kiện trồng, chăm sóc sau đó. Tuy nhiên
không phải ai cũng biết rằng có sự khác biệt trong các loại và các nguồn ánh
sáng. Các cây trồng cũng cần phải được coi như những đồ đạc dễ hư hỏng.Nếu
cây trồng được trồng đúng kỹ thuật, đặt để ở những vị trí thích hợp và có kế
hoạch chăm sóc, duy trì đúng cách thì chúng sẽ phát huy hết các khả năng đúng
theo giá trị.
Do vậy, tôi chọn đề tài : “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng
đến cây saphia và ứng dụng trong thiết kế cảnh quan nội thất” để tìm hiểu

cường độ ánh sáng, màu sắc ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng
và phát triển của cây saphia nhằm rút ra kết luận có tính ứng dụng vào chăm sóc
cây và thiết kế cảnh quan nội thất.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng dưới tác động
của chế độ chiếu sáng khác nhau.
- Ứng dụng trong thiết kế và vị trí sắp đặt cây trong nội thất
1.3. Yêu cầu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng, màu sắc ánh sáng đối với
sự phát triển của cây trồng
- Xác định được, đánh giá được sự ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến
cây trồng

2


Phần II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Nguồn gốc, phân loại, vai trò, tác dụng của cây saphia sử dụng trong
nội thất
2.1.1. Cây saphia
Cây Saphia hay còn gọi là Hồng Diệp Môn thuộc bộ Alismatales (Bộ
Trạch tả).Phần lớn các họ là các loài cây thân thảo, hay được tìm thấy trong các
môi trường nước. Hoa của chúng thường được sắp xếp thành cụm hoa và các hạt
chín thiếu nội nhũ. Họ: Araceae (họ Ráy hay họ Môn hoặc họ Chân bê):là một
họ thực vật một lá mầm, trong đó hoa của chúng được sinh ra theo một kiểu cụm
hoa được gọi là bông mo. Các bông mo thông thường được kèm theo (đôi khi
được che phủ một phần) một mo hay áo trùm tương tự như lá. Thuộc chi:
Philodendron và có tên khoa học là Philodendron erubescens.
Cây saphia có xuất xứ từ Trung Quốc, là loại cây leo bám do rễ trên thân
rất nhiều và dài. Cây saphia là một loại cây có bản lá to, hình trái tim, cuống

màu đỏ với lá xanh màu mỡ. Cây sống tôt trong điều kiện thiếu sáng, hấp thụ
khí độc cực tốt. Thân mập, gần dẹt, có đốt thưa, mềm. Lá hình tim ở gốc, thuôn
dài ở đỉnh, lúc non hẹp như lá rau muống, sau rộng dần, mặt trên lá xanh bóng,
mặt dưới lá màu hồng hay pha đồng, gân nổi rõ màu đỏ. Cuống lá màu xanh hay
hồng đỏ.Cây cảnh mọc khoẻ, chịu được bóng, ưa ẩm làm cây trang trí nội thất
rất thích hợp. Cây saphia được trồng với chất đất tốt (được trộn từ xơ dừa, mùn
cưa, chấu tươi, đất thịt và phân tổng hợp). Đây là loại đất rất tốt giúp cây phát
triển khỏe mạnh và sống bền (Phạm Hoàng Hộ,1999).
2.2. Tình hình nghiên cứu, xu hướng thiết kế cây xanh trong và ngoài nước
2.2.1. Nghiên cứu về ánh sáng đối với cây nội thất
Ánh sáng là một dạng bức xạ điện từ có thể thấy bằng mắt thường.Các
bức xạ mà chúng ta cảm nhận như ánh sáng mặt trời, hoặc quang phổ nhìn thấy
là một phần nhỏ của tổng phổ điện từ bao gồm các tia gamma, tia X. Màu tia

3


sáng xanh ở khoảng 380 nm (nanomet) là ngắn nhất , bước sóng mà con người
có thể cảm nhận được một lượng đáng kể, và ánh sáng đỏ bước sóng khoảng
720 nm là dài nhất. Bức xạ mặt trời bao gồm một quang phổ rộng lớn của bước
sóng điện từ ở những cường độ khác nhau. Ánh sáng nhìn thấy từ mặt trời xuất
hiện màu trắng do sự pha trộn của các bước sóng mà mắt chúng ta thấy được.(
Argus Control Systems Ltd, 2010)
Năm 1959 Hendriks, Borthwick và Parker đã chứng minh quá trình
sinh trưởng của cây phụ thuộc vào sự hấp thu tia sáng có bước sóng dài 660nm.
Dưới tác động của tia sáng này sẽ kích thích sinh trưởng. Nhưng khi hấp thu tia
sáng có bước sóng 730nm thì hiệu quả kích thích bị mất đi. Họ cho rằng có một
loại sắc tố nào đó đã gây phản ứng quang thuận nghịch khi hấp thu ánh sáng đỏ
(660nm) và cuối đỏ (730nm) mà sau này người ta tìm ra sắc tố đó là
phytocrôm và chúng được biến đổi như sau:

