Đề cương ôn tập HKI môn Vật Lí 11NC – Năm học 2010.2011 Phan Boi Chau High School – Phan Thiet
CHƯƠNG I. ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG
Câu 01. Phát biểu định luật bảo toàn điện tích ?
* Hệ cô lập về điện là hệ không trao đổi điện tích với bên ngoài .
* Định luật bảo toàn điện tích : Tổng đại số các điện tích trong một hệ cô lập là một hằng số .
Câu 02. Phát biểu định luật Coulomb và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm ?
* Định luật Coulomb : Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm tỉ lệ thuận với tích các độ lớn của hai điện tích đó và tỉ
lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng . Phương của lực tương tác giữa hai điện tích điểm là đường thẳng nối hai
điện tích điểm đó. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, hai điện tích trái dấu thì hút nhau .
* Đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm :
+ Điểm đặt : trên mỗi điện tích .
+ Phương : đường thẳng nối 2 điện tích .
+ Chiều : Hướng xa nhau : 2 điện tích cùng dấu .
Hướng vào nhau : 2 điện tích khác dấu.
+ Độ lớn :
1 2
21 12
2
. .k q q
F F F
r
= = =
o k = 9.10
9
: hệ số tỉ lệ .
o q
1
, q
2
: các điện tích điểm.
o r : khoảng cách giữa 2 điện tích điểm q
1
, q
2
.
Câu 03. Điện trường tồn tại ở đâu, có tính chất gì ?
* Điện trường là một dạng vật chất đặc biệt do điện tích gây ra quanh nó .
* Tính chất cơ bản của điện trường : Điện trường tác dụng lực lên bất kì điện tích nào đặt trong nó .
Câu 04. Phát biểu định nghĩa cường độ điện trường ?
* Thương
F
q
ur
đặc trưng cho điện trường ở điểm đang xét về mặt tác dụng lực gọi là cường độ điện trường và kí hiệu là
E
ur
.
F
E
q
=
ur
ur
(V/m) (1)
Từ (1)
⇒
.F q E=
ur ur
+ Nếu q < 0 :
F
ur
và
E
ur
cùng hướng .
+ Nếu q > 0 :
F
ur
và
E
ur
ngược hướng .
Câu 05. Nêu đặc điểm công của lực điện ?
* Đặc điểm công của lực điện: Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc dạng đường đi của điện tích mà
chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi trong điện trường .
* Biểu thức :
. .A q E d=
+ d : hình chiếu đường đi của q lên 1 đường sức .
q, E, d, A là các đại số ./.
Câu 06. Phát biểu định nghĩa hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường và nêu đơn vị đo hiệu điện thế ?
* Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường khi có
một điện tích di chuyển giữa hai điểm đó .
* Đơn vị của hiệu điện thế : vôn (V)
* Để đo hiệu điện thế giữa hai vật, người ta dùng tĩnh điện kế .
CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG
Câu 01. Nêu bản chất của dòng điện trong kim loại . Giải thích điện trở kim loại tăng theo nhiệt độ ?
* Bản chất của dòng điện trong kim loại : Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các electron tự do
ngược chiều với điện trường .
* Nguyên nhân xuất hiện điện trở trong kim loại :
+ Trong kim loại, có những chỗ mất trật tự (do biến dạng cơ học, do lẫn các nguyên tố lạ) .
+ Luôn có các ion dương dao động khi dịch chuyển có hướng electron va chạm vào các ion dương và với các chỗ mất trật tự .
* Điện trở kim loại tăng theo nhiệt độ :Nhiệt độ của kim loại càng cao, thì các ion kim loại càng dao động mạnh (biên độ dao
động càng lớn) . Do đó, độ mất trật tự của mạng tinh thể kim loại càng tăng, càng làm tăng sự cản trở chuyển động của các
electron tự do . Vì vậy, khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của kim loại tăng .
Câu 02. Nêu hiện tượng siêu dẫn là gì ?
* Hiện tượng siêu dẫn : Khi nhiệt độ hạ xuống dưới nhiệt độ T
C
nào đó, điện trở của kim loại (hay hợp kim) đó giảm đột ngột
đến giá trị bằng không . Hiện tượng đó gọi là hiện tượng siêu dẫn .
Trang 1
Đề cương ôn tập HKI môn Vật Lí 11NC – Năm học 2010.2011 Phan Boi Chau High School – Phan Thiet
Câu 03. Nêu bản chất của dòng điện trong chất điện phân ?
* Bản chất của dòng điện trong chất điện phân : Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của các ion
dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường .
Câu 04. Phát biểu định luật Fa-ra-đây về điện phân và viết hệ thức của định luật này ?
* Định luật Fa-ra-đây :
+ Định luật I Fa-ra-đây : Khối lượng m của chất được giải phóng ra ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ với điện lượng q chạy
qua bình đó .
m=k.q
o k : đương lượng điện hoá, phụ thuộc vào bản chất của chất được giải phóng ra ở cực. (kg/C)
+ Định luật II Fa-ra-đây : Đương lượng điện hoá k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam
A
n
của nguyên tố đó .
A
k c
n
=
* Hệ thức của định luật Fa-ra-đây :
1 A
m q
F n
=
hay
1
.
A
m I t
F n
=
o F = 96500 : hằng số Fa-ra-đây
o A : khối lượng mol nguyên tử .
o n : hoá trị của chất đó .
o I : cường độ dòng điện qua bình điện phân . (A)
o t : thời gian điện phân (s)
Câu 05. Nêu một số ứng dụng của hiện tượng điện phân ?
* Một số ứng dụng của hiện tượng điện phân: điều chế hoá chất, để tinh chế kim loại, mạ điện, đúc điện, …
Câu 06. Nêu bản chất của dòng điện trong chất khí ?
* Bản chất của dòng điện trong chất khí : Dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo
chiều điện trường và các ion âm, electron ngược chiều điện trường .
Câu 07. Nêu điều kiện để có dòng điện trong chân không và đặc điểm về chiều của dòng điện này ?
* Điều kiện để có dòng điện trong chân không : Đưa vào các hạt mang điện tự do, đặt vào đó 1 điện trường .
* Bản chất của dòng điện trong chân không : Dòng điện trong điốt chân không là dòng dịch chuyển có hướng của các electron
bứt ra từ catốt bị nung nóng dưới tác dụng của điện trường .
* Đặc điểm về chiều của dòng điện trong chân không : Dòng điện chạy trong điốt chân không chỉ theo một chiều từ anốt đến
catốt .
Câu 08. Nêu bản chất của dòng điện trong bán dẫn loại p và bán dẫn loại n ?
* Bản chất dòng điện trong chất bán dẫn : Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ
trống .
• Ghi Chú :
Trang 2
Đề cương ôn tập HKI môn Vật Lí 11NC – Năm học 2010.2011 Phan Boi Chau High School – Phan Thiet
Trang 3