MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
3
1. Tín ngưỡng tôn giáo, cơ sở của sự hình thành và phát
triển nó ở Việt Nam.
1.1. Khái niệm tín ngưỡng tôn giáo.
6
6
1.2. Những cơ sở chi phối sự hình thành và phát triển
của tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam.
8
2. Những đặc điểm cơ bản của tín ngưỡng tôn giáo ở
Việt Nam.
11
2.1. Một số quan điểm, tư tưởng về đặc điểm tín ngưỡng
tôn giáo ở Việt Nam.
11
2.2. Đặc điểm của tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam.
14
Kết luận
22
Danh mục tài liệu tham khảo
23
2
MỞ ĐẦU
Tôn giáo, tín ngưỡng tôn giáo luôn là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp,
vì nó liên quan dến lĩnh vực đời sống tâm lý, đời sống tâm linh của con người.
Nước ta là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng tôn giáo lại mang tính quần
chúng phổ biến nên tín ngưỡng tôn giáo đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến
đời sống tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân. Chính vì thế, trong
suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam luôn xác định vấn
đề tín ngưỡng tôn giáo và công tác tôn giáo là vấn đề chính trị quan trọng, quan
hệ đến sự phát triển của đất nước, đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội của các tầng lớp nhân dân. Cũng như những lĩnh vực khác của xã hội, đời
sống tôn giáo hiện nay đang diễn ra rất sôi động, vì vậy nghiên cứu để hiểu sâu
sắc từ đó có đường lối, biện pháp đối xử với nó một cách đúng đắn luôn là vấn
đề thời sự. Đáp ứng yêu cầu này, không chỉ trong Đại hội đại biểu lần thứ IX,
mà Đảng ta đã có hẳn một nghị quyết chuyên đề, nghị quyết trung ương 7 chỉ
đạo, giải quyết vấn đề tín ngưỡng tôn giáo trong điều kiện hiện nay ở nước ta.
Nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng tôn giáo tùy thuộc vào mục đích chủ thể
mà phạm vi, mức độ nghiên cứu khác nhau.Với đối tượng mà chúng ta truyền
đạt nội dung bộ môn là để giúp họ có hiểu biết chung nhất về tín ngưỡng tôn
giáo và tôn giáo, từ đó hiểu được bức tranh tín ngưỡng tôn giáo ở nước ta làm
cơ sở cho việc quán triệt quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước
ta phục vụ cho nhiệm vụ tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong tương
lai của họ trong các đơn vị quân đội. Do vậy, một trong những nội dung quan
trọng của bức tranh chung của tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam là những đặc điểm
cơ bản nhất của nó. Vì thế nghiên cứu những đặc điểm của tín ngưỡng tôn giáo
Việt Nam chẳng những là một vấn đề lý luận, mà còn là một vấn đề có ý nghĩa
thực tiễn to lớn.
3
1. TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO, CƠ SỞ CỦA SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
NÓ Ở VIỆT NAM.
1.1. Khái niệm tín ngưỡng tôn giáo.
Tín ngưỡng tôn giáo và tôn giáo là những hiện tượng cùng bản chất
nhưng cũng có sự khác nhau nhất định.
Tín ngưỡng tôn giáo nếu định nghĩa một cách duy danh thì “ tín ” là lòng
tin, niềm tin. “ ngưỡng ” là sự “ ngưỡng mộ ”, “ ngưỡng vọng ”, là hướng vào
một cái gì đó. Tín ngưỡng là lòng tin, và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng vào một
cái gì đó. Tín ngưỡng tôn giáo là lòng tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng vào
một lực lượng siêu nhiên, thần bí. Lực lượng siêu nhiên này mang hình thức
trừu tượng như: Trời, Phật, Thần thánh … có sức mạnh hư ảo, vô hình có thể
tác động đến đời sống của con người, được người ta tin là có thật và được
người ta tôn thờ.
Xét về mặt lịch sử, tôn giáo đầu tiên xuất hiện dưới dạng các tín ngưỡng
nguyên thủy. Những hình thức tín ngưỡng nguyên thủy biểu hiện phong phú, đa
dạng ở các thị tộc, bộ lạc nguyên thủy, nhưng chúng đều ở cùng một trình độ là
lòng tin vào sự tồn tại của lực lượng siêu nhiên thần bí là có thật, lực lượng này
có sức mạnh thần bí, hư ảo, vô hình có thể tác động đến đời sống tâm linh của
con người và được người ta tôn thờ. Quan niệm về lực lượng siêu nhiên ở đây
có thể đã mang hình thức trừu tượng, thậm chí cũng đã hình thành những lễ
nghi trong quan hệ với lực lượng siêu nhiên đó, nhưng chưa được lý giải, chưa
được hệ thống hóa thành hệ thống quan niệm về nó.
Tôn giáo, nếu hiểu một cách chặt chẽ, là một hiện tượng xã hội mang
tính lịch sử bao gồm hệ thống ý thức tôn giáo, tổ chức và các hoạt động tôn
giáo.
4
Hệ thống ý thức tôn giáo là toàn bộ những quan niệm về lực lượng siêu
nhiên, sự tồn tại, sức mạnh huyền bí của họ đã được khái quát, được hệ thống
hóa thành hệ thống và những niềm tin, tình cảm tôn giáo được hình thành trên
cơ sở những quan niệm đó.