Sắc tố khử+A<==660nm/730nm==>Sắc tố oxy hóa + AH2
Ánh sáng là một trong những nhân tố sinh tồn đối với sinh trưởng và phát
triển của thực vật. Ánh sáng không những có tác dụng trực tiếp đến quang hợp
mà còn có tác dụng đến quá trình thoát hơi nước, quá trình hô hấp. Vì thế ánh
sáng có ảnh hưởng nhiều mặt đến toàn bộ đời sống của thực vật từ khi hạt nảy
mầm, cây ra hoa kết quảcho đến khi chết. Tuy nhiên,các loài cây khác nhau có
tính thích ứng sinh thái khác nhau đối với điều kiện chiếu sáng, ngoài ra nhu cầu
ánh sáng cũng phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của thực vật.
Nhờ đặc điểm đặc thù của chất diệp lục (là sắc tố ở trong lá và thân cành
non) các cây cảnh có khả năng sử dụng năng lượng của ánh sáng mặt trời để
tổng hợp các chất dinh dưỡng giàu năng lượng để nuôi cây lớn và phát triển, tạo
sinh khối cho cây. Vì vậy ánh sáng được coi là nguồn năng lượng và có vai trò
rất quan trọng trong việc điều hòa sự sinh trưởng phát triển của cây cảnh, nếu
thiếu cây sẽ sinh trưởng không cân đối, yếu và phát triển chậm, nhu cầu về ánh
sáng của cây cảnh rất khác nhau do sự phong phú của chúng về giống, loài thực

4


vật và được thể hiện trên các mặt về cường độ ánh sáng, độ dài chiếu sáng và
chất lượng của ánh sáng.
Về cường độ ánh sáng, rất nhiều cây cảnh có nhu cầu cường độ chiếu
sáng cao hoặc thích nghi rất tốt với điều kiện chiếu sáng mạng, thuộc nhóm cây
này bao gồm chủ yếu các cây cảnh có nguồn gốc nhiệt đới, các cây cảnh kiểu
thực vật sa mạc ( Erik Runkle, 2015). Song cũng có rất nhiều cây cảnh chỉ sinh
trưởng, phát triển bình thường trong điều kiện chiếu sáng yếu với cường độ ánh
sáng không mạnh, thuộc nhóm này là những cây cảnh như Thiết Mộc Lan, Trúc
Nhật Bản… là những cây được đặt để trong phòng hay nội thất. Đối với chúng
nếu cường độ chiếu sáng mạnh có thể làm cây sinh trưởng cằn cỗi hoặc bị cháy
lá. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt những loài, những giống cây cảnh chịu được

cường độ ánh sáng yếu trong thời gian ngắn khác nhau. Nhìn chung các cây
cảnh cũng như thực vật xanh sinh trưởng tốt trong điều kiện chiếu sáng tán xạ và
bản thân chúng đã hình thành hàng loạt các cơ chế để bảo vệ khi thừa ánh sáng
như sự thay đổi màu sắc của lá chẳng hạn.( Christopher S. Brown và cộng
sự,1995).
Tùy thuộc vào nhu cầu thời gian chiếu sáng trong một ngày đêm để sinh
trưởng và phát triển người ta chia cây cảnh ra những nhóm cây ngày ngắn có
nhu cầu chiếu sáng 10-12 giờ trong ngày đêm, nhóm cây dài ngày có nhu cầu
chiếu sáng trên 14 giờ trong ngày và nhóm cây trùng tính là nhóm có thể đặt để
trong thời gian chiếu sáng khác nhau, tối thiểu từ 8-10 ngày mà không ảnh
hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phát triển. (Pedro J. Aphalo, 2006). Nhìn
chung độ dài chiếu sáng trong một ngày đêm không phù hợp với nhu cầu của
cây cảnh thì cây cảnh mất sự cân đối giữa quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây, biểu hiện ở sự mất cân đối giữa sự ra cành, ra lá với sự ra hoa, giữa sự lớn
lên của toàn cây với khả năng phát dục của nó và vì vậy cần đặc biệt chú ý đối
với các cây cảnh mà vẻ đẹp của nó đối với người chơi là hoa, quả và các cây
cảnh nhập nội từ các vùng, miền khác.Cùng với cường độ ánh sáng, chất lượng

