Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TỔ CHỨC QUẢN LÍ TRONG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.88 KB, 26 trang )

Câu 1: Khái niệm quá trình sản xuất? Kết cấu quá trình sản xuất? Các nguyên tắc
của quá trình sản xuất.
KN: Quá trình sản xuất là tổng hợp các quá trình lao động và quá trình tự nhiên.
+ Quá trình lao động là quá trình lao động của con người thông qua công cụ lao động tác
động lên đối tượng lao động để biến thành phôi liệu bán thành phẩm và thành phẩm.
+ Quá trình tự nhiên là quá trình không có sự tham gia trực tiếp của con người, đối tượng
lao động theo thời gian và môi trường xung quanh sẽ biến đổi chất lượng dưới tác động
của tự nhiên.
QTSX bao gồm qtsx chính, qtsx phụ trợ và qt phụ trợ mang tính chất sx.
+ QTSX chính là quá trình trực tiếp tạo ra sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp.
+ QTSX phụ trợ là qt không trực tiếp sx ra sản phẩm chính nhưng hết sức cần thiết để
đảm bảo quá trình sx chính được tiến hành liên tục.
+ QT phụ trợ mang tính chất sx là quá trình phục vụ trực tiếp cho qtsx chính và qtsx phụ
trợ nhằm đảm bảo các quá trình này hoạt động liên tục.
Tất cả các quá trình trên được thực hiện thông qua nguyên công( Nguyên công là 1 phần
của qtsx do 1 hoặc một nhóm công nhân thực hiện trên một nơi làm việc nhất định với
1 hoặc một loạt đối tượng nhất định)
-Các nguyên tắc của quá trình sản xuất:
+ Nguyên tắc chuyên môn hóa:
-Là hình thức phân công lao động xã hội nhằm làm cho doanh nghiệp và từng bộ phận SX
của nó có nhiệm vụ chỉ sx 1 hoặc 1 số loại sp chi tiết hoặc chỉ thực hiện 1 hoặc 1 số it
nguyên công trong quá trình sản xuất.
-Làm đơn giản rất nhiều cho công tác chuẩn bị sản xuất, tận dụng được thời gian, công
suất của máy móc, thiết bị, có điều kiện sử dụng các thiết bị, dụng cụ đồ gá chuyên
dùng, nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiêu chuẩn hóa,
thống nhất hóa, ứng dụng các kĩ thuật hiện đại.
+ Nguyên tắc liên tục:
-Tính liên tục trong quá trình sản xuất thể hiện ở chỗ đối tượng lao động luôn luôn vận
động trong quá trình sản xuất. Nghĩa là đối tượng luôn ở các giai đoạn gia công hoặc
đan trong quá trình vận chuyển từ nơi làm việc này đến nơi làm việc khác, đối tượng
lao động không phải chờ đợi và không có thời gian ngừng trong qtsx.




-Sx liên tục đem lại hiệu quả kinh tế do rút ngắn được chu kì sx, tận dụng được thời gian
công suất của máy móc thiết bị và tăng nhanh thời gian quay vòng sản phẩm.
+ Nguyên tắc tỉ lệ( cân đối):
Tỷ lệ trong sản xuất là khả năng đảm bảo cân đối các khâu của qtsx. Qtsx cân đối thể hiện
ở việc bố trí, xác lập mối quan hệ giữa năng lực sản xuất của máy móc thiết bị với khả
năng lao động, chất lượng nguyên vật liệu…
+ Nguyên tắc song song
Tính song song là khả năng tiến hành cùng một lúc các quá trình, các giai đoạn, các
nguyên công trên các chỗ làm việc khác nhau.
+ Nguyên tắc nhịp điệu
Để có sp cung cấp kịp thời, đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì doanh nghiệp phải tổ
chức các quá trình sản xuất, các bộ phận sản xuất phải hoạt động đồng đều, ăn khớp
theo nhịp điệu sx nhất định
Nhịp điệu sx là khoảng thời gian từ khi kết thúc sx 1 sp đến khi kết thúc sp tiếp theo.


Câu 2: Khái niệm kết cấu sản xuất? các hình thức chuyên môn hóa sản xuất? Loại
hình sản xuất?
-Kết cấu sản xuất:
+ Khái niệm và ý nghĩa của kết cấu sx: là một tập hợp, một hệ thống hoàn chỉnh các bộ
phận sx chính, các bộ phận sx phụ trợ và các bộ phận phục vụ mang tính chất sx với
mối liên hệ trong sản xuất của các bộ phận đó.
+ Các bộ phận của kết cấu sản xuất:
-Bộ phận sx chính: bao gồm các phân xưởng sx chính trực tiếp tham gia vào việc chế tạo
các sp chính của doanh nghiệp. VD: phân xưởng đúc, rèn, dập, gia công cơ, hàn…
-Bộ phận sx phụ trợ: Bao gồm các phân xưởng tham gia vào việc chế tạo các sp phụ nhằm
phục vụ trực tiếp cho các phân xưởng sx chính đảm bảo các phân xưởng này hoạt động
liên tục và đều đặn.