Như vậy, tôn giáo với tư cách là hiện tượng xã hội, xét chỉ về phương
diện ý thức tôn giáo, nó đã đạt đến trình độ cao hơn, trình độ khái quát hóa,
trình độ hệ thống hóa. Ngoài ra tôn giáo còn bao gồm hệ thống cơ cấu, cơ chế
để duy trì, điều hành mọi hoạt động của tôn giáo như: các tổ chức giáo hội, hệ
thống các nhà tu hành, các nhà quản lý trong các giáo hội, các cơ sở vật chất để
duy trì, thực hành, phát triển các hoạt động tôn giáo và những tín đồ tôn giáo,
những người tự nguyện tuân theo các giáo lý, giáo luật, giáo lễ, chịu sự quản lý,
hướng dẫn về mặt tín ngưỡng của giáo hội.
Xét về mặt lịch sử, tôn giáo với tư cách là tôn giáo ( theo nghĩa chặt chẽ
của khái niệm ) chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến trình độ
nhất định, tư duy của con người đã đạt đến trình độ có khả năng khái quát, chắt
lọc để hình thành các “ biểu tượng ” như: “ đấng tối cao ”; “ đấng sáng thế ”; “
thế giới thần linh ” .v. v., xã hội đã tạo ra điều kiện vật chất để một lớp người
có thể thoát ly khỏi quá trình sản xuất, chuyên hành nghề tôn giáo, chăm lo việc
xây dựng giáo lý, giáo luật, giáo lễ, tổ chức giáo hội thực hiện việc hành lễ và
truyền bá tôn giáo.
Về mặt pháp lý, để xác định một tôn giáo tồn tại chính thức trong xã hội,
người ta thường dựa vào các yếu tố: có một hệ thống giáo lý, giáo luật, giáo lễ;
có một hệ thống cơ cấu tổ chức bao gồm các nhà tu hành, các nhà quản lý các
giáo phận từ cơ sở trở lên ( điều này các tôn giáo cụ thể có khác nhau ), hệ
thống cơ sở vật chất để duy trì, thực hành các hoạt động tôn giáo như : nhà thờ
của Kitô giáo, chùa của Phật giáo, thánh đường của Hồi giáo, thánh thất của
đạo Cao Đài … , các tu viện, các trường đào tạo các nhà tu hành, có những tín
đồ tự nguyện tuân theo giáo lý, giáo luật, giáo lễ, chụi sự quản lý, hướng dẫn về
mặt tín ngưỡng của giáo hội.
5
Giữa tín ngưỡng tôn giáo và tôn giáo có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi
tôn giáo đều được hình thành trên cơ sở một tín ngưỡng tôn giáo nhất định,
không có tín ngưỡng tôn giáo thì không có tôn giáo nào cả. Tín ngưỡng tôn
giáo xét về bản chất cũng là tôn giáo, nhưng là tôn giáo chưa phải theo nghĩa
đầy đủ, chặt chẽ của khái niệm này. Như ph. Ăngghen trong tác phẩm chống
Đuy Rinh đã viết: “ Bất cứ tôn giáo nào cũng đều là sự phản ánh hư ảo vào
trong đầu óc con người những sức mạnh bên ngoài chi phối cuộc sống hàng
ngày của họ, chỉ là sự phản ánh mà trong đó sức mạnh ở thế gian đã mang hình
thức siêu thế gian ”1. Ở đây tín ngưỡng tôn giáo là hạt nhân của ý thức tôn
giáo, là yếu tố ban đầu của sự hình thành tôn giáo. Nói như thế không có nghĩa
là khi tôn giáo với tính cách là tôn giáo ra đời thì các hình thức sơ khai, tín
ngưỡng nguyên thủy không còn tồn tại nữa, mà trong thực tế đời sống tâm linh
vô cùng phức tạp, bên cạnh những tôn giáo vẫn tồn tại những tín ngưỡng hoặc
tàn dư của những tín ngưỡng nguyên thủy, hoặc là sự pha trộn của các tín
ngưỡng nguyên thủy với các tôn giáo để hình thành nên một tín ngưỡng tôn
giáo mới.
1.2. Những cơ sở chi phối sự hình thành và phát triển của tín ngưỡng
tôn giáo ở Vịêt Nam
Cũng như bất cứ hiện tượng xã hội nào, tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam
được hình thành, du nhập, tồn tại và phát triển trên cơ sở của nó, đó là những
điều kiện về tự nhiên, điều kiện kinh tế, chính trị – xã hội, điều kiện văn hóa.
Điều kiện tự nhiên. Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới, gió
mùa phù hợp cho nghề trồng lúa nước, mà kinh tế nông nghiệp ở ta lại chủ yếu
là kinh tế tự nhiên, thiên nhiên vừa ưu đãi, vừa thử thách khắc nghiệt đối với
đời sống con người, cho nên quan hệ giữa con người với tự nhiên trở thành
quan hệ sống còn. Những năm mưa thuận gió hòa mang lại mùa màng tốt tươi,
những năm thời tiết, khí hậu thất thường lại gây ra cảnh hoang tàn, những điều
đó tác động tới chính cuộc sống của con người Việt Nam.
1
C. Mác – Ph. Ăngghen, toàn tập, T20, Nxb CTQG, H, 1995, Tr 437.
6
Mặt khác, nước ta nằm ở khu vực Đông – Nam Á, từ lâu đã là nơi giao
lưu của nhiều nền văn hóa, trong đó có tôn giáo và đã trở thành điểm hội tụ của
nhiều loại hình tôn giáo thế giới và khu vực.
Điều kiện kinh tế, chính trị – xã hội của Việt Nam cũng có tác động
quyết định tới sự hình thành, du nhập, tồn tại và phát triển của tín ngưỡng tôn
giáo.
