Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Năng suất sinh sản và khả năng sinh trưởng của tổ hợp lai giữa lợn nái f1(yorkshire móng cái) và f1(yorksire meishan) phối với lợn đực pidu25 tại công ty TNHH MTV giống gia súc hải dương ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.5 KB, 74 trang )

MUC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MUC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
PHẦN 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM GIỐNG LỢN YORKSHIRE, MÓNG CÁI VÀ MEISHAN
NUÔI TẠI VIỆT NAM
2.1.1. Giống lợn Yorkshire
2.1.2. Lợn Móng Cái
2.1.3. Lợn Meishan
2.1.4. Lợn Duroc
2.2. LAI GIỐNG VÀ ƯU THẾ LAI
2.2.1. Khái niệm về lai giống
2.2.2. Ưu thế lai
2.3. CƠ SỞ SINH LÝ SINH LÝ SINH SẢN CỦA LỢN NÁI
2.3.1. Tuổi thành thục về tính
2.3.2. Tuổi thành thục về thể vóc
2.3.3. Chu kì động dục của lợn nái
2.3.4. Cơ chế hoạt động sinh dục của lợn
2.3.5. Các giai đoạn phát triển của thai lợn
2.4. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI
2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái


2.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÉN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN
NÁI
2.5.1. Ảnh hưởng của yếu tố di truyền


2.5.2. Ảnh hưởng yếu tố ngoại cảnh
2.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.6.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.6.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Năng suất sinh sản chung của lợn nái lai F1(YMS) và F1(YMC) phối với
đực PiDu25
3.2.2. Khả năng sinh trưởng của con lai của các tổ hợp lai F1(YMC) và
F1(YMS) phối với đực PiDu25
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu
3.2.3.1. Theo dõi năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(YMS) và F1(YMC) phối
với đực PiDu25


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADG
CS
Du
ĐVT
F1(ĐB x MC)
F1(LY)
F1(YMC)
F1(YMS)
KL
L
LY

PiDu
Cs
TA
TTTA
Y

Tốc độ tăng khối lượng hàng ngày
Cai sữa
Lợn Duroc
Đơn vị tính
F1 (Đại Bạch x Móng cái)
F1(Landrace x Yorkshire)
F1 (Yorkshire x Móng Cái)
F1 (Yorkshire x Meishan)
Khối lượng
Lợn Landrace
Landrace x Yorkshire
Pietrain x Duroc
Cộng sự
Thức ăn
Tiêu tốn thức ăn
Lợn Yorkshire


MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi là nghành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và
ngày càng được coi trọng phát triển. Nghành chăn nuôi không những đảm bảo
cung cấp về nhu cầu thực phẩm của con người mà góp phần không nhỏ trong
nền kinh tế quốc dân. Trong những năm qua, nghành chăn nuôi lợn nước ta có

nhiều chuyển biến tích cực về mặt năng suất, chất lượng, quy mô cũng như hình
thức chăn nuôi.
Chất lượng giống được cải thiện một bước, nhiều giống có năng suất và
chất lượng cao được nhập vào Việt Nam như Duroc, Pietrain để nuôi thuần hoặc
lai tạo ra những tổ hợp lai mới, có năng suất và chất lượng thịt cao, được ứng
dụng rộng rãi trong thực tế và mang lại hiệu quả cao.
Hải Dương là một tỉnh có nghành chăn nuôi khá phát triển ở đồng bằng
sông Hồng. Các trang trại chăn nuôi tại Hải Dương ngày càng được mở rộng cả
về hình thức và quy mô theo hướng sản xuất hàng hóa. Cơ cấu giống lợn có
nhiều biến đổi tích cực. Nhưng đa phần kinh tế trang trại đều đi lên từ quy mô
nông hộ nên tình trạng chăn nuôi còn nhiều hạn chế, mà một trong những vấn đề
khó khăn gặp phải là năng suất đàn nái ngoại còn thấp, không ổn định, tốc độ
tăng trọng không cao,….
Lợn Meishan và lợn Móng Cái là hai giống lợn có khả năng sinh sản cao,
khả năng thích nghi tốt, tuy nhiên có đặc điểm là khả năng sinh trưởng và chất
lượng thịt còn hạn chế. Để nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái, tận dụng
những đặc điểm tốt của 2 giống này người ta đã cho lai với lợn Yorkshire để tạo
ra con lai F1(YMS) và F1(YMC) và được dùng làm nái nền cho phối với lợn
đực lai PiDu25 (25% Petrain và 75% Duroc). Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên
cứu về năng suất sinh sản của lợn nái F1 và khả năng sinh trưởng của con lai
giữa PiDu25 và F(YMC), F1(YMS).
Xuất phát từ yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:” Năng
suất sinh sản và khả năng sinh trưởng của tổ hợp lai giữa lợn nái


F1(Yorkshire Móng Cái) và F1(Yorksire Meishan) phối với lợn đực PiDu25
tại công ty TNHH MTV giống gia súc Hải Dương.”
2. Mục đích và yêu cầu
Mục đích
- Khảo sát, đánh giá tình hình chăn nuôi tại Công ty TNHH MTV giống

gia súc Hải Dương.
- Đánh giá năng suất sinh sản và khả năng sinh trưởng của các tổ hợp nái
lai F1(Yorkshire×Meishan) và F1(Yorskhire ×Móng Cái) với đực lai PiDu25
Yêu cầu
Thu thập và theo dõi đầy đủ chính xác các số liệu về hoạt động chăn nuôi
của trang trại, đặc biệt là các chỉ tiêu về năng suất sinh sản và khả năng sinh
trưởng của lợn nái lai F1(YMC) và F1(YMS).


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ GIỐNG LỢN ĐANG ĐƯỢC NUÔI CHÍNH Ở NƯỚC TA
1.1.1. Giống lợn Yorkshire
- Nguồn gốc xuất xứ: Yorkishire là giống lợn phổ biến nhất trên thế giới,
được nuôi ở nhiều nơi. Ở nước ta lợn Yorkshire được nhập vào miền Nam từ
những năm 1920 ở để tao ra lợn Thuộc Nhiêu Nam Bộ. Đến năm 1964 lợn được
nhập vào miền Bắc thông qua Liên Xô cũ. Đến năm 1978, lợn Yorkshire được
nhập từ CuBa. Giống lợn này cũng là một trong những giống được nước ta sử
dụng nhiều cho chương trình nạc hóa đàn lợn.
- Đặc điểm ngoại hình: toàn thân có màu trắng, đầu to vừa phải và hơi
thô, tai to thẳng và hơi hướng về phía phía trước, thân dài, lưng hơi vồng lên,
chân cao khỏe và vận động tốt, chắc chắn, tầm vóc lớn.
- Khả năng sản xuất: Trọng lượng sơ sinh trung bình từ 1,2-1,4 kg/con,
lợn trưởng thành đạt 300-400kg. Lợn thuộc giống cho nhiều nạc tỉ lệ nạc đạt 5255%. Lợn nái đẻ trung bình 10-13 con/lứa, bình quân 2-2,2 lứa/năm, cai sữa 60
ngày tuổi đạt 16-20 kg/con.
- Hướng sử dụng: Yorkshire nuôi chủ yếu để lai trong các công thức lai
kinh tế với các giống khác. Lợn cái có năng suất sinh sản khá và khả năng chống
chịu tốt nên thường được sử dụng làm nái sinh sản.
1.1.2. Lợn Móng Cái
- Nguồn gốc xuất xứ: Lợn Móng Cái là giống lợn nội được hình thành và

