HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA NÔNG HỌC
-------------***-------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA VIỆT LAI 50
VỤ XUÂN TRÊN ĐẤT GIA LÂM - HÀ NỘI
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. HÀ THỊ THANH BÌNH
Bộ môn
: CANH TÁC HỌC
Sinh viên thực hiện
: PHAN THỊ CẨM NGỌC
Lớp
: K57-KHCTD
HÀ NỘI – 2016
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản thân
tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo và các cán bộ
công tác tại bộ môn Canh tác học-Khoa Nông học- Học viện Nông nghiệp Việt
Nam.
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo PGS.TS.
Hà Thị Thanh Bình, giảng viên Bộ môn Canh tác học- Khoa Nông học - Học
viện Nông nghiệp Việt Namnhững người đã hướng dẫn, truyền đạt nhiều kinh
nghiệm cũng như cho tôi nhiều ý kiến, kiến thức quý báu trong thời gian thực
hiện khóa luận tốt nghiệp. Chú Dương Văn Sáng là người đã trực tiếp hướng
dẫn tôi trong quá trình thực hiện
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Nông học Trường Học viện nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Bộ
môn Canh tác học đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện giúp cho tôi hoàn thành
đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian hoàn thành báo cáo.
Trong quá trình xây dựng bài báo cáo không tránh khỏi những sai sót. Tôi mong
rằng sẽ nhận được những đóng góp, ý kiến của quý thầy cô. Cuối cùng, kính chúc quý
thầy cô, cùng gia đình, bạn bè mạnh khỏe và thành công trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2016.
Sinh viên thực hiện
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................iii
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới qua các năm. .Error:
Reference source not found
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2013.Error:
Reference source not found
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam một số năm gần đây..............Error:
Reference source not found
Bảng 2.4 Tình hình xuất khẩu gạo của việt nam từ năm 1990 – 2014........Error:
Reference source not found
Bảng 3.1. Quy chuẩn QCVN 01-38-2010 của BNNPTNT về sâu bệnh hại..Error:
Reference source not found
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến tăng trưởng chiều cao cây của giống
VL50 vụ xuân 2016 trên đất Gia Lâm- Hà Nội Error: Reference source not found
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến sự thái ra lá của giống lúa VL50 vụ
xuân 2016 trên đất Gia Lâm- Hà Nội...............Error: Reference source not found
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái đẻ nhánh của giống lúa
VL50.................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ đẻ nhánh giống lúa VL50.......Error:
Reference source not found
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chỉ số diện tích lá (LAI).............Error:
Reference source not found
Bảng 4.6: ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng tích lũy chât khô DM của
giống lúa VL50.................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống
lúa VL50...........................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất của
giống lúa VL50.................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến đến năng suất và hệ số kinh tế của
iii
giống lúa VL50.................................................Error: Reference source not found
iv
DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ BIỂU ĐỒ
Đồ thị 4.1: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
của giống lúa VL50..........................................Error: Reference source not found
Đồ thị 4.2: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái ra lá của giống lúa VL50
..........................................................................Error: Reference source not found
Đồ thị 4.3: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái đẻ nhánh của giống lúa
VL50.................................................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.1: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chỉ số diện tích lá giống VL50
..........................................................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.2: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng tích lũy DM của giống
VL50.................................................................Error: Reference source not found
v
DANH MỤC VIẾT TẮT
CCCC
: Chiều cao cuối cùng
FAO
: Tổ chức lương thực thế giới
HS
: Hiệu suất
HSKT
: Hệ số kinh tế
IRRI
: Viện nghiên cứu lúa quốc tế
LAI
: Chỉ số diện tích lá
NHH
: Nhánh hữu hiệu
NSLT
: Năng suất lý thuyết
NSSVH
: Năng suất sinh vật học
NSTT
: Năng suất thực thu
P1000 hạt
: Khối lượng 1000 hạt
SLCC
: Số lá cuối cùng
USDA
: Bộ nông nghiệp Hoa Kì
EU
: Liên minh Châu Âu
OEDC
: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
BPKT
: Biện pháp kỹ thuật
vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Lúa/gạo được xác định là cây lương thực thứ hai sau lúa mì, cung cấp
lương thực cho hơn 3,1 tỉ người trên thế giới và là cây lương thực đứng đầu ở
các nước Châu Á. Lúa là cây trồng quan trọng.. Sản phẩm lúa gạo là nguồn
lương thực nuôi sống phần đông dân số thế giới và có vai trò quan trọng trong
ngành công nghiệp chế biến cũng như ngành chăn nuôi.
Ở Việt Nam lúa là cây trồng chính cung cấp lương thực và là ngành sản
xuất truyền thống trong nông nghiệp. Với đặc điểm dân số Việt Nam thì lúa gạo
còn là sản phẩm đóng góp lớn trong quá trình xóa đói giảm nghèo
Ngày nay , khi dân số ngày càng tăng cao diện tích đất canh tác thu hẹp
dần cùng với sự phát triển của đất nước. Áp lực của dân số cùng với áp lực thu
hẹp diện tích đất trộng trọt vào sản xuất lương thực ngày càng cao.Vì thế việc
con người ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
nhằm lai tạo ra các giống lúa mới năng suất, chất lượng tốt có ý nghĩa rất lớn
trong giải quyết vấn đề này.
Có rất nhiều con đường chọn tạo giống lúa khác nhau có năng suất cao.