+ Các bộ phận phục vụ sx: các bộ phận này được tổ chức nhằm đảm bảo phục vụ cho các
phân xưởng chính, phân xưởng phụ trợ và cho chính bản thân nó.
-Các hình thức chuyên môn hóa sản xuất:
+ Chuyên môn hóa công nghệ: là khi tổ chức người ta căn cứ đặc điểm quá trình công
nghệ để bố trí mỗi phân xưởng hay công đoạn chỉ thực hiện một giai đoạn hoặc một
phần của giai đoạn công nghệ nào đó trong toàn bộ qtsx, ở đó người ta bố trí máy móc
thiết bị cùng loại, tên của phân xưởng là tên của máy móc thiết bị hay công nghệ.
+ Chuyên môn hóa đối tượng: Mỗi phân xưởng hay công đoạn chỉ chế tạo 1 loại sp hay
chi tiết nhất định theo trình tự quy trình công nghệ đã định ra.
Đặc điểm: số lượng mặt hàng, chi tiết gia công trong phân xưởng rất ít và ổn định. Thiết
bị máy móc và công nhân bố trí theo dây chuyền khép kín từ nguyên công đầu tiên đến
nguyên công cuối cùng, tên của phân xưởng được gọi theo đối tượng đó.
+ Chuyên môn hóa kết hợp: nghĩa là trong cùng một phân xưởng thì một số công đoạn
được tổ chức theo hình thức chuyên môn hóa công nghệ, một số công đoạn tổ chức
theo chuyên môn hóa đối tượng.
-Các loại hình sản xuất:
Là tập hợp những đặc trưng chủ yếu xác định tính chất của quá trình công nghệ gia công
sản phẩm, kết cấu sx, hình thức di động, đối tượng lao động và hình thức tổ chức được
ứng dụng trong doanh nghiệp.


Phân loại:
+ Loại hình sản xuất đơn chiếc:
Là loại hình sx có đặc trưng sau:
-Số loại mặc hàng và chủng loại sản phẩm nhiều, số lượng mỗi mặt hàng ít, tính lặp lại
của sp ít hoặc hầu như không có.
-Quá trình sx không ổn định về mặt kĩ thuật cũng như tổ chức sx.
-Máy móc thiết bị đồ gá, dụng cụ hầu hết là vạn năng, trình độ của công nhân cũng là vạn
năng.
-Quy trình công nghệ xây dựng đơn giản.

Ưu điểm: có khả năng sản xuất nhiều mặt hàng nên thỏa mãn nhu cầu thay đổi thị trường.
Vốn đầu tư không nhiều, thu hồi vốn nhanh.
Nhược điểm: trình độ chuyên môn hóa nơi làm việc thấp, năng suất lao động thấp, giá
thành sp cao.
+ Loại hình sản xuất hàng loạt:
-Qtsx tương đối ổn định về kĩ thuật, tổ chức, thời gian.
-Thiết bị, máy móc dụng cụ phần lớn là chuyên dùng, phần lớn là vạn năng.
-Năng suất lao động tương đối cao nên giá thành thấp.
-Năng suất lao động thấp hơn sx hàng khối, công tác tổ chức gặp nhiều khó khăn.
+ Loại hình sản xuất hàng khối:
-Số mặt hàng và chủng loại rất ít nhưng số lượng mỗi loại rất lớn.
-Quá trình sản xuất ổn định về kĩ thuật, công nghệ, tổ chức, máy móc, thiết bị, dụng cụ đồ
gá chuyên dùng.


Câu 3: khái niệm chu kỳ sản xuất và phương pháp tính?
Khái niệm:
-độ dài thời gian của chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian từ khi nguyên
vật liệu vào sản xuất tới khi chế tạo,xong kiểm tra ra và nhập kho
thành phaamrthoiwf gian của chu kỳ sản xuất có thể tính cho 1 chi
tiết ,1 loạt chi tiết,1 cụm chi tiết hay cả sản phẩm hoàn chỉnh.
1.phương thức di động đối tượng sản xuất:
-là khả năng vận động của các chi tiết từ nơi làm việc này sang nơi làm
việc khác trong quá trình sản xuất.
-phương thức di động còn ảnh hưởng đến độ dài của chu trình sản xuất.
a.phương thức di động liên tục:
-theo phương thưc này,sau khi gia công xong cả loạt chi tiết ở nguyên
công trước mở chuyển cả loạt chi tiết sang nguyên công sau,gia công
tiếp cho đến khi gia công xong tất cả nguyên công.
+ đặc điểm:

-trong 1 nguyên công,,các chi tiết trong 1 loạt độc tiến hành gia công
tuần tự hết chi tiết này đến chi tiết khác.
- thời gian chu kỳ gia công của cả loạt được xác định theo công thức:
m

Tlt = n.∑ tcti
i =1

Tlt :thời gian chu kỳ gia công của cả loạt chi tiết theo phương thức liên
tục
n:số lượng chi tiết trong 1 loạt đưa vào gia công đồng thời
Tcti thời gian định mức thực hiện chi tiết i
m:số nguyên công theo quy trình công nghệ
-trong thực tế do thời gian gia công các nguyên công,các nguyên công
khác nhau để tận dụng công suất thiết bị rút ngắn chu kỳ sản


xuất,ngta bố trí 1 máy gia công ở mỗi nhân coog khác nhau khi đó
m

Tlt = n.∑

thời gian chu kỳ được tính theo công thức:

i =1

tcti
Ci

Ci:số máy hay thiết bị thực hiện nguyên công

b.phương thức di động song song:
-sau khi gia công xong 1 chi tiết(hoặc 1 loạt vận chuyển chi tiết khác),ở
nguyên công trước sẽ chuyển ngay chi tiết (hoặc 1 loạy vận chuyển
p) sang nguyên công tiếp theo mà không cần chờ gia công sang cả
loạt.
-đặc điểm:
-các chi tiết đồng loạt được gia công đồng thời trên các chỗ làm việc
khác nhau
-mỗi mộ chi tiết hoặc 1 loạt vận chuyển p được gia công liên tục từ
nguyên công này sang nguyên công khác.
-nếu xét riêng từng nguyên công thì các chi tiết trong 1 loạt không được
gia công liên tục trừ nguyên công và thời gian ngắn nhất.
-thời gian chu kỳ được xác định theo công thức:
m

Tss = ∑ tcti + (n − 1)tct max
i =1

-trong thực tế,mỗi trường hợp các nguyên công được gia công trên 1 số
máy,mặt khác mỗi lần truyền nguyên công này sang nguyên công
khác không phải là 1 chi tiết mà là 1 loạt chi tiết,khi đó công thức:
m

Tss = p.∑
i =1

tcti
t
+ (n − p ) ct max
Ci

ci

c.phương thức di động kết hợp.
-khi di chuyển phương thức thức này chia làm 2 trường hợp:
TH1:khi di chuyển các chi tiết từ nguyên công có thời gian gia công dài
sang nguyên công ngắn hơn thì chi tiết thứ 1 hoặc hàng loạt chi tiết
1 của nguyên công đầu sẽ được chuyển sang nguyên công sau gia
công ở 1 thời gian điểm sao cho hết thức gia công chi tiết hoặc loạt
chuyển chi tiết ở nguyên công sau liên tục và rút ngắn thời gian.