phát triển từ lâu ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Trước đây lợn Móng Cái và Ỉ là
hai giống lợn nội chính được nuôi và phát triển rộng rãi ở miền Bắc và miền
Trung nước ta. Có thể xem các vùng Hà Cối (huyện Đầm Hà), Tiên Yên (Đông
Triều) tỉnh Quảng Ninh là nơi đã hình thành lên của giống lợn Móng Cái.
Do đặc điểm sinh sản tốt nên từ những năm 60 – 70 trở đi lợn Móng Cái đã phát
triển nhanh ra khắp đồng bằng Bắc Bộ làm cho vùng nuôi lợn ỉ bị thu hẹp dần.


Từ sau 1975 giống lợn này được lan nhanh ra các tỉnh miền Trung kể cả phía
Nam.
- Đặc điểm ngoại hình: Giống lợn Móng Cái có đầu lớn, đen, giữa trán có
một điểm trắng hình tam giác hay bầu dục mõm trắng, giữa vai và cổ có vành
trắng vắt ngang kéo dài tới bụng và 4 chân, lưng và mông màu đen kéo dài
xuống ½ bụng và bít bín mông làm nên loang “yên ngựa” thân hình dài vừa
phải, cổ ngắn và to, lưng dài rộng, hơi võng bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi,
lông thưa và nhỏ, da mỏng, mịn ốn chân tương đối cao và thẳng, móng xòe, đa
số có 12 vú trở lên.
- Khả năng sản xuất: Lợn Móng Cái có khả năng sinh sản cao, đẻ từ 11 –
16 con/lứa, trung bình là 11,8 con/lứa. Khối lượng sơ sinh đạt 0,5 – 0,7 kg/con.
Khối lượng cai sữa trung bình 6 -8 kg/con. Tỉ lệ nạc là 38,6%, độ dày mỡ lưng
3,6 cm ( Giang Hồng Tuyến (2003). Hiện nay số lượng Móng Cái lên đến 30
vạn con được chăn nuôi rộng rãi tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, ven biển
miền Trung và Tây Nguyên.
- Hướng sử dụng: Lợn Móng Cái đang được sử dụng với hướng làm nái
nền cơ bản để lai với Yorkshire và Landrace cho sản phẩm con lai để lấy thịt và
trong chiến lược nạc hóa đàn lợn ngoài sử dụng lợn ngoại thuần nuôi tới các
nông hộ không thể thiếu các giống lợn lai, mà chủ yếu các giống lợn lai có góp
phần máu của lợn Móng Cái.
1.1.3. Lợn Meishan
- Nguồn gốc xuất xứ: Giống lợn này có nguồn gốc từ vùng hồ và thung

lũng của Trung Quốc, chúng được xem như lợnTaihu từ hồ Taihu, Fengjing và
Minzhu, giữa miền Bắc và miền Trung giống lợn Meishan chủ yếu được nuôi ở
miền Bắc và Trung của Trung Quốc, một số vùng ven sông Chang Jiang và bờ
biển phía Đông Nam.


- Đặc điểm ngoại hình: Giống lợn này cỏ màu đen, mặt và da nhăn, lông
đen toàn thân và cỏ vành lông trắng vắt qua vai bao gồm cả chân trước và
ngực. Lợn cỏ đầu nhỏ thanh, cổ dài và hẹp thân. Toàn thân khá chắc chắn và vận
động tốt, thích hợp với hệ thống chăn nuôi chăn thả trên đồng cỏ.
- Khả năng sản xuất: Giống lợn Meishan có khối lượng tương đối lớn so
với các giống lợn châu Á. Lợn nái trưởng thành có chiều cao 57.8 cm, vòng
ngực 100 cm và trọng lượng 61,6 kg. Tỷ lệ thịt xẻ thấp khoảng 68%, tỷ lệ mỡ
cao. Lợn có khả năng sinh sản rất tốt, đẻ trung bình 15-16 con/lứa, có khi 20 -22
con. Lợn có khả năng tăng trọng tương đối tốt.
- Hướng sử dụng: Nước ta không lựa chọn giống lợn Meishan trong
chương trình nạc hóa đàn lợn nhưng giống lợn này được đưa vào Việt Nam
thông qua công ty chăn nuôi PIC (Anh Quốc) từ năm 1995 theo các giống
lợn ngoại khác để tạo ra một giống lợn có máu của 5 giống lợn khác nhau
(Landrace, Yorkshire, Duroc, Peitrain, Meishan) có năng suất cao và chất lượng
thịt tốt.
1.1.4. Lợn Duroc
- Đặc điểm ngoại hình: toàn thân có màu hung đỏ hoặc nâu vàng, là giống
lợn có 4 mũi chân và mõm đen, tai đứng, có khả năng thích nghi với điều kiện
khí hậu rất tốt.
- Khả năng sản xuất: có khả năng sinh sản thấp, trung bình đẻ 9,3 con/lứa,
tốc độ tăng trọng đạt 785g/ngày, trọng lượng đạt 99,88kg ở 171,87 ngày tuổi, độ
dày mỡ lưng là 3,09 cm, diện tích cơ thăn là 30,45 cm2.
- Hướng sử dụng: sử dụng lợn Duroc vào các tổ hợp nái lai
F1(Y×MC), F1(Y × MS)...

1.2. LAI GIỐNG VÀ ƯU THẾ LAI
1.2.1. Khái niệm về lai giống
Khi cho giao phối giữa những động vật thuộc hai hay nhiều giống khác
nhau người ta gọi là lai giống. Lai khác dòng là cho giao phối giữa những động


vật thuộc cùng một giống nhưng giữa các dòng khác nhau. Mặc dù lai khác
giống xa nhau về huyết thống hơn lai khác dòng, song hiệu ứng di truyền của cả
hai kiểu lai lại tuơng tự nhau (Nguyễn Hải Quân và cs, 1995).
Lai giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi, và
ngược lại tần số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên.
Lai giống là phương pháp chủ yếu nhằm khai thác biến đổi di truyền của
quần thể gia súc. Lai giống có những ưu việt vì con lai thường có ưu thế lai đối
với một số tính trạng nhất định.
1.2.2. Ưu thế lai
Khái niệm: Ưu thế lai là thuật ngữ biểu thị sức sống, sức sản xuất của con
lai vượt trội hơn so với cha mẹ chúng. Ưu thế lai khong chỉ thể hiện ở sức chịu
đựng mà còn bao gồm cả ưu thế về sức sống, tốc độ sinh trưởng, khả năng cho
sữa, khả năng sinh sản và tỷ lệ chết.
Mức độ ưu thế lai của một tính trạng năng suất được tính bằng công thức:

1
1
( AB + BA) − ( A + B)
2
H (%) = 2
1
( A + B)
2
Trong đó:

H : Ưu thế lai tính theo %
AB: giá trị trung bình kiểu hình của con lai bố A, mẹ B
BA: giá trị trung bình kiểu hình của con lai bố B, mẹ A
A: giá trị trung bình kiểu hình của giống (dòng) A
B: giá trị trung bình kiểu hình của giống (dòng) B
Hiện tượng này thể hiện rất rõ ở những con lai thu được từ sự giao phối
giữa các dòng tự phối với nhau. Con lai có sức sống mạnh, miễn dịch tốt, sức
sản xuất cũng được nâng cao.