5


của ánh sáng là các nhân tố điều hòa sự sinh trưởng phát triển của cây. Nếu cây
cảnh được đặt để ở nơi có cường độ ánh sáng cao trực xạ và có nhiều các tia
sáng cực tím (có bước sóng nhỏ) thì sự sinh trưởng của cây bị hạn chế nhiều về
tầm vóc, kích thước của lá và sự phân ra các cành nhánh. Ngược lại nếu đặt để
cây cảnh ở nơi có điều kiện ánh sáng với cường độ thấp, ánh sáng phản xạ có
nhiều tia hồng ngoại (có bước sóng ánh sáng dài) thì cây có xu thế vươn cao,
cành nhánh dài và sự phân nhánh kém ( Siddha Pimputkar,2009). Cây cảnh sinh
trưởng có thể phản ứng bằng cách sinh trưởng mạnh hoặc uốn cong về phía
nguồn ánh sáng kích thích và được gọi là tính hướng quang của cây. Sự sinh

trưởng định hướng gây ra bởi ánh sáng cũng được sử dụng để điều chỉnh sự sinh
trưởng, tạo uốn dạng hình tán cũng như kiểu thế của cây cảnh nhất là các cây
cảnh đặt trong nội thất, nơi mà có sự khác nhau về độ chiếu sáng. Về mặt này
người ta cũng ghi nhận được rằng các ánh sáng xanh và ánh sáng màu tím có
hiệu quả cao hơn trong việc gây ra tính hướng quang của cây so với các loại ánh
sáng màu khác.
Các cây cảnh hiện đang được trồng phần lớn là các cây nguyên sản của
Việt Nam, tuy nhiên cũng có nhiều loại, giống cây cảnh nhập nội đem về trồng
từ các vùng, miền có điều kiện chiếu sáng rất khác với chúng ta do vậy, đối với
các cây này người trồng cần phải chú ý đến nhu cầu về ánh sáng của chúng mà
đặt để hoặc trồng ở những nơi cho phù hợp để đảm bảo sự sinh trưởng phát triển
bình thường của chúng.( Hoàng Minh Tấn và cộng sự, 2003)
2.2.2. Xu hướng thiết kế cây xanh nội thất trong nước
Vườn đứng :
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu làm đẹp của con người
ngày càng tăng cao và một trong những mong muốn của những thiết kế nhà
vườn như hiện nay là đẹp mà lại gần gũi thân thiện với thiên nhiên.Chính vì lẽ
đó mà vườn đứng nội thất trong nhà đã ra đời. Vườn trên tường trong nhà không
những giúp trang trí nội thất cho ngôi nhà thêm đẹp lại vừa có tác dụng mang

6


thiên nhiên vào trong ngôi nhà là một lá phổi xanh trong nhà..Vườn đứng trong
nhà giúp thanh lọc không khí hút những khí độc thải ra khí O2 giúp ngôi nhà
tràn ngập bầu không khí sạch giúp đầu óc thoải mái thư giãn hơn sau mỗi ngày
làm việc vất vả.
Ở Việt Nam hiện nay, mô hình khu vườn thẳng đứng đang ngày càng
được ưa chuộng bởi sự tiện ích của nó, vừa không tiêu tốn quá nhiều không gian
lại vừa tạo được thẩm mỹ về thị giác. Các phương thức phổ biến của mô hình

này gồm có: sử dụng các hộp mô-đun có sẵn kết hợp thành từng khối để trang trí
trên tường; trồng cây trong những khung sắt cố định, hay tạo một hàng rào đứng
bằng gỗ để đặt các chậu hoa.
Khu vườn thẳng đứng thích hợp trồng các loại hoa cỏ, thảo mộc có trọng
lượng nhẹ, khả năng sinh tồn cao, ít thay lá, chẳng hạn như hồng môn, thanh tú,
cẩm tú cầu, lan ý, thu hải đường, dương xỉ lá thông, cỏ bạch chỉ hay các loại rau
gia vị như tía tô, rau húng, cải xoăn.Ưu điểm của mô hình này là không bị hạn
chế về kích thước, độ cao hay đất trồng mà chỉ chú trọng đến 3 yếu tố: nước,
khoáng chất và ánh sáng. Vì vậy, ngoài việc lựa chọn loại cây trồng trong nhà
phù hợp, bạn phải bố trí hệ thống chiếu sáng, tưới nước tự động cũng như hệ
thống dinh dưỡng thủy canh để cây có thể phát triển tốt và sử dụng được lâu dài.
Bày trí cây xanh nội thất:
Căn nhà tại của người Việt thường gắn kết và hài hòa với thiên nhiên.
Việc sử dụng mảng xanh để tạo ra khoảng không giải trí, thoải mái cho nhà ngày
càng được ưa thích. Vậy mà để đạt tốt thẩm mỹ cao và có chức năng về mặt
phong thủy, cần chú ý tới các qui định nhất quyết như lựa cây trong phòng ,
sảnh lớn hoặc nơi ăn uống vào dịp lễ tiệc thường xếp các cây có dáng bằng
phẳng, bề thế tại vì khi mang cây trồng vào chỗ ở đều có sự cân nhắc về mặt ý
nghĩa của chúng. Cây trong bếp có thể điều chỉnh các cây bé gọn, không để
vướng víu và có công dụng khử mùi, giảm khói như dương xỉ đối với khoảng
không bếp. Phòng ăn nên xếp những chậu cây vui tươi kích yêu tiêu hoá thí dụ