-TH2:chuyển các chi tiết từ nguyên công có thời gian gia công ngắn hơn
sang nguyên công có thời gian gia công dài hơn thì làm tương tự như
phương thức song song nghĩa là sau khi gia công xong ở chi tiết trước
thì chuyển sang nguyên công sau,
Công thức:Tkh=Tlt-phần trùng
Các phần trùng=(n-1).Tctni
Trong đó: Tctnilà thời gian định mức của nguyên công ngắn hơn trong 2
nguyên công kế nhau từng đôi một.

Câu 4:phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền và theo nhóm?
a.phương pháp tổ chức sản xuất theo nhóm:
+ đặc điểm:
+ không thiết kế quy trình công nghệ bố trí máy móc dụng cụ để sản
xuất từng loại chi tiết cá biệt mà làm chung cho cả nhóm dựa vào
từng loại chi tiết tổng hợp đã lựa chọn.
+ Nội dung:
-tất cả các chi tiết của các loại sản phẩm cần chế tạo sau khi đã được
thống nhất hóa,tiêu chuẩn hóa được phân thành từng nhóm căn cứ
vào kết cấu,pp công nghệ giống nhau,yêu cầu về máy móc và đồ gá

cùng loại.
-lựa chọn chi tiết tổng hợp của nhóm:
-chi tiết tổng hợp là chi tiết phức tạp hơn cả và tổng hợp được tất cả các
yếu tố của các chi tiết khác trong cùng nhóm.
-lập quy trình công nghệ cho nhóm tức là cho chi tiết tổng hợp được lựa
chọn.
-tiến hành xây dựng định mức cho các bước công việc của chi tiết tổng
hợp từ đó dùng phương pháp so sánh để quy định hệ số cho các loại
chi tiết khác trong cùng nhóm.
-thiết kế chuẩn bị dụng cụ để gá để lắp cho cả nhóm và bố trí máy móc
để tiến hành sản xuất.


-pp sx theo nhóm đem lại hiệu quả kinh tế sau:
+ giảm bớt thời gian chuẩn bị kỹ thuật sản xuất.
+ giảm nhẹ công tác xây dựng định mức kinh tế,kĩ thuật công tác,kế
hoạch và điều độ sản xuất.
+ tạo điều kiện nâng cao loại hình sản xuất
+ tạo điều kiện cải tiến,tổ chức lao động,nâng cao năng suất lao động.
+ giảm bớt chi phí về trang thiết bị kĩ thuật,giảm chi phí hao mòn máy
móc dụng cụ,hạ giá thành sản phẩm.
2. phương pháp dây chuyền:
+ trong sản xuất dây chuyền,đối tượng gia công tương đối ổn định,các
nguyên công được thực hiện liên tục trong những khoảng thời gian
nhất định theo quy trình công nghệ chính xác và tiên tiến.
a.đặc điểm:
+ trên dây chuyền tiến hành sx 1 và 1 vài sản phẩm cố định,các chỗ
làm việc được bố trí phù hợp với trình tự nguyên công theo quy trình
công nghệ đã vạch ra,mỗi chỗ làm việc chỉ thực hiện 1 và 1 vài
nguyên công do đó trình độ làm việc rất cao.

+ tính nhịp điệu tiến hành gia công các nguyên công riêng biệt,cũng
như toàn bộ quá trình sản xuất nơi chung rất cao,nhịp điệu sản xuất
được quy định chính xác.
+ thời gian gián đoạn gia công chi tiết từ nguyên công này sang nguyên
công khác là nhỏ nhất nghĩa là tính liên tục trong sản xuất rất cao.
+ các đối tượng gia công được chuyển từ nơi làm việc này sang nơi làm
việc khác bằng phương tiện vận chuyển đặc biệt như băng chuyền
cần trục….
- điều kiện tổ chức dây chuyền:
+ nhiệm vụ sản xuất phải ổn định,số lượng sản xuất hàng năm phải
tương đối lớn.
+ quá trình sx phải cố định trong thời gian dài:nhiệm vụ sản xuất,kết
cấu sản phẩm,quy trình công nghệ.
+ thông số của sản xuất dây chuyền:


-nhịp dây chuyền là:là khoảng thời gian giữa 2 đối tượng gia công kế
tiếp nhau ở nguyên công cuối cùng khi sản xuất sản phẩm.
S = T:Q ( phút hoặc giờ/cái)
T: tổng thời gian sản xuất
Q: số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ
+ bước dây chuyền: khoảng cách giữa 2 nơi làm việc kế nhau phụ thuộc
vào kích thước sản phẩm thiết bị máy móc bố trí trên nơi làm việc
+ số nơi làm việc trên dây chuyền: tổng số nơi làm việc trên dây
chuyền phụ thuộc vào các nhân tố số nguyên công và nơi làm việc
của mỗi nguyên công.
+ số nơi làm việc của mỗi nguyên công:

Ci =


tcti
Cr

+ độ băng dây chuyền: L=B.n
Trong đó: B bước dây chuyền
n:số nơi làm việc cùng 1 phía của băng chuyền.
+tốc độ chuyển động của băng chuyền: v = B:r
- hiệu quả kinh tế:
+ tăng sản lượng của 1 đơn vị máy móc và đơn vị diện tích.
+rút ngắn chu kỳ sản xuất ,giảm được khối lượng sản phẩm dở
dang,tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động
+ nâng cao năng suất lao động
+nâng cao chất lượng sản phẩm,giảm phế phẩm,hạ giá thành sản
phẩm.
Câu 5: tổ chức và phục vụ nơi làm việc?
Khái niệm: nơi làm việc là 1 phần không gian có giới hạn bởi diện tích
sản xuất,trong đó có thiết bị,dụng cụ đo một hoặc 1 số công nhân sử
dụng để thục hiện 1 bộ phận nhất định của quá trình sản xuất.
+ phân loại: tùy theo căn cứ phân loại khác nhau ngta phân chia nơi
làm việc thành các loại sau:
-nơi làm việc cá nhân,nơi làm việc tập thể.


-nơi làm thủ công,nơi làm việc cơ khí hóa,tự động hóa.
-nơi làm việc cố định và di động.
+mục tiêu: tận dungjt hời gian làm việc khả năng nghề nghiệp,cường
độ lao động và tận dụng toàn bộ trang thiết bị vật chất tại nơi làm
viecj nhằm tằng năng suất lao động.
a.nội dung ,tổ chức và phục vụ nơi làm việc:
+ tổ chức nơi làm việc: bao gồm việc chuyên môn hóa nơi làm

việc,trang bị nơi làm việc và bố trí việc sắp xếp thiết bị máy móc,các
trang bị công nghệ,đối tượng lao động để đảm bảo cho công nhân
làm việc có năng suất cao.
+ chuyên môn hóa nơi làm việc: bố trí chặt chẽ nơi làm việc các nguyên
công hay công việc nhất định.
+ trang bị nơi làm việc xác định số lượng các loại dụng cụ cần thiết cho
nơi làm việc.
+ bố trí nơi làm việc:phân bố về không gian,trang thiết bị đã có nhằm
mục đích tạo thuận lợi cho công nhân làm việc,bảo đảm sử dụng tối
đa khả năng của máy móc,thiết bị dụng cụ sản xuất,khi bố trí nơi làm
việc phải đảm bảo phù hợp yêu cầu công nghệ,tránh các cử động vận
động tiêu hao nhìu năng lượng,đảm bảo sức khỏe và an toàn lao
động cho công nhân.
+ phục vụ nơi làm việc nhằm tận dụng toàn bộ thời gian làm việc của
công nhân vào việc thực hiện và hoàn thành công việc chính được
giao không mất thời gian chờ đợi sx.công tác phục vụ sản xuất bao
gồm:
+ đảm bảo cung cấp cho nơi làm việc,đầy đủ nguyên vật liệu,dụng cụ
ddooof gạch các nơi làm việc
+ xem xét,điều chỉnh các thiết bị theo định kỳ.
+ kiểm tra theo dõi và sửa chữa thường xuyên các thiết bị sản
xuất,thiết bị điện và thiết bị vận chuyển
+ giao nhiệm vụ,phiếu công tác,tài liệu ,bản vẽ đến nơi làm việc
+ kiểm tra kỹ thuật đối tượng lao động hệt hống an toàn,bảo hộ lao
động.


Câu 6:Khái niệm, phân loại tác dụng định mức lao động? Phân loại tiêu hao thời
gian làm việc và kết cấu định mức kĩ thuật thời gian? PP xây dựng định mức lao
động?

-Khái niệm: Định mức lao động là lượng lao động hao phí lớn nhất không được phép vượt
quá để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm( hoặc 1 khối lượng công việc) theo tiêu chuẩn
chất lượng qui định trong điều kiện tổ chức kĩ thuật sinh lý và kinh tế xh nhất định.
-Phân loại: có nhiều cánh phân loại:


+ Nếu căn cứ vao t/c và đơn vị tính toán thì có 3 loại: định mức thời gian, định mức phục
vụ và định mức sản lượng.
+ Căn cứ vào cấu thành và định mức có 2 loại: định mức bộ phận và định mức tổng hợp.
+ Căn cứ vào phương pháp xây dựng: có định mức theo phương pháp thống kê kinh
nghiệm và định mức có căn cứ kĩ thuật.
+ Căn cứ vào việc phân cấp quản lí: định mức do doanh nghiệp qui định và định mức do
cấp trên qui định( ngành, nhà nước).
-Tác dụng của định mức lao động:
+ Là cơ sở để xđ trách nhiệm và đánh giá kết quả lđ của mỗi người.
+ Là căn cứ để xây dựng kế hoạch.
+ Là cơ sở để tổ chức sản xuất, tổ chức quản lí lđ
+ Là cơ sở để trả lương.
+ Là cơ sở để quán triệt nguyên tắc tiết kiệm
-Phân loại tiêu hao thời gian làm việc:
Thời gian qui định cho 1 ca hay 1 ngày làm việc được chia làm 2 bộ phận: thời gian có
ích và thời gian lãng phí.
+Thời gian có ích: có 4 loại
-Thời gian chuẩn bị và kết công việc( Tck)
-Thời gian tác nghiệp(Ttn): thời gian này gồm thời gian chính (Tc) và thời gian phụ(Tp)
-Thời gian phục vụ(Tpv) gồm có thời gian phục vụ tổ chức(T pvtc) và thời gian phục vụ kĩ
thuật( Tpvkt).
- Thời gian nghỉ nghơi và nhu cầu tự nhiên(Tnc)
*Thời gian lãng phí : gồm 4 loại
- Thời gian lãng phí do thực hiện nhiệm vụ không mang yếu tố sản xuất.

