Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ hồ CHÍ MINH với vấn đề dân tộc và GIAI cấp TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.66 KB, 142 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hơn 80 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cả dân tộc tiến hành cuộc đấu tranh
trường kỳ gian khổ để giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước và từng bước tiến hành công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cách mạng Việt
Nam là do Đảng Cộng sản Việt Nam có quan điểm, đường lối lãnh đạo đúng đắn. Vận dụng sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lênin, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chỉ đạo
trong suốt các thời kỳ cách mạng Việt Nam. Với tư tưởng chỉ đạo ấy, Đảng ta đã giải quyết thành
công vấn đề dân tộc và giai cấp, giải quyết hợp lý mối quan hệ hữu cơ giữa hai yếu tố đó, đưa sự
nghiệp cách mạng của dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Công lao này trước hết thuộc về
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Người đã đặt nền móng đầu tiên cho những quan điểm đúng đắn ấy.
Một trường phái tư tưởng hay một học thuyết phải qua thực tế kiểm nghiệm, sàng lọc mới
thể hiện chân lý khoa học. Đây là điều có tính quy luật. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân
tộc và giai cấp, sự vận dụng trong tiến trình cách mạng Việt Nam cũng không nằm ngoài điều có tính
quy luật đó Nghiên cứu vấn đề này giúp chúng ta hiểu rõ thêm về quá trình Đảng ta và Hồ Chí Minh
hoàn thiện đường lối cách mạng Việt Nam. Trong tiến trình đó, thiên tài trí tuệ Hồ Chí Minh đã cùng
Trung ương Đảng lái con thuyền cách mạng không ngừng lướt tới. Đây là mảng đề tài được khá
nhiều người quan tâm.
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới toàn diện, định hướng theo chủ nghĩa xã hội. Đại
hội Đảng lần thứ VII và lần thứ VIII của Đảng ta đã khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động [26, 127]. Vấn đề dân
tộc hiện nay là một vấn đề rất phức tạp, cần có sự nhận thức và hành động đúng. Với tinh thần Việt
Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, Đảng ta chủ trương thực hiện đa phương hoá và đa dạng hoá
các quan hệ quốc tế. Nhiệm vụ hiện nay đòi hỏi phải hiểu rõ, vận dụng đúng tư tưởng quan điểm chỉ
đạo của Đảng ta về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp, vấn đề dân tộc và độc lập dân tộc trong
quan hệ quốc tế. Chắc chắn giá trị lý luận và bài học kinh nghiệm lịch sử sẽ có ý nghĩa thiết thực
trong tình hình, nhiệm vụ hiện nay.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, chúng tôi chọn vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn
đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng Việt Nam làm đề tài luận án của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.



Ở trong nước, trong những năm gần đây, nhiều đề tài nghiên cứu về lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam, lịch sử cách mạng Việt Nam và những công trình nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh đã
được công bố. Đó là các cuốn sách Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Sơ thảo, tập 1, xuất bản năm
1981 ; Lịch sử cách mạng tháng Tám, xuất bản năm 1995; bộ sách Sự phát triển của tư tưởng ở Việt
Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám, tập 3, Thành công của chủ nghĩa Mác - Lênin tư
tưởng Hồ Chí Minh, của GS Trần Văn Giàu, xuất bản năm 1997; Đại tướng Võ Nguyên Giáp (chủ
biên) cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, xuất bản năm 1998;
cuốn Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh của đồng chí Phạm Văn Đồng, xuất bản năm
1998; Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, do PGS. TS Phùng Hữu Phú làm chủ biên, xuất bản
năm 1995; cuốn tư tưởng Hồ Chí minh - Một số nội dung cơ bản của PGS. TS Nguyễn Bá Linh, xuất
bản năm 1994; cuốn Về con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh của PGS. TS Trịnh Nhu và
GS Vũ Dương Ninh, xuất bản năm 1996; cuốn Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, của GS Đặng
Xuân kỳ, xuất bản năm 1990; cuốn Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh với thời đại của tập thể tác giả do
GS. TS Phan Ngọc Liên chủ biên, xuất bản năm 1993; và một số cuốn sách khác. Đây là những cuốn
sách mà nội dung ít nhiều có đề cập đến vấn đề dân tộc - giai cấp ở những khía cạnh khác nhau, hoặc
về đường lối, hoặc về việc giải quyết những yêu cầu thực tiễn của các thời kỳ cách mạng với những
nhiệm vụ khác nhau.
Một số lượng khá lớn những bài nghiên cứu được đăng tải trên một số tạp chí, kỷ yếu khoa
học. Đáng chú ý có loạt bài in trong ba tập sách với tiêu đề Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, do
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản trong những năm 1993-1994; bài Hồ Chí Minh với ngọn cờ
độc lập dân tộc trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng của PGS Lê Mậu Hãn in trong Tạp chí Lịch sử
Đảng, số -1-l990; bài Tinh thần độc tập tự chủ, tự lực tự cường và sự thể nghiệm lịch sử của GS Lê
Ngọc, in trong Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1 - 1991; bài Vấn đề dân tộc từ C. Mác đến Hồ Chí
Minh, của PGS Song Thành, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6-1993 v.v...
Ngoài những cuốn sách và bài nghiên cứu trên đây, một số luận án Tiến sĩ Lịch sử cũng đã
đề cập đến vấn đề này ở các góc độ khác nhau, như luận án “Đảng Cộng sản Việt Nam với sự kết
hợp nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp 1930-1945” của Nguyễn Văn
Khang; Nguyễn Ái Quốc với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1920-1930) của Hoàng Văn
Tuệ; Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giải quyết vấn đề dân tộc - dân chủ trong cách mạng Việt

Nam (từ 1930-1954), của Chu Đức Tính v.v...
Ở nước ngoài cũng có một số cuốn sách nghiên cứu về Việt Nam và Hồ Chí Minh có đề cập
đến nội dung chúng tôi nghiên cứu, như cuốn Đồng Chí Hồ Chí Minh của Epghênhi Cabêlép, xuất
bản ở Liên Xô cũ năm 1983, Nhà xuất bản Thanh niên, dịch in thành 2 tập năm 1985; cuốn Hồ Chí
Minh - Giải phóng dân tộc và đổi mới, của nhà nghiên cứu Nhật Bản Funlta Motoo, do Nhà xuất bản


Ioanami xuất bản năm 1996 - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia dịch, xuất bản năm 1997, v.v... Với
cách tiếp cận khác nhau, những quan điểm của các tác giả nước ngoài là có giới hạn. Nhưng đây là
nguồn tư liệu tham khảo bổ ích.
Tuy số lượng tác phẩm, bài viết và một số luận án khá nhiều song chưa có công trình, tác
phẩm nào nghiên cứu và giới thiệu nội dung Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề dân tộc và giai cấp
trong cách mạng Việt Nam một cách có hệ thống đầy đủ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
3.1. Mục đích.
Luận án trình bày một cách có hệ thống quá trình Hồ Chí Minh đi đến khẳng định những
quan điểm cơ bản về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng Việt Nam, với ý nghĩa là bộ phận
quan trọng nhất của đường lối cách mạng của Đảng ta.
Luận án phân tích một số điểm khác biệt và nguyên nhân của sự khác biệt trong quan điểm
ấy với những quan điểm của Quốc tế Cộng sản và của Ban chấp hành Trung ương Đảng ta đầu những
năm 30; khái quát quá trình cách mạng Việt Nam trở lại với tư tưởng đường lối của Hồ Chí Minh và
sự thành công trong Cách mạng tháng Tám 1945; thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã khẳng định tính khoa học, đúng đắn và sáng tạo của các
quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ.
Luận án bước đầu rút ra một vài bài học lịch sử và sự vận dụng trong công cuộc đổi mới hiện
nay.
4. Giới hạn vấn đề và phương pháp nghiên cứu của luận án.
Trước hết xin được nói rõ vấn đề dân tộc mà chúng tôi nghiên cứu là thuộc phạm trù dân tộc
- quốc gia, không phải vấn đề chủng tộc hay dân tộc thiểu số; vấn đề giai cấp là nói về tính chất giai

cấp của cuộc cách mạng là bản chất của chế độ xã hội chứ không đơn thuần chỉ là thành phần giai
cấp chung chung. Đây là vấn đề rộng và phức tạp.
Với phạm vi của luận án, chúng tôi giới hạn nghiên cứu vấn đề này từ 1920 đến khi Chủ tịch
Hồ Chí Minh qua đời (1969). Những nội dung tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Người và của Đảng
ta trong cuộc kháng chiếm chống Mỹ, cứu nước và xây dựng đất nước chúng tôi chỉ nêu rất khái
quát:


Luận án tập trung làm rõ những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh và Đảng ta về vấn đề
dân tộc và giai cấp, việc giải quyết thành công mối quan hệ giữa các yếu tố đó trong các thời kỳ của
cách mạng Việt Nam.
Để hoàn thành luận án, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp
lôgíc và phương pháp lịch sử, phân tích trình bày theo tiến trình lịch sử; phương pháp so sánh và tổng
hợp. Các phương pháp trên đều nhằm làm sáng tỏ những vấn đề, chủ đề mà luận án đặt ra.
5. Nguồn tư liệu.
Khi xây dựng luận án, chúng tôi đã khai thác và tìm hiểu, lựa chọn và hệ thống một khối
lượng tài liệu khá phong phú, bao gồm các loại:
Loại thứ nhất: các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, như Mác Ăngghen Tuyển tập; Lênin, Toàn tập. Loại tài liệu này cung cấp cho chúng tôi những lý luận cơ bản
của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và giai cấp và về cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Tài liệu loại này đều được chúng tôi sử dụng những ấn phẩm mới.
Loại thứ hai, các văn kiện Đảng, các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của các
đồng chí lãnh dạo Đảng và Nhà nước có đề cập đến vấn đề dân tộc và giai cấp trong các thời kỳ của
cách mạng Việt Nam. Đây là loại tài liệu cung cấp một cách khách quan, trung thực những sự kiện
lịch sử, thể hiện những quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam, bao gồm cả những nhận định,
khái quát về lý luận và chỉ đạo thực tiễn của Đảng ta trong các thời kỳ cách mạng.
Loại thứ ba, chúng tôi cũng sử dụng một số ít tài liệu chưa công bố chính thức đang lưu trữ
tại các cơ quan lưu trữ của nhà nước, các cơ quan nghiên cứu như Viện Lịch sử Đảng, Viện Hồ Chí
Minh, v.v...
Loại thứ tư, gồm một số công trình chuyên khảo, một số tác phẩm, bài nghiên cứu có liên
quan tới vấn đề chúng tôi nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã được công bố. Chúng tôi

cũng tham khảo một số luận án hiện đang lưu tại thư viện học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Đây là những tài liệu tham khảo, bổ trợ và được sử dụng hợp lý, đúng nguyên tắc quy định.
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án.
* Về nội dung
Đóng góp thứ nhất là luận án đã hệ thống lại một cách khoa học, khách quan quá trình Hồ
Chí Minh xác định những quan điểm cơ bản về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng Việt


Nam; quá trình Đảng ta vận dụng vào chỉ đạo thực tiễn cách mạng Việt Nam từ 1930 đến 1969 và
thành quả của những quan điểm đúng đắn đó.
Đóng góp thứ hai là ở một góc độ tiếp cận mới, trong tình hình mới, luận án trình bày rõ hơn
những vấn đề mà lịch sử đã diễn ra trong đó có sự khác biệt trong quan điểm của Hồ Chí Minh về
vấn đề dân tộc và giai cấp với quan điểm của Quốc tế Cộng sản trong những năm 1928-1935 và quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm 1930-1935. Qua đó thấy rõ sự đúng đắn, sáng
tạo khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam và Mặt trận dân tộc
thống nhất trong các thời kỳ cách mạng Việt Nam.
* Về tư liệu
Luận án giới thiệu một số tư liệu mới và xây dựng một thư mục với hơn 100 tên sách, tài liệu
có liên quan tới nội dung mà tác giả đã tham khảo và sử dụng khi nghiên cứu đề tài. Mặt này còn
được ghi nhận ở các công trình của tác giả đã công bố trong các sách báo, tạp chí và một số Hội thảo
khoa học.
7. Bố cục luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án được trình bày thành 3
chương 9 tiết.

CHƯƠNG 1
SỰ HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM VÔ SẢN CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VỀ
VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ GIAI CẤP TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1920 2.1930)
Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, chấm dứt tình trạng khủng
hoảng đường lối của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam, đường lối cơ bản

của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam đã hình thành, vai trò lãnh đạo cách
mạng của giai cấp công nhân Việt Nam đã được xác lập Đảng Cộng sản Việt Nam là ngọn
cờ tập hợp các lực lượng yêu nước, cách mạng, tạo điều kiện để nhân dân Việt Nam bước
vào giai đoạn mới, đưa lịch sử dân tộc phát triển theo xu hướng thời đại, do Cách mạng
tháng Mười Nga mở ra: xu hướng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Ngay khi mới ra đời, Đảng đã xác định


được đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, thích hợp, đưa cách mạng Việt
Nam từng bước giành thắng lợi.
Công lao ấy trước hết thuộc về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Người đã bôn ba qua
nhiều châu lục để tìm đường cứu nước,- xúc tiến quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng
và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó chính là kết quả của những
hoạt động không mệt mỏi của Người trong gần 20 năm, kể từ khi ra đi tìm đường cứu
nước (1991), đến với chủ nghĩa Mác - Lênin (1920), đến lúc Người triệu tập và chủ trì
Hội nghị thành lập Đảng. Công lao ấy cũng thuộc về các chiến sĩ cách mạng tiền bối đã
chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Kế thừa và phát huy những di sản truyền thống dân tộc, kết hợp truyền thống với
hiện đại là nét nổi bật trong tiến trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Quá
trình Hồ Chí Minh xác lập những quan điểm về vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp cũng
nằm trong tiến trình đó.
1.1 VÀI NÉT VỀ SỰ PHÂN HOÁ GIAI CẤP XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG
NHŨNG NĂM 20
Thuộc phe thắng trận, nước Pháp ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất trong
tình trạng nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề, nợ nần chồng chất. Để bù đắp lại những thiệt
hại trong chiến tranh và củng cố vị trí trong thế giới tư bản, thực dân Pháp đã tăng cường
bóc lột nhân dân lao động ở chính quốc, đồng thời tiến hành cuộc vơ vét quy mô lớn ở các
thuộc địa. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương cũng nằm trong bối cảnh
đó.

Ngày 12-4-1921, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa A. Xarô đã trình bày trước Hạ nghị viện
Pháp bản Dự luật khai thác thuộc địa lần thứ hai và sau đó, dự luật “nhanh chóng” được
Hội đồng Chính phủ Đông Dương tán thành. Tư bản Pháp đã đổ vốn vào đầu tư khai thác
Đông Dương - chủ yếu là ở Việt Nam. Tính đến năm 1929, họ có 50 công ty nông nghiệp,
46 công ty công nghiện, 19 công ty mỏ, 31 công ty thương nghiệp và một số công ty dịch
vụ, ngân hàng. Đây là tiền đề tạo bước chuyển biến trong nền kinh tế thuộc điạ, đồng thời
tạo nên sự phân hoá giai cấp xã hội ở Việt Nam khá sâu sắc.
Giai cấp công nhân Việt Nam được hình thành từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất, đến giữa và gần cuối những năm 20, do quy mô của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
hai, số lượng công nhấn đã tăng lên khoảng 4 đến 5 lần. Họ sống tập trung ở những trung
tâm công nghiệp, đồn điền.


Bị tước đoạt mọi quyền tự do, chưa có tổ chức nên quyền lợi của người công nhân
không được bảo vệ, không có sự bênh vực; những hành động bãi công, phản đối dưới bất
kỳ hình thức nào đều bị coi như hành động phá rối trị an, là hành động phiến loạn.
Tình cảnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm 20 đã được Nguyễn
Ái Quốc miêu tả:
Người Đông Dương không có một phương tiện hành động và học tập nào hết. Báo
chí, hội họp, lập hội, đi lại đều bị cấm... Việc có những tờ báo hoặc tạp chí mang tư tưởng
tiến bộ một chút hoặc có một tờ báo của giai cấp công nhân Pháp là một tội nặng. Rượu
cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc
ngu dân của chính phủ, máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại. [61, 28] .
Tuy nhiên, khả năng tiềm ẩn của những người công nhân và nhân dân Việt Nam
và Đông Dương đã được Người nhận định: "Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực
dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của
người Đông Dương".Và "Khi thời cơ cho phép, họ sẽ biết tỏ ra xứng đáng" [61, 28] .
Dựa vào giai cấp địa chủ phong kiến để tiến hành áp bức bóc lột nhân dân lao
động các thuộc địa, đó là thủ đoạn cai trị truyền thống của chủ nghĩa thực dân nói chung
và của thực dân Pháp nói riêng. Được sự tiếp tay, nâng đỡ của nhà cầm quyền thực dân,

tới đầu những năm 20, các thế lực địa chủ phong kiến đã nắm trong tay hơn 50% ruộng
đất và chúng áp dụng những thủ đoạn bóc lột nông dân rất tàn nhẫn. Nông dân Việt Nam
trở thành nạn nhân chủ yếu của cuộc khai thác thuộc địa lần này. Việc giới tư bản Pháp
mở rộng và lập mới các đồn điền, hầm mỏ bằng hình thức tước đoạt ruộng đất của người
nông dân trở thành khá phổ biến. Đến cuối những năm 20,90% dân số Việt Nam là nông
dân, trong khi trong tay họ chỉ có khoảng hơn 40% số lượng.
Thuế khoá nặng nề, lao dịch chồng chất cùng với những hình thức bóc lột tư bản
kết hợp với hình thức bóc lột phong kiến đã làm đời sống người nông dân Việt Nam rất cơ
cực. Bị mất ruộng và phá sản? nông dân phải cày thuê cấy rẽ cho địa chủ, phải chạy vào
các đồn điền, hầm mỏ làm thuê; phải lang thang vất vưởng kiếm sống ở các thị thành.
Tình cảnh người nông dân Việt Nam đã được Nguyễn Ái Quốc miêu tả..họ "giống như
một người bị trói vào một chiếc cột đầu ngược xuống đất" [6 1 , 209].
Sự áp bức dân tộc cùng với sự bóc lột của địa chủ phong kiến bản xứ, của tư bản
Pháp đè nặng lên cuộc sống thường ngày của nông dân. Một cổ ba tròng bởi sự xâu xé,
bóc lột của các giai cấp ăn bám và bởi đó, sự vùng dậy của nông dân Việt Nam “khi thời


cơ tới” đã trở thành tất yếu. Trong những năm 20, những cuộc đấu tranh quyết liệt của
nông dân Việt Nam cũng tăng lên theo tốc độ của việc cướp ruộng đất mà các thế lực thực
dân, phong kiến thống trị đã đè lên đầu lên cổ họ; không ít địa chủ, cai đồn điền, cò Tây
đã bị nông dân trừng trị. Nhìn chung những cuộc đấu tranh của ngư dân nổ ra đều có tính
tự phát, manh động, thiếu tính tổ chức, nhưng nó chứng tỏ một thực tế: đây là cội nguồn,
là lực lượng cách mạng sẽ quyết định sự chuyển biến tình hình nông thôn và cuộc đấu
tranh của nông dân khi họ có cương lĩnh, đường lối cách mạng đúng đắn dẫn đường.
Ngay từ năm 1924, khi còn hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã nhận rõ thực tế
này. Người nói:
Trong tất cả các thuộc địa của Pháp, nạn nghèo đói đều tăng, sự phẫn uất ngày
càng lên cao. Sự nổi dậy của nông dân bản xứ đã chín muồi. Trong nhiều nước thuộc địa,
họ đã vài lần nổi dậy, nhưng lần nào cũng bị dìm trong máu. Nếu hiện nay nông dân vẫn
còn ở trong tình trạng tiêu cực, thì nguyên nhân là vì họ còn thiếu tổ chức, thiếu người

