Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Đánh giá hiệu quả của chế phẩm neoavi layer đến một số chỉ tiêu năng suất sinh sản trên gà đẻ ISA brown từ 36 – 39 tuần tuổi”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 63 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả
trình bày trong khóa luận tốt nghiệp hoàn toàn do tôi trực tiếp theo dõi, thu thập với
thái độ khách quan, trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình
nghiên cứu nào.
Tôi cam đoan các thông tin trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc,các tài
liệu đã trích dẫn của các tác giả đều được liệt kê đầy đủ, không sao chép bất kỳ tài
liệu nào mà không có trích dẫn.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp này
đã được cảm ơn.
Hà Nội , ngày 25 tháng 8 năm 2016
Sinh viên

Trần Thị Thu Thảo

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gủi lời cảm ơn sâu sắc tới:
Giảng viên hướng dẫn TS. Phạm Kim Đăng - Cán bộ giảng dạy bộ môn Sinh lý
tập tính động vật - Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong Bộ môn Dinh dưỡng - Thức ăn,
các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình
giảng dạy, đào tạo tôi cũng như các bạn sinh viên trong khoa.
Tôi cũng xin cảm ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ của ông Hoàng Ngọc Đoàn và toàn
thể công nhân trang trại chăn nuôi gà đẻ thương phẩm của ông Hoàng Ngọc Đoàn –
Xã Tàm Xá – Huyện Đông Anh – Thành Phố Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực tập.
Và cuối cùng tôi xin cảm ơn tới gia đình, bố mẹ, anh chị, bạn bè,… đã động


viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành
khóa luận .
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2016
Sinh viên

Trần Thị Thu Thảo

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................................................iii
PHẦN I....................................................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................................1
PHẦN II...................................................................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................................................................4

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1

Tóm tắt trạng thái Eubiosis và Dysbiosis cùng các đặc điểm đặc trưng của
chúng........................................................Error: Reference source not found

Bảng 3.1


Bố trí thí nghiệm......................................Error: Reference source not found

Bảng 3.2

Công thức phối trộn và giá trị dinh dưỡng thức ăn áp dụng tại trang trại
..................................................................Error: Reference source not found

Bảng 4.1

Chương trình sử dụng vacxin cho gà hướng trứng. .Error: Reference source
not found

Bảng 4.2

Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm qua các tuần thí nghiệmError: Reference source
not found

Bảng 4.3

Năng suất trứng của gà thí nghiệm...........Error: Reference source not found

Bảng 4.4

Khối lượng trứng của gà Isa – Brown giai đoạn 36 – 39 tuần tuổi.......Error:
Reference source not found

Bảng 4.5

Hiệu quả sử dụng thức ăn qua các tuần thí nghiệm. Error: Reference source

not found

Bảng 4.6

Tiêu tốn thức ăn qua các tuần tuổi (kg TĂ/10 quả trứng)...Error: Reference
source not found

Bảng 4.7

Chi phí thức ăn cho 1kg trứng.................Error: Reference source not found

Bảng 4.8

Chi phí thức ăn cho 10 quả trứng............Error: Reference source not found

Bảng 4.9

Tỷ lệ dập vỡ, dị hình của các lô từ tuần tuổi 36 – 39 (%)...Error: Reference
source not found

Bảng 4.10 Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm...........Error: Reference source not found
Bảng 4.11 Các chỉ tiêu trong 4 tuần theo dõi............Error: Reference source not found

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Bào tử Bacillus............................................Error: Reference source not found
Hình 4.1 Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm.........................Error: Reference source not found
Hình 4.2 Năng suất trứng gà qua các tuần tuổi.........Error: Reference source not found

Hình 4.3 Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng qua các tuần thí nghiệm. .Error: Reference
source not found

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Cs

: Cộng sự

ĐC

: Đối chứng

ĐVT

: Đơn vị tính

HHTA

: hỗn hợp thức ăn

HQSDTA

: Hiệu quả sử dụng thức ăn

NST

: Năng suất trứng


NXB

: Nhà xuất bản

TB

: Trung bình

TN

: Thí nghiệm

TTTA

: Tiêu tốn thức ăn

vi


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò lớn trong việc
phát triển kinh tế ở hầu hết các nước và đặc biệt là những nước đang phát triển
trong đó có Việt Nam. Đối với nước ta, ngành chăn nuôi là 1 trong hai lĩnh vực
kinh tế then chốt (chăn nuôi & trồng trọt). Trong đó có chăn nuôi gà là nghề sản
xuất truyền thống có từ lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong ngành
chăn nuôi của Việt Nam sau chăn nuôi lợn, hằng năm cung cấp khoảng 700
ngàn tấn thịt gà và hơn 5 tỷ quả trứng (Cục Chăn nuôi, 2015).

Tuy nhiên, chăn nuôi gà của nước ta vẫn trong tình trạng lạc hậu, chưa
phát triển, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội. Bình quân sản lượng thịt xẻ chỉ
đạt khoảng 9,9 kg/người/năm và 96 trứng/người/năm (Cục Chăn nuôi, 2015).
Ngoài ra ngành chăn nuôi của Việt Nam còn đứng trước nhiều vấn đề lớn khi
vào ngày 4/2/2016 vừa qua, Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái
Bình Dương (TPP) đã được kí kết đem lại những cơ hội và thách thức không
nhỏ đối với ngành chăn nuôi trong nước. Đến khi TPP chính thức được thực
hiện, thuế nhập khẩu nông sản trong đó có sản phẩm gia cầm giảm về mức 0%
thì sản phẩm từ gà trong nước sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực lớn cạnh tranh về
giá.
Chính vì những lẽ trên, để ngành chăn nuôi gà thực sự phát triển, hiệu quả
chăn nuôi cao bên cạnh các yếu tố con giống, chuồng trại,.. người chăn nuôi
phải ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào xây dựng khẩu phần ăn,
nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và giảm chi phí thức ăn để cho lợi nhuận cao.
Gia cầm có tốc độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn so với động vật có
vú. Cường độ tiêu hóa mạnh ở gia cầm được xác định bằng tốc độ di chuyển của
thức ăn qua ống tiêu hóa, khoảng thời gian này thường diễn ra rất nhanh nên đòi
hỏi gia cầm phải có 1 đường tiêu hóa khỏe mạnh. Hệ enzyme nội sinh ở gia cầm
thường không đủ để tiêu hóa hấp thu các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn

1


nên chúng ta cần có giải pháp hỗ trợ hệ tiêu hóa cho gia cầm. Một hệ quả khác
của việc giảm sức khỏe đường ruột do thức ăn, nước uống, stress, môi trường,..
gây ra vấn đề viêm ruột tiêu chảy dẫn đến hiện tượng phân ướt, không tiêu hóa
triệt để thức ăn, gia cầm giảm tăng trọng, kéo theo mùi hôi chuồng nuôi và có
thể giảm tỷ lệ đẻ, năng suất chất lượng trứng. Bên cạnh đó vấn đề sử dụng
kháng sinh thường xuyên trong thức ăn chăn nuôi để phòng bệnh và kích thích
tăng trưởng sẽ làm giảm quần thể vi sinh vật có lợi trong đường ruột của gia

cầm, gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa.
Để giải quyết các vấn đề trên thì hiện nay ở các nước chăn nuôi phát triển
trên thế giới thường sử dụng probiotic vào trong khẩu phần với mục đích ổn định
sức khỏe đường ruột, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn, nâng cao tỷ lệ tiêu hóa năng
lượng, protein và các thành phần dinh dưỡng khác từ đó cải thiện khả năng tăng
trọng, giảm chi phí thức ăn tăng năng suất và chất lượng sản phẩm và đặc biệt để
nhằm hạn chế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi thì chế phẩm sinh học là một
giải pháp tối ưu để thực hiện mục đích này. Vì thế mà các nhà chăn nuôi đã rất chú
ý đến việc sử dụng chế phẩm sinh học.
Chế phẩm sinh học có chứa những vi sinh vật sống có lợi, người ta chọn
lọc những vi sinh vật có lợi, có tính đối kháng cao để đưa vào đường ruột tạo ra
sự cân bằng có lợi cho hệ sinh vật đường ruột. Ngoài ra chế phẩm sinh học còn
cải thiện lượng thức ăn ăn vào, khả năng tiêu hóa, cung cấp chất dinh dưỡng,..
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các chế phẩm sinh học ra đời phục
vụ cho chăn nuôi và chế phẩm Neoavi Layer của công ty cổ phần Công Nghệ
Sinh Học Mùa Xuân là một trong số đó. Để có cơ sở khuyến cáo sử dụng, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả của chế phẩm Neoavi
Layer đến một số chỉ tiêu năng suất sinh sản trên gà đẻ ISA Brown từ 36 –
39 tuần tuổi”.

2


1.2. Mục đích, ý nghĩa
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Tìm hiểu quy trình chăn nuôi và vệ sinh phòng bệnh tại trang trại ông
Hoàng Ngọc Đoàn, xã Tàm Xá - huyện Đông Anh - TP Hà Nội.
- Xác định hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Neoavi Layer trong khẩu
phần ăn của gà đẻ trứng thương phẩm.
- Xác định hiệu quả kinh tế của việc bổ sung Neoavi Layer.

1.2.2. Ý nghĩa
- Cung cấp thêm thông tin cho các cơ sở sản xuất, các nhà chăn nuôi
trong việc xây dựng khẩu phần ăn cho gà đẻ đặc biệt là gà đẻ trứng thương
phẩm.

3


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận về đặc điểm tiêu hóa thức ăn gia cầm
Gia cầm có tốc độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn so với động vật có
vú. Cường độ tiêu hóa mạnh ở gia cầm được xác định bằng tốc độ di chuyển của
thức ăn qua ống tiêu hóa. Ở gà con, tốc độ là 30 - 39cm/giờ; ở gà lớn hơn là 32 40cm/giờ và ở gà trưởng thành là 40 - 42cm/giờ. Chiều dài của ống tiêu hóa gia
cầm không lớn, thời gian mà khối thức ăn được giữ lại trong đó không vượt quá
2 - 4 giờ, ngắn hơn rất nhiều so với động vật khác.
Mỏ và khoang miệng
Mỏ chia ra làm ba phần: đầu mỏ, thân mỏ, gốc mỏ. Đường vành mỏ trên
có thêm gờ sừng hình răng cưa. Mỏ dùng để lấy thức ăn
Phần trên khoang miệng có vòm miệng cứng ngắn, được phủ lớp màng
nhầy, phần dưới có lưỡi. Lưỡi nhỏ nằm ở đáy khoang miệng, có hình dạng và kích
thước phù hợp với mỏ. Trên bề mặt phía trên của lưỡi có những gai rất nhỏ hóa
sừng hướng về phía sau có tác dụng giữ khối thức ăn và đẩy chúng về thực quản.
Tuyến nước bọt không phát triển, nước bọt gà rất ít men, chủ yếu là dịch
nhầy để thấm ướt thức ăn thuận lợi cho việc nuốt.
Thực quản
Nằm song song với khí quản, là một ống có 2 lớp cơ đàn hồi, niêm mạc có các
tuyến tiết dịch nhầy có chức năng vận chuyển thức ăn từ khoang miệng xuống diều.
Diều
Diều là phần phình ra của thực quản nằm bên phải chỗ vào khoang ngực

ngay trước hai xương đòn phải trái, là nơi dự trữ, làm mềm và lên men thức ăn
để cung cấp xuống dạ dày.
Thực quản dưới diều
Là một ống ngắn dẫn thức ăn xuống dạ dày tuyến.

