Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

giai toan ve ti so phan tram(tiep theo trang 76)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.63 KB, 5 trang )

KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
MÔN: TOÁN
BÀI: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (tiếp theo)

I . Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết:
- Biết cách tính một số phần trăm của một số.
- Vận dụng được để giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số.
2. Kĩ năng:
- HS có kĩ năng thực hiện tính nhân chia số tự nhiên, số thập phân
- Hs có kĩ năng đọc và phân tích đề, giải toán có lời văn.
- Áp dụng vào cuộc sống thực tế.
3. Thái độ:
- Hs yêu thích môn toán, ham học môn Toán
II .Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Giáo án điện tử
- Học sinh:
III . Hoạt động dạy – học:
Thời
gian
3’

33’

Hoạt động dạy
1. Bài cũ:
- Bài toán: Một cửa hàng có 300m vải
xanh và đỏ, trong đó có 180m vải đỏ.
Tính số mét vải đỏ chiếm bao nhiêu phần
trăm số mét vải của cửa hàng?
H: Muốn tìm tỉ số phần trăm của 180 và


300 ta làm thế nào?
? Tỉ số 60% cho ta biết gì?
- Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: tiết trước các con đã
biết tìm tỉ số phần trăm của hai số. Vậy
muốn tìm giá trị một số phần trăm của
một số ta làm thế nào? Cô và các con
cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay
* Cô có ví dụ sau:
Ví dụ: Một trường tiểu học có 800 học
sinh, trong đó có số học sinh nữ chiếm
52,5%. Tính số học sinh nữ của trường

Hoạt động học
- HS lên bảng làm bài
Bài giải
Tỉ số phần trăm của HS nữ
và HS cả lớp là:
180 : 300 = 0,6
0,6 = 60%
- Nhận xét
- Nếu coi số vải của cửa
hàng là 100% thì số mét vải
đỏ chiêm 60% vải của cửa
hàng..

- HS nghe
- 1 HS đọc ví dụ


Đồ
dùng


đó.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
? Tỉ số 52,5% cho ta biết gì?
Gb: 100% : 800 HS
- Tìm số HS nữ chính là tìm giá trị của
bao nhiêu phần trăm?
Gb: 52,,5 % : …. ? HS
? 52,5% là tỉ số phần trăm của bao
nhiêu?
- Quan sát tóm tắt, dựa vào tóm tắt, dạng
toán đã học hãy thảo luận nhóm 2 trong
1 phút tìm số HS nữ.

- Trường tiểu học có 800
hs, trong đó số hs nữ chiếm
52,5 %
- Số học sinh nữ của trường
đó là bao nhiêu.
- Nếu coi số HS toàn
trường là 100%, số HS nữ
chiếm 52,5%
- 52,5%
- 52,5% của 800

- Gọi các nhóm trả lời: Nêu cách làm của

nhóm con
- Chiếu từng câu lời giải và phép tính
- 2 bước tính trên có thể viết gộp như
sau:
800 : 100 x 52,5 = 420
Hoặc 800 x 52,5 : 100 = 420
? Dựa vào cách làm của ví dụ cho cô biết
muốn tìm 52,5% của 800 ta làm thế nào?

- Chiếu cách làm
Bài toán: Lãi suất tiết kiệm là 0,5% một
tháng. Một người gửi tiết kiệm 1000000
đồng. Tính số tiền lãi sau 1 tháng.

- 1% số HS toàn trường là:
800 : 100 = 8(HS)
Số HS nữ của trường đó là:
8 x 52,5 = 420 (HS)
- Nhận xét

- Muốn tìm 52,5% của 800
ta có thể lấy 800 chia cho
100 rồi nhân với 52,5 %
hoặc lấy 800 nhân với
52,5% rồi chia cho 100
- 2 HS nhắc lại


? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?

? Lãi suất tiết kiệm 0,5% một tháng cho
ta biết gì?

