Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG THÀNH PHẦN PHÂN HỮU CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG RAU GẤC TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.48 MB, 67 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG THÀNH PHẦN PHÂN
HỮU CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG RAU GẤC TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ”

Người hướng dẫn

: TS. CHU ANH TIỆP

Bộ môn

: CANH TÁC HỌC

Người thực hiện

: NGUYỄN HỮU HẢI

Lớp

: K57-KHCTB


Hà Nội – 2016

ii




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân , tôi
đã nhận được nhiều sự trợ giúp của tập thể và cá nhân.
Lời đâu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm , dìu dẵn và tận tình
hướng dẫn của thầy TS. Chu Anh Tiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Canh Tác Học,
Khoa Nông Học , Học Viên Nông Nghiệp Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và toàn thể bạn
bè đã luôn ủng hộ, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn
Hà Nôi, ngày 29 tháng 7 năm2016
Sinh Viên

Nguyễn Hữu Hải

i


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của một số thực phẩm trong 100g..........Error:
Reference source not found
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng phân bón ở một số nước Đông Nam Á...........Error:
Reference source not found
Bảng 2.3. Thành phân dinh dưỡng của phân chuồng..Error: Reference source not

found
Bảng 2.4. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong than bùn ở vùng đông bắc bộ
Error: Reference source not found
Bảng 2.5. Hàm lượng đạm và lân trong một số cây phân xanh....Error: Reference
source not found
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của thành phần phân hữu cơ đến động thái tăng trưởng
chiều dài nhánh của gấc....................................Error: Reference source not found
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của thành phần phân bón đến động thái tăng trưởng số đốt
của gấc..............................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của thành phần phân hữu cơ đến số nhánh trên cây gấc.
..........................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.4. So sánh ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến sự tăng trưởng đường
kính thân mọc trên và mọc dưới trên thân cũ của cây Error: Reference source not
found
Bảng 4.5. Khả năng chịu ngập úng và mức độ có thể hồi phục của gấc.......Error:
Reference source not found
Bảng 4.6. Theo dõi mức độ hại và nhận xét mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các
công thức..........................................................Error: Reference source not found

ii


Bảng 4.7. Ảnh hưởng của thành phần phân bón hữu cơ đến thời gian ngọn đạt
tiêu chuẩn cắt lần đầu tiên................................Error: Reference source not found
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của thành phần phân hữu cơ đến tổng số ngọn gấc thu
được..................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của thành phần phân hữu cơ đến tổng khối lượng ngọn gấc
thu được............................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.10.Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến năng suất cá thể, năng suất lý
thuyết và năng suất thực thu của cây gấc.........Error: Reference source not found


iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NSCT

: Năng suất cá thể

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

Đ/C

: Công thức đối chứng

CDN

: Chiều dài nhánh đo lần cuối cùng trước khi cắt ngọn

SD

: Số đốt đo lần cuối cùng trước khi cắt ngọn

SND


: Số nhánh đo lần cuối cùng trước khi cắt ngọn

DKT

: Đường kính thân đo lần cuối cùng

SNC

: Số ngọn cắt lần cuối cùng

TLD

: Trọng lượng đo lần cuối cùng

iv


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt Vấn Đề
Gấc có tên khoa học là Momordica cochinchinensis thuộc bộ Vioales, họ
bầu bí (Cucurbitaceae). Gấc là một loại cây bán hoang dại, cây leo thời gian
trồng cho đến khi thu hoạch là 9 tháng- 12 tháng, là một loại cây có sức chống
chịu tuyệt vời, ít sâu bệnh hại. Khi giá trị của gấc chưa được chú ý nó chỉ được
xem như một thứ gia vị, dân gian chủ yếu sử dụng vào dịp lễ tết, giỗ chạp với
món truyền thống là sôi gấc. Giá trị gấc vì vậy mà rất thấp. Hiện nay, gấc đã
được sử dụng trong công nghiệp dược phẩm, chiết xuất giầu gấc với thành phần
vitamin A và E.... Cây gấc bắt đầu trở thành cây có vị trí đặc biệt và trở thành
cây xóa đói giảm nghèo.Gấc là loại cây thực phẩm đặc sản có nhiều ở Việt Nam.
Quả gấc là phần có giá trị nhất của cây gấc, là loại thực phẩm giàu các chất dinh

dưỡng và các hoạt chất sinh học, cung cấp nhiều yếu tố như: vitamin A, vitamin
E, các chất vi lượng phòng chống các bệnh mãn tính và tăng cường sức khoẻ
bền vững cho cơ thể.
Hiện nay người dân trồng gấc bên cạnh thu quả còn hái lấy ngọn để làm
thực phẩm trong các bữa ăn, trước kia ta chỉ biết đến su su hái ngọn thì giờ đây
ta được biết gấc là cây cũng có thể hái và sử dụng ngọn , đây là một loại rau đặc
sản và đem lại đem lại gái trị kinh tế cao. Gấc là cây trồng có giá trị kinh tế cao,
là loại cây thực phẩm đặc sản và chứa nhiều dinh dưỡng quý giá cho sức khỏe
con người. Tuy nhiên, thực trạng canh tác gấc hiện nay cho thấy cây gấc chưa
được chú trọng một cách đầy đủ, đặc biệt là yếu tố giống và một số kỹ thuật
canh tác. Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc bón phân hữu cơ sẽ làm
tăng năng suất, rút ngắn được chu kỳ sinh trưởng của gấc và tạo ra chất lượng
ngọn gấc tốt hơn. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ
về ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng năng suất và chất lượng của gấc.
Trước tình hình chung đó, được sự cho phép của bộ môn Canh Tác Học,
Khoa Nông Học, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Dưới sự hướng dẫn của TS.