4


Dạ dày tuyến
Có dạng ống ngắn, vách dày, được nối với dạ dày cơ bằng một eo nhỏ.
Vách dạ dày tuyến cấu tạo gồm màng nhày, cơ và mô liên kết. Bề mặt của màng
nhày có những nếp gấp dễ thấy, đậm và liên tục. Ở đáy màng nhày có những
tuyến hình túi với các lỗ đổ ra của chất tiết. Dịch dạ dày được tiêt vào trong
khoang của dạ dày tuyến gồm HCl, men Pepsin, men và Muxin.
Dạ dày cơ
Có dạng hình đĩa, hơi bị bóp ở phía cạnh, nằm ở phía sau thùy trái của
gan và lệch về phía trái của khoang bụng. Lối vào, lối ra của dạ dày cơ rất gần
nhau, nhờ vậy thức ăn được giữ lại ở đây lâu hơn, chúng sẽ bị nghiền nát cơ học,
trộn lẫn với men và được tiêu hóa dưới tàc dụng của các dịch dạ dày cũng như
enzym và chất tiết của vi khuẩn. Dịch tiêu hóa không được tiết ở dạ dày cơ.
Niêm mạc của dạ dày cơ rất dày và được cấu tạo từ hai lớp: biểu bì cùng
với lớp màng bằng sừng và một lớp nhầy đặc chắc từ mô liên kết. Thành dày
gồm các lớp cơ chắc, khỏe. Niêm mạc sừng hóa bảo vệ cơ học khi co bóp
nghiền nát thức ăn.
Ruột
Đoạn trước ruột ngắn, giống như ruột non của gia súc, có nhiều tuyến,
nhiều lông nhung làm tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Mặt khác, do tuyến
ngoại tiết tương đối phát triển nên khả năng tiêu hóa tốt.
Đoạn cuối ruột có hai manh nang, là cơ quan tiêu hóa xơ chính của gà nhờ
vào sự hoạt động của vi sinh vật. Phần cuối ruột đổ ra ổ nhớp, là nơi đi ra của

phân và nước tiểu.
2.2. Một số đặc điểm sinh lý sinh sản của gà mái đẻ
2.2.1. Cấu tạo hệ sinh dục cái
Buồng trứng.
Gà có một buồng trứng ở phía trái của khoang bụng, là nơi tạo ra các tế
bào trứng ( lòng đỏ trứng). Kích thước và hình dạng buồng trứng phụ thuộc vào

5


trạng thái chức năng và tuổi gia cầm. Ở gà mái con 1 ngày tuổi, buồng trứng có
dạng phiến mỏng, 4 tháng tuổi phiến hình thoi. Gà trong thời kỳ đẻ trứng, buồng
trứng có dạng hình chùm nho. Trong buồng trứng có miền vỏ và miền tủy. Ỏ
miền vỏ của buồng trứng gồm nhiều tế bào trứng ở các giai đoạn khác nhau. Ở
miền tủy của buồng trứng được cấu tạo từ mô liên kết, có nhiều mạch máu và
dây thần kinh. Trong chất tủy có những khoang được phủ bằng mô dẹt và mô
thần kinh.
Ống dẫn trứng.
Có hình ống, ở đó xảy ra việc thụ tinh và hình thành vỏ trứng. Kích
thước ống dẫn trứng thay đổi theo lứa tuổi và tình trạng hoạt động của hệ sinh
dục. Khi bắt đầu thành thục sinh dục, ống dẫn trứng là một ống trơn, thẳng, có
đường kính như nhau trên toàn bộ ống. Sau khi đẻ quả trứng đầu tiên, ống dẫn
trứng của gà có chiều dài khoảng 68 cm, khối lượng 77 g. Vào thời kỳ đẻ trứng
mạnh chiều dài của nó tăng tới 86 cm, còn đường kính đến 10 cm. Ở gà không
đẻ trứng, chiều dài ống dẫn trứng giảm đến 11 - 18cm, đường kính 0,4 - 0,7 cm.
Thời kỳ thay lông, chiều dài là 17 cm.
Ống dẫn trứng chia làm 5 phần: loa kèn (phễu), phần tạo lòng trắng, cổ,
tử cung và âm đạo.
Tế bào sinh dục cái
Tế bào sinh dục cái của gà chính là trứng, kích thước lớn hơn so

với các lớp động vật khác. Trứng được bảo vệ bằng lớp vỏ trứng cứng, bao bên
ngoài.
Trong trứng có chứa phôi, chất dinh dưỡng và chất khoáng. Chất dinh
dưỡng và chất khoáng đủ để đáp ứng cho nhu cầu sinh trưởng, phát triển một
cách bình thường của bào thai.
Tùy theo giống gà và tuổi đẻ, khối lượng trứng khác nhau, trung bình
khoảng 56 - 64 gram. Trứng được hình thành và tạo ra từ buồng trứng và ống
dẫn trứng. Theo Bùi Hữu Đoàn và cs (2006), trứng gà được cấu tạo bởi các

6


thành phần và tỷ lệ như sau: vỏ trứng: 11,6%; lòng đỏ: 31,6%; lòng trắng:
56,8% (lớp ngoài lòng trắng lỏng 23,2%, lớp giữa lòng trắng đặc chiếm 57,3%,
lớp trong lòng trắng lỏng 16,8%, lớp trong cùng lòng trắng xoắn đặc 2,7%).
Thành phần hóa học của trứng ổn định gồm: nước (66%), vật chất khô
(43%), protein (12%), lipit (10%), hydratcacbon (1%) và khoáng (11%). Trên vỏ
trứng có nhiều lỗ thông khí, có tới 7600 - 7800 lỗ phôi trôi nổi trên bề mặt lòng
đỏ, đây chính là hợp tử do tinh trùng kết hợp với tế bào trứng tạo nên. Ở nhiệt
độ 37,5 0C, ẩm độ 60 - 70%, điều kiện thoáng khí, các trứng được thụ tinh sẽ
tạo phôi tiếp tục phát triển, sử dụng chất dinh dưỡng cân đối trong trứng để hình
thành gà con sau 490 - 528 giờ (khoảng 17,5 - 22 ngày).
2.2.2. Hiện tượng rụng trứng và quá trình hình thành trứng
Hiện tượng rụng trứng và sự hình thành trứng ở gà mái gắn liền với sự
hình thành các chất dinh dưỡng để nuôi bào thai. Quá trình thoát khỏi buồng
trứng của tế bào trứng chín gọi là sự rụng trứng. Tế bào trứng chín rơi vào túi
lòng đỏ và nằm trên bề mặt lòng đỏ đạt độ chín trong phạm vi 9 - 10 ngày.
Theo Melekhin và Niagridin (1989) (dẫn theo Ngô Giản Luyện, 1994), sự
rụng trứng ở gà xảy ra một lần trong ngày, thường là 30 phút sau khi đẻ trứng.
Nếu trứng đẻ sau 16 giờ thì sự rụng trứng sẽ chuyển đến đầu hôm sau. Trứng bị