Song việc nghiên cứu và sử dụng ưu thế lai ở lúa tỏ ra là phương pháp hữu hiệu
nhất để nâng cao năng suất lúa hơn nữa trong thời gian tới.. Trong những năm
qua diện tích trồng lúa lai ở Việt Nam cũng như trên thế giới ngày một tăng. Ở
Việt Nam, việc áp dụng thành tựu lúa lai, lúa chất lượng cao đã có kết quả to
lớn. Lúa lai là một thành tựu lớn của ngành nông nghiệp cuối thế kỉ XX, năng
suất bình quân của lúa lai tăng khoảng 20% so với lúa thuần. Chính vì thế diện
tích trồng lúa lai tăng lên nhanh chóng, đến nay diện tích lúa lai đã chiếm
khoảng 75% đất trồng lúa.
Việt Lai là một thương hiệu lúa lai hai dòng của Viện Nghiên cứu Lúa Đại học Nông nghiệp Hà Nội, cũng là giống lúa lai đầu tiên sang nhượng bản
quyền sản xuất. PGS - TS Nguyễn Văn Hoan cùng cộng sự đã nghiên cứu thành
1
công giống lúa lai hai dòng thế hệ mới: Việt lai 50 (VL50) nhằm khắc phục
nhược điểm của 2 giống lúa lai trước đó là Việt Lai 20 (VL20) và Việt Lai 24
(VL24). VL50 được coi là bước đột phá lúa lai Việt.
Xuất phát từ thực tế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng
của mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa Việt Lai 50 vụ
xuân trên đất Gia Lâm – Hà Nội”
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định mật độ cấy thích hợp đối với giống lúa VL50 vụ xuân trên đất Gia
Lâm – Hà Nội
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng và phát triển của
giống lúa VL50 vụ xuân trên đất Gia Lâm – Hà Nội
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ cấy đến các chỉ tiêu sinh lý của giống
lúa VL50 vụ xuân
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ cấy đến mức độ nhiễm sâu bệnh của
giống lúa VL50 vụ xuân
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ cấy đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống lúa VL50
1.4. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở cho các công trình
tiếp theo nhằm xây dựng quy trình kỹ thuật cho giống lúa VL50 trong vụ xuân
trên đất Gia lâm – Hà Nội
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Cây lúa là cây lương thực có lịch sử lâu đời có nguồn gốc nhiệt đới có khả
năng thích nghi rộng với các vùng nhiệt đới và cho năng suất cao. Trên thế giới
vùng trồng lúa có thể kéo dài từ 530 vĩ Bắc đến 100 vĩ Nam song phân bố chủ
yếu ở châu Á từ 300 vĩ Bắc đến 100 vĩ Nam. Hiện nay thế giới có 114 quốc gia
trồng lúa nhưng tập trung chủ yếu ở châu Á (chiếm 90%) với nhiều nước sản
xuất lớn như Trung Quốc Ấn độ Indonesia Bangladesh Việt Nam Thái Lan…
(Nguyễn Hữu Tề 1997).
Trong những thập kỷ qua loài người đang đứng trước nguy cơ bùng nổ về
dân số và theo FAO để đảm bảo mức tiêu dùng lương thực ổn định, mức tăng
sản lượng hằng năm tăng gấp 2 lần so với mức tăng dân số. Đến năm 2030 toàn
thế giới phải sản xuất lượng lúa gạo nhiều hơn khoảng 60% so với những năm
gần đây để đáp ứng nhu cầu tăng dân số trong tình trạng diện tích đất dành cho
nông nghiệp canh tác lúa gạo ngày càng bị thu hẹp. Trước tình hình đó, việc
đảm bảo an ninh lương thực trở thành vấn đề cấp thiết của xã hội nói chung và
các nhà tạo giống nói riêng.
3
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới qua các năm
Năm
1965
1980
1995
1999
2000
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Diện tích
Năng suất
(triệu ha)
124,98
144,67
149,59
156,8
153,94
152,90
155,30
155,05
157,73
158,30
155,1
164,6
162,3
164,7
162,9
Sản lượng
(tấn/ha)
(triệu tấn)
2,03
254,08
2,74
396,87
3,66
547,43
3,89
610,95
3,89
598,40
4,12
629,30
4,12
641,08
4,23
656,50
4,36
689,14
4,32
685,24
4,42
561,74
4,38
726,12
4,54
738,19
4,52
745,71
4,57
744,7
(Nguồn: />
Về diện tích: Diện tích trồng lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từ năm 1965
đến 1980. Trong vòng 25 năm, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,36
triệu ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm 1999
(156,8 triệu ha) với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm.
Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và có xu
hướng giảm dần, đến năm 2005 còn ở mức 152,9 triệu ha. Diện tích canh tác lúa
trên thế giới trong vài thập kỷ gần đây có xu hướng tăng. Song tăng mạnh nhất vào
thập niên 70, 90 của thế kỷ 20 và có xu hướng ổn định từ những năm đầu của thế
kỷ 21. Các nước có diện tích lúa lớn nhất theo thứ tự phải kể là Ấn Độ, Trung
Quốc, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan và Việt Nam đứng hàng thứ 6 sau Thái
Lan. Diện tích trồng lúa tập trung ở Châu Á chiếm khoảng 90%.
4
Về sản lượng: Sản lượng lúa thế giới đều tăng dần qua các năm, tuy nhiên
năm 2010 sản lượng có giảm nhẹ ở mức 561,74 triệu tấn là do năm khí hậu có
nhiều biến đổi thất thường nên sản xuất lúa gạo chịu rất nhiều ảnh hưởng như: mưa
bão, lụt lội, hạn hán tại một số nước trong khu vực châu Á. Sản lượng lúa thế giới
đã tăng lên đều đặn từ khoảng 200 triệu tấn lúa vào năm 1960 lên trên
745,71 triệu tấn trong năm 2013, đạt mức kỷ lục mới trong lịch sử thế giới
sản xuất. Năm 2014 sản lượng lúa giảm 0,2% so với mùa vụ năm 2013.