1


Chu Anh Tiệp, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Tìm hiểu ảnh hưởng thành phần
phân hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng rau gấc trong sản xuất
nông nghiệp hữu cơ”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu và đưa ra được kết luận xem thành phần phân hữu cơ nào thích
hợp nhất để bón cho cây gấc lấy ngọn đạt hiệu quả cao và cho năng suất tốt.
1.2.2 Yêu cầu
Đánh giá được thành phần phân hữu cơ khác nhau ảnh hưởng đến các yếu tố
cấu thành năng suất, chất lượng và khả năng sinh trưởng của gấc lấy ngọn.

Đánh giá được thành phần phân hữu cơ khác nhau ảnh hưởng đến mức độ
nhiễm một số sâu bệnh hại chính trên gấc.
Đánh giá được thành phần phân hữu cơ khác nhau ảnh hưởng đến giá trị kinh
tế của gấc lấy ngọn.

2


Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây gấc
2.1.1. Những nghiên cứu chung về đặc điểm sinh lý ở gấc
a. Nguồn gốc
Gấc là một loại trái cây khu vực Đông Nam Á, được tìm thấy trên khắp
các khu vực từ miền Nam Trung Quốc đến Đông Bắc Úc, bao gồm : Thái Lan ,
Lào , Myanmar, Campuchia và Viêt nam. Quả của nó được sử dụng trong ẩm
thực lẫn trong y học.
Cây gấc là một loại dây leo, mỗi năm lụi một lần, nhưng lại đâm chồi từ
gốc cũ lên vào mùa xuân năm sau, hoặc thường được gieo trồng vào tháng 2, 3.
Đây là loại cây ưa khí hậu ấm áp, độ ẩm không khí cao 60 - 70% và độ ẩm đất
70 - 80%, nhưng kém chịu rét, chịu được hạn nhưng không chịu được úng ngập
nước. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển trong khoảng 250C 350C. Cây gấc không kén đất, đất sỏi đá, đất pha đều trồng được, tốt nhất là đất
thịt nhẹ, đất phù sa bồi có đủ ẩm và thoát nước tốt, pH thích hợp trong khoảng
5,6 đến 7. Đặc biệt, cây gấc rất thích hợp với đất giàu lân do đó trên đất nghèo
lân cần phải bón phân lân sẽ giúp cho gấc có nhiều quả.
b. Đặc điểm thực vật học
Cây gấc danh pháp hai phần: Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng
thuộc:
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliosida

Bộ: Cucubitales
Họ: Bầu bí Cucurbitaceae
Chi: Momordica
Loài: M. cochinchinensis.

3


Cây gấc là cây thân thảo dây leo thuộc chi mướp đắng, đa niên, đơn tính
khác gốc, có cây đực và cây cái riêng biệt. Cây gấc leo khỏe, chiều dài có thể
mọc đến 15 mét. Đây là cây sống nhiều năm, mỗi năm lụi một lần nhưng lại
đâm chồi từ gốc cũ lên vào mùa xuân năm sau, leo cao nhờ có tua cuốn mọc từ
nách lá.
Lá gấc nhẵn, thùy hình chân vịt phan ra từ 3- 5 dẻ, dài 8- 18 cm. Lá gấc
mọc so le có màu xanh lục đậm, phía đáy hình trái tim. Nơi tiếp giáp cuốn và
phiến lá có hai tuyến to gần bằng hạt ngô nổi như hai mắt cua.
Hoa có hai loại: hoa cái và hoa đực. Cả hai có cánh hao sắc vàng nhạt.
Hoa nở vào tháng 4 đến tháng 5. Hoa đực có lá bắc to bao lại như hình tổ sâu,
khi nở hoa loe ra hình phễu, màu trắng vàng mặt trong tràng hoa có lông, 5 nhị.
Hoa cái có lá bắc nhỏ, bầu hình thoi rõ từ khi nụ còn non, có gai nhỏ, cánh hoa ở
đầu bầu, phát triển thành quả từ tháng 6.
Quả hình tròn, màu lá cây, khi chín chuyển thành màu đỏ, đường kính 1520 cm. Vỏ gác có gai rậm. Bổ đôi theo chiều ngang thấy có 6 hàng hạt xếp đều
nhau, mỗi hàng có từ 6 đến 10 hạt. Quanh hạt có nhiều màng màu đỏ tươi. Thịt
gấc màu đỏ cam, hạt gấc màu nâu thẫm, hình dẹp, có khía. Người ta còn dựa
vào độ sai của quả (nhiều hay ít), kích thước của quả (to hay nhỏ), gai quả (dày
hay thưa), màu sắc của ruột quả (đỏ hay vàng gạch), dầu (ít hay nhiều), số lượng
hạt (nhiều hay ít) để phân loại: gấc tẻ, gấc nếp, gấc đá, gấc chôm chôm hay gấc
lai.
Giống như tất cả các hạt giống khác, hạt gấc cần không khí, ánh sáng và
nước để nảy mầm. Đất có thành phần sét quá cao không thích hợp cho việc gieo

hạt gấc. Gieo hạt sâu trong đất sét ẩm ướt tỷ lệ mọc mầm sẽ thấp và hạt có thể bị
thối. Hạt gấc có thể được sử dụng để gieo ngay sau khi quả gấc đã chín sinh lý
hoặc hạt có thể được bảo quản trong điều kiện mát trên 6 tháng vẫn giữ được tỷ
lệ nảy mầm cao. Trong điều kiện thường, hạt gấc sẽ nảy mầm sau khi gieo 7-10
ngày với tỷ lệ mọc mầm khoảng trên 80%.