- Lãi suất tiết kiệm là 0,5%
một tháng. Một người gửi
tiết kiệm 1000000 đồng.
- Tính số tiền lãi sau 1
tháng.
- Coi số tiền gửi tiết kiệm
là 100% thì lãi suất sau 1
tháng là 0,5%
- Hs làm vào nháp - 0,5%
của 1000000

- Chiếu bài HS chữa? Tìm lãi suất sau 1
tháng nghĩa là tìm 0,5% của bao nhiêu?
Số tiền lãi sau 1 tháng là:
1000000:100 x 0,5 = 5000 (đồng)
Hoặc 1000000 x 0,5 : 1000 = 5000
(đồng)
? Ai có cách làm khác?
? Muốn tìm 0,5% của 1000000 ta làm thế
nào?
- Lấy 1000000 : 100 x 0,5
Chốt: Muốn tìm giá trị một số phần
hoặc 1000000 x 0,5 : 100
trăm của một số ta lấy số đó chia 100
rồi nhân với chỉ số phần trăm hoặc lấy
số đó nhân chỉ số phần trăm rồi chia
100

* Luyện tập:
Bài 1:
4’
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- Chiếu bài Hs chữa:
Bài giải
Số HS 10 tuổi là:
32 x 75 : 100 = 24 (HS)
Số HS 11 tuổi là:
32 – 24 = 8 (HS)
ĐS: 8HS
? Ai có cách trình bày khác?
Bài giải
Số HS 10 tuổi là:

- 1HS đọc yêu cầu
- Lớp có 32 HS, trong đó số
HS 10 tuổi chiếm 75%, còn
lại là số học sinh 11 tuổi
- Tính số HS 11 tuổi.
- Hs làm bài
- HS nhận xét


32 : 100 x 75 = 24 (HS)
Số HS 11 tuổi là:
32 – 24 = 8 (HS)
ĐS: 8HS
? Ai có cách làm khác?

Số Hs 11 tuổi chiếm sô phần trăm là:
100% - 75% = 25%
Số Hs 11 tuổi là:
32 x 25 :100 = 8(HS)
ĐS: 8HS
? Ai có kết quả giống bạn?
TH1: Số HS 11 tuổi là:
32 : 100 x 75 = 24 (HS)
? 75% là số HS nào? (Số HS 10 tuổi)
? Muốn tìm số HS 11 tuổi con làm thế
nào?
TH2: HS có thể nhân chia nhầm ->yêu
cầu Hs tính lại
? 32 : 100 để tìm gì?
? Kết quả của phép tính đó là bao nhiêu?
Các con lưu ý khi tìm số người
chúng ta nên nhân số chỉ phần trăm rồi
chia 100 vì nếu chia 100 trước có thể ra
số thập phân thì không hợp lý.
? Muốn tìm 75% của 32 ta làm thế nào?
Chốt: Muốn tìm giá trị một số phần
trăm của một số ta lấy số đó chia 100
rồi nhân với chỉ số phần trăm hoặc lấy
số đó nhân chỉ số phần trăm rồi chia
100
Bài 2:
? Bài cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- Cả lớp làm bài. Ai xong làm BT 3
- Chiếu bài làm

Bài giải
Số tiền lãi gửi tiết kiệm sau 1 tháng là:

- 1% số HS lớp đó.
- 0,32

- Lấy 32x75:100 hoặc
32:100x75

-1Hs đọc bài toán
- Lãi suất tiết kiệm là 0,5%
một tháng. Gửi 5000000
đồng
- Sau 1 tháng cả số tiền gửi
và số tiền lãi là bao nhiêu?
- HS nhận xét


5000000:100x0,5=25000 (đồng)
Tổng số tiền gửi và số tiền lãi sau một
tháng là:
5000000 + 25000 = 5025000 (đồng)
ĐS: 5025000đồng
- HS đổi vở đối chiếu kết quả
- Các TH tương tự bài 1
TH:
Lãi suất tiết kiệm sau 1 tháng là:
5000000:100x0,5=25000 (đồng)
? Lãi suất đã cho chưa?
? 25000 đồng là số tiền gì?


- đã cho là 0,5%
- tiền lãi
- viết lại câu lời giải
? Muốn tìm 0,5% của 5000000 ta làm thế - 50000000:100 x0,5 hoặc
nào?
5000000x0,5:100
Các con cần nhớ cách tìm giá trị một
số phần trăm của một số để có thể áp
dụng vào thực tế cuộc sống.
- Cô khen các bạn đã làm xong bài 3.
Giờ hướng dẫn học cô và các con sẽ
kiểm tra kết quả
Chuyển: Qua bài học hôm nay cô thấy
các con đã biết tìm giá trị một số phần
trăm của một số. Bây giờ các con cùng
áp dụng vào thi đua trò chơi xem ai giỏi.
3. Củng cố - Dặn dò
* Củng cố: Trò chơi
* Dặn dò:

Bổ sung và rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................




×