giữ lại trong ống dẫn trứng làm ngừng sự rụng trứng tiếp theo. Nếu lấy trứng ra
khỏi ống dẫn trứng thì không làm tăng nhanh sự rụng trứng được.
Khối lượng trứng tăng 16 lần trong thời gian 7 ngày ở thời kỳ trước rụng
trứng (Nguyễn Tất Thắng, 2008). Hormon FSH, LH điều chỉnh theo một trình tự
chặt chẽ trong quá trình phát triển và vỏ bao noãn. Thùy trước tuyến yên tiết ra
hormon FSH và LH là tác nhân kích thích bao noãn phát triển, vỡ ra và chín để
giải phóng trứng. Trứng sau khi rụng được rơi vào trong phễu (loa kèn) của ống
dẫn trứng và phễu nhu động liên tục. Tế bào trứng rơi vào phễu dừng lại ở đây
20 phút, nếu có tinh trùng thì việc thụ tinh tế bào trứng sẽ xảy ra ở trên thành
phễu.

7


2.2.3. Thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục là một yếu tố quyết định năng suất. Tuổi đẻ
trứng đầu được xác định bằng số ngày tuổi kể từ khi gà nở đến lúc đẻ quả trứng
đầu tiên (với con mái) và khả năng thụ tinh với con trống. Trong một đàn gà mái
chỉ tiêu này được xác định bằng tuổi đẻ 5% số cá thể trong đàn, tuổi đẻ quả
trứng đầu phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng, thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy
gia cầm đẻ sớm.
Theo Siegel (1962) khối lượng cơ thể và cấu trúc thành phần cơ thể là
những nhân tố ảnh hưởng đến tính thành thục ở gà màu.
Kết quả nghiên cứu của Vũ Quang Ninh (2002) cho biết tuổi đẻ quả trứng
đầu của gà Ác Thái Hòa 152- 158 ngày; đạt tỷ lệ 50% lúc 195 – 198 ngày. Phùng
Đức Tiến (2004) chỉ ra rằng tuổi đẻ đạt tỷ lệ 5% của gà Ai Cập 145 – 160 ngày.
Nguyễn Thị Khanh và cs (2001), tuổi thành thục sinh dục của gà Tam
Hoàng dòng 882 và Jaangcun lúc 154 và 157 ngày.
Khối lượng gà mái thành thục và khối lượng trứng gà tăng dần qua từng
thời điểm đẻ 5% và đẻ đỉnh cao.

2.3. Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản suất gà isa brown
Gà ISA Brown là giống gà chuyên trứng cao sản của Mỹ, giống gà này là
giống gà lai, hình thành do việc lai tạo giữa giống gà Rohde Đỏ với gà Rohde
Trắng do công ty Hubbard - ISA của Mỹ vì thế nó còn có tên gọi là gà Hubbard.
Đây là giống gà hướng trứng được nuôi phổ biến trên thế giới. Chúng là gà xuất
khẩu của Hoa Kỳ. Ở Việt Nam chúng được xếp vào nhóm gà siêu trứng cho
năng suất cao.
Gà mái lúc mới bắt đầu đẻ có khối lượng khoảng 1,6 – 1,7kg/con, tỷ lệ đẻ
cao 93,9% khoảng 144 ngày đạt tỷ lệ đẻ 50%, đến 76 tuần tuổi sản lượng trứng
đạt 329 quả/mái, khối lượng trứng trung bình 62,7g/quả, vỏ trứng màu nâu. Tiêu
tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 1,5 – 1,6 kg. Chu kỳ đẻ kéo dài có thể trên 12
tháng, giai đoạn đẻ cao cũng kéo dài từ 32 – 45 tuần tuổi với tỷ lệ đẻ 85 – 90%,

8


là đặc điểm hơn hẳn các giống gà trứng khác. Tỷ lệ nuôi sống từ 1 ngày đến 20
tuần tuổi là 98% và từ 20 tuần tuổi đến 78 tuần tuổi là 93,3%. Sản lượng trứng
thay đổi qua các tuần tuổi từ 20 tuần tuổi đến 78 tuần tuổi là 93,3%. Sản lượng
trứng thay đổi qua các tuần tuổi từ 20 – 72 tuần tuổi là 303 quả/năm và từ 20 –
72 tuần tuổi là 320,6 quả/năm.
Khối lượng trứng cũng thay đổi qua các tuần tuổi, vào tuần tuổi thứ 24 là
56g/quả, tuần tuổi thứ 35 là 62g/quả và tuần 72 tuần tuổi là 65g/quả.
Gà bắt đầu đẻ bói vào tuần tuổi thứ 19, đẻ 50% vào tuần thứ 21, tỷ lệ đạt
đỉnh cao 93% tuần thứ 26 – 33 và tuần 76 là 73% (Võ Bá Thọ, 1996).
2.4. Probiotic
2.4.1. Khái niệm probiotic
Theo ngôn ngữ Hi Lạp, probiotic có nghĩa là “vì sự sống”. Thuật ngữ
probiotic được Parker đề nghị sử dụng đầu tiên vào năm 1947 để chỉ “những vi
sinh vật và những chất làm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột” (Fuller, 1989).

Từ đó đến nay thuật ngữ probiotic đã được cả thế giới sử dụng để chỉ những chế
phẩm vi sinh vật sống hữu ích khi được đưa vào cơ thể động vật thông qua thức
ăn hoặc nước uống tạo nên những ảnh hưởng có lợi cho vật chủ.
Kể từ khi xuất hiện khái niệm probiotic vẫn chưa có một định nghĩa thống
nhất. Tuy nhiên, hiện có hai định nghĩa được cho là phản ánh khá đầy đủ bản
chất của probiotic và được sử dụng nhiều trong các ấn phẩm khoa học: theo
Fuller (1989), probiotic là :“chất bổ sung vi sinh vật sống vào thức ăn giúp cải
thiên cân bằng của hệ vi sinh vật đường tiêu hóa theo hướng có lợi cho vật chủ”;
theo tổ chức y tế thế giới (WHO, 2001), probiotic là “các vi sinh vật sống khi
đưa vào cơ thể theo đường tiêu hóa với một số lượng đủ sẽ đem lại sức khỏe tốt
cho vật chủ”.

