Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Đồ Án Mạch Nháy Theo Nhạc (có sơ đồ nguyên lý và mạch thực tế dưới file)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 28 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ĐỒ ÁN 1

MẠCH LED NHÁY THEO NHẠC DÙNG
MIC

Người hướng dẫn: TS. ĐẶNG NGỌC MINH ĐỨC
Người thực hiện: NGUYỄN TRẦN THIỆN LUÂN
Lớp: 13040203
Khoá: 17

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016

i


TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO ĐỒ ÁN 1

MẠCH LED NHÁY THEO NHẠC DÙNG
MIC

Người hướng dẫn: TS. ĐẶNG NGỌC MINH ĐỨC
Người thực hiện: NGUYỄN TRẦN THIỆN LUÂN
Lớp: 13040203


Khoá: 17

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học Tôn Đức
Thắng nói chung và các thầy cô trong khoa Điện – Điện Tử, bộ môn Điện tử
viễn thông nói riêng đã tận tình giảng dạy cho tôi nhưng kiến thức căn bản,
kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua. Đặc biệt tôi xin cảm ơn Thầy
TS. Đặng Ngọc Minh Đức giảng viên hướng dẫn đã chấp nhận cho tôi thực
hiện đề tài của mình là “Mạch LED nháy theo nhạc dùng Mic”. Trong quá
trình thực hiện đồ án Thầy đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo, hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình làm đồ án 1. Tôi nghiên cứu đề tài này dựa trên những
kiến thức đã học và một phần qua nghiên cứu một số tài liệu có liên quan
trên mạng internet và trong sách vở.
Để hoàn thành đồ án này đúng thời hạn và đầy đủ.Tôi xin chân thành
cảm ơn Thầy TS. Đặng Ngọc Minh Đức, cùng toàn thể các thầy cô khoa
điện trường đại học Tôn Đức Thắng đã tạo điều kiện và hướng dẫn tôi từ
khi nhận đề tài đến khi hoàn thành sản phẩm.
Chắc chắn rằng trong lúc làm đồ án sẽ xảy ra những thiếu sót. Mong
thầy cô góp ý và sửa chữa để đồ án của tôi có thể hoàn thể hoàn thiện,
phát triển được và ứng dụng một cách rộng rãi, có ích trong thực tiễn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 4 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Trần Thiện Luân


i


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được
sự hướng dẫn khoa học của Thầy TS. Đặng Ngọc Minh Đức; Các nội dung
nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất
kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho
việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn
khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong báo cáo còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng
như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và
chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm về nội dung báo cáo của mình. Trường đại học Tôn Đức
Thắng không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây
ra trong quá trình thực hiện (nếu có).
TP. Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 4 năm 2016
Tác giả
(ký tên và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Trần Thiện Luân

ii


(Trang này dùng để đính kèm Nhiệm vụ Đồ án tốt nghiệp có chữ ký của
Giảng viên hướng dẫn)


iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA ĐIỆN –ĐIỆN TỬ
-------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------

LỊCH TRÌNH LÀM ĐỒ ÁN 1
Họ tên sinh viên: Nguyễn Trần Thiện Luân
Lớp: 13040203...........................................................MSSV: 41302244 ................................
Tên đề tài: Mạch LED nháy theo nhạc dùng Mic
Tuần / ngày
1
(11/0117/01/2016)
2
(18/0124/01/2016)
3
(25/0131/01/2016)
4
(01/0207/02/2016)
5
(08/0214/02/2016)
6
(29/0206/03/2016)
7
(07/0313/03/2016)

8
(14/0320/03/2016)
9
(21/0327/03/2016)
10
(26/0303/04/2016)
11
(04/04/2016)

Nội dung
Nhận đề tài mạch LED nháy theo nhạc

Tìm hiểu linh kiện và sơ đồ nguyên lý của mạch

Lắp board test chạy thử mạch

Làm mạch in, hàn linh kiện

Hoàn thành mạch nguồn và mạch đề tài

Kiểm tra 50% tiến độ làm đồ án

Làm báo cáo file Word

Làm báo cáo file Word và Power Point

Chỉnh sữa báo cáo file Word và Power Point

Hoàn thành báo cáo đồ án
Nộp đồ án môn học


iv

Xác nhận GVHD


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA ĐIỆN –ĐIỆN TỬ
-------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------