7


như hoa lá đỏ. Không để cây khô héo nên chọn lựa cây hợp và chú ý coi ngó,
theo dõi nếu cây bị héo úa tốt kém tăng trưởng thì tức thị nội khí không tốt nên
đổi thay chủng loại cây hoặc kiểm tra lại môi trường xung quanh để chỉnh đốn
thiet ke noi that cho thích hợp. Khi trồng cây trong căn nhà cần lưu ý một nhân
tố khá quan trọng bởi vì cây cối là thước đo trường khí từng khoảng không ngôi

nhà ở.Chú ý đến dạng hình của cây, những cây có gai sắc như xương rồng chỉ
nên trồng ngoài chỗ ở. Những giỏ cây treo đưa đến sự mềm mại. Cây có lá bự
bản hoặc hình tròn thường tốt hơn các cây lá nhọn và cứng. Sử dụng các cây có
lá tròn, mềm sẽ khiến tạo ra bầu không khí lặng yên.Vị trí xếp cây rất nhiều
quan trọng. Sử dụng 1 khóm gồm 3 cây có hoa, đặc biệt là hoa màu đỏ ở lối đi
vào cửa trước căn nhà sẽ xúc tiến sự thịnh trị. Cây cao không bao giờ được đặt
giữa căn nhà. Để cây xanh ngay tại phía Đông hoặc Đông Nam của phòng đưa
lại vận may. Xếp một cây lớn ngay ở lối đi giữa cửa trước và cửa phía sau giúp
gia tăng cường sức khỏe và tiết kiếm tiền bạc (cây có tác dụng làm hạn chế
luồng khí luân chuyển). Điều quan trọng cần hướng tới là khoảng không thiên
nhiên khiến loài người khoan khoái và gia tăng sự gắn bó giữa những thành viên
trong gia đình. Cần để ý tính hài hoà giữa màu chủ đạo, hình trạng của cây, hoa
và không gian trong phòng. Lựa cây cỏ nên là các loại cây trồng hiệu quả, nhiều
mầm lộc hạp với môi trường sống ít ánh sáng trực tiếp và chịu bóng râm, nên
tránh những loại cây thô nhám, sần, hóc búa.
2.2.3. Xu hướng thiết kế cây xanh nội thất ngoài nước
Xu hướng thiết kế vườn thẳng đứng
Vườn đứng hay còn gọi là tường cây. Các loại cây trồng sử dụng ở đây là
những loài cây có trọng lượng nhẹ, có khả năng thích nghi và sinh tồn cao, có
khả năng sống trong chậu hoặc không cần đất và chịu được ánh sáng chiếu vào.
Các loài cây thường được sử dụng là các loại đây leo như cẩm tú leo, Chi Trinh
đẳng… các loài cây đặc tính thủy sinh, bán thủy sinh có nguồn gốc địa phương
như: rêu, dương xỉ, trầu bà, vạn niên thanh và một số loài cây bụi nhỏ khác.

8


Mặt của tường đứng rất quan trọng về hướng chíu sáng, căn cứ vào đấy
mà chọn cây cho phù hợp, hướng tây nam nắng gắt, hướng đông nắng sớm và có
gió lạnh…. Mặt hướng đông cây phát triển mạnh hơn mặt ở hướng tây.