Về năng suất: Năng suất lúa bình quân trên thế giới tăng nhanh khoảng 1,3
tấn/ha trong vòng 30 năm từ 1965 đến 1985, đặt biệt là từ sau cuộc cách mạng xanh
của thế giới vào những năm 1965 – 1970. Đến thập niên 90 và những năm đầu của
thế kỷ 21 năng suất lúa tăng chậm lại song nhìn chung năng suất tăng gần gấp đôi
từ 23,38 tạ/ha năm 1970 lên 41,2 tạ/ha năm 2005. Điều này cho thấy “cuộc cách
mạng xanh” từ giữa thập niên 60 đã ảnh hưởng tích cực đến sản lượng lúa của thế
giới nói chung và của châu Á nói riêng, những tiến bộ kỹ thuật mới nhất là giống
mới, kỹ thuật thâm canh tiên tiến được áp dụng rộng rãi trong sản xuất đã góp phần
làm cho sản lượng lúa tăng lên đáng kể. Năm 2014 năng suất lúa giảm 0,1% so với
năm 2013.
Tình hình sản xuất lúa gạo ở một số nước trên thế giới:
Năm 2014, Thái Lan xuất khẩu đến 10,5 triệu tấn gạo, phục hồi vị trí hàng
đầu thế giới. Thái còn tồn trữ nhiều hạng lúa trong các kho vựa độ 18 triệu tấn,
đã được thu mua với giá trợ cấp từ Chính phủ trước. Để làm giảm bớt gạo tồn
kho, Thái Lan liên tiếp hạ giá gạo xuất khẩu. Trong tháng 11, gạo 100%B còn
424 đô la/tấn Fob so với 435 đô la trong tháng 10. Trong tháng 12, giá gạo
xuống 423 đô la. Trong khi giá gạo hấp từ 425 xuống 407 đô la.
Thái Lan có vùng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, mặc dù năng suất và sản
lượng lúa gạo của Thái Lan không cao song họ chú trọng đến việc chọn tạo giống
có chất lượng gạo cao. Các trung tâm nghiên cứu lúa của Thái Lan được thành lập
5
ở nhiều tỉnh và các khu vực. Một số giống lúa chất lượng cao nổi tiếng thế giới
của Thái Lan là: Khaodomali, Jasmin (Hương nhài)
Ấn Độ: Sản xuất lúa 2014 giảm 3% so với 2013, với 155,5 triệu tấn lúa
trên 38 triệu ha do mưa muộn, sau đó gặp lũ lụt và giông bão; nên xuất khẩu
không quá 9,5 triệu tấn gạo so với 10,5 triệu tấn 2013. Trong tháng 12, giá gạo
5% tấm là 395 đô la/tấn, gạo 25% tấm còn 354 đô la. Trong tháng giêng 2015,
giá gạo còn tiếp tục hạ xuống. Ấn Độ là một nước có diện tích trồng lúa đứng đầu
thế giới đồng thời Ấn Độ cũng là nước đi đầu trong cuộc “cách mạng xanh” về
đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất là giống mới vào sản xuất, làm nâng cao
năng suất và sản lượng lúa gạo của Ấn Độ.
Viện nghiên cứu giống lúa trung ương của Ấn Độ được thành lập vào năm
1946 tại Cuttuck bang Orisa là nơi tập trung nghiên cứu, lai tạo các giống lúa mới
phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó Ấn Độ cũng là nước có giống lúa chất lượng cao
nổi tiếng trên thế giới như giống lúa: Basmati, Brimphun có giá trị rất cao trên thị
trường tiêu thụ.
Trung Quốc: Năm 2014 sản xuất đạt đến 206, 4 triệu tấn lúa hay 1,4 %
hơn 2013, phần lớn do năng suất tăng đến 6,8 t/ha trên diện tích trồng 30,3
triệu ha.
Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới (trên 1,3 tỷ người) là một
nước thiếu đói lương thực trầm trọng trong thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, vì
vậy công tác nghiên cứu, lai tạo, chọn lọc và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, nhất là giống lúa mới vào sản xuất được đặc biệt chú trọng. Trong lịch sử
phát triển lúa lai trên thế giới, Trung Quốc là nước đầu tiên sử dụng thành công
ưu thế lai của lúa vào sản xuất (575 giống cây trồng nông nghiệp mới, 2005).
Ngày nay, Trung Quốc là nước phát triển lúa lai nhất thế giới. Đến năm 2005 đã
đưa ra 210 giống lúa lai. Một số giống lúa lai như: CNR36, Nhị ưu 838, Thái
xuyên 111... Trong đó, Thái xuyên 111 là giống lúa lai 3 dòng, là sản phẩm hợp
6
tác giữa Công ty TNHH NN Công nghệ cao- Trường ĐHNN Tứ Xuyên Trung
Quốc với Tổng Công ty giống cây trồng Thái Bình.