Ưu thế lai hoàn toàn ngược lại với suy thoái cận huyết và sự suy giảm sức
sống do cận huyết được khắc phục trở lại khi lai giống.
Để tìm hiểu nguyên nhân làm xuất hiện ưu thế lai người ta đã đưa ra giả
thuyết về sự tác động của hai gen trên cùng một locus và được biểu diễn bằng
mô hình tác động của gen. Từ dó có thể giải thích ưu thế lai bằng một trong
những giả thuyết:
+ Thuyết trội: giả thuyết này cho rằng mỗi bên cha mẹ có những cặp gen
trội đồng hợp tử khác nhau. Khi tạp giao ở thế hệ F1 sẽ có các gen trội ở tất cả
các locus, nếu bố mẹ có kiểu gen là AABBCCddeeff và mẹ có kiểu gen là
aabbccDDEEFF thì thế hệ F1 có kiểu gen làAaBbCcDdEeFf. Trong trường hợp
trội hoàn toàn thì thế hệ lai F1(AABBCCddeeff × aabbccDDEEFF) sẽ có kiểu
hình giống những cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội AABBCCDDEEFF. Giá
trị con lai ở thế hệ F1(AABBCCddeeff × aabbccDDEEFF) vượt giá trị trung
bình của hai bên cha mẹ.
+ Thuyết siêu trội: mỗi alen trong cùng một locus sẽ thực hiện chức năng
của mình. Ở trạng thái dị hợp tử thì cả hai chức năng này đồng thời được biểu
hiện. Mỗi gen có khả năng tổng hợp riêng, quá trình này được thực hiện trong
những điều kiện môi trường khác nhau. Do vậy, kiểu gen dị hợp tử sẽ có khả
năng thích nghi tốt hơn với những thay đổi của môi trường.
Ưu thế lai có thể do hiện tượng siêu trội của một locus, hiện tượng trội tổ

hợp nhiều locus hoặc do các nguyên nhân khác gây ra. Khả năng thích ứng của
môi trường của các cá thể dị hợp tử tạo nên hiện tượng siêu trội là cơ sở của ưu
thế lai.
+ Tương tác gen: thuyết này cho rằng lai giống hình thành nên các tổ hợp
gen mới trong đó có sự tác động tương hỗ giữa các alen không cùng một locus là
nguyên nhân tạo nên ưu thế lai.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai:


+ Công thức lai: Ưu thế lai đặc trưng cho mỗi công thức lai. Theo Trần
Đình Miên và cs (1994), mức độ ưu thế lai đạt được có tính cách riêng biệt cho
từng trường hợp lai cụ thể. Theo Trần Kim Anh (2000), ưu thế lai của mẹ có lợi
cho đời con của chúng, ưu thế lai của lợn nái ảnh hưởng đến số con/ổ và tốc độ
sinh trưởng của lợn con. Ưu thế lai cá thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và sức
sống của lợn con, đặc biệt ở giai đoạn sau cai sữa. Ưu thế lai của bố thể hiện
tính hăng của con đực, kết quả phối giống, tỉ lệ thụ thai. Colin (1998) cho rằng:
khi lai hai giống, số con lợn con cai sữa/ nái/ năm tăng 5-10%, khi lai ba giống
hoặc trở ngược số lợn con cai sữa/nái/năm tăng tới 10-15%, số con cai sữa/ổ
nhiều hơn 1,0-1,5 con và khối lượng cai sữa/nái/năm tăng được 1kg ở 28 ngày
tuổi so với giống thuần.
+ Tính trạng: Ưu thế lai phụ thuộc vào tính trạng, có khả năng di truyền
cao nhưng cũng có những tính trạng có khả năng di truyền thấp. Những tính
trạng liên quan đến khả năng sinh sản và khả năng nuôi sống có ưu thế lai cao
nhất. Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thường có ưu thế lai cao, vì vậy để
cải tiến những tính trạng này so với chọn lọc, lai giống là một biệm pháp nhanh
hơn, hiệu quả hơn. Một số tính trạng ở lợn có ưu thế lai khác nhau, số con đẻ
ra/ổ có ưu thế lai cao hơn, hiệu quả hơn. Một số tính trạng ở lợn có ưu thế lai
khác nhau, số con đẻ ra/ổ có ưu thế lai cá thể là 2%, ưu thế lai của mẹ là 8%, số
con cai sữa có ưu thế lai cá thể 9%, ưu thế lai của mẹ là 11%, khối lượng cả ổ ở
21 ngày tuổi có ưu thế lai cá thể 12%, ưu thế lai của mẹ 18%.

+ Sự khác biệt giữa bố và mẹ: Ưu thế lai phụ thuộc vào sự khác biệt giữa
hai giống đem lại, hai giống càng khác biệt với nhau về di truyền bao nhiêu thì
ưu thế lai thu được khi lai giữa chúng càng lớn bấy nhiêu. Nếu các giống hay
các dòng hợp tử với một tính trạng nào đó thì mức dị hợp tử cao nhất ở F1, sự
phân ly của các gen trong các thế hệ sau mức độ dị hợp tử sẽ giảm dần.