Với vườn đứng trồng trong nhà thì cần có hệ thống đèn chiếu sáng nhân
tạo như những bóng đèn halogen, jebo…
Những mảng xanh tự nhiên không nằm trên mặt phẳng ngang như thường
thấy mà “bò” trên tường, trên các công trình chọc trời… sẽ là xu hướng phổ biến
trong tương lai, đặc biệt khi đất chật, người đông.
Patrick Blank, một người từng làm việc tại các viện bảo tàng ở Paris,
Istanbul, Madrid và bảo tàng Nghệ thuật đương đại thế kỷ 21 tại Kanazawa đã
tạo dựng một khu vườn thẳng đứng rất đẹp. Khu vườn có rất nhiều loại cây len
lỏi vào không gian nội thất và tường bao. Patrick không chỉ đơn giản là thêm
thắt màu xanh trên tường, ông đã nghiên cứu rất nhiều phương cách để cây có
thể thích nghi với điều kiện rất đặc biệt này tại Trung tâm nghiên cứu khoa học
của Pháp CNRS, từ năm 1982. Sau đó, ông từng bao phủ nội thất của cửa hàng
Girbaud tại Paris với rêu và dương xỉ, và thiết kế cho những công ty như
Samsung và Hypo Vereinsbank. Ông cũng đã từng đóng góp cho nhà thiết kế
Jean Paul Gaultier bộ trang phục cưới đầy màu xanh tại fashion show của
Gaultier năm 2002 với nhiều loại cây leo quanh những đường cong của người
mẫu. Để hoàn thành một tác phẩm này, các chuyên gia sẽ sử dụng phương pháp
ẩn dấu, tường nhà khi đó sẽ gồm ba phần: một khung sắt, một lớp nhựa PVC và
vải nỉ. Khung sắt được treo trên tường hoặc có thể tự đứng được. Nó cung cấp
một lớp không khí đóng vai trò là một hệ thống cách nhiệt và âm hiệu quả.
Lớp nhựa PVC dày 1 cm được đóng lên khung sắt. Lớp nhựa này mang
lại độ cứng chắc cho toàn bộ hệ thống và chống nước. Sau đó, lớp vải nỉ sẽ được
tiếp tục gắn lên lớp PVC. Lớp nỉ này chống lại sự ăn mòn và khả năng dẫn nước
cao, sẽ phân phối lượng nước một cách đồng đều. Rễ cây sẽ phát triển lên lớp nỉ
này.

9


Phần III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Vật liệu nghiên cứu
- Thực hiện nghiên cứu trên cây nội thất: cây saphia (Philodendron erubescens)
- Sử dụng bóng đèn tuýp 40W
- Sử dụng bóng đèn màu đỏ, xanh, trắng
- Hai giá thí nghiệm:
Giá gỗ 3 tầng : cao 2m, rộng 67cm, dài 2,56m, mỗi tầng cách nhau 62cm.
Giá sắt 3 tầng: cao 1m7, rộng 51cm, dài 2m, mỗi tầng cách nhau 51 cm.
- Ứng dụng thiết kế hai loại cây trên vào cảnh quan nội thất
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Bộ môn Rau Hoa quả - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Thời gian: Từ 18/1/2016 đến 30/6/2016
3.3. Nội dung nghiên cứu và bố trí thí nghiệm
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng và màu sắc ánh sáng đến
sự phát triển của cây nội thất saphia qua các chỉ tiêu như số lá, chiều cao cây,
kích thước lá, màu sắc lá…
- Ứng dụng của việc nghiên cứu vào thực tiễn thiết kế cảnh quan nội thất:
thiết kế
 Thí nghiệm
Chuẩn bị đất trồng: 1 đất: 1 cát: 1 trấu hun + phân NPK đầu trâu (15:15:15)
trộn với giá thể theo tỷ lệ 1/200.
Chuẩn bị cây trồng : Mỗi cây cắt còn lại 3 lá trên thân, sau đó nhúng phần
rễ cây vào dung dịch kích thích ra rễ Bimix super (pha tỷ lệ 4ml dung dịch với
5l nước) trong 2 phút và trồng vào cốc nhựa.
Chăm sóc: tưới nước 2 ngày/1 lần
3.3.1. Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến cây saphia
 Bố trí thí nghiệm:
- Thực hiện trên cây saphia

10



- Công thức thí nghiệm:
CT1: điều kiện ánh sáng tự nhiên ( ĐC)
CT2: sử dụng 1 bóng đèn 40W
CT3: sử dụng 2 bóng đèn 40W
CT4: điều kiện không có ánh sáng
- Trồng cây trong cốc nhựa 500ml, mỗi cốc 1 cây
- Giá gỗ 3 tầng : cao 2m, rộng 67cm, dài 2,56m, mỗi tầng cách nhau
62cm.
- Giá sắt 3 tầng: cao 1m7, rộng 51cm, dài 2m, mỗi tầng cách nhau 51 cm.
- Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn, nhắc lại 3 lần,
mỗi lần 10 cây => 30 cây/ CT/ loại cây => 120 cây/ 1 loại.
 Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
NL1
NL2
NL3
NL1
NL2
NL3
NL1
NL2
NL3