Nhật Bản: Nhật Bản có 2 triệu ha, năng suất bình quân đạt 60 tạ/ha. Tuy có
diện tích không lớn song sản lượng năm 2005 đạt trên 11,4 triệu tấn. Có được kết
quả đó là do người Nhật chỉ trồng lúa 1 vụ/năm, cây lúa được gieo trồng trong
điều kiện thời tiết thuận lợi nhất, công tác giống lúa của Nhật cũng được đặc biệt
chú trọng về giống chất lượng cao vì người Nhật giàu có, nên nhu cầu đòi hỏi lúa
gạo chất lượng cao. Để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, Nhật Bản đã tập trung
vào công tác nghiên cứu giống lúa ở các Viện. Các nhà khoa học Nhật Bản đã lai
tạo và đưa vào sản xuất các giống lúa vừa có năng suất cao, chất lượng tốt như
Koshihikari, Sasanisiki, Koenshu...
Philippin: Vào đầu những năm 1960, Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế
International Rice Research Institute (IRRI) đã được thành lập ở Philippin. Viện
này đã tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu lai tạo và đưa ra sản xuất nhiều giống
lúa các loại, tiêu biểu như các dòng IR, Jasmin. Đặc biệt vào thập niên 80 giống
IR8 được trồng phổ biến ở Việt Nam đã đưa năng suất lúa tăng cao đáng kể.
Châu Phi: Sản xuất lúa ở miền nam Sahara chỉ tăng từ 13,7 triệu tấn trong
2013 lên 14 triệu tấn trong 2014, hay tăng 1,5%. Tại Madagascar là nước sản
xuất gạo lớn ở châu lục này, chỉ sau Nigeria, sản xuất tăng 8%, nhưng vẫn còn
thấp hơn mức sản xuất trong 2012. Châu lục này vẫn còn nhập khẩu gạo hàng
năm với một số lượng lớn, khoảng 14 triệu tấn trong 2014 và có thể tăng 3%
trong 2015 hay 14,5 triệu tấn. Các nước nhập khẩu chính gồm có Nigeria,
Senegal và Nam Phi.
Tình hình sản xuất lúa của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2013 được thể
hiện qua Bảng 2.2 sau:
7
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2013
Nước
Ấn Độ
Thái Lan
Nhật Bản
Việt Nam
Indonesia
Myanmar
Banglades
Trung Quốc
Brazil
Philippin
Diện tích
Năng suất
(triệu ha)
43,50
12,37
1,60
7,90
13,84
7,50
11,77
30,49
2,35
4,75
Sản lượng
(tạ/ha)
(triệu tấn)
36,60
159,20
31,35
38,79
67,28
10,76
55,73
44,03
51,52
71,28
37,33
28,00
43,76
51,50
67,25
205,02
50,06
11,76
38,85
18,44
(Nguồn: FAOSTAT, 2015)
Trong 10 quốc gia trồng lúa có sản lượng trên 10 triệu tấn/năm đã có 9
nước nằm ở Châu Á, chỉ có 1 nước nằm ở châu Mỹ là Brazil ( Nam Mỹ). Trung
Quốc và Nhật Bản có năng suất cao vượt trội, đạt 67,25 tạ/ha ( Trung Quốc) và
67,28 tạ/ha ( Nhật Bản) mặc dù diện tích canh tác của Nhật Bản chỉ có 1,60 triệu
ha. Điều này có thể lý giải là vì Trung Quốc là nước đi đầu trong lĩnh vực phát
triển lúa và người dân nước này có tinh thần cần cù,có trình độ thâm canh cao.
Còn đối với Nhật Bản là nước có trình độ kĩ thuật cao, đầu tư lớn.
Tuy nhiên do dân số càng ngày càng tăng đặc biệt là ở các nước đang phát
triển (Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh) nên vấn đề lương thực vẫn là yêu
cầu cấp bách phải được quan tâm trong những năm trước mắt và lâu dài.
Theo dự đoán, trong những năm tới tổng sản lượng lúa trên toàn thế giới
tăng 10 triệu tấn, chất lượng gao sẽ ngon hơn do tạo được nhiều giống mới có
năng suất, phẩm chất tốt đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao của con
người – Tạp chí sản xuất.
2.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam:
Nằm ở vùng Đông nam Châu Á, cây lúa là thế mạnh của nước ta, điều
kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho phát triển cây lúa. Có nhiều
đồng bằng châu thổ rộng lớn được bồi đắp thường xuyên ( Đồng bằng sông
8
Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long) cùng một loạt các châu thổ nhỏ hẹp ở ven
các dòng sông, ven biển miền Trung khác. Các đồng bằng châu thổ đều được
sử dụng trong sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa. Sản xuất lúa gắn
liền với sự phát triển nông nghiệp ở nước ta.
Từ sau 1954, miền Bắc nước ta giành được độc lập và bắt tay vào lao
động sản xuất, khôi phục lại nền kinh tế đã bị kiệt quệ do chiến tranh, đồng
thời cung cấp lương thực cho chiến trường miền Nam. Lúc này vấn đề công
nghiệp hóa được đặt lên hàng đầu.
Từ sau 1980, cơ chế khoán 10 đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển, nâng
cao năng xuất và sản lượng. Từ đó đến nay nông nghiệp không ngừng phát
triển, không chỉ góp phần xoá đói giảm nghèo mà còn giúp nhiều nông dân đi
lên làm giàu. Đảng ta luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nông dân,
nông nghiệp và nông thôn. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh
đạo trong những năm qua cũng lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu và là
khâu đột phá nhằm ổn định đời sống kinh tế - xã hội, đưa đất nước vượt qua
những giai đoạn cực kỳ khó khăn và tạo điều kiện để đẩy mạnh Công nghiệp
hóa - hiện đại hoá đất nước. Chỉ thị 100 của Ban bí thư (khoá IV), Nghị quyết
10 của Bộ Chính trị (khoá IV) được triển khai đã đưa đến những thành tựu to
lớn trong nông nghiệp, nông thôn nước ta. Sản xuất lúa gắn liền với sự phát
triển nông nghiệp ở nước ta.