-Thời gian lãng phí do thiếu sót về kĩ thuật.
-Thời gian lãng phí do công nhân gây ra.
-Thời gian lãng phí do thiếu sót về tổ chức.
* Kết cấu mức kĩ thuật thời gian:


Trong các loại thời gian trên tất cả những loại thời gian lãng phí không kể nguyên nhân gì
điều không đưa vào định mức, do đó kết cấu của định mức thời gian bao gồm: thời
gian chuẩn bị kết thúc, thời gian tác nghiệp chính, thời gian tác nghiệp phụ, thời gian
phục vụ tổ chức, thời gian phục vụ kĩ thuật, thời gian nghỉ nghơi và nhu cầu tự nhiên
*Phương pháp xây dựng định mức lao động:
- Phương pháp thống kê kinh nghiệm là pp xây dựng định mức dựa vào số liệu thống kê
và kinh nghiệm của cán bộ nhân viên định mức. PP gồm 2 pp cụ thể:
+ PP ước tính kinh nghiệm: các mức có được theo pp này có trị số ước tính căn cứ vào
kinh nghiệm của cán bộ nhân viên định trước.
+PP thống kê: các mức có được là các trị số tiêu hao thời gian thống kê được qua các bảng
nhiệm vụ sản xuất,, giấy báo Ca+.. của những công việc tương tự hoặc các công việc
sản xuất từ trước.
*PP phân tích: bao gồm 2 pp cụ thể
-pp tính toán phân tích: các mức thời gian được tính toán theo từng yếu tố cấu thành của
nó dựa trên cơ sở chế độ công tác hợp lí của máy móc thiết bị và các mức tiêu hao thời
gian chuẩn.
-pp điều tra phân tích: các mức thời gian được xác địnhvà tính toán dựa trên cơ sở điều tra
phân tích các tiêu hao thời gian làm việc bằng quan sát( bấm giờ chụp ảnh),.

Câu 7:khái niệm,vai trò vật tư,phương pháp xác định lượng vật
tư cần dùng và dữ trữ trong kỳ kế hoạch.
- khái niệm: vật tư kỹ thuật là 1 bộ phận không thể thiếu được trong
quá trình sản xuất gồ nguyên vật liệu chính,nguyên liệu phụ,bán
thành phẩm mua ngoài,nhiên liệu,năng lượng phụ tùng thay thế và

các trang thiết bị công nghệ phụ vụ cho quá trình sản xuất.


- vai trò:
+ vật tư có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sản xuất được liên
tục
+ chất lượng nơi làm việc ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản
phẩm,đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nhiên vật liệu đến hiệu
quả của việc sử dụng vốn,vì vậy doanh nghiệp cần phải cung ứng vật
tư đúng tiến độ ,đảm bảo về số lượng,chủng loại,quy cách nhằm
nâng cao các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật,kéo dài chu kỳ sống của sản
phẩm và sản xuất kinh doanh có lãi
+ xét về mặt tài chính:vốn bỏ ra để mua nguyên vật liệu chiếm từ 4060% vốn lưu động,xét về mặt kinh doanh,trong cơ cấu giá
thành,nguyên vật liệu chiếm 60-80% do đó quản lý nguyên vật liệu
có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất,chất lượng
sản phẩm,tiết kiệm vốn,hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận.
-xác định lượng nguyên vật liệu cần dùng:
+lượng nguyên vật liệu cần dùng là lượng nguyên vật liệu được sử dụng
một cách hợp lý và tiết kiệm trong kỳ ké hoạch thường là 1 năm,đảm
bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm đồng thời cũng tính đến
nhu cầu cho chế thử sản phẩm mới,sửa chữa máy móc thiết bị.
+ lượng nguyên vật liệu cần dùng cho từng chủng loại ,theo quy cách
kích thuước của nó ở từng chi tiết,từng bộ phận,từng sản phẩm sau
đó tổng hợp lại cho toàn bộ doanh nghiệp.
+ lượng nguyên vật liệu chính cần dùng:
Vcd=( Ni.Đvi+ Pi.Đvi –Pđl.Đvi)
Vcd: vật liệu chính cần dùng
Ni: số lượng sản phẩm loại i
Đvi:định mức tiêu dùng nơi làm việc cho 1 đơn vị sản phẩm loại i.
Pi: số lượng phế phẩm cho phép của loại sản phẩm loại i

m:số chủng loại sản phẩm trong kỳ kế hoạch
Pdl:số lượng phế phẩm dùng lại đuược của laoij sản phẩm I kỳ kế hoạch
+ tính nhiên liệu cần dùng: khi tính lượng nhiên liệu cần dùng,ngta dựa
vào công suất của thiết bị,thời gian máy chạy và định mức tiêu hao
nhiên liệu cho 1 đơn vị công suất:


NLcd= ( Cs.ĐNl.h )/ Hn
NLcd: lượng nhiên liệu cần dùng
Cs: công suất thiết bị,máy.
ĐNl:định mức sử dụng nhiên liệu cho 1 đơn vị công suất trong 1 h.
H:số h làm việc của máy móc thiết bị
Hn:hệ số sử dụng nhiên liệu có ích.
+ tính lượng điện cần dùng:
m

Dcd = ∑ N i .di
i =1

Ni: số sản phẩm laoij I sản xuất trong kỳ kế hoạch
Di:định mức tiêu thụ điện cho 1 đơn vị sản xuất loại i.
-Xác định lượng nhiên liệu dữ trữ:
Lượng nguyên vật liệu dữ trữ là lượng nguyên vật liệu cần thiết tối thiểu
để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục bình
thường.
+ lượng nguyên liệu dữ trữ thường xuyên là lượng nguyên vật liệu cần
thết tối thiểu để đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành liên tục
giữa 2 lần mua sắm nguyên vật liệu kế tiếp nhau.
Vtx=v.tec
V: lượng nguyên vật lieeujcaanf dùng bình quân trong 1 ngày đêm.

tec: thời gian cung cấp,thời gian giữa 2 lần liên tiếp kế tiếp nhau
+ lượng nguyên vật liệu dữ trữ bảo hiểm là lượng nguyên vật liệu cần
thiết để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường
do các lần mua sắm nguyên vật liệu bị lỡ hẹn: V bh=v.tbh.