lãnh đạo. Quốc tế Cộng sản cần phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ
lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng và giải phóng. [61, 289]
Mặc dù chỉ chú trọng vơ vét tài nguyên, nhưng với quy mô của cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ hai vẫn tạo nên tiền đề làm chuyển biến kinh tế xã hội ở thuộc địa. Tuy ở
mức độ thấp, nhưng quan hệ hàng hoá - tiền tệ đã có bước tiến mới; những nông dân mất
ruộng, thợ thủ công phá sản là nguồn bổ sung đội quân lao động giá rẻ khá đông đảo. Đây
cũng là cơ sở xã hội khiến mối quan hệ giữa giai cấp công nhân Việt Nam với nông dân
và các tầng lớp lao động khác khá chặt chẽ.
Để phục vụ cho cuộc khai thác thuộc địa, giới tư bản Pháp cần có lớp người trung
gian làm dịch vụ, cung ứng nhân công, nguyên vật liệu. Đó là một trong những nhân tố
tạo nên sự hình thành giai cấp tư sản bản xứ Việt Nam.
Nếu như trước năm 1918, tư sản Việt Nam mới chỉ lẻ tẻ kinh doanh một số ngành
không quan trọng thì tới đầu những năm 20, tuy quy mô nhỏ, rải rác, họ đã có mặt trong
các ngành kinh doanh dịch vụ, dệt, sửa chữa ô tô, giao thông, sản xuất hàng tiêu dùng.
Đến giữa những năm 20, họ bắt đầu có mặt trong ngành ngân hàng, bắt đầu từ một nhóm
tư sản ở Nam Kỳ, họ cùng nhau hùn vốn mở ngân hàng, với số vốn khoảng 250.000 đồng
Đông Dương. Số chủ xưởng thuê năm ba chục công nhân ngày càng nhiều; đã có một số
chủ xưởng thuê vài ba trăm đến hơn một nghìn công nhân. Họ cũng bắt đầu có mối liên
kết với nhau, bắt đầu ra báo, lập hội và lẻ tẻ đã có những phát ngôn về mục đích, phương


hướng của mình. Đây là những dấu hiệu đầu tiên thể hiện khuynh hướng tư tưởng của giới
tư sản dân tộc ở Việt Nam.
Nhỏ yếu về mặt kinh tế, không triệt để cách mạng, dễ thoả hiệp về mặt chính trị,
đó là đặc điểm cơ bản của tư sản dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài bộ phận mại bản
được hưởng một vài độc quyền và có lợi ích gắn liền với thực dân Pháp, số tư bản dân tộc
còn lại bị giới tư bản thực dân Pháp chèn ép, bị chế độ phong kiến cương toả kể cả về
kinh tế lẫn chính trị, tư tưởng. Vì vậy họ mâu thuẫn với các thế lực thực dân, phong kiến
và cuộc đấu tranh của họ chống chủ nghĩa thực dân và chế độ phong kiến vì độc lập dân
tộc, dân chủ từng bước trở thành một bộ phận của phong trào yêu nước việt Nam.

Cùng với quá trình hình thành giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam, tầng lớp tiểu tư
sản, thị dân Việt Nam phát triển khá nhanh. Từ 2% số dân hồi đầu thế kỷ, đến cuối những
năm 20 đã lên khoảng 8% - 10%. Thành phần tạo nên tầng lớp này gồm số trí thức, công
chức nhỏ, một số thợ thủ công phá sản và người buôn bán nhỏ, một số là giáo viên, học
sinh, sinh viên. Bị áp bức, bóc lột; do giá cả đắt đỏ, đời sống của tầng lớp này gặp rất
nhiều khó khăn. Một số ít nhiều có học vấn, đã cảm nhận được sự phân biệt đối xử giữa
người Pháp và người bản xứ, cảm nhận được nền giáo dục ngu dân của thực dân Pháp ở
Việt Nam. Do có điều kiện - mặc dù ít ỏi - họ được tiếp xúc với một số sách báo tiến bộ
và nhận rõ sự nhục nhã của một dân tộc bị ngoại xâm chà đạp; họ đau xót khi thấy nền
văn hoá, văn minh của cả một dân tộc bị khinh miệt. Đó là điều kiện khách quan khiến họ
thức tỉnh và từng bước gia nhập hàng ngũ những lực lượng đấu tranh vì nền độc lập của
Tổ quốc. Nhà sử học Trần Văn Giàu - vị lão thành cách mạng đã có nhận định:
Sự tồn tại và phát triển tuy chậm của tầng lớp tri thức học sinh trung học và cao
đẳng thực sự là một bãi bồi phù sa trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới, với
nhiều khát vọng dân chủ dân tộc và nhiều khả năng hoạt động. Họ sẵn sàng chấp nhận cái
mới, họ học cách mạng Pháp, họ nghe nói cách mạng Nga, họ mừng cách mạng Tàu. Hộ
đầy tính năng động; họ có những con chim đầu đàn nổi tiếng: thời hai cụ Phan qua thì thời
Phan Văn Trường sâu sắc và Nguyễn An Ninh sôi nổi, Nguyễn Thái Học trầm lặng. Có
thể nói bất kỳ tư tưởng nào tiến bộ gieo vào đây cũng có phần đất để mọc. [36, 58].
Do sự phân hoá xã hội, giai cấp diễn ra khá sâu sắc, khoảng giữa những năm 20, ở
Việt Nam, các giai cấp, các lực lượng tinh thần đã đưa ra một số chính kiến của mình về
vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc đã ít nhiều tạo nên sự cọ sát về ý thức hệ tư tưởng ở
Việt Nam. Có được điều này bởi trước hết do mâu thuẫn cả dân tộc ta với bọn thực dân
xâm lược và phong kiến tay sai là mâu thuẫn cơ bản, đang nổi lên gay gắt nhất; nguyện


vọng độc lập dân tộc đã trở nên vô cùng cháy bỏng. Hơn thế nữa, cuộc khủng hoảng
đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đang đứng trước yêu cầu phải nhanh chóng được
giải quyết. Chính Nguyễn Ái Quốc là người đã giải quyết và đáp ứng đúng những yêu cầu
của lịch sử dân tộc ta.

1.2. MỘT SỐ XU HƯỚNG TƯ TƯỞNG TƯ SẢN VÀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1920-1930.
1 2.1. Xu hướng tư tưởng dân tộc tư sản cải lương ôn hoà.
Sau nhiều năm lãnh đạo Việt Nam Quang phục Hội, với ý định dùng bạo lực cách
mạng lật đổ sự thống trị của thực dân Pháp, nhưng công cuộc giành độc lập dân tộc không
thành. Đến cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1918) và nổi rõ là từ 1920-1924, cụ
Phan Bội Châu dần dần có xu hướng tư tưởng chuyển từ cách mạng bạo lực sang ôn hoà
cải lương. Trong Tờ tuyên cáo cả trên toàn quốc cụ thổ lộ:
Tôi đã từng thí nghiệm trong 12 năm, biết rằng hậu thuẫn không nương tựa vào
đâu thì chắc tiền đồ chỉ những là thất bại... Nếu mà liều lĩnh mãi hoài, thiệt là dẫn cho dân
trong nước phải sai đường lạc nẻo, dẫu chỉ muốn cho thân mình được cái hư danh anh
hùng hào kiệt, mà khiến cho nước ta bị cái ác quả mãn kiếp trầm luân. Tự hỏi lương tâm
làm ngơ sao đáng. Vì vậy, tính đổi phương châm, chú lực về cái phương diện làm sao cho
quốc dân ngày thêm tiến bộ. Nhưng nghĩ rằng nếu muốn cho trình độ quốc dân ngày thêm
tiến bộ, thì phải bắt tay lo về giáo dục mới được, mà muốn cải lương giáo dục nếu không
có thợ hay thầy giỏi thì cậy ai chỉ vẽ [9, 26-27].
Bị mê hoặc bởi chủ nghĩa Uynxơn, năm 1922, trong tác phẩm “Cam địa” (Găng
đi) Phan Bội Châu ca ngợi: “Cam địa dùng phương pháp mới, không dùng đến sự chém
giết, chỉ dùng cách hoà bình mà thành hiệu rất lớn” [8, 497- 498]. Đến tác phẩm “Thiên
hồ Đế hồ” (1923), tư tưởng cải lương ôn hoà của cụ bộc lộ rất rõ nét. Cụ viết:
Người Việt Nam mới chỉ yêu cầu lấy lại một phần cỏn con của quyền làm người
mà trời đã phú cho. Phần cỏn con ấy là gì? Xin thưa: Chúng tôi mong mỏi người Pháp thả
mắt chúng tôi ra cho chúng tôi nhìn; thả tai chúng tôi ra cho chúng tôi nghe; cởi tay chân;
chúng tôi ra cho chúng tôi co duỗi; buông đầu óc chúng tôi ra cho chúng tôi được thoả
mãn cái phần cỏn con mà trời đã phú được tạm đủ thì có thể là chúng tôi hạnh phúc lắm
rồi [8, 563].