GV HƯỚNG DẪN

v


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ......................................................................................VIII
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................IX
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MẠCH LED NHÁY THEO NHẠC.............................1
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG............................................................................................................1
1.2 LỊCH SỬ.............................................................................................................................1
1.3 HƯỚNG NGHIÊN CỨU........................................................................................................1
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU CÁC LINH KIỆN TRONG MẠCH....................................2
2.1 IC LM3915.......................................................................................................................2
2.2 IC LM386.........................................................................................................................3
2.3 IC 7809 ............................................................................................................................4

2.4 MIC ĐIỆN DUNG................................................................................................................5
2.5 LED..................................................................................................................................6
2.6 CÁC LINH KIỆN KHÁC.......................................................................................................7
CHƯƠNG 3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH................................................8
3.1 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH NGUỒN....................................................................8
3.1.1 Sơ đồ nguyên lý của mạch.........................................................................................8
3.1.2 Thiết kế sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động...............................................................8
3.1.3 Chức năng các linh kiện trong mạch.........................................................................9
3.1.4 Mạch in vẽ bằng phần mềm proteus........................................................................10
3.1.5 Mạch thực tế ...........................................................................................................10
3.2 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH ĐỀ TÀI...................................................................11
3.2.1 Sơ đồ nguyên lý của mạch.......................................................................................11
3.2.2 Thiết kế sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động.............................................................12
3.2.1 Chức năng các linh kiện trong mạch.......................................................................12
3.2.2 Mạch in vẽ bằng phần mềm proteus........................................................................14
3.2.3 Mạch thực tế............................................................................................................14

vi


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG............................................................................15
4.1 MÔ HÌNH MÔ PHỎNG.......................................................................................................15
4.2 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG.......................................................................................................15
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN................................................................................................16
5.1 KẾT LUẬN.......................................................................................................................16
5.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN........................................................................................................16
5.3 ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA MẠCH..........................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................17

vii



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
HÌNH 2-1: HÌNH ẢNH THỰC TẾ VÀ SƠ ĐỒ CHÂN CỦA IC
LM3915...............................................................................................................................2
HÌNH 2-2: SƠ ĐỒ BÊN TRONG IC LM3915..................................................................2
HÌNH 2-3: HÌNH ẢNH THỰC TẾ VÀ SƠ ĐỒ CHÂN CỦA IC LM386........................3
HÌNH 2-4: SƠ ĐỒ BÊN TRONG IC LM386....................................................................4
HÌNH 2-5: HÌNH ẢNH THỰC TẾ VÀ SƠ ĐỒ CHÂN CỦA IC 7809...........................4
HÌNH 2-6: SƠ ĐỒ BÊN TRONG IC 7809........................................................................5
HÌNH 2-7: HÌNH ẢNH THỰC TẾ MIC ĐIỆN DUNG.................................................5
HÌNH 2-8: CẤU TẠO BÊN TRONG MIC........................................................................6
HÌNH 2-9: HÌNH ẢNH THỰC TẾ, CẤU TẠO VÀ SƠ ĐỒ CHÂN CỦA LED............6
HÌNH 3-1: HÌNH NGUYÊN LÝ MẠCH NGUỒN 9 VDC...............................................8
HÌNH 3-2: SƠ ĐỒ KHỐI MẠCH NGUỒN......................................................................9
HÌNH 3-3: SƠ ĐỒ MẠCH IN MẠCH NGUỒN.............................................................10
HÌNH 3-4: HÌNH ẢNH THỰC TẾ MẠCH NGUỒN 9 VDC. ......................................11
HÌNH 3-6: MẠCH ĐIỂU KHIỂN LED HIỂN THỊ......................................................11
HÌNH 3-7: SƠ ĐỒ KHỐI MẠCH NHÁY THEO NHẠC DÙNG MIC..........................12
HÌNH 3-8: SƠ ĐỒ MẠCH IN MẠCH LED NHÁY THEO NHẠC DÙNG MIC..........14
HÌNH 3-9: HÌNH THỰC TẾ MẠCH LED NHÁY THEO NHẠC DÙNG MIC...........14
HÌNH 4-1: MÔ HÌNH MÔ PHỎNG MẠCH LED NHÁY THEO NHẠC DÙNG MIC.15
HÌNH 4-2: KẾT QUẢ MÔ PHỎNG MẠCH LED NHÁY THEO NHẠC DÙNG MIC.15