Câu 8: Khái niệm, vai trò vốn sản xuất? Biện pháp sử dụng vốn hiệu quả
-Khái niệm: toàn bộ số tiền ứng ra ban đầu và quá trình sản xuất tiếp theo của DN được
gọi là vốn sản xuất.
+ vốn sản xuất trong DN là 1 loại quỹ tiền tệ đặc biệt dưới dạng tài sản vật chất và tài sản
tài chính của DN nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận.
+ vốn sản xuất phải có trước khi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là số tiền dùng
để ứng trước cho sản xuất kinh doanh và sau mỗi một chu kì hoạt động phải được thu
về để ứng tiếp cho kì hoạt động sau.
+ vốn sản xuất gồm vốn cố định và vốn lưu động.
-Vai trò: vốn sản xuất và quản lý vốn sản xuất có vai trò quyết định đến quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của DN có hiệu quả hay không.
+Vốn sản xuất của DN có vai trò sau:
-Dùng cho đầu tư dài hạn:
+Đổi mới công nghệ
+Mở rộng quy mô sản xuất
+Đầu tư tài chính khác.
-Dùng cho sản xuất kinh doanh:
+Trả lương cho người lao động.
+Trả tiền cho người cung ứng.
+Chi cho các hoạt động quản lý.
+Nộp thuế và các đóng góp xã hội.
-Biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả :
+ Với vốn cố định:
-Lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp để thu hồi vốn nhanh, đảm bảo vốn nhằm

không gây biến động lớn trong giá thành và giá bán sản phẩm.
- Đánh giá lại tài sản cố định thường xuyên để xác định được giá trị thực của tài sản cố
định nhằm xác định phương thức khấu hao hợp lý trong từng thời kì .
-áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định:


+Tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị.
+Nâng cao thời gian sử dụng máy móc thiết bị.
+ Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cô định định kì.
+ áp dụng biện pháp khuyến khích vật chất và trách nhiệm vật chất đối với người quản lý
tài sản cố định.
- Phân tích đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định và vốn cố định.
+ Với vốn lưu động:
-Xác định số vốn lưu động cần thiết trong kì kế hoạch nhằm đảm bảo đủ vốn cho sản xuất
đồng thời tránh ứ đọng vốn lưu động.
-Tổ chức khai thác các nguồn tài trợ vốn lưu động: vốn hiện có, vốn vay…
- Bảo toàn và phát triển vốn lưu động, đảm bảo sức mua của vốn lưu động không bị giảm
so với ban đầu.
-Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động từ đó điều chỉnh vốn kịp thời
các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả vốn lưu động.

Câu 9: Khái niêm vốn cố định? Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định?
+ Khái niệm vốn cố định: là giá trị ứng ra trước để đầu tư vào các tài sản cố định nhằm
phục vụ cho sản xuất kinh doanh.


-Tài sản cố định là một bộ phận của tư liệu sản xuất, trong đó giữ chức năng là tư liệu lo
động. Tư liệu lao động có đặc điểm tham gia vào nhiều chu kì sản xuất sau mỗi chu kì
sản xuất hình thái vật chất vẫn giữ nguyên giá trị của nó được chuyển vào giá trị sản
phẩm do nó sản xuất ra.

-Theo quy định của VN: tài sản cố định là tài sản sản thỏa mãn giá trị từ 10 triệu trở lên,
thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
+ Phương pháp tính khâu hao tài sản cố định.
-Sau khi sản xuất ra sản phẩm giá trị tài sản cố định đã bị hao mòn phải được chuyển vào
giá trị sản phẩm , phần giá trị này là khấu hao tài sản cố định. Đó chính là phần giá trị
sản phẩm được tích lại để bù đắp hao mòn tài sản cố định.
-Khi tính khấu hao tài sản cố định cần xác định khấu hao sau:
+Mức khấu hao cơ bản hằng năm là số tiền hằng năm DN phải chuyển vào quỹ khấu hao
cơ bản đối với một tài sản cố định.
Acb= (Ng+P-Gđt): T
Acb: mức khấu hao cơ bản hằng năm
Ng: nguyên giá trị tài sản cố định
P: chi phí vận chuyển, lắp đặt , chạy thử tài sản cố định
Gđt: giá trị đào thải tài sản cố định
T: thời gian sử dụng tài sản cố định
+Tỉ lệ khấu hao cơ bản hằng năm: phản ánh tỉ lệ % so với nguyên giá về số tiền khấu hao
cơ bản hắng năm.Nó phản ánh mức khấu hao cơ bản hằng năm.
Acb= Acb:Ng.100%
Acb: tỉ lệ chích khấu hao cơ bản hằng năm
+Mức khấu hao sửa chữa lớn hằng năm lá số tiền hang năm DN phải trích vào quỹ khấu
hao sửa chữa lớn đối với 1 tài sản cố định nhất định.
Ascl= Pscl: T
Ascl: khấu hao sửa chữa lớn hàng năm
Pscl: tổng chi phí scl dự kiến trong suốt đời hoạt động của tài sản cố định