Các giống càng xa nhau về điều kiện địa lý thì ưu thế lai càng cao. Ưu thế
lai của một tính trạng nhất định phụ thuộc đáng kể vào ngoại cảnh ảnh hưởng
đến gia súc, cũng như ảnh hưởng đến ưu thế lai.
+ Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng: Trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng
tốt thì con lai sẽ phát huy được tối đa ưu thế lai. Ngược lại nếu chăm sóc trong
điều kiện hạn chế thì con lai sẽ không phát huy được hết tiềm năng của ưu thế l
1.3. CƠ SỞ SINH LÝ SINH LÝ SINH SẢN CỦA LỢN NÁI
1.3.1. Tuổi thành thục về tính
Tuổi thành thục về tính là tuổi mà con vật bắt đầu có phản xạ tính dục và
có khả năng sinh sản.
Khi gia súc đã thành thục về tính, bộ máy sinh dục đã phát triển hoàn
thiện, dưới tác dụng của thần kinh nội tiết tố con vật bắt đầu xuất hiện các phản
xạ về sinh dục. Con cái có hiện tượng động dục, con đực có phản xạ giao phối.
Khi đó ở con cái các noãn bao chín và rụng trứng (lần đầu), con đực có phản xạ
sinh tinh. Đối với các giống gia súc khác nhau thì thời gian thành thục về tính
khác nhau, ở lợn nội thường từ 4 - 5 tháng tuổi (120 - 150 ngày), ở lợn ngoại
180 - 210 ngày, (Võ Trọng Hốt và cs, 2000).
Ở lợn cái có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục về tính như giống,
chế độ dinh dưỡng, khí hậu, chuồng trại, trạng thái sinh lý của từng cá thể,…
+ Giống: Ở lợn lai tuổi động dục đầu tiên muộn hơn so với lợn nội thuần.
Lợn lai F1 bắt đầu động dục lúc 6 tháng tuổi, khi khối lượng cơ thể đạt 50 55kg. Lợn ngoại động dục lần đầu muộn hơn so với lợn lai vào lúc 6 - 7 tháng
tuổi, khi lợn có khối lượng 65 - 68 kg. Còn đối với lợn nội tuổi thành thục về
tính từ 4 - 5 tháng tuổi.

+ Chế độ dinh dưỡng: Ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của
lợn cái. Thường những lợn được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì tuổi thành thục
về tính sớm hơn những lợn được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng kém. Gurger
(1972) chỉ rõ, lợn cái được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng tốt sẽ thành thục ở


độ tuổi trung bình 188,5 ngày (6 tháng tuổi) với khối lượng cơ thể là 80 kg và
nếu hạn chế thức ăn thì sự thành thục về tính sẽ xuất hiện lúc 234,8 ngày (trên 7
tháng tuổi) và khối lượng cơ thể là 48,4 kg.
Dinh dưỡng thiếu làm chậm sự thành thục về tính là do sự tác động xấu
lên tuyến yên và sự tiết kích tố hướng dục, nếu thừa dinh dưỡng cũng ảnh hưởng
không tốt tới sự thành thục là do sự tích luỹ mỡ xung quanh buồng trứng và cơ
quan sinh dục làm giảm chức năng bình thường của chúng, mặt khác do béo quá
ảnh hưởng tới các hocmon oestrogen và progesterone trong máu làm cho hàm
lượng của chúng trong cơ thể không đạt mức cần thiết để thúc đẩy sự thành thục.
+ Mùa vụ và chế độ chiếu sáng: Cũng là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới tuổi
động dục. Mùa hè lợn cái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa thu - đông.
Những con được chăn thả tự do thì xuất hiện thành thục sớm hơn những con
nuôi nhốt trong chuồng 14 ngày (mùa xuân) và 17 ngày (mùa thu). Mùa đông,
thời gian chiếu sáng trong ngày thấp hơn so với các mùa khác trong năm, bóng
tối cũng làm chậm tuổi thành thục về tính so với những biến động ánh sáng tự
nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo 112 giờ mỗi ngày (Dwane và cs, 2000).
+ Mật độ nuôi nhốt: Mật độ nuôi nhốt cao trên 1 đơn vị diện tích trong
suốt thời gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động. Kết quả nghiên cứu cho thấy
việc nuôi nhốt lợn cái hậu bị riêng từng cá thể sẽ làm chậm lại thành thục tính so
với lợn cái được nuôi nhốt theo nhóm. Bên cạnh những yếu tố trên thì đực giống
cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi động dục của lợn cái hậu bị.
Nếu cái hậu bị thường xuyên tiếp xúc với đực giống sẽ nhanh động dục hơn cái
hậu bị không tiếp xúc với lợn đực giống. Theo Hughes và James (1996) lợn cái
hậu bị ngoài 90 kg thể trọng ở 165 ngày tuổi cho tiếp xúc 2 lần/ngày với lợn

đực, mỗi lần tiếp xúc 15 - 20 phút thì tới 83% lợn cái hậu bị động dục lần đầu.
Sự thành thục về tính bao giờ cũng sớm hơn sự thành thục về thể vóc. Vì
vậy để cơ thể mẹ tốt đảm bảo chất lượng giống ở thế hệ sau cần cho gia súc giao


phối và sinh sản khi đã hoàn toàn thành thục về tính và đạt 70-80% khối lượng
cơ thể.
1.3.2. Tuổi thành thục về thể vóc
Tuổi thành thục về thể vóc là tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể
chất đạt mức độ hoàn chỉnh, xương đã được cốt hoá hoàn toàn, tầm vóc ổn định.
Tuổi thành thục về thể vóc thường chậm hơn so với tuổi thành thục về tính.
Lúc này sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vẫn còn tiếp tục, trong giai
đoạn lợn thành thục về tính mà ta cho giao phối ngay sẽ không tốt. Vì lợn mẹ có
thể thụ thai nhưng cơ thể mẹ chưa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt, nên chất
lượng đời con kém. Đồng thời cơ quan sinh dục, đặc biệt là xương chậu vẫn còn
hẹp dễ gây hiện tượng khó đẻ. Điều này ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của
lợn nái sau này. Do đó không nên cho phối giống quá sớm. Đối với lợn cái nội
khi được 7 - 8 tháng tuổi khối lượng đạt 40 - 50 kg nên cho phối, đối với lợn
ngoại khi được 8 - 9 tháng tuổi, khối lượng đạt 100-110 kg mới nên cho phối.
1.3.3. Chu kì động dục của lợn nái
Chu kỳ động dục là một quá trình sinh lý phức tạp sau khi toàn bộ cơ thể
đã phát triển hoàn hảo, cơ quan sinh dục không có bào thai và không có hiện
tượng bệnh lý thì bên trong buồng trứng có quá trình phát triển của noãn bao,
noãn bao thành thục, trứng chín và thải trứng. Song song với quá trình thải trứng
thì toàn bộ cơ thể nói chung đặc biệt là cơ quan sinh dục có hàng loạt các biến
đổi về hình thái cấu tạo và chức năng sinh lý. Tất cả các biến đổi đó được lặp đi,
lặp lại có tính chất chu kỳ nên gọi là chu kỳ tính. Chu kỳ tính được bắt đầu từ
khi cơ thể đã thành thục về tính, nó xuất hiện liên tục và chấm dứt khi cơ thể cái
già yếu.
Một chu kì động dục gồm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn tiền động dục (kéo dài 2 - 3 ngày)
Đây là giai đoạn đầu của chu kỳ sinh dục. Ở giai đoạn này các noãn bao
phát triển thành thục và nổi rõ lên bề mặt buồng trứng. Buồng trứng to hơn bình