Do điều kiện tự nhiên của nước ta, cho nên phương thức sinh sống chủ
yếu của cư dân người Việt là nông nghiệp trồng lúa nước, nhưng trình độ canh
tác lại mang tính tự nhiên phụ thuộc nào tự nhiên, vì vậy vai trò của người phụ
nữ trong gia đình, trong sản xuất và trong đời sống xã hội là rất lớn. Tuy nhiên,
trước đây phương thức sản xuất cũng theo “ phương thức sản xuất Châu Á ”,
giai cấp và nhà nước xuất hiện sớm, chế độ phong kiến tồn tại lâu dài, các triều
đại phong kiến thay thế lẫn nhau giữ quyền cai trị với thể chế tập quyền. Trong
xã hội, đời sống nhân dân khổ cực, họ bị áp bức bóc lột nặng nề, nhất là khi
triều đại phong kiến thống trị đã rơi vào giai đoạn suy tàn, khủng hoẳng.
Mặt khác, lịch sử dân tộc ta còn là lịch sử dựng nước luôn đi đôi với cứu
nước và giữ nước. Hoàn cảnh lịch sử ấy đã hun đúc tinh thần đân tộc của con
người Việt Nam, lòng biết ơn, thành kính những người có công với dân, với
nước. Hơn nữa, chiến tranh luôn khắc nghiệt, không phải bao giờ cũng dành
được thắng lợi và thắng lợi cũng không phải dễ dàng, mà nhiều khi phải nuốt
hận vào lòng, phải tìm cách giải thoát bằng con đường tín ngưỡng tôn giáo.
Tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam còn được hình thành, tồn tại, phát triển
dưới sự tác động của điều kiện văn hoá tinh thần nữa.
Do điều kiện địa lý, lịch sử, nên quá trình tồn tại và phát triển, văn hóa
Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm nền văn hóa Phương Đông, đặc biệt là văn
hóa Trung Hoa. Trung Hoa là một nước có nền văn hóa ra đời sớm và phát triển
khá rực rỡ, là một trung tâm văn hóa của Phương Đông và thế giới, cũng là nơi
hình thành nhiều tôn giáo và tín ngưỡng tôn giáo. Những tôn giáo lớn của
Trung Hoa như: Nho giáo, Đạo giáo, ngoài ra còn Phật giáo, tuy không ra đời ở
7
Trung Hoa, nhưng nó đã phát triển ở Trung Hoa cổ - trung đại và mang sắc thái
mới, được du nhập vào Việt Nam. Bên cạnh văn hóa Trung Hoa, văn hóa nói
chung, tôn giáo nói riêng của Ấn Độ và nhiều nước khác cũng ảnh hưởng đến
văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam.
Tuy nhiên, các tôn giáo được du nhập vào Việt Nam, dù trong hoàn cảnh
và thời gian nào cũng đều được cải biến phù hợp với tâm thức, văn hóa Việt
Nam. Vì thế chúng đều mang sắc thái của tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam.
Việt Nam cũng là nước có truyền thống văn hóa, trong đó có yếu tố ảnh
hưởng đến sự du nhập, hình thành, tồn tại và phát triển của tín ngưỡng tôn giáo.
Những yếu tố đó là lòng bao dung nhân ái, truyền thống uống nước nhớ nguồn
của người Việt Nam, trình độ học vấn, nhất là trình độ học vấn về tự nhiên
trong hệ thống giáo dục trước đây còn hạn chế. Sự hạn chế trong nhận thức về
tự nhiên là mảnh đất mầu mỡ cho quan niệm lệ thuộc vào lực lượng siêu nhiên,
là cơ sở quan trọng cho sự tiếp nhận, hình thành các tín ngưỡng tôn giáo của
họ.
Trên đây là những điều kiện, cơ sở cơ bản mà tín ngưỡng tôn giáo ở Việt
Nam hình thành, tồn tại và phát triển. Tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam một mặt
phản ánh, mặt khác còn là là sự phản kháng chống lại hiện thực đó. Như C.
Mác trong tác phẩm “ Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen –
lời nói đầu ” đã viết: “ Sự nghèo nàn của tôn giáo, một mặt là biểu hiện sự
nghèo nàn của hiện thực, và mặt khác là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn
hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của
thế giới không có trái tim …”2 .Vì vậy để hiểu tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam,
cũng như những đặc điểm của nó không thể không nghiên cứu những cơ sở
này.
. C. Mác – Ph. Ăngghen, tuyển tập, Tạp 1, Nxb ST, H, 1980, Tr 14.
2
8
2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
Nghiên cứu đặc điểm của tín ngưỡng tôn giáo là một nội dung quan
trọng để hiểu bức tranh chung, cũng như nét đặc thù của tín ngưỡng tôn giáo
của bất kỳ quốc gia nào. Nghiên cứu tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam không thể
không nghiên cứu vấn đề này, vì thế nó được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến
dưới nhiều góc độ khác nhau.
2.1 Một số quan điểm, tư tưởng về đặc điểm tín ngưỡng tôn giáo ở Việt
Nam.
Theo các tác giả cuốn sách “ Một số hiểu biết về tôn giáo – tôn giáo ở
Việt Nam, Tổng cục chính trị, nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản năm
1993, tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam có năm đặc điểm cơ bản sau:
Một là, Tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam mang tính quần chúng phổ biến
nhưng chủ yếu ở cấp độ tâm lý tôn giáo.
Hai là, các tôn giáo chính có ảnh hưởng lớn trong xã hội Việt Nam đều
du nhập từ ngoài vào và ít nhiều được Việt Nam hóa.
Ba là, về cơ bản, Việt Nam có sự “ chung sống hòa bình ” giữa các tôn
giáo.
Bốn là, cùng với sự xuất hiện và phát triển của các tôn giáo, những hiện
tượng mê tín dị đoan, những tập tục có tính chất tôn giáo tồn tại khá rộng rãi,
mang nhiều mầu sắc địa phương khác nhau.