4


c. Công dụng của cây gấc .
Quả chín hái về đem bổ, vét hạt với cả màng đỏ. Nếu để nấu xôi thì dùng
tươi trộn với gạo (có thể thêm ít rượu). Nếu để chế dầu gấc thì phải sấy hay phơi
khô tới khi không còn dính tay, bóc lấy màng đỏ tươi rồi lại phơi hay sấy khô ở
nhiệt độ thấp (60oC – 70oC).
Công dụng:
1. Màng gấc: Nhân dân ta dùng đồ xôi, ăn cả xôi và màng gấc.
2. Dầu gấc: Dầu gấc có tác dụng như những thuốc có vitamin A, dùng bôi lên
các vết thương, vết loét, vết bỏng làm cho da chóng lành. Uống dầu gấc, người
bệnh chóng lên cân, tăng sức chống đỡ bệnh tật của cơ thể, do chất caroten dưới
tác dụng của men carotenase có nhiều trong gan sẽ tách β- caroten thành hai
phần tử vitamin A. Dùng cho trẻ em chậm lớn, trong bệnh khô mắt, quáng gà.
3. Hạt gấc: Trong lịch sử các nhà đông y đã sử dụng hạt gấc để trị bệnh, uống
hoặc ngâm trong cồn hoặc thuốc để xoa bóp. Hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ấm,
có độc, dùng chữa các chứng bệnh mụn nhọt độc, tràng nhạt, eczema, viêm da
thần kinh, trĩ, phụ nữ sưng vú. Có thể chế thuốc viên hay tán bột uống. Liều
uống từ 0,8 - 1,2g. Nhưng thường dùng đắp ngoài da đồ mụn nhọt. Nhân dân ta
còn dùng để đắp chữa chai bàn chân.
4. Rễ gấc: Sao vàng, tán mỏng, dùng uống chữa tê thấp sưng chân gọi là Phòng
kỷ nam
5. Lá gấc: Viện Đông y dùng lá gấc với tầm gửi đắp ngoài ra làm thuốc tiêu

sưng tấy.
d. Yêu cầu sinh thái của gấc
Gấc ưa khí hậu ấm áp, độ ẩm không khí cao, chịu hạn không chịu được
ngập úng, đọng nước.
Gấc không kén đất: đất đồi, đất sỏi, đất cát pha đều có thể trồng được
nhưng tốt nhất là đất thịt nhẹ, đất phù sa bồi có đủ ẩm và thoát nước, pH đất
thích hợp cho gấc là 6 - 7.

5


1. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Cây họ bầu bí là nhưng cây ưa thích khí hậu ấm áp, có khả năng chịu
nóng, nhưng không chịu rét và sương giá. Hầu hết các loài trong họ bầu bí sinh
trưởng tốt ở nhiệt độ 23 – 30 0C. Nhiệt độ thấp dưới 100 C sự sinh trưởng, phát
triển bị trở ngại và ngừng hoạt động. Hầu hết các cây họ bầu bí qua giai đoạn
xuân hóa ở nhiệt độ 20 – 220 C.
Nhiệt độ trung bình cho gấc phát triển là từ 25 – 27 0 C hạt gấc có thể nảy
mầm ở nhiệt độ 13 – 150 C nhưng tốt nhất ở 250 C.
2. Ảnh hưởng của ánh sáng
Cây gấc là cây ưa ánh sáng ngày ngắn, cây sinh trưởng tốt trong điều kiện
cường độ chiếu sáng mạnh nhưng quả phát triển tốt trong điều kiện chiếu sáng
giảm. Giai đoạn quả đang lớn nếu gặp ánh sáng chiếu trực tiếp quả rất dễ bị rám,
thối hoặc sớm rụng. Chính vì vậy trồng gấc tốt nhất nên làm giàn để nâng cao
chất lượng cũng như phẩm chất quả.
3. Ảnh hưởng của nước
Cây gấc có khả năng chịu hạn tương đối tốt, nhưng khả năng chịu úng
kém. Hệ rễ tuy rất phát triển nhưng do cây có khối lượng thân lá lớn, thời gian ra
hoa, quả kéo dài, năng suất trên đơn vị diện tích cao nên những thời kỳ sinh
trưởng quan trọng cần phải cung cấp nước đầy đủ. Đặc biệt là thời kỳ sinh

trưởng thân lá, thời kỳ hình thành hoa cái và thời kỳ quả phát triển.
Khi trồng gấc tốt nhất nên làm vồng, ụ hay trồng nơi có khả năng tiêu
thoát nước tốt. Cây gấc cần nhiều nước nhất ở giai đoạn ra hoa và phát triển trái.
Thiếu nước giai đoạn này sẽ làm hoa rụng, trái phát triển kém, năng suất thấp.
Giai đoạn từ khi mới trồng đến trước khi ra hoa yêu cầu độ ẩm đất đạt 65 70% , giai đoạn ra quả yêu câu độ ẩm đạt 75%.
4. Ảnh hưởng đất và các chất dinh dưỡng
Gấc không kén đất,thích nghi được với nhiều loại đất khác nhau. Đất thịt
nhẹ, đất thịt trung bình, đất cát pha, đất phù sa ven sông có pH trung bình, giàu

6


chất dinh dưỡng là những loại đất thích hợp cho gấc cũng như nhiều loại cây
khác thuộc họ bầu bí.
Yêu cầu của họ bầu bí nói chung và gấc nói riêng đối với NPK cân đối.
Cây yêu cầu nhiều đạm nhất, thứ đến là kali và ít hơn là lân. Cây sử dụng
khoảng 93% N, 33% lân và 98 - 99% kali trong suốt vụ trồng.
Nhìn chung muốn đạt năng suất quả cao thì cần bón cho 1ha gieo trồng
như sau:
Phân chuồng