Vi yêu nước chân thành nên dù có ôn hoà, mang tính chất cải lương, tư tưởng của
Phan Bội Châu khác hẳn với tư tưởng cải lương của những người thoả hiệp đầu hàng và

phản bội. Cụ nhiệt tâm với cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ quốc mình chứ
không cải lương, thoả hiệp để rồi phản lại Tổ quốc nên đã sớm nhận thấy con đường
nguy hiểm của mình, cụ đã nhận thấy được sự thâm độc của thực dân Pháp trong việc cai
trị thuộc địa. Sự chuyển biến tư tưởng ấy của cụ là do ảnh hưởng sâu rộng của Cách mạng
tháng Mười Nga, và đặc biệt là do tác động của những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc của những thanh niên yêu nước thuộc tổ chức Tâm tâm xã với tiếng bom Phạm
Hồng Thái. Cụ Phan Bội Châu đã tỉnh ngộ. Từ giữa năm 1924 Cụ viết “ Truyện Phạm
Hồng Thái” sách “Chủ nghĩa xã hội” để giãi bày tư tưởng, tình cảm rằng nhân tố mới đã
đến với đất nước, với dân tộc, cụ viết:
May thay giữa lúc khói độc mây mù, thình lình có một trận gió xuân thổi tới.
Chính giữa lúc trời khuya đất ngủ, thình lình có một tia thái dương mọc ra. Trận gió xuân
ấy, tia thái dương ấy là chủ nghĩa xã hội vậy” . Và cụ nhận định: "Xã hội chủ nghĩa là xe
tăng của nhà triết học để xông vào thành lũy của chủ nghĩa quốc gia, mà cũng là
toán quân vô địch của nhà nhân từ để phá tan đồ đảng của chủ nghĩa tư bản [9, 132].
Nếu như trước đó, cụ chỉ lưu tâm tới “10 hạng người” mà trong đó đa số là những
người thuộc lớp trên thì tới giữa năm 1924, cụ bắt đầu nhận ra sức mạnh và vai trò của
các giai cấp lao động bị áp bức trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Cụ nhận định:
“Sự cùng quẫn của nông dân, công nhân nước ta đã quá lắm rồi. Ngòi lửa đạn bán vào
cường quyền đã âm ỉ trong lòng, rồi cũng có lúc nó nổ ra” [8, 579]. Để rồi cụ khẳng định:
"... Việc huấn luyện cách mạng xã hội không thể thành công nếu không dựa vào số đông
người thuộc giai cấp dưới... Số đông của giai cấp dưới chính là công nhân và nông dân”
[8, 579].
Từ ôn hoà cải lương chuyển dần về tư tưởng tiến bộ và cách mạng, cụ Phan Bội
Châu đã vượt qua được những hạn chế của chính mình. Cụ tiến hành cải tổ Việt Nam
Quang phục Hội theo mô hình của Quốc dân Đảng Trung Hoa; cụ bắt đầu tìm hiểu nước
Nga Xô Viết và dự định gửi người sang Nga học tập. Tuy nhiên tư tưởng độc lập dân tộc
và hướng theo mục tiêu xây dựng nền cộng hoà tư sản vẫn là tư tưởng chủ đạo thôi thúc
cụ, ngay cả lúc cụ đã tiếp xúc với những người cộng sản.
Lịch sử đã ghi nhận những công lao và sự đóng góp của Phan Bội Châu và những
người yêu nước theo xu hướng tư tưởng của cụ đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng



dân tộc của nhân dân Việt Nam. Những hoạt động ấy đã góp phần cổ vũ và thức tỉnh tinh
thần yêu nước của nhiều tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam.
Về mặt xây dựng tổ chức - dù là ở mức độ nhất định - cụ Phan Bội Châu cũng có
những đóng góp đáng ghi nhận. Khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu (cuối năm
1924) cũng là lúc Chương trình và Đảng cương Quốc dân Đảng của cụ vừa được công bố.
Nguyễn Ái Quốc đã cùng Phan Bội Châu trao đổi việc sửa đổi. Và Người đã được Phan
Bội Châu giúp đỡ về mặt xây dựng tổ chức. Trong bản Báo cáo gửi Chủ tịch Đoàn Quốc
tế Cộng sản (18-12- 1924), Nguyễn Ái Quốc đã nói rõ: “Tôi đã gặp tại đây vài ba nhà
cách mạng quốc gia Việt Nam, trong số đó có một người đã xa rời xứ sở từ 30 năm
nay...Trong cuộc thảo luận, tôi đã giải thích cho ông ta hiểu sự cần thiết của tổ chức và sự
vô ích của những hành động không có cơ sở, ông ta đồng ý” [62, 8]. Chính ở những cuộc
gặp gỡ này, Nguyễn Ái Quốc đã được cụ Phan Bội Châu giới thiệu “một bản danh sách 10
người” và Người đã chọn 5 người quê ở 5 tỉnh khác nhau, chuẩn bị đưa sang Quảng Châu
huấn luyện cho họ về phương pháp tổ chức” [62, 8].
Mối quan hệ Nguyễn Ái Quốc - Phan Bội Châu không chỉ đơn thuần đánh dấu
việc cụ Phan Bội Châu thừa nhận những hạn chế trong nhận thức tư tưởng của chính
mình. Đó còn là một cuộc chuyển giao lịch sử về vai trò lãnh tụ cách mạng giữa thế hệ
theo tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc ôn hoà, tư sản mà Phan Bội Châu là một trong những
đại diện tiêu biểu, với thế hệ cách mạng mới, theo xu hướng cách mạng vô sản mà lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc là người đại diện và đặt nền móng.
Cùng xu hướng tư tưởng dân tộc tư sản ôn hoà của Phan Bội Châu, trong những
năm 20 còn có Phan Chu Trinh và một số nhân sĩ trí thức như Huỳnh Thúc Kháng,
Nguyễn An Ninh.
Trong một số bài báo, bài diễn thuyết như Thất điều thư ( 1922), Đạo đức và luân
lý Đông Tây, v-v:... Phan Chu Trinh đã phê phán gay gắt sự lạc hậu, tính trì trệ yếu hèn
của nhà nước quân chủ phong kiến Việt Nam. Cụ bộc bạch ý tưởng muốn dựa vào Nhà
nước Cộng hoà Pháp để chống lại chế độ quân chủ phong kiến chuyên chế, để từng bước
chấn hưng dân tộc.

Đau xót trước cảnh dân tộc mất độc lập, nhân dân nô lệ, nhiệt thành với cung cuộc
chấn hưng dân tộc, nhưng Phan Chu Trinh không thấy được nguồn gốc của việc mất
nước, của sự lạc hậu là do chủ nghĩa thực dân Pháp gây ra. Cụ cho rằng mất nước là do
mất đạo đức luân lý. Bởi vậy cụ ra sức cổ vũ cho nền dân chủ tư sản Pháp và phương Tây.
Cụ nói: "Sửa mình là việc lớn mà đức Khổng Tử buộc dân và vua đều phải như thế... Cái


chính thể ấy bên châu Âu thực hành đã lâu rồi, nghĩa là cái chính thể quân dân cộng trị mà
Tàu dịch là quân chủ lập hiến, tức là như chính thể nước Anh, nước Bỉ hiện nay đang thực
hiện vậy” [35, 454]. Cả trước đó và trong những năm 20, Phan Chu Trinh vẫn ôm ấp con
đường hướng về văn minh tư bản mà theo cụ thì nước Pháp là người đi trước.
Nhờ tính cương trực và lòng yêu nước chân thành, tư tưởng và hoạt động của Phan
Chu Trinh đã góp phần cổ vũ tinh thần dân tộc, yêu nước của nhân dân ta. Cũng chính
nhờ đó mà trong quá trình vận động, tuyên truyền, Phan Chu Trinh đã nhận thấy - mặc dù
ở mức độ nhất định - sự bất lực của mình. Tháng 2-1922, cụ viết thư gửi Nguyễn Ái Quốc
với lời tâm tính:
Anh Nguyễn, tôi tường tận với anh đã rõ nguồn cơn. Bây giờ thân tôi tựa chim
lồng cá chậu. Vả lại cây già thì gió thổi dễ lay, người già thì trí lẫn, cảnh tôi như hoa sắp
tàn, hiềm vì quốc phá gia vong, mà hơi tàn cũng phải gào cho hả giận, may ra có tỉnh giấc
hồn mê. Còn anh như cây đương lộc, nghị lực có thừa, dày công học hỏi, lý thuyết tinh
thông. Tôi cầu chúc anh thành công và hy vọng thấy mặt nhau ở quê hương xứ sở [93].
Rõ ràng một thực tế lịch sử là Phan Chu Trinh đã không chỉ thừa nhận sự khác
nhau giữa cụ và Nguyễn Ái Quốc trong việc xác định biện pháp và con đường cứu nước,
giải phóng dân tộc mà với nhiệt thành của mình, cụ đã bày tỏ niềm tin vào con đường và
tư tưởng Nguyễn Ái Quốc đang theo đuổi, rằng tư tưởng và con đường ấy nhất định sẽ
mau chóng bén rễ, ăn sâu vào các tầng lớp nhân dân lao động. Cũng như Phan Bội Châu,
Phan Chu Trinh đã bàn giao sứ mệnh giải phóng dân tộc cho thế hệ tiếp nối mà Nguyễn
Ái Quốc là người đại diện tiếp nhận.
Trong những năm 20, một số nhân sĩ trí thức yêu nước đã có những hoạt động vì
công cuộc giải phóng dân tộc, trong đó đáng chú ý là những hoạt động của cụ Huỳnh