Theo giáo sư Đặng Nghiêm Vạn trong cuốn sách: “ Lý luận về tôn giáo
và tình hình tôn giáo ở Việt Nam ”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản
năm 2003, tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam có các đặc điểm sau:
Một là, Xu thế hoà nhập mà không hợp nhất, mang tính đa/ phiếm thần.
Hai là, Khó phân biệt được cái thiêng với cái tục.
Ba là, Mang đậm tính chất dân tộc, vì dân vì nước, đặc biệt là đạo thờ tổ
tiên.
9
Bốn là, Vai trò phụ nữ trong đời sống tôn giáo thể hiện rõ rệt.
Năm là, Đời sống tôn giáo vận hành theo lối tiểu nông.
Sáu là, Đời sống tôn giáo thay đổi cùng với hoàn cảnh chính trị của đất
nước.
Bảy là, Tôn giáo Việt Nam trước, sau vẫn gĩư được bản sắc dân tộc.
Theo Nguyễn Thanh Xuân – phó ban tôn giáo chính phủ, trong bài trình
bày cho lớp tập huấn giáo viên do phòng nhà trường – Tổng cục chính trị tổ
chức năm 2004, tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam có các đặc điểm sau:
Một là, ở Việt Nam có nhiều loại hình tôn giáo.
Hai là,Tôn giáo ở Việt Nam không chỉ có trong người kinh mà có cả
trong đồng bào dân tộc ít người.
Ba là, Tín đồ tôn giáo ở Việt Nam đa số là người lao động, chủ yếu là
nông dân.
Bốn là, Việt Nam có một lực lượng chức sắc, nhà tu hành đông đảo.
Nămlà, Tôn giáo ở Việt Nam có mối quan hệ quốc tế rộng rãi
Sáu là, Khi xâm lược Việt Nam các thế lực đế quốc đều lợi dụng tôn
giáo.
Trong giáo trình bộ môn Chủ nghĩa vô thần khoa học và tôn giáo học của
Học viện chính trị quân sự viết năm 2004 ( đã nghiệm thu ) khi trình bày về vấn
đề tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam đã khái quát thành bốn đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo.
Thứ hai, tín ngỡng tôn giáo ở Việt Nam mang tính đan xen, hoà đồng.
Thứ ba, tín ngưỡng ở Việt Nam mang tính ưu trội yếu tố nữ.
Thứ tư, tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam thần thánh hoá những người có
công với dân, với nước.
Trong các giáo án của giảng viên giảng dạy bộ môn cho các đối tượng,
( đương nhiên đã được sự thống nhất kết luận của bộ môn ) ở Học viện lại trình
bày ba đặc điểm cơ bản của tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam đó là:
Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo.
10
Thứ hai, tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam mang tính đan xen, hòa đồng.
Thứ ba, tín ngưỡng tôn giáo ở Việt nam mang tính ưu trội yếu tố nữ.
Trên đây là những quan điểm, tư tưởng của các nhà nghiên cứu về đặc
điểm của tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. Những quan điểm này thể hiện khá
phong phú, tuy nhiên theo chúng tôi tất cả các quan điểm đó đều đúng. Bởi lẽ,
chúng ta đều đã biết, mỗi sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan không
phải chỉ có một vài thuộc tính, một vài đặc trưng, đặc điểm, mà nó có thể có
nhiều. Tùy theo từng góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu mà đặc điểm này
hay đặc điểm khác được đề cập đến, thậm chí còn phụ thuộc vào cả trình độ của
người nghiên cứu nữa. tín ngưỡng tôn giáo lại là nột hiện tượng xã hội phức tạp
của đời sống xã hội, đương nhiên những đặc điểm của nó lại càng phong phú ,
đa dạng. Tín ngưỡng tôn giáo của mỗi quốc gia mang những đặc điểm riêng,
điều đó do những điều kiện kinh tế, chính trị – xã hội, văn hóa của mỗi nước
quy định, mặt khác cũng mang những đặc điểm mà quốc gia khác có thể cũng
có, vì vậy làm cho bức tranh tín ngưỡng tôn giáo đã phong phú, phức tạp lại
càng phong phú, phức tạp hơn. Đặc điểm của tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam
không nằm ngoài quy luật đó. Chính vì lẽ đó khi nghiên cứu tiếp cận đặc điểm
của tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan
điểm như vậy.
Tuy nhiên, trong các quan điểm đó có quan điểm khái quát một số đặc
điểm giống nhau, một số đặc điểm không giống nhau, một số đặc điểm nội
đung diễn giải tương tự nhau nhưng cách diễn đạt lại khác nhau, có quan điểm
trình bày nhiều đặc điểm, lại có quan điểm trình bày ít đặc điểm hơn.v.v. Mặc
dù vậy, tất cả các sự khái quát này đều đúng cả, vì những quan điểm ấy đều
phản ánh những mặt, những khía cạnh khác nhau của tín ngưỡng tôn giáo ở
Việt Nam nhưng với mục đích nghiên cứu khác nhau mà thôi.
Cụ thể là, đối với các tác giả “ Một số hiểu biết về tôn giáo – Tôn giáo ở
Việt Nam ” trình bày những đặc điểm của tín ngưỡng tôn giáo là để trang bị
cho người đọc hiểu một cách chung nhất về bức tranh tín ngưỡng tôn giáo ở
11
Việt Nam, vì vậy những đặc điểm này vừa được tiếp cận dưới góc độ thực trạng
lại vừa được tiếp cận dưới góc độ học thuật. Ở đây, những đặc điểm này vừa
phản ánh đặc điểm riêng, tính đa dạng, phong phú, phức tạp của tín ngưỡng tôn
giáo ở Việt Nam, vừa phản ánh dưới góc độ tác động, ảnh hưởng tới đời sống
tinh thần xã hội.v.v. Đối với giáo sư Đặng nghiêm Vạn, đặc điểm của tín
ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam lại được tiếp cận dưới góc độ khác, góc độ của
một đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, nhằm mục đích làm cơ sở khoa
học để hoạch định chính sách, quan điểm đối xử, quản lý tôn giáo, vì vậy những
đặc điểm của tín ngưỡng tôn giáo được đề cập đến khá chi tiết, phản ánh nhiều
góc độ, nhiều chiều khác nhau. Đối với Nguyễn Thanh Xuân, nghiên cứu đặc
điểm của tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam trực tiếp làm cơ sở cho nhà nước
quyết định chính sách tôn giáo và quản lý tôn giáo, cho nên đặc điểm của tín
ngưỡng tôn giáo chủ yếu được khái quát dưói góc độ chính trị – xã hội.