CT4
CT3
CT2

NL1

C1


C2

C3

C4

C5

C6

NL2 C11 C12 C13 C14 C15 16
NL3 C21 C22 23

C7

C8

C9

C10

C17 C18 C19 C20

C24 C25 C26 C27 C28 C29 C30

11


3.3.2.Ảnh hưởng của màu sắc ánh sáng đến sinh trưởng và phát triển của cây

nội thất
 Bố trí thí nghiệm:
- Thí nghiệm trên cây saphia
- Công thức thí nghiệm:
MS1: ánh sáng tự nhiên (ĐC)
MS2:1 bóng ánh sáng đỏ
MS3: 1 bóng ánh sáng xanh
MS4:1 bóng ánh sáng trắng
- Trồng trong cốc nhựa 500ml, mỗi cốc 1 cây
- Giá gỗ 3 tầng : cao 2m, rộng 67cm, dài 2,56m, mỗi tầng cách nhau
62cm.
- Giá sắt 3 tầng: cao 1m7, rộng 51cm, dài 2m, mỗi tầng cách nhau 51 cm.
- Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ RCB, nhắc lại 3 lần,
mỗi lần 5 cây => 15 cây/ CT/ loại cây => 60 cây/ 1 loại .
 Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
NL1
NL2
NL3
NL1
NL2
NL3
NL1
NL2
NL3

CT4

CT2

CT3


NL1

C1

C2

C3

C4

C5

NL2 C6

C7

C8

C9

C10

NL3 C11 C12

C13 C14 C15

3.4. Phương pháp theo dõi

12



+ Chiều dài thân chính (cm): đo từ gốc cây đến chóp lá, 7 ngày/1 lần
+ Số lá trên thân chính/tuần: đếm tổng số lá trên thân chính, đếm 30 ngày/ lần
+ Chiều dài lá mới ra (cm): đo từ gốc lá đến chóp lá, 7 ngày/ 1 lần
+ Chiều rộng lá mới ra (cm): đo phần ngang rộng nhất trên phiến lá, 7
ngày/1 lần
+ Số cành cấp 1: Đếm số cành mọc ra từ thân chính, đếm 7 ngày/1 lần
+ Thời gian tồn tại của lá ( ngày) : tính thời gian từ khi lá trưởng thành
đến khi lá héo
+ Đường kính gốc: đo 7 ngày/1 lần
+ Chỉ số spad ( đo bằng máy spad 502. Đo trên tất cả các lá trưởng thành):
30 ngày/ 1 lần.
- Xử lý số liệu: sử dụng phần mềm irristat 4.0 xử lý số liệu, lập bảng tổng
hợp số liệu thu được và xử lý số liệu bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh. Vẽ biểu đồ các chỉ tiêu.
3.5.Phương pháp khảo sát hiện trạng
- Khảo sát, thu thập những dữ liệu cần thiết (khí hậu, độ ẩm, địa hình, địa
chất,...)
- Tiến hành đo đạc hiện trạng
- Chụp ảnh hiện trạng và cảnh quan xung quanh khu vực thiết kế.
- Xác định về cảnh quan thiết kế; nhu cầu, công năng và mục đích?
- Đưa ra các ý kiến sơ bộ về công trình, cảnh quan.
- Phác thảo tay ý tưởng sơ bộ

13


Phần IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
I. Kết quả nghiên cứu bố trí thí nghiệm

4.1. Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến sự phát triển của cây saphia
4.1.1. Động thái một số chỉ tiêu phát triển thân của cây saphia:
Đối với cây nội thất trồng chậu thì chiều cao cây, đường kính thân, là
những chỉ tiêu quan trọng quyết định tính chống đổ và tính thẩm mỹ của cây.
Chiều cao cây đánh giá mức độ tăng trưởng của cây. Đường kính thân càng tăng
chứng tỏ mức độ phát triển tăng, làm cơ sở cho thấy cây khỏe mạnh.
Mỗi cường độ ánh sáng khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và
phát triển của cây . Kết quả được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của chế độ chiều sáng đến phát triển chiều cao cây và
đường kính thân
Đơn vị: cm
7
Công
CT1
thức
CT2
CT3
CT4
LSD5%
CV%

CC
16,32
18,64
18,92
18,63
2,97
8,2

ĐK

0,44
0,44
0,49
0,47
0,05
5,8

21
CC ĐK
17,89 0,57
18,90 0,51
19,24 0,56
18,85 0,48
2,73 0,06
7,3 5,4

Ngày sau trồng
35
49
CC ĐK CC ĐK
18,34 0,61 18,48 0,64
19,37 0,63 19,82 0,64
19,57 0,66 20,28 0,74
18,95 0,50 19,06 0,52
2,83 0,06 2,97 0,06
7,4 5,1 7,7 4,6

63
CC ĐK
18,93 0,66

20,33 0,69
20,87 0,81
19,29 0,55
2,42 0,07
6,1 4,9

77
CC ĐK
20,23 0,70
21,50 0,77
23,20 0,92
19,83 0,58
1,28 0,09
3
6,1

Chú thích:
Thí nghiệm 1: CT1: ánh sáng tự nhiên; CT2: một bóng 40W; CT3: hai
bóng 40W; CT4: Không ánh sáng; n=30
Từ bảng 4.1 cho thấy các mức cường độ ánh sáng khác nhau đã có ảnh
hưởng khác nhau đến chiều cao cây và đường kính thân.
Chiều cao cây: CT3 có chiều cao cây lớn nhất 23,20 cm và thấp nhất là
CT4 19,83 cm. Các công thức dao động từ 19,83cm – 23,20 cm và sự chênh
lệch sai khác giữa hai công thức này có ý nghĩa ở mức 5%, công thức còn lại
hầu như không có sự sai khác . Điều này cho thấy cường độ ánh sáng ảnh hưởng
đến chiều cao cây. Giai đoạn 7- 63 ngày sau trồng chiều cao cây ở tất cả các