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LED


Light Emitting Diode

GND

Ground

Mic

Microphone

Vcc

Voltage common collector

IC

Intergrated Circuit

ix


ĐỒ ÁN 1
Trang 1/16

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MẠCH LED NHÁY THEO NHẠC
1.1 Giới thiệu chung
Ngày nay trong các amply thường thấy có sự xuất hiện ánh sáng của đèn mỗi
khi bật nhạc. Thứ ánh sáng đó có thể là đèn LED, hay các LCD có thể hiển thị được
sự biến thiên của tín hiệu âm thanh khi qua amply. Mục đích của việc này ngoài
việc giải trí còn làm cho con người ta cảm thấy thích thú khi nhìn vào những ánh

sáng nhấp nhô theo nhạc. Nó cũng có thể báo hiệu cho chúng ta biết có tín hiệu qua
amply, hoặc để trang trí cho amply.
1.2 Lịch sử
Chúng ta hiện nay đang sống trong một xã hội phát triển về mọi mặt. Vì vậy,
chúng ta muốn thích nghi được thì phải không ngừng học tập và nghiên cứu. Sinh
viên cũng vậy, phải luôn học tập và hoàn thiện mình hơn. Khi kinh tế phát triển,
nhu cầu cuộc sống của con người không ngừng nâng cao. Nhận thấy được điều đấy
nên ngành điện tử cũng không ngừng phát triển để đáp ứng đời sống con người tốt
hơn. Có thể nói, mạch LED nháy theo nhạc là một trong những sản phẩm điện tử rất
thiết thực phục vụ cho nhu cầu của con người hiện nay.
1.3 Hướng nghiên cứu
Theo suy nghĩ của tôi thì âm nhạc có tác dụng rất tốt với cuộc sống của con
người, nó giúp con người thử giãn hơn, tinh thần ổn định, ngủ ngon hơn, giảm
stress và làm việc hiệu quả hơn. Như nhà văn Sô-xta-cô-vits đã viết: “Âm nhạc
nâng con người lên, làm con người cao quí hơn, củng cố phẩm chất, củng cố niềm
tin vào sức mạnh bên trong của bản thân, vào sứ mệnh lớn lao của mình”. Và sẽ
hoàn hảo hơn rất nhiều khi chúng ta có thể kết hợp âm nhạc với ánh sáng. Vì vậy,
tôi đã có ý tưởng là làm mạch LED nháy theo nhạc để giúp mỗi người chúng ta có
những phút giây thư giãn và thăng hoa trong âm nhạc.

Mạch LED Nháy Theo Nhạc

SVTH: Nguyễn Trần Thiện Luân


ĐỒ ÁN 1
Trang 2/16

CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU CÁC LINH KIỆN TRONG MẠCH
2.1 IC LM3915


Hình 2-1: Hình ảnh thực tế và sơ đồ chân của IC LM3915.

 Cấu tạo bên trong:

Hình 2-2: Sơ đồ bên trong IC LM3915.

Mạch LED Nháy Theo Nhạc

SVTH: Nguyễn Trần Thiện Luân


ĐỒ ÁN 1
Trang 3/16

 LM3915 là một khối tích hợp với những mức điện áp cảm ứng, ta có thể
dùng IC này để điều khiển 10 LED, LCD hoặc đèn huỳnh quang chân không, nói
tóm lại ta có thể sử dụng nó tùy theo nhu cầu và sở thích của người sử dụng. Nó có
thể cung cấp được mỗi bậc analog là 3 dB (đơn vị hàm Loga). Dòng trong mỗi LED
qua IC có thể điều chỉnh và lập trình được, điều tất nhiên là phải có mặt của điện trở
hạn dòng. Những hệ thống hiển thị có thể được sử dụng từ việc cung cấp điện áp từ
3 V đến 25 V và với dòng điện ra rất nhỏ từ 1 mA đến 30 mA và có thể được điều
chỉnh.
 LM3915 chứa những chuẩn điện áp có thể điều chỉnh được và có 10 bước
điện áp được chia một cách chính xác nhờ bộ chia điện áp. Trở kháng đầu vào của
LM3915 chấp nhận mức điện áp tín hiệu dao động từ 0 V đến 1,5 V của mức điện
áp dương được cung cấp. Ngoài ra trở kháng này cũng không có nhu cầu bảo vệ đối
với mức điện áp là +/- 35 V.
2.2 IC LM386


Hình 2-3: Hình ảnh thực tế và sơ đồ chân của IC LM386.

Mạch LED Nháy Theo Nhạc

SVTH: Nguyễn Trần Thiện Luân


ĐỒ ÁN 1
Trang 4/16

 Cấu tạo bên trong:

Hình 2-4: Sơ đồ bên trong IC LM386.

 IC LM386 (8 chân) là một bộ khuếch đại công suất thiết kế để sử dụng trong
các ứng dụng của người tiêu dùng điện áp thấp. Việc đạt được trong nội bộ thiết lập
là 20 để giữ số phần bên ngoài thấp, nhưng sự bổ sung của một điện trở bên ngoài
và tụ giữa chân 1 và 8 sẽ tăng được bất kỳ giá trị từ 20 đến 200.
2.3 IC 7809

Hình 2-5: Hình ảnh thực tế và sơ đồ chân của IC 7809.