Như vậy, mỗi quan điểm trên có góc độ nghiên cứu tín ngưỡng tôn giáo
khác nhau, điều đó phản ánh tính phức tạp, đa dạng của tín ngưỡng tôn giáo ở
Việt Nam. Vì vậy khi nghiên cứu những đặc điểm của tín ngưỡng tôn giáo
không thể không biết đến những quan điểm này. Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên
cứu của mình, chúng ta cần tiếp cận những đặc điểm của tín ngưỡng tôn giáo
khác.
2.2. Đặc điểm của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
Nguyên tắc tiếp cận đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Trên đây
đã thấy, do các góc độ nghiên cứu khác nhau mà hình thành các quan điểm
khác nhau của các nhà nghiên cứu về đặc điểm của tín ngưỡng tôn giáo ở Việt
Nam. Vì vậy để xác định những đặc điểm cơ bản của tín ngưỡng tôn giáo ở
Việt Nam theo quan điểm của mình cần xác định trước hết góc độ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu những đặc điểm của tín ngưỡng tôn giáo ở Việt
Nam của chúng ta là phục vụ cho giáo dục đào tạo, nhằm trang bị cho người
học những kiến thức cơ bản của tín ngưỡng tôn giáo, trong đó có bức tranh
chung nhất về tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, để thực hiện mục tiêu yêu cầu
12
đào tạo môn học. Vì vậy, những đặc điểm phải phản ánh cho được thực trạng
bức tranh chung nhất của tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam, mặt khác, phải bảo
đảm tính chất học thuật. Đương nhiên nói như thế không có nghĩa là yêu cầu về
học thuật mâu thuẫn với yêu cầu phản ánh đúng thực trạng bức tranh của tín
ngưỡng tôn giáo Việt Nam, mà phản ánh đúng là yêu cầu trước hết và quan
trọng nhất của học thuật, nhưng yêu cầu về học thuật lại không đòi hỏi phản
ánh một cách đầy đủ, chi tiết các khía cạnh của đòi sống tín ngưỡng tôn giáo.
Do vậy, để nghiên cứu đặc điểm của tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam
chúng ta phải căn cứ trước hết vào thực trạng tín ngưỡng tôn giáo và sự tác
động của nó đối với đời sống xã hội nước ta. Căn cứ này, xuất phát từ nguyên
tắc phương pháp luận cơ bản của CNDVBC và CNDVLS là khi nghiên cứu bất
kì sự vật, hiện tượng nào cũng phải xuất phát từ sự tồn tại và những mối liên hệ
thực tại của chính bản thân sự vật, hiện tượng đó. Nghiên cứu hiện tượng tín
ngưỡng tôn giáo cũng không nằm ngoài quy luật đó. Đây là sự khác nhau căn
bản giữa quan điểm duy vật với quan điểm duy tâm, quan điểm biện chứng với
quan điểm siêu hình.
Bên cạnh căn cứ trên, còn phải căn cứ vào yêu cầu học thuật. Yêu cầu
này xuất phát từ mục đích trực tiếp của việc nghiên cứu. Chúng ta nghiên cứu
những đặc điểm của tín ngưỡng tôn giáo là để trang bị những kiến thức này cho
người học nhằm làm cho họ có quan niệm chung nhất về bức tranh tín ngưỡng
tôn giáo ở Việt Nam làm cơ sở để họ nhận thức được tính đúng đắn, khoa học
của những quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta phục vụ
cho công tác của họ sau này. Do vậy, chúng ta không thể đi vào tất cả các đặc
điểm của tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam với tất cả các góc độ của nó được, mà
chỉ có thể và cũng chỉ cần thiết đi vào những đặc điểm cơ bản qua đó phản ánh
đước bức tranh chung nhất của tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. Mặt khác,
những đặc điểm ấy phải bảo đảm tính khái quát, tính khoa học cao. Có như vậy,
những đặc điểm ấy mới thể hiện được tính khoa học, đồng thời đáp ứng được
yêu cầu của môn học.
13
Từ những yêu cầu có tính nguyên tắc trên, theo chúng tôi, tín ngưỡng tôn
giáo ở Việt Nam có những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo.
Việt Nam là một đất nước tuy đất không rộng, người không đông, nhưng
đã và đang tồn tại nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Ở Việt Nam
có thể tìm thấy tất cả các hình thức tín ngưỡng nguyên thủy dã từng có mặt trên
thế giới như:Tô tem giáo, Bái vật giáo, Ma thuật giáo, Vật linh giáo, Sa man
giáo. Những hình thức tín ngưỡng tôn giáo nguyên thủy này ở Việt Nam thể
hiện hết sức phong phú và rộng khắp. Ở Việt Nam vùng nào cũng có đền thờ
những vị anh hùng dân tộc, những người có công với dân với nước. Trong
phạm vi dân tộc có đền Hùng, đền những người anh hùng có công đánh giặc
giữ nước và cứu nước như đền thờ Lý Thường Kiệt, đền thờ Hưng đạo vương
Trần Quốc Tuấn, đền thờ Lê Lợi, Nguyễn Trãi .v.v.. Trong từng làng, xã thờ
thành hoàng làng, trong dòng họ thờ ông bà, tổ tiên, những người đã khuất.