14



công thức đều tăng chậm do thời kỳ mới trồng vào cuối đông đầu hè, thời tiết
thay đổi liên tục khiến cây phải thích nghi với sự thay đổi môi trường độ ẩm,
nhiệt độ…Giai đoạn từ 63-77 ngày kết thúc theo dõi, các công thức đã có sự
khác nhau rõ rệt, càng về sau cây các tăng trưởng nhanh do lúc này bộ rễ đã
tương đối hoàn thiện nên khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng tốt.
Đường kính thân: Trong các công thức, CT3 có đường kính thân cao nhất
là 0,92 cm, tiếp đến CT2 đạt 0.77cm, CT1 là 0.7 cm và thấp nhất là CT4 0.58
cm. Giữa các công thức sự chênh lệch có ý nghĩa ở mức 5%. Cây không mấy
thay đổi ở tất cả các công thức tại giai đoạn đầu 7- 21 ngày sau trồng. Từ sau
35- 77 ngày đường kính gốc cây tăng nhanh, có sự chênh lệch đáng kể ở các
công thức.
Ánh sáng là nhân tố quan trọng nhất để cho cây quang hợp và cường độ
ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến quang hợp, cường độ ánh sáng yếu thì quang
hợp không xảy ra. Nghĩa là CT4 không có ánh sáng nên cây trồng không quang
hợp, quá trình trao đổi chất và năng lượng cùng với nhiều quá trình sinh lý khác
của cơ thể sống phát triển rất chậm. Do đó CT4 có cây trồng phát triển kém
nhất.
Các cây nội thất là loại cây trồng trong nhà nên yêu cầu cường độ ánh
sáng không cao. Ở CT1 cường độ ánh sáng tự nhiên cây vẫn phát triển nhưng
chậm và không thay đổi nhiều. CT2 và CT3 có khoảng cường độ 700-1000 lux
cây phát triển nhanh, giúp kích thích tăng trưởng cây trồng. So sánh giữa các
công thức ta thấy CT1 có cường độ ánh sáng cao nhất nhưng cây không phát
triển tốt bằng CT2 và CT3. Do đó CT1 ánh sáng cao hơn nhu cầu sử dụng của
cây nội thất.
Như vậy, CT3 dùng 2 bóng đèn 40w cho kết quả tốt nhất đối với sự phát
triển của cây saphia.
4.1.2. Động thái một số chỉ tiêu phát triển bộ lá của cây saphia
 Động thái ra lá:

15



Bộ lá giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cây. Lá là cơ
quan quang hợp, là nơi tổng hợp và tích lũy các chất hữu cơ tham gia vào các
cấu trúc cơ thể, là nơi biểu hiện các sinh lý rõ rệt nhất. Cây saphia có lá hình tim
ở gốc, thuôn dài ở đỉnh, lúc non hẹp như lá rau muống, sau rộng dần, mặt trên lá
xanh bóng, mặt dưới lá màu hồng hay pha đồng, gân nổi rõ màu đỏ. Cuống lá màu
xanh hay hồng đỏ. Bộ lá đẹp, dày bóng mượt. Tốc độ ra lá bị ảnh hưởng nhiều của
điều kiện ngoại cảnh, chế độ chăm sóc, môi trường sống của cây.
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến động thái ra lá trên thân chính
Công

Ngày sau trồng
28
42
56
70
84
98
thức
CT1
3,20
3,37
3,50
3,67
3,97
4,17
CT2
3,47
3,57

3,77
3,97
4,23
5,20
CT3
3,13
3,30
3,67
4,60
5,67
6,90
CT4
3,03
3,13
3,23
3,50
3,60
3,70
LSD5%
0,44
0,46
0,45
0,45
0,79
0,42
CV%
6,8
6,9
6,4
5,7