9


2.4.2. Hệ vi sinh vật đường ruột và tác động của hệ vi sinh vật đến sức khỏe của
vật nuôi
Bên cạnh sự hấp thụ các chất dinh dưỡng, đường tiêu hóa còn đóng vai trò
quan trọng như là cơ quan miễn dịch lớn nhất trong cơ thể. Do đó, nó là hệ
thống bảo vệ và là hàng rào quan trọng chống lại các tác nhân gây bệnh xâm
nhiễm. Thêm vào các cơ chế bảo vệ nói chung, hệ thống miễn dịch, với các phản
ứng đặc hiệu và không đặc hiệu, giúp chống lại các vi sinh vật gây bệnh. Hệ vi
sinh vật đường ruột cũng được coi là một trong các yếu tố chống lại các tác nhân
gây bệnh.
Khi còn ở trong bào thai, đường tiêu hoá của vật nuôi ở trạng thái vô
trùng, nhưng chỉ vài giờ sau khi sinh các vi sinh vật đã bắt đầu cư trú và trở
thành những “cư dân” bình thường trong đường tiêu hoá (WHO, 2001). Theo
thời gian, do tiếp xúc trực tiếp với môi trường, đặc biệt là qua thức ăn và nước
uống, số lượng và tính đa dạng sinh học của các vi sinh vật cộng sinh không
ngừng tăng lên. Số lượng tế bào vi sinh vật cư trú trong đường tiêu hóa của vật

nuôi có thể cao gấp mười lần số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể chúng (Fonty,
1995). Số lượng loài có thể lên tới từ 400-500 (Tannock, 1999). Tuy nhiên, mật
độ vi sinh vật ở các phân đoạn khác nhau của đường tiêu hóa (dạ dày; tá tràng;
ruột non và ruột già) ở loài động vật dạ dày đơn rất khác nhau (khoảng 10 1-103;
101-104; 105-108 và 109-1012 cfu/ml chất chứa tương ứng) (Jans, 2005).
Sức khỏe của vật nuôi phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: trạng thái sinh lý của
vật chủ, khẩu phần thức ăn và hệ vi sinh vật. Các yếu tố này chịu tác động của
môi trường, của các stress và tác động qua lại lẫn nhau. Trong số các nhân tố trên,
hệ vi sinh vật đường tiêu hóa đóng vai trò trung tâm, chỉ một biến động bất lợi
của một trong hai yếu tố còn lại cũng ảnh hưởng xấu tới hệ vi sinh vật (Conway,
1994). Sự cộng sinh của các loài vi sinh vật trong đường tiêu hoá của vật nuôi
(chủ yếu là trong ruột) tạo nên một hệ sinh thái mở và mối cân bằng của quần thể
vi sinh vật được xác lập chỉ một thời gian rất ngắn sau khi sinh (Jans, 2005).

10


Có nhiều quan điểm khác nhau về mối tương quan cân bằng của hệ vi sinh
vật ruột. Theo Jans (2005), để đánh giá trạng thái cân bằng, các vi sinh vật ruột
được chia thành 3 nhóm (1) nhóm chủ yếu (main flora) gồm các loài vi khuẩn kị
khí (Clostridium; Lactobacillus; Bifidobacteria; Bacteroides, Eubacteria); (2)
nhóm vệ tinh (Satellite flora), gồm chủ yếu là Enterococcus và E. coli, và (3)
nhóm còn lại (Residual flora) gồm các vi sinh vật có hại như Proteus,
Staphylococcus và Pseudomonas… Một quần thể vi sinh vật được coi là cân
bằng khi tỷ lệ của các nhóm dao động trong khoảng 90; 1,0 và 0,01% tương
ứng. Trạng thái mà các nhóm này hình thành một tỷ lệ 90:1:0,01 được gọi là
trạng thái “eubiosis” (tiếng Hy Lạp có nghĩa là sự chung sống có lợi giữa các vi
khuẩn với nhau và với vật chủ). Ở trạng thái “eubiosis”, vật chủ cung cấp các
điều kiện sống lý tưởng như nhiệt độ ổn định, pH trung tính, dinh dưỡng và sự
đào thải các chất chuyển hóa. Đổi lại, hệ vi sinh vật sẽ mang lại lợi ích cho vật

chủ thông qua tăng cường tiêu hóa các chất dinh dưỡng, giải độc, tổng hợp các
vitamin nhóm B và vitamin K, loại trừ các vi sinh vật có hại, tăng cường đáp
ứng miễn dịch của vật chủ. Sự cân bằng của hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa
bị tác động bởi một số nhân tố vô sinh và hữu sinh như: sinh lý vật chủ, khẩu
phần thức ăn và cơ cấu nội tại của bản thân hệ vi sinh vật. Thức ăn là nền dinh
dưỡng cơ bản của vi sinh vật, bởi vậy sự thay đổi thành phần khẩu phần, thức ăn
không đảm bảo vệ sinh, phương pháp cho ăn không hợp lý... đều làm tổn hại đến
trạng thái cân bằng hệ vi sinh vật ruột. Tương tự như vậy, các chất bài tiết của
hệ tiêu hóa (dịch mật, các enzym, chất đệm và chất nhầy...) cũng như kiểu và tần
số nhu động ruột cũng tác động trực tiếp đến hệ vi sinh vật. Kiểu và tần số nhu
động ruột bị tác động rất lớn bởi các stress (sinh đẻ, cai sữa, dồn chuồng, vận
chuyển...). Khi quan hệ cân bằng của hệ vi sinh vật ruột bị phá vỡ sẽ tạo nên
trạng thái “dysbiosis” (trạng thái “chung sống có hại”). Biểu hiện của trạng thái
“dysbiosis” ở vật chủ thường là thể tạng kém, sinh trưởng chậm và mắc các