20 - 30 tấn

N

90 - 100 kg

P2O5

60 - 90 kg


K2O

90 - 180 kg

Trước khi trồng gấc chúng ta phải tiến hành bón lót cho gấc, mỗi gốc gấc
10 - 15kg phân chuồng hoai mục hoặc có thể bón lót bằng phân lân hữu cơ vi
sinh đã chuẩn bị trước. Khi cây được 25 - 30 ngày, dùng phân hỗn hợp NPK để
bón cho gấc (mỗi hốc 0,5 - 1kg) để cây sinh trưởng, phát triển mạnh cho nhiều
quả, quả to.
2.1.2. Giới thiệu về giá trị dinh dưỡng của ngọn gấc
Ngọn gấc mới được người việt nam ta biết đến trong thời gian gần đây ,
hiên đang được trồng thử nghiệm ở 1 số vùng nhất định.
Ngọn gấc là thực phẩm giàu folate, chất xơ, chất đồng, chất kẽm và
vitamin B, giúp ngăn chặn sự hình thành của Homocystein là chất có khả năng
gây nên bệnh tim và đột quỵ. Vitamin C, K có trong ngọn gấc giúp chống ô xy
hóa, loãng xương.
Công dụng
Ngọn gấc còn là thực phẩm tốt cho sức khỏe, nó có tác dụng chữa nhiều
bệnh tật rất hiệu quả chỉ bằng cách đơn giản là ăn su su đều đặn hàng ngày, cụ
thể như sau:

7


+Tốt cho tim mạch
+Làm chậm hoặc ngăn chặn bệnh ung thư phát triển
+Tốt cho tuyến giáp, giúp liên kết các chuyển hóa trong tuyến giáp
+Chống loãng xương
+Giúp giảm huyết áp

+Ngăn ngừa mụn, đẹp da
+Sản sinh nguồn năng lượng dồi dào, đủ cho cả ngày làm việc mệt mỏi
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của một số thực phẩm trong 100g
Stt

Tên thực phẩm

NL(Kcal)
29,0
14,0
16,0
15,0
10,0
21,0
73,0
5,0
18,0
17,0
15,0
122,0
43,0
18,0

Nước
(g)
89,9
93,7
93,1
93,6
94,9

92,0
81,1
96,0
90,8
90,0
94,9
66,9
86,4
93,8

Đạm
(g)
1,8
1,6
1,4
1,7
1,0
1,5
5,0
0,4
1,2
1,8
0,8
20,0
5,5
0,8

Béo
(g)
0,0

0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
1,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0

Bột
(g)
5,4
1,9
2,6
2,1
1,5
3,7
11,0
0,8
3,3
2,4
3,0
10,5
5,3
3,7



(g)
1,6
2,0
1,8
1,8
1,5
1,5
1,0
2,0
1,6
2,1
0,7
1,8
2,0
1,0

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14

Cải bắp
Cải cúc
Cải thìa (cải trắng)
Cải xanh
Cần ta
Củ cải trắng
Đậu cô ve
Dọc mùng
Dưa cải bắp
Dưa cải bẹ
Dưa chuột
Gấc
Giá đậu xanh
Su Su

15
16

Rau muống
Su hào

23,0
63,0

98,1
87,7


3,2
2,8

0,0
0,0

2,5
6,3

1,0
1,7

(Nguồn : Viện dinh dưỡng quốc gia việt nam)
2.1.3. Giới thiệu về giá trị kinh tế của gấc lấy ngọn
Thực tế nghiên cứu khoa học cho thấy, công dụng của gấc với sức khỏe
con người còn hơn thế rất nhiều. Trong trái gấc, dầu gấc là phương thuốc kỳ
diệu. Dầu gấc sánh, trong, màu đỏ tím đậm, mùi thơm vị ngọt, béo.Còn ngọn
gấc, theo nghiên cứu gần đây thì thành phần dinh dưỡng trong ngọn gấc cao hơn

8


ngọn su su, và chứa nhiều vitamin các nguyên tố đa, vi lượng rất có lợi cho cơ
thể.
Trong thời gian gần đây cây gấc càng ngày càng đem lại giá trị kinh tế
cao, không chỉ trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra thị trường quốc tế . Nhiều
người dân và doanh nghiệp đã thành công trong việc trồng gấc mỗi năm có thể
thu về hàng trăm triệu đồng từ cây gấc.
2.2 Tình hình sản xuất gấc trên Thế giới và Việt Nam
2.2.1.Hiện trạng trồng Gấc

a. Trên thế giới
Được trồng khắp miền nam trung quốc , nhiều nước đông nam á và ở
đông bắc nước Úc
Theo A.H.M.M. Rahman, M. Anisuzzaman, Ferdous Ahmed, A.K.M.
Rafiul Islam và A.T.M. Naderuzzaman, gấc rất tốt cho sức khỏe con người,
chúng có chứa các acid.Vitamin và khoáng chất cần thiết. Theo nghiên cứu của
Harriet V. Kuhnlein về vi chất dinh dưỡng và hệ thống thực phẩm truyền thống
của người bản xứ, trong đó có Việt Nam thì gấc là đối tượng được nghiên cứu vì
nó có hàm lượng beta-caroten cao nhất (45mg/100g quả) và cải
thiện hemoglobin đối với những người có hemoglobin thấp. Khi phân tích thịt
quả và màng hạt gấc cho thấy trong 1g thịt quả chứa 7-37µg βcaroten và 0,2-1,6
µg lycopene, tổng hàm lượng sắc tố carotenoid từ 6-40µg. Còn trong 1g màng
hạt gấc có 310-460µg lycopene và 60-140µg β-caroten, tổng hàm lượng sắc
tố carotenoid từ 392-570µg (Hiromitsu Aok và cộng sự, 2002).
Theo Mangels và cộng sự, 1993, nhiều cây được biết đến có hàm lượng βcaroten cao nhưng chỉ có vài cây có hàm lượng lycopene cao như cà chua
(31µg/g), dưa hấu (41µg/g), ổi (54µg/g), tuy nhiên hàm lượng lycopen trong
màng hạt gấc gấp 7 lần (380µg) so với ổi.