thường các tế bào ống dẫn trứng tăng cường sinh trưởng, số lượng lông nhung
tăng lên, đường sinh dục tăng tiết dịch nhày và xung huyết nhẹ, hệ thống tuyến ở
cổ tử cung tiết dịch nhày, các noãn bao chín và tế bào trứng tách ra ngoài, tử
cung co bóp mạnh, niêm dịch đường sinh dục chảy nhiều, con vật bắt đầu xuất
hiện tính dục. Các biến đổi trên tạo điều kiện cho tinh trùng tiến lên trong đường
sinh dục cái gặp tế bào trứng và tiến hành thụ tinh.
Biểu hiện bên ngoài: Âm đạo sưng to, đỏ hồng, không có hoặc có ít nước
nhờn không cho đực nhảy hoặc bỏ chạy khi ta ấn tay vào hông. Ở giai đoạn này
lợn thường bỏ ăn hoặc ít ăn, hay kêu rít.
- Giai đoạn động dục (kéo dài 2 -3 ngày)
Thời gian của giai đoạn này được tính từ khi tế bào trứng tách khỏi noãn
bao các biến đổi của cơ quan sinh dục lúc này rõ rệt nhất, niêm mạc âm hộ xung
huyết, phù thũng rõ rệt, niêm dịch trong suốt chảy ra ngoài nhiều, con vật biểu
hiện tính hưng phấn cao độ: Con cái đứng nằm không yên, phá chuồng, ăn uống
giảm hẳn, kêu rít, đứng trong trạng thái ngẩn ngơ, ngơ ngác, đái rắt, luôn nhảy
lên lưng con khác hoặc để con khác nhảy lên lưng mình, thích gần đực, khi gần
đực thì luôn đứng ở tư thế sẵn sàng chịu đực như: đuôi cong lên và lệch sang
một bên, hai chân sau dạng ra và khụy xuống sẵn sàng chịu đực.
Nếu ở giai đoạn này trứng gặp được tinh trùng, hợp tử được hình thành
thì chu kỳ tính ngừng lại, gia súc cái ở vào giai đoạn có thai và cho đến khi đẻ
xong một thời gian nhất định thì chu kỳ tính mới xuất hiện trở lại. Trường hợp
gia súc không có thai thì chuyển sang giai đoạn tiếp.
- Giai đoạn sau động dục (kéo dài 1 ngày)
Ở giai đoạn này toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục nói riêng
dần dần trở lại trạng thái hoạt đông sinh lý bình thường. Các phản xạ về hưng

phấn, về sinh dục dần mất hẳn, con vật chuyển sang thời kỳ yên tĩnh, chịu khó
ăn uống. Trên buồng trứng thể vàng xuất hiện và bắt đầu tiết progesteron.
Progesteron tác động lên trung khu thần kinh làm thay đổi tính hưng phấn, làm


kết thúc giai đoạn động dục, niêm mạc của toàn bộ đường sinh dục ngừng tăng
sinh, các tuyến ở cơ quan sinh dục ngừng tiết dịch, cổ tử cung đóng lại.
- Giai đoạn nghỉ ngơi (kéo dài 10-12 ngày)
Đây là giai đoạn dài nhất của chu kỳ sinh dục. Thời kỳ này con vật hoàn
toàn yên tĩnh, cơ quan sinh dục dần dần trở lại trạng thái yên tĩnh sinh lý bình
thường. Trong buồng trứng thể vàng bắt đầu teo đi, noãn bao bắt đầu phát dục
nhưng chưa nổi rõ lên bề mặt của buồng trứng, toàn bộ cơ quan sinh dục dần
dần xuất hiện những biến đổi chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo.
- Các dạng động dục khác
Động dục thầm lặng (36- 40 ngày) chiếm khoảng 2,1%. Đây là hiện tượng
lợn đến kỳ động dục nhưng không có các biểu hiện động dục rõ ràng, không bỏ
ăn hoặc kêu rít... làm cho người chăn nuôi rất khó nhận biết lợn động dục.
Hiện tượng lưỡng tính: là hiện tượng con vật có các biểu hiện động dục
nhưng lại không cho con đực nhảy lên.
1.3.4. Cơ chế hoạt động sinh dục của lợn
- Sự điều tiết Thần kinh – Thể dịch
Sau khi lợn đã thành thục về tính thì trong buồng trứng đã có những bao
noãn tương đối lớn, các kích thích bên ngoài như nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn,
mùi vị…, tác động lên vỏ não và kích thích này truyền đến tuyến yên làm cho
tuyến yên tiết ra FSH (folliculo stimulating hormon). Hormon này tác động lên
buồng trứng làm cho noãn bao phát triểnvà thành thục, tế bào hạt trong noãn bao
tiết ra oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn. Lúc này lợn có biểu hiện động
dục, biếng ăn, chỉ nhấm nháp chút ít, bồn chồn đi lại nhiều, âm hộ có hiện tượng
xung huyết đỏ mọng, kêu la phá chuồng, thích nhảy lên lưng con khác, thích gần
đực, lấy tay ấn lên lưng thì thấy lợn đứng yên, đứng ở tư thế giao phối, đuôi

cong lên, âm hộ chảy nước nhờn, lúc đầu loãng sau đặc dần.
Sau khi thải trứng thì trong một thời gian ngắn, noãn bao sẽ sinh ra thể
vàng. Thể vàng tiết ra progesteron làm cho tử cung chuẩn bị đón hợp tử và ức
chế sự phân tiết Gonado Stimulin của tuyến yên, ức chế sự thành thục của noãn


bao trong buồng trứng làm cho lợn nái không động dục trở lại. Thuỳ trước của
tuyến yên tiết ra Prolactin làm cho thể vàng tiết ra Progesteron và kích thích
tuyến sữa phát dục. Nếu lợn nái có chửa thể vàng sẽ tồn tại trong suốt thời gian
mang thai, đến khi lợn đẻ thể vàng mất đi. Nếu lợn không có chửa, tử cung sản
sinh ra Hormon Protagladine làm tan rã thể vàng, Progesteron không sản sinh ra
nữa. Tuyến yên lại được giải phóng và lại sản sinh ra FSH, bắt đầu một chu kỳ
mới.
Chu kỳ động dục của lợn thường là từ 18 - 22 ngày, thời gian động dục
kéo dài 5 - 7 ngày, nhưng thời gian chịu đực thường 2,5 ngày, phối giống trong
thời gian này đạt hiệu quả cao nhất.
Thời gian mang thai của lợn trung bình là 114 ngày, dao động từ 112
-116 ngày, cá biệt có những lợn nái ngoại mang thai tới 117 - 118 ngày, thời
gian mang thai dài quá hoặc ngắn quá đều không tốt. Nếu thời gian mang thai
ngắn con đẻ ra yếu, sức chống chịu với ngoại cảnh kém, khả năng sống sót thấp.
Nếu thời gian mang thai dài đẻ ra nhiều con chết, lợn mẹ thường đẻ khó khăn.
Thời gian mang thai phụ thuộc vào số con sinh ra, số con sinh nhiều thời
gian mang thai ngắn và ngược lại.
1.3.5. Các giai đoạn phát triển của thai lợn
- Giai đoạn phôi thai
Sau khi tinh trùng vào ống dẫn trứng và gặp trứng ở 1/3 phía trên của ống
dẫn trứng thì bắt đầu quá trình phá vỡ màng của tế bào trứng và kết hợp để tạo
thành hợp tử.
Khoảng 20 giờ sau đó thì hợp tử bắt đầu có sự phân chia. Đến 48 giờ
thành tế bào phôi, 3-4 ngày hợp tử chuyển dần về 2 bên sừng tử cung và làm tổ