11


bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, viêm ruột hoại tử... (tóm tắt trạng thái
eubiosis và dysbiosis có trong bảng 2.1).
Để cải thiện quan hệ cân bằng của hệ vi sinh vật ruột ở vật nuôi, một
phương pháp thường được áp dụng là bổ sung vào khẩu phần thức ăn một số
loại kháng sinh liều thấp như những chất kích thích sinh trưởng. Tuy nhiên, việc
sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi một cách không có kiểm soát đã và
đang gây ra những hậu quả đáng lo ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc
biệt là gây nên tình trạng kháng thuốc ngày càng gia tăng của các vi khuẩn gây
bệnh trên người và vật nuôi. Hiện nay, khối liên minh châu Âu (EU) đã cấm sử
dụng kháng sinh để bổ sung vào thức ăn như chất kích thích sinh trưởng từ ngày
01 tháng 01 năm 2006. Việc cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi
cũng đặt ra những thách thức lớn về kỹ thuật, đặc biệt đối với chăn nuôi gia súc,

gia cầm non hoặc trong điều kiện vệ sinh kém và vật nuôi chịu nhiều stress. Để
vượt qua những thách thức đó, đã có rất nhiều những nghiên cứu nhằm tìm ra
tác nhân để thay thế kháng sinh nhưng an toàn với vật nuôi. Một trong những tác
nhân tìm ra đó là probiotic.
Bảng 2.1: Tóm tắt trạng thái Eubiosis và Dysbiosis cùng các đặc điểm đặc
trưng của chúng
Trạng thái Eubiosis
- Sự cùng tồn tại giữa vật chủ và hệ vi
sinh vật đường ruột – Sự cộng sinh
- Sự bảo vệ bề mặt của đường tiêu
hóa chống lại các vi sinh vật xâm
nhiễm.

Trạng thái Dysbiosis
- Sự không cùng tồn tại giữa vật chủ và
hệ vi sinh vật đường ruột.
- Sự phá hủy biểu mô đường ruột, làm
cho thành đường ruột mỏng đi dẫn đến
giảm sự hấp thụ các chất dinh dưỡng.
- Sinh ra các cơ chất gây độc (NH3, chất
- Kích thích hệ miễn dịch của vật chủ. độc…)
- Tiêu hóa các chất dinh dưỡng.
- Phân hủy, tăng sản sinh khí gas (CH 4,
- Tổng hợp protein.
H2S, CO2).
- Tổng hợp các vitamin
- Làm yếu hệ thống miễn dịch
- Làm tăng chu trình tế bào, cần nhiều
năng lượng


12


2.4.3. Vai trò và cơ chế tác dụng probiotic
Vai trò của probiotic
Từ khi kháng sinh bị cấm sử dụng như chất kích thích sinh trưởng trong
thức ăn chăn nuôi ở một số nước thuộc khối liên minh châu Âu thì probiotic
được coi là một trong những nguồn thay thế có triển vọng nhất vì có nhiều đặc
tính ưu việt. Trên cơ sở các kết của nghiên cứu của nhiều tác giả, Patterson
(2003) đã tổng kết các ảnh hưởng có lợi của probiotic đối với đời sống động vật
thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Thay đổi cấu trúc quần thể vi sinh vật đường ruột theo chiều hướng có
lợi cho vật chủ.
- Tăng cường khả năng miễn dịch.
- Giảm phản ứng viêm.
- Ngăn cản sự xâm nhập và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
- Tăng sản xuất các axit béo bay hơi.
- Tăng cường quá trình sinh tổng hợp các vitamin nhóm B.
- Tăng hấp thu chất khoáng
- Làm giảm cholesterol huyết thanh.
- Làm tăng năng suất vật nuôi.
- Làm giảm lượng amoniac và urê trong chất thải.
Ngoài ra probiotic còn rất an toàn với động vật và thân thiện với môi
trường vì là chất bổ sung vi sinh vật sống hữu ích, việc sử dụng probiotic sẽ
không tạo ra các chất tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi gây hại cho sức khỏe
người tiêu dùng.
Cơ chế tác động
Có rất nhiều cách giải thích khác nhau về cơ chế tác động của probiotic,
nhưng phần lớn các tài liệu về probiotic đề câp đến 3 khía cạnh: cạnh tranh loại
trừ; đối kháng vi khuẩn và điều chỉnh miễn dịch.

- Cạnh tranh loại trừ: Là đặc tính đấu tranh sinh tồn điển hình của các vi
sinh vật. Hình thức cạnh tranh loại trừ thường thấy ở các vi sinh vật ruột là cạnh
tranh vị trí bám dính. Các vi sinh vật probiotic cư ngụ và nhân lên trong ruột,
khóa chặt các vị trí thụ cảm và ngăn chặn sự bám dính của các vi sinh vật khác
như E. coli, Salmonella… Một số nấm men probiotic (Saccharomyces cereviese,
S.boulardii) không chỉ cạnh tranh vị trí bám dính của các vi khuẩn khác mà còn

13


gắn kết các vi khuẩn có roi (phần lớn là những vi khuẩn có hại) thông qua các cơ
quan thụ cảm mannose và đẩy chúng ra vị trí bám dính ở niêm mạc ruột
(Czerucka và Rampal, 2002). Tuy nhiên cạnh tranh dinh dưỡng là phương thức
cạnh tranh khốc liệt nhất vì sự sinh sôi với số lượng lớn của một loài sinh vật
nào đó là một đe dọa nghiêm trọng đối với các loài khác về nguồn cơ chất cho
phát triển.
- Đối kháng vi khuẩn: Các vi sinh vật probiotic sản sinh ra các chất kìm
hãm vi khuẩn như lactoferrin, lysozym, hydrogen peroxide cũng như một số axit
hữu cơ khác. Các chất này tác động bất lợi lên vi khuẩn có hại chủ yếu là do sự
giảm thấp pH trong ruột (Conway, 1996).
- Điều chỉnh hệ miễn dịch: Ruột là cơ quan miễn dịch lớn nhất ở động vật
có vú. Giữa hệ vi sinh vật ruột và hệ thống miễn dịch có mối tương tác đặc thù.
Năng lực miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào của hệ thống miễn dịch đường
ruột bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự cân bằng của hệ vi sinh vật ruột (Cebra, 1999).
Thông qua tương tác với hệ thống miễn dịch ruột các probiotic có thể điều chỉnh
cả miễn dịch thụ động và chủ động hoặc cả hai. Tác động điều chỉnh miễn dịch
đặc hiệu của probiotic phụ thuộc vào chủng giống hoặc các loài vi khuẩn
probiotic (Dugas và ctv, 1999). Tuy nhiên, cơ chế tác động của probiotic đối với
việc nâng cao chức năng miễn dịch vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ.
2.4.4. Tiêu chuẩn lựa chọn các chủng probiotic