Ngày nay trong cơ chế thị trường, Đảng và Nhà nước có chủ trương phát
triển kinh tế nông nghiệp bằng việc thâm canh tăng vụ, ứng dụng các thiết bị
khoa học kỹ thuật (TBKHKT) vào sản xuất trong đó vấn đề tiến bộ về giống
được đặc biệt quan tâm. Trong những năm gần đây thực hiện chủ trương
chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế, Nhà nước luôn khuyến khích và mong muốn sản
phẩm của nông dân phải trở thành hàng hoá và người nông dân có thu nhập ổn
định. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhất là cơ cấu giống lúa cần khuyến khích
9
sự phát triển theo hướng nằm trong khuôn khổ của sự kết hợp giữa 4 nhà: Nhà
nước, nhà Doanh nghiệp, nhà Khoa học và nhà Nông. Sản phẩm làm ra phục
vụ cho thị trường hay nói một cách khác sản xuất ra sản phẩm theo tiếng gọi
của thị trường, đảm bảo thu nhập cho người nông dân. Từ thủa đầu dựng nước
cây lúa đã được gắn liền với nền văn minh lúa nước trong suốt chiều dài lịch
sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Cùng với thời gian diện tích và năng
suất lúa không ngừng được tăng lên rõ rệt, tổng diện tích lúa của nước ta từ
4,74 triệu ha năm 1970 tăng lên 7,66 triệu ha năm 2000 và giảm dần xuống còn
7,34 triệu ha vào năm 2005. Tuy nhiên trong những năm gần đây do quá trình
đô thị hoá, công nghiệp hoá đã làm diện tích trồng lúa bắt đầu có dấu hiệu
giảm về diện tích, mặc dù sản lượng vẫn tăng do việc ứng dụng các TBKHKT
vào sản xuất làm tăng năng suất và sản lượng của lúa. Bên cạnh việc mở rộng
diện tích trồng lúa chúng ta cũng đã chú trọng đến chất lượng của lúa gạo,
Giống lúa là tiền đề của năng suất và chất lượng như Tám Ấp Bẹ, Tám xoan,
Dự, nếp cái Hoa vàng, nếp Hoà Bình, nếp Hải Phòng, Nàng Nhen, Nàng thơm
Chợ Đào đã được phục tráng và mở rộng trong sản xuất.
10
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam một số năm gần đây
Năm
1970
1993
2000
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Diện tích
Năng suất
(triệu ha)
4,74
6,56
7,66
7,34
7,32
7,20
7,40
7,44
7,51
7,66
7,75
7,90
8,00
Sản lượng
(tạ/ha)
(triệu tấn)
19,0
9,00
34,8
22,59
42,5
32,55
49,5
36,34
48,9
35,80
49,1
35,90
52,3
38,73
52,3
38,95
53,2
39,99
55,0
42,4
56,3
43,66
55,7
44,03
53,7
42,90
(Nguồn: />
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Về diện tích: Diện tích lúa tăng nhanh nhất trong giai đoạn 1970 – 1993,
tăng 1,82 triệu ha. Tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích trồng lúa có
xu hướng giảm dần nguyên nhân chủ yếu là do quá trình đô thị hoá, công
nghiệp hoá đã và đang làm cho diện tích đất nông nghiệp nói chung và đất
trồng lúa nói riêng giảm đáng kể. Nếu so sánh năm 2000 với 2005 thì diện tích
trồng lúa của ta giảm tới 315.000 ha.
Về năng suất và sản lượng: diện tích giảm trong khi năng suất lúa và sản
lượng lúa tăng nhanh. Liên quan tới quá trình năng suất lúa tăng nhanh:
Từ 2000 đến 2010: Năng suất lúa đạt từ 4 lên 5 tấn/ha, tăng thêm 1 tấn
nữa. Nếu tính từ năm 1970 đến năm 2010 (bảng 2.3) năng suất và sản lượng
lúa ở nước ta liên tục tăng.
Năm 2011 diện tích gieo trồng lúa cả năm là 7,6 triệu ha. Sản xuất nông
nghiệp phát triển theo hướng thâm canh tăng năng suất trên cùng diện tích canh
tác, trong giai đoạn 2000 – 2011 năng suất lúa đã tăng bình quân hàng năm
11
2,13%, năm 2011 năng suất lúa đạt 5,5 tấn/ha, tăng 2,1 tấn/ha so với năm 1993.
Sản lượng lúa đã tăng 1,8%/năm trong 20 năm và năm 2011 đạt 42,4 triệu tấn,
cao gần 1,9 lần so với năm 1993.
Năm 2012 diện tích gieo trồng lúa cả năm là 7,75 triệu ha, năng suất lúa
đạt 5,63 tấn/ha và sản lượng đạt 43,66 triệu tấn cao hơn so với năm 2011 1,26
triệu tấn.
Năm 2013 diện tích gieo trồng lúa cả năm là 7,9 triệu ha tăng hơn so với
năm 2012 tuy nhiên năng suất lại giảm chỉ còn 5,57 tấn/ha, sản lượng tăng hơn
so với năm 2012 0,37 triệu tấn và đạt 44,03 triệu tấn.
Năm 2014 diện tích trồng lúa cả năm tăng nhưng năng suất và sản lượng
giảm. Năng suất giảm 2 tạ/ha, sản lượng giảm 1,13 triệu tấn.