Ngoài ra trong xã hội cồn tồn tại rất nhiều các hình thức tín ngưỡng khác nữa.
Ví dụ, các đối tượng của tự nhiên cũng đước sùng bái thần thánh để thờ, cay đa,
cây gạo, hòn đá, khúc sông .v.v cũng có thể trở thành vật linh thiêng. Có lẽ
người Việt Nam ai cũng biết những câu như “ thần cây đa ma cây đề ”, rồi “
sơn thần ”, “ thủy thần ”, “ bà chúa thượng ngàn ” v.v.
Bên cạnh các hình thức tín ngưỡng tôn giáo đa dạng, phong phú, ở Việt
Nam còn tồn tại nhiều tôn giáo với tư cách là tôn giáo. Trong số các tôn giáo
này có các tôn giáo là tôn giáo lớn thế giới được du nhập vào Việt nam nước ta
với những thời gian khác nhau. Chẳng hạn Phật giáo từ Ấn Độ được du nhập
vào nước ta khoảng thế kỷ thứ hai sau công nguyên, Khổng giáo, Đạo giáo từ
Trung Quốc được truyền vào nước ta cũng rất sớm, đạo Thiên chúa từ Phương
Tây đến, Hồi giáo, dù là Chăm Bàni hay Chăm Ixlam thì cũng không phải gốc
Chăm, mà đến Việt Nam theo con đường thông qua Người Ấn Độ và Người Mã
Lai. Bên cạnh những tôn giáo ngoại nhập, ở Việt Nam còn có các tôn giáo nội
14
sinh, tức là các tôn giáo này được hình thành từ chính mảnh đất Việt Nam, đó
là Đạo Cao Đài và Đạo Hòa Hảo, ra đời vào những năm đầu của thế kỷ XX.
Trên đây là những hình thức tín ngưỡng tôn giáo phổ biến ở nước ta,
trong đó có những hính thức tín ngưỡng tôn giáo có số lượng tín đồ khá đông,
ảnh hưởng trong phạm vi cả nước, nhưng cũng có những hình thức tôn giáo số
lượng tìn đồ ít hơn, phạm vi ảnh hưởng chỉ một vùng. Có các hình thức tín
ngưỡng, tôn giáo tồn tại cả trong dân tộc đa số và trong các dân tộc thiểu số, lại
có những hình thức tín ngưỡng tôn giáo chỉ có ở một tộc người nào đó. Ngoài
những tôn giáo trên ở Việt Nam còn xuất hiện những hình thức tôn giáo ra đời
trong những thời gian khác nhau, nhưng thời gian tồn tại ngắn, phạm vi ảnh
hưởng nhỏ nữa như: Đạo Dừa, Đạo Ngồi …
Ngày nay, trong bối cảnh tôn giáo thế giới có nhiều biến động, ở Việt
Nam cũng xuất hiện rất nhiều các hình thức tôn giáo mới, thậm chí xuất hiện cả
những hình thức tôn giáo phi nhân tính như quái đạo của Lưu Văn Ty ở Hà tĩnh
( đạo này xuất hiện vao những năm cuối của thế kỷ XX ). Tất cả những điều
trình bày trên cho thấy bức tranh tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam rất đa dạng,
phong phú, chính vì vậy có nhà nghiên cứu đã gọi nước ta là một “ bảo tàng tôn
giáo ”.
Ước tính, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín
ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo đang
hoạt động bình thường, ổn định, chiếm 25% dân số. Cụ thể:
- Phật giáo: Trên 10 triệu tín đồ (những người quy y Tam Bảo), có mặt
hầu hết ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, Trong đó tập trung đông nhất ở Hà
Nôi, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng,
Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng,
Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ…
- Thiên chúa giáo: Hơn 6 triệu tín đồ, có mặt ở 50 tỉnh, thành phố, trong
đó có một số tỉnh tập trung đông như Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng, Nghệ
15
An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Kom Tum, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đồng
Nai, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long. An Giang, Cần Thơ…
- Đạo Cao Đài: Hơn 3 triệu tín đồ có mặt chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ
như Tây Ninh, Long An, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Tiền Giang,
Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang…
- Phật giáo Hòa Hảo: 1,5 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền
Tây Nam Bộ như: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.
- Đạo Tin lành: Khoảng 1,5 triệu tín đồ, tập trung ở các tỉnh: Đà Nẵng,
Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Long An, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia
Lai, Đắk Nông, Bình Phước… và một số tỉnh phía Bắc.
- Hồi Giáo: 100.000 nghìn tín đồ, tập trung ở các tỉnh: An Giang, TP Hồ
Chí Minh, Bình Thuận, Ninh Thuận…
Hai là, tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt nam mang tính quần chúng phổ
biến, nhưng chủ yếu ở cấp độ tâm lý tôn giáo.
Ở Việt Nam, không chỉ những tín đồ tôn giáo, mà một bộ phận không
nhỏ quần chúng nhân dân có những tình cảm, tâm trạng, niềm tin gắn với tín
ngưỡng mang tính chất tôn giáo, mặc dù trong thực tế họ không theo tôn giáo
nào. Tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam mang tính phổ biến như thế, song chủ
yếu ở cấp độ tâm lý. Nhiều tín đồ tôn giáo tuy khá sùng đạo nhưng hiểu giáo lý
rất ít, thậm chí ra nhập vào hàng ngũ tín đồ chỉ là do sự xác tín, do sự lan truyền
tâm lý, hoặc do một sự vận động lôi kéo nào đó. Không mấy phật tử hiểu rõ,
hiểu đúng nội dung “ quy y tam bảo ”, “ giải thoát ” và những tư tưởng cơ bản
khác của nhà Phật, không nhiều con chiên hiểu được thực chất các “ bí tích ” và
tư tưởng chính của kinh “ Cựu ước” và “ Tân ước”, ngoài những điều tiếp nhận
được qua sự truyền giảng của linh mục.