Việc lựa chọn các chủng vi sinh vật đầu tiên là phải an toàn cho quá trình
sản xuất và ứng dụng, có khả năng chiếm lĩnh và sống sót trong đường tiêu hóa
vật chủ. Các chủng vi sinh vật probiotic được lựa chọn theo các tiêu chuẩn chủ
yếu sau:
- Tính bám dính trên bề mặt đường tiêu hóa hoặc các tế bào biểu mô: Các
chủng probiotic phải bám dính được vào thành ruột non, khu chú tốt trong
đường tiêu hóa và sinh sôi nảy nở. khả năng bám dính được xem là một yêu cầu
quan trọng để tăng khả năng ức chế vi sinh vật gây bệnh, bảo vệ biểu mô và tăng

14


khả năng miễn dịch của vật chủ. Đặc tính này làm tăng khả năng cạnh tranh của
các chủng probiotic với các vi sinh vật bất lợi khác.
- Hoạt tính kháng khuẩn chống lại các vi khuẩn gây bệnh: Lựa chọn các
chủng vi sinh vật có khả năng sản sinh ra các chất kháng khuẩn là đặc tính quan
trọng nhất trong phát triển probiotic.
- Khả năng tồn tại trong môi trường axit dạ dày: Khoang miệng và dạ dày
của vật chủ là nơi có môi trường axit pH từ 2-3 và có mặt các enzym tiêu hóa
(amylaza, proteaza, lysozym…). Các chủng vi sinh vật probiotic phải tồn tại
được trong điều kiện này.
- Khả năng chịu muối mật: Thông thường, muối mật trong dịch tiêu hóa
của động vật dao động 1-3%. Để tồn tại và phát triển, các chủng probiotic phải
có khả năng tồn tại và phát triển với nồng độ muối mật ≥ 2%.
Các chỉ tiêu đánh giá chế phẩm
- Số lượng vi khuẩn probiotic trong 1g chế phẩm, số lượng này phải đạt ít
nhất 105 trở lên.
- Vi khuẩn probiotic còn sống và hoạt động sau khi bảo quản hàng tháng
(tỷ lệ sống đạt >90% sau 12 tháng bảo quản).
- Hiệu quả phòng trị bệnh và tăng cường sức khoẻ của của động vật nuôi

phải được đánh giá chặt chẽ.
2.5. Giới thiệu về chế phẩm Neoavi Layer
Neoavi Layer chứa mật số cao 1×1012 CFU/kg tổ hợp các chủng bacillus
bào tử độc quyền từ giáo sư Silmon Culting, ĐH Hoàng Gia - Anh Quốc:
Bào tử Bacillus subtilis HU58…....... ≥ 3x1011 CFU/kg
Bào tử Bacillus licheniformis……… ≥ 2x1011 CFU/kg
Bào tử Bacillus coagulans……..….. ≥ 1x1011 CFU/kg
Bào tử Bacillus indicus.……………. ≥ 4x1011 CFU/kg
Chất mang đặc biệt vừa đủ 1kg
Vi khuẩn Bacillus
Bacillus: Là tên một chi gồm các vi khuẩn hình que, gram dương hiếu khí
thuộc họ Bacillacase trong Firmicutes, chúng còn có tên gọi là khuẩn que hay
trực khuẩn. Trực khuẩn có mọi nơi ở trong tự nhiên và khi điều kiện sống bất
lợi, chúng có khả năng tạo ra bào tử gần như hình cầu, để tồn tại trong trạng thái
“ngủ đông” trong thời gian dài. Loại sinh vật này có nhiều loài khác nhau.

15


Hình 2.1: Bào tử Bacillus
Bacillus subtilis
Bacillus subtilis, còn được gọi là trực khuẩn cỏ khô hoặc trực khuẩn cỏ, là
một loại vi khuẩn gram dương, catalase dương tính. Thuộc chi Bacillus, Bacillus
subtilis là trực khuẩn hình que, có khả năng tạo bào tử, có khả năng chịu đựng
các điều kiện môi trường khắc nghiệt. Mặc dù loài này thường được tìm thấy
trong đất, tuy nhiên nhiều bằng chứng cho thấy B. subtilis cũng tồn tại trong
ruột người, động vật . Nghiên cứu gần đây cho thấy số lượng bào tử trong đất
(~106 bào tử/g) cao hơn so với mức được tìm thấy trong phân người (~ 10 4 bào
tử /g).
Bacillus subtilis có thể phân chia đối xứng để tạo thành hai tế bào con

(nhị phân phân hạch) hoặc không đối xứng, tạo bào tử trong điều kiện môi
trường bất lợi như hạn hán, độ mặn, bức xạ cực cao, pH và dung môi, môi
trường nghèo dinh dưỡng. Trong môi trường sống khắc nghiệt, trước giai đoạn
hình thành bào tử, các tế bào vi khuẩn có thể tự tạo ra các chất đề kháng (kháng
sinh) hoặc giết chết đồng loại để tìm kiếm dinh dưỡng. Tính ổn định cao của
B. subtilis trong điều kiện môi trường khắc nghiệt làm cho vi sinh vật trở thành