9


Kết quả nghiên cứu của Betty K. Ishida và cộng sự, năm 2004 cho thấy
tổng lycopen ở màng hạt gấc trung bình 2227µg (1546,5-3053,6 µg/g trọng
lượng tươi), trong đó đồng phân cis chiếm 2,7-13,2% còn đồng phân trans chiếm
86,8-97,3%. Beta-caroten trung bình 718µg (636,2-836,3 µg /g trọng lượng
tươi), trong đó đồng phân cis chiếm 6,1-25,3%, đồng phân trans chiếm 74,793,9%. Màng hạt gấc còn chứa 22% acid béo về trọng lượng, bao gồm 32%
oleic, 29% palmitic và 28% linoleic acid. H ạt chứa acid stearic (60,5%), linoeic
(20%), oleic (9%), palmitic (5-6%) và các acid dạng vết (arachidic,cis-vaccenic,
linolenic, palmitoleic, eicosa-11-enoic acid và eicosa-13-enoic acid) Màng hạt
gấc có 175µg beta-caroten và 802µg lycopen/g trọng lượng tươi.Màng hạt gấc

còn chứa 102mg dầu/g trọng lượng tươi, 69% là chất béo chưa bão hòa.
Ngoài ra, báo cáo Vuong và King còn cho thấy lượng vitamin E
(334µg/mL dầu gấc), 3020µg 3 lycopen và 2710µg beta-caroten và các đồng
phân của chúng/mL (L.T. Vuong và cộng sự, 2002)
b. Ở Việt nam
Trong vài năm gần đây, ở các tỉnh phía Bắc phong trào trồng gấc đã hình
thành và trên đà phát triển mạnh. Tại Hải Dương, năm 2005 đã thực hiện dự án
"Xây dựng mô hình sản xuất thu mua quả gấc hàng hoá tập trung làm nguyên
liệu sản xuất viên nang mềm dầu gấc, áp dụng công nghệ tiên tiến sản xuất viên
nang mềm dầu gấc phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước" do Công ty cổ
phần dược Vật tư y tế Hải Dương thực hiện. Dự án tiến hành điều tra khảo sát
tình hình trồng gấc của 24 xã của 4 huyện có diện tích trồng gấc nhiều trong
tỉnh: Kim Thành, Nam Sách, Thanh Hà và Tứ Kỳ đã xác định: Trong 2.091 hộ
điều tra thì có 1.624 hộ trồng gấc với tổng diện tích trồng gấc là 8,892 ha. Gấc
được trồng chủ yếu trên đất tận dụng trong vườn, chỉ có một số hộ trồng trên đất
nông nghiệp chuyên canh. Trong 1.624 hộ trồng gấc có: 1.611 hộ trồng gấc nếp
(chiếm 69 %), 335 hộ trồng gấc tẻ (chiếm 21 %), 174 hộ trồng gấc lai và một số

10


giống gấc khác (gấc đá, gấc chôm, chiếm 11 %). Sản lượng gấc thu hoạch
164,27 tấn, năng suất thu hoạch bình quân là 18,85 tấn/ha, trong đó huyện
Thanh Hà có năng suất thu hoạch cao nhất 19,97 tấn/ha, huyện Nam Sách có
năng suất thu hoạch thấp nhất: 18,21 tấn/ha.
2.2.2.Nhu cầu thị trường đối với ngọn gấc.
Ngọn gấc mới được biết đến và đang được trồng thử nghiệm ở 1 số vùng
nhất định và đang trong giai đoạn tiếp xúc với thị trường tiêu thụ của mọi người.
Nên nhu cầu đối vời thị trường chưa được cao , nhưng cũng là một mặt
hàng đầy hứa hẹn cho mọi người trong tương lai.

2.3. Sơ lược về tình hình sử dụng phân bón trên Thế giới và Việt Nam
2.3.1. Sơ lược về tình hình sản xuất sử dụng phân bón trên Thế giới
Phân bón có vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Ngay
từ thời cổ đại, người Trung Quốc và Hi lạp đã biết sử dụng tro đốt và phân chăn
nuôi để bón cho cây trồng. Tiêu thụ phân hóa học tăng mạnh là một trong những
nguyên nhân làm tăng giá phân bón. Theo Hiệp hội phân bón thế giới, mức tiêu
thụ phân bón toàn cầu đã tăng đều qua các năm và đạt 155.438.000 tấn quy về
dinh dưỡng nguyên chất (N + P2O5 + K2O) vào năm 2005, tăng 19,75% so với
năm 1995 và 3,87% so với năm 1961. Gần đây mới tiêu thụ tại các nước đang
phát triển tăng mạnh, trong khi các nước phát triển lại có xu hướng giảm. Trung
Quốc là nước tiêu thụ nhiều phân bón nhất Thế giới với tổng lượng 46.204.100
năm 2005, chiếm tỉ lệ 29,7% so với toàn cầu. Các số liệu khảo sát cho thấy,
bình quân các nước châu Á sử dụng phân khoáng nhiều hơn bình quân thế
giới.Tuy nhiên, Ấn Độ(nước có khí hậu nóng) lại dùng phân khoáng ít hơn bình
quân toàn châu Á. Trong đó Trung Quốc và Nhật Bản lại sử dụng phân khoáng
nhiều hơn bình quân toàn Châu Á. Việt Nam là nước sử dụng nhiều phân
khoáng trong số các nước ở Đông Nam Á.