 Cấu tạo bên trong:
Mạch LED Nháy Theo Nhạc

SVTH: Nguyễn Trần Thiện Luân


ĐỒ ÁN 1
Trang 5/16


Hình 2-6: Sơ đồ bên trong IC 7809.

 IC 7809 còn gọi là dùng để ổn định điện áp dương 9 V đầu ra với điều kiện
đầu vào luôn luôn lớn hơn đầu ra 3 V.
2.4 Mic điện dung

Hình 2-7: Hình ảnh thực tế Mic điện dung.

 Cấu tạo bên trong:

Mạch LED Nháy Theo Nhạc

SVTH: Nguyễn Trần Thiện Luân


ĐỒ ÁN 1
Trang 6/16

Hình 2-8: Cấu tạo bên trong Mic.

 Mic điện dung vận hành theo nguyên lý chuyển động của màng rung. Mic
điện dung còn gọi là Mic dạng tụ, màng của chúng hoạt động như một cái mảng tụ
điện và khi các âm thanh tác động lên màng thu sẽ tạo nên các rung động, màng
rung sẽ chuyển hóa các rung động âm thanh thành các tín hiệu âm thanh. Loại Mic
này có độ nhạy rất cao và bắt âm thanh chính xác, thích hợp cho thu các dạng tín
hiệu mềm nên dòng Mic này được các phòng thu âm sử dụng.
2.5 LED
Kí hiệu:


Hình 2-9: Hình ảnh thực tế, cấu tạo và sơ đồ chân của LED.

Mạch LED Nháy Theo Nhạc

SVTH: Nguyễn Trần Thiện Luân


ĐỒ ÁN 1
Trang 7/16



LED là các điốt có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoaị, tử ngoại.

Cũng giống như điốt, LED được cấu tạo từ một khối bán dẫn loại p ghép với một
khối bán dẫn loại n.
2.6 Các linh kiện khác
 Điện trở

Kí hiệu:

 Biến trở

Kí hiệu:

 Tụ điện

Kí hiệu:

 Cầu diode


Kí hiệu:

Mạch LED Nháy Theo Nhạc

SVTH: Nguyễn Trần Thiện Luân


ĐỒ ÁN 1
Trang 8/16

CHƯƠNG 3. Nguyên lý hoạt động của mạch
3.1 Nguyên lý hoạt động của mạch nguồn
3.1.1 Sơ đồ nguyên lý của mạch

Hình 3-1: Hình nguyên lý mạch nguồn 9 VDC.

3.1.2 Thiết kế sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động
 Sơ đồ khối

Mạch LED Nháy Theo Nhạc

SVTH: Nguyễn Trần Thiện Luân


ĐỒ ÁN 1
Trang 9/16

Hình 3-2: Sơ đồ khối mạch nguồn.


 Nguyên lý hoạt động
• Biến áp: hạ thế từ nguồn 220 VAC xuống các điện thế 12 VAC.
• Mạch chỉnh lưu cầu: biến điện áp xoay chiều (AC) thành điện áp một
chiều (DC) không lý tưởng.
• Mạch lọc: có nhiệm vụ nạp xả liên tục để san bằng điện áp một chiều
nhấp nhô thành điện áp một chiều ít nhấp nhô hơn.
• Mạch ổn áp: để ổn định điện áp dương 9 V đầu ra.
3.1.3 Chức năng các linh kiện trong mạch
 Biến áp để biến đổi điện áp xoay chiều 220 VAC thành điện áp xoay chiều
24 V, 12 V, 9 V, 6 V…
 Cầu diode có nhiệm vụ chuyển điện áp xoay chiều AC thành điện áp một
chiều DC nhưng không bằng phẳng (nhấp nhô).
 Tụ C1 và C4 dùng để lọc nhiễu, tụ C2 và C3 nạp xả liên tục để sản bằng
điện áp.
 IC 7809 ổn định điện áp đầu ra dương 9 V.
 Điện trở R1 để hạn dòng qua LED.

Mạch LED Nháy Theo Nhạc

SVTH: Nguyễn Trần Thiện Luân


ĐỒ ÁN 1
Trang 10/16

3.1.4 Mạch in vẽ bằng phần mềm proteus

Hình 3-3: Sơ đồ mạch in mạch nguồn

3.1.5 Mạch thực tế


Mạch LED Nháy Theo Nhạc

SVTH: Nguyễn Trần Thiện Luân


ĐỒ ÁN 1
Trang 11/16

Hình 3-4: Hình ảnh thực tế mạch nguồn 9 VDC.