Thúc Kháng và nhà yêu nước Nguyễn An Ninh.
Đặc điểm nổi bật trong những hoạt động của Huỳnh Thúc Kháng là vận động công
khai nhằm chấn hưng dân tộc. Cụ ra báo, mở trường học và vận động nghị trường.
Tháng 10-1928, với tư cách là Viện trưởng dân biểu Trung kỳ, cụ gửi yêu cầu cho
Chính phủ Pháp đòi cho người bản xứ được tự do mở trường học, đòi giảm sưu thuế và
hủy bỏ một số hình luật hà khắc.
Về con đường giải phóng dân tộc, cụ cho rằng con đường cách mạng công khai,
hợp pháp lý con đường có nhiều khả năng dẫn đến thành công. Cụ cổ vũ cho chế độ đại


nghị tư sản, phê phán tư tưởng thờ ơ với vận mệnh dân tộc Cụ viết: “Dân ta núp dưới
chính thể chuyên chế đã mấy mươi đời, cho việc nước là việc của vua quan không can hệ
gì đến mình; bó buộc đã lâu thành ra cái tính chất thứ hai không biết nước là gì... Đến thời
đại năm châu chung chợ, sáu giống một nhà như bây giờ thì dân tộc nào mà không biết
đến nước thì không có thể tồn tại trên trái đất đua tranh dữ dội này được” [35, 464- 465].
Cụ còn nói: “Đại nghị chính thể là chính cái nguồn gốc cường thịnh các văn minh Âu Mỹ
hiện thời” [35, 465]. Tuy nhiên sau đó, tự cụ đã nhận ra rằng nghị trường tư sản và con
đường cách mạng hợp pháp công khai mà cụ theo đuổi chỉ là ảo tưởng.
Những hoạt động của nhà yêu nước Nguyễn An Ninh trong những năm 1923-1926
mang màu sắc dân tộc tư sản ôn hoà cũng khá đậm, tuy có khuynh hướng thiên “tả” hơn
hai cụ Phan và cụ Huỳnh. Trong một số bài báo của mình, Nguyễn An Ninh lên án những
chính sách cai trị của chủ nghĩa thực dân Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, ông đặt
niềm tin ở lớp thanh niên “Tây học”, tin tưởng ở sức mạnh và truyền thống yêu nước
thương nòi của nhân dân ta, ông viết: “... dân tộc ta, nhân dân ta chưa chịu thua, chưa chịu
chiếm đóng”. ông tự hào và đề cao những hoạt động của Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu,
Nguyễn Ái Quốc, Đề Thám, Lương Văn Can, Lương Ngọc Quyến và vô số những vị anh
hùng

danh”;
ông

tin
tưởng
cái ngày nào mà chúng ta cố sức bảo vệ tự do cho chúng ta, thì khi ấy việc phải đến sẽ
đến” [35, 483-484].
Đầy nhiệt huyết với sự nghiệp giải phóng dân tộc, song bằng con đường nào để
đạt được mục tiêu thì Nguyễn An Ninh lại rơi vào con đường cải lương. Ông coi con
đường “bất hợp tác”, “bất bạo động” của các lãnh tụ phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ
là con đường đi tới độc lập cho dân tộc Việt Nam. Ông ca ngợi: "Nước Ấn cho chúng ta
một tấm gương về cái cuộc cách mạng duy nhất mà châu Á mang ách thực dân châu Âu
có thể làm được". Ông còn viết: "Không phải cách mạng, mà tiến hoá; không có máu đổ
một cách vô ích nhưng độc lập hứa hẹn sẽ phải được giao lại". Ông hy vọng khi luật pháp
được thực hiện ở Đông Dương thì các nhà cầm quyền thực dân phải né tránh". Rõ ràng
Nguyễn An Ninh không đề cập đến vấn đề bạo lực cách mạng mà trông chờ ở sự cải cách,
thoả hiệp của giới cai trị thuộc địa và ông coi đó như những nấc thang đi tới hoàn thành
công cuộc giải phóng [35, 485].
Tuy vậy, cũng có lúc Nguyễn An Ninh cho rằng con đường "tiến hoá" chỉ có thể
có kết quả khi nhà cầm quyền Pháp "rộng lượng và chân thành". Cũng có lúc ông đề cập
vấn đề người Việt Nam có thể tìm con đường "lợi ích cho giống nòi hơn" một khi họ nhận


thấy con đường thoả hiệp, hoà bình là ảo tưởng, đó là con đường cách mạng bạo lực. Ông
viết:
Nếu quần chúng thà chịu chết chứ không chịu bất công, nếu bọn thực dân không
chịu từ bỏ chính sách bóc lột áp bức dã man thì nhiệm vụ của những người Việt Nam can
đảm nhất, trung thành nhất là phải nghĩ đến những phương pháp đấu tranh thích hợp với
ngày nay, tỉ như tổ chức một cuộc đề kháng có sức đánh bại áp bức [35, 487].
Tuy đã đề cập đến vấn đề cách mạng bạo lực, song Nguyễn An Ninh vẫn chưa nói
tới vai trò của công nông và chính đảng vô sản trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, ít
đề cập đến vấn đề khởi nghĩa vũ trang... mặc dù đến thời điểm này ảnh hưởng của những
hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đối với tình hình cách mạng trong nước đã khá sâu rộng,

phong trào công nhân đã bắt đầu bước chuyển biến về chất; mặc dù người cộng tác với
ông - Tiến sĩ Phan Văn Trường - là một trong những người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu
chủ nghĩa Mác, người tán thành chủ trương đường lối của Quốc tế Cộng sản.
Như vậy trước đó cũng như vào giữa và nửa cuối những năm 20, tư tưởng của
Nguyễn An Ninh vẫn là cải lương, tư sản ôn hoà. Tư tưởng đó tỏ ra dần dần bất cập khi tư
tưởng cách mạng vô sản bắt rễ và dần dần ăn sâu vào phong trào cách mạng giải phóng
dân tộc Việt Nam. Đây chính là điều kiện để ông nhìn nhận lại những quan điểm của
mình, ông đã có những biến chuyển lớn về tư tưởng, có nhiều hoạt động và đóng góp vào
việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin trong phong trào yêu nước Việt Nam
1.2.2. Xu hướng dân tộc tư sản cách mạng của Việt Nam Quốc dân Đảng.
"Chủ nghĩa dân tộc tư sản cách mạng" là thuật ngữ mà giới nghiên cứu thường
dùng khi nói về xu hướng tư tưởng của Việt Nam Quốc Dân Đảng cuối những năm 20,
đầu 1930. Đây là xu hướng tư tưởng tiến bộ nhất trong các xu hướng dân tộc tư sản ở Việt
Nam.
Đặc điểm chủ yếu của xu hướng tư tưởng này là ở chỗ các lãnh tụ Việt Nam Quốc
dân Đảng chủ trương đấu tranh giành độc lập dân tộc bằng con đường vũ trang, bạo động
cách mạng, đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, giành độc lập dân tộc, tạo điều kiện cho
chủ nghĩa tư bản phát triển ở Việt Nam, hoặc theo mô hình của nền Cộng hoà Pháp, hoặc
theo mô hình của Trung hoa Quốc dân Đảng của Tôn Dật Tiên.
Ở Việt Nam, không phải tới những năm 20 của thế kỷ XX xu hướng tư tưởng này
mới xuất hiện mà nó manh nha từ trước đó với những hoạt động của Hội Duy Tân, của


Việt Nam Quang phục Hội. Đến cuối những năm 20, Việt Nam Quốc dân Đảng của
Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu... trở thành đại diện của xu hướng tư tưởng dân tộc
tư sản cách mạng ở Việt Nam.
Thành lập tháng 12-1927, Việt Nam Quốc dân Đảng kết nạp phần lớn tiểu tư sản
tri thức, một số ít là tư sản, địa chủ hoặc phú nông. Họ là những người ít hoặc không lệ
thuộc kinh tế vào thực dân Pháp như lớp tư sản mại bản, và cũng không phải là chỗ dựa
của chế độ thực dân như giai cấp địa chủ, phong kiến. Họ có tinh thần dân tộc, yêu nước,

chống đế quốc bởi họ cũng bị bóc lột, bị chèn ép trong kinh doanh. Họ chủ trương tiến
hành cách mạng bạo lực, giành độc lập dân tộc nhưng ít có khả năng chấp nhận cuộc cách
mạng vô sản, ít tán thành chủ nghĩa xã hội.
Trước thời điểm Việt Nam Quốc dân Đảng thành lập, tổ chức Nam Đồng thư xã
do Phạm Tuấn Tài chủ xướng đã xuất bản một số sách báo tuyên truyền yêu nước, bày tỏ
nguyện vọng độc lập dân tộc và tuyên truyền chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên.
Nhận thấy con dường ôn hoà bị bế tắc, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Thái Học và một
số người cùng chí hướng đã bỏ con đường cũ và chuyển sang con đường cách mạng bạo
lực.
Tuy nhiên xu hướng tư tưởng của Việt Nam Quốc dân Đảng biểu hiện thiếu nhất
quán. Điều lệ được đưa ra lúc thành lập (đêm 24-12-1927) ghi rằng: “Trước làm dân tộc
cách mạng, sau làm thế giới cách mạng [81, 18]. Đến năm 1928, Điều lệ được sửa đổi lại
là “Đảng theo chủ nghĩa xã hội dân chủ, nhằm đoàn kết các lực lượng cả nam lẫn nữ để
đẩy mạnh cách mạng dân tộc, xây dựng nền dân chủ trực tiếp và giúp đỡ các dân tộc bị áp
bức” [81, 82] . Năm 1929, Quốc dân Đảng lại đưa ra ba nguyên tắc của cách mạng tư sản
Pháp: Tự do - Bình đẳng - Bác Ái thay cho chủ nghĩa xã hội dân chủ và khẳng định mục
đích của họ là tiến hành ba cuộc cách mạng: "Cách mạng dân tộc, cách mạng chính trị và
cách mạng xã hội" [81, 105] .
Điểm nổi bật là khi Việt Nam Quốc dân Đảng đặt mục tiêu đánh đổ ách thống trị
thực dân phong kiến, giành độc lập dân tộc, thiết lập dân quyền và thực hiện tự do dân
chủ thì lại không đưa ra được những nội dung cơ bản của cuộc cách mạng dân chủ. Đảng
chỉ đặt vấn đề lật đổ ngai vàng phong kiến mà không đề cập việc đưa lại ruộng đất cho
nông dân. Bởi chính lẽ đó mà cả trong tư tưởng và hành động, tính nhân dân trong
phương pháp cách mạng mà đảng dự định tiến hành đã thể hiện rõ sự hạn chế. Điều đó cắt
nghĩa việc Quốc dân Đảng không hoặc rất ít chú ý vấn đề lý luận, quan điểm; không chú ý
đến công tác tuyên truyền và vân động quần chúng; không hiểu rõ sức mạnh của quần


chúng đông đảo là lẽ đương nhiên. Chính vì vậy các hoạt động của Việt Nam Quốc dân
Đảng thường thiên về ám sát phiêu lưu, mạo hiểm và manh động. Cuộc khởi nghĩa Yên