11


Bảng 2.2. Tình hình sử dụng phân bón ở một số nước Đông Nam Á
STT

Nước

Lượng NPK sử dụng(kg/ha)

1


Việt Nam

241,82

2

Malaysia

192,60

3

Thái Lan

95,83

4

Philippin

65,62

5

Indonesia

63,0

6


Myanma

14,93

7

Lào

4,5

8

Campuchia

1,49

(Nguồn: FAOSTAT. 2010)
2.3.2 Sơ lược về tình hình sản xuất sử dụng phân bón ở Việt Nam
Trong những năm gần đây tốc độ tiêu thụ phân bón tại Việt Nam tăng
nhanh và đã đạt mức 2.063.600 tấn dinh dưỡng nguyên chất vào năm 2005, tăng
68% so với năm 1995 và 299,39% so với năm 1961. Năm 2006 và 2007, mức
tiêu thụ phân bón ở nước ta đã đáng kể so với năm 2005. Trong 3 tháng đầu
năm 2008, lượng phân bón chúng ta nhập khẩu đã đạt mức 1.029.000 tấn, tăng
19,9% về lượng và 108,9% về giá so với cùng kỳ năm 2007. Việt Nam đến năm
2005 lượng phân bón trong cả nước chỉ đạt 54,59% so với mức tiêu thụ, phần
còn lại chúng ta phải nhập khẩu. Hiện nay với nhiều cố gắng ngành sản xuất
phân bón trong nước đã đáp ứng hơn 70% nhu cầu về phân lân, 8% phân đạm.
Năm 2006, lượng phân bón nước ta sử dụng không phải là cao, bình quân là
250kg/ha, so với các nước phát triển có nền nông nghiệp thâm canh cao như
Hàn Quốc: 467kg/ha, Nhật Bản: 403kg/ha, Trung Quốc: 390kg/ha. Về chất

lượng phân bón trên thị trường thì kết quả kiểm tra về tình hình sản xuất, kinh
doanh phân bón của các doanh nghiệp ở 10 tỉnh Thành phố của Cục trồng trọt
trong thánh 7/2007 cho thấy: Vẫn tồn tại trên thị trường những loại phân chưa
đăng ký vào Danh mục phân bón, phân bón không đảm bảo chất lượng. Có

12


những lô hàng, khi kiểm tra có tới 54% mẫu không đạt chất lượng đăng ký.
Năm 2008 tình hình phân bón kém chất lượng vẫn còn diễn biến phức tạp. Với
tình trạng trên thị trường còn rất nhiều phân bón không đảm bảo chất lượng như
hiện nay, thì Nhà nước ta cần có nhiều biện pháp tích cực hơn để ngăn chặn
việc sản xuất các loại phân giả, chất lượng thấp làm thiệt hại đến lợi ích của
người nông dân.
2.4. Phân hữu cơ truyền thống trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam
Phân hữu cơ truyền thống là loại phân có nguồn gốc từ chất thải của
người, động vật hoặc từ các phế phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông,
lâm, thủy sản, phân xanh, rác thải hữu cơ, các loại than bùn được chế biến theo
phương pháp ủ truyền thống. Có thể chia phân hữu cơ truyền thống ra làm 4
nhóm: Phân chuồng; Phân rác; Than bùn và Phân xanh.
2.4.1. Phân chuồng:
Phân chuồng: có ưu điểm là chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa,
trung và vi lượng mà một loại phân bón vô cơ không có được. Ngoài ra, phân
chuồng cung cấp chất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp hơn, bộ rễ phát
triển mạnh, hạn chế nước bốc hơi, chống được hạn, xói mòn. Tuy nhiên, phân
chuồng cũng có nhược điểm như: hàm lượng chất dinh dưỡng thấp nên phải bón
lượng lớn, đòi hỏi chi phí vận chuyển cao, ngoài ra nếu không chế biến kỹ có
thể mang đến một số nấm bệnh cho cây trồng.
Phân chuồng thường được nhà nông tự sản xuất chế biến. Phương pháp ủ
phân chuồng được tiến hành như sau: Phân chuồng xếp thành lớp rộng nén chặt

đến khi đống phân cao 1,5-2,0 m. Trát kín bùn, ở giữa chọc một lỗ hình phễu để
tưới nước. Ủ từ 2 đến 6 tháng. Song thông thường, nên ủ phân chuồng với đất
bột, với lân (bất cứ loại phân lân nào, tỷ lệ 2%), có thể thêm vôi (3-5%) cho
phân nhanh hoai hơn, bớt chua, các vi sinh vật hoạt động thuận tiện hơn.
Phân chuồng tốt thường có các thành phần dinh dưỡng như ở bảng sau:

13


Bảng 2.3. Thành phân dinh dưỡng của phân chuồng
Đơn vị %
Loại
phân
Lợn
Trâu bò
Ngựa

Vịt

H2 O

N

P2O5

K2 O

CaO

MgO


82,0
83,1
75,7
56,0
56,0

0,80
0,29
0,44
1,63
1,00

0,41
0,17
0,35
1,54
1,40

0,26
0,09
0,10
1,00
0,35
0,13
0,35
0,15
0,12
0,85
2,40

0,74
0,62
1,70
0,35
(Nguồn : Cục trồng trọt )

Trong 10 tấn phân chuồng có thể lấy ra được một số nguyên tố vi lượng
như sau:
Bo: 50 – 200 g;
Cu: 50 – 150 g;
2.4.2. Than Bùn

Mn: 500 – 2000 g;
Zn: 200 – 1000 g;