Từ sau công cuộc đổi mới từ sau năm 1990 đến nay sản lượng lúa gạo
liên tục tăng nhờ có giống lúa mới ngắn ngày đáp ứng được mở rộng diện tích
canh tác lúa hàng năm. Các kĩ thuật canh tác tốt đáp ứng trên phạm vi rộng sản
lượng năng suất tạ trên đơn vị diện tích ha ... tăng lên đáng kể. Tất cả các yếu tố
trên đã làm cho sản lượng lúa của nước ta đứng hàng đầu trên thế giới . Từ năm
1990 đến năm 2000 sản lượng lúa tăng từ 1923 triệu tấn lên tới 3252 triệu tấn
theo tổng cục thống kê sản lượng lúa đạt cao nhất năm 2014 ước tính sơ bộ đạt
4498 triệu tấn tăng khoảng 9360 nghìn tấn so với năm 2013 năm 2014 sản lượng
lúa tăng vượt bậc.
Cùng với sản lượng ngày càng tăng do năng suất lúa tăng liên tục từ 369
tạ/ha năm 1995 và đạt cao nhất năm 2014 sơ bộ đạt là 576 tạ/ha. Do áp dụng các
tiến bộ khoa học kĩ thuật. đóng góp đáng kể của những nghiên cứu thuộc lĩnh
vực nông nghiệp về kĩ thuật canh tác. Trong đó các giống lúa tốt chịu thâm
canh. các giống lúa ngắn ngày đóng vai trò đáng kể trong việc nâng cao năng
suất lúa. Từ đó đưa Việt Nam trở thành một trong số các quốc gia xuất khẩu gạo
hang đầu thế giới.
Bảng 2.4 Tình hình xuất khẩu gạo của việt nam từ năm 1990 – 2014
12
Năm
1990
1995
2000
2005
2010
2011
2012
2013 sơ bộ 2014
Triệu tấn
148
202
339
52
689
711
802
661
638
(Tổng cục thống kê www.gso.gov.vn)
Gạo là mặt hàng “ vị thế” của Việt Nam ( cổng thông tin chính phủ
3/10/2012). Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và trong một
phần tư thế kỷ qua đã đứng thứ hạng cao trên thế giới xuất khẩu gạo của Việt
Nam đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Thái Lan . Thành ông trong xuất khẩu
gạo Việt Nam đã đem lại cho đất nước hàng tỉ USD đồng thời cũng đảm bảo an
ninh lương thực thế giới.
Theo tổng cục thống kê lượng gạo xuất khẩu 146 triệu tấn vào năm 1990
đã tăng 105 triệu tấn vào năm 1995. Sau 10 năm ( 2005 ) lần đầu tiên Việt
Nam xuất khẩu 520 triệu tấn và đã mang về cho đất nước 13 tỷ USD. Và lần
đầu tiên Việt Nam vượt qua Thái Lan vào năm 2011 với sản lượng xuất khẩu
711 triệu tấn, đã đem về cho đất nước 366 tỷ USD. Đây là kết quả cao nhất của
Việt Nam trong nỗ lực đẩy mạnh ba mặt số lượng chất lượng và giá trị xuất
khẩu kể từ khi Việt Nam chính thức tham gia và thị trường xuất khẩu gạo thế
giới.
Năm 2012 xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt được kết quả vượt mức
đáp ứng được yêu cầu đề ra là tiêu thụ kịp thời sản lượng hàng hóa của nông
dân giữ ổn định giá lúa gạo trong nước góp phần đảm bảo an ninh lương thực
cả năm 2012 nước ta đã xuất khẩu 802 triệu tấn gạo thu về 367 triệu USD tăng
1271% về lượng và tăng nhẹ 045 về kim ngạch so với năm 2011. Trung Quốc
là thị trường lớn nhất tiêu thụ gạo của Việt Nam với 209 triệu tấn tương đương
89843 triệu USD chiếm 2446% tổng kim ngạch. Thị trường lớn thứ 2 là
Philipines đạt 111 triệu tấn trị giá 47526 triệu USD chiếm 1294 tổng kim
13
ngạch tiếp đến là Indonesia đạt 929905 tấn trị giá 45839 triệu USD chiếm
1248% tổng kim ngạch.
Năm 2013 cả nước đã xuất khẩu khoảng 66 triệu tấn gạo giảm hơn 14
triệu tấn (tức giảm 1776%) so với năm 2012 kim ngạch đạt gần 295 tỷ USD
giảm 2036% đây là mức xuất khẩu thấp nhất trong 3 năm qua. Với kết quả này
Việt Nam đã giảm xuống xếp thứ 3 sau Ấn Độ và Thái Lan trên bảng tổng xếp
xuất khẩu gạo không đáp ứng được mục tiêu xuất khẩu gạo đã đề ra 75 triệu
tấn hồi đầu năm 2013; xuất khẩu gạo Việt Nam sụt giảm là do áp lực cạnh
tranh cao và sụt giảm nhu cầu của các thị trường truyền thống như Malaysia
Philippines và Indonesia. Năm 2014 Việt Nam phấn đấu xuất khẩu gạo giảm
chỉ đạt 661 triệu tấn Nguyên nhân do nhập khâu gạo của Trung Quốc sẽ giảm
nước này sẽ nhập khoảng 12 triệu tấn gạo từ Thái Lan trong 2014 làm cho ảnh
hưởng không ít lượng gạo xuất khảu của Việt Nam vào Trung Quốc ( theo
FAO) .Theo tổng cục thống kê sơ bộ ước tính tháng 8 năm 2015 đạt 4612 triệu
tấn đạt 205 tỷ USD.