16


một trong những ứng cử viên hoàn hảo cho các ứng dụng chế phẩm sinh học
hoặc trong thực phẩm, đồ uống , khử trùng. Cụ thể:
- B. subtilis có khả năng sản sinh nhiều enzyme, nhưng quan trọng nhất là
amylase và protease, 2 loại enzyme thuộc hệ thống men tiêu hóa.
- B.subtilis có khả năng sinh tổng hợp một số chất kháng sinh có tác dụng
ức chế sinh trưởng hoặc tiêu diệt một số vi sinh vật khác, tác dụng lên cả vi
khuẩn Gram (-), Gram (+) và nấm gây bệnh.
- B. subtilis thường tồn tại trong sản phẩm ở trạng thái bào tử, nhờ vậy khi
uống vào dạ dày, nó không bị acid cũng như các men tiêu hóa ở dịch vị phá hủy.
Ở ruột, bào tử nảy mầm và phát triển thành thể hoạt động giúp cân bằng hệ vi
sinh có ích trong đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hóa, nhất là sau khi sử dụng
kháng sinh kéo dài.
Bacillus licheniformis
Bacillus licheniformis : là vi khuẩn gram dương , hình que, ưa nhiệt .
Nhiệt độ tăng trưởng tối ưu khoảng 30 ° C, tuy nhiên nó có thể tồn tại ở nhiệt độ
cao hơn nhiều. Nhiệt độ tối ưu để sản sinh enzyme là 37 ° C. Trong điều kiện
môi trường khắc nghiệt, nghèo dinh dưỡng, đặc biệt trong đất, nó có khả năng
tạo bào tử. Những bào tử này có khả năng chịu nhiệt, lạnh, bức xạ và các áp lực
môi trường khác. Dưới những điều kiện tốt, các bào tử nảy mầm trở thành tế bào
vi khuẩn.

B. licheniformis là nguồn nguyên liệu mà từ đó các Bacitracin kháng sinh
được sản xuất. Như một probiotic B. licheniformis được sử dụng để thực hiện
các chức năng tương tự như trong Bacitracin để ngăn chặn sự tăng trưởng của vi
khuẩn có hại. Vi khuẩn tích cực này còn có tác dụng thúc đẩy chức năng miễn
dịch tốt hơn, và nó sản xuất ra protease, một enzym cần thiết cho sức khỏe
đường ruột thích hợp. Enzym protease sản xuất bởi B. licheniformis trực khuẩn
rất ổn định và hiệu quả, nó là một enzym cần thiết để phá vỡ đường thành các
hợp chất đơn giản. Bằng cách làm này vi khuẩn probiotic có thể dễ dàng hấp thu
và chuyển các chất dinh dưỡng vào để cạnh tranh với vi khuẩn có hại. Chính vì

17


vậy mà người ta sử dụng nó để sản xuất các enzym, kháng sinh và các chất
chuyển hóa nhỏ trong công nghiệp.
Bacillus coagulans
Bacillus Coagulans là một loài vi khuẩn sinh axit lactic thuộc
chi Bacillus . Sinh vật lần đầu tiên được phân lập và mô tả như là coagulans
Bacillus vào năm 1915 bởi BW Hammer tại Trạm thí nghiệm nông nghiệp. Đến
năm 1935, vi khuẩn này được mô tả như Lactobacillus sporogenes trong ấn bản
thứ năm của hướng dẫn sử dụng của Bergey, nó thể hiện đặc điểm điển hình của
chi Lactobacillus, Bacillus
B. Coagulans là vi khuẩn Gram dương , dạng que di động, kích thước
3.0μm tới 5.0μm), hình thành bào tử, có thể cử động dễ dàng , tùy ý yếm khí .
Nhiệt độ phát triển tối ưu từ 35- 50 ° C, pH thích hợp từ 5,5 - 6,5.
B. Coagulans đã được Cục Quản lý dược và Thực phẩm Hoa Kỳ, Liên
Minh Châu Âu phê duyệt cho các mục đích thú y. Nó được sử dụng như là một
vi sinh vật ăn trực tiếp trong sản xuất chăn nuôi, đặc biệt là một probiotic ở lợn,
gia súc, gia cầm và tôm, cá.
B. Coagulans sản sinh ra các axit lactic tạo môi trường pH cho đường ruột

và B. Coagulans có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại
gây thối rữa (Hyronimus và đồng sự, 1998). Ngoài ra, B. Coagulans cũng có khả
năng sinh sản các men tiêu hóa như amylase và protease, có tác dụng tăng cường
miễn dịch, phòng chống lây nhiễm virus (Baron và đồng sự, 2009), phòng ngừa
và phối hợp điều trị rối loạn tiêu hóa cấp và mãn tính ở trẻ em (Mandel và đồng
sự, 2010)
Các nghiên cứu từ trước tới nay chỉ ra rằng B. Coagulans là loài vi khuẩn
hiếu khí có khả năng tạo bào tử và sản sinh L (+) – (dextrorotatory) lactic acid
có lợi cho hệ tiêu hóa (Andres và đồng sự, 2009). Dạng bào tử bền vững trong
môi trường acide của dạ dày và vì thế sẽ đi qua dạ dày một cách an toàn đến
ruột, nảy mầm thành vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa.
Bacillus indicus

18


Bào tử bền nhiệt với độ tinh khiết >95%. Là chủng lợi khuẩn sản sinh
lượng lớn carotenoids tạo nên màu vàng cam bao gồm lycopene, axtaxanthin,
beta-carotene, and lutein. Nhóm carotenoids có rất nhiều lợi ích về sức khỏe và
thẩm mỹ đối với con người, động vật và thủy sản. Carotenoids không bị phân
hủy ở dạ dày như hầu hết các caroten có nguồn gốc thực vật khác.
Là chủng lợi khuẩn có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả nhất, giúp loại bỏ
các gốc tự do ở võng mạc nên giúp ngăn ngừa sự tấn công của chúng đối với đôi
mắt, giúp chống thoái hóa hoàng điểm, là nguyên nhân chính gây mù lòa. Tính
chất chống oxy hóa của carotenoids có thể giúp phòng chống ung thư. Đối với
con người, carotenoids làm cho làn da sáng, mịn màng và hồng hào.Đối với
động vật, carotenoids làm cho da hồng, lông mượt, đặc biệt với gia cầm cải thiện
chất lượng trứng và màu sắc lòng đỏ. Ngoài ra nó còn kích thích miễn dịch tự
nhiên, ổn định hệ vi sinh vật đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa, hấp thu
thức ăn.


19


×