Co: 2 – 10 g
Mo: 2 – 25 g

Than bùn được tạo thành từ xác các loài thực vật khác nhau. Xác thực vật
được tích tụ lại, được đất vùi lấp và chịu tác động của điều kiện ngập nước trong
nhiều năm. Với điều kiện phân huỷ yếm khí các xác thực vật được chuyển thành
than bùn.
Trong than bùn có hàm lượng chất vô cơ là 18 – 24%, phần còn lại là các
chất hữu cơ. Theo số liệu điều tra của các nhà khoa học, trên thế giới trữ lượng
than bùn có khoảng 300 tỷ tấn, chiếm 1.5% diện tích bề mặt quả đất. Than bùn
được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế khác nhau. Trong nông nghiệp than bùn
được sử dụng để làm phân bón và tăng chất hữu cơ cho đất.
Than bùn cho phản ứng chua. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong than
bùn thay đổi tuỳ thuộc vào thành phần các loài thực vật và quá trình phân huỷ
các chất hữu cơ. Số liệu phân tích than bùn ở một số địa điểm có than bùn miền

Đông Nam Bộ thu được như sau:

14


Bảng 2.4. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong than bùn ở vùng đông bắc
bộ
Đơn vị :%
% chất
dinh
N
P2O5
K2 O
pH

Tây Ninh
0,38
0,03
0,37
3,4

Địa điểm lấy than bùn
Củ Chi
Mộc hóa
Duyên Hải
0,09
0,16-0,91
0,64
0,1-0,3
0,16

0,11
0,1-0,5
0,31
0,42
3,5
3,2
2,6
(nguồn :NANI INTERNATION BIOLOGY )

Than bùn có hợp chất bitumic rất khó phân giải. Nếu bón trực tiếp cho
cây không những không có tác dụng tốt mà còn làm giảm năng suất cây trồng.
Vì vậy, than bùn muốn dùng làm phân bón phải khử hết bitumic.
Trong than bùn có axit humic, có tác dụng kích thích tăng trưởng của cây.
Hàm lượng đạm tổng số trong than bùn cao hơn trong phân chuồng gấp 2 – 7
lần, nhưng chủ yếu ở dưới dạng hữu cơ. Các chất đạm này cần được phân huỷ
thành đạm vô cơ cây mới sử dụng được.
Để bón cho cây, người ta không sử dụng than bùn để bón trực tiếp.
Thường than bùn được ủ với phân chuồng, phân rác, phân bắc, nước giải, sau
đó mới đem bón cho cây. Trong quá trình ủ, hoạt động của các loài vi sinh làm
phân huỷ các chất có hại và khoáng hoá các chất hữu cơ tạo thành chất dinh
dưỡng cho cây.
Chế biến than bùn thành các dạng phân bón khác nhau được thực hiện
trong các xưởng. Thông thường quá trình chế biến thông qua các công đoạn sau
đây:
Dùng tác động của nhiệt để khử bitumic trong than bùn. Có thể phơi nắng
một thời gian để Ôxy hoá bitumic. Có thể hun nóng than bùn ở nhiệt độ 70oC.

15



Dùng vi sinh vật phân giải than bùn. Sau đó trộn với phân hoá học NPK,
phân vi lượng, chất kích thích sinh trưởng, tạo thành loại phân hỗn hợp giàu chất
dinh dưỡng.
2.4.3. Phân Rác
Còn được gọi là phân campốt. Đó là loại phân hữu cơ được chế biến từ
rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, bèo tây, rơm rạ, chất thải rắn thành phố v.v.. được
ủ với một số phân men như phân chuồng, nước giải, lân, vôi… cho đến khi hoai
mục.
Phân rác có thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng và thay đổi
trong những giới hạn rất lớn tuỳ thuộc vào bản chất và thành phần của rác.
2.4.4. Phân Xanh :
Phân xanh là loại phân hữu cơ, sử dụng các loại bộ phận trên mặt đất của
cây. Phân xanh thường được sử dụng tươi, không qua quá trình ủ. Vì vậy, phân
xanh chỉ phát huy hiệu quả sau khi được phân huỷ. Cho nên người ta thường
dùng phân xanh để bón lót cho cây hàng năm hoặc dùng để “ép xanh” (tủ gốc)
cho cây lâu năm. Tuy vậy, ở một số địa phương vùng Trung Bộ, phân xanh được
chặt nhỏ và bón cho ruộng lúa, người ta gọi là “bón bổi”.

16


Bảng 2.5. Hàm lượng đạm và lân trong một số cây phân xanh
(% chất khô)
Cây phân xanh
Muồng lá tròn
Điền thanh
Keo dậu
Cốt khí
Muồng sợi
Đậu đen

Bèo hoa dâu
Bèo tấm

Đạm (N)
2,74
2,66
2,85
2,43
1,22
1,70
4,75
2,80

Lân (P2O5)
0,39
0,28
0,62
0,27
0,17
0,32
0,64
0,39
(Nguồn : Cục trồng trọt )

2.4.5. Phân vi sinh
Đó là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích. Có
nhiều nhóm vi sinh vật có ích bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng
để làm phân bón. Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm,
hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng, v.v..
Để chế biến phân vi sinh vật, các loài vi sinh vật được nuôi cấy và nhân

lên trong phòng thí nghiệm. Khi đạt đến nồng độ các tế bào vi sinh vật khá cao
người ta trộn với các chất phụ gia rồi làm khô đóng vào bao.
Trong những năm gần đây, ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã tổ chức
sản xuất công nghiệp một số loại phân vi sinh vật và đem bán ở thị trường trong
nước. Một số loại phân vi sinh vật được bán rộng rãi trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, các loại phân vi sinh vật còn rất ít và chỉ là bộ phận nhỏ so với phân
hoá học trên thị trường phân bón.
2.4.6. Phân tro, phân dơi.
Tro các loại được sử dụng làm phân bón rất có hiệu quả ở những loại đất
thiếu kali hoặc trong trường hợp bón quá nhiều phân đạm.
Trong tro có 1 – 30% K2O và 0.6 – 19% P2O5. Tro có thể dùng bón trực
tiếp cho cây hoặc dùng làm chất độn, chất trộn với phân chuồng, phân bắc, nước
tiểu…