9
4,2
Chú thích: CT1: ánh sáng tự nhiên; CT2: một bóng 40W; CT3: hai bóng
40W; CT4: Không ánh sáng
Kết quả bảng 4.2 cho thấy giữa các công thức có sự khác nhau có ý nghĩa
ở mức 5%, trong đó CT3 có số lá nhiều nhất 6,9 lá/ cây, tiếp đến CT2 là 5,2
lá/cây, CT1 đạt 4,17 lá/cây và thấp nhất ở CT4 là 3,7 lá/cây. Điều đó cho thấy
cường độ ánh sáng có ảnh hưởng đến phát triển bộ lá của cây trồng.
Khi trồng trong điều kiện đầy đủ ánh sáng với cường độ ánh sáng thích
hợp cây phát tiển bộ lá với hình dạng phiến lá nhỏ, thon dài, màu xanh mượt,
cây điều tiết thoát hơi nước linh hoạt hơn giúp cho quá trình trao đổi chất được
thúc đẩy. Vì thế ở CT4 không có ánh sáng khiến cây chậm ra lá mới, bộ lá của
cây không phát triển đều.
Tốc độ ra lá của các công thức cũng khác nhau ở các thời kỳ sinh trưởng
khác nhau. Tốc độ ra lá chậm và không có sự khác biệt giữa các công thức trong
giai đoạn đầu 28 – 56 ngày sau trồng, thời kỳ này khả năng hút chất dinh dưỡng

16


của cây còn kém. Đến giai đoạn sau 70 – 98 ngày CT3 có tốc độ ra lá cao nhất,
lớn hơn hẳn các công thức còn lại. Càng về sau khi bộ rễ phát triển, cây ổn định
và phát triển mạnh bộ lá tăng nhanh.
Qua kết quả cho thấy điều kiện ánh sáng trong khoảng cường độ ở CT3
dùng 2 bóng đèn 40W tốc độ ra lá của cây là tốt nhất.
 Kích thước lá:
Cây nội thất là loại cây thường chơi lá nên sự kết hợp hài hòa giữa chỉ
tiêu dài lá và rộng lá tạo ra hình dạng lá đẹp phù hợp với nhu cầu thị hiếu của
người chơi. Cây saphia được sử dụng trong nội thất vì cây có bộ lá đẹp , cành lá
sum xuê, màu lá xanh mướt bóng mượt. Cường độ ánh sáng ảnh hưởng nhiều

đến sự phát triển bộ lá của cây.
Bảng 4.3: Ảnh hưởng cường độ ánh sáng đến kích thước lá
Công thức

Trung bình chiều dài lá

Trung bình chiều rộng lá

(cm)

(cm)

CT1

8,20

3,40

CT2

9,30

4,12

CT3

10,41

5,07


CT4

7,85

2,63

LSD5%

0,97
5,4

0,82
10,7

Cv%

Chú thích: CT1: ánh sáng tự nhiên; CT2: một bóng 40W; CT3: hai bóng
40W; CT4: Không ánh sáng
Qua bảng 4.3, Trong các công thức thì CT3 có chiều dài và chiều rộng lá
lớn nhất ( dài 10,41 cm; rộng 5,07 cm) và CT4 có kích thước lá nhỏ nhất
( 7,85cm và 2,63 cm) . Sự khác nhau có ý nghĩa ở mức 5%. Cây có bộ lá khỏe
mạnh tăng khả năng quang hợp, hô hấp giúp cây phát triển mạnh.
 Số cành cấp 1:

17


Số cành nhiều hay ít phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh cũng như điều
kiện chăm sóc, môi trường sống. Số cành là một trong những chỉ tiêu liên quan
đến bộ tán của cây, quyết định giá trị thẩm mỹ của cây khi hoàn thiện. Với

những cây dùng trong nội thất cần có bộ tán đều và lớn , điều đó cần thiết khi
khả năng đẻ nhánh của cây cao.
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến số cành cấp 1 trên cây
Công

Ngày sau trồng
7
21
35
49
63
77
thức
CT1
2,87
3,03
3,23
3,43
3,59
3,7
CT2
3,1
3,7
4,33
4,6
4,8
5
CT3
2,97
3,4

5
5,73
6,27
6,93
CT4
2,23
2,37
2,53
2,73
2,87
3,17
LSD5%
0,41
0,61
0,83
0,94
1,15
1,09
CV%
7,4
9,8
10,9
11,4
13,1
11,6
Chú thích: CT1: ánh sáng tự nhiên; CT2: một bóng 40W; CT3: hai bóng
40W; CT4: Không ánh sáng
Qua bảng 4.4, số cành cấp 1 lớn nhất ở CT3 là 5 cành/cây và thấp nhất ở
CT4 là 3,17 cành/cây. Sự sai khác có ý nghĩa ở mức 5%. Trên các cường độ ánh
sáng khác nhau thì cây đẻ nhánh khác nhau. Ánh sáng cần cho sự phát triển của

cây về mọi mặt,để bộ lá phát triển thúc đẩy quang hợp thì số nhánh cũng tăng.
Như vậy cây đẻ nhánh nhiều nhất ở CT3 dùng 2 bóng 40w.

18


×