ở đó. Khi làm tổ ở sừng tử cung thì hợp tử tiếp tục phân chia thành hàng trăm tế
bào hình cầu và túi phôi được hình thành sau 5-6 ngày. Mầm thai được hình
thành sau 7-8 ngày và đồng thời màng ối bao quanh phôi, bảo vệ chống lại sự va


chạm cơ học cũng được hình thành. Bên trong màng ối có chứa dịch ối. Màng ối
được hoàn thiện vào ngày 17-18.
Màng niệu hình thành sau 10 ngày và là màng ở giữa, bên trong chứa dịch
niệu, chứa kích tố nhau thai. Là nơi cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho phôi
đồng thời cũng là nơi chứa nước tiểu cho bào thai.
Màng đệm ở ngoài cùng, hình thành sau 12 ngày nó bao quanh các
khoang phôi tiếp giáp với tử cung của lợn mẹ. Trên màng đệm có chứa nhiều
lông nhung có tác dụng hút các chất dinh dưỡng từ mẹ vào thai.
Giai đoạn này hợp tử di động dễ dàng. Một số cơ quan đã thấy rõ như ti,
hầu, khí quản, thực quản, dạ dày, phổi…Khối lượng phôi thai khoảng 1 gam.
Cần phải hết sức chú ý vì giai đoạn này rất dễ xảy thai do sự kết hợp giữa
mẹ và con chưa chắc chắn.
- Giai đoạn tiền bào thai: Từ ngày có chửa thứ 23 đến ngày thứ 38, giai
đoạn này tiếp tục hình thành các tổ chức sụn, cơ, hệ thần kinh, tuyến sữa, đặc
tính của giống, tính đực, cái và các đặc điểm cấu tạo cơ thể của lợn
- Giai đoạn phát triển bào thai: Từ ngày thứ 39 đến ngày thứ 114, khối
lượng và thể tích bào thai tăng lên rất nhanh, chiều dài thân, cao vai phát triển
mạnh, bộ xương được hình thành,các cơ quan nội tạng và bốn chân phát triển rõ.
1.4. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI
1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái
Để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái thì có thể dùng nhiều chỉ tiêu
sinh sản khác nhau. Tùy vào mục đích nghiên cứu, lĩnh vực mà ngưởi ta có thể
chọn nhiều hoặc ít các chỉ tiêu. Hiện nay thường dùng một số chỉ tiêu sau: Có
hai nhóm chỉ tiêu chính là nhóm chỉ tiêu về đặc điểm sinh lý sinh dục và chỉ tiêu
về năng suất sinh sản.

- Tuổi động dục lần đầu
Tuổi động dục lần đầu là tuổi tính từ khi sơ sinh đến khi lợn cái hậu bị
động dục lần đầu. Tuổi động dục khác nhau tùy theo giống và chế độ chăm sóc.


Theo Phùng Thị Vân Và cs (1994) cho biết, chỉ tiêu này ở lợn Landrace là 219,4
± 4,09 ngày.
Lợn nái hậu bị nếu nuôi nhốt liên tục sẽ có tuổi động dục lần đầu muộn
hơn lợn nuôi chăn thả. Lợn nuôi có thời gian chăn thả sẽ tăng cường trao đổi
chất, tổng hợp được vitamin D và có dịp tiếp xúc với lợn đực, nên có tuổi động
dục lần đầu sớm hơn.
- Tuổi phối giống lần đầu
Sau khi lợn đã thành thục về tính và thể vóc phát triển tương đối hoàn
chỉnh thì có thể cho phối giống.
Thành thục về sinh dục tức là lợn nái hậu bị phải có biểu hiện về động dục
và rụng trứng.
Tuổi trưởng thành về sinh dục phụ thuộc vào đặc điểm của giống và điều
kiện nuôi dưỡng, chính sách quản lý của cơ sở chăn nuôi.
- Tuổi đẻ lứa đầu
Đây là tuổi mà lợn cái hậu bị đẻ lứa thứ nhất, chính là tuổi phối giống có
kết quả cộng với thời gian mang thai. Tuổi đẻ lứa đầu của gia súc phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như tuổi phối giống lần đầu, kết quả phối giống, thời gian mang
thai và từng giống lợn khác nhau. Đối với lợn nái nội tuổi đẻ lứa đầu, kết quả
phối giống, thời gian mang thai và từng giống lợn khác nhau. Đối với lợn nái nội
tuổi đẻ lứa đầu thường sớm hơn so với lợn nái ngoại do tuổi thành thục về tính
dục ngắn hơn.
- Số con đẻ ra/lứa
Đó là toàn bộ số con đẻ ra còn sống, số con chết và số thai chết được đẻ
ra. Chỉ tiêu này đánh giá được tính sai con và khả năng nuôi thai của lợn nái,
đồng thời đánh giá được kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái của người chăn

nuôi.


- Số con cai sữa/nái/năm
Chỉ tiêu này đánh giá tổng quát nhất đối với nghề nuôi lợn nái. Người
nuôi lợn nái có thể thu lãi hay không là nhờ số con cai sữa/nái/năm. Nếu tăng số
lứa đẻ/nái/năm và tăng số lượng lợn con cai sữa trong mỗi lứa thì số lợn con cai
sữa/nái/năm sẽ cao.
- Khối lượng sơ sinh/toàn ổ
Là khối lượng cân được sau khi lợn con được đẻ ra rồi cắt rốn, lau khô,
bấm nanh và chưa cho bú sữa đầu. Đây là chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật quan trọng
nói lên trình độ chăn nuôi, đặc điểm giống và khả năng nuôi thai của lợn mẹ.
Khối lượng sơ sinh càng cao càng tốt vì lợn sẽ tăng trọng nhanh ở các giai
đoạn phát triển sau.
- Khối lượng cai sữa/ổ
Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa có ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng xuất
chuồng lúc 90 kg vì tốc độ tăng trọng từ lúc cai sữa đến khi xuất chuồng có hệ
số di truyền h2=0,29.
- Thời gian cai sữa: là thời gian mẹ nuôi con
- Thời gian động dục trở lại sau cai sữa: là khoảng thời gian lợn nái
động dục trở lại sau khi cai sữa lợn con.
- Số lứa đẻ/ nái/năm
Đây là một chỉ tiêu quan trọng nó được coi như một hệ số đánh giá khả
năng sinh sản của lợn nái. Số lứa đẻ/nái/năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
thời gian lợn mang thai, thời gian nuôi con, thời gian động dục trở lại (đối với
nái cơ bản) hoặc tuổi phối giống lần đầu (đối với nái hậu bị). Trong các yếu tố
đó thì thời gian mang thai là ổn định còn các yếu tố khác đều thay đổi.
- Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Đây là thời gian để hình thành 1 chu kỳ sinh sản. Bao gồm: thời gian chửa
+ thời gian nuôi con + thời gian động dục trở lại sau cai sữa và phối giống có

chửa. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ngắn sẽ làm tăng số lứa đẻ/nái/năm.