Đối với một bộ phận khá lớn quần chúng nhân dân, tôn giáo chủ yếu
thuộc về lĩnh vực tình cảm, đó là niềm tin mang tính chất truyền thống. Nó như
là một cái gì tự nhiên, như một bộ phận tiềm ẩn của tâm linh, một sự nương tựa,
16
một hy vọng giải thoát. Nó như một màn sương mờ ảo bao phủ đời sống tinh
thần của nhiều thế hệ người Việt Nam.
Với nội dung như vậy, cần đưa vào khi trình bày đặc điểm cơ bản của tín
ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, bởi lẽ đặc điểm này nói nên phạm vi và trình độ
tác động của tín ngưỡng tôn giáo đối với xã hội.
Ba là, tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam mang tính chất đan xen, hoà
đồng.
Khác với Phương Tây và nhiều nước khác, ở Việt Nam không có tôn
giáo nào thống trị suốt chiều dài lịch sử, mà vị trí, vai trò của từng tôn giáo
cũng biến động qua các thời đại cùng với sự biến động của lịch sử. Như trên đã
thấy, Việt Nam nhiều hình thức tín ngưỡng tôn giáo tồn tại, thậm chí có những
tôn giáo cóa giáo lý, lễ nghi, cơ cấu tổ chức … khác nhau, nhưng hàng trăm
năm qua về cơ bản không có sự kỳ dị tôn giáo, càng không có sự xung đột vì lý
do dị biệt tôn giáo, mà các tôn giáo cùng tồn tại hòa bình bên cạnh nhau, hòa
hợp với nhau cùng tồn tại. Thực tế cho thấy ở nhiều làng quê Việt Nam chùa là
nơi thờ Phật và nhà thờ là nơi thờ chúa trời của đạo thiên chúa tồn tại bên cạnh
nhau, ngày Phật Đản, ngày Nôen là ngày vui chung của cả “ lương và giáo ”.
Trong một không gian có thể cùng hiện diện của nhiều tôn giáo như: chùa, nhà
thờ, miếu, am, thánh thất …
Trong lịch sử, có những cuộc tranh luận trên bóa chí hoặc dưới hình thức
này hay hình thức khác xung quanh giáo lý của Phật giáo và Thiên chúa giáo
vào những năm 30 của thế kỷ XX, nhưng không vì thế mà sự dị biệt tôn giáo
trở thành lý do để kỳ thị hay khinh miệt nhau. Hoặc ở một số thời điểm lịch sử,
giữa các tôn giáo cũng xảy ra sự bất hòa ở một số nơi, nhưng chỉ xảy ra trong
phạm vi hẹp và xung đột không lớn. Những sự xung đột này thực chất không
phải từ lý do tôn giáo, mà do âm mưu của bọn thực dân xâm lược, chúng muốn
chia rẽ khối cộng đồng dân tộc để làm yếu lực lượng cách mạng.
Tính chất đan xen, hòa đồng của tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam thể
hiện khá phong phú đa dạng và khá độc đáo. Đó là sự đan xen hòa đồng giữa
17
các tôn giáo với tính cách là tôn giáo với các tín ngưỡng dân gian, tôn giáo
nguyên thủy. Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong các ngôi chùa của Việt
Nam. Chùa đúng ra là nơi thờ Phật, nhưng ở Việt Nam trên bàn thờ Phật, ngoài
Phật còn thờ cả các thần tự nhiên , các thần thánh trong tín ngưỡng đân gian
như: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi … Ngay cả, Thiên chúa giáo, Hồi giáo là
những tôn giáo độc thần, trong quan niệm của họ chỉ thờ chúa trời, thờ thánh
Ala, nếu thờ các thánh thần khác bị coi là tà đạo, thì ở Việt Nam tìn đồ của đạo
Thiên chúa và đạo Hồi còn thờ cả ông bà tổ tiên, một hình thức tín ngưỡng phổ
biến.
Sự đan xen, hòa đồng của tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam còn thể hiện rõ
ở sự đan xen, hòa đồng giữa các tôn giáo. Ở Việt Nam từ rất lâu đạo Nho, đạo
Phật và đạo Lão đã gắn kết với nhau tạo thành “ tam giáo đồng nguyên ”. Trong
ngôi chùa Phật giáo Đức Phật vui vẻ cùng ngồi huởng lộc với Đức Khổng Tử
và Lão Tử. Không chỉ có vậy, trong chùa còn thờ cả các thánh thần của các tôn
giáo khác: Thổ công, Táo quân, Nam tào Bắc đẩu. Ngay cả Hồi giáo ở Việt
Nam, ảnh hưởng của đạo Bàlamôn cũng rất đậm nét.
Sự đan xen, hòa đồng của tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam còn thể hiện rõ
ở sự đan xen, hòa đồng giữa quan hệ, hoạt động của các tín đồ, các chức sắc tôn
giáo. Ở Việt Nam những người trong cùng một dòng họ, cùng huyết thống về
mặt xã hội, nhưng lại có thể là tín đồ của các tôn giáo khác nhau. Các tín đồ
trong niềm tin của mình, ngoài biểu tương tôn giáo mà họ theo, người ta còn tin
vào cả ma, quỷ, các biểu tượng của các tín ngưỡng tôn giáo khác. Trong hành lễ
cũng thể hiện sự đan xen, hòa đồng, ví dụ ông sư, ngoài tụng kinh gõ mõ theo
chức năng của mình, còn tham gia cả những hoạt động của thầy Pháp sư. Ông
sư không chỉ biết kinh Phật mà có thể còn biết cả “ Tứ thư ”, “ Ngũ kinh ”.