Bái (2-1930) và sự thất bại của Việt Nam Quốc dân Đảng mãi mãi là một bài học lịch sử
cho những tư tưởng và hành động đó.
Lịch sử đất nước đã phê phán khuynh hướng tư tưởng của Việt Nam Quốc dân
Đảng, nhưng lịch sử cũng đã và sẽ ca ngợi tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu vì nền độc
lập dân tộc của các chiến sĩ Việt Nam Quốc dân Đảng trong những năm 1927-1930. mặc
dù chưa trở thành hiện thực, song ý tưởng giúp các dân tộc bị áp bức đấu tranh giải phóng
dân tộc của Việt Nam Quốc dân Đảng vẫn là ý tưởng tốt đẹp.
1.2.3. Xu hướng dân tộc tư sản cải lương, thoả hiệp đầu hàng
Ở Việt Nam, giai cấp tư sản hình thành sau giai cấp công nhân và là sản phẩm của
cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai. Nó được chia thành hai bộ phận: Bộ phận tư sản mại
bản có quyền lợi gắn liền với chủ nghĩa thực dân nên trước sau thái độ chính trị của họ là
phản bội lợi ích dân tộc; một bộ phận khác kinh doanh công nghiệp hoặc dịch vụ có mâu
thuẫn về quyền lợi kinh tế với chủ nghĩa thực dân, bị giới tư bản Pháp và giới tư sản mại
bản chèn ép. Họ ít nhiều có tinh thần yêu nước và tham gia đấu tranh giải phóng dân tộc,
nhưng thường do dự, thoả hiệp, hoặc đầu hàng khi một phần quyền lợi của họ được đáp
ứng.
Đặc điểm của xu hướng tư tưởng dân tộc tư sản cải lương, thoả hiệp của tư sản
Việt Nam là những vấn đề về dân tộc và độc lập dân tộc thường được các lãnh tụ đặt
trong khuôn khổ của chế độ thuộc địa. Họ không dám phê phán hoặc chống đối chính
sách cai trị của chủ nghĩa thực dân; không dám nêu vấn đề giành chính quyền mà chỉ yêu
cầu nhà cầm quyền sửa đổi từng phần của chính sách cai trị. Họ phản đối các hình thức nhất là hình thức cách mạng bạo lực - của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc. Tư tưởng của họ không có tính chiến đấu, mà là phục tùng, theo đuôi nhà
cầm quyền.
Điển hình cho xu hướng tư tưởng này là những luận điệu của nhóm Nam Phong
của Phạm Quỳnh ở Bắc kỳ và của nhóm Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu ở Nam kỳ.
Ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhóm Nam Phong do Phạm Quỳnh đứng
đầu và được Toàn quyền A. Xarô nâng đỡ. Vì vậy việc họ ca ngợi nền thống trị của thực
dân Pháp ở Việt Nam là hành động của “người mạnh bênh vực kẻ yếu cũng là điều dễ



hiểu. Năm điểm biểu hiện xu hướng tư tưởng, quan điểm của nhóm Nam Phong và Phạm
Quỳnh có thể khái quát như sau:
- Giới trí thức, thượng lưu là rường cột của đất nước, như nhà có nóc; giá trị của
xã hội được đánh giá qua sự nhìn nhận giới trí thức và thượng lưu, quần chúng lao động
thì "không có giá trị bao nhiêu”.
- Phải xây dựng giới thượng lưu, trí thức Tây học thay thế giới trí thức cũ, lạc hậu.
- Nước Pháp và nền thống trị thực dân của Pháp có thiên chức "dạy các nước lạc
hậu phát triển nền quốc túy”.
- Mong nhờ nước Pháp và "nền bảo hộ" của Pháp để mở mang tri thức cho đến
ngày người Việt Nam "đủ tư cách" quản lý công việc đất nước.
- Trông chờ nước Pháp thực hiện những cải cách trên cơ sở người bản xứ đã đạt
được những tiến bộ về tri thức, tinh thần và nhân cách” [35, 507-508].
Như vậy, Phạm Quỳnh và nhóm Nam Phong từ bỏ việc đấu tranh, dù chỉ là đấu
tranh hoà bình hợp pháp, họ đánh giá rất thấp vai trò của quần chúng nhân dân. Tư tưởng
cải lương, thoả hiệp và đầu hàng luôn luôn là tư tưởng chủ đạo của họ.
Đầu năm 1930 trả lời phỏng vấn một tờ báo Pháp, Phạm Quỳnh còn nói: trong
khoảng 50 năm nữa Việt Nam "sẽ là một nước tự do trong khuôn khổ đế quốc Pháp", "sẽ
là một nước tự do, phú cường mà đối với nước Pháp vẫn một lòng ân nghĩa như đối với
người đã có công tác thành cho mình vậy" [35, 516-517]. Và họ còn thấp hèn tới mức coi
Tổ quốc mình "là những đứa con tinh thần của Pháp” [35, 517].
Về chủ quyền và độc lập dân tộc, Phạm Quỳnh và nhóm Nam Phong thường tỏ lời
cầu khẩn nhà cầm quyền thực dân, rằng: “Chúng tôi là một dân tộc đang đi tìm Tổ quốc”,
“... nước Pháp có thể vì chúng tôi khôi phục lại được là ban cho chúng tôi một cái hiến
pháp”, “cho chúng tôi cũng có cái đời làm nước xứng đáng ngay trong phạm vi đế quốc
của Pháp” [35, 519-520].
Rõ ràng là ở Phạm Quỳnh và nhóm Nam Phong, vấn đề độc lập và chủ quyền dân
tộc trong tư tưởng của họ là lạy cầu, xin sỏ, là thoả hiệp, đầu hàng. Họ mong muốn vĩnh
viễn hợp tác với chủ nghĩa thực dân trong lệ thuộc, chờ đợi sự ban phát. Tư tưởng cải
lương ấy không chỉ khác mà còn đối lập với tư tưởng của các nhà chiến sĩ yêu nước chân
thành như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng v.v... Tư tưởng của họ



xét cho cùng là tư tưởng phản bội lại quyền lợi dân tộc, phản bội nhân dân. Tư tưởng của
họ là sự kìm hãm, ngáng trở phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc của đông đảo các
giai cấp, tầng lớp yêu nước Việt Nam.
Như Phạm Quỳnh và nhóm Nam Phong ở Bắc kỳ, Bùi Quang Chiêu và nhóm Lập
Hiến ở Nam kỳ cũng là những người ôm chân chủ nghĩa thực dân. Lợi dụng danh tiếng
của nhà chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh, họ ra sức cổ động cho xu hướng tư tưởng dân
tộc cải lương. Dường như mê ngủ trước phong trào yêu nước giải phóng dân tộc của nhân
dân Việt Nam, Bùi Quang Chiêu và những người trong nhóm Lập Hiến mong chờ chủ
nghĩa thực dân Pháp "sửa đổi lại cho công bằng và rộng rãi hơn" trong chính sách cai trị.
Cái “công bằng và rộng rãi” đối với họ là nhằm có thêm quyền lợi cho giới tư sản, địa chủ
chứ không phải vì quyền lợi cho đông đảo nhân dân lao động. Họ cầu xin nhà cầm quyền
Pháp "đem lề luật bên Pháp quốc gia ban hành bên xứ này"; họ thi nhau xin vào làng
Tây". Tháng 1-1926, Bùi Quang Chiêu nói rõ hơn rằng nhóm Lập Hiến "lấy chủ nghĩa
Pháp - Việt đề huề làm cốt tử trong nền chính trị", họ cho rằng "chủ nghĩa Pháp - Việt đề
huề phải được thi hành cho bình đẳng trong hai nước không phân biệt chủng tộc, chỉ nên
kể cái chân giá trị của con người" [35, 539-540].
Trong những năm 1925-1926, khi phong trào yêu nước đòi thả Phan Bội Châu và
để tang Phan Chu Trinh, phản đối nhà cầm quyền thực dân bắt giam nhà yêu nước
Nguyễn An Ninh đang diễn ra rất sôi nổi, phong trào công nhân Việt Nam bắt đầu thể
hiện những yếu tố của thời đại mới thì những việc làm của Bùi Quang Chiêu và đảng Lập
hiến càng thể hiện tính chất lỗi thời, đi ngược lại lợi ích của dân tộc; tính cải lương, thoả
hiệp và đầu hàng của họ. Vì vậy, uy tín và ảnh hưởng của họ đối với phong trào yêu nước
nửa cuối những năm 20, đầu năm 1930 dần dần mờ nhạt. Họ bị những người yêu nước
chân chính lên án, tẩy chay.
1.3. SỰ HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM VÔ SẢN CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
VỀ VẤN ĐỂ DÂN TỘC VÀ GIAI CẤP TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM.
1.3.1. Phong trào công nhân Việt Nam phát triển từ tự phát đến tự giác - tiền đề
của việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam.