+Tỉ lệ khấu hao sửa chữa lớn hàng năm, phản ánh tỉ lệ % so với nguyên giá về số tiền
trích khấu hao scl hàng năm.
Ascl= Ascl:Ng.100%
+ vốn lưu động: vốn lưu động của DN là số tiền ứng trước về tài sản lưu động và tài sản

lưu thông nhằm đảm bảo quá trình sản xuất tiến hành thường xuyên và liên tục.
-Tài sản lưu động có đặc điểm chỉ tham gia 1 lần vào quá trình sản xuất, sau khi tham gia
vào quá trình sản xuất, hình thái vật chất bị thay đổi, giá trị chuyển toàn bộ 1 lần sang
giá trị sản phẩm nó tạo ra
-Các chỉ tiêu đánh giá:
+Số vòng luân chuyển vốn lưu động: là chỉ tiêu đánh giá trong một năm bình quân 1 đồng
vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng.
Số vòng luân chuyển = (doanh thu- thuế trong kì): vốn lưu động bình quân
+Kì luân chuyển bình quân của vốn lưu động trong năm : chỉ tiêu đánh giá bình quân 1
vòng luân chuyển vốn lưu động mất bao nhiêu ngày
Kì luân chuyển= 360: số vòng luân chuyển vốn lưu động
+Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: phản ánh để có một đồng doanh thu bán hàng cần bao
nhiêu đồng vốn lưu động.
Hệ số đảm nhiệm = Vốn lưu động bình quân trong kì : ( Doanh thu- thuế trong kì)
+Mức doanh lợi vôn lưu động: phản ánh 1 đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
Mức doanh lợi = lợi nhuận trong kì : vốn lưu động bình quân trong kì.


Câu 10: Khái niệm tiền lương? Vai trò đòn bẫy kinh tế của tiền lương? Các hình
thức trả lương theo thời gian và theo sản phẩm?
Khái niệm: Tiền lương là khoản công mà người lao động nhận được sau 1 thời gian
làm việc cho doanh nghiệp căn cứ vào số lượng lao động, chất lượng lao động của họ
và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Bản chất của tiền lương:
-Về mặt kinh tế: tiền lương là phần đối trọng của sức lao động mà người lao động đã cung
cấp cho người sử dụng lao động.
-Về mặt vã hội: tiền lương là 1 khoản thu nhập của người lao động để bù đắp nhu cầu tiếu
thiểu của người lao động trong 1 giai đoạn kt-xh nhất định.
Vai trò đòn bẫy kinh tế của tiền lương:

+Tiền lương hợp lí sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển và ngược lại
nó sẽ kiềm hãm sản xuất.
+Trong các mặt quản lí doanh nghiệp thì quản lí con người là khó khăn và phức tạp nhất.
Mà cơ sở phát sinh ra sự phức tạp đó là vấn đề phân phối do đó doanh nghiệp phải có 1
chế độ tiền lương hợp lí.
+Xét về mặt kinh tế: tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và phát triển kt
gia đình.
+Xét về mặt kt-xh: tiền lương phản ánh tâm tư của người lao động đồi với doanh nghiệp,
đối với xh. Nếu tiền lương cao sẽ ảnh hưởng 1 cách tích cực và ngược lại.
Các hình thức trả lương theo thời gian và theo sản phẩm:
*Hình thức trả lương theo thời gian
-Là số tiền trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc và tiền lương 1 đơn vị
thời gian.
-Có 2 hình thức tả lương theo tg:
+Trả lương theo tg giản đơn: là tiền lương trả cho nguwowig lao động căn cứ vào thời
gian làm việc thực tế và mức lương trong 1 đơn vị tg.
LTG = ML x TLV (đồng)
LTG : tiền lương theo thời gian giản đơn
ML: Mức lương trong 1 đơn vị thời gian
TLV: thời gian làm việc thực tế


Hình thức trả lương này không xét đến thái độ làm việc nên nó không thúc đẩy người lao
động tiết kiệm thời gian lđ và tăng năng suất lđ.
+Trả lương theo thời gian có thưởng: ngoài tiền trả cho người lđ căn cứ vào thời gian
làm việc thực tế và mức lương trong 1 đv thời gian thì họ còn được trả thêm tiền
thưởng căn cứ vào kết quả tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết
kiệm nguyên vật liệu hoặc hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao.
LTG = ML x TLV x (1+ KT/100)
KT: tỉ lệ % tiền thưởng

*Hình thức trả lương theo sản phẩm
-Trả lương theo sp thực chất là trả lương theo số lượng sp hay công việc đã hoàn thành và
đảm bảo chất lượng
Lsp = Ntt x Đg
Lsp: lương sản phẩm
Ntt: số sản phẩm thực tế đạt chất lượng đã hoàn thành
Đg: đơn giá tiền lương sản phẩm
-Trả lương theo sản phẩm có các hình thức sau:
+Trả lương sản phẩm cá nhân trực tiếp, không hạn chế căn cứ vào số sản phẩm thực tế
hoàn thành và đơn giá tiền lương quy định.
Lsp = Ntt x Đg (đồng)
Đơn giá tiền lương được xác định theo công thức sau:
Đg(tt) = T x Lgiờ (1+k/100)
T: mức tg của sản phẩm
Lgiờ: mức lương giờ theo cấp bậc của sp
k: tỉ lệ % phụ cấp các loại theo quy định.
+Trả lương theo sp gián tiếp: căn cứ vào kết qủa lđ của công nhân chính để tính lương cho
công nhân phụ hoặc người phục vụ.
Lsp = Ntt x Đg(gt)
Đg(gt): đơn giá tiền lương sản phẩm của công nhân phụ hoặc người phục vụ


+Trả lương theo sp lũy tiến: hình thức này áp dụng nhiều đơn giá khác nhau để trả cho
công nhân tăng sản lượng ở mức độ khác nhau, những sp đạt được trong định mức thì
trả theo đơn giá chung quy định, còn những sp vượt mức thì trả theo đơn giá lũy tiến.
Lsp = Ntt x Đg + (Ntt-Nđm) x Đg(1+klt/100)
Nđm: số sp định mức được giao
Klt: tỉ lệ % lũy tiến đơn giá tiền lương
+Trả lương theo sp tập thể: áp dụng với công việc cần 1 tập thể công nhân cùng thực hiện.
Khi thực hiện chế độ lương này cần tiến hành theo 2 bước:

B1: Tính đơn giá tiền lương của công việc mà cả tổ được hưởng
Đg = T x Lgiờ x (1+k/100)
T: Mức thời gian của công việc cả tổ làm
Lgiờ: Mức lương giờ theo cấp bậc công việc cả tổ làm
K: tỉ lệ % phụ cấp các loại theo qui định
B2: Chia số tiền lương cả tổ được hưởng cho từng người trong tổ
+Trả lương khoán: chế độ tiền lương khoán áp dụng trong trường hợp không định mức
được chi tiết từng công việc.
Nội dung: giao cả khối lượng công việc phải hoàn thành trong 1 khoảng thời gian nhất
định, đảm bảo chất lượng xác định với 1 số tiền lương nhất định.
Câu 11: kn giá sản phẩm , nội dung quản mục giá thành sản phẩm , biện pháp giảm
giá thành .
Khái niệm : giá thanh sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chí phí bỏ ra để hoàn thành
việc sản xuất để tiêu thụ 1 loại sản phẩm
a.Nội dung quản mục giá thành sản phẩm
-giá thành phân xưởng sản phẩm bao gồm
+ chi phí trực tiếp : là chi phí có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất từng loại sản phẩm
được tính thẳng vào giá thành sản phẩm.
+chi phí trực tiếp bao gồm :
*chi phí vật tư trực tiếp: nguyên vật liệu chính phụ , nhên liệu, năng lượng tiêu thụ trực
tiếp sản xuất ra sản phẩm .
* chi phí nhân công trực tiếp: là khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất chính.


* chi phí sử dụng máy móc thiết bị:
+ tiền lương , phụ cấp , bảo hiểm cho công nhân bảo dưỡng sữa chữa máy móc thiết bị.
+ chi phí bảo dưỡng sưã chữa thường xuyên máy móc thiết bị .
+ chi phí khấu hao máy móc thiết bị.
+chi phí quản lý phân xưởng là chi phí chung phát sinh trong quá trình quản lý phân
xưởng : bao gồm 4 loại ( tiền lương phụ cấp , bảo hiểm của công nhân quản lý phân

xưởng ).
+chi phí khấu hao tài sản cố định dung chung cho quản lý phân xưởng .
+chi phí dịch vụ mua ngoài cua r phân xưởng .
b.Giá thành công xưởng của sản phẩm
-là giá thành phân xưởng của sản phẩm + chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản
phẩm .
- chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí quản lý doanh nghiệp hành chính bao gồm các
loại sau.
+ chi phí vật tư đồ dung văn phòng .
+ chi phí tiền lương phụ cấp bảo hiểm của nhân viên văn phòng .
+chi phí khấu hao tài sản cố định dung chung doanh nghiệp.
+ thếu và lệ phí : dịch vụ mua ngoài của doanh nghiệp .
+chi phí đào tạo và nâng cao tay nghề .
+ chi phí nghiên cứu khoa học .
+ trích nộp cấp trên theo quy định .
+ chi phí khác .
c.Giá thành toàn bộ sản phẩm .
-Là giá thành công xưởng + chi phí bán hàng của sản phẩm
-Chi phí bán hàng bao gồm : , tiền lương ,phụ cấp bảo hiểm của nhân viên bán hàng ,
hoa hồng của đại lý mô giới , tiếp thị quảng cáo , vận chuyển bảo quản , bao bì đóng
gói, bảo hành sản phẩm .
-Biện pháp giảm giá thành sản phẩm :
+ giảm chi phí nguyên vật liệu , nguyên liệu , năng lượng trong giá thành sản phẩm .


+ giảm chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm do tăng năng suất lao động.
+ giảm chi phí cố định trong sản phẩm .
Câu 12: khái niệm lợi nhuận? nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ? phương pháp
xác định lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
-Khái niệm lợi nhuận : là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh

lá chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp là nguồn tích lũy cơ
bản để mở rộng sản xuất .
- Lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doing nghiệp bỏ ra để
đạt được thu nhập đó , từ các hoạt động của doanh nghiệp.
+Nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.
-Nhân tố về quan hệ cung cầu hàng hóa , dịch vụ thị trường
-Nhân tố về tổ chức tiêu thụ hàng hóa , dịch vụ thị trường
- Nhân tố về tổ chức quá trình sản xuất.
-Nhân tố về tổ chức quản lý trong quá trình kinh doanh .
Phương pháp xác định lợi nhuận .
-Lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định theo công thức như sau:
Ln = -- ( đồng)
Ln : lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
Ni : sản lượng hàng hóa loại I đã tiêu thụ.
Ti : là giá cả hàng hóa loại i đã tiêu thụ.
Zi: là giá thành hàng hóa loại i
m: số mặt hàng đã tiêu thụ trong kì .
+Phân phối lợi nhuận
-Tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp được phân phối theo trình tự sau:
1. Thuế thu nhập doanh nghiệp
-Thuế thu nhập của doanh nghiệp là sự điều tiết của nhà nước đối với số lãi của đơn vị tổ
chức kinh doanh thúc đẩy ssanr xuất phát triển . tăng ngân sách kết hợp hài hòa lợi
ích người lao động của nhà nước và các thành phần kinh tế .


-(A: mức thuế thu nhập doanh nghiệp trong kì )=(B: thu nhập chịu thuế ).(C: thuế suất
thuế thu nhập)
2)trừ các khoản nợ năm trước nếu có .
3) thu trên vốn
- là nộp tiền thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước

(A: tiền thu trên vốn trong kì ) = số vốn ngân sách nhà nước cấp trong kì )*( tỉ lệ % theo
quy định )
4) chia lãi liêm doanh cổ phần .
5) phần lợi nhuận còn lại : được tiến hành trích nộp vào các quỹ (10% vào quỹ dự phòng
tài chính , 5% vào quỹ trợ cấp mất việc , quỹ phúc lợi)


×