Như vậy, ở Việt Nam không có tôn giáo nào có giáo lý cứng nhắc và
cũng không có tôn giáo nào giữ vị trí thống trị trong suốt chiều dài lịch sử. Trên
thực tế, thế giới quan, nhân sinh quan của các tôn giáo không những không
thống nhất mà còn mâu thuẫn nhau, nhưng chung sống hòa bình bên nhau, đan
18
xen, hòa đồng, bổ sung, nương dựa, xâm nhập vào nhau, tạo nên diện mạo khá
độc đáo của bức tranh tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam. Nhận xét về điều này
G. Coulet trong cuốn sách “ Thờ phụng và tôn giáo ở xứ Đông Dương An
Nam” đã viết: “Ở chùa Việt Nam, họ rất vui sướng mà mời Ngọc
HoàngThượng Đế vào ngồi cùng với Phật Thích Ca, thầy chùa bán bùa chú,
yểm tà ma cũng như thầy Pháp ”.
Bốn là, tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt nam mang tính ưu trội yếu tố nữ.
Ở nước ta, hình tượng người phụ nữ xâm nhập và nổi bật trong tất cả các
hình thức tôn giáo. Điều đó phản ánh tình cảm và sự đánh giá công bằng của
nhân dân về vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Tính ưu trội yếu tố nữ trong
tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam thể hiện rất đa dạng. Nó thể hiện trước hết trong
tín ngưỡng thờ mẫu. Tín ngưỡng thờ mẫulà hình thức tín ngưỡng khá phổ biến
trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam. Dọc chiều dài đất nước đền thờ
mẫu nơi nào cũng có, với các hình thức rất đa dạng. Có mẫu là thần thiên nhiên
như: “ Linh sơn thánh mẫu ”, “ Thánh mẫu thoải phủ ”, “ Thánh mẫu thượng
ngàn”, “ Địa mẫu”, có mẫu là nhân thần, có mẫu là nhân vật có thật, lại có mẫu
là nhân vật huyền thoại.
Tính ưu trội yếu tố nữ trong tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam còn thể hiện
trong hệ thống thần thánh cũng là nữ và trong quan niệm về các phương thức
thờ cúngcủa các tôn giáo. Chúng ta biết rằng, trong hệ thống các thần thánh
trong các tín ngưỡng tôn giáo yếu tố nữ chiếm số lượng và giữ vai trò khá quan
trọng. Chẳng hạn các thần thiên nhiên chủ yếu là nữ như bà chúa dâu, bà chúa
đậu, pháp Vân …. Trong các tôn giáo lớn cũng vậy. Trong chùa của Phật giáo
có nhiều tượng như: La Hán, Bồ Tát và các vị khác, trong lớp tượng đó nổi lên
có Quan Âm Bồ Tát. Ở các nước khác Bồ Tát có thể là nam, có thể là nữ,
nhưng ở Việt Nam đó là Phật bà. Sự tồn tại và phát triển của Phật giáo ở Việt
Nam gắn liền với sự xuất hiện của tứ Pháp dưới dạng “ bà ” ( pháp Vân, pháp
Vũ, pháp Lôi, pháp Điện ). Đạo Thiên Chúa vốn chỉ thờ Đức Chúa Trời, nhưng
khi vào Việt Nam, vai trò của Đức mẹ Maria trở nên cực kỳ quan trọng. Trong
19
các nhà thờ Thiên Chúa giáo, hình tượng Maria chiếm ưu thế. Bà xuất hiện
dưới các dạng khác nhau. Con chiên đến với chúa chủ yếu thông qua “ mẹ ”.
Mọi sự trông cậy đều thuộc về mẹ. Ngay cả Hồi giáo, một tôn giáo được coi là
tôn giáo xem thường phụ nữ nhất, trong giáo lý của Hồi giáo người phụ nữ
được coi là thực thể không hoàn thiện, là thửa ruộng khai khẩn của đàn ông
.v.v, nhưng ở Việt Nam, những yếu tố nữ cũng vẫn giữ vai trò quan trọng ở
đây, nhất là ở khối Chăm Bani.
Trên đây là những đặc điểm của tín ngưỡng tôn giáo ở Việt nam theo
chúng tôi là cơ bản nhất. Mỗi đặc điểm phản ánh một mặt, một khía cạnh của
tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, trong đó đặc điểm một và hai nói lên tính đa
dạng, phạm vi, mức độ tác động của tín ngưỡng tôn giáo trong đời sống tinh
thần xã hội ta, dặc điểm thứ ba nói lên tính phức tạp, còn đặc điểm thứ tư nói
lên tính đặc thù của tín ngưỡng tôn giáo ở nước ta. Tổng hợp tất cả những đặc
điểm ấy cho thấy bức tranh tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam mang sắc thái đặc
thù riêng của nó.
20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ph. Ăngghen, Chống Duy Rinh, Nxb St, H, 1984.
2. Học viện chính trị, Giáo trình chủ nghĩa vô thần khoa học (đã nghiệm
thu ), năm 2004.
3. C. Mác, Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen – lời nói đầu, Nxb
St, H, 1971.
4. Tổng cục chính trị, Một số hiểu biết về tôn giáo – tôn giáo ở Việt Nam,
Nxb QĐND, 1993.
5. Từ điển tôn giáo.
6. Đặng Nghiêm Vạn, Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt
Nam, Nxb CTQG, H, 2003.