17


Kali trong tro dễ hoà tan. Trong tro còn có silic, lân, magiê, vi lượng với
hàm lượng tương đối cao. Tro có tính kiềm nên phát huy tác dụng tốt trên các
loại đất chua.
Phân dơi có hàm lượng lân rất cao. Nhiều gia đình nông dân đã vào các
hang động trong núi đá, thu gom phân dơi về bón ruộng, bón cho cây trồng và
đã thu được kết quả tốt. Nhiều hộ nông dân đã nuôi dơi để lấy phân bón ruộng.
2.4.7. Giá trị sử dụng của phân hữu cơ.
Phân hữu cơ nói chung có ưu điểm là chứa đầy đủ các nguyên tố dinh
dưỡng đa, trung và vi lượng mà không một loại phân khoáng nào có được.
Ngoài ra, phân hữu cơ cung cấp chất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp
hơn, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế mất nước trong quá trình bốc hơi từ mặt đất,
chống được hạn, chống xói mòn. Vào những năm của thập kỷ 60 thế kỷ 20 do
nguồn phân khoáng có hạn nên sử dụng phân chuồng bình quân hơn 6 tấn/ha/vụ.

Trong giai đoạn 15 năm (1980-1995) việc sản xuất và sử dụng phân hữu cơ có
giảm sút, nhưng từ năm 1995 lại đây do yêu cầu thâm canh, do sự khuyến khích
sản xuất, sử dụng phân hữu cơ được phục hồi, nên số lượng phân hữu cơ được
sản xuất, sử dụng đã tăng lên đáng kể.
Kết quả điều tra của Viện Thổ nhưỡng Nông hoá ở một số vùng đồng
bằng, trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ cho thấy bình quân mỗi vụ cây trồng
bón khoảng 8-9 tấn/ha/vụ. Ước tính toàn quốc sản xuất, sử dụng khoảng 65 triệu
tấn phân hữu cơ/năm.
Bón phân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng. Kết quả nghiên cứu khoa
học trong rất nhiều năm của các viện, trường, cũng như kết quả điều tra kinh
nghiệm của các hộ nông dân cho thấy, năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế
cao, ổn định ở những nơi có bón tỷ lệ N hữu cơ và N vô cơ cân đối với tỷ lệ N
tính từ hữu cơ chiếm khoảng 25-30% tổng nhu cầu của cây trồng. Ước tính do
bón phân hữu cơ năng suất cây trồng đã tăng được 10-20%. Nếu tính riêng về

18


thóc do bón phân hữu cơ (chủ yếu là phân chuồng) đã đạt khoảng 2,5-3,0 triệu
tấn thóc/năm.
Bón phân hữu cơ còn làm giảm bớt lượng phân khoáng cần bón do phân
hữu cơ có chứa các nguyên tố di dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng. Kết
quả nghiên cứu và điều tra cho thấy nếu bón 10 tấn phân chuồng/ha có thể giảm
bớt được 40-50% lượng phân kali cần bón.
Hiệu quả sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng) đối với một số cây trồng
chính như sau:
Bón phân chuồng làm tăng đáng kể hiệu suất sử dụng phân đạm. Năng
suất lúa đạt cao nhất khi tỷ lệ đạm hữu cơ trong tổng lượng đạm bón khoảng 3040% (bón 10 tấn phân chuồng/ha thường cho khoảng 30-35 kg N tương đương
65-75 kg urê). Cân đối hữu cơ- vô cơ không chỉ làm tăng hiệu quả sử dụng phân
khoáng mà ngược lại phân khoáng cũng làm tăng hiệu lực phân chuồng. Trên

nền có bón phân khoáng, hiệu lực 1 tấn phân chuồng đạt 53-89 kg thóc, trong
khi không có phân khoáng chỉ đạt 32-52 kg.
Với ngô, nếu chỉ bón phân chuồng thì hiệu quả đạt 30 kg ngô hạt/tấn phân
chuồng, còn nếu kết hợp với phân đạm khoáng thì hiệu suất tăng lên 126 kg ngô
hạt/tấn phân chuồng. Còn với sắn, cho dù phân hữu cơ có hiệu lực rất cao,
nhưng trong thực tiễn khó có thể bón phân hữu cơ cho loại cây trồng này. Hiệu
suất 1 tấn phân hữu cơ có thể đạt 500 -800 kg sắn củ. Phân hữu cơ cũng có hiệu
lực tương tự với khoai lang, làm tăng năng suất 29 -34 tạ/ha khi bón phân
chuồng và 22 -23 tạ/ha khi bón rơm rạ. Bón phân hữu cơ còn làm giảm hiệu lực
của phân kali khoáng, nhất là với loại phân có khả năng giải phóng kali dễ dàng
như phân chuồng. Điều này có nghĩa nếu bón phân chuồng thì có thể giảm liều
lượng phân kali khoáng. Đối với đậu tương khuyến cáo bón 5-6 tấn phân
chuồng/ha trên đất phù sa và 8-10 tấn/ha trên đất bạc màu, đất cát ven biển, đất
feralit trên nền phù sa cổ, ngoài phân bón vô cơ.

19


×