365
Số lứa đẻ/nái/năm =

Khoảng cách lứa đẻ

- Khả năng tiết sữa của lợn nái
Khả năng tiết sữa của lợn mẹ là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi con của lợn
mẹ, đặc điểm của giống và kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc của lợn nái cơ sở chăn
nuôi.
Lợn không có bể sữa, do đó không thể đo lượng sữa của lợn mẹ bằng cách
vắt sữa mà chỉ có thể đo lượng sữa thông qua tăng khối lượng đàn con.
Khi so sánh đàn lợn con nào có khối lượng cao hơn thì khả năng tiết sữa
của lợn mẹ tốt hơn.
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÉN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA
LỢN NÁI
1.5.1. Ảnh hưởng của yếu tố di truyền
Các giống lợn khác nhau có khả năng sinh sản khác nhau, đã được nhiều
tác giả nghiên cứu và công bố. Dựa vào năng suất sinh sản và sức sản xuất thịt,
các giống lợn được chia làm 4 nhóm chính (Legault, 1985). Với mục đích đa
dụng, các giống như Large White (LW), Landrace (L), một vài dòng nguyên
chủng được xếp vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá. Các giống
chuyên dụng “dòng bố” như Duroc (Du), Pietrain (Pi), Landrace Bỉ, Hampshire
(HP) và Poland - China có năng suất sinh sản trung bình nhưng năng suất thịt
cao. Các giống “dòng bố” thường có năng suất sinh sản thấp hơn so với các
giống đa dụng. Ngoài ra chúng có chiều hướng kém về khả năng nuôi con, điều
này được minh chứng là chúng có tỉ lệ lợn con chết trước lúc cai sữa cao hơn so
với các giống đa dụng như Landrace và Large White (Blasco và cs.. 1995). Các

giống chuyên dụng “dòng mẹ”, đặc biệt một số giống nguyên sản của Trung
Quốc như Taihu (điển hình là Meishan) có năng suất sinh sản đặc biệt cao nhưng
năng suất thịt kém. Cuối cùng là nhóm các giống “nguyên sản” có năng suất


sinh sản cũng như năng suất thịt thấp nhưng chúng có khả năng thích nghi tốt
với môi trường riêng của chúng.
Lợn thuộc các giống khác nhau thì sự thành thục về tính cũng khác nhau.
Sự thành thục về tính ở các giống lợn có tầm vóc, khối lượng nhỏ thường sớm
hơn các giống lợn có tầm vóc, khối lượng lớn. Sự thành thục về tính ở lợn cái
được định nghĩa là thời điểm rụng trứng lần đầu tiên và xảy ra lúc 3 - 4 tháng
tuổi đối với các giống lợn thành thục sớm (các giống lợn nội và một số giống
lợn Trung Quốc) và 6 - 7 tháng tuổi đối với hầu hết các giống lợn phổ biến ở
các nước phát triển (Rothschild và Bidanel, 1998). Giống lợn Meishan có tuổi
thành thục về tính sớm, năng suất sinh sản cao và chức năng làm mẹ tốt. So với
giống lợn LW, lợn Meishan (MS) đạt tuổi thành thục về tính sớm hơn khoảng
100 ngày và có số con đẻ ra nhiều hơn 2,4 - 5,2 con/ổ (Despres và cs., 1992).
Dan và Summer (1995) cho biết, cùng trong một cơ sở trại giống nái LW
và nái L có số con sơ sinh/lứa lần lượt là 9,6 và 10,4 con; số con sơ sinh
sống/lứa là 9,1 và 9,7 tương ứng cho 2 giống. Sự sai khác này có ý nghĩa thống
kế (P<0,001).
Một số tác giả nghiên cứu trên đàn lợn Landrace (L) và Yorkshire (Y),
nhận thấy yếu tố giống ảnh hưởng đến tất cả các tính trạng số con/lứa (số con đẻ
ra, số con sơ sinh sống, số con để nuôi và số con cai sữa), khoảng cách lứa đẻ và
khối lượng toàn ổ giai đoạn sơ sinh, cai sữa (Hoque và cs., 2002; Tạ Thị Bích
Duyên, 2003; Trần Thị Minh Hoàng và cs., 2006, 2008). Theo Đặng Vũ Bình
(1999) khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới các tính trạng năng suất sinh
sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại (L và Y) nuôi tại Xí nghiệp lợn giống Mỹ
Văn cho thấy giống chỉ ảnh hưởng tới số con để nuôi (P<0,05).
Các chỉ tiêu sinh sản thường có hệ số di truyền thấp, tuổi đẻ lứa đầu với h 2

= 0,27 (Rydhmer và cs., 1995); hệ số di truyền cộng gộp đối với tính trạng số
con đẻ ra/ổ và số con cai sữa/ổ của một số công bố đều dao động từ 0,03 đến
0,12: số con đẻ ra/lứa với h2 = 0,13 (Nguyễn Văn Thiện, 1995), h2 = 0,12