Thị trường gạo xuất khẩu gạo của nước ta không ngừng mở rộng từ
Châu Á Châu Phi và sau đó vươn sang Châu Âu Châu Mỹ. Thị trường Châu Á
là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất. Gạo của Việt Nam đã vào được các thị
trường khách hàng khó tính như Nhật Bản Thụy Điển các nước Cận Đông...
Theo VIANET tháng 2 – 2013 chiếm 1/5 tổng xuất khẩu gạo toàn cầu
với những khách hàng chủ chốt như Trung Quốc Malaysia Indonxia...
Nhìn chung xuất khẩu gạo năm 2014 còn gặp nhiều khó khăn do đó cần
có nhiều chính sách hỗ trợ nông đan trong sản xuất cần đặc biệt quan tâm đến
sản xuất gạo chất lượng tốt và gạo có gái trị kinh tế cao dạt tiêu chuẩn thương
phẩm cạnh tranh với chất lượng gạo trên thế giới đặc biệt là Thái Lan và Ấn
Độ là hai thị trường cạnh tranh mãnh liệt với Việt Nam. Cần đẩy mạnh hoạt
động xúc tiến thương mại cấp chính phủ khuyến khích tư nhân tham gia xuất
khẩu để có nhiều hợp đồng đồng thời cần có kế hoạch sản xuất lúa lâu dài để
14
đưa giá gạo tăng lên đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất đẩy mạnh nghiên
cứu khoa học kĩ thuật để áp dụng vào trong sản xuất nhằm mục đích để cải
thiện đời sống nhân dân nâng cao vị thế lúa gạo Việt Nam trên trường quốc tế.
2.1.3. Cơ sở khoa học của ruộng lúa năng suất cao
Theo Zhong và ctv (2003) khái niệm về “ruộng lúa khỏe- ruộng lúa năng
suất cao” được hình thành từ cơ sở của sự phối hợp chặt chẽ giữa đặc tính sinh
lý của cây lúa, cấu trúc tán lá với sự phát triển của bệnh hại do tác động của bón
phân và mật độ gieo cấy.
Trong kỹ thuật thâm canh lúa để đạt năng suất cao thì cần phải điều chỉnh
toàn bộ quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Cần chủ động các khâu như
chọn giống, các biện pháp canh tác (làm đất, bón phân, tưới nước..), phòng trừ
sâu bệnh hợp lý, chủ động trong công thức luân canh cây trồng… Cần có sự kết
hợp giữa quản lý dinh dưỡng và cây trồng để tạo ra một ruộng lúa phát triển tốt,
năng suất cao, có khả năng tự chống chịu sâu bệnh hại tốt hơn, đây đang là một
hướng mới có tính khả thi và hiệu quả cao
• Giống lúa: là một trong những yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng,
phát triển và năng suất lúa.
Những giống chịu điều kiện thâm canh cao, tiềm năng năng suất lớn
thường là những giống cứng cây, bán lùn và chịu phân tốt trong điều kiện thâm
canh. Ngược lại, những giống cho năng suất thấp thường là những giống chịu
phân kém, dễ bị lốp đổ, lá nhiều dẫn đến năng suất thấp.
Mặt khác những giống chịu thâm canh, tiềm năng năng suất cao thường là
giống có góc giữa thân và lá hẹp, lá đứng, mặt lá hình lòng mo.. do khi tăng mật
độ cấy hay trong điều kiện để nhánh cao các lá ít bị che khuất và có khả nang
quang hợp cao, tạo được chỉ số diện tích lá lớn đặc biệt vào thời kì sinh trưởng
sinh thực để cây lúa có khả năng tích lũy dinh dưỡng tạo sản phẩm quang hợp
cao.
15
Cây có tán lá ngả rợp sẽ làm tang độ ẩm tương đối, giảm nhiệt độ dưới tán
lá do ánh áng bị cản trở bởi tán lá và giả sự lưu thông không khí dưới tán lá. Với
điều kiện tiểu khí hậu bên dưới tán lá như vậy rất thích hợp cho sự phát triển
nhiều loại bệnh hại và sâu hại tấn công cây lúa
• Đầu tư phân bón hợp lý
Phân bón là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng để tạo
nên năng suất thực thu. Vì vậy để có ruộng lúa năng suất cao cần phải tang
lượng phân bón một cách hợp lý. Bón phân không hợp lý, không cân đối làm
cho lúa phát triển không bình thường và làm giảm 20-50% năng suất. Đặc biệt ở
giai đoạn đẻ nhánh, thiếu dinh dưỡng sẽ làm năng suất lúa giảm do đẻ nhánh ít,
dẫn đến số bông ít. Nếu bón không đủ sẽ làm thấp cây, đẻ nhánh kém, phiến lá
nhỏ, lá có thể bị biến màu, bông đòng nhỏ, từ đó làm cho năng suất lúa giảm.
Ngược lại, nếu bón thừa làm cho cây lúa có lá dài, to, phiến lá mỏng, dễ bị sâu
bệnh, dễ lốp đổ; ngoài ra chiều cao phát triển mạnh, nhánh vô hiệu nhiều, trỗ
muộn, năng suất giảm
Do vậy cần phải bón phân cân đối, đầy đủ để năng cao năng suất và sử
dụng phân bón hiệu quả
• Mật độ cấy, mật độ cấy
Yếu tố quan trọng nhất để quyết định năng suất của ruộng lúa là số
bông/đơn vị diện tích. Số bông/đơn vị diện tích cao hay thấp phụ thuộc nhiều
vào mật độ và mật độ cấy
Về lý thuyết mật độ cấy càng dày thì số bông/đơn vị diện tích càng cao.