Cũng như ở một số nước thuộc địa của thực dân Pháp, sự phát triển của giai cấp
công nhân Việt Nam gắn liền với sự mở rộng khai thác thuộc địa của tư bản Pháp. Từ số
lượng khoảng 10 vạn người trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, tới giữa những
năm 20, với quy mô của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, số lượng công nhân Việt
Nam đã lên tới 22 vạn, tập trung chủ yếu trong các hầm mỏ ở miền Bắc, các đồn điền ở


miền Nam và ở một số trung tâm công nghiệp như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam
Định v.v...
Chế độ thuộc địa, sự nô dịch, cùng những phương thức bóc lột tàn bạo của thực
dân Pháp, đồng lương thấp kém là những nguyên nhân dẫn tới những cuộc đấu tranh của
công nhân.
Theo một số nguồn thống kê, từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1926,
có 4877 vụ công nhân bỏ trốn, phá giao kèo với chủ và có tới 25 vụ bãi công. Hình thức
và quy mô đấu tranh của công nhân cho thấy phong trào công nhân vẫn chỉ mang tính tự
phát, lẻ tẻ. Trong cục diện chung ấy, một vài cuộc đấu tranh của công nhân đã bắt đầu
manh nha những “dấu hiệu” của thời đại, như cuộc bãi công tập thể của hơn 600 thợ
nhuộm ở Chợ Lớn, công nhân các Nhà máy Dệt, Nhà máy Tơ, Nhà máy Xay ở Nam định
đã liên hệ với nhau cùng bãi công (tháng 2 đến 9-1924), v.v...
Năm 1925, một số cuộc bãi công nổ ra ở các nhà máy, hầm mỏ ở Nam Định, Mạo
Khê, Sài Còn - Chợ Lớn, trong đó tiêu biểu nhất là cuộc bãi công của hơn 1000 công nhân
công binh xưởng Ba Son, do Tôn Đức Thắng và Công Hội bí mật do ông tổ chức, lãnh
đạo. Cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son nhằm giam chân một tàu chiến của hải
quân Pháp đang sửa chữa gấp để đưa sang đàn áp cuộc đấu tranh của công nhân và nhân
dân Trung Quốc.
Để đạt mục đích đó, công nhân Ba Son đưa yêu sách đòi tăng lương 20%, đòi giới
chủ thu nhận lại những công nhân vô cớ bị sa thải, đòi nghỉ nửa giờ trong những ngày lĩnh
lương... Lúc đầu giới chủ từ chối những yêu sách của công nhân, nhưng sau 8 ngày, họ
phải nhượng bộ và cơ bản chấp nhận giải quyết những yêu sách của công nhân. Tuy trở
lại làm việc, nhưng cuộc bãi công của công nhân Ba Son đã kìm chân chiếc tàu chiến của

hải quân Pháp trong hơn một tháng trời.
Thắng lợi của cuộc bãi công của công nhân Ba Son trước hết là do các yêu sách về
kinh tế chính đáng, nhưng nguyên nhân quan trọng hơn là cuộc bãi công ấy được sự tổ
chức, lãnh đạo của Công hội và tính chất chính trị đúng đắn trong mục tiêu mà cuộc bãi
công đặt ra.
Lịch sử phong trào công nhân Việt Nam đã ghi nhận cuộc bãi công của công nhân
Ba Son là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức và được sự lãnh đạo của một tổ chức của
riêng mình - Công hội.


Được bí mật thành lập từ năm 1920, đến năm 1925, Công hội đã có 300 hội viên,
chiếm tỷ lệ cao so với nhiều nhà máy khác ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Lúc đầu việc thành lập
Công hội chỉ là nhằm giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, cùng nhau đoàn kết
đấu tranh với giới chủ để bênh vực quyền lợi của công nhân. Tuy chưa có điều lệ bằng
văn bản, song do mục đích trên, khi cuộc bãi công của công nhân nổ ra, Công hội đã tổ
chức quyên góp của công nhân một số nhà máy khác để ủng hộ. Mục đích, quy mô và tính
chất của cuộc bãi công này tự nó đã khẳng định: đây là cuộc bãi công mở đầu giai đoạn
đấu tranh tự giác của giai cấp công nhân Việt Nam.
Bước trưởng thành này của phong trào công nhân Việt Nam là do nhận thức và sự
tác động của một số công nhân đã từng sống và làm việc tại các nhà máy ở Pháp trong
những năm chiến tranh thế giới thứ nhất trở về nước. Và nguyên nhân quan trọng hơn là
do ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và của Quốc tế Cộng sản thông qua những
hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Ngay từ tháng 4-1920, Sài Gòn là địa điểm mà Quốc tế Cộng sản chọn làm trung
tâm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Đông Dương và hai cán bộ người Nga đã được
phái tới đó. Nhưng tháng 11-1920, họ bị bắt và bị trục xuất [47]. Có lẽ từ sự kiện này mà
năm 1921, V.I. Lênin đã nhắc nhở: “Cần nghiên cứu kỹ hơn vấn đề Đông Dương và
Angiêri, nhưng đây là nhiệm vụ mà những người Bôn sê vích không nên ủy thác cho ai
khác là ủy thác cho chính mình" [100 , 76-77]
Tuy V.I. Lênin đã nhắc nhở, Quốc tế Cộng sản cũng đã có chủ trương nhưng cho

tới nửa đầu những năm 20, vẫn chưa có một cá nhân hay tổ chức nào thực hiện có hiệu
quả việc truyền bá chủ nghĩa Mác -. Lênin vào Việt Nam và Đông Dương. Công việc này
thuộc những hoạt động không mệt mỏi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đặc biệt từ khi
Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Cũng từ đó, sự phát triển của cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam luôn gắn liền với những hoạt động của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc, trong đó có việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin.
1 3.2. Một bộ phận quan trọng của phong trào yêu nước đi về phía phong trào
công nhân tạo thêm tiền đề thứ hai cho sự tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt
Nam
Phong trào công nhân Việt Nam từng bước chuyển từ đấu tranh tự phát lên đấu
tranh tự giác đã tạo nên những tiền đề về chính trị, tư tưởng của sự tiếp nhận chủ nghĩa
Mác - Lênin. Cùng với tiền đề ấy, phong trào yêu nước theo các khuynh hướng tư tưởng


dân tộc tư sản, tiểu tư sản cũng chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong việc tạo tiền đề
chính trị tư tưởng để tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
Do ảnh hưởng to lớn về tư tưởng và những hoạt động của Phan Bội Châu, Phan
Chu Trinh, Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng trong những năm trước đó vào nửa cuối
những năm 20, phong trào yêu nước ở Việt Nam đã có những biến chuyển to lớn.
Khởi đầu từ Sài Gòn và một số thành phố, thị xã ở Nam bộ, phong trào yêu nước
đòi tự do dân chủ đã phát triển trong toàn quốc. Một số báo chí tiếng Pháp như tờ L
Annam của Nguyễn An Ninh và Phan Văn Trường; Le Nhaqué của Nguyễn Khánh
Toàn; Jeune Annam của Lâm Hiệp Châu và một số báo chí tiếng Việt, như báo của Tản
Đà - Nguyễn Khắc Hiếu ở Hà Nội, của Huỳnh Thúc Kháng ở Huế, v.v... đã tuyên truyền,
cổ vũ lòng yêu nước thương nòi, kêu gọi nhân dân đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc Việt
Nam. Đây là một trong những nguồn gốc dẫn tới sự hình thành một số tổ chức yêu nước
của yhanh niên, trí thức Việt Nam, như Hội Phục Việt ở Bắc và Trung kỳ, Đảng Thanh
niên ở Nam kỳ v.v...Những hoạt động yêu nước của các tổ chức này đã lôi cuốn quần
chúng tham gia rất đông đảo mà điển hình nhất là phong trào biểu tình đòi thả cụ Phan
Bội Châu, để tang cụ Phan Châu Trinh, đòi thả nhà yêu nước Nguyễn An Ninh và những

người yêu nước khác lan rộng ra toàn quốc, nhất là ở các trung tâm kinh tế, các thành phố
lớn. Phong trào diễn ra từ cuối năm 1925 đến suốt năm 1926 và một thời gian khá dài sau
đó, đã trở thành một cuộc biểu dương lực lượng và lòng yêu nước của đông đảo các tầng
lớp nhân dân toàn quốc với các hình thức đấu tranh, như biểu tình, bãi khoá, bãi thị, diễn
thuyết v.v...
Mặc dù phong trào đấu tranh mang tính hoà bình, hợp pháp song nó cũng đe doạ
sự tồn tại của nền thống trị thuộc địa, bởi vậy, nhà cầm quyền thực dân đã sử dụng bạo
lực để đàn áp phong trào. Rất nhiều học sinh, sinh viên tham gia bãi khoá bị đuổi học,
nhiều người lãnh đạo hoặc tích cực tham gia phong trào đã bị bắt. Đấu tranh hoà bình,
hợp pháp nhưng vẫn bị nhà cầm quyền dùng bạo lực đàn áp, đó là một thực tế làm những
người yêu nước theo tư tưởng cải lương, ôn hoà thay đổi chính kiến. Với lòng yêu nước
nhiệt thành họ buộc phải tìm con đường mới, họ dần dần đi về phía công nông và tạo
thêm mảnh đất mới để những tổ chức cách mạng chân chính như Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng Đảng “gieo mầm cộng sản”
1.3.3. Sự hình thành quan điểm vô sản của Nguyễn Ái Quốc về vấn đề dân tộc
và giai cấp trong cách mạng Việt Nam