(Damgaard và cs., 2003), h2 = 0,08 (Smital và cs., 2005), h2 = 0,03 (Imboonta và
cs., 2007), h2 = 0,09 (Lundgren và cs., 2010) và h2 = 0,12 (Schneider và cs.,
2011); số con cai sữa/ổ với h2 = 0,12 (Nguyễn Văn Thiện, 1995) và h2 = 0,11
(Schneider và cs., 2011). Khối lượng sơ sinh/ổ với h 2 = 0,07 (Grandinson và cs.,
2005) và h2 = 0,18 (Schneider và cs., 2011); khối lượng sơ sinh/con với h 2 =
0,44 (Schneider và cs., 2011); khối lượng cai sữa/ổ với h 2 = 0,20 (Grandinson và
cs., 2005), h2 = 0,21 (Lundgren và cs., 2010) và h2 = 0,22 (Schneider và cs.,
2011); khoảng cách giữ hai lứa đẻ với h2 = 0,08 (Rydhmer và cs., 1995). Các chỉ
tiêu sinh sản có hệ số di truyền thấp nên năng suất sinh sản chịu ảnh hưởng lớn
bởi tác động của các yếu tố môi trường. Trong chọn lọc nhân thuần, các tính
trạng năng suất sinh sản thường đạt tiến bộ di truyền chậm so với nhóm các tính
trạng sinh trưởng và chất lượng thịt. Khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
ưu thế lai ở lợn, cho đến nay các kết quả nghiên cứu đã khẳng định ở lợn các
tính trạng sinh sản có hệ số di truyền thấp thì khi lai tạo đạt ưu thế lai cao.
Đánh giá ảnh hưởng của lai giống đối với năng suất sinh sản, nhiều tác giả
cho biết nhờ có ưu thế lai cao mà lai giống có thể cải thiện năng suất sinh sản
của lợn. Các lợn nái lai có tuổi thành thục về tính sớm hơn (11,3 ngày), tỉ lệ thụ
thai cao hơn (2 - 4%), số trứng rụng nhiều hơn (0,5 trứng), số con đẻ ra/ổ cao
hơn (0,6 - 0,7 con) và số con cai sữa/ổ (0,8 con) nhiều hơn so với lợn nái thuần
chủng. Tỉ lệ nuôi sống lợn con ở các lợn nái lai cao hơn (5%), khối lượng sơ
sinh/ổ (1 kg), khối lượng 21 ngày/ổ (4,2 kg) cao hơn so với lợn nái giống thuần
(Gunsett và Robison, 1990). Ngoài ra, năng suất sinh sản của lợn nái cũng chịu
ảnh hưởng của cận huyết. Theo Johnson (1990), khi hệ số cận huyết ở lợn nái
tăng thêm 10% thì số con đẻ ra sẽ giảm khoảng 0,29 con/ổ.
Người ta đã thống kê được khoảng 6 - 8% lợn con chết khi sơ sinh là

thông thường ở các trại nuôi lợn nái. Đây là các trường hợp thai chết ngay trước
lúc sinh hoặc trong khi đẻ. Tuy nhiên, lợn nái nhạy cảm stress nhiệt có tỉ lệ chết
sơ sinh cao hơn (Evans và cs., 1996). Tỉ lệ lợn con sơ sinh bị dị dạng hay khuyết


tật di truyền chiếm 1%. Những dị tật này có thể do các yếu tố môi trường hay di
truyền gây ra và hội chứng stress được xem như là một biến dị di truyền ảnh
hưởng đến tỉ lệ này.
1.5.2. Ảnh hưởng yếu tố ngoại cảnh
Ngoài yếu tố di truyền, các yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng rất rõ ràng
và có ý nghĩa đến năng suất sinh sản của lợn nái. Chế độ nuôi dưỡng, bệnh tật,
phương thức phối, lứa đẻ, mùa vụ, nhiệt độ, thời gian chiếu sáng... đều có ảnh
hưởng tới các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái.
- Chế độ nuôi dưỡng
Điều quan trọng đối với cái hậu bị và lợn nái là cần đủ số lượng và chất
lượng dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo cho khả năng sinh sản tốt. Zimmerman
và cs. (1996) cho biết, các mức ăn khác nhau trong giai đoạn từ khi lợn nái cai
sữa con đến lúc động dục trở lại và phối giống có ảnh hưởng tới tỉ lệ thụ thai.
Cho ăn mức năng lượng cao trong vòng 7 - 10 ngày của chu kỳ động dục trước
khi phối giống, số trứng rụng đạt được tối đa. Tuy nhiên, nếu tiếp tục cho ăn với
mức năng lượng cao vào đầu giai đoạn có chửa sẽ làm tăng tỉ lệ chết phôi và
giảm số lượng lợn con sinh ra trong ổ. Cho lợn ăn quá mức không những làm
lãng phí mà còn làm tăng khả năng chết thai (Diehl và cs., 1996). Bên cạnh đó,
một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng thiếu trầm trọng vitamin, khoáng cũng có
thể gây chết toàn bộ phôi.
- Nhu cầu năng lượng
Năng lượng là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất, không thể thiếu
được cho cơ thể me duy trì nuôi thai, tiết sữa, nuôi con. Nhu cầu về năng lượng
khác nhau tùy từng giai đoạn. Cơ thể cần năng lượng trước hết vào quá trình
trao đổi chất. Quá trình trao đổi chất bao gồm duy trì, hoạt động của các hệ cơ

quan trong cơ thể như hoạt động của tim, phổi, và hoạt động của các cơ, tái sinh
các tế bào. Năng lượng cũng cần thiết để tổng hợp nên các mô sinh trưởng mới,
bào thai, tiết sữa, protein, mỡ, đường lactoza. Ngoài ra, năng lượng còn được


chứa bên trong các kho dự trữ, các sản phẩm phân tiết và để duy trì thân nhiệt
trong môi trường lạnh.
Năng lượng là yếu tố không thể thiếu được trong mọi hoạt động của cơ
thể và được cung cấp dưới dạng gluxit chiếm 70-80%, lipit chiếm 10-13% tổng
số năng lượng cung cấp ( Võ Trọng Hốt và cs).
Nhu cầu năng lượng cho lợn nái ngoại ( Strach, 1990)
Nái

Khối lượng lợn

Năng lượng trao

nái (kg)
đổi (kcal)
Hậu bị
80 – 120
9.360 – 10.705
Mang thai
150 – 170
6.450 – 6.275
Nuôi con
165 – 175
17.475 – 18.470
Đối với lợn cái hậu bị: Nếu cho lợn cái hậu bị ăn quá nhiều tinh bột so với
nhu cầu lợn thì lợn quá béo dẫn đến nân sổi ( không động dục) hoặc động dục

thất thường, không thụ thai, tỷ lệ chết phôi cao dẫn đến đẻ ít con. Nếu lợn nái
hậu bị không ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng lợn sẽ bị gầy, chậm hoặc không
động dục, kéo dài tuổi phối giống lần đầu, không tích lũy đủ cho cơ thể trong
quá trình mang thai và nuôi con sau này.
Trong thời gian mang thai nếu khẩu phần quá nhiều năng lượng sẽ ảnh
hưởng đến thành tích sinh sản như chết phôi, đẻ khó, ăn kém sau khi đẻ, sữa mẹ
nhiều dẫn đến lợn con ỉa chảy, động dục trở lại chậm. Ngược lại nếu cung cấp
thiếu năng lượng trong thời gian mang thai sẽ làm cho lợn nái quá gầy, con đẻ ra
bé, lợn con còi cọc, chậm lớn, lợn mẹ động dục chậm sau cai sữa.
- Nhu cầu protein: Các axit amin, đặc biệt là các axit amin không thể thay
thế ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái. Nếu khẩu phần ăn
thiếu Protein thì lợn sẽ chậm động dục và giảm lứa đẻ/năm. Trong giai đoạn
mang thai mà không bổ sung đủ Protein thì khối lượng sơ sinh của lợn con giảm
và nếu thiếu trong giai đoạn nuôi con thì sẽ giảm khả năng sinh trưởng của lợn
con.


×