3.2 Nguyên lý hoạt động của mạch đề tài
3.2.1 Sơ đồ nguyên lý của mạch
 Mạch thu tín hiệu và khuếch đại tín hiệu

Hình 3-5: Mạch thu tín hiệu và khuếch đại tín hiệu.

 Mạch điều khiển hiển thị

Hình 3-6: Mạch điểu khiển LED hiển thị.

Mạch LED Nháy Theo Nhạc

SVTH: Nguyễn Trần Thiện Luân


ĐỒ ÁN 1
Trang 12/16

3.2.2 Thiết kế sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động

 Sơ đồ khối
Khối tín hiệu vào

Khối điều khiển

Khối hiển thị

Khối nguồn

Hình 3-7: Sơ đồ khối mạch nháy theo nhạc dùng Mic.

 Nguyên lý hoạt động của mạch
• Khối nguồn: cấp điện áp cho các khối còn lại cho mạch hoạt động.
• Khối tín hiệu vào: khi có âm thanh tác động lên màng thu của Mic sẽ tạo
nên các rung động, màng rung sẽ chuyển hóa các rung động âm thanh thành tín hiệu
điện áp.
• Khối điều khiển: khi nhận được khối tín hiệu vào đi qua chân (3) V+ của
IC LM386 sẽ khuếch đại tín hiệu âm thanh và đi vào chân tín hiệu của IC LM3915
cảm nhận được các mức điện áp tương tự.
• Khối hiển thị: sẽ hiện thị tín hiệu điều khiển thông qua việc nháy 10 LED.
3.2.1 Chức năng các linh kiện trong mạch
 IC LM3915: có thể cảm nhận được các mức điện áp tương tự và điều khiển
hiển thị trên 10 LED hoặc màn hình tinh thể lỏng hay là các thiết bị hiển thị huỳnh
quang chân không, cung cấp cho một bộ khuếch đại lôgarit 3dB/bậc điện áp tương
tự hiển thị. Sau đây là tên gọi và các chức năng cơ bản của mỗi chân:
• Chân 1 LED No.1 Hiển thị LED thứ nhất.

Mạch LED Nháy Theo Nhạc

SVTH: Nguyễn Trần Thiện Luân



ĐỒ ÁN 1
Trang 13/16

• Chân 2 V- chân nối với điện áp âm.
• Chân 3 V+ chân nối với điện áp dương.
• Chân 4 Divider (Low end) Bộ chia mức thấp.
• Chân 5 Signal Input tín hiệu ngõ vào.
• Chân 6 Divider (High end) Bộ chia mức cao.
• Chân 7 Reference output chuẩn ngõ ra.
• Chân 8 Reference adjust chuẩn hiệu chỉnh.
• Chân 9 Mode select kết nối, điều kiến với những khối khác.
• Chân 10 đến chân 18: LED No.10 đến LED No.18 hiển thị LED thứ 10
đến LED thứ 18.
 IC LM386: là IC khuếch đại điện áp thấp, sử dụng trong các mạch khuếch
đại âm thanh.
• Chân 1, 8 GAIN khuếch đại tín hiệu.
• Chân 2 Input –
• Chân 3 Input +
• Chân 4 GND
• Chân 5 Vout
• Chân 6 Vcc
• Chân 7 Bypasss
 Mic: khi các âm thanh tác động lên màng thu sẽ tạo nên các rung động, màng
rung sẽ chuyển hóa các rung động âm thanh thành các tín hiệu âm thanh.
 Các điện trở có chức năng hạn dòng (cản trở dòng điện).
 Các tụ điện: tụ C1 ngăn không cho dòng DC đi qua, tụ C2 lọc ở tần số cao, tụ
C3 khuếch đại tín hiệu giữa chân 1 và 8 của IC lm386, các tụ còn lại loại bỏ các tạp
âm, nhiễu và cho mạch hoạt động ổn định.

 Biến trở: là điện trở có thể thay đổi được.

Mạch LED Nháy Theo Nhạc

SVTH: Nguyễn Trần Thiện Luân


ĐỒ ÁN 1
Trang 14/16

3.2.2 Mạch in vẽ bằng phần mềm proteus

Hình 3-8: Sơ đồ mạch in mạch LED nháy theo nhạc dùng Mic.

3.2.3 Mạch thực tế

Hình 3-9: Hình thực tế mạch LED nháy theo nhạc dùng Mic.

Mạch LED Nháy Theo Nhạc

SVTH: Nguyễn Trần Thiện Luân


×