Mật độ là số cây, số khóm được trồng hoặc gieo thẳng/m 2, lúa cấy được tính
bằng khóm/m2, nếu gieo thẳng mật độ được tính bằng số hạt mọc/m 2. Tuy nhiên
trên thực tế cấy càng dày năng suất càng giảm nhưng nếu cấy quá thưa không
những không làm tăng năng suất mà còn có tác dụng ngược lại. So với lúa thuần
lúa lai là loại hình đẻ khỏe, đẻ nhiều, yêu cầu ánh sang nhiều, bông to, nhiều hạt
hơn lúa thuần. Vì vậy khi gieo cấy lúa lai cần cấy thưa, số dảnh ít, khoảng cách
16
rộng hơn lúa thuần, đối với lúa lai sẽ giảm được lượng thóc giống trên cùng diện
tích so với cấy lúa thuần, năng suất lại cao hơn. Theo kết quả nghiên cứu của
nhiều nhà khoa học với các giống lúa lai đã đưa ra kết luận trong các khâu kỹ
thuật được duy trì thì yếu tố mật độ cấy hợp lý vừa phải sẽ đạt năng suất cao
nhất.
Việc xác định mật độ cấy hợp lý sẽ đảm bảo được số nhánh thành bông
cao nhất và năng suất là tốt nhất, nhưng việc xác định mật độ cấy như thế nào
còn phụ thuộc vào từng giống, từng vùng khí hậu khác nhau không thể áp dụng
một cách máy móc, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới năng suất/đơn vị diện tích
Với giống lúa ngắn ngày cần quản lý số nhánh hữu hiệu vừa phải để đảm
bảo số bông/m2, chiều dài bông và năng suất khong bị giẩm đồng thời cũng giữ
chỉ số diện tích lá vừa phải để không làm gia tăng số nhánh vô hiệu. Giảm số
nhánh vừa phải cũng làm giảm áp lực sâu bệnh
Như vậy, muốn tăng năng suất lúa không phải chỉ là tác động vào một yếu
tố nào đó mà cần phải tác động tổng hợp các yếu tố và cần phải nghiên cứu mối
quan hệ giữa các yếu tố trong quần thể ruộng lúa
• Quản lý dịch hại
Quản lý dịch hại theo biện pháp tổng hợp, kết hợp giảm giống, giảm phân
nên đã hạn chế số lần phun thuốc BVTV, năng suất lúa tăng, giảm giá thành sản
xuất lúa. Khi áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp ruộng lúa rất ít khi bị
nhiễm bệnh rầy nâu và đạo ôn, điều này tạo nên chất lượng hạt lúa tốt hơn, ít tồn
dư thuốc BVTV , góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe đồng thời góp phần xây
dựng nền nông nghiệp bền vững
2.2. Tình hình nghiên cứu lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ngày nay , khi dân số ngày càng tăng cao diện tích đất canh tác thu hẹp
dần cùng với sự phát triển của đất nước. Áp lực của dân số cùng với áp lực thu
17
hẹp diện tích đất trộng trọt vào sản xuất lương thực ngày càng cao.Vì thế việc
con người ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
nhằm lai tạo ra các giống lúa mới năng suất, chất lượng tốt có ý nghĩa rất lớn
trong giải quyết vấn đề này.
Có rất nhiều con đường chọn tạo giống lúa khác nhau có năng suất cao.
Song việc nghiên cứu và sử dụng ưu thế lai ở lúa tỏ ra là phương pháp hữu hiệu
nhất để nâng cao năng suất lúa hơn nữa trong thời gian tới.. Trong những năm
qua diện tích trồng lúa lai trên thế giới ngày một tăng. Để khai thác tối đa tiềm
năng năng suất của giống cần phải kết hợp các biện pháp kĩ thuật canh tác cải
tiến phù hợp như: phương pháp gieo cấy, mật độ gieo trồng, quản lý phân bón,
nước tưới
Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI đã hợp tác với các cơ quan nghiên
cứu trong việc tìm nguồn hỗ trợ tài chính, vật liệu lai tạo, phổ biến các giống
mới. Nghiên cứu lúa lai bắt đầu ở các cơ quan nghiên cứu để tìm các nguyên lý
cơ bản khoa học, giải quyết các trở ngại trong kỹ thuật, kinh tế và chính sách hỗ
trợ. Với sự tiến bộ kỹ thuật, các công ty tư nhân ngày càng tham gia tích cực
trong việc nghiên cứu và phát triển lúa lai, đầu tư ngày càng nhiều trong việc
kinh doanh hạt giống lúa lai. Việc chuyển dịch từ nghiên cứu kinh điển sang
thương mại cần thiết có sự hợp tác chặt chẽ giữa bộ phận nhà nước và tư nhân
để không ngừng cải tiến và thương mại hóa lúa lai cho nông dân. Các công ty
giống của bộ phận tư nhân đã có tiến bộ đáng kể trong việc tổ chức sản xuất, chế
biến và tiếp thị hạt giống trên diện rộng, là những lĩnh vực là IRRI và các cơ
quan nghiên cứu không thể vươn tới. Những cơ quan này tập trung vào lĩnh vực
nghiên cứu khoa học, tổ chức đánh giá các cặp lai, phát triển quỹ gien, phát
triển kỹ thuật và xây dựng cơ sở vật chất. Kết hợp 2 thế mạnh của bộ phận nhà
nước và tư nhân sẽ giúp cho lúa lai phát triển ngày càng bền vững
Hiện nay Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI tập trung vào lĩnh vực:
18