Trong cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc, việc sáng lập Đảng Cộng sản
Việt Nam, xác lập đường lối, mục tiêu, chiến lược, sách lược cho cách mạng Việt Nam là
một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển tư tưởng của Người. Đó là quá trình
nhận thức của Người phát triển từ thấp đến cao, từ hành trang tư tưởng trước khi ra đi tìm
đường cứu nước đến nhận thức lý luận; từ nắm chắc lý luận để vận dụng vào thực tiễn
cách mạng Việt Nam đến sự sáng tạo tuyệt vời trong việc thiết kế con đường cách mạng
Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân ái Việt Nam là hành trang tư tưởng chủ
yếu của Nguyễn Ái Quốc khi Người đi tìm đường cứu nước. Đây là điều mà nhiều nhà
nghiên cứu đã nhất trí cao khi nghiên cứu về nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa
yêu nước Việt Nam biểu hiện ở ý thức bảo vệ và giữ gìn những bản sắc tốt đẹp của dân
tộc, ở tinh thần và ý chí chống xâm lược, ở tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Chủ nghĩa nhân văn, nhân ái Việt Nam luôn gắn liền với chủ nghĩa yêu nước và
biểu hiện ở chỗ nhân dân ta kiên trì chiến đấu không những. vì độc lập tự do cho Tổ quốc
mình mà còn vì hoà bình, hữu nghị với các quốc gia, dân tộc khác; vì sự an cư lạc nghiệp;
việc cứu nước, giữ nước trước hết là vì cứu dân, thương dân. Chủ nghĩa nhân văn, nhân ái
Việt Nam biểu hiện ở chỗ trước nạn ngoại xâm, cả dân tộc đồng lòng chống ngoại xâm,
khi hoà bình thì nhà nước "lấy khoan thư sức dân làm kế sâu dễ bền gốc". "Việc nhân
nghĩa cốt ở yên dân" đã trở thành truyền thống trong lịch sử dân tộc.
Ở Nguyễn Ái Quốc, chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân văn, nhân ái là sự thấm
nhuần truyền thống lịch sử dân tộc, nhưng trước hết được bắt nguồn từ tấm gương của gia
đình và truyền thống quê hương. Nền quốc học Việt Nam với những bài học về lịch sử
dân tộc, về văn học - nghệ thuật dân tộc, về tín ngưỡng tôn giáo, v.v... là những vũ khí sắc
bén trong cuộc đấu tranh chống các thế lực ngoại xâm. Những bài học bằng chữ Hán hay
chữ Nôm mà Nguyễn Ái Quốc từng học thời trẻ đã vun đắp cho Người lòng yêu nước, ý
chí tự hào dân tộc. “Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch” (Mỗi bữa không quên ghi sử sách)
- lời của người xưa được cụ Phan Bội Châu ngâm nga cũng đã là điều lúc trẻ Nguyễn Ái
Quốc thường tâm niệm” [96, 28]. Không có điều này thì làm sao có được sự kiện sau hơn
30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, khi mới trở về Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc đã biên
soạn tác phẩm Lịch sư nước ta [63, 221-230] bằng thơ lục bát nhằm tuyên truyền giáo dục
truyền thống lịch sử yêu nước cho cán bộ và nhân dân với lời mở đầu tha thiết:
"Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam". [63, 221]


Tháng 6 năm 1911, ở tuổi 20, người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường
cứu nước. Động lực khiến Người ra đi - như Người đã nói với nhà văn Mỹ An na Luy
Xtơrông: "Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi
nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi sự thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Nhật,
người khác nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho
rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi" [96, 47-48]. Cuối
năm 1923, nói chuyện với nhà thơ Xô Viết Ô xíp Manđenstam, Người cho biết: "Vào trạc

tuổi 13, lần đầu tiên tôi được nghe những từ Pháp Tự do - Bình đẳng - Bác ái. Đối với
chúng tôi người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế từ thuở ấy tôi rất
muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì đang ẩn giấu đằng sau
những từ ấy" [96, 47]. Ở thời điểm này, Nguyễn Tất Thành biết rằng ở Việt Nam đã có ba
con đường với ba giải pháp nhằm giải phóng dân tộc. Đó là giải pháp đuổi Pháp bằng
quân sự của cụ Hoàng Hoa Thám, mà tư tưởng phong kiến vẫn còn là chỗ dựa về tư tưởng
tinh thần. Đó là giải pháp của cụ Phan Bội Châu, muốn cầu viện nước ngoài để đuổi Pháp,
khôi phục độc lập dân tộc. Đó là giải pháp "ỷ Pháp cầu tiến" của cụ Phan Chu Trinh,
muốn tiến hành cải cách kinh tế, văn hoá, chống chế độ quân chủ lạc hậu nhằm tiến tới
độc lập, tự chủ và bình đẳng với nước Pháp. Đối với các giải pháp này, Người nhận định,
giải pháp của cụ Hoàng Hoa Thám "mang nặng cốt cách phong kiến", giải pháp của cụ
Phan Bội Châu chẳng khác gì đuổi hùm rước sói, còn giải pháp của cụ Phan Chu Trinh
khác chi "mong địch rủ lòng thương” .
Mặc dù rất kính trọng tinh thần nhiệt huyết của các cụ, những câu hỏi mà Nguyễn
Tất Thành đặt ra là: Tại sao các cụ thất bại? Tại sao các nước phương Tây giàu mạnh? Cái
gì ẩn giấu đằng sau câu châm ngôn lý tưởng Tự do - Bình đẳng - Bác ái? Đó là lý do
khiến Người ra đi tìm con đường khác. Và Người chọn hướng sang Pháp và các nước
phương Tây. Đi để tìm con đường cứu nước. Đi để tìm giải pháp giải phóng quê hương,
giành độc lập dân tộc. “Đấy là sự khước từ cái sai để đi tìm cái đúng. Đấy là sự từ bỏ cái
lỗi thời để đi tìm cái tiên tiến phù hợp với thời đại mới. Đấy chính là sự khẳng định một
bản lĩnh, một khả năng suy nghĩ độc lập và sáng tạo mà lịch sử đang đòi hỏi” [50, 11]
Gia nhập đội ngũ những người lao động Pháp và nhiều nước khác, gần 10 năm lao
động chân tay, vừa đi làm, vừa học, nhận thức của Nguyễn Ái Quốc về những người lao
động - đặc biệt là nhân dân lao động các nước thuộc địa - càng thêm phong phú. Từ lòng
yêu nước, ý chí độc lập cho dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã nhận ra rằng những
người lao động bị áp bức ở nhiều nước thuộc địa đều có nguyện vọng chung là độc lập
cho dân tộc mình, tự do cho nhân dân; họ đều căm thù chủ nghĩa thực dân và coi chủ
nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa.



Hoà nhập với cuộc sống của giai cấp công nhân, nhất là với giai cấp công nhân
Pháp, tại Pari - trung tâm chính trị sôi động ở châu Âu thuở đó, Nguyễn Ái Quốc có điều
kiện giao tiếp với nhiều tri thức tiến bộ Pháp và một số nước khác. Điều kiện đó đã giúp
Người nâng cao nhận thức của mình. Nếu như trước đó trong Người mới chỉ là ý thức dân
tộc, yêu nước thì nhờ những điều kiện đó, ý thức giai cấp công nhân, tinh thần quốc tế của
Người đã nảy sinh và dần dần phát triển.
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước đế quốc thắng trận họp nhau để
thực hiện chương trình chia lại thị trường thế giới. Họ hứa hẹn việc trao trả độc lập và chủ
quyền cho các nước vốn trước đó là thuộc địa của các nước bại trận, đồng thời ra sức cổ
động cho “Chương trình 14 điểm” trong học thuyết Uynxơn. Nhiều người ở các nước
thuộc địa, trong đó có Nguyễn Ái Quốc đã bị cuốn hút bởi trào lưu gửi yêu sách tới Hội
nghị hoà bình Véc xây, thỉnh cầu quyền tự quyết dân tộc. Sự giả dối trong trong “những
lời tuyên bố rộng rãi của Uynxơn” đã giúp Người nhận thấy rằng “Chủ nghĩa Uynxơn” và
những lời hứa hẹn của các nước thắng trận “chỉ là một trò bịp bợm”. Người hăng hái hoạt
động trong Đảng Xã hội Pháp và đứng về cánh tả của đảng này. Người viết một số bài
báo đăng trên các tờ Le Populaire, L Humamté; Người viết cuốn Những người bị áp
bức tố cáo những tội ác và sự thối nát của chủ nghĩa thực dân ở các nước thuộc địa; Người
tham gia tích cực vào các hoạt động của ủy ban vận động Đảng Xã hội Pháp gia nhập
Quốc tế III; Người hoan nghênh Cách mạng tháng Mười và tham gia quyên góp ủng hộ
công nông Nga chống nạn đói và sự can thiệp của các nước đồng minh đế quốc.
Trong những hoạt động ấy Người đặc biệt chú ý việc tìm hiểu về những người
Bôn sê vích, về Cách mạng tháng Mười Nga và đã trình bày đề tài nghiên cứu Chủ nghĩa
Bôn sê vích ở châu Á [96, 84], diễn thuyết trước thanh niên Quận 13 Pari về chủ nghĩa xã
hội [96, 87].
Hăng hái hoạt động và nghiên cứu, Nguyễn Ái Quốc vẫn hằng tâm tưởng tới việc
tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc và coi đây là mục đích chính yếu của mình.
Người nói rõ điều đó khi trả lời một người lính Việt Nam ở Pháp? “Chỉ khi nào bọn Pháp
rút hết khỏi Việt Nam, tôi mới có một nghề” [96, 85].
Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc vui mừng phấn khởi "đến phát khóc lên" khi
được đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin. Ngồi một

mình trong buồng, Người nói to lên như nói trước đông đảo quần chúng bị áp bức: "Hỡi
đồng bào bị đoạ đày đau khổ Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải
phóng chúng ta” [96, 91]. Khoảng một tháng sau đó, từ Pari Người viết thư gửi Quốc tế


×